MỤC LỤC
Chương 1:GIỚI THIỆU . . . 1
1. 1. Lý do chọn đề tài . . . . 1
1. 2. Mục tiêu nghiên cứu . . . 2
1. 2. 1. Mục tiêu tổng quát . . . 2
1. 2. 2. Mục tiêu cụ thể . . . 2
1. 3. Phương pháp nghiên cứu . . . 3
1. 3. 1. Phương pháp thu thập số liệu . . 3
1. 3. 2. Phương pháp phân tích. . . 3
1. 4. Phạm vi nghiên cứu . . . 4
1. 4. 1. Phạm vi về thời gian . . . 4
1. 4. 2. Phạm vi về không gian . . . 4
1. 4. 3. Phạm vi về nội dung . . . 4
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. . . . . 5
2. 1. Khái niệm về tín dụng . . . 5
2. 2. Phân loại tín dụng . . . . 5
2. 2. 1. Mục đích cho vay. . . 6
2. 2. 2. Thời hạn cho vay . . . 6
2. 2. 3. Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng . . 7
2. 2. 4. Xuất xứ tín dụng . . . 8
2. 3. Vấn đề về bảo đảm tín dụng . . . 9
2. 3. 1. Khái niệm đảm bảo tín dụng . . 9
2. 3. 2. Tại sao phải bảo đảm tín dụng. . 9
2. 3. 3. Những thuộc tính của bảo đảm tín dụng . . 9
2. 3. 4. Các hình thức bảo đảm tín dụng . . 10
2. 3. 5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay . . 11
2. 3. 6. Quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng. . 11
2. 4. Qui trình cho vay . . . . 11
2. 5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng . 16
Chương 3: GIỚI THIỆU NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH THẠNH. 17
3. 1. Sơ lược tình hình, đặc điểm kinh tế xã hội huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ . . . . 17
3. 1. 1. Vị trí địa lý kinh tế . . . 17
3. 1. 2. Dân số . . . . 17
3. 1. 3. Đặc điểm kinh tế . . . 18
3. 2. Quá trình hình thành và phát triển NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh thành
phố Cần Thơ. . . . 19
3. 2. 1. Quá trình hình thành và phát triển . . 19
3. 2. 2. Chức năng, lĩnh vực hoạt động. . 20
3. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . . 21
3. 3. 1. Cơ cấu tổ chức . . . 21
3. 3. 2. Chức năng của bộ máy quản lý . . 21
3. 3. 3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm . 23
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT
HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ . . 25
4. 1. Phân tích tình hình huy động vốn. . 25
4. 1. 1. Tiền gửi các tổ chức kinh tế . . 29
4. 1. 2. Tiền gửi tiết kiệm . . . 30
4. 2. Nguyên nhân phát sinh ảnh hưởng đến công tác huy động vốn . 32
4. 3. Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh thành phố
Cần Thơ . . . . 33
4. 3. 1. Phân tích Doanh số cho vay . . 33
4. 3. 2. Phân tích Doanh số thu nợ . . 39
4. 3. 3. Phân tích Doanh số dư nợ . . 44
4. 3. 4. Phân tích Doanh số nợ quá hạn . . 49
4. 3. 5. Đánh giá về chất lượng tín dụng của Ngân hàng . 55
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ. . . . . 61
5. 1. Một số hạn chế trong công tác tín dụng của Ngân hàng . 61
5. 2. Chiến lược nâng cao vốn huy động và giảm thiểu rủi ro trong việc huy động vốn . . . . 63
5. 3. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng trong NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh
thành phố Cần Thơ . . . . 64
5. 3. 1. Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả . . 65
5. 3. 2. Thực hiện đầy đủ qui trình tín dụng . . 66
5. 3. 3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định . . 67
5. 3. 4. Thực hiện đầy đủ các qui trình về bảo đảm tiền vay . 68
5. 3. 5. Công tác quản lý và sử lý nợ . . 69
5. 3. 6. Yếu tố con người trong hoạt động tín dụng . . 70
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 71
6. 1. Kết luận . . . . 71
6. 2. Kiến nghị . . . . 73
6. 2. 1. Đối với NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh . . 73
6. 2. 2. Đối với Ngân hàng nhà nước . . 74
6. 2. 3. Đối với chính quyền địa phương . . 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . 77
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứu cụ thể các loại
để hiểu rõ hơn về nguồn vốn huy động của chi nhánh.
