MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
1.1. Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đặc điểm hoạt động của nó trong nền kinh tế thị trường
1.2. Làng nghề ở Quảng Nam và vai trò của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với sự phát triển làng nghề
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
2.1. Khả năng phát triển làng nghề ở tỉnh Quảng Nam và nhu cầu về vốn cho sự phát triển của nó
2.2. Tình hình hoạt động của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam phục vụ phát triển làng nghề trên địa bàn
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM NHẰM PHỤC VỤ CÓ HIỆU QUẢ VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
3.1. Phương hướng đổi mới tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam nhằm phục vụ phát triển làng nghề
3.2. Giải pháp tiếp tục đổi mới hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam nhằm phục vụ có hiệu quả việc phát triển làng nghề trên địa bàn
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
6
6
25
40
40
54
75
75
82
100
102
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu, có số hộ đạt 30% trở lên so với tổng số hộ của làng, thu nhập chiếm trên 35% tổng thu nhập của làng. Sự phát triển làng nghề ở Quảng Nam góp phần giải quyết một lực lượng lao động với gần 25.000 người và đã đạt được tổng doanh thu mỗi năm của các làng nghề gần 200 tỷ đồng vào năm 2005.
- Về khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống:
Làng nghề truyền thống bao gồm những nghề phi nông nghiệp có từ trước thời thuộc Pháp còn tồn tại đến ngày nay. Đây là những làng có những nghề được truyền từ đời này sang đời khác với kỹ thuật sản xuất tinh xảo. Sản phẩm của nghề truyền thống có nhiều điểm hơn hẳn sản phẩm cùng loại được sản xuất ra ở những nơi không có truyền thống lâu dài.
Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống không chỉ mang ý nghĩa kinh tế xã hội mà còn thể hiện nền văn hóa, văn minh độc đáo của dân tộc Việt Nam. Sự phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông thôn là xu thế tất yếu khách quan, có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cải thiện bộ mặt của nông thôn.
Trong thời gian qua, việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở Quảng Nam đã được sự hỗ trợ tích cực của các ngành, các cấp chính quyền địa phương và các đoàn thể. Đã tổ chức được các hoạt động như đào tạo nghề, truyền nghề, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại...cho các làng nghề. Đặc biệt, nguồn vốn TD NH cũng góp phần thực hiện chương trình mục tiêu có liên quan đến các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nên đã có những tác động tích cực đến sự phát triển làng nghề truyền thống.
Trong năm 2005, ngân sách tỉnh đầu tư thêm 3 tỷ đồng theo chương trình mục tiêu cho 3 làng nghề truyền thống gắn với du lịch, gồm làng nghề mộc Kim Bồng, làng nghề ươm tơ dệt lụa Mã Châu, làng nghề đúc đồng Phước Kiều. Đến nay, một số công trình đã hoàn thành như: nhà trưng bày sản phẩm mộc Kim Bồng, hệ thống đường nội bộ trung tâm làng mộc Kim Bồng, nhà trưng bày sản phẩm đúc đồng Phước Kiều, đường nội bộ trung tâm làng nghề đan lát Tam Vinh. Ngoài ra 3 dự án làng nghề truyền thống: đan lát Tam Vinh, Phú Ninh, dệt chiếu cói Bàn Thạch, Duy Xuyên, dệt vải Nông Sơn, Điện Bàn đã hỗ trợ đầu tư từ dự án đa mục tiêu ổn định dân cư và xây dựng vùng kinh tế mới tỉnh Quảng Nam do quỹ OPEC tài trợ với tổng vốn đầu tư là 1.178.400 USD, hiện đang tổ chức triển khai từng hạng mục đầu tư của dự án.
Bộ công nghiệp đã có quyết định phân bổ 120 triệu đồng từ nguồn vốn khuyến công Quốc gia hỗ trợ đào tạo nghề gồm 1 lớp mộc chạm trổ, 1 lớp mộc mỹ nghệ, 2 lớp mây tre đan tại Hội An, Núi Thành, Điện Bàn. Bên cạnh đó, với 1,5 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp khuyến công của tỉnh, các địa phương, trung tâm khuyến công và tư vấn công nghiệp Quảng Nam tập trung vào các chương trình khôi phục và phát triển làng nghề nh: tổ chức các lớp đào tạo nghề dệt, may, ươm tơ, đan mây tre, mộc, thêu... tổ chức cho các làng nghề đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh bạn, đăng ký nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm làng nghề, hỗ trợ linh phí các sản phẩm làng nghề tham gia “Hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế xã hội” tại thị xã Tam Kỳ; hướng dẫn và hỗ trợ địa phương xây dựng các dự án phát triển làng nghề...
