Mục lục
Chương I:
Đầu tư và tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng đối với nền kinh tế
Trang
I/ Vai trò, đặc trưng của Đầu tư: 3
1. Vai trò của đầu tư 3
2. Đặc trưng của đầu tư 4
II/ Tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế 5
1. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 5
2. Tín dụng và các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại 5
3. Tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng TM đối với nền kinh tế 8
4. Vai trò tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng 9
III/ Chất lượng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng thương mại 10
1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng thương mại 10
2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Trung, dài hạn của NHTM 11
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn 13
IV/ Cơ chế chính sách có liên quan đến việc nâng cao chất lương tín dụng trung, dài hạn. 15
1. Những quy định chung về cho vay trung, dài hạn 15
2. Qui trình tín dụng đầu tư tại các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 17
Chương II:
thực trạng tín dụng đầu tư trung, dài hạn tại ngân hàng
đầu tư và phát triển thanh hoá
I/ Bối cảnh kinh tế x• hội trên địa bàn tỉnh thanh hoá 20
1. Những thuận lợi trong thời gian tới 20
2. Khó khăn 20
II/ Về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Hoá. 21
1. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá 21
2. Kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh hoá (từ 1996-2000) 22
III/ Thực trạng công tác tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá 25
1. Thực hiện qui trình thẩm định 25
2. Tình hình hoạt động tín dụng trung, dài hạn đối với các dự án 39
IV/ Những kết quả và tồn tại rút ra từ hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng ĐT và PT Thanh Hoá 47
1. Những kết quả đạt được 47
2. Một số khó khăn tồn tại 50
Chương III:
GiảI pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trung, dàI hạn tại ngân hàng đt và pt thanh hoá
I/ Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT và PT về tín dụng trung, dài hạn 55
II/ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn 56
1. Xác định tính chiến lược của chính sách tín dụng trung, dài hạn 56
2. Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án 57
3. Phân tích tài chính doanh nghiệp trước khi cho vay 59
4. Đa dạng hoá các phương thức huy động vốn trung, dài hạn 61
5. Tiêu chuẩn hoá cán bộ để nâng cao chất lượng tín dụng 62
6. Phát triển hệ thống thông tin 64
III/ Kiến nghị 64
1. Đối với Nhà nước 65
2. Đối với địa phương 66
3. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam 66
4. Đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh hoá 67
Kết luận 68
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư xây dựng công trình.
+ Kiểm tra các chỉ tiêu đưa vào tính toán chi phí sản xuất của dự án để đánh giá mức độ chuẩn xác của phương án tính toán trong nghiên cứu khả thi (dự án). Điều chỉnh, bổ sung những khoản chi phí chưa tính đến hoặc còn thiếu.
+ Căn cứ vào phương án nguồn vốn, tiến độ rút vốn và lịch trả nợ đối với các nguồn vay đầu tư dự án để xác định lãi vay vốn đưa vào chi phí sản xuất.
+ Phân tích rủi ro của dự án:
Nhằm giảm bớt nguy cơ lựa chọn đầu tư vào những dự án mới, đồng thời không bỏ qua những dự án tốt, trong thẩm định dự án cần đặc biệt quan tâm tới việc phân tích rủi ro. Phân tích rủi ro giúp xác định được mức độ chắc chắn của các yếu tố xác định và kết quả hoạt động của dự án, nhờ vậy sẽ có khả năng loại trừ những dự án có mức độ rủi ro cao hoặc có cơ sở cho việc quản lý rủi ro bằng cách phân tán chia sẻ rủi ro của dự án thông qua các điều kiện hợp đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án.
Các yếu tố có thể gây nên rủi ro trong quá trình đầu tư và vận hành dự án:
- Thời gian thực hiện dự án kéo dài
- Vốn đầu tư tăng do dự trù thiếu hoặc do trượt giá.
- Biến động của tỷ giá hối đoái
- Thay đổi phương án nguồn vốn đầu tư dự án
- Chi phí sản xuất tăng
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
- Khả năng phát huy công suất thiết kế của dự án.
