Trong xã hội ngày nay, cuộc sống của người dân ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống cũng được nâng lên. Đặc biệt là người dân ở thành phố người ta ít còn sử dụng mỡ để chế biến thức ăn mà chuyển sang sử dụng dầu ăn để đảm bảo sức khỏe và tránh một số bệnh nguy hiểm như: béo phì, mỡ trong máu, Vì vậy, dầu ăn là thực phẩm dùng để chế biến thức ăn cần thiết ở mỗi gia đình. Nên Công ty chọn mặt hàng dầu ăn để cung cấp cho thị trường. Trong đó, dầu ăn MeiZan chiếm tỷ phần tiêu thụ mạnh nhất trong tổng số lượng dầu ăn mà Công ty tiêu thụ.
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm rau quả Cần Thơ- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uế
453.961
734.337
280.376
61,76
15.Thế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
–
–
–
–
16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
453.961
734.337
280.376
61,76
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ qua 2 năm 2006-2007)
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, doanh thu thuần của Công ty tăng từ 41.273.552 ngàn đồng năm 2006 lên 55.441.145 ngàn đồng năm 2007, tức tăng 14.167.593 ngàn đồng, tương đương 34,33%. Từ năm 2006 đến năm 2007, doanh thu thuần tăng là do nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của người tiêu dùng ngày càng tăng, đồng thời Công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá của Công ty như: tăng cường tiếp thị bán hàng trực tiếp và tặng quà khuyến mãi, …
Tuy doanh thu thuần tăng cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán năm 2007 tăng 13.582.691 ngàn đồng, tương đương với 34,24% so với năm 2006. Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng, trong đó chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2006, chi phí bán hàng là 1.280.086 ngàn đồng và năm 2007, chi phí này tiếp tục tăng 1.524.785 ngàn đồng, tức là tăng lên 244.699 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 19,12%. Tuy nhiên thì sự gia tăng này chủ yếu là do hàng hóa tiêu thụ của công ty được tiêu thụ mạnh nên đẩy tổng chi phí của Công ty tăng lên cao.Tốc độ tăng của chi phí cao, nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng cao. Năm 2006, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 112.169 ngàn đồng và năm 2007, lợi nhuận này tiếp tục tăng 283.255 ngàn đồng, tức là tăng 171.086 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 152,53%.
Tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã góp phần làm cho lợi nhuận chung của Công ty tăng qua các năm.
Năm 2007, lợi nhuận trước thuế tăng so với 2006 với mức tuyệt đối 280.376 ngàn đồng tương đương với 61,76%. Lợi nhuận của Công ty chủ yếu là khoản đóng góp từ hoạt động kinh doanh, các khoản lợi nhuận khác không cao.
3.5. TỔNG QUÁT VỀ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ
3.5.1. Thuận lợi
- Do Công ty đã có quá trình hoạt động lâu năm nên đã có thị trường và khách hàng để tiêu thụ hàng hoá
- Nguồn nguyên liệu lương thực hàng hóa của Thành phố Cần Thơ rất dồi dào.
- Công ty hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực lương thực nên có nhiều kinh nghiệm trong việc mua bán, tạo được uy tín và có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định.
- Công ty luôn tìm hiểu kỹ các khách hàng trước khi giao dịch, buôn bán với họ nhằm tránh những phi vụ, hợp đồng làm ăn lừa bịp từ phía khách hàng.
- Công ty luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám đốc, công nhân viên toàn Công ty và công nhân viên đều được sắp xếp làm việc ổn định, thu nhập tăng nên gắn bó với nghề, có ý thức trách nhiệm và kinh nghiệm trong công việc.
3.5.2. Khó khăn
- Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. Sự tăng giá của các loại vật liệu bao bì, nhiên liệu làm cho chi phí Công ty tăng, giá vốn tăng.
- Đôi khi, chất lượng nguyên liệu đầu vào chưa cao phải tái chế biến dẫn đến tăng chi phí chế biến.
- Bên cạnh đó, do không có mặt bằng sẵn nên Công ty phải tốn thêm khoảng chi phí để thuê mặt bằng.