Ngoài ra, Sở công nghiệp đang triển khai thực hiện đề tài “hỗ trợ kỹ thuật cho một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, qua đó hỗ trợ kỹ thuật cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại xã Tam Vinh huyện Nam Giang; hỗ trợ cải thiện quy trình sản xuất sản phẩm hương, làng nghề hương Quán Hương (Thăng Bình), phát triển hàng thủ công mỹ nghệ mây tre tại thị trấn Khâm Đức (Phước Sơn).
Ba dự án làng nghề được chọn thí điểm để xây dựng mô hình phát triển làng nghề gắn với du lịch (mộc Kim Bồng, dệt lụa Mã Châu và đúc đồng Phước Kiều). Với lợi thế Quảng Nam có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là hai di sản văn hoá thế giới, ngành du lịch có điều kiện phát triển. Nó sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho việc bảo tồn và phát triển các làng nghề, tạo thu nhập thông qua việc sản xuất và bán hàng lưu niệm truyền thống...
Dưới đây là một số làng nghề truyền thống nổi tiếng trên địa bàn:
Làng mộc Kim Bồng là làng nghề truyền thống phát triển mạnh trong thời kỳ nhà Nguyễn, được hình thành từ thế kỷ XV với sản phẩm mộc có những nét chạm trổ tinh xảo, độc đáo, các loại thuyền gỗ vận chuyển,... Trải qua những bước thăng trầm, có khi tưởng như làng mộc sẽ không còn nữa bởi thị trường tiêu thụ khó khăn, nhưng nhờ có sự quan tâm của Nhà nước cùng với lòng quyết tâm giữ nghề của nhân dân, làng nghề mộc Kim Bồng vẫn được tồn tại và phát triển. Đến nay, sản phẩm của mộc Kim Bồng rất đa dạng, mẫu mã phong phú được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Hàng năm, đã có một số cơ sở hàng có đơn đặt hàng và đã xuất khẩu hơn 50 lô hàng sang các nước, thu lợi nhuận trên hàng chục triệu đồng. Các cơ sở sản xuất mộc trên địa bàn thị xã đã thành lập “Hiệp hội mộc truyền thống Kim Bồng”, làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm mộc Kim Bồng.
Mặt hàng chủ lực hiện nay của làng vẫn là hàng mộc điêu khắc, khảm trai gia dụng, hàng trang trí nội thất, hàng mỹ nghệ lưu niệm,... Các sản phẩm mộc Kim Bồng đang được đa dạng hoá theo nhu cầu thị trường.
Làng nghề đúc đồng Phước Kiều là làng thủ công được hình thành từ lâu đời, vào khoảng năm 1602 tại Thanh Chiêm (thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, Điện Bàn). Hiện nay, trong làng có 39 hộ làm nghề đúc đồng và một hợp tác xã có khoảng 145 lao động chuyên làm nghề này. Cả làng có khoảng 46 lao động có tay nghề cao và đã tôn vinh hai nghệ nhân. Phần lớn các cơ sở sản xuất đều có qui mô nhỏ, sản xuất phân tán ở từng hộ gia đình, thiết bị công nghệ đã cũ kỹ, khuôn mẫu tự tạo, phương pháp sản xuất thủ công truyền thống. Hàng năm, làng nghề sản xuất khoảng 60 tấn sản phẩm gồm thanh la, chiêng, các pho tượng, tiểu đại hồng chung và các sản phẩm nhôm đồng khác chủ yếu phục vụ dân dụng. Sản phẩm tại đây có những ưu điểm nổi trội hơn so với các nơi khác như cồng chiêng có tiếng âm tốt... Hiện nay, nếu chúng ta đi trên quốc lộ 1A ngang qua khu vực này sẽ thấy sản phẩm của làng được bày bán rất nhiều và đa dạng, trong đó có cả hàng lưu niệm phục vụ du khách.