4. 1. 1. Tiền gửi các tổ chức kinh tế
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế: đây là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh
nghiệp, loại tiền gửi này không nhằm mục đích sinh lời mà để thanh toán, chi trả
trong kinh doanh.
Tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn huy động. Năm 2005 đạt
2.867 triệu đồng, năm 2006 đạt 6.640 triệu đồng tăng 3.773 triệu đồng (tăng
131,60%), nguyên nhân loại tiền gửi này tăng là do ngân hàng mở rộng dịch vụ
thanh toán, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thuận tiện cho việc chi trả
tiền hàng, việc thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài
khoản thanh toán qua Ngân hàng.
Sang năm 2007 tiền gửi này đạt 3.540 triệu đồng giảm 3.100 triệu đồng tương
ứng tỷ lệ giảm 46,69%. Nguyên nhân giảm:
+ Sự cạnh tranh giữa chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp với các Ngân hàng
trên cùng địa bàn về vấn đề lãi suất
+ Ngân hàng từ chối nhu cầu vay do quan hệ tín dụng không uy tín.
Những năm qua công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn trong đó phương
tiện và kỹ thuật thanh toán quy trình công nghệ của Ngân hàng còn hạn chế do chưa
phát huy hết các phương tiện thanh toán phù hợp với cơ chế thị trường, bên cạnh đó
mạng lưới vi tính cũng hạn chế trình độ ứng dụng công nghệ còn thấp do nguồn
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 30
nhân lực từ nội bộ của Ngân hàng, mặt khác hệ thống máy còn lạc hậu chưa đủ phục
vụ nhu cầu giao dịch của Ngân hàng với khách hàng điều đó trở ngại cho Ngân hàng
như tốn chi phí và thời gian, mặt khác các thông tin về dịch vụ thanh toán chưa
được tuyên truyền rộng khắp tới người dân.
4. 1. 2. Tiền gửi tiết kiệm
Hiện tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ
đang nhận tiền gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ mạnh (Dollars Mỹ).
Người gửi tiền tự do lựa chọn phương thức trả lãi phù hợp với hình thức huy
động vốn của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
Đến hạn, khách hàng không đến rút vốn và lãi thì tiền lãi được nhập vào gốc
và ngân hàng sẽ chuyển tiếp kỳ hạn sau. Nguồn vốn rút trước hạn thì được hưởng lãi
theo qui định của NHNo & PTNT theo từng thời kỳ.
Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn đây
là nguồn vốn khá quan trọng đối với ngân hàng thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân
cư. Nhìn chung loại tiền gửi này đều tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng tương đối ổn
định trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng.
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 31
Bảng 4: Tình hình tiền gửi tiết kiệm
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch 2006 so
với 2005
Chênh lệch 2007
so với 2006
Số tiền
Tốc độ
tăng,giảm
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng,giảm
(%)
1. TGTK không kỳ hạn 4.270 9.696 16.926 5.426 127,07 7.230 74,57
2. TGTK có kỳ hạn 8.119 17.477 40.000 9.358 115,26 22.523 128,87
TỔNG CỘNG 12.389 27.173 56.926 14.784 119,33 29.753 109,49
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh)
4.270
8.119
9.696
17.477 16.926
40.000
0
10.000
20.000
30.000
40.000
2005 2006 2007 TGTK KKH
TGTK CKH
Triệu đồng
Năm
Hình 8: Biểu hiện tình hình huy động vốn bằng Tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng
qua 3 năm 2005, 2006, 2007
* Chú thích:
- TGTK KKH: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
- TGTK CKH: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Qua số liệu ta nhận thấy tổng tiền gửi tiết kiệm năm 2006 đạt 27.173 triệu
đồng tăng so với năm 2005 là 14.784 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 119,33% và đến năm
2007 lượng tiền gửi này đạt 56.926 triệu đồng tăng lên rất cao so với năm 2006 với
lượng tăng 29.753 triệu đồng, tốc độ tăng là 109,49%. Trong đó:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: năm 2006 đạt 9.696 triệu đồng tăng 5.426
triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng 127,07%; đến năm 2007 loại tiền gửi này lại
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 32
tiếp tục tăng lên và đạt 16.926 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 7.230 triệu đồng
với tốc độ tăng là 74,57%.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: năm 2005 đạt 8.119 triệu đồng, sang năm 2006
tiền gửi tiết kiệm tăng lên đáng kể đạt 17.477 triệu đồng tăng 9.358 triệu đồng hay
tăng 115,26% so với năm 2005. Đến năm 2007 tiếp tục tăng lên đạt 40.000 triệu
đồng tăng 128,87% hay tăng 22.523 triệu đồng so với năm 2006.