- Sự thay đổi các chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Đối với các dự án đầu tư có vay vốn nước ngoài cần lưu ý tới một điều bất lợi đối với khả năng đảm bảo trả nợ của chủ đầu tư cho vốn vay trong nước, đó là: Trong mọi hoàn cảnh, chủ đầu tư phải đảm bảo trả nợ nước ngoài đúng cam kết. Vì vậy, nếu dự án gặp rủi ro thì Ngân hàng cho vay trong nước sẽ là người gánh chịu hậu quả trước
d. Phân tích độ nhạy của dự án:
Phân tích độ nhạy của dự án là một công cụ thường được áp dụng trong phân tích rủi ro, phân tích độ nhạy cho phép xác định mức độ quan trọng của các yếu tố (nguồn rủi ro) và chiều hướng tác động của các yếu tố đó tới kết quả dự án.. Phân tích độ nhạy được thực hiện bằng cách tính toán các chỉ tiêu đánh giá kết quả tài chính của dự án (NPN - giá trị hiện tại ròng, R - tỷ số lợi ích/chi phí, IRR - tỷ suất sinh lợi nội bộ...) theo biến thiên của yếu tố ảnh hưởng. Tính toán điểm hoà vốn và sản lượng hoà vốn của dự án.
- Một cách khác là nhìn vào phần trăm thay đổi trong NPV, R, IRR tương ứng với % thay đổi trong giá trị của yếu tố ảnh hưởng. Cách này cũng giống như phương pháp hệ số co giãn, nó cho ta một giá trị phản ánh mức độ nhạy cảm của một chỉ số về giá trị đầu tư với giá trị giả định của biến số đang xem xét.
e. Quản lý rủi ro:
Có thể vận dụng các chiến lược quản lý rủi ro sau:
- Tối thiểu hoá rủi ro: Tránh những rủi ro vượt quá một ngưỡng nhất định - chỉ chấp nhận những rủi ro dự án không vượt quá giá trị của ngưỡng đó. Có 3 tiêu chuẩn ngưỡng cơ bản: Mức tổn thất tối đa, xác suất lớn nhất làm xảy ra tổn thất, giá trị tổn thất kỳ vọng tối đa.
- Giảm thiểu tác động của rủi ro: Giảm nhẹ tác động của tổn thất bằng các chia nhỏ rủi ro (lập quĩ dự phòng), mua bảo hiểm, sửa đổi dự án, đồng tài trợ...
+ Xác định nguồn trả nợ:
- Nguồn từ dự án: từ khấu hao cơ bản hình thành từ đầu tư dự án, một phần từ lợi nhuận để lại của dự án.
- Nguồn do doanh nghiệp huy động từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoài dự án, khấu hao từ tài sản cũ của doanh nghiệp chú ý kiểm tra tính khả thi của các nguồn huy động này.
+ Xác định lịch trả nợ và mức trả nợ vay:
- Xác định cụ thể cho từng loại vốn vay.
- Cân đối nguồn trả nợ theo tỷ lệ tham gia của từng loại vốn vay trong tổng nguồn vốn chủ đầu tư đã vay để đầu tư dự án.
- Trong thời gian ân hạn của vốn vay nước ngoài, tranh thủ thu nợ trong nước, ưu tiên thu nợ vay bằng ngoại tệ và nợ trung hạn trong nước.
+ Các điều kiện đảm bảo an toàn vốn vay:
Tuỳ theo từng trường hợp có thể yêu cầu các điều kiện đảm bảo sau:
- Doanh nghiệp chỉ rõ nguồn trả nợ có thể huy động được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài dự án đầu tư để đảm bảo trả nợ Ngân hàng đúng thời hạn và mức trả đã cam kết đồng thời yêu cầu doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển để tập hợp dần nguồn trả nợ Ngân hàng, đảm bảo số dư tối thiểu trên tài khoản bằng một kỳ trả nợ trước mỗi kỳ hạn trả nợ.
- Yêu cầu bên thứ 3 ký với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hợp đồng bảo lãnh trả nợ thay cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ Ngân hàng đúng cam kết. Trong trường hợp này phải kiểm tra kỹ năng lực tài chính của người bảo lãnh, đảm bảo tính khả thi.
- Yêu cầu doanh nghiệp cam kết chuyển toàn bộ tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án vào tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lập quĩ dự phòng rủi ro.
- Doanh nghiệp cam đoan phần tài sản cố định đầu tư bằng vốn vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển sẽ là tài sản đảm bảo vốn vay của Ngân hàng.