Làng nghề hương ở thôn Quán Hương thuộc huyện Thăng Bình đã được hình thành vào cuối thế kỷ XIX. Sản phẩm hương của làng có nét độc đáo như thanh hương rất thanh và nhỏ, được nhiều người biết đến. Đã có thời kỳ, sản phẩm hương ở đây tưởng như không cạnh tranh nổi với hương Sài Gòn, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, một số gia đình gần như bỏ nghề. Do có cơ chế chính sách khuyến khích khôi phục làng nghề, sự hỗ trợ vốn TD NH, một số thợ nghề đã tìm hiểu, học hỏi để thay đổi cách thức sản xuất, công nghệ làm hương, thay vì mua lá về xay lấy bột, họ mua trực tiếp bột và chu hương từ các tỉnh miền Tây, sử dụng công nghệ nhúng hương để sản xuất hương cao cấp. Từ đó sản phẩm làm ra rất đẹp và đều, giá thành rẻ.
Sau 4 năm cải cách, sản phẩm hương Quán Hương đã lấy lại vị thế của mình, thị trường tiêu thụ mở rộng. Các hộ trước đây bỏ nghề nay đã nhập cuộc rất khí thế, mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, đặt thương hiệu cho sản phẩm. Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân huyện đã lập Dự án phát triển làng nghề truyền thống này với vốn đầu tư gần 16,5 tỷ đồng. Như vậy, cơ hội phát triển làng nghề hương Quán Hương đang mở rộng trong tương lai.
Làng nghề ươm tơ, dệt lụa. Trong các làng nghề truyền thống đang được vực dậy, có chiều hướng phát triển mạnh, phải kể đến nghề ươm tơ, dệt lụa ở Mã Châu, Phú Bông - Thi Lai, Cù Bàn của huyện Duy Xuyên; Giao Thủy, Hoà Mỹ ở Đại Lộc;... Do đặc điểm khí hậu và đất đai thích hợp cho cây dâu và con tằm phát triển nên nghề này có điều kiện phát triển mạnh. Nghề này cũng đã một thời điêu đứng, nhưng những năm gần đây đã có chiều hướng phát triển tốt, hàng lụa tơ tằm ở đây không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn xuất sang các nước châu Âu. Tại Pháp, ý, Mỹ và một số nước khác, người ta đã thấy có các cửa hàng tơ lụa của các làng này.
Hiện nay, toàn tỉnh đã có 8 làng nghề ươm tơ, dệt lụa đang hoạt động với hơn 1000 hộ sản xuất, sử dụng khoảng 3000 lao động. Ngoài các hộ sản xuất còn có các xí nghiệp sản xuất tập trung như xí nghiệp ươm tơ Giao Thủy, xí nghiệp ươm tơ Điện Quang, các hợp tác xã ươm dệt ở Duy Xuyên. Cùng với việc sản phẩm được ưa chuộng nhiều đã tạo điều kiện cho nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển. Mỗi năm, các làng nghề đã sản xuất trên 24 triệu mét vải, trong đó có hàng lụa cao cấp, tạo nguồn thu nhập cao và ổn định, giải quyết việc làm cho phần lớn lao động của địa phương. Nét mới là mỗi làng nghề có một hợp tác xã vừa sản xuất tập trung, vừa làm chỗ dựa hỗ trợ như cung ứng nguyên vật liệu, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất phát triển.
Làng nghề dệt chiếu. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 làng nghề dệt chiếu gồm làng nghề dệt chiếu Cẩm Kim (Hội An), Bàn Thạch (Duy Xuyên), Triêm Tây (Điện Bàn) và Thạch Tân (Tam Kỳ). Hiện các làng này có khoảng 1500 khung dệt, sản lượng sản xuất hàng năm 515.000 chiếc. Số cơ sở dệt chiếu khoảng 910 hộ với 1900 lao động. Nghề dệt chiếu có công nghệ thô sơ, đầu tư vốn ít và sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động nông nhàn. Hiện nay, nhu cầu về mặt hàng này rất lớn nhưng đòi hỏi chất lượng phải cao, mẫu mã phong phú...
