MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 7
1.1. Khái niệm và nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 7
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 10
1.3. Phương pháp phân tích, đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 11
1.4. Vai trò tín dụng ngân hàng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 12
1.5. Những đặc điểm cần chú ý đối với hoạt động tín dụng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 19
1.6. Kinh nghiệm một số nước về tín dụng ngân hàng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 23
Chương 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH 28
2.1. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 28
2.2. Khái quát về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hoá 33
2.3. Thực trạng tác động của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 35
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HOÁ ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 82
3.1. Dự báo những thuận lợi và khó khăn đối với tác động của tín dụng ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá 82
3.2. Những giải pháp chủ yếu về tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 85
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
1. Giá trị sản xuất
4.666
4.910
5.133
5.853
6.351
Trồng trọt
3.603
3.876
3.967
4.308.
4.500
Chăn nuôi
981
936
1.071
1.400
1.751
Dịch vụ
82
98
95
145
100
2. Cơ cấu
100
100
100
100
100
Trồng trọt
77,3
78,9
77,3
73,6
70,8
Chăn nuôi
21,0
19,1
20,9
23,9
27,6
Dịch vụ
1,7
2,0
1,8
2,5
1,6
Sơ đồ 2.6: Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp năm 2001 và năm 2005
Năm 2001 Năm 2005
Biểu 2.7: Diện tích gieo trồng, cơ cấu diện tích cây trồng [6]
Đơn vị tính: ngàn ha, %
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm2005
1.Tổng diện tích
422,2
431,4
439,1
447,4
447,4
- Cây lương thực
301,9
306,7
310,4
318,2
317,5
Lúa
257,6
257,3
256,3
254,6
252,2
Ngô
44,3
49,4
54,1
63,6
65,3
- Cây công nghiệp
64,4
70,7
76,1
75,2
75,0
Lạc
16,2
16,8
16,8
18,0
18,4
Đậu tương
4,7
6,7
6,7
6,1
5,6
Sắn
11,9
13,6
15,2
14,5
15,0
Mía
27,8
28,7
32,0
31,4
30,7
Cói
3,8
4,9
5,4
5,2
5,3
- Cây lâu năm
55,9
54,0
52,6
54,0
54,9
Cao su
7,7
7,3
6,7
6,7
7,4
Dứa
3,5
3,6
3,6
3,8
3,8
Cây ăn quả
44,7
43,1
42,3
43,5
43,7
Cơ cấu
100
100
100
100
100
- Cây lương thực
71,5
71,1
70,7
71,1
70,9
- Cây công nghiệp
15,3
16,4
17,3
16,8
16,8
- Cây ăn quả
13,2
12,5
12,0
12,1
12,3
Về ngành chăn nuôi: Đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa với việc triển khai các dự án cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò, phát triển bò sữa, nạc hóa đàn lợn, trong chăn nuôi đại gia súc chuyển dịch theo hướng tăng nhanh đàn bò, giảm dần đàn trâu, phát triển và nâng cao chất lượng về đàn lợn. Đàn bò tăng từ 223 ngàn con thời kỳ 1996-2000 lên 262 ngàn con thời kỳ 2001-2005. trong đó bò sữa đạt 2.300 con, bò lai sin đạt 110.000 con năm 2005. Đàn lợn tăng 1.022 ngàn con thời kỳ 1996-2000 lên 1.327 ngàn con thời kỳ 2001-2005, đưa sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng bình quân năm từ 50.200 tấn lên 68.000 tấn. Về gia cầm mặc dù dịch cúm gia cầm bùng phát trong 2 năm 2004 - 2005 nhưng chăn nuôi gia cầm được chú trọng, đàn gia cầm tăng 10.814 ngàn con năm 2000 lên 15.027 ngàn con năm 2005. Đã hình thành một số trang trại chăn nuôi bò tập trung như ở huyện Thọ xuân, Cẩm thủy, trang trại chăn nuôi lợn như ở huyện [35].
