Luận văn Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 8 - 3

Mục lục

 

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vốn lưu động 4

2.1.1 Khái niệm 4

2.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động 5

2.1.3 Vai trò của vốn lưu động 7

2.1.4 Phân loại vốn lưu động 7

2.1.4.2 Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh 8

4.1.4.3 Phân loại vốn theo nguồn hình thành: Theo phân loại này vốn lưu động chia thành 2 loại: 9

2.1.5 Kết cấu vốn lưu động 10

2.1.5.1 Khái niệm 10

3.1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động 10

2.1.6 Nguồn hình thành vốn lưu động 11

2.2 Nội dung về vốn lưu động và vấn đề quản lý vốn lưu động 11

2.2.1 Khái niệm quản lý vốn lưu động 11

2.2.2 Sự cần thiết quản lý vốn lưu động 12

2.2.3 Nội dung quản lý vốn lưu động 13

2.2.3.1 Quản lý vốn bằng tiền 13

2.2.3.2 Quản lý các khoản phải thu 16

 

2.2.3.3 Quản lý hàng tồn kho 19

2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 23

2.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động 23

2.3.2 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 23

2.3.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động 23

2.3.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 23

2.3.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hàng tồn kho 26

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SXKD CỦA CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 Các đặc điểm cơ bản về công ty 28

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28

3.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 31

3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 32

3.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 34

3.1.5 Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn năm 2008 của công ty 34

3.1.6 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm của công ty 37

3.2 Phương pháp nghiên cứu 40

3.2.1 Thu thập số liệu 40

3.2.2 Phân tích và xử lý số liệu 40

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

4.1 Đặc điểm vốn lưu động tại công ty 42

4.1.1 Kết cấu vốn lưu động của công ty 42

4.1.2 Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty 45

4.2 Tình hình quản lý vốn lưu động của công ty 46

4.2.1 Quản lý vốn bằng tiền 46

4.2.1.1 Công tác quản lý vốn bằng tiền 46

4.2.1.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền 48

4.2.2 Quản lý các khoản phải thu 53

4.2.2.1 Công tác quản lý các khoản phải thu 53

 

4.2.2.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu 55

4.2.3 Quản lý hàng tồn kho 64

4.2.3.1 Công tác quản lý hàng tồn kho 64

4.2.3.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho 65

4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 69

4.3.1 Tốc độ luân chuyển VLĐ 69

4.3.2 Số VLĐ tiết kiệm hay vượt chi 70

4.3.3 Mức đảm nhiệm VLĐ 71

4.3.4 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ 71

4.4 Đề xuất một số ý kiến đóng góp về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của công ty 72