3.5.3. Phương hướng phát triển trong thời gian tới
- Từng bước đa dạng hóa các chủng loại hàng hóa có thế mạnh của Công ty
- Tiếp tục duy trì tiêu thụ hàng hóa tại thị trường cũ như: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang.Và đẩy mạnh hướng phát triển ở thị trường mới trong tương lai.
- Sắp xếp, điều chỉnh lại lao động các bộ phận tinh gọn, hiệu quả phù hợp theo mô hình mới, cố gắng đưa năng suất lao động tăng lên từ bằng đến cao hơn năm 2007 với mức lương cao hơn.
- Tăng cường sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên, phát huy tinh thần dân chủ, sức sáng tạo, trí tuệ của người lao động, tạo nên sức mạnh thống nhất từ hội đồng thành viên của Công ty đến người lao động để cùng nhau đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ
4.1. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY
Khi phân tích tình hình tiêu thụ thì doanh thu là một trong những nhân tố quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả tình hình tiêu thụ hàng hóa của một công ty. Để biết được doanh thu của Công Ty TNHH Rau Quả Cần Thơ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tiêu thụ của Công ty chúng ta tiến hành phân tích bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2: DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền
%
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
41.274.971
55.449.958
14.174.987
34,34
Doanh thu hoạt động tài chính
97.335
32.878
(64.457)
(66,22)
Doanh thu khác
341.792
963.502
621.710
181,89
Tổng doanh thu
41.714.098
56.446.338
14.732.240
35,32
ĐVT: Ngàn đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Từ bảng 2, ta thấy tổng doanh thu của Công ty tăng:
- Tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng là
14.732.240 ngàn đồng, tương đương với 35,32% Cụ thể:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng so với năm 2006 với tỷ lệ là 34,34%, tương ứng với mức tuyệt đối là 14.174.987 ngàn đồng. Do hoạt động tiêu thụ được đẩy mạnh nên doanh thu từ bán hàng tăng lên rất nhiều.
+ Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 giảm 64.457 ngàn đồng, tương ứng với 66,22% so với năm 2006. Nguyên nhân là do Công ty không còn cho vay vốn, thuê mặt bằng nữa nên không còn nhận doanh thu nhiều từ các khoản này nữa mà chỉ còn nhận doanh thu từ lãi ký quỹ và lãi tiền gởi ngân hàng.
+ Doanh thu khác năm 2007 tăng 621.710 ngàn đồng so với năm 2006, với tỷ lệ là 181,89%. Khoản thu chủ yếu từ tiền thưởng của các nhà cung cấp và khuyến mãi bằng hàng hóa.
Vậy tổng doanh thu tăng, đặc biệt là sự tăng nhanh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu tăng cao như vậy, một phần là do Công ty tìm kiếm được nhiều khách hàng tiêu thụ hơn so với năm 2006, đồng thời nhu cầu tiêu thụ hàng hoá thực phẩm đã qua chế biến năm 2007 của khách hàng tăng nên đã làm cho lượng tiêu thụ hàng hoá của Công ty vào năm 2007 tăng, chính vì vậy mà Công ty đã đẩy mạnh được sản lượng hàng hóa bán ra so với năm 2006, mặt khác là do giá bán của một số mặt hàng tăng lên khá nhiều.
4.2. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của toàn công ty, của từng bộ phận lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên.
Tổng thu nhập sau thuế = Tổng thu nhập trước thuế - Thuế và đuợc hình thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.
Hình 2: Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận của Công ty qua 2 năm (2006 – 2007)
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
)
Số tiền
Qua Bảng 1, dùng phương pháp so sánh để phân tích, ta thấy tổng lợi nhuận của Công ty tăng. Năm 2007 so với năm 2006, lợi nhuận tăng 280.376 ngàn đồng, tương đương 61,76%, từ kết quả trên cho thấy nổ lực của Công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc tìm kiếm khách hàng tiêu thụ để gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ
4.3.1. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty
4.3.1.1. Hệ số tiêu thụ hàng hóa mua vào
Đây là chỉ tiêu mang tính chất phân tích tổng quát tình hình mua bán hàng hoá của công ty. Chỉ tiêu này, cho chúng ta biết tỷ lệ hàng mua vào bán ra được bao nhiêu, nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ hàng mua vào tiêu thụ được càng nhiều, hàng tồn kho càng ít và ngược lại.