Biểu 2.8: Cơ cấu ngành chăn nuôi 2001-2005 [6]
Đơn vị tính: Ngàn con, ngàn tấn
Chỉ tiêu
Năm
Bình quân
năm thời kỳ
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1996-2000
2001-2005
1.Đàn trâu
215
216
212
212
217
224
217
216
2. Đàn bò
Trong đó: Bò sữa
Bò lai sin
234
0,01
-
217
0,08
-
229
0,18
-
243
1,01
-
282
1,79
90
335
2,30
110
223
-
-
262
1,07
-
3.Đàn lợn
1.088
1.254
1.290
1359
1.361
1.370
1.022
1.327
4.Đàn gia cầm
10.814
13.132
9.949
14.467
14.096
15.027
6.500
13.334
6.SL thịt hơi xuất chuồng
Trong đó: Thịt lợn
58,2
53,7
55,7
51,6
59,8
54,4
79,6
66,2
85,2
77,2
110,9
90,8
56,1
50,2
78,2
68,0
Yên định, Thọ xuân, trang trại chăn nuôi gia cầm như ở huyện Hoằng hóa, Đông Sơn [34].
Về ngành lâm nghiệp: được tổ chức lại và chuyển dịch theo hướng lâm nghiệp xã hội, chuyển từ khai thác là chủ yếu sang trồng mới, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ, gắn việc trồng rừng phòng hộ với phát triển rừng kinh tế với các cây công nghiệp, cây ăn quả, tạo điều kiện cho nông dân từng bước có thu nhập về rừng. Đất rừng và rừng được giao ổn định lâu dài theo Nghị định 02/CP, lấy hộ gia đình làm động lực cho hoạt động kinh doanh lâm nghiệp.
Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất trồng và nuôi rừng từ 24,6 % thời kỳ 1996-2000 tăng lên 33,0 % thời kỳ 2001-2005, ngành khai thác giảm từ 73,3 % xuống còn 64,4 %, ngành dịch vụ lâm nghiệp tăng từ 2,1 % lên 2,6 %. Nâng diện tích rừng được bảo vệ từ 142.600 ha bình quân thời kỳ 1996-2000 lên 183.700 ha bình quân thời kỳ 2001-2005. Nâng độ che phủ rừng từ 35,8 % lên 40,6%.
Biểu 2.9: Cơ cấu ngành lâm nghiệp 2001-2005 [6]
Đơn vị tính: %, ngàn ha
Chỉ tiêu
Năm
Bình quân
năm thời kỳ
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1996-2000
2001-2005
1. Cơ cấu giá trị SX
- Trồng và nuôi rừng
- Khai thác gỗ và LS
- Dịch vụ lâm nghiệp
100
33,9
63,7
2,4
100
33,6
64,0
2,4
100
31,7
65,6
2,7
100
33,0
64,3
2,7
100
32,4
65,0
2,6
100
34,4
63,1
2,5
100
24,6
73,3
2,1
100
33.0
64,4
2,6
2.DT rừng tập trung
7,5
6,7
5,8
5,9
5,6
8,9
7,9
6,7
3. DTrừng chăm sóc
12
10,3
12,5
12,5
11,8
12
13,6
11,8
4. DT rừng bảo vệ
142,6
150,2
158,8
167,6
218,3
223.5
142,6
183,7
5. Tỷ lệ diện tích có rừng trong đất tự nhiên.
37,5
38,8
39,3
39,4
42,3
43,0
35,8
40,6
7. Khai thác:
- Gỗ (ngàn m3)
-Củi (ngàn ste)
- Tre luồng (triệu cây)
37,5
1.457
12,4
32,1
1.130
12,5
32,5
1.154
15,1
33,0
1.130
15,0
33,1
1.320
15,2
33,8
1.322
15,1
47,4
1.769
13.1
32,9
1.211
14,6
Về ngành thủy sản: Đã có bước phát triển khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá. Sản lượng thủy sản năm 2005 đạt 72.300 tấn, bình quân thời kỳ 1996-2000 đạt 39.200 tấn tăng lên 62.900 tấn bình quân thời kỳ 2001-2005. Cơ cấu về nuôi trồng, khai thác, dịch vụ thủy sản có những chuyển biến tích cực thể hiện cơ cấu về giá trị sản xuất ngành nuôi trồng tăng từ 22,9 % bình quân thời kỳ 1996-2000 lên 32,4 % bình quân thời kỳ 2001-2005, ngành khai thác từ 69,1 % xuống còn 63,9 % [36].
