Với khối lượng thanh toán ngày một tăng, song công tác thanh toán vẫn bảo đảm kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn thông qua hệ thống thông tin, công nghệ tin học ngân hàng hiện đại, với đội ngũ cán bộ nhân viên, kỹ thuật viên có trình độ lành nghề. Trong năm qua, mặc dù khối lượng thanh toán rất lớn và quản lý trên 6170 tài khoản nhưng không để phát sinh nhầm lẫn, sai sót xẩy ra.
Tình hình thanh toán năm 2001 như sau: Doanh số thanh toán đạt 26.425 tỷ đồng tăng hơn năm trước 2.683 tỷ đồng với 331.283 lượt chứng từ giao dịch, tăng hơn năm trước 96.806 lượt. Chuyển tiền nhanh đạt 141 triệu đồng.
Trong năm 2001, được sự giúp đỡ của NHCT Việt Nam trang bị bổ xung thêm một số máy vi tính lắp đặt tại một số phòng nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Bước đầu lắp đặt máy ATM với số người sử dụng thẻ là 262 thẻ. Công nghệ thanh toán trong chi nhánh luôn luôn vận hành kịp thời, chính xác, an toàn và đảm bảo thông suốt không bị tắc nghẽn. Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ chi tiêu và quản lý tài chính đúng chế độ, theo chỉ tiêu kế hoạch trung ương giao.
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tín dụng trung dài hạn đối với doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng công thương Ba Đình thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạt được những chỉ tiêu rất đáng khích lệ.
3.1 các hoạt động chủ yếu của ngân hàng ba đình.
*) Huy động vốn từ các thành phần kinh tế bằng nhiều phương thức như: tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu… với nhiều loại thời hạn: không kỳ hạn, có kỳ hạn.
*) thực hiện đầu tư tín dụng tới mọi thành phần kinh tế. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu…
*) Triển khai các dịch vụ thanh toán NH trong nước và ngoài nước, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu và nhiều dịch vụ khác.
*) Thực hiện dịch vụ ngân quỹ, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, cất giữ vật quý và tài sản giá trị cũng như các dịch vụ phụ trợ liên quan đến hoạt động khác của NH…
3.2 công tác huy động vốn năm 2001.
Sau khi đã chuyển giao khách hàng và nguồn vốn huy động cho chi nhánh NHCT cầu giấy 130 tỷ vào cuối tháng 3/2001 ( bao gồm 98 tỷ VND và 2.113 triệu USD ) thì lượng vốn huy động của chi nhánh sau thời điểm chuyển giao chỉ còn 2090 tỷ. So với mức kế hoạch thì đến cuối năm 2001 phải tăng 346 tỷ tương ứng 20%.
Trong hoàn cảnh tỷ giá USD tăng nhanh, lãi suất huy động VND có xu hướng giảm, thị trường bất động sản sôi động về tốc độ tăng giá thì đây là khó khăn, thách thức rất lớn đối với chi nhánh trong công tác huy động vốn. Song với nỗ lực tìm kiếm, khai thác có chọn lọc với lãi suất hấp dẫn từ nhiều nguồn khác nhau, nên kết thúc năm kế hoạch vốn huy động của chi nhánh không những vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra mà còn có lãi huy động bình quân thấp để đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2001 đạt 2642 tỷ đồng, tăng 612 tỷ so với cùng kỳ năm trước, đạt tốc độ tăng trưởng 30%. Trong đó:
+nguồn vốn huy động VND đạt 2147 tỷ chiếm tỷ trọng 81% trong tổng nguồn vốn huy động. So với cùng kỳ năm trước tăng 520 tỷ ( tương đương tăng 32%).
+nguồn vốn huy động ngoại tệ quy VND đạt 495 tỷ chiếm tỷ trọng 19%. Tăng 92 tỷ (tương đương 23%) so với cùng kỳ năm trước.
* về cơ cấu nguồn vốn huy động.