Bảng 3: TÌNH HÌNH NHẬP XUẤT HÀNG HÓA QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
41.274.971
55.449.958
Giá vốn hàng bán
39.671.451
53.254.142
Giá trị hàng mua vào
36.290.964
49.261.018
ĐVT : Ngàn đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Từ số liệu thực tế trên ta tính được hệ số tiêu thụ hàng hoá qua 2 năm (2006 - 2007) của Công ty như sau:
Bảng 4: HỆ SỐ TIÊU THỤ HÀNG HÓA QUA 2 NĂM (2006-2007)
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền
%
Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ
41.274.971
55.449.958
14.174.987
34,34
Giá trị hàng mua vào
36.290.964
49.261.018
12.970.054
35,74
Hệ số tiêu thụ
113,73 %
112,56 %
–
(1,17)
ĐVT: Ngàn đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Qua phân tích số liệu thực tế cho thấy hệ số tiêu thụ hàng hóa tăng qua 2 năm (2006 - 2007). Cụ thể: hệ số này ở năm 2006 đạt 113,73%. Điều này cho thấy tình hình mua bán kinh doanh của Công ty rất khá và vượt mức 100%. Đến năm 2007 hệ số này lại giảm nhưng không đáng kể là 112,56% tức là giảm 1,17% so với năm 2006. Điều này, cho thấy hàng hoá mua vào của Công ty chưa tiêu thụ hết trong kỳ, nguyên nhân là do giá mua vào của hàng hóa tăng làm cho giá bán ra tăng đưa đến nhu cầu của người tiêu dùng giảm nhưng không đáng kể. Bên cạnh đó, giá trị hàng mua vào cũng tăng, trị giá hàng mua vào năm 2007 đạt 49.261.018 ngàn đồng tăng hơn so với năm 2006 là 12.970.054 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 35,74%, chứng tỏ quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng, nhưng bên cạnh đó Công ty cần có những biện pháp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá như: Công ty mua bán nhiều mặt hàng hơn đa dạng về chủng loại, chất lượng và giá cả.
4.3.1.2. Hệ số luân chuyển hàng hóa tồn kho
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng. Bởi vì, dự trữ hàng hóa là để quá trình kinh doanh được liên tục không bị gián đoạn. Thông thường, vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì xem như sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
Bảng 5: TÌNH HÌNH XUẤT, TỒN KHO HÀNG HÓA
QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
Giá vốn hàng bán
39.671.451
53.254.142
Giá trị hàng tồn kho
1.438.893
2.677.173
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Từ số liệu thực tế trên ta tính được số vòng quay hàng tồn kho qua các năm và số ngày của một vòng quay như trong bảng dưới đây:
Bảng 6: HỆ SỐ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Tuyệt đối
%
Số vòng quay
Lần
27,57
19,89
(7,68)
(27,86)
TG1VQ
Ngày/vòng
13
18
5
38,46
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú : TG1VQ: Thời gian 1 vòng quay)
Nhìn vào các chỉ tiêu trên, ta thấy số vòng luân chuyển hàng tồn kho qua 2 năm (2006 - 2007) có xu hướng giảm và thời gian của một vòng quay cũng ngày càng tăng. Cụ thể: là năm 2006 có số vòng quay hàng tồn kho là 27,57 lần, nhưng sang năm 2007 số vòng quay lại giảm xuống là 19,89 lần thấp hơn 7,68 lần so với năm 2006 tương đương 27,86% ta thấy số vòng quay giảm nhưng với tốc độ khá chậm. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty đang gặp khó khăn so với năm 2006. Bên cạnh đó, thời gian luân chuyển một vòng của hàng tồn kho cũng tăng khá nhiều. Cụ thể: năm 2006 là 13 ngày/vòng quay nhưng sang năm 2007 tăng lên 18 ngày/vòng tương đương 38,46% tăng 5 ngày/vòng so với năm 2006. Số vòng quay ngày càng giảm mà thời gian một vòng quay ngày càng tăng, điều này cho thấy vốn của Công ty luân chuyển chậm. Nguyên nhân là do sự thay đổi đột ngột của thị trường như: giá hàng hóa bán ra tăng do nguyên liệu đầu vào tăng và do trên thị trường có quá nhiều mặt hàng làm cho sự lựa chọn của người tiêu dùng có nhiều thay đổi dẫn dến hàng hóa của Công ty bị ứ đọng.
