Luận văn Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 6

1.1. Sự cần thiết phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 6

1.2. Hình thức và đặc điểm tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 22

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 32

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 40

2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 40

2.2. Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 47

2.3. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 56

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 81

3.1. Phương hướng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 81

3.2. Các giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 84

KẾT LUẬN 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8458 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, quản lý kế toán, truy cập internet và gửi thư điện tử, ít sử dụng vào mục đích đào tạo, phục vụ nghiên cứu, phát triển sản phẩm [32]. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh DNNVV nói riêng, chưa coi trọng đúng mức đến các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ, mặc dù đây là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường. 2.2.1.3. Thị trường của doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV thường tập trung khai thác những những thị trường và mặt hàng mới, những thị trường ngách mà các doanh nghiệp lớn ít chú ý hoặc không muốn đảm nhận. Tuy nhiên, phần lớn DNNVV tiêu thụ hàng hóa ở thị trường nội địa (chiếm tỷ lệ 78,8%) [33]. Nhiều doanh nghiệp chưa hề biết đến thị trường nước ngoài và chưa có khả năng tham gia xuất khẩu, Thực trạng nền kinh tế cho thấy các DNNVV đang có nguy cơ mất thị trường ngay trên nước mình do nạn hàng ngoại nhập lậu và nhập chính ngạch tràn lan, hơn nữa các mặt hàng này thường có chất lượng tốt hơn hàng hoá trong nước. Nguy cơ này gia tăng nặng nề hơn khi Việt Nam đã tham gia vào AFTA và WTO. 2.2.1.4. Lao động và đội ngũ quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việc quản trị nhân sự trong các DNNVV có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lao động trong DNNVV phải là những người năng động có khả năng hoạt động độc lập và có năng lực. Tuy nhiên lao động trong các DNNVV hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông, có trình độ văn hoá cấp II là chủ yếu (chiếm 40-45%), ít được đào tạo qua trường lớp cơ bản bình quân chiếm 60-70% đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Với trình độ tay nghề, kỹ thuật thấp như vậy, họ chỉ làm được những công việc giản đơn. Trong điều kiện cạnh tranh, xu hướng tất yếu là doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, kỹ thuật, vì vậy DNNVV cần khắc phục tình trạng này thông qua hoạt động đầu tư vào các chương trình đào tạo, tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước và các trung tâm tư vấn, hỗ trợ DNNVV về đào tạo. Về trình độ của đội ngũ quản lý DNNVV, theo số liệu thống kê của Cục phát triển doanh nghiệp, trong số hơn 60.000 DNNVV ở phía Bắc được điều tra, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn [28]. Điều đáng chú ý, trong số các chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý của các DNNVV Việt Nam. 2.2.2. Tình hình tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiện nay có thể khẳng định dịch vụ ngân hàng nói chung và tín dụng ngân hàng đã đến được với các DNNVV. Các DNNVV với đại đa số là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với đặc thù qui mô nhỏ và kéo theo đó là hàng loạt các đặc điểm về quản lý doanh nghiệp cũng đã tạo nên các đặc trưng cho việc tiếp cận tín dụng ngân hàng. Hiện nay, nguồn thu từ cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của các ngân hàng thương mại Việt Nam (70%). Xu hướng này cho thấy những thách thức và cơ hội trong phát triển dịch vụ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV Việt Nam nói riêng. Hiện nay, bên cạnh các ngân hàng thương mại cổ phần như ngân hàng TMCP Châu Á, ngân hàng TMCP Quốc tế, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng TMCP Kỹ thương, Ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh là những ngân hàng đã sớm xác định thị trường doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chủ yếu là DNNVV), thị trường cho vay bán lẻ là thị trường