Trong năm 2007 công tác huy động tiền gửi tiết kiệm đã thực sự tăng so với
những năm trước đây đó là nhờ sự quan tâm của Ban lãnh đạo, đặc biệt là thái độ
phục vụ tận tình của nhân viên phòng nguồn vốn.
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh đã sử dụng mạng lưới vi tính
để giao dịch với khách hàng: khách hàng gửi tiền, chi nhánh có máy in sổ tiết kiệm
tự động. Khi rút tiền khách hàng không phải viết phiếu lĩnh tiền mà ngân hàng đã có
máy in sẵn khách hàng chỉ ký nhận tiền. Hơn nữa trụ sở kinh doanh của Ngân hàng
xây dựng kiên cố, hiện đại nằm bên cạnh trục lộ chính thuận tiện cho khách hàng
gửi, rút tiền, đồng thời nhìn vào trụ sở khang trang người gửi tiền đã đặt niềm tin và
mạnh dạn đem tiền vào gửi. Không những khách hàng địa phương mà còn rất nhiều
khách hàng vãng lai ở một số tỉnh khác.
4. 2. NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HUY
ĐỘNG VỐN.
- Tiền gửi lãi suất rẽ làm cho lãi suất đầu vào của chi nhánh tăng do công tác
huy động vốn có những chuyển biến tích cực nhưng chưa đủ điều kiện huy động vốn
trong địa bàn, ngoài địa bàn huyện Ngân hàng huy động được với lãi suất cao, đồng
thời chưa thật sự tập trung lĩnh vực này nên kết quả chưa thật sự có hiệu quả.
- Kinh tế tăng trưởng chưa cao, thiếu ổn định, tích lũy thấp ảnh hưởng lớn đến
việc huy động vốn từ nội bộ, cơ chế lãi suất không hấp dẫn và do tâm lý còn e ngại
giao dịch với Ngân hàng nên không muốn gửi tiền vào Ngân hàng.
- Do công tác tuyên truyền chưa sâu rộng trong nhân dân, chưa tạo được thói
quen gởi tiền tiết kiệm trong nhân dân. Ngân hàng chưa áp dụng nhiều hình thức
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 33
phổ biến, đa dạng tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng giúp người
dân thay đổi ý nghĩ.
Qua phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng ta rút ra những điểm
mạnh và điểm yếu như sau:
* Điểm mạnh.
- Phong cách giao dịch chu đáo, lịch sự, ân cần chu đáo.
* Điểm yếu.
- Tiềm lực về vốn yếu.
- Thiết bị công nghệ lạc hậu.
- Sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn.
- Hoạt động maketing còn yếu, chất lượng phục vụ kém.
4. 3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN
VĨNH THẠNH TỈNH CẦN THƠ
4. 3. 1. Phân tích doanh số cho vay
4. 3. 1. 1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Bảng 5: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch 2006 so
với 2005
Chênh lệch 2007
so với 2006
Số tiền
Tốc độ
tăng,giảm
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng,giảm
(%)
1. Ngắn hạn 120.692 148.751 210.944 28.059 23,25 62.193 41,81
2. Trung hạn 40.230 50.800 55.156 10.570 26,27 4.356 8,57
TỔNG CỘNG 160.922 199.551 266.100 38.629 24,00 66.549 33,35
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh)
Với nguồn vốn huy động được, ngân hàng đã đẩy mạnh công tác đầu tư cho
vay đến các thành phần kinh tế trong huyện. Ngân hàng đã đưa ra nhiều cơ chế tín
dụng phù hợp tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng, chủ động
tìm kiếm khách hàng để đầu tư cho vay, cho vay các dự án mang tính khả thi mang
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 34
lại hiệu qủa kinh tế cao. Do đó, hoạt động cho vay luôn là vấn đề trọng tâm của ngân
hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời tạo nguồn lợi chính cho ngân
hàng.