- Về phát triển các làng nghề mới:
Thời gian qua, bên cạnh việc khôi phục, khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, Quảng Nam còn chú trọng đến phát triển các ngành nghề mới. Đối với một số vùng thuần nông thì bước đầu làm cho các làng có nghề, tiến tới thành làng nghề. Hoạt động của làng nghề đã thu hút nhiều loại hình tham gia, trong đó ngoài các hộ gia đình, trong làng còn có các doanh nghiệp hoạt động.
Chẳng hạn, đã xuất hiện nghề mới đan giỏ mây xuất khẩu ở thôn Liễu Trì xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình trong những năm gần đây. Tuy là nghề mới, nhưng nhờ người dân chịu khó học hỏi, mạnh dạn đầu tư và có thị trường, nên nghề này đã thu hút nhiều lao động. Hiện nay, có 3 tổ hợp đan mây xuất khẩu và 1 tổ hợp đan lưới nuôi ngọc trai với hàng trăm lao động. Trong tương lai, sản xuất của làng này không dừng lại ở mặt hàng giỏ mây mà còn phát triển ra nhiều mặt hàng khác nữa.
Hợp tác xã dệt may Duy Trinh (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên) cũng là làng nghề mới được thành lập theo mô hình gắn kết sản xuất kinh doanh của hợp tác xã với việc phát triển làng nghề, vừa mang tính tập thể nhưng không tách rời tính tự chủ sản xuất của kinh tế hộ. Nhà nước đã và đang khuyến khích, tạo điều kiện cho hộ xã viên đầu tư thiết bị nhà xưởng để sản xuất tại nhà; còn hợp tác xã thì định hướng sản xuất, cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, vật tư kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Các hộ xã viên tự bỏ vốn đầu tư sắm mới máy dệt tại gia đình, vừa giải quyết việc làm vừa tăng thêm nguồn thu nhập cho mình. Cùng với ngành dệt, làng nghề này còn mở rộng thêm ngành may mặc.
Điện Bàn là một huyện nằm ở một vùng động lực phía bắc của tỉnh Quảng Nam, do có nhiều điều kiện phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nên đã tập trung phát triển làng nghề với nhiều loại hình. Hiện nay, các cấp chính quyền huyện đã có định hướng tập trung đầu tư chiều sâu để phát triển 15 làng nghề hiện có và đăng ký phát triển thêm 8 làng nghề mới. Sức bật mới trong phát triển công nghiệp ở Điện bàn là nghề dệt vải. ở các xã đã có cơ chế, chính sách phát triển nghề dệt.
Cùng với sự cất cánh của khu kinh tế mở Chu Lai, việc khôi phục và phát triển làng nghề ở Núi Thành có nhiều cơ hội phục hồi và phát triển. Đây là địa phương cũng đã từng nổi tiếng với các làng nghề như chế biến nước mắm Tam Quang, nghề rèn, chẻ đá Tam Anh, nghề xe dệt sợi dừa Tam Hải, đan mây tre lá thị trấn Núi Thành... Bên cạnh các điều kiện thuận lợi về chính sách, ưu đãi vay vốn giải quyết việc làm, huyện đã có chương trình lập dự án vay vốn để phát triển làng nghề mới.
2.1.2. Nhu cầu về vốn cho phát triển các làng nghề ở tỉnh Quảng Nam
Để đạt được mục tiêu phát triển làng nghề theo định hướng, cần tiến hành đầu tư vốn cho phát triển sản xuất bao gồm các hạng mục: xây dựng, mua sắm thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề (đường giao thông, hệ thống điện, nước, xử lý môi trường và đào tạo lao động (đào tạo nghề cho công nhân, công nhân kỹ thuật cao tại các làng nghề để tăng năng suất sản phẩm), tìm kiếm và mở rộng thị trường. Theo dự báo nhu cầu về vốn cho phát triển làng nghề của Sở Công nghiệp Quảng Nam, trong thời gian từ 2006 - 2010, toàn tỉnh cần có 193.385,25 triệu đồng tiền vốn đầu tư. Trong đó, ngân sách hỗ trợ 62.069,72 triệu đồng, vốn vay 83.751,4 triệu đồng, vốn tự có và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác 47.564,13 triệu đồng. Nếu tính cụ thể nhu cầu vốn của các cơ sở làng nghề thì làng cần ít nhất cũng trên 5 tỷ đồng, và làng nhiều nhất là gần 80 tỷ đồng (bảng 2.3).