mục tiêu lâu dài, thì đến nay các ngân hàng thương mại nhà nước như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước đây chỉ xác định những doanh nghiệp lớn, các tổng công ty là khách hàng chủ yếu thì nay cũng đã hoạch định chiến lược tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV như: Ngân hàng Ngoại thương đổi mới công nghệ, phát triển thị trường tín dụng bán lẻ dành 3.000 tỷ VND để cho vay DNNVV; Ngân hàng Công thương là ngân hàng nhà nước đi tiên phong trong việc cho vay DNNVV, đến nay dư nợ cho vay DNNVV chiếm tới 50 - 60% tổng dư nợ của ngân hàng. Đối với phần lớn DNNVV Việt Nam, vốn phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp thường đến từ hai nguồn chính là: nguồn vốn phi chính thức (bao gồm vốn tự có, lợi nhuận của doanh nghiệp để tái đầu tư, đóng góp của các cổ đông sáng lập, vay từ những quan hệ cá nhân của chủ doanh nghiệp…) và nguồn vốn chính thức (các khoản tín dụng và đầu tư của các định chế tài chính (ngân hàng, quỹ…). Với nguồn vốn tự có hạn chế và sức ép về chi phí từ các khoản vay không chính thức, các DNNVV tất yếu đi theo xu hướng dựa vào các nguồn vốn chính thức, đặc biệt là vốn từ ngân hàng. Theo đánh giá chung, có tới 70% chủ DNNVV khởi sự bằng nguồn vốn không chính thức, bên cạnh đó, trong thời gian qua ước tính 80% lượng vốn cung ứng cho DNNVV là vốn tín dụng ngân hàng và số vốn các ngân hàng thương mại cho các DNNVV vay chiếm khoảng 40% tổng dư nợ. Bảng dưới đây là thống kê của Ngân hàng Nhà nước về kết quả hoạt động tín dụng đối với các DNNVV. Bảng 2.5: Kết quả hoạt động tín dụng đối với các DNNVV Đơn vị: % Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV 33,6 30,4 17,8 Tỷ trọng tín dụng trên tổng dư nợ 44,2 45,6 44,8 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn 22,5 33,2 26,9 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo tại Hội thảo "Các thị trường tài chính và tài trợ cho DNNVV “, Hà nội tháng 11/2006. Theo báo cáo của Vụ Tín dụng - Ngân hàng Nhà nước (T9/2008), từ 6 Ngân hàng Thương mại Nhà nước, 31 Ngân hàng Thương mại cổ phần, 33 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng liên doanh cho biết, đến nay tổng số doanh nghiệp đang còn quan hệ tín dụng với ngân hàng là 163.673 doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm trên 50% với tổng nguồn vốn kinh doanh là 482.092 tỷ. Trong tổng vốn của DNNVV, vốn tự có chiếm tỷ trọng là 36,25%, vốn vay ngân hàng chiếm 45,31%, còn lại vốn khác chiếm 18,44%. Vốn tự có bình quân 1 doanh nghiệp là 1,33 tỷ đồng, bình quân vốn vay ngân hàng của 1 DNNVV là 1,79 tỷ đồng. Theo số liệu của Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), trong 7 tháng đầu năm 2008, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại đối với DNNVV là 289.100 tỷ đồng. Trong đó, khối NHTM Nhà nước là 141.816 tỷ đồng chiếm 47,7%, khối NHTM cổ phần là 139.837 tỷ đồng chiếm 47,07%; khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7.446 tỷ đồng, chiếm 2,5%. Dư nợ cho vay DNNVV đến 31/7/2008 của các ngân hàng thương mại chiếm 27,3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng 16,65% so với 31/12/2007 và tăng 70,5% so với 31/12/2006. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 73,05%; cho vay trung dài hạn chiếm 26,95%. Cụ thể, dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 5,1%, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,51%, lĩnh vực thương mại, dịch vụ 56,39% trên tổng dư nợ. Các NHTM Nhà nước đi đầu trong việc cho vay các DNNVV, bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục thành công với mức tăng tỷ trọng dư nợ khá cao so với các loại hình tín dụng còn lại. Theo thống kê, tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV của toàn hệ thống là 3,64% (số tuyệt đối là 10.886 tỷ đồng), tăng 1% so với năm 2007 và giảm 0,19% so với năm 2006. Trong đó nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) là 4.064 tỷ đồng, chiếm 37,3% tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Cụ thể là: Tỷ lệ nợ xấu của khối NHTM Nhà nước là 4,59%, NHTM cổ phần 2,44%, Ngân hàng liên doanh và nước ngoài 1,45%.  