Huy động tiền gửi doanh nghiệp đạt 1315 tỷ, chiếm tỷ trọng 49,8% tổng nguồn vốn. Tăng 402 tỷ so với cùng kỳ năm trước.
huy động từ tiền gửi dân cư đạt 1327 tỷ chiếm tỷ trọng 50,2% tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Với mục tiêu tăng trưởng vốn huy động năm 2001 của NHCT Việt Nam từ 22% đến 25% thì ngân hàng ba đình đã vượt mức tăng trưởng vốn huy động từ 5%- 8% đạt khối lượng 2642 tỷ. Nguồn vốn huy động của chi nhánh đã thoả mãn vốn cho mức tăng trưởng tín dụng, vượt mức vốn điều chuyển kế hoạch về NHCT Việt Nam 7,2% (tương đương 92 tỷ) với tổng khối lượng vốn điều chuyển kể cả ngoại tệ quy VND là 1445 tỷ.
Bảng 1:Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ba đình.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Tiền gửi doanh nghiệp.
588.235
947.378
1.315.235
Tiền gửi dân cư
1.022.036
1.212.626
1.327.025
Tổng cộng
1.615.961
2.160.004
2.642.260
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh 1999- 2001 của NHCT ba đình)
3.3 công tác tín dụng năm 2001.
Vào thời điểm cuối quý 1/2001, sau khi thực hiện chuyển giao trên 30 DNNN và một số khách hàng vay vốn khác có tổng dư nợ 208 tỷ VND (kể cả ngoại tệ qui VND) cho chi nhánh NHCT cầu giấy, chi nhánh đã ổn định tổ chức, tập trung đẩy mạnh công tác tiết thị, xắp xếp và phân công cán bộ tín dụng có năng lực phù hợp với từng doanh nghiệp đồng thời tìm kiếm khách hàng mới có tình tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định để thiết lập quan hệ tín dụng.
Kết quả là dư nợ tín dụng trong nhiều doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Một số doanh nghiệp đã vay vốn duy nhất ở ngân hàng ba đình và có thêm nhiều doanh nghiệp mới đến mở l/c và vay vốn khối lượng lớn. Do vậy, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của chi nhánh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, giữ vững nhiều năm liền là một chi nhánh có tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh và kinh doanh có hiệu quả.
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2001 đạt 1166 tỷ, tăng 360 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó cho vay ngắn hạn đạt 958 tỷ, cho vay trung dài hạn đạt 208 tỷ.
Trong các thành phần kinh tế thì DNNN vay 1114 tỷ, chiếm 96% tổng dư nợ. Hầu hết cho vay DNNN hiện nay áp dụng hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo. một vài đơn vị trực thuộc cho vay có bảo lãnh của tổng công ty. cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 52 tỷ chiếm tỷ trọng 4% tổng dư nợ.
3.4 nghiệp vụ bảo lãnh
tổng giá trị bảo lãnh trong và ngoài nước đến 31/12/2001 đạt 341 tỷ so với cùng kỳ năm trước tăng 78 tỷ, tốc độ tăng 30%. trong đó bảo lãnh trong nước là 327 tỷ tăng 87 tỷ. Bảo lãnh trả chậm nước ngoài là 13 tỷ( tương đương 891000 USD) giảm 9 tỷ do đến hạn thanh toán đã trả nợ nước ngoài. Toàn bộ giá trị bảo lãnh trong năm 2001 được an toàn, không phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh thay doanh nghiệp.
3.5. công tác tiền tệ- kho quỹ.
Với khối lượng thu chi tiền mặt ngày càng tăng và hàng ngày phải vận chuyển khối lượng tiền mặt lớn, nhưng năm qua công tác tiền tệ kho quỹ vẫn luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối và giữ được chữ tín đối với khách hàng trong việc nộp và lĩnh tiền mặt.
Khối lượng thu tiền mặt ngân phiếu là 2963 tỷ tăng hơn năm trước 288 tỉ. Thu ngoại tệ 33,200 triệu USD tăng hơn năm trước 13,400 triệu USD.
Khối lượng chi tiền mặt, ngân phiếu 2923 tỉ, tăng hơn năm trước 269 tỉ. Chi ngoại tệ 32,4 triệu USD tăng hơn năm trước 12,5 triệu USD.