- Thế chấp tài sản thuộc nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp.
- Phân tích đánh giá trình độ năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư, đặc biệt là của đội ngũ lãnh đạo và tay nghề của công nhân.
1.2. Đánh giá thẩm định của dự án cụ thể:
Trong những năm gần đây, có thể nói chi nhánh Thanh Hoá đã có nhiều cố gắng trong công tác thẩm định, trong quá trình thẩm định đã bám sát được mục tiêu, phương hướng của Nhà nước, của địa phương và hướng dẫn của ngành, có quan điểm đúng đắn trong việc lựa chọn các dự án có hiệu quả, kiên quyết loại bỏ những dự án không đảm bảo hiệu quả, đồng thời cũng tích cực chủ động tìm kiếm các dự án mới để tham mưu cho UBND tỉnh có chủ trương để đầu tư, Ngân hàng có kế hoạch tài trợ. Trong 5 năm gần đây (1996-2000) số dự án trình Ngân hàng trung ương của chi nhánh đều được xét duyệt 100%. Thực hiện nghiêm túc, đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án, hiện nay ở Chi nhánh Thanh Hoá đã và đang được lãnh đạo, cán bộ trực tiếp làm công tác này đặc biệt quan tâm chú ý.
Sau đây là một dự án cụ thể đã được chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá tiến hành đánh giá thẩm định vào đầu năm 1998. Đã được Ngân hàng trung ương đồng ý chấp nhận, uỷ quyền để chi nhánh ký kết hợp đồng tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước. Chỉ đến 9/1998 chi nhánh Thanh Hoá dã ký xong hợp đồng tín dụng và đã giải ngân với tổng số vốn 30 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn năm, cụ thể:
Dự án: Đầu tư xây dựng phân xưởng chế biến đường công suất 4000 tấn mía/ngày.
Chủ đầu tư: Công ty đường Lam Sơn thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT
Sau khi chi nhánh tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của công ty đường Lam Sơn, chi nhánh đã tiến hành kiểm tra hồ sơ, trong đó đi sâu kiểm tra các nội dung:
- Tình hình vốn và tài sản
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách
- Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm
- Tình hình về quan hệ tín dụng và thanh toán
- Các khoản phải thu, phải trả năm 1997(Số liệu 3 năm 1995, 1996, 1997)
Sau đó chi nhánh tiến hành thẩm định dự án một cách chi tiết. Song về mặt tổng quát nội dung thẩm định bao gồm:
Tình hình chung:
1. Mục tiêu đầu tư: Đầu tư xây dựng phân xưởng chế biến đường công suất 4.000 tấn mía ngày.
2. Tổng mức vốn đầu tư:
Bảng số liệu dự kiến các nguồn vốn trong tổng mức vốn đầu tư
ĐVT: Triệu đồng biểu số 02
Vốn vay
STT
Danh mục
Tổng số
Vốn tự có
Vay NHĐT
Vay Ngân hàng khác
Vốn khác
Tổng A+B
451.098
40.000
30.000
348.038
33.060
A
Vốn cố định
395.673
40.000
30.000
292.613
33.060
1
Xây lắp
45.953
33.900
12.053
2
Thiết bị
343.620
30.000
280.460
33.060
3
KTCB khác
6.100
6.100
B
Vốn lưu động
55.425
55.425
B. Thẩm tra dự án:
1. Sự cần thiết phải đầu tư:
Việc đầu tư mở rộng Nhà máy đường Lam Sơn từ 2.000 tấn mía/ngày lên 6.000 tấn mía/ngày nhằm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng đường ngày càng tăng trong nước cũng như xuất khẩu là hoàn toàn phù hợp chủ trương chiến lược phát triển ngành mía đường của Chính phủ, của Bộ, của Tỉnh trong việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm ngân sách Nhà nước nâng cao thu nhập cho người lao động, hạn chế đường nhập ngoại do đó tiết kiệm được ngoại tệ đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho vùng kinh tế phía Tây nói riêng và Tỉnh Thanh Hoá nói chung.
