Luận văn Tình hình kinh doanh xuất bản của công ty sách Việt Nam trong năm 2002 đến nay

Có thể nói, nét nổi bật nhất trong năm qua, Hà Nội là một địa phương đi đầu trong cả nước về sắp xếp lại doanh nghiệp củng cố quan hệ sản xuất. Thành phố đã tiến hành cổ phần hóa 31 doanh nghiệp Nhà Nước, tạo nên động lực mới, huy động nguồn vốn đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong nhiều ngành sản xuất kinh doanh. Quán triệt tinh thần: Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 4 (khóa VIII) trong năm thành phố đã chú ý đảm bảo một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, tập trung cho những lĩnh vực trọng tâm, các công trình trọng điểm nhằm đảm bảo phục vụ tích cực cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các đơn vị, các ngành và sự chỉ đạo sát sao Ủy ban nhân dân thành phố. Trong năm qua Hà Nội thực hiện phương án đầu tư đa ngành, kết hợp nhiểu nguồn vốn đầu tư để thực hiện dự án. Tuy phát huy tác dụng trong năm qua chưa nhiều nhưng nó đã tạo ra cơ sở ban đầu, những hướng đi mới trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình kinh doanh xuất bản của công ty sách Việt Nam trong năm 2002 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ngành xuất bản – in – phát hành nói chung và ngành phát hành nói riêng. Năm 2003, là năm đánh dấu nhiều thành tựu trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam. Với đường lối đối ngoại rộng mở, Đảng và Nhà Nước ta đã đưa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới lên một đỉnh cao mới. Tổng công ty đã gặp gỡ, trao đổi những phương thức hợp tác với một số Nhà xuất bản, công ty PHS các nước Lào, Nga, Trung Quốc, Anh Quốc... Mua bán, trao đổi xuất bản phẩm với các nước Lào, Nga, Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Pháp... Công ty xuất nhập khẩu sách báo Xunhasaba đã tham gia các hội chợ sách quốc tế lớn tại Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, ấn Độ... bước đầu đạt kết quả tốt, nâng dần uy tín trên trường quốc tế. Tại Hà Nội, Tổng công ty phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Trung tâm văn hóa Pháp, các nhà xuất bản Pháp và Hiệp hội báo chí Pháp tổ chức triển lãm còn giới thiệu hàng ngàn tờ báo và tạp chí về các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... phục vụ nhiều đối tượng khác nhau. Triển lãm này là dịp để các Nhà xuất bản, Trung tâm báo chí Việt Nam và Pháp mở ra một mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Công tác xuất nhập khẩu sách báo đã phục vụ nhiệm vụ chính trị đảm bảo đúng hướng và kinh doanh đạt hiệu quả. Những thành tựu trong quan hệ ngoại giao khẳng định vai trò, vị trí của Việt Nam trên con đường quốc tế cũng như khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam. 1.2. Về kinh tế của thủ đô Hà Nội: Như những miền đất khác của Tổ quốc trước thềm thế kỷ XXI nhìn lại mình, thủ đô Hà Nội tự hào với những kết quả thu được, góp phần đưa kinh tế xã hội của thủ đô vượt qua tình hình suy thoái. Tuy tốc độ phát triển không nhanh như những năm trước nhưng sự phát triển của nền kinh tế thủ đô đã tiếp tục khẳng định được bước phát triển vững chắc của nền kinh tế xã hội trong những năm qua. Trong các số liệu 2003 được ngành thống kê đưa ra, đáng chú ý là xuất khẩu đạt 19,9 tỷ USD (tăng 19% so với năm 2002). Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm, nếu xét về số dự án mới được cấp phép đã sụt giảm tới 21%, còn xét theo vốn đăng ký mới (1,5 tỷ USD) thì giảm 2,9%. Bù lại chỉ số giá (CPI) tăng 3%, mức khá lý tưởng trong điều kiện kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tiến lên nền kinh tế thị trường. Thu nhập bình quân đầu người (suy ra từ báo cáo của ngành Thống kê) đạt khoảng 450 USD, tăng 30USD so với năm 2002. Cũng năm qua, đã có 40,5 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị chỉ 5,8%, dưới mức mục tiêu 6%. Bùng nổ FDI và ODA với lượng vốn FDI đăng kí mới đạt 2,6 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm qua, năm 2003 được coi là thắng lợi đối với hoạt động thu hút vốn nước ngoài. Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam cũng nâng cao mức cam kết ODA năm 2004 lên cao chưa từng có trong 10 năm qua 2,84 tỷ USD. Đây là bằng chứng cho thấy công cuộc đổi mới đang diễn ra đúng hướng, môi trường kinh tế đang hấp dẫn hơn trong mắt các công ty, tổ chức nước ngoài. Có thể nói, nét nổi bật nhất trong năm qua, Hà Nội là một địa phương đi đầu trong cả nước về sắp xếp lại doanh nghiệp củng cố quan hệ sản xuất. Thành phố đã tiến hành cổ phần hóa 31 doanh nghiệp Nhà Nước, tạo nên động lực mới, huy động nguồn vốn đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong nhiều ngành sản xuất kinh doanh. Quán triệt tinh thần: Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 4 (khóa VIII) trong năm thành phố đã chú ý đảm bảo một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, tập trung cho những lĩnh vực trọng tâm, các công trình trọng điểm nhằm đảm bảo phục vụ tích cực cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các đơn vị, các ngành và sự chỉ đạo sát sao ủy ban nhân dân thành phố... Trong năm qua Hà Nội thực hiện phương án đầu tư đa ngành, kết hợp nhiểu nguồn vốn đầu tư để thực hiện dự án. Tuy phát huy tác dụng trong năm qua chưa nhiều nhưng nó đã tạo ra cơ sở ban đầu, những hướng đi mới trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. 1.3. Về văn hoá - xã hội: Năm 2003, cả nước đã hoàn thành kế hoạch tạo ra 1,6 triệu chỗ làm việc mới, hạ tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn5,28%. Trong đó riêng thủ đô Hà Nội tạo việc làm mới cho 68.600 người, với lao động qua đào tạo đạt 46%. Nhiều hoạt động văn hóa – xã hội diễn ra rầm rộ chào mừng những ngày lễ lớn của dân tộc, các sự kiện thể thao lớn hoành tráng đã được thực hiện ở Hà Nội. Trong năm 2003 phải kể đến Đại Hội thể thao SEAGAME lần thứ 22, và PARA GAME lần thứ 2, được tổ chức tại Khu liên hợp thể thao Việt Nam ở Mỹ Đình – Hà Nội. Phối hợp với chính quyền địa phương, các Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Giáo dục - Đào tạo và công ty phát hành sách tỉnh chuyển giao sách tài trợ thiếu nhi tới các trường học miền núi, vùng sâu, vùng xa trong cả nước cho 8.972 trường, số lượng 1.829.841 bản sách, với tổng số tiền là 6 tỷ đồng. Tổng công ty cùng bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ tài chính, Nhà xuất bản Kim Đồng, Sở văn hoá Thông tin, Sở Giáo dục - Đào tạo và công ty văn hóa tổng hợp tỉnh Gia Lai tổ chức giao sách tài trợ cho các trường cấp 1, 2 miền núi. Đây là chương trình phục vụ có hiệu quả chính sách của Đảng và Nhà nước phục vụ đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao dân trí, định hướng xây dựng con người mới ở những vùng còn gặp khó khăn của đất nước, được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương hoan nghênh và đánh giá