Trả tiền thừa cho khách hàng 319 món với tổng số tiền là trên 328 triệu đồng và 2502 USD. Trong đó món cao nhất là 63 triệu đồng cho công ty gạch ốp lát Hà Nội. an toàn kho quỹ là mục tiêu chủ yếu trong hoạt động thu chi tiền mặt. Chi nhánh đã thực hiện rất nghiêm túc quy trình giao nhận tiền, chế độ ra vào kho và bảo quản kho quỹ.
3.6 hoạt động kinh doanh đối ngoại.
3.6.1) về mua bán ngoại tệ:
năm 2001, do tác động suy thoái của nền kinh tế thế giới nên lãi suất huy động liên tục giảm, từ mức lãi suất 5,5%/năm đến cuối năm chỉ còn 1,9%/năm. mặt khác tỷ giá USD so với VND vẫn có xu hướng tăng dần, tỷ lệ kết hối bắt buộc giảm trong khi đó NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên từ 12 đến 15% làm cho các ngân hàng thương mại tăng chi phí vốn đầu vào. do vậy hoạt động kinh doanh đối ngoại hết sức khó khăn trong việc cân đối kim ngạch tại chỗ cho doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu. Lượng cung ngoại tệ luôn trong tình trạng thiếu do yêu cầu chuyển đổi nhận nợ từ ngoại tệ sang VND để tránh rủi ro tỷ giá.
được sự hỗ trợ của NHCT Việt Nam và sự chủ động của mình, trong năm qua chi nhánh đã tích cực tìm kiếm, khai thác, triển khai 9 bàn thu đổi ngoại tệ và 3 đại lý nên lượng ngoại tệ của chi nhánh đủ để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập vật tư, máy móc, thiết bị. Tổng khối lượng ngoại tệ mua bán trong năm đạt 183,4 triệu USD tăng hơn năm trước 49%. Thu về trong kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đạt 316 triệu đồng.
3.6.2) nghiệp vụ thanh toán ngoại tệ.
Xác định đây là nghiệp vụ có vai trò rất tích cực đến các mặt kinh doanh khác của chi nhánh, do vậy chi nhánh hết sức coi trọng công tác tiếp thị, phát triển thêm khách hàng kinh doanh xuất khẩu đồng thời nâng cao phong cách giao dịch, phục vụ khách hàng tại chỗ trong việc giao nhận bộ chứng từ hàng xuất. Thường xuyên tham khảo các chính sách ưu đãi của tổ chức tín dụng khác trên địa bàn để có chính sách ưu đãi phù hợp, khuyết khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến giao dịch tại chi nhánh.
khối lượng thanh toán quốc tế trong năm đạt 1756 món với tổng giá trị 111.689 triệu USD tăng hơn năm trước 402 món và 36,627 triệu USD. Trong dó l/c nhập thanh toán được 782 món có tổng trị giá 80,759 triệu USD. Giá trị thông báo l/c hàng xuất đạt 9,969 triệu USD tăng hơn năm trước 7,031 triệu USD.
3.6.3) các dịch vụ chi trả kiều hối , séc du lịch.
Các hoạt động này còn bị hạn chế bởi địa bàn và trang thiết bị còn nghèo nàn nên khối lượng thanh toán còn nhỏ. Doanh số chi trả kiều hối mới ở mức 500.000 USD. Doanh số thanh toán séc du lịch 6.000 USD và thanh toán thẻ VISA, MASTER CARD 3000 USD.
3.7. công tác kế toán.
với khối lượng thanh toán ngày một tăng, song công tác thanh toán vẫn bảo đảm kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn thông qua hệ thống thông tin, công nghệ tin học ngân hàng hiện đại, với đội ngũ cán bộ nhân viên, kỹ thuật viên có trình độ lành nghề. Trong năm qua, mặc dù khối lượng thanh toán rất lớn và quản lý trên 6170 tài khoản nhưng không để phát sinh nhầm lẫn, sai sót xẩy ra.
Tình hình thanh toán năm 2001 như sau: doanh số thanh toán đạt 26.425 tỷ đồng tăng hơn năm trước 2.683 tỷ đồng với 331.283 lượt chứng từ giao dịch, tăng hơn năm trước 96.806 lượt. Chuyển tiền nhanh đạt 141 triệu đồng.