2. Các vấn đề về kỹ thuật gắn với kinh tế đầu tư:
a. Địa điểm xây dựng: Phân xưởng mới 4.000 tấn mía/ngày được xây dựng trên khu đất nằm ngay cạnh hàng rào phía Tây Nam phân xưởng hiện tại, rất thuận lợi cho việc tận dụng cơ sở vật chất sẵn có và điều hành sản xuất.
b. Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới, với thiết bị và công nghệ tiên tiến
c. Công suất thiết kế: Công suất thiết kế là: 4.000 tấn mía/ngày (tương đương sản xuất 70.000 tấn đường - vụ) phù hợp với vùng nguyên liệu ngày càng tăng cho ra sản phẩm đường thô và đường tinh luyện.
d. Công nghệ thiết bị và đơn vị cung cấp thiết bị:
+ Giới thiệu về đơn vị cung cấp thiết bị: Sau khi mở thầu và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận theo công văn số 847 ngày 24/2/1997 chọn TUSHUKISHIMAKIKAL Co Ltd (TSK - Nhật Bản) là đơn vị trúng thầu cung cấp thiết bị cho nhà máy.
+ Hãng này đã có hàng trăm năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo thiết bị sản xuất đường, đặc biệt là thiết bị tinh luyện đường, các thiết bị máy móc cơ khí động lực, điện tử và tự động hoá sản xuất (qua khảo sát tình hình thực tế cho thấy một trong những nhà máy được hãng cung cấp thiết bị là: Nhà máy đường Biên Hoà từ năm 1960 đến nay vẫn hoạt động tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao nhất nước ta hiện nay).
+ Hãng TSK còn chịu trách nhiệm toàn bộ từ khâu thiết kế kỹ thuật và công nghệ cho toàn bộ dây chuyền, kể cả phần thiết bị (chiếm hơn 30%) được chế tạo tại Việt Nam bảo đảm chất lượng đồng bộ cho cả dây chuyền sản xuất.
- Công nghệ thiết bị:
+ Thiết bị do hãng cung cấp được chế tạo tại Nhật Bản có chất lượng đặc biệt cao hoạt động ổn định, dễ vận hành bảo trì, đã được nhiệt đới hoá tốt phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, không tác động có hại đến điều kiện làm việc của công nhân.
+ Suất đầu tư tính riêng phần thiết bị của dự án là 8.731USD/tấn thấp hơn so với suất đầu tư của Nhà máy đường liên doanh Việt Nam - Đài Loan, BOURBON - Tây Ninh, TATE&LYLE - Nghệ An.
e. Nguồn cung cấp nguyên liệu:
Nguồn cung cấp nguyên liệu từ 9 huyện và 4 Nông trường theo bảng diện tích đất trồng mía và kết quả sản xuất vụ 1996-1997 và 1997-1998 dưới đây:
Biểu số 03
Diện tích
Diện tích
Diện tích vụ 97-98
TT
Đơn vị trồng mía
đất qui hoạch
mía vụ 96-97
Lưu gốc (ha)
Trồng mới (ha)
Tổng số (ha)
SL dự kiến (tấn)
Tổng số
16.706
6.400
3.877
3.555
7.432
425.000
1
Nông trường Sao Vàng
800
716
447
213
660
37.000
2
Nông trường Lam Sơn
400
260
210
120
330
18.000
3
Nông trường Sông Âm
350
335
220
150
370
22.000
4
Nông trường Thống Nhất
450
345
248
218
446
28.000
5
Huyện Thọ Xuân
4.468
2.257
1.153
1.028
2.181
119.000
6
Huyện Ngọc Lặc
4.536
1.335
846
1.096
1.943
116.000
7
Huyện Thường Xuân
1.437
641
438
315
753
45.000
8
Huyện Triệu Sơn
1.373
334
212
139
351
19.000
9
Huyện Thiệu Yên
400
1.667
97
131
228
14.000
10
Huyện Cẩm Thuỷ
695
10
6
98
104
7.000
11
Huyện Như Thanh
350
24
24
lấy giống
12
Huyện Như Xuân
1.200
22
22
lấy giống
13
Huyện Lang Chánh
247
* Số liệu trên cho thấy, chỉ tính riêng vụ 1997-1998 với diện tích: 7.432ha sẽ có sản lượng mía cung cấp là: 425.000 tấn mà với năng lực thiết bị chỉ đạt 2.100 tấn mía/ngày thì phải ép trong 202 ngày (425.000/2.100) trong khi định mức cho phép vụ mía chỉ ép tối đa 180 ngày/năm. Như vậy nguồn cung cấp ngày càng tăng vượt xa năng lực thiết bị hiện có, với tốc độ phát triển vùng nguyên liệu cả về diện tích và năng suất như trên để đảm bảo ép hết nguyên liệu mía buộc Công ty phải ép kéo dài thời gian ra tận tháng 5 và tháng 6, từ đó làm cho trữ lượng đường trong mía về cuối vụ giảm, do vậy không những làm cho năng suất chất lượng đường của Công ty giảm mà còn ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng mía, vì vậy để việc sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao thì cần phải đầu tư thêm một phân xưởng đường nữa là tất yếu và hợp lý với vùng nguyên liệu ngày càng tăng.