Do đặc điểm của ngành nông nghiệp thường có chu kỳ hoạt động tối đa là 5
năm nên việc cho vay dài hạn (trên 5 năm) tại ngân hàng là rất ít. Do vậy, tình hình
cho vay và thu nợ chỉ tính cho hai loại thời hạn là: ngắn hạn và trung hạn.
Nhìn vào bảng 5 ta thấy doanh số cho vay qua 3 năm của ngân hàng luôn
tăng mà chủ yếu sự gia tăng là cho vay ngắn hạn.
Đầu tư tín dụng ngắn hạn là hình thức đầu tư chủ yếu của chi nhánh NHNo &
PTNT huyện Vĩnh Thạnh. Nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tín dụng
của ngân hàng. Ngân hàng cấp tín dụng dung để bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt của
các hộ sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho từng vụ trong sản xuất nông
nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dung, sinh hoạt cá nhân trên địa bàn. Cùng
với sự phát triển của huyện, đời sống của nhân dân cũng dần được cải thiện, nhu cầu
vốn cho sản xuất cũng được nâng cao. Cụ thể như sau:
- Năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn là 120.692 triệu đồng, sang năm
2006 là 148.751 triệu đồng, tăng 28.059 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là
23,25% so với năm 2005. Đến năm 2007 là 210.944 triệu đồng, tăng 62.193 triệu
đồng tương đương tỷ lệ tăng là 41,81% so với năm 2006. Nguyên nhân sự gia tăng
này do:
+ Các hộ cho vay vốn đã mạnh dạn mở rộng qui mô sản xuất, số hộ
vay ngày càng tăng qua các năm.
+ Thủ tục cho vay được đơn giản hoá, đội ngũ cán bộ tín dụng nhiệt
tình giúp đỡ người dân khi đến vay vốn.
+ Huyện Vĩnh Thạnh là huyện có 80% là nông dân làm sản xuất nông
nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, nên cho vay ngắn hạn sẽ tạo cho ngân hàng thu hồi
nợ được dễ dàng.
+ Có đủ vốn để kịp thời cung cấp cho khách hàng vì nguồn vốn của
ngân hàng cũng huy động bằng hình thức ngắn hạn.
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 35
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định điều tra cho cán bộ
tín dụng.
+ Cho vay ngắn hạn phù hợp với loại hình cho vay nông thôn thu hút
khách hàng ngày càng đông, món vay của nông dân thường nhỏ nhưng số lượng vay
rất lớn.
+ Phân tán bớt rủi ro cho ngân hàng.
Để thấy rõ hơn về sự tăng giảm về tình hình cho vay giữa các năm ta có thể
dựa vào hình sau:
120.692
148.751
210.944
50.800 55.15640.230
266.100
199.551
160.922
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
2005 2006 2007
Ngắn hạn
Trung hạn
Tổng
Năm
Triệu đồng
Hình 9: Biểu đồ tình hình cho vay theo thời hạn tín dụng
qua 3 năm 2005-2007
Qua biểu đồ 4 ta thấy được tình hình cho vay trung hạn tăng lên qua các năm.
Nguyên nhân tăng lên này là do:
- Ngân hàng đã chủ trương thực hiện nhiều biện pháp chuyển dần từ cho vay
ngắn hạn sang cho vay trung-dài hạn. Theo công văn số 1143/NHNo ngày 24/8/95
của NHNo & PTNT, ngân hàng khuyến khích nông dân mở rộng qui mô sản xuất
ngày càng lớn hơn. Điều này làm cho tỷ trọng cho vay trung hạn tăng lên.
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 36
- Ngân hàng mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế như cho vay xây
dựng cơ sở hạ tầng, cho vay các doanh nghiệp, dịch vụ thương mại, các ngành công
nghiệp xay xát,v.v…Cũng góp phần làm gia tăng doanh số cho vay trung-dài hạn.