Trong năm 2001, được sự giúp đỡ của NHCT Việt Nam trang bị bổ xung thêm một số máy vi tính lắp đặt tại một số phòng nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Bước đầu lắp đặt máy ATM với số người sử dụng thẻ là 262 thẻ. Công nghệ thanh toán trong chi nhánh luôn luôn vận hành kịp thời, chính xác, an toàn và đảm bảo thông suốt không bị tắc nghẽn. Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ chi tiêu và quản lý tài chính đúng chế độ, theo chỉ tiêu kế hoạch trung ương giao.
3.8. công tác tổ chức, hành chính và xây dựng cơ bản.
đã hoàn thành xây dựng công trình trụ sở chi nhánh cầu giấy, đảm bảo chất lượng. đồng thời tiến hành bàn giao các tài sản khác tại phòng giao dịch cầu diễn và tại chi nhánh cho chi nhánh cầu giấy theo đúng tiến độ của NHCT Việt Nam. Mặt khác khẩn trương bố trí lại lực lượng lao động còn lại tại chi nhánh sau khi 99 cán bộ được NHCT Việt Nam điều động về chi nhánh cầu giấy.
Tổ chức kiểm tra tay nghề nghiệp vụ kế toán. kết quả có 95% đạt loại khá giỏi. cử 6 cán bộ tham gia hội thao nghiệp vụ tín dụng tin học và kiểm ngân giỏi nhân dịp 50 năm ngày thành lập nghành. sửa chữa, nâng cấp, mua sắm thêm các công cụ làm việc cho một số quỹ tiết kiệm và tại trụ sở chính, bố trí lại nơi để xe cho khách hàng đến giao dịch được thuận tiện.
ii. Thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn đối với DNNN tại NHCT ba đình.
1. Thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn đối với DNNN.
1.1.dư nợ phân theo thời hạn.
bảng 2: quy mô và tỷ lệ tín dụng trung dài hạn qua từng năm
đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Tuyệt đối
Tỷ lệ
Tuyệt đối
Tỷ lệ
Tuyệt dối
Tỷ lệ
Ngắn hạn
627.410
87%
888.865
88%
958.000
82%
T&D hạn
95.890
13%
125.506
12%
208.000
18%
Tổng cộng
723.300
100%
1.014.371
100%
1.166.000
100%
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh 1999- 2001 của chi nhánh NHCT ba đình)
Bảng 3: dư nợ tín dụng trung dài hạn với DNNN qua các năm
đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ T&D hạn với DNNN
% so với năm trước
% so với tổng dư nợ
Năm 1998
98.737
113%
16,2%
Năm 1999
89.578
90%
12%
Năm 2000
109.373
122%
11%
Năm 2001
165.455
151%
14,2%
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh 1999- 2001 của chi nhánh NHCT ba đình)
Bảng 2 cho thấy tỷ lệ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ba đình vẫn là chủ yếu. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ của ngân hàng (riêng năm 2000 lên đến 88% tổng dư nợ). Năm 2001, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn của ngân hàng giảm xuống mạnh còn 82%, nhưng điều đó chưa hẳn là tín dụng trung dài hạn tăng mạnh hơn tín dụng ngắn hạn bởi về số tuyệt đối cả hai đều tăng tương đương nhau, khoảng 70 tỷ đồng.
Việc chi nhánh chú trọng vào tín dụng ngắn hạn không gây quá nhiều sự ngạc nhiên bởi nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng ba đình là nguồn vốn ngắn hạn. vì vậy việc cho vay ngắn hạn là hợp lý nếu xét về độ an toàn của các khoản tiền huy động. Một lý do nữa khiến ngân hàng ba đình tập trung vào cho vay ngắn hạn là trong cho vay dài hạn các chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển có ưu thế hơn do họ chuyên sâu về lĩnh vực này. như vậy với việc tập trung vào cho vay ngắn hạn, ngân hàng ba đình đã tự lựa chọn cho mình con đường đi hợp lý nhất có thể. Nhưng điều đó không có nghĩa là ngân hàng ba đình sẽ lơ là việc đẩy mạnh tiến độ cho vay trung dài hạn. rõ ràng là với xu thế phát triển của Việt Nam hiện nay nhu cầu tín dụng trung dài hạn cho nền kinh tế là rất lớn. Vả lại, các món cho vay trung dài hạn thường có lãi suất cao hơn và có sự ổn định hơn trong việc lập kế hoạch của ngân hàng nên sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng hơn.