f. Thị trường tiêu thụ:
Việc bán hàng của dự án có điều kiện thuận lợi đó là sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường qua hệ thống các bạn hàng lớn, tin cậy và các đại lý bán buôn, bán lẻ ở khắp miền Bắc và miền Trung. Sản phẩm sản xuất hàng năm rất lớn nằm ổn định vào khoảng 100.000 tấn (trong đó phần tăng thêm là 70.000 tấn). Để tiêu thụ tốt công ty tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, kế hoạch bán hàng tại các thị trường như bảng dưới đây: (Biểu số 04)
Biểu số 04: Thị trường tiêu thụ (phần tăng thêm)
TT
Thị trường
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Ghi chú
SL (tấn)phân theo miền
47.000
55.000
70.000
1
Miền Bắc
39.000
45.000
56.000
Thị trường truyền thống
- Đường vàng tinh khiết
- Đường tinh luyện
19.000
20.000
22.500
22.500
28.000
28.000
2
Miền Trung
9.000
10.000
14.000
P/ triển thị trường mới
- Đường vàng tinh khiết
- Đường tinh luyện
4.500
4.500
5.000
5.000
7.000
7.000
Hiện tại Công ty phân phối sản phẩm thông qua một hệ thống đại lý rộng khắp các tỉnh từ Quảng Bình trở ra gồm 220 đại lý bán buôn, bán lẻ được tổ chức thành hệ thống hoạt động có hiệu quả. Trong tương lai khi dự án đi vào hoạt động, sản lượng đường hàng năm công ty đạt khoảng 100.000 tấn. Để tổ chức tiêu thụ tốt công ty sẽ tăng cường khâu tiếp thị quảng cáo giới thiệu sản phẩm, mặt khác tiếp tục củng cố mở rộng hệ thống các đại lý bán buôn ở khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung. Tổ chức phương tiện vận chuyển đưa sản phẩm tới tận nơi tiêu dùng.
3. Các vấn đề về tài chính gắn với hiệu quả kinh tế đầu tư.
Về tài chính của dự án:
Biểu số 05: Hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu
ĐVT
Trước
Tăng thêm sau đầu tư
đầu tư
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Công suất
2.000
TMN
70% CS
2.800
TMN
80% CS
3.200
TMN
100% CS
4.000
TMN
100% CS
4.000
TMN
100% CS
4.000
TMN
100% CS
4.000
TMN
1. Sản lượng đường
(Trước ĐT qui toàn bộ SP
ra đường)
2. Tổng giá thành (phụlục)
3. Tổng doanh thu
4. Lợi nhuận trước thuế
5. Các khoản nộp ngân sách
+ Thuế doanh thu
+ Thuế lợi tức
+ Thuế vốn
6. Lợi nhuận sau thuế
tấn
Trđ
"
"
"
"
"
"
"
47.365
249893
284188
17.244
25.208
17.051
6.035
2.122
9.087
47.000
250311
282000
14.769
24.009
16.920
5.169
1.920
7.680
55.000
277828
330000
32.372
33.050
19.800
11.330
1.920
19.122
70.000
332167
420000
62.633
49.041
25.200
21.921
1.920
38.791
70.000
325657
420000
69.143
51.320
25.200
24.200
1.920
43.023
70.000
319077
420000
75.723
53.623
25.200
26.503
1.920
47.300
70.000
312422
420000
82.373
55.950
25.200
28.830
1.920
51.622
- Nguồn trả nợ Ngân hàng bao gồm:
+ Từ khấu hao cơ bản tài sản vay: 30.000 tr.đ x 14,3% = 4.285tr.đ (đây là mức trích khấu hao cơ bản tài sản vay theo QĐ1062 của Bộ Tài chính).