Nghiên cứu du nhập và sản xuất thành công một số giống loài thủy - hải sản có giá trị kinh tế cao như: Tôm sú, Tôm càng xanh, Cá chim trắng, Cá rô phi dòng GIFT. Năm 2004, đã sản xuất được gần 100 triệu tôm sú P15, 30.000 cá chim trắng, 50.000 cá rô phi đơn tính. Đặc biệt là sản xuất thành công tôm sú giống theo công nghệ lạnh của Trung Quốc và sản xuất giống tôm sú sạch bệnh.[29].Mô hình lúa cá Hà Trung thành công ở quy mô dự án 45 ha, vào năm 2000 đến nay được nhân rộng ở hầu hết các huyện có điều kiện tương tự tạo cơ sở để phát triển “nghề nuôi cá - lúa” ở Thanh Hóa trong những năm tới.
Biểu 2.10: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản [6]
Đơn vị tính: %,ngàn tấn, ngàn ha
Chỉ tiêu
Năm
Bình quân
năm thời kỳ
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1996-2000
2001-2005
1. Cơ cấu giá trị SX
- Nuôi trồng
- Khai thác
- Dịch vụ thủy sản
100
28,5
64,4
7,1
100
19,3
75,2
5,5
100
35,4
61,7
2,9
100
35,6
61,4
3,0
100
35,1
61,5
3,4
100
36,4
59,7
3,9
100
22,9
69,1
8,0
100
32,4
63,9
3,7
2. Tàu thuyền có động cơ
3,64
3,86
4,30
4,20
4,19
4,19
3,18
4,15
3. Diện tích nuôi trồng
10,6
10,3
12,0
12,2
12,9
12,9
11,0
12,1
4. Sản lượng
- Khai thác
- Nuôi trồng
Trong đó: - cá
- Tôm
- Thủy sản khác
48,9
36,5
12,4
32,0
2,1
14,8
52,3
39,1
13,2
33,6
2,6
16,1
57,7
42,3
15,4
37,4
3,8
16,5
63,8
47,1
16,7
42,1
4,3
17,4
68,4
51,0
17,4
46,9
3,9
17,6
72,3
54,1
18,2
49,6
4,6
18,1
39,2
28,6
10,6
24,3
1,6
13,3
62,9
46,7
16,2
41,9
3,9
17,1
+ Hiệu quả KT - XH của mô hình nuôi tôm trên cát ở Quảng Xương, nuôi cá rô phi năng suất cao ở Nga Sơn, cánh đồng 50 triệu đồng/ha ở Thọ Xuân, các mô hình kinh tế trang trại, hộ có thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/ năm trở lên đang được nhân rộng.
Tóm lại, vốn tín dụng ngân hàng có tác dụng nâng cao chất lượng, điều kiện sản xuất của nông nghiệp. Trong những năm qua NHNo&PTNT Thanh Hóa đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để cải tạo hệ thống thủy lợi, như xây dựng mới hàng vạn ki lô mét kênh mương, đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị, cải tạo điều kiện làm việc, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Thông qua các dự án, chương trình mục tiêu tạo điều kiện cho cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ngày càng hợp lý: Đó là đầu tư cho chương trình phát triển các vùng nguyên liệu tập trung như vùng nguyên liệu mía đường, vùng nguyên liệu sắn, đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy. Chương trình phát triển kinh tế trang trại, chương trình Sin hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, chương trình đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, cho vay thông qua Công ty giống cây trồng để du nhập hàng ngàn tấn giống cây trồng mới đưa vào sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn từng bước gắn sản xuất với thị trường với công nghiệp chế biến, Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2005 là 27,6 % tăng 10,7 % so với năm 2000. Tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông- lâm- thủy sản tăng từ 9,28 % năm 2000 lên 12 % năm 2005, tỷ trọng nuôi trồng trong cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản từ 28,5% năm 2000 lên 36,9 % năm 2005 [34].