tín dụng trung dài hạn của ngân hàng ba đình ngày càng được mở rộng về quy mô, từ 95,8 tỷ năm 1999 tăng lên đến 208 tỷ vào năm 2001 ( tương đương tăng 217%) một tốc độ tăng đến chóng mặt!. Năm 2001 tỷ trọng cho vay trung dài hạn đã lên tới 18%. Tất nhiên tỷ lệ này có được cũng một phần do có sự bàn giao một số lượng doanh nghiệp cho chi nhánh ngân hàng cầu giấy và tốc độ tăng như nhau về mặt tuyệt đối ( cùng khoảng 70 tỷ) của các số khác nhau (dư nợ ngắn hạn lớn hơn gấp nhiều lần dư nợ tín dụng trung dài hạn). nhưng không ai có thể phủ nhận được sự tiến bộ của ngân hàng ba đình trong năm 2001 vừa qua về lĩnh vực mở rộng tín dụng trung dài hạn.
từ bảng 3, có thể thấy rằng DNNN là đối tượng có nhu cầu rất lớn về tín dụng trung dài hạn. năm 1998 dư nợ tín dụng trung dài hạn với DNNN đạt xấp xỉ 99 tỷ đồng thì đến năm 2001 con số này là trên 165 tỷ đồng (tăng 167%). Trong 4 năm qua (từ năm 1998- 2001, bảng 3) chỉ có năm 1999 là tốc độ tín dụng trung dài hạn với DNNN không tăng. điều này có thể lý giải được là do nền kinh tế nước ta năm 1999 đã gặp nhiều khó khăn. các ngành kinh tế chủ đạo như: than, xi măng, giấy… đều gặp trở ngại trong việc tiêu thụ sản phẩm, do nhu cầu trong nước chững lại trong khi hàng nhập lậu lại ồ ạt đổ vào, đặc biệt là hàng từ bên trung quốc. Nhưng khi bước sang năm 2000,2001 tốc độ cho vay trung dài hạn với DNNN tại ngân hàng lại tăng đáng kể. Năm 2000 tăng 22% so với năm 1999 đạt mức 109.373 triệu đồng. Năm 2001 tăng 51% so với năm 2000 đạt mức 165.455 triệu đồng. Sự tăng trưởng này bắt nguồn từ việc bước sang năm 2000, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá trở lại. Các ngành xây dựng cơ bản có trụ sở trên quận ba đình (và có quan hệ tín dụng với ngân hàng ba đình) đạt được những hợp đồng xây dựng mới đồng thời các ngành sản xuất cũng bắt đầu tiêu thụ được sản phẩm và thực hiện nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở sản xuất như: công ty xây dựng số 4, công ty hoá dầu…
cũng trong năm 2001, chi nhánh ngân hàng ba đình đã hoàn thành dự án cho vay trình NHCT Việt Nam được tham gia đồng tài trợ đầu tư xây dựng nhà máy phân đạm phú mỹ của tổng công ty dầu khí Việt Nam có phần vốn 17,5 triệu USD tương đương 260 tỷ đồng và một số dự án khác đầu tư vào lĩnh vực sản xuất dược liệu, tấm nhựa có mức vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng nhằm phấn đấu đưa dần tỷ trọng dư nợ trung dài hạn hiện nay từ 18% lên mức 35% vào cuối năm kế hoạch 2002 theo định hướng đầu tư tín dụng trung dài hạn của NHCT Việt Nam.
Nhìn chung năm 2001, dư nợ tín dụng trung dài hạn của ngân hàng ba đình đã tăng trưởng một cách rõ nét. Sự tăng trưởng này không phải là ngân hàng ba đình cho vay tràn lan các khoản trung dài hạn mà là cho vay có chọn lọc, khiến cho mỗi khoản tín dụng đều phát huy hiệu quả của nó, đem lại lợi ích cho cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp. Chẳng hạn như:
+ ngân hàng đầu tư trên 13 tỷ đồng cho công ty in và văn hoá phẩm để nhập hai thiết bị in và một số thiết bị khác đưa sản lượng in lên gấp 2 lần. Tuy thời gian mới đưa vào hoạt động từ quý 4/2001 nhưng cũng đã góp phần làm tăng doanh thu của công ty thêm được 10 tỷ đồng, đạt mức 115 tỷ đồng. Lợi nhuận 5,6 tỷ tăng hơn năm trước 200 triệu.