Qua số liệu báo cáo từ các ngân hàng, trong các DNNVV hiện đang có quan hệ tín dụng với các NHTM nêu trên cho thấy 23% số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả; 73,2% DNNVV hoạt động trung bình và 3,8% doanh nghiệp gặp khó khăn trong đó có 1,42% doanh nghiệp có khả năng mất vốn. Tình hình tiếp cận vốn của các DNNVV đã được cải thiện đáng kể, song vẫn tồn tại một thực tế là các doanh nghiệp nhà nước vẫn được các ngân hàng ưu ái hơn. Theo kết quả điều tra của VCCI tiến hành năm 2004 cho thấy hơn 80% tỷ lệ vay của các DNNN là tư ngân hàng quốc doanh, trong khi đó tỷ lệ này chưa tới 60% tại doanh nghiệp tư nhân Mặc dù hệ thống ngân hàng đã có chiến lược phát triển tín dụng đối với DNNVV và đạt những kết quả khả quan, nhưng nhìn chung việc tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của DNNVV vẫn còn không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Số liệu điều tra của Cục phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và đầu tư về khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV đã phản ánh rõ nhận định này. Bảng 2.6: Khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của DNNVV STT Chỉ tiêu Tỷ lệ 1 Khả năng tiếp cận được 32,38% 2 Khó tiếp cận 35,24% 3 Không tiếp cận 32,38% Nguồn: Cục phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và đầu tư. Như vậy, chỉ có 32,38% số doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng (chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại), 35,24% doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Trong việc phân tích và đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng của các DNNVV chúng ta cũng cần đề cập đến tiến trình thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV ở các địa phương. Để triển khai thực hiện qui định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 193/2001/QĐ-TTg ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, tiến độ thành lập Quỹ tại các địa phương còn rất chậm, đến nay chỉ có 11/63 tỉnh thành lập được Quỹ bảo lãnh tín dụng, trong đó 3 quỹ đi vào hoạt động ở Tây Ninh, Trà Vinh và Đồng Tháp. Một số tỉnh và thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Bắc Giang, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Bình Định…mới thành lập Ban trù bị thành lập Quỹ. Qua phản ánh của nhiều địa phương, Quy chế thành lập và quản lý Quỹ có những bất cập như: đa số các địa phương đều hạn chế ngân sách nên không có nguồn vốn đóng góp vào vốn điều lệ của Quỹ; Quỹ được thiết kế như một thể chế tài chính phi lợi nhuận nên không khuyến khích được các đơn vị kinh doanh đầu tư để thu lợi nhuận; Quy chế thành lập Quỹ chưa xác định rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của cá nhân và tổ chức góp vốn; các quy định về điều hành tác nghiệp Quỹ quá phức tạp và khó khả thi, quy trình xin cấp bảo lãnh cũng chưa được thuận tiện và quy định về mức phí bảo lãnh còn cứng nhắc…Chính vì vậy, các quy định về thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV cần được xem xét lại để Quỹ này thực sự là công cụ trợ giúp hữu hiệu cho DNNVV và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. 2.3. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.3.1. Thực trạng cung ứng tín dụng của BIDV đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiện nay BIDV triển khai nhiều hình thức tín dụng khác nhau đối với DNNVV, tuy nhiên trong thời gian qua, hợp đồng tín dụng của BIDV với DNNVV chủ yếu tập trung ở hoạt động cho vay và cho thuê tài chính. 2.3.1.1. Hoạt động cho vay của BIDV đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa * Tình hình dư nợ đối với DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô vốn chủ sở hữu thấp, do vậy nhu cầu vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh của họ là rất lớn. Trong một số năm gần đây, quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV đã tăng lên, cụ thể như sau: Bảng 2.7: Tình hình dư nợ đối với DNNVV của BIDV Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Số tiền Mức tăng % tăng Số tiền Mức tăng % tăng Dư nợ 13.265 18.560 5.295 40% 22.627 4.067 21,9% Nguồn: Phòng tín dụng DNNVV - BIDV. Bảng 2.7 cho thấy: quy mô tín dụng đối với các DNNVV đã tăng lên đáng kể trong các năm qua. Về dư nợ tín dụng đối với DNNVV: năm 2006 đạt 18.560 tỷ đồng tăng 5.295 tỷ (40%) so với năm 2005; đến năm 2007 dư nợ cho vay DNNVV đã đạt được 22.627 tỷ đồng, tăng 4.067 tỷ tức là tăng 21,9% so với năm 2006. Như vậy, về số tuyệt đối dư nợ cho vay DNNVV nhìn chung tăng dần qua các