Bảng 2.3: Nhu cầu vốn đầu tư cho các làng nghề
Đơn vị: đồng
Làng nghề
Vốn đầu tư
- Làng trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa
79.837.400.000
- Làng nghề dệt vải
16.158.400.000
- Làng gốm mỹ nghệ
15.434.100.000
- Làng đúc nhôm, đồng
5.474.000.000
- Làng mộc Kim Bồn
9.129.000.000
- Làng nghề đan lát mây tre đan
11.385.700.000
- Làng nghề chế biến nông thuỷ sản
15.553.000.000
- Làng nghề đóng, sửa tàu thuyền
10.308.000.000
- Làng nghề dệt chiếu
10.805.650.000
- Các làng nghề khác
19.300.000.000
Nguồn: Sở Công nghiệp Quảng Nam.
Việc đầu tư và khôi phục phát triển làng nghề nói chung, làng nghề truyền thống nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đem lại những hiệu quả to lớn về kinh tế, xã hội cho các cộng đồng vùng dân cư lập dự án, và tác động mạnh mẽ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH đã được các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương trong tỉnh xác định để phấn đấu.
Đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, làng nghề truyền thống sẽ tạo thuận lợi về giao thông, tạo cảnh quan môi trường sinh thái trong lành, phục vụ khách tham quan du lịch. Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất giao lưu, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.
Để đáp ứng nhu cầu về vốn nói trên, phải huy động và tiếp nhận tài trợ từ nhiều nguồn, trong đó các tổ chức TD đang hoạt động trên địa bàn tỉnh như TD nhà nước (bao gồm Chi nhánh NHNo&PTNT, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương Quảng Nam, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội) và các tổ chức TD ngoài quốc doanh (bao gồm các quỹ TD nhân dân và NHTM cổ phần nông thôn...) có vai trò rất quan trọng. Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Nam là một tổ chức có nhiệm vụ quan trọng đối với quá trình phát triển của các làng nghề trên địa bàn được Nhà nước giao cho.
2.2. Tình hình hoạt động của Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quảng nam phục vụ phát triển làng nghề trên địa bàn
2.2.1. Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam phục vụ phát triển các làng nghề của tỉnh
NHNo&PTNT Quảng Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ Sở giao địch III NHNo&PTNT Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, theo Quyết định số 515/NHNo-02 ngày 16/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, NHNo&PTNT Quảng Nam đã sắp xếp lại tổ chức, bố trí lại lực lượng, mạng lưới phục vụ và chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới.
2.2.1.1. Tổ chức mạng lưới của Ngân hàng
Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã chủ động khảo sát điều kiện kinh tế, xã hội các tiềm năng về vốn của dân cư để thành lập các chi nhánh NH cơ sở, phòng giao dịch nhằm mở rộng qui mô kinh doanh, đưa vốn TD về tận các vùng sâu, vùng xa môi trường kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn như Tây Giang, Nam Trà My, nhằm giữ vững khách hàng có nguồn tiền gửi lớn và phát triển hoạt động kinh doanh trên địa bàn.
Khi nhận bàn giao từ Sở Giao dịch III, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có tổng số 239 cán bộ viên chức (trình độ đại học: 50 người, chiếm tỷ lệ 20,92%; đang học đại học: 23 người, chiếm tỷ lệ 9,62%; bổ túc sau trung học: 35 người, chiếm tỷ lệ 14,64%; trình độ trung cấp: 109 người, chiếm tỷ lệ 45,60%,sơ cấp và chưa qua đào tạo: 22 người, chiếm tỷ lệ 9,2%). Tổng nguồn vốn huy động: 43,5 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay: 157 tỷ đồng.
Từ chỗ chỉ có 14 chi nhánh cấp 3 với 12 NH liên xã, đến nay hệ thống mạng lưới của chi nhánh gồm 1 hội sở giao dịch, 29 chi nhánh cấp 2 phụ thuộc, 7 chi nhánh cấp 3 và 7 phòng giao dịch ở tất cả các huyện thị, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, khu kinh tế mở Chu Lai có thể đáp ứng được nhu cầu vốn, dịch vụ NH cho mọi đối tượng, mọi thành phần kinh tế (từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa đều có mặt NHNo&PTNT; bình quân 5,5 xã, thị trấn có một chi nhánh NHNo&PTNT).