+ ngân hàng đầu tư 2 triệu USD cho công ty xây dựng số 4 thuộc tổng công ty xây dựng hà nội để họ nhập 3 bộ khoan cộc nhồi và một số thiết bị thi công khác để kịp thời thi công xây dựng nhà máy xi măng Tam điệp, mở rộng nhà máy xi măng Bỉm sơn, xây dựng đường mòn hồ chí minh, nhà cao tầng làng quốc tế Thăng long và nhiều công trình khác. sản lượng năm 2001 đạt mức 314 tỷ, tăng 35% so với năm 2000. Lợi nhuận tăng thêm 32% so với năm trước.
+ ngân hàng đầu tư 28 tỷ VND cho tổng công ty công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam trong dự án 48 tỷ đồng đóng mới một tầu trở dầu 3500 tấn. Từ tháng 7/2001 tầu đã đưa vào hoạt động đạt doanh thu vận tải trên 5tỷ và trả nợ kỳ hạn đầu tiên đúng hạn cả gốc và lãi trên 1,4 tỷ đồng.
Với những thành tựu trong sản xuất kinh doanh năm 2001 của các doanh nghiệp vay vốn thì vốn tín dụng đã góp phần không nhỏ làm gia tăng giá trị cho các doanh nghiệp, đồng thời khẳng định năm 2001 vốn tín dụng của chi nhánh đã góp phần trong việc thúc đẩy tăng nhanh vốn chu chuyển của nền kinh tế, trong đó có chu chuyển vốn tín dụng.
1.2. cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế.
Bảng 4: cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Tuyệt đối
Tỷ lệ
Tuyệt đối
Tỷ lệ
Tuyệt đối
Tỷ lệ
DNNN
705.963
98%
987.104
97%
1.114.000
96%
DN ngoài QD
17.337
2%
27.267
3%
52.000
4%
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh 1999- 2001 của NHCT ba đình)
Rõ ràng bảng 4 cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng ba đình chủ yếu là đối với DNNN. Mặc dù nhìn vào tỷ lệ có thể thấy tín dụng đối với DNNN đã giảm từ 98% năm 1999 xuống còn 96% năm 2001 nhưng thực ra quy mô của loại tín dụng này qua từng năm đều có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2000 ( đạt mức 987.104 triệu) tăng 40% so với năm 1999 và năm 2001 ( đạt mức 1.114.000 triệu đồng) tăng gần 13% so với năm 2000 và tăng gần 58% so vơí năm 1999, đấy là chưa kể phần tín dụng của các khách hàng đã bàn giao cho ngân hàng cầu giấy.
Việc tăng tỷ lệ các khoản tín dụng cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh là chủ trương chung của nhà nước và NHCT Việt Nam để đảm bảo sự công bằng cho các thành phần kinh tế. ngoài ra, khu vực tư nhân do có được sự khuyến khích và tạo điều kiện của nhà nước đã dần tăng trưởng về quy mô doanh nghiệp và làm ăn thực sự ngày càng hiệu quả trong sự cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Khi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay, ngân hàng có được sự đảm bảo cho khoản tín dụng bằng tài sản của đơn vị vay nên hạn chế được nhiều tổn thất khi rủi ro xẩy ra.
Năm 2001, ngân hàng ba đình cho vay ngoài quốc doanh đạt 52 tỷ trong đó chỉ có 9,7 tỷ là cho vay không có bảo đảm ( chiếm tỷ lệ 18%) bao gồm 5,4 tỷ đồng cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên, 4,3 tỷ đồng cho công ty cổ phần thành lập từ DNNN với hình thức tín chấp của cơ quan, đơn vị quản lý.