Như vậy, hàng tồn kho lớn hay nhỏ còn phụ thuộc nhiều vào loại hình kinh doanh, thời gian trong năm và còn tùy thuộc vào thị trường như: đối với Công ty là kinh doanh thương mại hàng hóa thực phẩm đã qua chế biến thì sự tăng giảm hàng tồn kho tùy thuộc rất nhiều vào giá cả thị trường và mùa vụ.
4.3.2. Phân tích cơ cấu hàng hóa tiêu thụ của Công ty
Tổng doanh thu của Công ty do nhiều mặt hàng mang lại, có những mặt hàng doanh thu chiếm rất cao nhưng cũng có những mặt hàng doanh thu của nó chỉ là một phần nhỏ trong tổng doanh thu.
Vì vậy, để biết được mặt hàng nào là thế mạnh của Công ty và mặt hàng nào làm giảm doanh thu của Công ty, ta sẽ phân tích cơ cấu hàng hóa theo mặt hàng tiêu thụ sau:
Bảng 7: GIÁ TRỊ CÁC MẶT HÀNG TIÊU THỤ QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
TÊN HÀNG
NĂM 2006
NĂM 2007
Mì Thiên Hương
5.835.208
8.850.787
Dầu ăn MeiZan
1.321.034
2.035.348
Bột giặt Net
1.478.248
3.032.755
Hàng khác
32.643.481
41.531.068
Tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ
41.274.971
55.449.958
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
à Mặt hàng Mì Thiên Hương
Bảng 8: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG MÌ THIÊN HƯƠNG
QUA 2 NĂM (2006-2007)
ĐVT: Ngàn đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền
%
GTMTHTT
5.835.208
8.850.787
3.015.579
51,67%
TPMTHTT
14,14 %
15,96 %
_
1,82
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú: GTMTHTT: giá trị Mì Thiên Hương tiêu thụ,
TPMTHTT: tỷ phần Mì Thiên Hương tiêu thụ)
Với số liệu trên ta thấy mì Thiên Hương là mặt hàng chủ lực trong tổng số mì tiêu thụ của Công ty. Năm 2006 tỷ phần giá trị mì Thiên Hương tiêu thụ đạt 14,14% chiếm tỷ lệ tương đối cao và sang năm 2007 tỷ lệ này lại tăng lên, chiếm 15,96% tăng so với năm 2006 là 1,82%. Bên cạnh đó, xét về lượng tuyệt đối thì giá trị mì Thiên Hương tiêu thụ năm 2006 lại tăng cao hơn so với năm 2007 là 3.015.579 ngàn đồng tương đương 51,67% . Điều này cho thấy mặt hàng Mì Thiên Hương đang có nhiều tiến triển tốt, lượng bán tăng với tốc độ tương đối cao. Nguyên nhân tăng là do giá cả của mặt hàng mì Thiên Hương thấp hơn so với những mặt hàng mì cùng loại như: mì Hảo Hảo, Sumo, Aone, Hello… Vì mì Thiên Hương là mặt hàng bán chạy nhất trong tổng mặt hàng mì của Công ty cho nên Công ty cần chú ý và đảm bảo chất lượng dịch vụ sau khi bán hàng cũng như chính sách bán hàng của Công ty và đưa ra mức giá phù hợp. Bên cạnh đó, xem xét lại mẫu mã, bao bì khi cung cấp hàng hóa ra thị trường. Góp phần, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêu thụ mì Thiên Hương của Công ty và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
à Mặt hàng Dầu ăn MeiZan:
Trong xã hội ngày nay, cuộc sống của người dân ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống cũng được nâng lên. Đặc biệt là người dân ở thành phố người ta ít còn sử dụng mỡ để chế biến thức ăn mà chuyển sang sử dụng dầu ăn để đảm bảo sức khỏe và tránh một số bệnh nguy hiểm như: béo phì, mỡ trong máu, …Vì vậy, dầu ăn là thực phẩm dùng để chế biến thức ăn cần thiết ở mỗi gia đình. Nên Công ty chọn mặt hàng dầu ăn để cung cấp cho thị trường. Trong đó, dầu ăn MeiZan chiếm tỷ phần tiêu thụ mạnh nhất trong tổng số lượng dầu ăn mà Công ty tiêu thụ.