+ Từ 4,5% lợi nhuận sau thuế của dự án (do việc Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá chỉ tham gia cho vay một phần tiền thiết bị).
b. Về hiệu quả của đầu tư:
Biểu số 06: Xác định nguồn trả nợ 30.000 tr.đ theo bảng sau:
Nguồn trả nợ
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
- Từ KHCB của tài sản vay (theo QĐ1062)
2.857
4.285
4.285
4.285
4.285
2.989
- Từ lợi nhuận của dự án (4,5% lợi nhuận thuế)
345
860
1.745
1.936
2.128
Tổng cộng :
3.202
5.145
6.030
6.221
6.413
2.989
Như vậy do công suất thiết bị và lợi nhuận của dự án thay đổi qua các năm nên tổng số trả nợ trong 1 năm là thay đổi vì vậy mức trả nợ được tính như sau:
Biểu số 07:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
355
355
356
356
356
356
356
356
356
428
428
428
429
429
429
429
429
429
429
429
429
502
502
502
502
502
502
503
503
503
503
503
503
518
518
518
518
518
518
518
519
519
519
519
519
534
534
534
534
534
534
534
535
535
535
535
535
534
534
534
534
534
319
Tổng :
3.202
5.145
6.030
6.221
6.413
2.989
- Thời gian bắt đầu cho vay tháng 5/1998
- Thời gian vay là 74 tháng
Trong đó: + Thời gian ân hạn 11 tháng
+ Thời gian trả nợ là 63 tháng
c. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính khác:
- Điểm hoà vốn lý thuyết = Định phí/doanh thu - biến phí
- Điểm hoà vốn tiền tệ = Định phí - KHCB/Doanh thu - biến phí.
Kết quả tính toán các điểm hoà vốn thể hiện trong bảng dưới đây:
Biểu số 08
Chỉ tiêu
ĐVT
Kết quả
- Định phí
- Biến phí
- Doanh thu
- KHCB
Sản lượng sản phẩm SX
1. Điểm hoà vốn lý thuyết
- Sản lượng điểm hoà vốn
- Doanh thu điểm hoà vốn
2 Điểm hoà vốn tiền tệ
tr.đ
"
"
"
"
"
"
"
"
86.311
164.000
282.000
48.645
47.000
0,7314
0,7314 x 47.000 = 34.376
206.256
0,3192
- Sản lượng ở điểm hoà vốn
- Doanh thu điểm hoà vốn
"
"
0,3192 x 47.000 = 15.002
90.015
Kết luận
Công ty đường Lam Sơn là doanh nghiệp lớp có tình hình tài chính lành mạnh, có quan hệ tín dụng sòng phẳng với Ngân hàng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đang có xu hướng phát triển tốt, có vùng nguyên liệu mía tăng trưởng liên tục, năng suất và sản lượng mía ngày càng cao, để đáp ứng được vùng nguyên liệu đã được qui hoạch trên 16.000 ha đến năm 2000. Công ty phải đầu tư thêm phân xưởng II Công suất 4000 Tấn mía/năm (SL 70.000 tấn đường vụ) là tất yếu.
Dự án được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội góp phần đáp ứng nhu cầu bức xúc trong việc cung cấp đường tiêu thụ trong nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển ngành mía đến năm 2000 và 2005 của Bộ và Nhà nước.
Một số nhận xét chung về công tác thẩm định dự án
1- Mặt được :
- Trong thời gian qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá đã quan tâm đúng mức về công tác thẩm định dự án đầu tư bằng vốn tín dụng trung dài hạn, phân công và giao trách nhiệm cho từng bộ phận, từng cán bộ thực hiện từng vấn đề trong quá trình thẩm định.
- Thực hiện thẩm định đảm bảo đúng qui trình hướng dẫn của Trung ương và qui định theo đIều lệ quản lý XDCB của Chính phủ.
- Trong quá trình thẩm định đã đi sâu nghiên cứu kỹ và nắm bắt tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp có dự án xin đầu tư, xác định mức vốn cần thiết đầu tư xem xét kỹ tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ 3 cho dự án và mức ngân hàng tham gia. Trong công tác thẩm định đã chú trọng tính toán hiệu quả cả hai mặt là lợi nhuận và hiệu quả xã hội của dự án, xác định nguồn trả nợ và kỳ hạn trả nợ.