Mặc dù phần tín dụng của DNNN chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. phần tín dụng trung dài hạn chỉ dao động trên dưới 12% so với tổng dư nợ đối với DNNN. Cụ thể: năm 1999 là 12,7%; năm 2000 là 11,1% và năm 2001 là 14,8%. đây là những con số có thể nói là chưa tương xứng với sự phát triển trong kinh doanh và đổi mới của DNNN hiện nay. trong những năm trở lại đây, các DNNN được tạo điều kiện trong việc phát triển quy mô và hiện đại hoá trang thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế. việc mua sắm máy móc thiết bị và đổi mới công nghệ cần một khoản tín dụng trung dài hạn lớn do vậy nhu cầu của thị trường tín dụng trung dài hạn tăng lên đáng kể cả trong hiện tại và tương lai tạo ra cơ hội mở rộng tín dụng trung dài hạn cho các ngân hàng(trong đó có ngân hàng ba đình). Vấn đề chỉ là chi nhánh có chính sách thực hiện ra sao mà thôi.
1.3. cơ cấu tín dụng trung dài hạn đối với DNNN theo ngành kinh tế.
do nằm trên địa bàn đông dân cư, lại thuộc trung tâm của cả nước nên các khách hàng của ngân hàng chủ yếu là hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp nhẹ và xây dựng cơ bản. đây là những ngành có quy mô khá lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên việc ngân hàng Ba đình luôn là lá cờ đầu trong mọi hoạt động tín dụng cũng có một phần đóng góp của những đơn vị kinh doanh này.
Bảng 5: dư nợ tín dụng T&D hạn với DNNN phân theo ngành kinh tế
đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Tuyệt đối
Tỷ lệ %
Tuyệt đối
Tỷ lệ %
Tuyệt đối
Tỷ lệ %
Tuyệt đối
tỷ lệ %
1. Công nghiệp chế biến
53.671,065
54,2
44.189,996
49,33
54.885,799
50,18
81.850,776
49,47
2. Ngành giao thông vận tải
36.318,697
36,7
35.417,217
39,6
44.271,308
40,48
67.919,433
41,05
3. Ngành xây dựng
2.812,98
2,9
3.636,982
4,06
7.877,57
7,2
12.541,518
7,58
4.Ngành thương nghiệp
1.334,784
1,5
1.028,288
1,14
2.338,948
2,14
1.820,009
1,1
5. Ngành khác
4.545,298
4,7
5.306,223
5,87
--
--
1.323,642
0,8
Tổng cộng
98.736,824
100
89.577,706
100
109.373,625
100
165.455,378
100
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh 1999- 2001 của NHCT ba đình)
trong cơ cấu tín dụng trung dài hạn với DNNN (bảng 5) thì ngành công nghiệp chế biến chiếm ưu thế về nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Dư nợ tín dụng của ngành này thường có tỷ lệ dao động trên dưới 50% tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn qua từng năm. nhưng về quy mô thì đều có sự tăng trưởng qua các năm. từ 53 tỷ năm 1998 tăng lên đến gần 82 tỷ năm 2001, tốc độ tăng qua 3 năm đạt tỷ lệ 154,7%. Có thể nói ngành công nghiệp chế biến là một ngành có tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Sự phát triển của ngành này là hiển nhiên bởi chính phủ Việt Nam luôn có chủ trương hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô (có giá trị thấp) rồi lại nhập sản phẩm của nguyên liệu đó với giá cao hơn nhiều lần. Hơn nữa, công nghiệp chế biến sẽ giải quyết tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước với giá cả vừa phải cho ngươì tiêu dùng Việt Nam và giải quyết tốt cho một bộ phận lao động có việc làm
cũng theo bảng 5 thì có hai ngành luôn tăng về tỷ lệ tín dụng trung dài hạn, đó là ngành giao thông vận tải và ngành xây dựng. đây là một vấn đề hợp logic với tình hình phát triển của nước ta. Việt Nam đang cố gắng hội nhập và phát triển. Và điều đầu tiên để nâng vị thế của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài là cơ sở hạ tầng phải đảm bảo. có được cơ sở hạ tầng tốt không những thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài mà còn cải thiện được về điều kiện sống cho người dân Việt Nam. Chính vì vậy, ngành xây dựng và ngành giao thông vận tải luôn là những khách hàng lớn và thường xuyên cho những khoản tín dụng trung dài hạn của ngân hàng.