Bảng 9: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG DẦU ĂN MEIZAN
QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền
%
GTDAMZTT
1.321.034
2.035.348
714.314
54,07
TPDAMZTT
3,20 %
3,67 %
–
0,47
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú: GTDAMZTT:giá trị dầu ăn Meizan tiêu thụ,
TPDAMZTT:tỷ phần dầu ăn Meizan tiêu thụ)
Qua bảng số liệu ở trên cho thấy tỷ phần giá trị dầu ăn MeiZan tiêu thụ tăng dần qua 2 năm (2006 – 2007). Cụ thể: năm 2006 trị giá dầu ăn tiêu thụ chiếm 3,20% và sang năm 2007 tỷ trọng này tăng lên 3,67%, tức là tăng 0,47% so với năm 2006. Và xét về lượng tuyệt đối thì lượng dầu ăn tiêu thụ năm 2007 cũng tăng là 2.035.348 ngàn đồng, tức là tăng hơn so với năm 2006 một lượng là 714.314 ngàn đồng tương đương 54,07%. Giá trị dầu ăn tiêu thụ tăng một phần là do giá cả ngày càng tăng cao và do lượng dầu ăn tiêu thụ nhiều hơn năm 2006. Do, mặt hàng dầu ăn Meizan là một mặt hàng mang lại doanh thu tương đối cao của Công ty. Vì vậy, Công ty cần quan tâm hơn nữa chất lượng hàng cũng như mức độ phục vụ cho khách hàng, để mặt hàng dầu ăn Meizan ngày càng có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.
à Mặt hàng Bột giặt Net:
Cũng giống như dầu ăn, bột giặt cũng là mặt hàng cần thiết trong cuộc sống của người dân. Vì vậy, Công ty chọn mặt hàng bột giặt để cung cấp cho thị trường. Và mặt hàng bột giặt Net cũng chiếm tỷ phần cao trong tổng hàng hóa bột giặt tiêu thụ của Công ty. Để biết xem doanh thu mà mặt hàng này mang lại chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số hàng hóa tiêu thụ của Công ty ta có được bảng kết quả như sau:
Bảng 10: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG BỘT GIẶT NET
QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền
%
GTBGNTT
1.478.248
3.032.755
1.554.507
105,15
TPBGNTT
3,58 %
5,47 %
_
1,89 %
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú: GTBGNTT: giá trị bột giặt Net tiêu thụ,
TPBGNTT: tỷ phần bột giặt Net tiêu thụ)
Qua số liệu ở trên cho thấy tỷ phần giá trị bột giặt Net tiêu thụ có tốc độ tăng nhanh qua 2 năm (2006 - 2007). Năm 2006 bột giặt Net tiêu thụ có doanh thu là 1.478.248 ngàn đồng, tương ứng tỷ phần là 3,58% trong tổng số hàng hóa tiêu thụ của Công ty. Và tỷ phần này tiếp tục tăng vào năm 2007, chiếm 5,47%, tăng gần gấp đôi so với năm 2006 là 1,89%. Bên cạnh đó, nếu xét về lượng tuyệt đối thì lượng Bột giặt Net tiêu thụ năm 2007 lại tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2006. Cụ thể: lượng bột giặt Net mà Công ty cung cấp ra thị trường năm 2007 là 3.032.755 ngàn đồng cao hơn 1.554.507 ngàn đồng so với năm 2006, tương đương tăng 105,15%. Do nhu cầu ngày càng tăng cao nên lượng bột giặt Net mà Công ty cung cấp cho thị trường cũng ngày một tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ, thị phần tiêu thụ của mặt hàng bột giặt Net ngày càng được mở rộng.Vì vậy, Công ty nên nhập thêm nhiều mặt hàng bột giặt Net hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Bảng 11: TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ TIÊU THỤ CÁC MẶT HÀNG
QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: %
TÊN HÀNG
NĂM 2006
NĂM 2007
Mì Thiên Hương
14,14
15,96
Bột giặt Net
3,58
5,47
Dầu ăn MeiZan
3,20
3,67
Hàng khác
79,08
74,9
Tổng
100
100
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Qua số liệu trên, cho ta biết được mì Thiên Hương là mặt hàng chính của Công ty chiếm hơn 14% trong tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của Công ty.Và, tỷ trọng doanh thu tiêu thụ Mì Thiên Hương có xu hướng tăng qua 2 năm.Còn mặt hàng dầu ăn Meizan và mặt hàng bột giặt Net cũng có xu hướng tăng qua 2 năm như mì Thiên Hương. Trong đó, mặt hàng bột giặt Net lại có tốc độ tăng tương đối nhanh so với hai mặt hàng Mì Thiên Hương và dầu ăn Meizan. Điều này, cho thấy mặt hàng bột giặt Net mà Công ty cung cấp ra thị trường đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đang được thị trường chấp nhận.