Thúc đẩy tăng năng suất cây trồng vật nuôi, nâng cao giá trị trên 1 đơn vị diện tích: Vốn tín dụng thực sự là đoàn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển, khai thác triệt để tiềm năng sẵn có như đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp chế biến, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Nhờ có vốn tín dụng hộ nông dân có điều kiện mua sắm, cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị trên 1 đơn vị diện tích. Nâng cao chất lượng, giảm giá thành, để sản phẩm nông nghiệp có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Về tác động đến chuyển dịch các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn.: Thông qua vốn tín dụng hình thành các cụm công nghiệp nông thôn, các nhà máy chế biến nông-lâm- thủy ra đời như nhà máy tinh bột ngô, nhà máy tinh bột sắn, nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, thu hút hàng ngàn lao động, phá vỡ thế độc canh độc nghề trong nông nghiệp, hình thành những vùng kinh tế tập trung, chuyên canh quy mô lớn, tạo điều kiện cho nguồn lực trong nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực.
Về tác động tạo môi trường cho việc chuyển dịch CCKT: Vốn tín dụng vừa có khả năng phát triển nông nghiệp vừa tạo tiền đề cho thị trường vốn, thị trường hàng hóa trong nông nghiệp phát triển góp phần thúc đẩy nhanh chuyển dịch CCKT trong nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; vốn tín dụng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, bình đẳng trong quan hệ vay vốn, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, đưa năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên rõ rệt; Và nhờ vốn tín dụng, mà nhiều mô hình sản xuất mới xuất hiện ở nhiều địa phương như mô hình kinh tế trang trại, mô hình sản xuất cá-lúa, mô hình nuôi tôm công nghiệp... tạo cơ hội khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế trên địa bàn.
- Nhờ tác động của chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp đã tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ngành nông nghiệp.
Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 9,6 %, cao hơn mức tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996-2000 (7,3%) và tăng cao hơn bình quân cả nước. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 430 USD tăng 1,5 lần so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng, giảm tỉ trọng nông nghiệp phát huy lợi thế của các vùng, gắn với sản xuất hàng hóa và mở rộng thị trường.[34]
Trong sản xuất nông nghiệp: Sản lượng lương thực năm 2005 đạt 1,48 triệu tấn, tăng 21 % so với năm 2000. Diện tích một số cây công nghiệp như mía, lạc, đậu tương… tăng khá, hình thành các vùng nguyên liệu sắn, dứa, giấy, từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đàn gia súc tăng cả về qui mô và chất lượng: đàn bò tăng 4,8% năm, đàn lợn tăng 5,9%/năm, tỉ lệ bò lai sin, bò sữa, lợn hướng nạc tăng mạnh. Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân hàng năm 11,3% (trong đó, nuôi trồng tăng 10,3% ). Giá trị sản xuất bình quân trên một ha canh tác tăng từ 20,5 triệu đồng thời kỳ 1996-2000 lên 23 triệu đồng thời kỳ 2001-2005. Phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha, hộ nông dân có thu nhập 50 triệu đồng/năm được triển khai có kết quả ở nhiều địa phương. Diện tích rừng tăng 16% so với năm 2000, tỉ lệ độ che phủ rừng tăng từ 36,6% năm 2000 lên 43 % năm 2005. Tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, con nuôi, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật công nghệ và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, từng bước gắn với thị trường và công nghiệp chế biến. Tỉ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2005 là 28% tăng 10,7% so với năm 2000. Tỉ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế Nông- Lâm- Thủy sản tăng từ 9,28% năm 2000 lên 12% năm 2005, tỉ trọng nuôi trồng trong cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản từ 28,5% năm 2000 lên 36,9% năm 2005. Đã hình thành việc cơ cấu phát triển theo vùng miền: Vùng ven biển, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, phát triển mạnh thủy sản; Vùng đồng bằng, đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mạnh cơ cấu mùa vụ cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, sản lượng, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều; Vùng miền núi, phát huy thế mạnh về đất đai, vốn rừng, hình thành một số vùng cây công nghiệp tập trung, các trang trại nông lâm kết hợp, có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.