năm. Điều này phản ánh sự nỗ lực của BIDV trong việc chủ động tiếp cận DNNVV, mạnh dạn đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng đến xin vay vốn. Mặt khác, trước nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành các quy định mới phù hợp với điều kiện thực tế và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng trong việc mở rộng cho vay như Nghị định 163/2006/NH-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về giao dịch bảo đảm. Cơ cấu dư nợ của BIDV: Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ đối với DNNVV trong tổng dư nợ của BIDV Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 79.383 100% 93.453 100% 126.616 100% 154.176 100% Dư nợ đối với DN lớn và KH khác 66.118 83,29 74.893 80,14 103.989 82,13 118.716 76,7 Dư nợ đối với DNNVV 13.265 16,71 18.560 19,86 22.627 17,87 35.460 23,03 Nguồn: Phòng tín dụng DNNVV. Bảng 2.8 thể hiện rõ dư nợ tín dụng đối với DNNVV hiện chiếm một tỷ lệ không lớn so với tổng dư nợ tín dụng của BIDV. BIDV vẫn duy trì được lượng khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp lớn, họ có thể đáp ứng tốt hơn các điều kiện vay vốn của ngân hàng, có khả năng trả nợ nhanh hơn. Hơn nữa, dư nợ tín dụng đối với DNNVV đạt tỷ lệ thấp cũng là bởi giá trị một khoản vay đối với một DNNVV thường không lớn mặc dù số lần giao dịch nhiều. Tuy vậy qua bảng trên ta cũng thấy được tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với các DNNVV đang có xu hướng tăng dần trong 4 năm qua. Năm 2005 dư nợ tín dụng cho DNNVV mới chỉ chiếm 16,71% tổng dư nợ của BIDV, đến năm 2006 đã tăng lên 19,86%, năm 2007 là 17,87% và đến năm 2008 tăng lên 23,03%. Dư nợ tăng trưởng cao liên tục phản ánh sự chuyển biến rõ nét của BIDV trong việc chú trọng mở rộng và phát triển tín dụng đối với DNNVV của gân hàng. Dư nợ đối với DNNVV theo thời hạn: Bảng 2.9: Tình hình dư nợ đối với DNNVV theo thời hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) % tăng Số tiền Tỷ lệ % tăng Dư nợ 13.265 100 18.560 100 40% 22.627 100 21,9% Dư nợ ngắn hạn 9.345 70,45 12.505 67,38 33,8% 14.383 63,57 15,01% Dư nợ TD hạn 3.920 29,55 6.055 32,62 54,3% 8.244 36,43 36,1% Nguồn: Phòng tín dụng DNNVV -BIDV. Theo số liệu tại bảng 2.9, quy mô dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tăng lên qua các năm, cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn. Dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2006 đạt 12.505 tỷ đồng tăng 3.160 tỷ tương đương 33,8% so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt được 14.383 tỷ tăng 1.878 tỷ tương đương 15,01% so với năm 2006. Có được mức tăng trưởng như vậy là do trong những năm qua BIDV đã đặc biệt quan tâm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động, nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của các DNNVV. Năm 2007 tốc độ tăng thấp hơn so với năm 2006 là do BIDV đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng đi cùng với tăng trưởng tín dụng lành mạnh, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho vốn vay. Về mặt tỷ trọng, có thể thấy quy mô tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất lớn so với quy mô tín dụng trung dài hạn, song có xu hướng giảm dần: từ 70,45% năm 2005 giảm xuống còn 67,38% năm 2006 và 63,57% năm 2007. Tổng dư nợ trung dài hạn đã được cải thiện đáng kể, cụ thể là: năm 2006 dư nợ trung dài hạn đạt 6.055 tỷ đồng tăng 54,3% so với năm 2005; năm 2007 đã đạt 8.244 tỷ đồng, tăng 36,1% so với năm 2006 vì năm 2006 BIDV đã giải ngân cho nhiều dự án trung dài hạn nên dư nợ cho vay trung dài hạn tăng mạnh. Nhưng quy mô tín dụng trung dài hạn đối với DNNVV vẫn còn thấp chỉ chiếm từ 30 - 36% tổng dư nợ của các DNNVV. Nguyên nhân của tình trạng này là các DNNVV có tiềm lực tài chính hạn chế, do vậy không đáp ứng được các điều kiện vay vốn, đặc biệt là vốn trung dài hạn của ngân hàng, nên chỉ có thể vay được vốn ngắn hạn. Mặt khác, DNNVV chủ yếu vay vốn phục vụ các mục đích ngắn hạn như để đáp ứng nhu cầu thanh toán, bổ sung vốn lưu động, hoạt động có tính mùa vụ là chủ yếu…nên bản thân doanh nghiệp không có nhu cầu và khả năng theo đuổi các dự án có thời gian triển khai dài. Tín dụng trung dài hạn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty có năng lực tài chính, có nguồn vốn lớn, giá trị tài sản đảm bảo lớn, vì vậy, mặc