Năm 1998, tỷ trọng dư nợ của ngành giao thông vận tải chiếm 36,7% và tăng dần qua các năm 1999,2000,2001 lần lượt là 39,6%; 40,48% và 41,05%. Sự tăng lên về tỷ trọng của ngành giao thông vận tải xuất phát từ việc chính phủ thực hiện quy hoạch đường xá, cầu cống nên nhu cầu vốn tín dụng trung dài hạn cũng tăng theo.
Trong năm 1999, do tình hình kinh tế nói chung của Việt Nam bị giảm sút và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu á năm 1997 mới tác động nhiều đến Việt Nam nên hầu như các hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với các ngành kinh tế đều có dấu hiệu chững lại nhưng đối với ngành xây dựng thì dư nợ tín dụng vẫn tăng cả về quy mô lẫn tỷ lệ. Cụ thể: năm 1998, dư nợ tín dụng trung dài hạn của ngành xây dựng đạt 2812,98 triệu đồng chiếm 2,9% tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn. sang năm 1999, một năm khó khăn của nền kinh tế, dư nợ tín dụng đối với ngành xây dựng vẫn tăng đạt 3636,982 triệu đồng, chiếm 4,06% tổng dư nợ. Như vậy so với năm 1998, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 1999 đạt 29,3%, một tốc độ khá cao trong hoàn cảnh khó khăn. trong những năm tiếp theo, do tình hình chung của nền kinh tế có khả quan hơn nên dư nợ tín dụng của ngành xây dựng cũng tăng mạnh. năm 2000 đạt gần 8 tỷ, chiếm 7,2% tổng dư nợ, tốc độ tăng so với năm 1999 là 16,6%. Năm 2001 đạt trên 12,5 tỷ, chiếm 7,58% tổng dư nợ, tốc độ tăng 59,2% so với năm 2000.
Trong năm 2001 mức dư nợ tín dụng trung dài hạn của ngành xây dựng cao như vậy bởi ở hà nội nhiều công trình ,dự án đi vào hoạt động xây dựng cơ bản, các khu nhà cao tầng tiếp tục được xây dựng và đưa vào khai thác những khu đã xây dựng xong. Quá trình quy hoạch đô thị được triển khai mạnh mẽ trong năm này cũng khiến cho nhu cầu tín dụng trung dài hạn tăng mạnh.
là một quận trung tâm của thủ đô nên các cơ sở thương nghiệp chắc hẳn phải nhiều bởi các đầu mối giao thương của miền bắc và cả nước tập trung về. Nhưng mức dư nợ tín dụng trung dài hạn của ngành thương nghiệp lại không cao, thường có tỷ trọng dưới 3% tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn. lượng vốn vay chỉ đạt trên dưới 2 tỷ đồng. điều này có thể là do đặc điểm của ngành thương nghiệp. Ngành này chủ yếu kinh doanh theo kiểu mua đứt bán đoạn, đứng ra làm nhà trung gian phân phối sản phẩm cho nhà sản xuất và có vòng quay vốn rất nhanh. Chính vì vậy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này không có nhu cầu vay dài hạn bởi vay dài hạn thường có laĩ suất cao trong khi nhu cầu vốn tín dụng của họ thường có thời gian không dài.
đối với các doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực khác thì sự vay vốn trung dài hạn không được thường xuyên. chỉ khi nào cần mua sắm tài sản cố định thì họ mới vay. Do vậy dư nợ tín dụng trung dài hạn của khối doanh nghiệp này không ổn định. Năm 1998, 1999 còn đạt 4,5 tỷ và 5,3 tỷ thì sang năm 2000 con số này là 0 tỷ đồng. Trong thành phần các doanh nghiệp này thì những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng vay là chủ yếu ( năm 1999 họ vay 3,6 tỷ đồng) còn các ngành, lĩnh vực khác như công ty chè, cà phê thì lượng vay không đáng kể.
*Như vậy, qua phân tích thì có thể thấy được rằng nguồn vốn tín dụng trung dài hạn của ngân hàng ba đình được đầu tư chủ yếu vào những ngành kinh tế có khả năng tăng trưởng cao cả ở hiện tại và xu hướng tương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V8388.DOC