Trong năm 2005 doanh số cho vay Doanh nghiệp đạt được là 40.230 triệu
đồng (cho vay Doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề chính sau:
Kinh doanh gia công xay xát lúa gạo, kinh doanh nông sản, dịch vụ thương mại…)
- Do việc cấp tín dụng trung-dài hạn của Ngân hàng mà chủ yếu là trung hạn
để bù đắp sự thiếu hụt về vốn do việc đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng sản xuất
của các hộ sản xuất kinh doanh, chăn nuôi gia xúc gia cầm, đáp ứng nhu cầu tiêu
dung dài hạn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
- Do ngân hàng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn tín dụng, tốc độ cơ giới hoá
trong nông nghiệp của huyện được bà con từng bước nâng cao, ảnh hưởng đến loại
hình tín dụng này.
Doanh số cho vay vốn trung hạn năm 2005 là 40.230 triệu đồng, sang năm
2006 thì doanh số cho vay trung hạn là 50.800 triệu đồng, số tiền tăng là 10.570
triệu đồng tỷ lệ tương ứng là 26,27%, đến năm 2007 doanh số cho vay đạt được là
55.156 triệu đồng, tăng 4.356 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ
8,57%.
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 37
4. 3. 1. 2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch 2006
so với 2005
Chênh lệch 2007
so với 2006
Số
tiền
Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng
(%)
1. DNTN 4.575 9.876 20.250 5.301 115,87 10.374 105,04
2.Hộ sản xuất 155.131 186.459 237.900 31.328 20,19 51.441 27,59
- Trồng trọt 95.078 111.875 151.200 16.797 10,83 39.325 35,15
- Chăn nuôi 60.053 74.584 86.700 14.531 9,37 12.116 16,24
3. Hộ (TT,BB) ĐLVT 1.216 3.216 7.950 2.000 164,47 4.734 147,20
TỔNG CỘNG 160.922 199.551 266.100 38.629 24,00 66.549 33,35
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh)
20.2509.8764.575
237.900
186.459
155.131
1.216 3.216 7.950
160.922
266.100
199.551
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
2005 2006 2007
DNTN
Hộ sản xuất
Hộ (TT,BB) ĐLVT
Tổng
Năm
Triệu đồng
Hình 10: Biểu đồ tình hình cho vay theo thành phần kinh tế
qua 3 năm 2005-2007
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 38
* Chú thích:
- DNTN: doanh nghiệp tư nhân
- Hộ (TT,BB) ĐLVT: hộ (tiểu thương, buôn bán) đại lý vật tư.
Qua số liệu trên cho thấy: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân
hàng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2005 là 160.922 triệu đồng qua năm
2006 là 199.551 triệu đồng, tăng 38.629 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là
24,00%. Đến năm 2007, tăng lên 66.549 triệu đồng so với năm 2006 tương đương tỷ
lệ tăng là 33,35%, đạt 266.100 triệu đồng. Ngân hàng chủ yếu cho vay các thành
phần kinh tế như: Doanh nghiệp tư nhân, Hộ sản xuất, Hộ (tiểu thương, buôn bán)
đại lý vật tư,…Ta đi vào phân tích cụ thể để thấy được sự tăng, giảm nguồn cho vay
của Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế này.
* Đối với Doanh nghiệp tư nhân: Đây là loại hình doanh nghiệp khá đông đảo
và chiếm tỷ lệ khá cao trên địa bàn, hoạt động ngày càng có hiệu quả nên Ngân hàng
đã chủ động đầu tư cho thành phần kinh tế này càng nhiều và doanh số cho vay đối
tượng này tăng trưởng ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 việc giải ngân cho
thành phần kinh tế này đạt 4.675 triệu đồng, chiếm 2,84% tổng doanh số cho vay thì
sang năm 2006 doanh số cho vay lại tăng và đạt 9.876 triệu đồng tăng 5.301 triệu
đồng hay tăng 115,87% so với năm 2005. Đến năm 2007, con số này lại tiếp tục
tăng và lượng tăng này rất cao, so với năm 2006 tăng 105,04%, đạt 10.374 triệu
đồng.
* Qua biểu đồ tình hình cho vay theo thành phần kinh tế ta thấy Ngân hàng
chủ yếu cho vay Hộ sản xuất và cụ thể là cho vay trồng trọt và chăn nuôi:
- Trong cho vay trồng trọt Ngân hàng đầu tư chủ yếu là cho vay trồng lúa, sân
phơi, thủy lợi nội đồng đây là một loại hình sản xuất nông nghiệp phổ biến ở địa bàn
huyện và nó chiếm tỷ lệ tương đối cao trong cơ cấu đầu tư của ngân hàng. Nó là một
ngành sản xuất tốn chi phí thấp, kỹ thuật canh tác đơn giản nhưng hao phí lao động
cao. Trong hoàn cảnh thiếu vốn sản xuất vai trò của ngân hàng là cung cấp vốn cho
nông nghiệp, doanh số cho vay trồng trọt thể hiện như sau: năm 2006 so với năm
2005 tăng 16.797 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là 10,83%, năm 2007 tăng
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 39
39.325 triệu đồng so với năm 2006 tương đương tỷ lệ tăng là 35,15%. Nguyên nhân
tăng như đã nêu ở trên là trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn cây trồng thì chủ yếu là
cho vay trồng lúa mà trong những năm qua giá lúa liên tục tăng tạo thuận lợi cho
người dân, sản xuất đạt sản lượng cao giá bán lại cao làm cho lợi nhuận thu được
tăng cao sau khi tính đủ chi phí vật tư, phân bón, giống,v.v…
- Về lĩnh vực chăn nuôi với địa hình thích hợp để cho việc nuôi gia súc gia
cầm, đồng thời do tập quán từ trước tới nay, trình độ kỹ thuật của người dân chưa
phát triển nên việc chăn nuôi với quy mô lớn chưa được phổ biến: chủ yếu là nuôi
heo, nuôi cá tra hầm, lóc, rô phi… Vì vậy vay chăn nuôi chiếm tỷ trọng tương đối
cao trong tổng doanh số cho vay Hộ sản xuất. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho
vay qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 doanh số cho vay đạt 74.854 triệu đồng tăng
14.531 triệu đồng so với năm 2005 tương đương tỷ lệ tăng là 9,37%; năm 2007
doanh số cho vay đạt 86.700 triệu đồng so với năm 2006 tăng 12.116 triệu đồng
tương đương tỷ lệ tăng là 16,24%.
* Đối với Hộ (TT,BB) ĐLVT: đây là loại hình kinh doanh của các hộ gia
đình, chiếm tỷ trọng nhỏ trên địa bàn nhưng hoạt động mang lại hiệu quả cao nên
Ngân hàng cũng chú trọng cho vay thành phần kinh tế này và doanh số cho vay của
ngân hàng ngày càng tăng. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay đạt 3.216 triệu đồng
tăng 2.000 triệu đồng so với năm 2005 tương đương tỷ lệ tăng là 164,47%. Sang
năm 2007, doanh số cho vay tiếp tục tăng và lượng tăng này tăng rất cao, so với năm
2006 tăng 4.734 triệu đồng tương tương tỷ lệ tăng là 147,2%, đạt 7.950 triệu đồng.
4. 3. 2. Phân tích doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là số tiền mà Ngân hàng thu được từ nợ trong hạn, bao gồm
doanh số cho vay trong năm và nợ chưa đến hạn thanh toán của các năm trước chuyển
sang.
Với phương châm “ Chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững” thì cùng với
doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là một vấn đề mà Ngân hàng đặc biệt quan
tâm. Dựa vào doanh số thu nợ ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 40
cán bộ tín dụng . Do đó, công tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và
cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng.