dù về tổng thể, doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng lại không nằm trong khu vực DNNVV mà thuộc về các doanh nghiệp lớn. Tình hình dư nợ đối với DNNVV theo thành phần kinh tế: Trong cơ cấu dư nợ đối với DNNVV xét theo thành phần kinh tế từ năm 2005 đến năm 2007 của BIDV nhìn chung đều tăng lên đối với cả khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, tỷ trọng cũng dần được cân đối hơn. Ta có thể thấy rõ hơn ở bảng sau: Bảng 2.10: Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNNVV theo thành phần kinh tế Đơn vị: % Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 100 100 100 100 DNNN 46,86 38,28 32,55 30,02 DNNQD 53,14 61,72 67,45 69,98 Nguồn: Phòng tín dụng DNNVV -BIDV . Nhìn vào bảng 2.10 ta thấy dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh nghiệp khu vực nhà nước và tỷ trọng tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2005 dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 53,14% tổng dư nợ đối với DNNVV thì đến năm 2006 đã chiếm 61,72% và năm 2007 là 67,45%. Dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước tuy vẫn tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng ngày càng giảm từ 46,86% năm 2005 xuống còn 32,55% năm 2007. Qua đó có thể thấy BIDV đang rất chú trọng đến thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vì số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gần đây có tốc độ tăng trưởng rất nhanh chóng, góp phần rất lớn vào GDP của đất nước trong khi hoạt động các DNNN chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ về tài chính chưa cao… * Hệ số sử dụng vốn vay của các DNNVV tại BIDV. Quy mô tín dụng lớn không phải là chỉ tiêu duy nhất phản ánh chất lượng tín dụng tốt, vì vậy người ta thường xem xét hệ số sử dụng vốn vay. Năm 2005, hệ số sử dụng vốn vay chỉ đạt 4,52%, năm 2006 hệ số này tăng lên 4,89% và năm 2007 đạt 6,07%. Hệ số sử dụng vốn vay đã tăng lên, nhưng vẫn còn rất thấp, ở mức dưới 10%. Điều này cho thấy, mặc dù số vốn huy động được rất lớn, nhưng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại BIDV còn rất hạn chế. Hệ số sử dụng vốn vay thấp phản ánh tình trạng bất cập: trong khi nhu cầu về vốn của các DNNVV hiện nay là rất cấp thiết, nhưng khối lượng vốn của ngân hàng lại thường xuyên thừa, phải thực hiện điều chuyển vốn lên trụ sở chính, gây khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Ngân hàng huy động vốn lớn, sẽ phải trả chi phí lớn, trong khi lại không thể thực hiện tăng trưởng tín dụng có chất lượng, không thu được lợi nhuận, sẽ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn trả lãi cho khách hàng gửi tiền và các khoản ngân hàng đi vay. Doanh nghiệp cần vốn nhưng lại không được cho vay, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư của mình, hoạt động sản xuất kinh doanh ngừng trệ, gây tổn thất cho doanh nghiệp và từ đó, tổn thất cho nền kinh tế. Vì vậy, BIDV phải có các biện pháp tăng hệ số sử dụng vốn vay, bằng cách tăng trưởng dư nợ đối với DNNVV hoặc giảm lượng vốn huy động bằng cách hạ lãi suất, để từ đó nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV nói riêng và với toàn ngân hàng nói chung. * Vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV tại BIDV. Để đánh giá được tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cũng như mức độ thu hồi nợ của BIDV ta cần xem xét đến vòng quay vốn tín dụng. Vì vậy, nó cũng được coi là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng được tính bằng công thức sau: Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Bảng 2.11: Vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh số thu nợ (tỷ đồng) 19.367 25.427 29.867 49.644 Dư nợ bình quân (tỷ đồng) 13.265 18.560 22.627 35.460 Vòng quay vốn (vòng) 1,46 1,37 1,32 1,4 Nguồn: Phòng tín dụng DNNVV -BIDV. Theo số liệu tại bảng 2.11, vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV của BIDV không có sự thay đổi nhiều trong 3 năm gần đây. Năm 2005 vòng quay vốn tín dụng là 1,46 vòng như vậy tốc độ chu chuyển vốn khá nhanh, BIDV có cơ hội sử dụng nguồn vốn huy động để thực hiện đầu tư, cho vay với nhiều khách hàng, đa dạng hóa cơ cấu tín dụng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng của DNNVV, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và doanh nghiệp. Đến năm 2006, vòng