Các chi nhánh NH cơ sở đã thực sự trở thành hệ thống hoạt động có hiệu quả, góp phần khai thác tiềm năng kinh tế địa phương. NHNo&PTNT Quảng Nam đã hướng hoạt động chủ yếu của mình vào phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực sự trở thành người bạn đồng hành của người nông dân, mà một trong những nội dung quan trọng là phục vụ cho việc phát triển các làng nghề trong tỉnh. Nhờ vậy, nguồn vốn TD NH đã đến được với hầu hết người dân trong tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân.
2.2.1.2. Hình thức và quy trình đầu tư tín dụng
Cho vay đối với các cơ sở làng nghề được thực hiện theo quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Hiện nay là Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31 tháng 03 năm 2002 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.
- Các hình thức cho vay chủ yếu mà Chi nhánh NHNo&PTNTđã áp dụng trên địa bàn:
Một là, cho vay trực tiếp.
Cho vay trực tiếp là quan hệ TD trong đó khách hàng có nhu cầu vay vốn giao dịch trực tiếp với NH, ký hợp đồng TD và nhận tiền vay. Hình thức này áp dụng cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay với số tiền lớn không thông qua tổ chức trung gian và phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản (Sơ đồ 2.1).
Sơ đồ 2.1. Cho vay trực tiếp của NHNo&PTNT Quảng Nam
Hộ sản xuất
Doanh nghiệp
Ngân hàng
Hai là, cho vay thông qua tổ vay vốn:
Các hộ gia đình, cá nhân ở cùng thôn xóm, sản xuất kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, mở mang ngành nghề tạo công ăn việc làm, có nhu cầu vay vốn, tự nguyện thành lập Tổ vay vốn và bình bầu tổ trưởng để đại diện pháp lý trong giao dịch với NH. Trên cơ sở các qui định của NH, mỗi hộ làm giấy đề nghị vay vốn, tổ tiến hành họp xét theo các điều kiện và nhất trí kiến nghị số tiền được vay của từng hộ.
Cán bộ TD sẽ tiến hành thẩm định và thông báo quyết định số tiền vay của từng hộ, cũng như cho cả tổ. Từng hộ vay ký hợp đồng trực tiếp với NH, Tổ trưởng là người theo dõi tình hình sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ. Có thể xem ở sơ đồ 2.2.
Sơ đồ 2.2: Mô hình quan hệ tín dụng theo tổ vay vốn
Hộ vay 1
Tổ trưỏng
Ngân hàng
Tổ vay
vốn
Hộ vay 2
.......................
Hộ vay 3 ...
Cho vay qua tổ được thực hiện theo Nghị quyết liên tịch 2.308 phối hợp cho vay giữa NHNo&PTNT và Hội nông dân. Đến cuối năm 2005, NH đã phối hợp các đoàn thể thành lập được 2.773 tổ vay vốn với 23.842 lượt thành viên, dư nợ 94 tỷ đồng.
- Qui trình TD:
Quy trình TD là những bước phải thực hiện trong quá trình cho vay và thu nợ. Toàn bộ quy trình TD được bắt đầu từ nghiên cứu thị trường, thẩm định dự án cho vay đến khi thu hồi nợ. Trong quy trình TD, công tác thẩm định là khâu rất quan trọng, nó giúp cho NH đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác. Hoạt động TD có hiệu quả hay không phần lớn thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định trong quy trình này. Nếu qui trình phù hợp thì việc đầu tư TD được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển và bảo đảm an toàn vốn vay. Ngược lại, nếu không phù hợp thì không những gây lãng phí vốn mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế nói chung, phát triển làng nghề nói riêng.
Quy trình TD được triển khai bao gồm các bước chủ yếu như sau:
Bước 1: cán bộ TD được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
Bước 2: trưởng phòng TD hoặc tổ trưởng TD có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ TD lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ TD, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.
Bước 3: giám đốc NHNo&PTNT nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng TD trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay. Nếu cho vay thì NHNo&PTNT nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng TD, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản). Nếu không cho vay thì phải thông báo cho khách hàng biết.
Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay đựơc chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng.