4. 3. 2. 1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch 2006 so
với 2005
Chênh lệch 2007
so với 2006
Số tiền
Tốc độ
tăng,giảm
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng,giảm
(%)
1. Ngắn hạn 125.265 147.273 165.646 22.011 17,57 18.373 12,48
2. Trung hạn 18.543 20.053 57.354 1.510 8,14 37.301 186,01
TỔNG CỘNG 143.805 167.326 223.000 23.521 16,36 55.674 33,27
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh)
Để thấy được mức độ biến động của doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại
ngân hàng ta quan sát đồ thị sau:
165.646
125.262
147.273
18.543 20.053
57.354
223.000
167.326
143.805
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
2005 2006 2007
Ngắn hạn
Trung hạn
Tổng
Năm
Triệu đồng
Hình 11: Biểu hiện Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
qua 3 năm 2005, 2006, 2007
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 41
Qua bảng 7 ta thấy tình hình thu nợ qua 3 năm của chi nhánh khá tốt và có
xu hướng gia tăng dần qua các năm. Tình hình cụ thể như sau:
Trong năm 2005, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 125.262 triệu đồng. Còn
doanh số thu nợ trung-dài hạn chỉ đạt 18.543 triệu đồng. Điều đó cũng dễ hiểu bởi
cơ cấu doanh số cho vay đã nghiêng về cho vay ngắn hạn. Sang đến năm 2006,
doanh số thu nợ ngắn hạn là 147.273 triệu đồng, tăng 22.011 triệu đồng, tương ứng
tỷ lệ tăng 17,57% so với năm 2005. Còn doanh số thu nợ trung hạn là 20.053 triệu
đồng,tăng 1.510 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 8,14% so với năm 2005 . Sang đến
năm 2007, Doanh số thư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng và đạt 165.646 triệu, tăng 18.373
triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 12,48% so với năm 2006. Doanh số thu nợ trung hạn
cũng tiếp tục tăng cao, đạt 57.354 triệu đồng, tăng 37.301 triệu đồng, tương ứng tỷ
lệ tăng 186,01% so với năm 2006.
Doanh số thu nợ ngán hạn, trung hạn tăng nguyên nhân chính là do các
Doanh nghiệp, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi
nhuận.
Doanh số thu nợ tăng tức chất lượng tín dụng đã gia tăng. Tuy nhiên, cùng
với mục tiêu mở rộng qui mô tín dụng thì đòi hỏi chất lượng tín dụng phải được tăng
cường và cải tạo tốt hơn nữa.
Đạt được kết quả như trên là do chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh
Thạnh thành phố Cần Thơ đã tiếp tục kiện toàn về công tác tổ chức cán bộ, tiến hành
qui hoạch đầy đủ các chức danh trong Ban Giám Đốc, lãnh đạo các phòng chuyên
môn, từng bước củng cố và sắp xếp về nhân sự ở các phòng, đặc biệt là chú trọng
tăng cường biên chế cho lực lượng tín dụng, đảm bảo mỗi địa bàn xã, thị trấn đều có
một tín dụng phụ trách và một tín dụng chuyên trách cho vay trương trình khuyến
nông trên toàn huyện.
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 42
4. 3. 2. 2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch 2006
so với 2005
Chênh lệch 2007
so với 2006
Số
tiền
Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng
(%)
1. DNTN 3.675 7.511 15.430 3.836 104,38 7.919 105,43
2.Hộ sản xuất 139.130 157.235 201.214 18.105 13,01 43.979 27,97
- Trồng trọt 83.078 93.700 132.729 10.622 12,79 39.029 41,65
- Chăn nuôi 56.052 63.535 68.485 7.483 13,35 4.950 7,79
3. Hộ (TT,BB) ĐLVT 1.000 2.580 6.356 1.580 1,58 3.776 146,36
TỔNG CỘNG 143.805 167.326 223.000 23.521 16,36 55.674 33,27
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh)
3.675 7.511
15.430
1.000 2.580 6.356
139.130
157.235
201.214
223.000
167.326
143.805
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
2005 2006 2007
DNTN Hộ SX Hộ (TT,BB) ĐLVT Tổng
Năm
Triệu
Hình 12: Biểu đồ tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế
qua 3 năm 2005-2007
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 43
* Chú thích:
- DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
- Hộ (TT,BB) ĐLVT: Hộ (tiểu thương, buôn bán) đại lý vật tư.