Đáng chú ý là trong công tác thẩm định, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá đã chú ý tìm hiểu, nắm bắt thông tin và nghiên cứu công nghệ thiết bị và thị trường cung cấp thiết bị, qua đó để đánh giá chất lượng sản phẩm. Mặt khác đã nghiên cứu và phân tích kỹ thị trường cung cấp nguyên vật liệu (đầu vào) và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2- Chưa được :
Tuy nhiên chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong công tác thẩm định dự án, song vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế là:
- Việc thu thập thông tin nhiều chiều, nắm bắt tình hình có liên quan đến dự án còn hạn chế.
- Việc thẩm định dự án chưa tính hết các yếu tố vè lạm phát.
- Trình độ cán bộ thẩm định dự án còn hạn chế về chuyên môn đối với công nghệ thiét bị các dự án xin đầu tư nên có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổng hợp phân tích đánh giá dự án ở nhiều mặt, nhiều khĩa cạnh và góc độ khác nhau chưa sâu.
- Phương pháp thẩm định chưa thực sự khoa học nên cũng có ảnh hưởng đến việc đánh giá nhận xét dự án ở nhiều mặt khác nhau, chậm có kết quả thẩm định.
2- Tình hình hoạt động tín dụng trung, dài hạn đối với các dự án tại Ngân hàng ĐT và PT Thanh Hoá
Do đặc thù của hoạt động tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản ở Ngân hàng ĐT-PT Việt nam nói chung cũng như ngân hàng ĐT-PT Thanh hoá nói riêng chia làm 2 giai đoạn: Giai doạn đầu là thực hiện có tính chất thử nghiệm việc xoá bỏ bao cấp trong XDCB, chỉ cho vay các dự án được ghi trong kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm của Nhà nước. Giai đoạn sau các dự án được ghi trong kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm của Nhà nước mang tính chất định hướng, ngoài ra ngân hàng còn tự huy động nguồn vốn, tự tìm dự án có hiệu quả để cho vay. Cụ thể:
2.1. Giai đoạn 1990-1994:
Trong giai đoạn này thực hiện chủ chương cho vay các công trình xây dựng cơ bản trong kế hoạch Nhà nước theo quyết định 01 của Chính phủ, thông tư liên bộ 15/LB-UBKH-TC-NHNN ngày 5 tháng 01 năm 1990, chỉ thị 1300 HĐBT ngày 02 tháng 5 năm 1990, thông tư liên bộ 01 và thể lệ tín dụng dài hạn của thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá đã tập trung sức lực thẩm định, xét duyệt trình ngân hàng trung ương chấp nhận cho vay 51 dự án của 42 doanh nghiệp Nhà nước với tổng số vốn cấp 65.007 triệu đồng/65.507 triệu đồng kế hoạch (Vì có 1dự án 500 triệu đồng đã ký hợp đồng tín dụng nhưng chủ đầu tư lại không vay nữa, số còn do ngân hàng thu hồi lại vì các đơn vị sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc ngân hàng cắt giảm qua khâu thanh toán). Nếu phân theo thành phần kinh tế, trong tổng số vốn cho vay ngành Công nghiệp chiếm 36%, ngành Nông nghiệp chiếm 27%, Xây dựng 23%, giao thông 6%, y tế 5%, các ngành khác 3%. Cùng với việc cho vay trung, dài hạn bằng VND ngân hàng còn cho vay các dự án được: 605.144 USD để nhập máy móc thiết bị cho sản xuất Công nghiệp chiếm 92,5%, còn lại là khối xây lắp. Đến nay các dự án hoạt động tốt, trả nợ ngân hàng đảm bảo. Đồng thời qua quá trình thẩm định cho vay ngân hàng ĐT-PT Thanh hoá đã kiên quyết loại trừ một số dự án không đủ điều kiện vay với số vốn ghi trong kế hoạch định hướng trên 6 tỷ đồng. Cùng với việc cho vay công tác thu nợ luôn được quan tâm đúng mức, trong 5 năm thu nợ 24.602 triệu đồng vượt so cam kết đã ký giữa ngân hàng và đơn vị 105,3%.