Bước 4: sau khi cho vay, cán bộ TD thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đôn đốc thu hồi nợ theo đúng cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng TD. Trường hợp có rủi ro liên quan đến món vay, tiến hành lập biên bản xác định thiệt hại, báo cáo với cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.
Quy trình TD được thực hiện một cách nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn vốn. Quyết định cho vay phải dựa trên cơ sở khách quan về tính khả thi của phương án vay, phù hợp với cơ chế, chính sách TD.
2.2.1.3. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam phục vụ phát triển làng nghề của tỉnh
- Hoạt động tạo vốn:
Với phương châm “đi vay để cho vay”, thời gian qua NHNo&PTNT Quảng Nam đã có nhiều giải pháp để tăng cường huy động vốn thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề ở khu vực nông nghiệp nông thôn.
Mặc dù có nhiều NHTM trên địa bàn với mức độ cạnh tranh gay gắt, NHNo&PTNT Quảng Nam với lợi thế về mạng lưới hoạt động, đã tăng cường quảng bá tiếp thị thương hiệu đến từng doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp và triển khai đến từng thôn xóm, thường xuyên nắm bắt thông tin để điều chỉnh lãi suất một cách hợp lý, theo diễn biến của thị trường, có chính sách khuyến mãi phù hợp đặc điểm tâm lý, thị hiếu khách hàng..., nên nguồn vốn huy động qua các năm đều có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Dưới đây là tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Nam qua các năm (bảng 2.4).
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT
Quảng Nam từ năm 2001-2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Nguồn vốn huy động
1.036
1.093
1.234
1.301
1.543
- Tỷ lệ tăng trưởng (%)
5,52
12,91
5,36
18,71
- Tiền gửi dân cư
240
362
455
575
876
- Tiền gửi tổ chức kinh tế
105
97
103
178
219
- Tiền gửi kho bạc
691
634
676
548
449
- Tỷ trọng tiền gửi dân cư (%)
23,20
33,08
36,81
44,21
56,75
- Tỷ trọng tiền gửi TCKT (%)
10,08
8,89
8,39
13,67
14,17
- Tỷ trọng tiền gửi kho bạc (%)
66,72
58,03
54,80
42,12
29,08
Nguồn:Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Quảng Nam các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005.
Nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 đạt 1.543 tỷ đồng, tăng 507 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 49,1% so với năm 2001, tốc độ tăng trung bình hàng năm 12% (sơ đồ 2.3).
Sơ đồ 2.3: Đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
của NHNo&PTNT Quảng Nam
Nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT Quảng Nam từ năm 2001 đến năm 2003 có số dư tiền gởi kho bạc chiếm tỷ trọng lớn, trong khi loại tiền này thường không ổn định. NHNo&PTNT Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo vừa tăng trưởng vừa thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động, bảo đảm phát triển an toàn và bền vững. Bằng cách xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án huy động vốn trong dân cư. Đến đến 31/12/2005 vốn huy động trong dân cư là 876 tỷ đồng, tăng 636 tỷ đồng so năm 2001, đưa tỷ trọng từ 23,2% lên 56,7% trong tổng nguồn vốn huy động. Các chi nhánh có tốc độ tăng trưởng vốn trong dân cư tương đối cao như Núi Thành, Chu Lai, Bắc Điện Bàn, Điện Nam-Điện Ngọc, Vùng B Đại Lộc, Đông Giang, Tam Đàn, Trường Xuân. Đây là một kết quả đáng khích lệ, thể hiện tính chủ động của chi nhánh trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế địa phương nói chung, phục vụ phát triển làng nghề nói riêng.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng nhanh, đến 31/12/2005 là 219 tỷ đồng, chiếm 14,1% tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn tiền gửi có chi phí huy động thấp nhất. Mục đích của việc gửi tiền nhằm thanh toán, vì vậy khách hàng quan tâm nhiều hơn đến tính đơn giản trong thủ tục và thuận lợi, nhanh gọn trong các khâu gửi, rút tiền hơn là lãi suất mà họ được hưởng. Chính vì vậy, trong những năm qua, NHNo&PTNT Quảng Nam đã tăng cường tiếp thị trên cơ sở áp dụng tốt các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ..., do vậy đã thu hút được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVan.doc
- bia.doc