cao. Tổ chức nhiều đợt phát hành sách phục vụ nhân các ngày lễ lớn của đất nước: Ngày thành lập Đảng 3/2, ngày giải phóng Miền Nam 30/4, ngày quốc tế lao động 1/5, ngày sinh nhật Bác 19/5, ngày Quốc khánh 2/9... tham gia tích cực các hoạt động tại địa phương vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị vừa đẩy mạnh doanh thu. Đặc biệt đã tổ chức phát hành hàng triệu bản văn hóa phẩm, tranh ảnh, cuốn thư, câu đối và các ấn phẩm văn hóa phục vụ nhân dân đón tết Nguyên Đán, góp phần tạo ra không khí vui tươi, lành mạnh, phấn khởi trong nhân dân. Nhằm thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng bộ thành phố Hà Nội và nhân dân thủ đô, ngoài việc tăng cường ổn định chính trị, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển kinh tế thì thủ đô Hà Nội luôn luôn đảm bảo ổn định và công bằng xã hội. Luôn khuyến khích mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp mở mang nhiều ngành, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho mọi người dân. Thời gian qua, Hà Nội vẫn tiếp tục cuộc vận động xây dựng nhà tình nghĩa, thực hiện chính sách đối với người có công, trợ cấp cho các nạn nhân chiến tranh, gây dựng quỹ “bầu ơi thương lấy bí cùng” thực hiện bảo hiểm y tế cho người nghèo và giảm học phí cho học sinh khó khăn. Trong những năm qua, đời sống của người dân Việt Nam nói chung và đời sống người dân thủ đô Hà Nội nói riêng, nhờ vào sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước đã phần nào được cải thiện, dân trí được nâng cao. Từ đó kéo theo những nhu cầu, sự mong muốn về vấn đề gì đó. Trong mỗi con người đều tập trung vào hai nhu cầu chủ yếu là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Xuất bản phẩm là sản phẩm văn hóa tinh thần ngày nay đã có nhu cầu cao nhất là nhân dân thủ đô. 2. Nhu cầu xuất bản phẩm ở thủ đô Hà Nội: Từ môi trường kinh tế VHXH ở thủ đô trên đây đã là căn cứ, cơ sở để nhu cầu xuất bản phẩm ở Hà Nội có những nét riêng biệt và khác nhu cầu xuất bản phẩm trên những thị trường khác. Nhu cầu về tinh thần chính là những đòi hỏi phải hưởng thụ những giá trị văn hóa, những sản phẩm trí tuệ. Một trong những nhu cầu tinh thần của con người chính là: nhu cầu về xuất bản phẩm. Nói đến nhu cầu xuất bản phẩm của khách hàng ở thủ đô Hà Nội, chúng ta có thể hình dung thấy ngay sự phong phú, đa dạng và tính chất phức tạp của nó. Người ta nói mức độ nhu cầu sách nói riêng và xuất bản phẩm nói chung là sự phản ánh trung thực và khách quan về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng vùng. Do điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tác động mạnh mẽ đến nhu cầu nên điều kiện chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội khác nhau dẫn đến nhu cầu hưởng thụ tại mỗi vùng cũng khác nhau. Thủ đô Hà Nội với những nét đặc trưng riêng của mình, luôn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội lớn nhất ở nước ta. Nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế kéo theo những đòi hỏi phải phát triển trình độ dân trí xã hội nên nhu cầu về xuất bản phẩm của thủ đô Hà Nội rất phong phú và đa dạng. Tập trung một tỉ lệ cao những người có trình độ học vấn nên nhu cầu và đòi hỏi của người dân Hà Nội về xuất bản phẩm là rât cao. Họ luôn đòi hỏi những xuất bản phẩm có nội dung và hình thức hấp dẫn. Nhu cầu về xuất bản phẩm của người dân Hà Nội bao gồm cả các đối tượng, các ngành nghề trong xã hội, từ đơn giản đến phức tạp. Nhu