Nhìn chung, cả ba mặt hàng này đều tăng qua 2 năm. Vì vậy, Công ty cần chú ý hơn nữa chất lượng của các mặt hàng này. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín và danh tiếng trên thị trường để có thể đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, góp phần đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêu thụ của ba mặt hàng này.
4.3.3. Phân tích khối lượng hàng hóa tồn kho của Công ty
4.3.3.1. Phân tích lượng tồn đọng của từng loại hàng hóa
Trong sản xuất kinh doanh việc xác định lượng tồn kho sản phẩm hàng hóa là hết sức cần thiết, bởi vì nó liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Sự chênh lệch của hàng tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ tăng hay giảm, nó phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của Công ty nhanh hay chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty.
Bảng 12: KHỐI LƯỢNG TỒN KHO CUỐI NĂM CỦA CÁC MẶT HÀNG CHÍNH QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
TÊN HÀNG
ĐVT
NĂM 2006
NĂM 2007
Mì Thiên Hương
Gói
173.440
155.940
Bột giặt Net
Gói
83.636
40.682
Dầu ăn MeiZan
Chai
3.201
24.187
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Từ số liệu thực tế ta tính được số chênh lệch hàng tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ của một số mặt hàng chính qua 2 năm như sau:
Bảng 13: CHÊNH LỆCH HÀNG TỒN KHO GIỮA CUỐI KỲ VÀ ĐẦU KỲ CỦA CÁC MẶT HÀNG CHÍNH QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
TÊN HÀNG
ĐVT
NĂM 2007
Mì Thiên Hương
Gói
(17.500)
Bột giặt Net
Gói
(42.954)
Dầu ăn MeiZan
Chai
20.986
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
à Mặt hàng mì Thiên Hương
Qua số liệu tính được ở trên, cho thấy lượng mì Thiên Hương tồn kho giảm lên đáng kể. Trước hết, năm 2007 lượng mì Thiên Hương tồn kho cuối kỳ là 155.940 gói chênh lệch giảm so với năm 2006 là 17.500 gói, chứng tỏ lượng mì Thiên Hương tồn kho năm 2007 đã giảm so với năm 2006. Điều này cũng nói lên rằng lượng mì Thiên Hương tiêu thụ trong năm 2007 cao hơn năm 2006, nguyên nhân làm cho lượng mì Thiên Hương tồn kho này giảm: là do lượng mì Thiên Hương mua vào ít hơn lượng bán ra. Do đó, làm cho lượng mì Thiên Hương tồn kho giảm. Điều này, đã làm cho các chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hóa giảm xuống, không những thế nó còn làm tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Công ty, làm tăng tốc độ luân chuyển vốn.
Như phân tích, ở phần trước thì lượng mì Thiên Hương mà Công ty cung cấp ra thị trường ngày một tăng.Vì vậy, Công ty nên nhập mặt hàng này về nhiều hơn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng cần có một chiến lược là nhập hàng về làm sao cho đủ bán và chỉ tồn kho ở mức phù hợp để tránh tình trạng giá cả biến động sẽ gây thiệt hại cho Công ty. Do đó, Công ty cần thường xuyên theo dõi và thăm dò thị hiếu của khách hàng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tránh tình trạng bị tồn kho nhiều ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.