Biểu 2.11: Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp từ 2000-2005 [7]
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm
Bình quân năm thời kỳ
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1996-2000
2001-2005
Nông- Lâm -Thủy sản
Trong đó:
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Thủy sản
2,5
1,7
1,8
11,8
4,8
4,4
6,3
7,7
5,0
4,3
4,3
12,5
5,1
4,5
4,2
11,4
5,6
5,6
-0,1
10,1
1,7
1,0
2,8
6,6
3,7
3,7
-0,8
9,7
4,4
3,9
3,5
9,6
Tăng trưởng trung của tỉnh
9,8
8,2
9,4
9,7
9,8
9,5
7,3
9,6
2.3.3. Những tiến bộ, ưu điểm của hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
2.3.3.1. Tăng cường huy động vốn để có thêm nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp
* NHNo&PTNT đã thực hiện nhiều biện pháp để chiếm thị phần chủ yếu trong huy động vốn:
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 3 Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHNo & PTNT, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng đầu tư và Phát triển), Ngân hàng chính sách xã hội và Quỹ tín dụng nhân dân. Hệ thống mạng lưới chi nhánh ngân hàng cơ sở của các Ngân hàng thương mại và Quỹ tín dụng nhân dân trải rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh, với trên 100 cơ sở ngân hàng bao gồm các hội sở giao dịch chính, các chi nhánh huyện, thị, các Ngân hàng cấp 3, Ngân hàng liên xã, các phòng giao dịch, bàn tiết kiệm trực thuộc huyện, thị và hội sở chính. Quỹ tín dụng nhân dân cũng hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Nhiệm vụ chủ yếu là huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để từ đó cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh của các chủ thể kinh tế trên địa bàn [23].
Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại ở Thanh Hóa và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc thích ứng với cơ chế thị trường, nhiều nghiệp vụ kinh doanh được mở rộng, đa dạng, đặc biệt là trong hoạt động huy động vốn, đầu tư tín dụng, thanh toán và dịch vụ Ngân hàng, … Những chuyển biến đó không chỉ là nội dung hoạt động mà còn thay đổi hình thức huy động vốn Ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về vốn và các dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh tế. Cơ sở vật chất, công nghệ mới, đào tạo và ứng dụng tiến bộ tin học đã được đầu tư đúng mức, đẩy mạnh hoạt động Ngân hàng.
Biểu 2.12: Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001- 2005 [22]
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 05/01
+/-
%
Tổng nguồn vốn
2.550
3.107
3.471
4.028
5.191
2.641
103,5
- TG TCKT
433
467
527
798
1.023
590
36,2
- TG tiết kiệm
1.021
1.423
1.669
2.194
3.236
2.215
217
- Kỳ phiếu
510
606
735
402
220
-290
-43,2
- TG ngoại tệ (quy đổi)
586
611
540
634
712
126
21,5
Trong đó: NHNo&PTNT
1.732
2.076
2.311
2.789
3.044
1.312
75,7
Tính đến cuối năm 2005, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 5.191 tỷ, tăng 2.641 tỷ, tốc độ tăng 103,5 % so với năm 2001. Trong đó, tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 1.023 tỷ, tăng 590 tỷ, tốc độ tăng 36,2 %; tiền gửi tiết kiệm đạt 3.236 tỷ, tăng 2.215 tỷ, tốc độ tăng 217 % so với năm 2001 [23].
Sơ đồ 2.7: Biểu đồ tăng trưởng cơ cấu nguồn vốn huy động
Trong tổng
nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chiếm tỷ trọng lớn, năm 2001 chiếm 68 % tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn, năm 2002 là 67 %, năm 2003 là 66,5 %, năm 2004 là 69,2 % và cuối năm 2005 là 58,6 % [23]. Điều này chứng tỏ nguồn vốn chủ lực cho đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh thanh hóa nói chung, cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng là của NHNo&PTNT Thanh Hóa.
Sơ đồ 2.8: Thị phần nguồn vốn huy động của NHNo trên địa bàn
NHNo =68%; NHTM khác=42% NHNo=58,6%;NHTM khác=41,4%
Năm 2001 Năm 2005
- Thực hiện nhiều biện pháp phù hợp để huy động vốn.