- Xét về mặt hiện vật: công tác tín dụng đầu tư XDCB thời kỳ này đã tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm chủ yếu từ nguyên liệu địa phương, điển hình là tạo vùng chuyên canh mía đường thuộc 4 huyện giải quyết đủ nguyên liệu cho Nhà máy đường Lam sơn nâng công suất nhà máy từ 15.000 tấn lên 21.000 tấn/năm, đồng thời nâng cao chất lượng từ đường vàng thành đường trắng. Đưa công suất Nhà máy bia từ 3.600 lít lên 10 triệu lít năm, nâng cao công suất, chất lượng các nhà máy giấy...
- Xét về mặt giá trị: vốn tín dụng đầu tư XDCB đã làm tăng doanh thu của các doanh nghiệp bình quân trên 300 tỷ đồng/năm, tăng lợi nhuận trên 7 tỷ, nộp ngân sách trên 6 tỷ đồng.
- Về mặt xã hội: Đã giải quyết việc làm cho 2.890 lao động, chưa kể số lao động trong vùng nguyên liệu mía, giấy.
Như vậy, từ năm 1990- 1994 ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh hoá đã bám sát định hướng kế hoạch của Nhà nước, thực hiện cho vay các công trình trọng điểm, dự án mũi nhọn của tỉnh như dự án chè đen xuất khẩu, xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu, dây chuyền khai thác đá nhập của ITALIA... Qua quá trình cho vay, thu nợ ngân hàng đã giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của doanh nghiệp kịp thời thu hồi vốn vay sử dụng sai mục đích như dây chuyền khai thác đá của Công ty đá hoa 150 triệu đồng và 10.000 USD, công ty may 49 triệu đồng. Từ đó góp phần lập lại trật tự, kỷ cương trong XDCB...
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đựơc thì công tác tín dụng trung, dài hạn thời kỳ này còn bộc lộ một số tồn tại như:
Vẫn còn tư tưởng phục vụ như thời bao cấp, nghĩa là không kiên quyết loại trừ một số dự án trọng điểm, mũi nhọn của tỉnh ra khỏi kế hoạch cho vay tuy khi thẩm định đã thấy dự án không thực sự có hiệu quả kinh tế. Thực tế đã chứng minh những do dự của ngân hàng là đúng. Đến 31 tháng 12 năm 1994 một số dự án không có khả năng trả nợ theo như cam kết với tổng số vốn: 1.741 triệu đồng chiếm 3,57% so tổng số vốn đã cho vay. Đó là
+ Dự án chè đen xuất khẩu của Công ty chè cà phê: 586 triệu đồng. Tuy ngân hàng chỉ cho vay phần vỏ bao che nhưng do thiết bị nhập của Nga là thiết bị cũ, không đồng bộ nên khi đầu tư xong Nhà máy hoạt động kém, mặt khác lại mất thị trường đông âu nên không có khả năng trả nợ.
+ Xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu của Công ty dâu tằm tơ: 160 triệu đồng do mua thiết bị lạc hậu, nên tơ xản suất ra không đủ phẩm cấp xuất khẩu, đến nay công ty đã giải thể.
+ Dây chuyền sản xuất đá nhập từ ITALIA của Công ty đá hoa xuất khẩu: 756 triệu đồng do nhập thiết bị đồng bộ nhưng không phù hợp vói khai thác núi đá ở thanh hoá nên không lắp đặt được.
+ Xí nghiệp đá Vĩnh minh: 239 triệu đồng do sản xuất không hiệu quả.
2. Giai đoạn 1995-2000:
Thực hiện các quyết định 2919/TTg ngày 29/5/1995 và QĐ959-KTTK ngày 3/3/1997 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định rõ nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển. Chi nhánh Thanh Hoá đã bám sát mục tiêu, kế hoạch định hướng của trung ương và địa phương để chủ động tham gia cùng các ngành, các chủ đầu tư lựa chọn các dự án thực sự có hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Đặc biệt là tập trung xem xét khả năng thu hồi vốn và trả nợ Ngân hàng. Khối lượng tín dụng cấp qua các năm đều tăng, nhất là tín dụng đầu tư cho các nghành Công nghiệp, xây dựng. Đến 31/12/2000 tổng dư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 79.doc