cầu lựa chọn, nhu cầu đáp ứng những đòi hỏi rất khác nhau bởi đối tượng bạn đọc ở đây là mọi người, thuộc mọi thành phần khác nhau. Nhu cầu của họ rất rộng lớn, đa dạng và mỗi người lại có những nhu cầu khác nhau về các loại sách khác nhau. Có những nhóm người thiên về thông tin các giá trị khoa học, có người ham học hỏi tìm hiểu nhưng cũng có người lại muốn học tập, giải trí. Nhu cầu xuất bản phẩm ở thủ đô Hà Nội thực sự phát triển của thủ đô. Trước những năm 1945, cả nước chỉ gồm 5% dân số có nhu cầu sử dụng xuất bản phẩm, nhu cầu chủ yếu là tri thức. Còn ngày nay, nhu cầu gần như băo hòa với giá trị tuyệt đối dân số và nhu cầu xuất bản phẩm của người dân Hà Nội chủ yếu tập trung ở những nhóm người sau: - Nhóm khách hàng sử dụng xuất bản phẩm để nghiên cứu khoa học, công nghệ kỹ thuật. Đây chính là nhóm khách hàng có trình độ học vấn cao như: các giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ các chuyên ngành...Do đó, nhu cầu và đòi hỏi của họ rất cao. Họ luôn tìm mua và sử dụng các xuất bản phẩm có nội dung được viết ở trình độ cao, chuyên sâu và thường viết ở dạng nghiên cứu. - Nhóm khách hàng sử dụng xuất bản phẩm để nghiên cứu ứng dụng các tri thức khoa học vào hoạt động nghề nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp. Đây thường là các kỹ sư, cán bộ, công nhân viên... hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành, họ luôn tìm tòi và sử dụng các xuất bản phẩm được ứng dụng các phương pháp tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các chuyên ngành mình. - Nhóm khách hàng sử dụng xuất bản phẩm để học tập, nâng cao trình độ nhận thức. Đối tượng khách hàng thuộc nhóm này chiếm số lượng khá lớn và mua thường xuyên nhất của các doanh nghiệp xuất bản phẩm. Họ chủ yếu là những học sinh, sinh viên tại các trường. Tuỳ theo nội dung và chương trình học tập của mình mà họ có những nhu cầu về các loại xuất bản phẩm khác nhau. Cho nên các xuất bản phẩm phục vụ cho nhóm khách hàng này chỉ phù hợp về nội dung với từng đối tượng nhất định. - Ngày nay, khi xã hội phát triển, khi con người đã tạm thỏa mãn về vật chất, thì nhu cầu xuất bản phẩm nói riêng và nhu cầu văn hóa nói chung sẽ được người ta chú ý. Đó là nhu cầu học tập, nghiên cứu, mở mang kiến thức về nhiều ngành nghề, nắm bắt các thông tin về mọi lĩnh vực, không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế, để con người có thể nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm làm hoàn thiện nhân cách của chính mình. Trong cơ chế thị trường bộn bề công việc, con người ngoài việc lao động để có năng suất thì còn quan tâm đến việc giải trí, vui chơi nhằm tái tạo sức lao động, làm cho tâm hồn thêm phong phú lành mạnh. Ngày nay, các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, tạp chí, băng đĩa... là những xuất bản phẩm quan trọng để con người có thể tìm thấy sự yên tĩnh trong học tập, rèn luyện để có niềm tin vào cuộc sống. Chính vì vậy, xuất bản phẩm đã trở thành nhu cầu của tất cả người dân Hà nội. Vì vậy, có thể nói khách hàng đã trở nên quan trọng và giữ vị trí đặc biệt đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Trên thực tế các nhà doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty nói riêng muốn tạo ra hàng hóa tốt là hàng hóa phải phù hợp với nhu cầu và được khách hàng thừa nhận. Muốn biết khách hàng có thừa nhận hàng hóa của mình hay không thì Tổng công ty phải tổ chức nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để biết tâm lý, tình cảm, sở thích, thị hiếu... của họ đối với mặt hàng xuất bản phẩm nhằm đáp ứng một cách tốt nhất, đầy đủ nhất những mong muốn đó. Đồng thời định hướng khách hàng đến hàng hóa của mình làm cho hàng hoá hấp dẫn với khách hàng. Có như vậy Tổng công ty mới cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường. 3. Tổ chức hoạt động kinh doanh: 3.1. Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng về xuất bản phẩm: Việc đầu tiên trong công tác nghiên cứu thị trường xuất bản phẩm đó là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về hàng hoá xuất bản phẩm. Đây là công việc trước tiên và không thể thiếu được đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm và Tổng công ty Sách Việt Nam để có thể cạnh tranh, đứng vững trên thị trường. Nghiên cứu thị trường cho phép các doanh nghiệp có định hướng đúng chính xác trong kinh doanh. Tổ chức nghiên cứu nhu cầu có hiệu quả, chính xác là điều kiện để thúc đẩy sự thành công của các doanh nghiệp bởi qua đó họ nắm bắt được số lượng mặt hàng, chủng loại mặt hàng, biết được khách hàng có nhu cầu búc xúc về loại hàng hóa nào, những hàng hóa nào khó tiêu thụ và cần có biện pháp gì để kích thích; cũng như qua nghiên cứu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp có thể dự đoán được nhu cầu tương lai. Từ đó doanh nghiệp lên kế hoạch hợp lý, sát thực với nhu cầu để hàng hóa sản xuất ra có thể tiêu thụ ngay được và giảm tối đa lượng tồn kho, đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn. Do vậy, có thể nói nghiên cứu nhu cầu thị trường là việc làm trước tiên của mỗi quá trình sản xuất kinh doanh và nó có một vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với Tổng công ty Sách VN. Ngày nay, khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu học tập, nghiên cứu, mở mang kiến thức về nhiều ngành nghề, nắm bắt thông tin về mọi lĩnh vực không chỉ trong nước mà cả trên thế giới để con người có thể nâng cao trình độ về mọi mặt hoàn thiện nhân cách của mình. Trong cơ chế thị trường bộn bề mọi công việc, con người ngoài việc lao động để có năng suất thì còn quan tâm đến giải trí, vui chơi nhằm tái tạo sức lao động, làm cho tâm hồn thêm phong phú, lành mạnh. Ngày nay, với xuất bản phẩm là công cụ quan trọng của con người trong học tập, rèn luyện để có niềm tin vào cuộc sống. Chính vì vậy, xuất bản phẩm đã trở thành nhu cầu của tất cả mọi người. Nhận thức sâu sắc vấn đề này Tổng công ty Sách Việt Nam luôn có ý thức tích cực để tổ chức xác định nhu cầu xuất bản phẩm của nhân dân nhằm tìm kiếm giải pháp khả dĩ để đáp ứng. Trong đó đặt ra yêu cầu là: nghiên cứu phải xác định đúng nhu cầu và góp phần quan trọng vào việc định hướng nhu cầu sách cho khách hàng. Song trong tình hình hiện nay, việc tổ chức nghiên cứu nhu cầu sách không phải dễ dàng, đòi hỏi người cán bộ làm công tác này phải có trình độ nhất định, một kiến thức xã hội phong phú và lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp. Trong 2 năm qua, Tổng công ty Sách luôn tiến hành các đợt nghiên cứu nhu cầu bằng nhiều phương pháp khác nhau để thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng đối với xuất bản phẩm. Từ đó, có những phân tích, đánh giá và rút ra kết luận để có quyết định tốt nhất trong kinh doanh. Thực tế, để nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, Tổng công ty Sách Việt Nam đã cố