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2005 đạt: 3.348 tỷ, tăng 1.918 tỷ, tốc độ tăng 134% so với 2001. Trong đó nguồn vốn nội tệ đạt 3.045 tỷ, tăng 1.805 tỷ, tốc độ tăng 145%, chiếm tỷ trọng 91% tổng nguồn, nguồn vốn ngoại tệ đạt 303 tỷ, chiếm 9 % tốc độ tăng 113 %. Cơ cấu nguồn vốn nội tệ đã có những cải thiện tích cực, với phương châm tập trung huy động nguồn vốn trên địa bàn là chính, hạn chế đi vay các tổ chức tín dụng bên ngoài. Do vậy, đến năm cuối 2005 nguồn vốn vay bên ngoài chỉ còn có 1 tỷ giảm 57 tỷ so với 2001, và 315 tỷ so với 2004. Đặc biệt tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng cuối năm 2005 đạt 730 tỷ tăng 400 tỷ so với 2001, bằng 121%, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 1.729 tỷ tăng 1.325 tỷ, bằng 328 % so với năm 2001 [22]. Đây là cơ sở quan trọng để ngân hàng tăng trưởng và phát triển bền vững trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư trung dài hạn cho nền kinh tế.
Biểu 2.13: Kết quả huy động vốn tại NHNo & PTN Thanh Hóa thời kỳ 2001 - 2005 [22]
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 05/01
+/-
%
I, Tiền gửi nội tệ
1.240
1.637
2.142
2.905
3.045
1.805
145
1. TG không kỳ hạn
448
477
539
596
586
130
31
2. TG có kỳ hạn dưới 12 tháng
330
301
362
718
730
400
121
3. TG có kỳ hạn trên 12 tháng
404
766
954
1.275
1.729
1.325
328
4. Đi vay các tổ chức tín dụng
58
93
287
316
1
-57
-
II, Tiền gửi ngoại tệ (Qđổi VNĐ)
190
195
169
227
303
113
59
Tổng cộng
1.430
1.832
2.311
3.132
3.348
1.918
134
Chỉ đạo các chi nhánh đã tăng cường tập huấn về công tác huy động vốn và các dịch vụ để mọi cán bộ đều nắm vững về các thể thức huy động vốn, lãi suất, các chính sách khuyến mại, các dịch vụ của NHNo. Các thông tin trên đều được cập nhật thường xuyên đến từng cán bộ như một cẩm nang để trực tiếp tuyên truyền, vận động khách hàng.
Đạt được kết quả trên, NHNo&PTNT Thanh Hóa luôn quán triệt nhiệm vụ trọng tâm là tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn từ dân cư. hàng năm tiến hành tổng kết sâu sắc những yếu tố tác động, những việc đã làm được và những hạn chế tồn tại trong công tác huy động vốn, chi nhánh đã xây dựng một giải pháp toàn diện nhằm khai thác tốt nhất nguồn vốn tại địa phương với mục tiêu số 1 là huy động nguồn vốn từ dân cư và tăng cường huy động nguồn vốn có kỳ hạn dài, để giảm tối đa nguồn đi vay các tổ chức tín dụng.
Sơ đồ 2.9: Biểu đồ tăng trưởng cơ cấu nguồn vốn huy động
của NHNo&PTNT Thanh Hóa
2.3.3.2. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa đã sáng tạo vận dụng những chính sách của Nhà nước và ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Ngày 28 tháng 6 năm 1991 Hội đồng bộ trưởng nay là Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 202/chính trị, trong đó quy định việc cho vay của ngân hàng để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp cần được chuyển sang cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, tạo điều kiện cho cho các hộ sản xuất thuộc các ngành này thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ.
Sau gần 2 năm tổng kết kinh nghiệm cho vay thử hộ sản xuất theo chỉ thị 202/CT, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 và khẳng định việc cho hộ sản xuất vay vốn là một chính sách quan trọng. Nghị định đã xác định khái niệm hộ sản xuất rộng hơn bao gồm: hộ gia đình, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất. Đối tượng vay từ sản xuất, dịch vụ, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.
Ngày 01 tháng 10 năm 1997 Quốc hội đã thông qua Luật Ngân hàng nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng, tạo hành lang pháp lý cho các tổ tín dụng và mọi thành phần kinh tế hoạt động.
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và những bất cập khi thực hiện nghị định 14/CP, năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 67/1999-TTg về một số chính sách tín dụng ngân hàng phụ vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Quyết định đã xác định rõ nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm vốn huy động, vốn ngân sách nhà nước, vốn vay các tổ chức tài chính và nước ngoài, nguồn vốn bổ sung hàng năm giao cho ngân hàng nông nghiệp, trong đó dành một phần vốn hợp lý cho hộ nghèo vay thông qua ngân hàng phục vụ người nghèo.