à Mặt hàng bột giặt Net
Qua số liệu tính được ở trên, thì tình hình tồn kho của bột giặt Net có xu hướng giảm. Cụ thể: năm 2007 lượng bột giặt Net tồn kho cuối kỳ chênh lệch giảm so với năm 2006 là 42.954 gói, cho thấy lượng bột giặt Net tiêu thụ tăng hơn so với năm 2006. Nguyên nhân là do khối lượng bột giặt Net tiêu thụ của Công ty ngày càng tăng lên cao làm cho Công ty không đủ hàng để cung cấp ra thị trường. Cũng như đã phân tích ở phần trước, cho thấy tỷ phần giá trị bột giặt Net tiêu thụ có chiều hướng tăng dần. Vì vậy, Công ty cần phải tăng cường nhập hàng nhiều hơn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng
à Mặt hàng dầu ăn MeiZan:
Như đã phân tích ở phần trước, thì mặt hàng dầu ăn Meizan tiêu thụ tăng dần qua 2 năm (2006 - 2007) nhưng khi phân tích về lượng tồn kho thì lượng tồn kho của dầu ăn Meizan lại tăng lên cao. Cụ thể: năm 2007 chênh lệch hàng tồn kho so với năm 2006 là 20.986 chai. Nguyên nhân là do lượng dầu ăn Meizan tiêu thụ ra thị trường giảm nhiều so với lượng dầu ăn Meizan đã nhập vào. Do đó, làm cho lượng dầu ăn Meizan tồn kho tăng lên. Ta thấy, tình hình tiêu thụ dầu ăn Meizan qua 2 năm (2006 - 2007) tăng nhưng chậm. Vì vậy, Công ty cần xem xét lại tình hình tiêu thụ mặt hàng này để tránh tình trạng ứ đọng hàng tồn kho của mặt hàng này quá nhiều nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa của Công ty.
4.3.3.2. Phân tích lượng tồn đọng của nhiều loại hàng hóa theo chỉ tiêu giá trị.
Bảng 14: GIÁ TRỊ TỒN KHO CUỐI KỲ CỦA CÁC MẶT HÀNG QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
TÊN HÀNG
NĂM 2006
NĂM 2007
Mì Thiên Hương
124.050
124.962
Bột giặt Net
218.839
226.646
Dầu ăn MeiZan
49.435
370.548
Hàng khác
1.046.569
1.955.017
ΣGTHTK
1.438.893
2.677.173
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú: GTHTK: Tổng giá trị hàng tồn kho)
Từ số liệu thực tế trên ta tính được chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho của Công ty như sau:
Bảng 15: PHÂN TÍCH TỔNG GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO
CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền
%
GTHTK
1.438.893
2.677.173
1.238.280
86,06
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú: GTHTK: Tổng giá trị hàng tồn kho)
Nhìn chung, mức độ chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho qua 2 năm đều tăng. Nguyên nhân là do giá trị hàng hoá mua bán của Công ty ngày càng tăng lên dẫn đến trị giá hàng tồn kho mỗi năm một tăng lên. Cụ thể như: trong năm 2007 thì giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là 2.677.173 ngàn đồng cao hơn so với năm 2006 là 1.238.280 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 86,06%. Một phần là do giá trị hàng tồn kho của các mặt hàng khác (như: sữa bột, bột ngọt, đường, các loại mì khác, bột giăt khác, dầu ăn khác …) tăng lên. Mặt khác, là do tổng giá trị hàng hoá lưu thông của Công ty tăng lên nhưng không đáng kể. Ngoài ra, mức độ tiêu thụ mặt hàng mua vào lại không tăng nhiều, thêm vào đó giá trị tồn kho của các mặt hàng khác cũng tăng lên khá cao, làm cho hàng tồn kho chiếm tỷ lệ khá cao. Do đó, Công ty cần giải quyết tốt những tồn đọng liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, góp phần tăng doanh thu cho Công ty.
Từ số liệu thực tế ta tính được tỷ phần tồn kho của các mặt hàng như sau:
Bảng 16: PHÂN TÍCH TỶ PHẦN TỒN KHO CỦA TỪNG MẶT HÀNG QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: %
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
%
Mì Thiên Hương
8,62
4,67
(3,95)
Bột giặt Net
15,21
8,47
(6,74)
Dầu ăn Meizan
3,4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ- Thực trạng và giải pháp.doc