gắng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu nhu cầu bằng biện pháp sau: Nghiên cứu tại hiện trường: là tổ chức nghiên cứu ở nơi hoạt động mua - bán hàng hoá. Đây là phương pháp trực quan, có số liệu thu thập được rất đáng tin cậy, tác động của phương pháp nghiên cứu này đối với nhu cầu khách hàng rất lớn: nó có thể kích thích nhu cầu của khách hàng ngay trong quá trình nghiên cứu. Hằng năm, công ty cử hàng chục đoàn cán bộ đi nghiên cứu tại các thị trường khác. Việc nghiên cứu được tiến hành xuất phát từ những mục tiêu của Tổng công ty đề ra. Các cán bộ nghiên cứu có nhiệm vụ quan sát, phỏng vấn khách hàng, phỏng vấn nhân viên bán hàng... để có thể nắm bắt nhu cầu một cách chính xác và đầy đủ. Tổng công ty thường xuyên có các thông tin tổng hợp về yêu cầu xuất bản phẩm do đội ngũ cán bộ bán hàng thực hiện. Ngoài ra, trong năm công ty thường tổ chức 12 đợt nghiên cứu có tính chất tập trung. Đó là tổ chức nghiên cứu được thành lập gồm các cá nhân, bộ phận có liên quan thực hiện dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc Tổng công ty. Năm 2003 tổ điều tra đã thu được kết quả như sau: Biểu 1: Mong muốn mua sách của khách hàng Các yếu tố tác động tới nhu cầu khách hàng % khách hàng lựa chọn Mục đích hoạt động kinh doanh 45% Phiếu đề nghị đặt sách 43% Nhu cầu qua mạng Internet 0,7% Tham dự hội chợ, triển lãm ằ 10% Yếu tố khác:Tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại, trên các phương tiện thông tin. Thường xuyên Số liệu điều tra năm 2003 Tình hình hoạt động nội bộ là thông tin quan trọng để khách hàng có thể nhận ra nhu cầu của mình (45% khách hàng lựa chọn). Thông qua kết quả tiêu thụ từng loại sách, mức độ tồn kho, mức độ tìm đọc, nghiên cứu của người đọc... khách hàng sẽ nhận thấy họ cần phải mua những loại sách gì, mua với số lượng bao nhiêu, khi nào thì phải mua. Tuy nhiên, các thông tin nội bộ chỉ phản ánh được những loại sách hiện có của khách hàng mà chưa có nhu cầu về sách mới. Thông qua các danh mục mới, phiếu đề nghị đặt hàng gửi cho khách hàng tự tìm kiếm bằng cách đi dự hội chợ, triển lãm hay tìm qua mạng Internet. Trong đó, phiếu đề nghị đặt sách hay danh mục sách mới là thông tin quan trọng nhất (43% khách hàng lựa chọn) vì nó gửi trực tiếp, thường xuyên cho khách hàng xuất phát từ đặc điểm của sách là khả năng thay thế rất cao. Hội chợ, triển lãm (ằ 10% khách hàng lựa chọn) là nơi tập trung nhiều nhà cung cấp, nhiều đầu sách cùng một lúc, khách hàng sẽ có được nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, hội chợ triển lãm không thể tổ chức thường xuyên được nên chỉ có tác động tới khách hàng trong thời gian ngắn. Tìm kiếm sách qua mạng Internet (0,7% khách hàng lựa chọn) cũng là một nguồn thông tin khá hiệu quả, ngoài việc giới thiệu nội dung cuốn sách khách hàng còn có thể thấy được cả mầu sắc trang trí của cuốn sách. Nhưng hiện nay ở Tổng công việc tìm kiếm thông tin qua mạng còn nhiều hạn chế. Kết quả trên chỉ đúng với khách hàng ở các tỉnh, thành phố lớn như các trường đại học, vịên nghiên cứu, các thư viện lớn có điều kiện để tham gia triển lãm hoặc có điều kiện tiếp xúc Internet. Đối với các khách hàng ở xa, quy mô nhỏ như các thư viện, nhà sách ở các huyện, thị xã thuộc các tỉnh không đủ điều kiện về tài chính cũng như về đi lại... thì nhu cầu tự đổi mới, bổ sung thêm những sách mới và các phiếu đề nghị đặt sách đóng vai trò quan trọng nhất. Nghiên cứu tại văn phòng: Là phương pháp sử dụng toàn bộ các dữ kiện, tư liệu về quá trình nghiên cứu nhu cầu được tập hợp lại dưới dạng các văn bản như: báo cáo, bản đặt mua của khách hàng, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê hàng năm, hàng kỳ, những văn bản báo cáo tổng kết từ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh... những tư liệu này được cán bộ nghiên cứu của Tổng công ty phân tích, đánh giá, lựa chọn để có được kết luận về nhu cầu xuất bản phẩm. Nhờ vào phương pháp nghiên cứu này, Tổng công ty phát hành sách có thể nắm bắt được nhu cầu ở các địa phương một cách tốt nhất, có được cái nhìn tổng quát làm cơ sở cho nghiên cứu cụ thể và khả năng so sánh, đánh giá giữa các khu vực thị trường khác nhau. Việc làm này được tiến hành thường xuyên ở Tổng công ty phát hành sách Việt Nam. Trước hết, Tổng công ty nghiên cứu nhu cầu xuất bản phẩm đã thể hiện ở kỳ kinh doanh trước thông qua: Báo cáo tổng kết của đơn vị thành viên, báo cáo tổng kết của Tổng công ty, và theo đơn đặt hàng. Từ kết quả thu thập trên đây cho Tổng công ty những dự báo nhu cầu của kỳ kinh doanh sau khả quan. Đây là căn cứ để Tổng công ty khai thác, tìm nguồn hàng và tổ chức mua vào. Đồng thời, còn là cơ sở để Tổng công ty tổ chức phân phối xuất bản phẩm cho các đơn vị thành viên, các đối tác hay cửa hàng bán lẻ của mình. Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là phương pháp mà Tổng công ty cũng thường xuyên quan tâm tổ chức thực hiện. Trong 2 năm qua, Tổng công ty đã thực hiện điều tra qua: Hội nghị khách hàng, Hội nghị các đơn vị thành viên, qua các tổ chức xã hội, qua cơ quan, đoàn thể, trường học.... Phương pháp này nhằm lấy ý kiến của khách hàng thông qua phiếu hỏi, thông qua trực tiếp gặp, mặt khác có thể gửi qua bưu điện đối với khách hàng có địa chỉ cụ thể. Tổng công ty Sách Việt Nam thu lại phiếu hỏi để tập hợp lại những thông tin đã hỏi khách hàng. Những câu hỏi này hết sức đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với mục tiêu của Tổng công ty. Những vấn đề tìm hiểu như: những đòi hỏi của khách hàng về xuất bản phẩm mà Tổng công ty đã và chưa kinh doanh... Năm 2002, 2003 Tổng công ty ngoài việc thực hiện lập phiếu hỏi, còn tổ chức nhiều đợt trưng cầu ý kiến (qua phiếu) với các Công ty thành viên. Thông qua phương pháp này giúp Tổng công ty không chỉ thấy nhu cầu xuất bản phẩm hiện tại mà còn dự báo nhu cầu phân phối xuất bản phẩm trong tương lai. Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu nhu cầu trên, Tổng công ty luôn khuyến khích các nhân viên bán hàng sử dụng phương pháp nghiên cứu nhu cầu, nắm bắt nhu cầu khách hàng ngay trong quá trình bán hàng... để có hướng tiêu thụ hiệu quả. Tuy Tổng công ty Sách VN sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhu cầu, nhưng các hình thức này chưa được thực hiện một cách cụ thể, chính xác. Nhiều cán bộ đi nghiên cứu nhu cầu còn chưa đi sâu sát với thực tế, họ chỉ dựa trên kinh nghiệm của mình hay dựa trên những số liệu nghiên cứu có trước đó để đánh giá. Vì vậy, nhiều lúc Tổng công ty Sách VN chưa nắm bắt được nhu cầu thực tế của khách hàng, dẫn đến còn tồn đọng hàng hóa, hạn chế hiệu quả tiêu thụ của Tổng công ty. Các phương pháp khác: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các công ty và tư nhân kinh doanh xuất bản phẩm. Để lựa chọn một hình thức kinh doanh có hiệu quả. Tổng công ty đã tổ chức nghiên cứu kinh doanh xuất bản phẩm với nhiều hình thức tiêu thụ khác nhau. Nhiều cán bộ được cử đi các thị trường để xem xét rút ra các bài học, phương thức kinh doanh, tiêu thụ của các doanh nghiệp. Từ chỗ đi sâu vào thực tế, thấy được những ưu, nhược điểm tiêu thụ của mình. Trước hết, Tổng công ty tiếp tục phát huy hình thức bán lưu động, cố định, tích cực tham gia vào các hội chợ, triển lãm.... Nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình, Tổng công ty đã mở rộng mạng lưới tiêu thụ, ngoài cửa hàng bán buôn, Tổng công ty còn mở rộng một số cửa hàng bán lẻ với phương thức bán tự chọn, tạo ra sự thoải mái cho khách hàng. Trong quá trình nghiên cứu kinh doanh, tiêu thụ xuất bản phẩm, Tổng công ty luôn nắm bắt, những kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác để áp dụng vào doanh nghiệp mình, tổng kết đưa ra các quyết định tổ chức kinh doanh, thích ứng cơ chế theo từng thời điểm. Nhờ việc nắm bắt sự vận động, thay đổi của thị trường, cũng như việc nắm bắt các phương thức kinh doanh và sử dụng chúng có hiệu quả mà trong 10 năm qua Tổng công ty Sách VN đã từng bước ổn định, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh và vai trò, vị trí của mình trong thị trường nói chung và thị trường kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng. 3.2. Tổ chức khai thác hàng hóa: Để thực hiện tốt chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, Tổng công ty đã thực hiện tốt việc khai thác hàng hóa với phương châm đa dạng hóa (đầu vào với các thành phần kinh tế khác nhau: kể cả các nhà xuất bản, các thành phần kinh tế khác liên doanh với Nhà nước, các doanh nghiệp nước ngoài) và đa phương hóa. Khai thác hàng hóa là chuẩn bị đầu vào cho hoạt động kinh doanh. Yêu cầu của khai thác là xác định về số lượng, chất lượng, thời điểm, giá cả nhằm mục đích phục vụ các nhiệm vụ xã hội, yêu cầu kinh doanh có lãi cho Tổng công ty. Các phòng kinh doanh của Tổng công ty là nơi khai thác hàng hóa, khai thác theo nhiều phương thức khác nhau: mua đứt, mua trả chậm, ký gửi và tổ chức liên kết xuất bản (chủ động nguồn hàng). Từ năm 2003 thành lập phòng xuất bản để chủ động hàng hóa. Như vậy, có thể nói công tác khai thác xuất bản phẩm là một trong các yếu tố quyết định tới kết quả kinh doanh của Tổng công ty Sách Việt Nam. Khai thác mặt hàng xuất bản phẩm là khâu đầu tiên có ảnh hưởng quyết định đến kinh doanh. Để kinh doanh có hiệu quả, Tổng công ty cần phải tổ chức khai thác các xuất bản phẩm vừa phù hợp với nhu cầu khách hàng vừa đảm bảo định hướng của Đảng và Nhà Nước. Thị trường nhu cầu luôn luôn biến động, nhất là nhu cầu hàng hóa xuất bản phẩm. Do đó dù các khâu trước đó là nghiên cứu nhu cầu, nghiên cứu mặt hàng có độ tin cậy đến đâu chăng nữa, vẫn có thể dẫn đến mua vào xuất bản phẩm không có nhu cầu hoặc nhu cầu chưa cao. Vì vậy, trong quá trình mua vào và nhập hàng, nhà kinh doanh ngoài việc phải thực hiện đúng nguyên tắc, những kỹ thuật, còn phải tiếp tục nghiên cứu và chỉnh lý về mặt số lượng, chủng loại hàng hóa xuất bản phẩm mua cho độ phù hợp càng cao hơn. Do đó, hoạt động tiêu thụ sách ở Tổng công ty cũng được đẩy mạnh để có thể mua vào những loại sách phù hợp với định hướng về nội dung tư tưởng của Đảng và Nhà Nước, góp phần phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Trên thị t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình kinh doanh xuất bản của công ty sách Việt Nam trong năm 2002 đến nay.doc
Tài liệu liên quan