- Hộ SX: Hộ sản xuất
Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế đều tăng qua các năm. Năm
2006 đạt 167.326 triệu đồng, tăng 23.521 triệu đồng so với năm 2005 tương đương
tỷ lệ tăng là 16,36%. Sang năm 2007 doanh số thu nợ tiếp tục tăng, so với năm 2006
tăng 55.674 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng này là 33,27%, đạt 223.000 triệu
đồng. Nhìn chung doanh số thu nợ của các ngành tăng qua các năm. Có được kết
quả trên công tác thu nợ là một nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng. Ngân hàng muốn
hoạt động tốt đòi hỏi bà con nông dân phải trả nợ đúng hạn, tuỳ theo các món vay
ngắn, trung dài hạn khác nhau mà thời hạn thu nợ khác nhau. Sở dĩ doanh số thu nợ
tăng là do Ngân hàng trực tiếp chỉ dẫn người dân vay được vốn, sử dụng đúng mục
đích, do ý thức của người dân muốn gắn bó lâu dài với Ngân hàng.
Cụ thể:
- Đối với Doanh nghiệp tư nhân: doanh số thu nợ tăng cao qua các năm. Năm
2006 đạt 7.511 triệu đồng, tăng 3.836 triệu đồng tương đương tỷ lệ là 104,38%. Đến
năm 2007 đã tăng lên 7.917 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 105,43%, đạt 15.430
triệu đồng.
- Đối với Hộ sản xuất: tăng liên tục qua các năm. Cụ thể:
* Đối với lĩnh vực chăn nuôi: thời gian qua được sự chỉ đạo kịp thời
của ủy ban nhân dân Tỉnh. Ngân hàng từng bước đầu tư vốn vào việc chuyển dịch
cơ cấu từ trồng trọt qua chăn nuôi và được sự quan tâm theo dõi sử dụng vốn đúng
mục đích của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh. Nên lĩnh vực chăn nuôi đã từng
bước phát huy được thế mạnh của mình. Từ bảng số liệu trên cho thấy doanh số thu
nợ chăn nuôi qua 3 năm đều tăng, cụ thể năm 2006 tăng 7.483 triệu đồng so với năm
2005 tương đương tỷ lệ tăng là 13,35%, năm 2007 tăng 4.950 triệu đồng so với năm
2006 tương đương tỷ lệ tăng là 7,79%.
GVHD: Trương Hoà Bình Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Ngô Thanh Như Nguyệt 44
* Đối với lĩnh vực trồng trọt: thì lĩnh vực trồng trọt chủ yếu là trồng
lúa có doanh số thu nợ tăng, cụ thể là trong năm 2006 thu nợ đạt 93.700 triệu đồng
so với năm 2005 tăng 10.622 triệu đồng tỷ lệ tăng tương đương là 12,79%; năm
2007 thu nợ đạt 132.729 triệu đồng tăng 39.029 triệu đồng so với năm 2006 tỷ lệ
giảm tương đương là 41,65%. Nguyên nhân doanh số thu nợ của ngành trồng trọt
tăng là do người dân trúng mùa và giá lúa tăng cao nên việc trả nợ cho ngân hàng dễ
dàng hơn.
Tóm lại, có được kết quả như vậy là do cán bộ tín dụng luôn theo dõi nhắc nhở
nợ đến hạn cho khách hàng cộng thêm ý thức trả nợ của khách hàng tốt, đồng thời
ngân hàng đã lựa chọn được những khách hàng có uy tín. Hầu hết các khách hàng
đều có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được Ngân hàng thẩm định trước
khi cho vay. Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hoạt động có hiệu quả thu được lợi
nhuận trả nợ cho Ngân hàng.
4. 3. 3. Phân tích doanh số dư nợ
4. 3. 3. 1. Doanh số dư nợ theo thời hạn tín dụng
Dư nợ phản ánh rõ nét thực trạng và chính sách tăng trưởng tín dụng của từng
ngành tại thời điểm nhất định. Nếu doanh số cho vay của đối tượng đó tăng đồng thời
doanh số thu nợ cũng tăng thì sẽ làm cho dư nợ cuối năm biến đổi tăng giảm. Để thấy rõ
hơn vấn đề đó ta đi vào phân tích dư nợ qua 3 năm.
Bảng 9: Doanh số dư nợ theo thời hạn tín dụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thạnh Thành.pdf