Trên cơ sở các chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và chính sách tín dụng nông nghiệp nói riêng của Nhà nước, UBND tỉnh Thanh Hóa có các chương trình: phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, chương trình bò sữa, chương trình kiêng cố hóa kênh mương nội đồng. Quyết định 4100/2005/QĐ của UBND tỉnh Thanh Hóa về hổ trợ đầu tư và khuyến khách các thành phần kinh tế phát triển nuôi trồng thủy sản... Đồng thời NHNN Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích, điều tiết các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp , nông thôn.
Trên cơ sở những quy định của Chính phủ và NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành nhiều quy định để các chi nhánh mở rộng tín dụng cho phát triển nông nghiệp. Sau đây là một số quy định cơ bản.
Ngày 12 tháng 7 năm 1991 Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành quy định 499TDNT quy định về biện pháp nghiệp vụ cho hộ sản xuất vay vốn.
Quy định số 499A/TDNT ngày 02 tháng 9 năm 1993 Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam quy định về biện pháp nghiệp vụ cho hộ sản xuất vay vốn đẻ phát triển nông-lâm- ngư- diêm nghiệp và kinh tế nông thôn.
Quyết định số 180/QĐ/HĐQT ngày 15 tháng 12 năm 1998 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam v/v ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Quyết định số 06/QĐ-HĐQT ngày 18 tháng 01 năm 2001 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT .
Quyết định số 72/HĐQT-QĐ-TD ngày 31 tháng 3 năm 2002 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, v/v ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, thay thế quyết định số 180/QĐ/HĐQT.
Cùng với những văn bản về cho vay trong những năm qua, NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành hệ thống các văn bản đồng bộ về các cơ chế liên quan như: văn bản về quyền phán quyết cho vay, mức cho vay cao nhất đối với 1 khách hàng, văn bản về đảm bảo tiền vay...
Có thể nói trong những năm qua cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam đã có những cởi mở như điều kiện vay vốn được nới lỏng, mở rộng các hình thức cho vay, cơ chế đảm bảo tiền vay cũng thông thoáng hơn. Trên cơ sở hướng dẫn của cấp trên, Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Hóa đã thực hiện nghiêm túc, chủ động mở rộng tín dụng thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp của tỉnh.
NHNo&PTNT Thanh Hóa đã vận dụng sáng tạo nhiều quy định của cấp trên, trong đó ưu tiên là:
Về chính sách cơ chế tín dụng, gồm có: cho vay theo tín dụng thông thường, cho vay ưu đãi lãi suất, cho vay theo chính sách của Nhà nước.
Về thời hạn cho vay: ngắn hạn tối đa không quá 12 tháng, thời hạn cho vay trung hạn tối đa không quá 60 tháng, dài hạn trên 60 tháng.
Về đảm bảo tiền vay, hộ vay dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản. Đối với hợp tác xã, được lấy tài sản thành viên ban quản lý làm đảm bảo tiền vay, được lấy tài sản hình thành từ vốn vay làm đảm bảo tiền vay, đối với doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ làm đầu mối thu mua để xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón, được dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm đảm bảo tiền vay.
Về mạng lưới phục vụ và giao dịch của ngân hàng: Ngân hàng nông nghiệp căn cứ khối lượng tín dụng và khả năng tài chính, từng bước mở rộng mạng lưới để tực hiện giải ngân tại chỗ, đồng thời có thể ủy thác cho các tổ chức tín dụng ở nông thôn làm đại lý một số nghiệp vụ cụ thể về tín dụng.
Về xử lý rủi ro: Vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trong trường hợp bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như: bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay và ngân hàng cho vay.
Ví dụ, trước đây hộ nông dân vay 500.000 đồng không phải thế chấp tài sản nay nâng lên 10.000.000 đồng, hộ trang trại vay đến 30.000.000 đồng không phải thế chấp tài sản và nhiều hình thức đảm bảo tiền vay linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho khách hàng của các thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng đặc biệt là NHNo&PTNT, để có vốn đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- bia.doc