quay vốn tín dụng lại giảm xuống còn 1,37 vòng và năm 2007 chỉ còn 1,32 vòng, sau đó đến năm 2008 lại tăng trở lại 1,4 vòng. Nguyên nhân của tình trạng này là do mặc dù cả doanh số thu nợ và dư nợ đối với DNNVV của BIDV đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ đã làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm. Điều này cũng chưa thể khẳng định công tác thu hồi nợ của BIDV là không tốt bởi lẽ trong năm 2007 BIDV đã có quan hệ tín dụng với một số DNNVV mới thành lập, hoạt động kinh doanh còn chưa đạt hiệu quả nên BIDV đã cho phép gia hạn nợ các khoản vay đến hạn trả của doanh nghiệp này để tạo điều kiện cho họ hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi nhằm đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó còn một số khoản vay phát sinh vào thời điểm cuối năm trong khi thời hạn thu hồi nợ chưa đến đã đẩy dư nợ tín dụng tăng lên cao hơn so với doanh số thu nợ. Tuy nhiên, trong năm 2008 BIDV đã đẩy mạnh hoạt động mở rộng tín dụng đối với DNNVV. * Tình hình nợ quá hạn của DNNVV tại BIDV. Chỉ tiêu nợ quá hạn được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng những nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng mà khách hàng gây ra. Các khoản nợ quá hạn làm kéo dài thời hạn tín dụng, làm thay đổi kế hoạch tài trợ, kinh doanh của ngân hàng, mặt khác có thể dẫn tới nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán của ngân hàng và có thể làm ngân hàng phá sản. Tuy nhiên nợ quá hạn không phải là một tiêu chuẩn cứng nhắc mà ta nhìn vào đó có thể nói rằng Ngân hàng cho vay có hiệu quả hay không. Tình hình nợ quá hạn đối với DNNVV của BIDV được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ quá hạn của các DNNVV tại BIDV Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ DNNVV (tỷ đồng) 13.265 18.560 22.627 35.460 Nợ quá hạn DNNVV (tỷ đồng) 424 471 210 425 Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV (%) 3,2 2,54 0,93 1,2 Nguồn: Phòng tín dụng DNNVV -BIDV. Nhìn vào bảng 2.12 ta thấy nợ quá hạn đối với DNNVV năm 2005 là 424 tỷ đồng chiếm 3,2% tổng dư nợ đối với DNNVV. Tỷ lệ này cao cho thấy hoạt động tín dụng đối với các DNNVV là khá rủi ro và gây nhiều tổn thất cho ngân hàng. Nhưng đến năm 2006, BIDV đã có những biện pháp để khắc phục nợ quá hạn và thực tế tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống còn 2,54% tương đương với 471 tỷ đồng. Đến 2007, nợ quá hạn đã giảm đi rõ rệt chỉ còn 210 tỷ đồng, với tỷ lệ là 0,93%. Đây là một thành tích đáng ghi nhận trong công tác tín dụng của BIDV. Nguyên nhân là do tập thể cán bộ tín dụng tại BIDV đã cố gắng làm tốt công tác tín dụng từ khâu thẩm định khách hàng đến việc giám sát quản lý vốn vay, phân tích, đánh giá các phương án các dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cho vay, không nặng về tài sản bảo đảm nên rủi ro do doanh nghiệp không trả được nợ ngân hàng giảm, nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Tuy nhiên một nguyên nhân nữa của việc trong 2 năm gần đây tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhanh chóng còn là do theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NNNN ngày 22/04/2005 về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ, BIDV đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho một số khoản nợ quá hạn khó đòi và chuyển khoản nợ đó ra ngoại bảng, sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp thiệt hại do khoản nợ khó đòi gây ra. Vì vậy nên tỷ lệ nợ quá hạn của các DNNVV cũng như của toàn BIDV đã giảm xuống dưới 3%. Đây là một cách giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống, làm trong sạch báo cáo tài chính, nhưng không có nghĩa chất lượng tín dụng của BIDV đã tăng lên bởi ngân hàng bị mất đi một nguồn thu nhập đáng kể để bù đắp cho khoản nợ này. Khi chuyển ra ngoại bảng, ngân hàng vẫn tiếp tục theo dõi để truy đòi, nhưng khoản nợ đó có thu hồi được hay không thì còn phải xem xét. * Tỷ lệ nợ khó đòi đối với DNNVV của BIDV. Những khoản nợ quá hạn trên 360 ngày được coi là nợ có khả năng mất vốn (hay còn gọi là nợ khó đòi). Bên cạnh tỷ lệ nợ quá hạn thì tỷ lệ nợ khó đòi cũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBản sửa để in 23.10.doc1.doc
  • docbia.doc
  • docMục luc lan 2.doc
  • docTai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan