Luận văn Tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm nhạc ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .0

CHưƠNG 1.17

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH CẢM THẨM MỸ VÀ .17

HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC .17

1.1. Tình cảm thẩm mỹ .17

1.1.1.Quan niệm về tình cảm thẩm mỹ trong lịch sử mỹ học.17

1.1.2. Khái niệm và đặc trưng của tình cảm thẩm mỹ .20

1.2. Hoạt động âm nhạc .28

1.2.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của âm nhạc.28

1.2.2. Các hoạt động âm nhạc .35

1.2.2.3 Hoạt động đánh giá âm nhạc.38

1.3. Vai trò của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm nhạc .39

1.3.1. Vai trò của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động sáng tạo âm nhạc.40

1.3.2. Vai trò của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động thưởng thức âm nhạc.41

1.3.3. Vai trò của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động đánh giá âm nhạc .43

TIỂU KẾT CHưƠNG 1.46

CHưƠNG 2 .47

TÌNH CẢM THẨM MỸ TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC .47

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .47

2.1. Một số nhân tố tác động đến tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm

nhạc ở Việt Nam hiện nay .47

2.2. Thực trạng của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm nhạc ở Việt

Nam hiện nay .54

2.2.1. Một số biểu hiện tích cực của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm

nhạc ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó.54

2.2.2. Một số biểu hiện tiêu cực của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm

nhạc ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó.635

2.3. Một số giải pháp cơ bản bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ trong hoạt

động âm nhạc ở Việt Nam hiện nay.75

2.3.1. Bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm nhạc gắn với việc

nâng cao nhu cầu thẩm mỹ âm nhạc.75

2.3.2. Bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm nhạc gắn với việc

giáo dục thẩm mỹ âm nhạc.77

2.3.3. Bồi dưỡng và phát triển tình cảm th ẩm mỹ ở cả ba chủ thể thẩm mỹ :

chủ thể sáng tạo, chủ thể thưởng thức và chủ thể đánh giá âm nhạc.80

TIỂU KẾT CHưƠNG 2.83

KẾT LUẬN .84

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.77

pdf47 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm nhạc ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ học. Theo Kant, nhận thức của con ngƣời đƣợc chia làm ba bộ phận: bộ phận hiểu biết, bộ phận ham muốn và bộ phận thích thú. Tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy của ông nghiên cứu bộ phận thứ nhất: hiểu biết. Tác phẩm Phê phán lý tính thực tiễn của ông nghiên cứu bộ phận thứ hai: ham muốn. Tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán của ông nghiên cứu sự thích thú, sự thỏa mãn. Theo ông, tình cảm thẩm mỹ là năng lực thích thú, là sự thỏa mãn về tinh thần chứ không phải là năng lực nhận biết. Năng lực này chủ yếu dựa vào thị hiếu và năng khiếu. 19 Cùng với việc gắn cảm xúc thẩm mỹ với cái đẹp, Kant đã coi cảm xúc thẩm mỹ cũng gắn với cái cao cả. Đối với Kant, cảm xúc về cái đẹp mang tính khoan khoái vô tƣ, còn cảm xúc về cái cao cả mang tính tôn kính; khoái cảm đẹp gắn với hình thức, khoái cảm cao cả gắn với tâm linh. Theo Kant, tình cảm thẩm mỹ chỉ là một sự thích thú “vô tƣ”. Kant thừa nhận yếu tố thích thú, yếu tố khoái cảm trong tình cảm thẩm mỹ nhƣng không phân biệt thích thú ấy, khoái cảm ấy với các thích thú, các khoái cảm do lợi ích vật chất đƣa lại trực tiếp cho chủ thể nên Kant đã dẫn tình cảm thẩm mỹ đến “vô tƣ”. Hegel (1770 - 1831) là nhà triết học và mỹ học cổ điển Đức, cũng rất quan tâm tới các hoạt động thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ. Trong tác phẩm Hiện tượng học tinh thần năm 1807, Hegel đã nghiên cứu các vấn đề pháp quyền, tâm lý, tôn giáo, triết học tinh thần, tâm lý học, mỹ học. Theo ông, tinh thần tuyệt đối là những ý niệm chung gắn với các hình thức tôn giáo. Ý niệm tuyệt đối đƣợc thể hiện bằng hình ảnh đó là hình thức thẩm mỹ hay là hình thức nghệ thuật. Nhƣ vậy, theo Hegel cảm xúc thẩm mỹ có nguồn gốc từ ý niệm tuyệt đối đƣợc thể hiện bằng hình ảnh. Hegel cũng đƣa ra quan niệm về tình cảm thẩm mỹ. Ông cho rằng, hành vi cao nhất của lý tính bao quát tất cả mọi ý niệm là hành vi thẩm mỹ , rằng chỉ có trong vẻ đep̣ thì chân lý và điều tốt mới hơp̣ nhất với nhau bằng nhƣ̃ng mối liên hê ̣thân thuôc̣không thể coi là đƣợc phát triển về mặt tinh thần trong bất kỳ lĩnh vực nào nếu không có tình cảm thẩm mỹ. C.Mác (1818 - 1883), nhà triết học ngƣời Đức đã chỉ ra rằng, lao động chính là nguồn gốc hình thành nên con ngƣời, là hoạt động tạo ra của cải vật chất duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời và còn là dấu hiệu để phân biệt con ngƣời với con vật. Theo Mác, loài vật chỉ lao động theo bản năng nhằm phục vụ những nhu cầu thể xác trực tiếp còn con ngƣời thì lao động sản xuất ngay cả khi không còn bị chi phối bởi nhu cầu vật chất. Loài vật lao động một cách máy móc còn con ngƣời lao động một cách tự do. 20 Trong quá trình lao động, bên cạnh việc tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất con ngƣời còn tạo ra niềm vui, sự tự tin, lòng hân hoan, phấn khởi trƣớc những thành tựu của mình, những tình cảm thẩm mỹ cũng phát sinh trong quá trình đó. Chính nhờ những tình cảm thẩm mỹ, những niềm vui của lao động sáng tạo mà con ngƣời “có thể sản xuất theo kích thƣớc của bất cứ loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu của mình vào đối tƣợng; do đó con ngƣời cũng xây dựng theo các quy luật của cái đẹp"[47, tr.137]. Nhƣ vậy, lao động sáng tạo thẩm mỹ là hoạt động tạo ra các sản phẩm theo quy luật của cái đẹp và chính trong quá trình đó thì tình cảm thẩm mỹ đƣợc nảy sinh. 1.1.2. Khái niệm và đặc trưng của tình cảm thẩm mỹ 1.1.2.1. Khái niệm tình cảm Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tình cảm là sự rung động trƣớc một đối tƣợng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu của bản thân” [64, tr.1274]. Từ điển thuật ngữ Tâm lý học có viết: “Tình cảm là những trạng thái cảm xúc ổn định của con ngƣời đối với những sự vật, hiện tƣợng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ của họ”[6, tr.570]. Trong cuốn Tâm lý học đại cương, tác giả Phạm Minh Hạc định nghĩa: “Tình cảm là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tƣơng đối bền vững (có thể trong một thời gian, có khi cả đời) của chủ thể đối với sự đồng thuận (thỏa mãn, thích thú) hay không đồng thuận (không thỏa mãn, chán ngán) với nhu cầu, mong muốn, do tác động từ thế giới khách quan hay suy tƣ chủ quan mang lại” [17, tr.216]. Từ điển Triết học của tác giả Cung Kim Tiến đƣa ra định nghĩa: “Tình cảm là sự cảm động của con ngƣời trong quan hệ của mình đối với thực tại xung quanh (đối với mọi ngƣời, đối với những hiện tƣợng nào đó), và đối với bản thân mình”[81, tr.1187]. 21 Theo quan điểm của các nhà triết hoc̣ mácxít, “tình cảm là sự cảm động của con ngƣời trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản thân mình. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh thực tại, nó phản ánh quan hệ của con ngƣời đối với nhau, cũng nhƣ đối với thế giới khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con ngƣời và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của con ngƣời. Tình cảm có thể mang tính chủ động, chứa đựng sắc thái cảm xúc tích cực, cũng nhƣ trở thành thụ động, chứa đựng sắc thái cảm xúc tiêu cực. Tình cảm tích cực là một trong những động lực hoạt động sống của con ngƣời”[4, tr.199]. Trong sự phát triển của tâm lý con ngƣời thì tình cảm xuất hiện sau cảm xúc. Tình cảm đƣợc hình thành theo con đƣờng khái quát những phản ứng cảm xúc cụ thể, trở thành thuộc tính, sau đó chính nó lại quy định sự thể hiện các phản ứng cảm xúc cụ thể. Nhƣ vậy tình cảm đƣợc hình thành từ các cảm xúc và thể hiện bằng các cảm xúc khác nhau. Nhƣ vậy, có thể hiểu, tình cảm là thái độ cảm xúc của con người đối với sự vật, hiện tượng và con người xung quanh. Tình cảm có vai trò quan trọng và là điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhân cách con ngƣời. Tình cảm đƣợc hình thành theo sự phát triển ý thức của cá nhân và dƣới ảnh hƣởng của các tác động giáo dục của gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Do đó mà tình cảm có bản chất xã hội. Tình cảm đƣợc phân thành hai loại: tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao. - Tình cảm cấp thấp có liên quan đến sự thỏa mãn các nhu cầu sinh lý. - Tình cảm cấp cao liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu tinh thần. bao gồm: + Tình cảm đạo đức: là những tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu đạo đức của con ngƣời; + Tình cảm trí tuệ: là những tình cảm nảy sinh trong hoạt động trí tuệ, nhận thức; 22 + Tình cảm thẩm mỹ: là những tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu về cái đẹp. 1.1.2.2. Khái niệm tình cảm thẩm mỹ Tình cảm thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của ý thức thẩm mỹ. Ý thức thẩm mỹ là một bộ phận của đời sống tinh thần xã hội, bao gồm toàn bộ những tƣ tƣởng, tình cảm, những tri thức, quan điểm, quan niệm của con nguời về phƣơng diện thẩm mỹ. Tình cảm thẩm mỹ bắt đầu từ những cảm xúc thẩm mỹ. Tình cảm và cảm xúc là hình thức hoạt động tâm lý trong đó không có sự phân biệt giữa cá nhân đang suy lý với thế giới bên ngoài. Cảm xúc thẩm mỹ là rung động trực tiếp của con ngƣời trƣớc những hiện tƣợng thẩm mỹ khách quan. Đây là khâu đầu tiên, tín hiệu đầu tiên xác nhận sự thiết lập của quan hệ thẩm mỹ. Nằm trong hệ thống các phản xạ có điều kiện, cảm xúc thẩm mỹ chỉ xảy ra khi có sự vật hiện tƣợng khách quan mang giá trị thẩm mỹ tác động trực tiếp tới con ngƣời thông qua các giác quan. Đặc trƣng cơ bản cảm xúc thẩm mỹ là tính cảm tính trực tiếp, nó không phải là loại cảm xúc mơ hồ, không đối tƣợng. Nói cách khác, cảm xúc thẩm mỹ chính là phản ứng của con ngƣời trong khi cảm thụ cái đẹp, phê phán, xa lánh cái xấu. Cảm xúc thẩm mỹ là kết quả đầu tiên của chủ thể khi tiếp xúc với đối tƣợng thẩm mỹ. Thông qua cảm giác thẩm mỹ, các đặc tính của sự vật đƣợc hình thành, đƣợc tổng hợp trong biểu tượng thẩm mỹ. Biểu tƣợng thẩm mỹ là hình ảnh của các đặc trƣng rõ nét của các hiện tƣợng thẩm mỹ phản ánh vào ý thức. Tiếp theo đó, các phán đoán thẩm mỹ sẽ dần dƣợc hình thành. Phán đoán thẩm mỹ là sự đánh giá chủ quan về mặt thẩm mỹ của mỗi cá nhân đối với các hiện tƣợng thẩm mỹ khách quan. Toàn bộ cảm giác, các biểu tƣợng, các phán đoán thẩm mỹ đều nằm ở giai đoạn đầu tiên của tình cảm thẩm mỹ đó là giai đoạn xúc cảm thẩm mỹ. Đến các giai đoạn sau cao hơn, ổn định 23 hơn, có định hƣớng rõ rệt hơn, đó là giai đoạn của thị hiếu thẩm mỹ và lý tƣởng thẩm mỹ. Từ điển thuật ngữ Tâm lý học có viết: “Tình cảm thẩm mỹ là những tình cảm có liên quan tới sự thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu về cái đẹp. Nó biểu hiện thái độ thẩm mỹ của con ngƣời với hiện thực (tự nhiên, xã hội, lao động, con ngƣời)”[6, tr.571]. Từ điển Triết học của tác giả Cung Kim Tiến có định nghĩa: “Tình cảm thẩm mỹ là trạng thái xúc cảm xuất hiện trong quá trình cảm thụ thẩm mỹ những hiện tƣợng trong thực tại hoặc các tác phẩm nghệ thuật. Tình cảm thẩm mỹ là cảm xúc đặc thù nảy sinh ra từ cảm thụ này, và đóng vai trò là tình cảm về cái đẹp hoặc cái cao thƣợng, cái bi hoặc cái hài. Thái độ thẩm mỹ của con ngƣời không hạn chế ở những tình cảm thẩm mỹ, nhƣng nó chỉ tồn tại với những tình cảm ấy. Tình cảm thẩm mỹ là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử loài ngƣời. Nó phản ánh trình độ ý thức thẩm mỹ của xã hội. Những tác phẩm nghệ thuật vật chất hóa trong các hình tƣợng nghệ thuật những tình cảm thẩm mỹ và là phƣơng pháp có hiệu lực không những trong tƣ tƣởng, mà cả trong giáo dục tình cảm nữa; chúng có nhiệm vụ làm nguồn vui sƣớng và cảm hứng đối với con ngƣời”[81, tr.1189]. Tình cảm thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của ý thức thẩm mỹ, là những phản ứng của chủ thể nẩy sinh trong quá trình đồng hóa thực tại về mặt thẩm mỹ. Trong cuộc sống, trong hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, con ngƣời nẩy sinh những rung động, những cảm xúc trƣớc cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả, cái thấp hèn, Những rung động, những xúc cảm đó chính là tình cảm thẩm mỹ. Tình cảm thẩm mỹ là những cảm xúc nảy sinh ở con ngƣời do tác động của những đối tƣợng có ý nghĩa thẩm mỹ hết sức đa dạng, phong phú trong thế giới hiện thực. Mỹ học Mác - Lênin đã khẳng định, tình cảm thẩm mỹ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. “Tình cảm thẩm mỹ là phản ứng tình cảm của con ngƣời trƣớc cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái duyên dáng, cái xinh xắn, 24 cái hài hòa và mất hài hòa, cái ở trong độ và v.v.. Tình cảm thẩm mỹ còn là năng lực tinh thần của con ngƣời khi thƣởng thức, đánh giá, yêu thƣơng, liên tƣởng, sáng tạo những giá trị thẩm mỹ phong phú của cuộc sống và nghệ thuật”[38, tr.170]. Nhƣ vậy, có thể hiểu, tình cảm thẩm mỹ là những rung cảm nảy sinh khi cảm thụ thẩm mỹ, thể hiện thái độ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực (tự nhiên, xã hội, lao động và bản thân con người), thể hiện nhu cầu thẩm mỹ , thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ và được thể nghiệm trong những trạng thái khoái cảm nghệ thuật đặc trưng. Tình cảm thẩm mỹ được nảy sinh trong đời sống xã hội, bị quy định bởi xã hội và thể hiện trình độ phát triển về mặt xã hội của cá nhân, là động lực thôi thúc cá nhân sáng tạo, thưởng thức và đánh giá nghệ thuật. 1.1.2.3. Một số đặc trưng cơ bản của tình cảm thẩm mỹ Tình cảm thẩm mỹ nảy sinh trong quá trình đồng hóa thực tại về thẩm mỹ. Đó là những rung động của con ngƣời trƣớc cái đẹp. Cái đẹp giữ vị trí trung tâm của các quan hệ thẩm mỹ cho nên tình cảm thẩm mỹ cũng xoay quanh cái đẹp. Không có cái đẹp thì cũng không có cái bi, cái hài, cái cao cả, không có cái đẹp thì cũng không có nhu cầu thẩm mỹ , lý tƣởng thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ. Thế giới tự nhiên và xã hội của chúng ta luôn luôn vận động và phát triển, đời sống của con ngƣời cũng thay đổi do đó tình cảm thẩm mỹ cũng phải thay đổi. Do đó, đặc trƣng đầu tiên của tình cảm thẩm mỹ chính là mang tính thời đại. Nó không phải là cái bất biến, nó đƣợc nảy sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn của con ngƣời, thông qua hoạt động cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội con ngƣời vừa làm biến đổi tự nhiên, xã hội vừa làm thay đổi bản thân mình. Bên cạnh những đặc điểm của thời đại thì tình cảm thẩm mỹ còn chịu sự chi phối của yếu tố dân tộc, xã hội có giai cấp thì tình cảm thẩm mỹ cũng mang tính giai cấp. Trong xã hội có phân chia giai cấp, tình cảm thẩm mỹ của 25 con ngƣời luôn chịu ảnh hƣởng của giai cấp mà nó thuộc về nhƣ: điều kiện, hoàn cảnh sống, lý tƣởng đạo đức, lý tƣởng chính trị, lý tƣởng thẩm mỹ... TSécnƣsépxki, nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga thế kỷ XIX đã nói đến sự khác biệt mang tính giai cấp trong quan niệm về cái đẹp khi đƣa ra ví dụ những ngƣời lao động chốn thôn quê quan niệm về một ngƣời con gái đẹp phải là ngƣời khoẻ mạnh, rắn chắc, có khả năng lao động tốt, còn đối với nhƣ̃ng ngƣời ở xã hội thƣợng lƣu lại ƣa những cô tiểu thƣ mảnh dẻ, yểu điệu, gày gò, “gió thổi bay”: “Một thiếu nữ nông thôn, do làm việc nhiều mà rắn chắc, lại đƣợc ăn uống đầy đủ thì sẽ có sức khoẻ dồi dào - đó cũng là điều kiện cần thiết của một ngƣời đẹp ở thôn quê. Còn đối với ngƣời đẹp “gió thổi bay”, mảnh dẻ, gầy gò của xã hội giao tế hào hoa thì ngƣời thôn quê lại dứt khoát cho là “vô duyên”, và thậm chí còn cảm thấy khó chịu nữa, vì rằng ngƣời thôn quê vẫn quen cho rằng “gầy còm” là kết quả của ốm yếu hay của một “số phận đắng cay”[84, tr.24]. Giải thích nguyên nhân vì sao lại có hiện tƣợng này, Tsécnƣsépxki cho là do địa vị giai cấp của họ. Chính sự khác biệt về giai cấp sẽ đƣa đến những quan niệm khác nhau về thẩm mỹ: “Những ngƣời sống nhàn rỗi thì máu ít chảy xuống chân tay, gân thịt chân tay của mỗi thế hệ lại một yếu dần đi, xƣơng trở nên càng nhỏ, kết quả tất nhiên của tất cả cái đó là chân tay nhỏ bé. Chúng là dấu hiệu của một cuộc đời mà chỉ những giai cấp trên trong xã hội mới có, một cuộc đời không lao động chân tay. Nếu một ngƣời đàn bà lịch thiệp mà chân tay to lớn thì là một ngƣời đàn bà xấu xí hoặc không xuất thân từ một gia đình lƣơng thiện và cổ kính”[84, tr.25]. Tính dân tộc của tình cảm thẩm mỹ gắn với nhu cầu thẩm mỹ của dân tộc. Mỗi dân tộc có điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế và bản sắc văn hóa khác nhau nên những nhu cầu thẩm mỹ cũng khác nhau và việc thỏa mãn những nhu cầu thẩm mỹ đó làm cho tình cảm thẩm mỹ của mỗi dân tộc cũng khác nhau. Đối với ngƣời dân Việt Nam khi xa quê hƣơng và nghe những làn điệu dân ca quê nhà sẽ làm cho chúng ta xúc động và nhớ về quê hƣơng. Đối với các bạn Lào thì họ lại thấy hào hứng khi thƣởng thức điệu múa lăm vông, 26 ngƣời Campuchia thì lại phấn khởi, vui mừng với điệu múa lâm thôn của họ. Ngƣời Việt Nam chúng ta tự hào về vẻ đẹp của áo dài truyền thống, ngƣời Hàn Quốc tự hào với trang phục Hanbok, ngƣời Nhật Bản thì lại tự hào về trang phục Kimono, còn ngƣời Hoa lại yêu thích vẻ đẹp của chiếc áo sƣờn xám... Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, tình cảm thẩm mỹ của mỗi một dân tộc là khác nhau. Tình cảm thẩm mỹ mặc dù là những phản ánh trực tiếp của con ngƣời trƣớc những đối tƣợng nhƣng không phải vì thế mà cho rằng tình cảm thẩm mỹ chỉ là cái thuần túy cảm tính. Cũng nhƣ các bộ phận khác của ý thức thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ chịu sự tác động qua lại với các yếu tố tinh thần khác. Trong con ngƣời xã hội, yếu tố tình cảm không bao giờ tồn tại biệt lập mà luôn luôn chịu sự tác động của lí trí, của tƣ tƣởng, của thế giới quan, nhân sinh quan, của bề dày văn hóa. Đồng thời tình cảm thẩm mỹ còn chịu sự tác động của tình cảm đạo đức, tình cảm pháp luật, tình cảm chính trị - xã hội, Chính sự tác động qua lại hết sức phức tạp đó làm cho tình cảm thẩm mỹ không đơn thuần là cái cảm tính. Tình cảm thẩm mỹ có mối quan hệ chặt chẽ với tình cảm đạo đức, chúng tạo điều kiện hình thành những đặc tính nhất định của cá nhân, tham gia hết sức tích cực vào việc giáo dục đạo đức - xã hội. Mỹ học Mác - Lênin không đối lập tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ và tình cảm đạo đức có mối quan hê ̣khăng khít v ới nhau. Những tình cảm đạo đức trong sáng, những động cơ không vụ lợilà những kích thích tố mang lại một quan hệ tốt đẹp hơn giữa con ngƣời với con ngƣời. Từ đó tạo ra những hứng thú đối với lao động và những hoạt động khác vì mục tiêu hạnh phúc của con ngƣời. Ngƣời có năng lực tình cảm đạo đức phát triển, không chỉ là ngƣời có lòng tốt, có tình thƣơng, sự độ lƣợng mà còn là ngƣời có năng lực tham gia vào cac hoạt động thực tiễn, đấu tranh, bảo vệ cho những giá trị đạo đức cao đẹp và ngăn ngừa những giá trị phi đạo đức. Dƣới tác động của tình cảm đạo đức nói riêng, nhân tố đạo đức nói chung, sẽ làm cho nhân cách con 27 ngƣời trở nên lành mạnh, phát triển. Cũng nhƣ tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ là một trong những nhân tố góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách của con ngƣời. Nhờ những năng lực thẩm mỹ, trong đó có tình cảm thẩm mỹ, con ngƣời phát hiện ra cái đẹp của thế giới xung quanh mình. Tình cảm thẩm mỹ làm gia tăng trƣờng lực, tối ƣu hóa các quá trình tâm sinh lý, kích thích tính sáng tạo trong mọi hoạt động sống của con ngƣời. Cùng với tình cảm thẩm mỹ, sự tham gia của thị hiếu thẩm mỹ tinh tế, sẽ giúp con ngƣời có phản ứng nhanh, nhạy, chính xác trong nhận thức, thƣởng ngoạn, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ. Sự kết hợp giữa tình cảm thẩm mỹ với lý tƣởng thẩm mỹ cao đẹp, là những nhân tố phản ánh khát vọng tự do, kích thích tính tích cực của hoạt động sống, khả năng lao động có hiệu quả cao trong cuộc sống của mỗi ngƣời. Toàn bộ bộ mặt tinh thần, những khả năng bộc lộ nhân cách của con ngƣời, nhờ tham gia của năng lực thẩm mỹ trong đó có tình cảm thẩm mỹ, mà trở nên phong phú và phát triển. Tình cảm thẩm mỹ còn đƣợc đặc trƣng ở tính vô tư. Tính vô tƣ của tình cảm thẩm mỹ thể hiện ở chỗ khi thƣởng thức cũng nhƣ khi sáng tạo nghệ thuật chủ thể không còn vƣớng bận bởi những tình toán thực dụng thấp hèn mà mặc sức để cho cảm xúc hồn nhiên bay bổng hƣớng tới cái đẹp, cái cao cả. Chính tính vô tƣ của tình cảm thẩm mỹ trong quá trình thƣởng thức và sáng tạo thẩm mỹ làm xua tan những mệt mỏi, lo lắng, ƣu phiền trong cuộc sống đồng thời tiếp thêm sức mạnh để con ngƣời vƣơn tới cái đẹp, chiến thắng cái xấu, cái ác. Tình cảm thẩm mỹ nảy sinh trong hoạt động thƣởng thức và sáng tạo nghệ thuật có vai trò hết sức quan trọng trong việc thanh lọc các cảm xúc tiêu cực, bồi dƣỡng đạo đức, nuôi dƣỡng tâm hồn, bảo đảm sự phát triển hài hòa, toàn diện của con ngƣời. Tình cảm thẩm mỹ còn có đặc trƣng nữa là yếu tố khoái cảm, thiếu yếu tố khoái cảm thì tình cảm chƣa thể trở thành tình cảm thẩm mỹ. Khoái cảm thẩm mỹ là một loại tình cảm đặc biệt của con ngƣời, tình cảm yêu thích, khoan khoái, ngƣỡng mộ. Khoái cảm thẩm mỹ - sự yêu thích, khoan khoái, 28 ngƣỡng mộ này có những đặc trƣng riêng không giống với bất kỳ một loại khoái cảm nào khác. Nhƣng không phải bất cứ sự thỏa mãn nào cũng là tình cảm thẩm mỹ. Những thích thú đƣợc khơi dậy từ sự thỏa mãn nhu cầu vật chất nhƣ đƣợc ăn ngon, tắm mát, đƣợc ngủ ngon giấckhông phải là những khoái cảm thẩm mỹ. Sự yêu thích, khoan khoái do thỏa mãn các nhu cầu vật chất, nhu cầu sinh học, xuất phát từ vị giác, xúc giác, khứu giác nhƣ ăn, uống, hút thuốc... không liên quan đến cái đẹp. Sự yêu thích, khoan khoái gắn liền với cái đẹp là sự yêu thích nảy sinh do thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, là một loại khoái cảm tinh thần, cao quý, vô tƣ, xuất phát từ sự tác động của đối tƣợng đến hai cửa sổ tâm hồn - tai và mắt. 1.2. Hoạt động âm nhạc 1.2.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của âm nhạc 1.2.1.1. Khái niệm âm nhạc Theo Từ điển Tiếng Việt thì “âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh làm phƣơng tiện để biểu đạt tƣ tƣởng và tình cảm” [64, tr.35]. Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật lấy âm thanh (biểu hiện ở chiều ngang là giai điệu, chiều dọc là hòa thanh) làm phƣơng tiện, chất liệu để biểu hiện sự rung động, cảm xúc, tâm trạng của con ngƣời. Cao độ (độ trầm bổng) và trƣờng độ (độ nhanh chậm) đƣợc coi là những thuộc tính cơ bản của âm nhạc. Sự kì diệu của bộ môn nghệ thuật này là tác động trực tiếp, mạnh mẽ vào tình cảm của ngƣời nghe và thông qua tình cảm mà thể hiện tƣ tƣởng. Ƣu thế nói trên hiếm có bộ môn nghệ thuật nào có thể thay thế đƣợc. Việc phân chia các thể loại âm nhạc là điều rất phức tạp và chƣa có một quy ƣớc thống nhất. Ngƣời ta có thể dựa vào những cơ sở khác nhau để phân chia hệ thống các thể loại âm nhạc nhƣ: - Dựa trên cơ sở chức năng sinh hoạt xã hội của tác phẩm âm nhạc. - Dựa trên cơ sở ngôn ngữ biểu hiện hoặc nội dung biểu hiện của tác phẩm âm nhạc. - Dựa trên cơ sở điều kiện biểu diễn và cảm thụ của tác phẩm âm nhạc. 29 Tổng hợp các yếu tố trên, ngƣời ta có thể phân chia nghệ thuật âm nhạc thành bốn nhóm thể loại lớn nhƣ sau: 1/ Âm nhạc dân gian truyền miệng; 2/ Nhạc giải trí; 3/ Âm nhạc kinh điển; 4/ Loại tác phẩm âm nhạc sân khấu. Trong Nhạc giải trí, lại chia thành: + Nhạc khiêu vũ (dance) + Nhạc POP (popular) + Nhạc JAZZ + Nhạc ROCK và nhạc điện tử + Nhạc bán cổ điển (Semi - Classic) Âm nhạc kinh viện bao gồm: + Loại âm nhạc thính phòng + Loại âm nhạc giao hƣởng hoặc Concerto viết cho nhạc cụ độc tấu và dàn nhạc + Loại hợp xƣớng Loại tác phẩm âm nhạc sân khấu cũng có thể phân chia âm nhạc thành hai nhóm thể loại lớn đó là thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là âm thanh của giọng hát con ngƣời. Ở thanh nhạc, hai yếu tố nhạc và lời kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, nƣơng tựa vào nhau, góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho nhau. Khí nhạc lại là âm thanh đƣợc phát ra từ các loại nhạc cụ nhƣ đàn, sáo, kèn, trống trên thực tế, thanh nhạc và khí nhạc liên quan hài hòa với nhau. Lời hòa vào nhạc, nhạc lôi cuốn, chắp cánh cho lời ca bay xa, bay cao. Không phải ngẫu nhiên, trong ngôn ngữ thƣờng ngày hai từ ca và nhạc thƣờng đƣợc sử dụng sóng đôi biểu thị mối quan hệ gắn kết nói trên. Cũng không phải ngẫu nhiên, ở nhiều nghệ sĩ tài năng, cùng một lúc hát rất hay lại sử dụng rất giỏi các loại nhạc cụ. 30 1.2.1.2. Đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc Âm thanh và thời gian là hai yếu tố đặc trƣng của nghệ thuật âm nhạc. Nó luôn luôn là trừu tƣợng và ƣớc lệ trong nhận thức của con ngƣời đặc biệt là trong các thể loại âm nhạc không lời (khí nhạc). Hình tƣợng của âm nhạc mang tính trừu tƣợng và trực tiếp hơn các loại hình nghệ thuật khác do yếu tố biểu hiện là chất liệu âm thanh của âm nhạc. Nghệ thuật nào cũng hƣớng đến tâm hồn con ngƣời nhƣng âm nhạc là thứ ngôn ngữ trực tiếp của tâm hồn, nó len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, tình cảm và chạm vào mọi ý thức của tâm linh. Nền tảng nội dung của các hình tƣợng âm nhạc trƣớc hết là những tình cảm, cảm xúc của con ngƣời, sự vận động của cuộc sống con ngƣời, tính chất những tình cảm, tâm trạng, cảm xúc này, nhịp điệu của hoạt động con ngƣời. Hình tƣợng âm nhạc mở ra đầu tiên ở chủ đề âm nhạc, sau đó là quá trình phát triển các chủ đề âm nhạc. Trong quá trình phát triển đó, có khi là sự mở rộng biến hóa, bổ sung, có khi là sự xuất hiện chủ đề mới tạo nên sự tƣơng phản, xung đột giữa các chủ đề tạo nên hình tƣợng sinh động, sâu sắc. Chủ đề trong âm nhạc là ý nhạc cơ bản đƣợc trình bày một cách rõ ràng trong quan hệ giai điệu và cấu trúc, thể hiện ở chất liệu âm nhạc đƣợc cá tính hóa và có ý nghĩa dẫn đầu truyền cảm hình tƣợng trong tác phẩm âm nhạc. Chủ đề âm nhạc gắn liền với ngôn ngữ âm nhạc đƣợc thể hiện một cách cụ thể bằng một giai điệu, một ý nhạc, hoặc có thể là một tiết tấu, vài nốt nhạc, vài hợp âm mang tính đặc sắc, cô đọng nhất, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ liên tƣởng, dễ cảm nhận. Chủ đề âm nhạc và hình tƣợng âm nhạc có mối liên hệ gắn bó với nhau nhƣng không đồng nhất với nhau. Nó gắn bó với nhau bởi lẽ, mỗi một chủ đề âm nhạc sẽ mang lại một hình tƣợng âm nhạc, nếu nhƣ không ngay tức khắc thì cũng sẽ ít nhiều bộc lộ trong toàn bộ tác phẩm. Tuy nhiên, nó không đồng nhất ở chỗ: khái niệm chủ đề âm nhạc quan hệ đến chất liệu âm nhạc, nó là ý nhạc cụ thể. Chủ đề âm nhạc thuộc lĩnh vực lý thuyết, lý luận âm nhạc còn 31 hình tƣợng âm nhạc mang tính chất mở rộng hơn. Đó là trạng thái tâm hồn, nhận thức lý trí của con ngƣời thông qua những phƣơng tiện biểu hiện của ngôn ngữ âm nhạc mà hình thành. Do đó hình tƣợng âm nhạc mang tính ƣớc lệ, tính trừu tƣợng và khái quát cao về tƣ duy, cảm xúc của nhà soạn nhạc. Nhƣ vậy, có thể nói hình tƣợng âm nhạc là linh hồn của tác phẩm âm nhạc. Tuy nhiên, một tác phẩm âm nhạc không phải luôn luôn và không phải trong tất cả sự phát triển đều chứa đầy đủ chủ đề. Tác phẩm có thể đƣợc xây dựng trên chất liệu hình ảnh bƣớc chạy không có tính chất chủ đề và trên nền chuyển động bình thản đƣợc âm hình hóa khi tạo nên hình tƣợng rõ rệt về trạng thái tâm lý hoặc hình ảnh thiên nhiên... Hình tƣợng âm nhạc có hai đặc điểm: Thứ nhất, nó phản ánh cuộc sống trực tiếp bằng các hình tƣợng âm thanh và nhịp điệu. Trƣớc hết phải nói đến sự phản ánh trực tiếp tiếng động và âm thanh của hiện thực khách quan trong đó, thế giới tự nhiên đƣợc khắc họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004770_1_2339_2002878.pdf
Tài liệu liên quan