4.4.1 Đánh giá tình hình sử dụng vốn tại công ty 72

4.4.1.1 Ưu nhược điểm trong công tác quản lý VLĐ tại công ty 72

4.4.1.2 Nguyên nhân 74

4.4.2 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong năm tới 75

4.4.2.1 Mục tiêu, biện pháp phấn đấu của công ty trong năm 2009 75

4.4.2.2 Phương hướng quản lý VLĐ của công ty trong năm 2009 76

4.4.3 Một số ý kiến đóng góp về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của công ty 76

4.4.3.2 Một số ý kiến đề nghị 83

PHẦN V: KẾT LUẬN 89

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 8 - 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h của DN. Cơ cấu vốn lưu động là tỷ trọng của từng thành phần chiếm trong tổng số vốn lưu động của DN trong từng thời kì kinh doanh nhất định. Cơ cấu vốn lưu động của công ty bao gồm: Vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Và được thể hiện cụ thể qua bảng sau: * Về mặt số lượng: Bảng 03: Kết cấu vốn lưu động của công ty từ 2006 - 2008 ĐVT: Triệu Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 So sánh 07/06 (+) (-) (%) (+) (-) (%) Tiền 14.012 23.819 19.417 -4.402 81,52 9.807 169,99 Các khoản phải thu 41.208 154.263 101.183 -53.080 65,59 113.055 374,35 Hàng tồn kho 99.613 30.202 45.767 15.565 151,54 -69.411 30,32 TS ngắn hạn khác 179 77 93 16 120,78 -102 43,02 Tổng vốn lưu động 155.012 208.361 166.460 -41.901 79,89 53.349 134,42 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Qua bảng số liệu trên cho thấy, tại thời điểm 31/12/2006 tổng VLĐ của công ty là 255.012 trđ, năm 2007 là 208.361 trđ và đến năm 2008 giảm còn 166.460 trđ. Cho thấy VLĐ của công ty có sự thay đổ rõ rệt, VLĐ tăng mạnh vào năm 2007 và giảm mạnh vào năm 2008. Giải thích cho điều này là bởi vào năm 2007 công ty đã thanh lý một lượng lớn máy móc, thiết bị cũ và cho thuê một phần không nhỏ đất trống không sử dụng đến của công ty từ đó đem lại khoản tiền lớn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nhưng đến năm 2008, ảnh hưởng bởi sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu và lạm phát trong nước gia tăng buộc công ty phải thu hẹp dần quy mô để tránh tổn thất trong kinh doanh. Đồng thời, công ty đang dự định trong năm 2009 sẽ chuyển đổi công ty TNHHNN thành công ty cổ phần (khoảng 51% là vốn nhà nước) kết hợp với việc di dời địa điểm sản xuất. Trong VLĐ, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 9.807 trđ vào năm 2007 và giảm 4.402 trđ vào năm 2008. Các khoản phải thu cũng tăng từ 41.208 trđ lên 154.263 trđ, tăng 274,35% vào năm 2007 và giảm xuống 101.183 trđ, giảm 34,41% vào năm 2008, đây là mức giảm không nhỏ. Cho thấy trong năm 2007, công tác thu hồi nợ của công ty không tốt, công ty bị chếm dụng vốn cao. Đến năm 2008 công ty thu hồi được một khoản nợ lớn, điều đó khẳng định công tác quản lý đã được cải thiện, giúp việc thu hồi vốn nhanh chóng, dễ dàng hơn, tránh tình trạng nợ tồn đọng, là dấu hiệu tích cực trong công tác thanh toán. Còn hàng tồn kho năm 2006 tồn 99.613 trđ, việc tồn với giá trị lớn như vậy là do công ty đã có những dự đoán chính xác vào năm 2007 giá trị đầu vào sẽ tăng cao vì vậy đã dự trữ một lượng lớn nguyên vật liệu, tuy nhiên công ty đã không ước lượng được sự sụt giảm giá bán sản phẩm dệt và vải. Tài sản ngắn hạn khác cũng có sự thay đổi, giảm mạnh vào năm 2007 (102 trđ) và tăng nhẹ vào năm 2008 (16 trđ). Và nếu chỉ đánh giá về mặt số lượng của VLĐ thì sẽ rất khó có sự nhận xét đúng, mà cần tìm hiểu thêm về phần cơ cấu VLĐ của công ty trong 3 năm qua. * Về mặt cơ cấu: Biểu đồ 03: Biến động cơ cấu vốn lưu độngcủa công ty từ 2006 – 2008 Năm 2006, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất 64,26%, phải thu chiếm 26,58%, vốn bằng tiền chiếm 9,04% và tài sản ngắn hạn khác chiếm 0,12%. Cơ cấu VLĐ nói chung chưa thực sự hợp lý, hàng tồn kho quá cao có thể dẫn đến rất nhiều rủi ro như hỏng hóc, ẩm mốc, lỗi mốt... Sang năm 2007 có một sự thay đổi khá rõ nét trong cơ cấu VLĐ, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất 74,04%, tiếp đến là hàng tồn kho 14,5%, sau đó là tiền và các khoản tương đương tiền 11,43%, cuối cùng là tài sản ngắn hạn khác chiếm một tỉ lệ rất nhỏ 0,04%. Cơ cấu VLĐ như trên là khá hợp lý, tuy nhiên các khoản phải thu hơi cao. Đến năm 2008, các khoản phải thu vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất, nhưng đã giảm từ 74,04% xuống còn 60,79%, đây là điều tốt vì công ty đang giảm dần tỉ lệ bị công ty khác chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, hàng tồn kho lại tăng lên từ 14,5% lên 27,49%, tỉ lệ tăng gấp 1,87 lần, cho thấy trong năm qua việc tiêu thụ sản phẩm của công ty không tốt, lượng hàng tồn kho nhiều sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, khả năng xoay vòng vốn chậm và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty. Về vốn bằng tiền, chiếm 11,67% trong VLĐ, tăng 0,24% so với năm 2007, là một tỉ lệ hợp lý vì sẽ giúp công ty dễ dàng thanh toán ngay được các khoản nợ ngắn hạn, nhất là các khoản phải trả người bán và nợ ngân hàng. Còn tài sản ngắn hạn khác, tuy về mặt số lượng tăng 20,22% so với năm 2007, nhưng xét về mặt cơ cấu thì nó lại chiếm một tỉ lệ không đáng kể, từ 0,04% lên 0,06% trong 100% VLĐ. Vì vậy, trong đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ, sẽ chủ yếu đánh giá công tác quản lý và sử dụng VLĐ của vốn bằng tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho. 4.1.2 Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty Dựa vào hình thức sở hữu, VLĐ của công ty được hình thành từ hai nguồn là nguồn bên trong và nguồn bên ngoài. Nguồn bên trong chính là nguồn vốn tự bổ sung bao gồm các khoản lãi chưa phân phối, các khoản khấu hao và các khoản thuế chưa phải nộp. Nguồn bên ngoài là là các khoản nợ, vay ngắn hạn, các khoản đi vay khác không được đưa vào tài sản dài hạn. * Về mặt số lượng: Bảng 04: Kết cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành của công ty từ 2006 - 2008 ĐVT: Triêu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 So sánh 07/06 (+) (-) (%) (+) (-) (%) Nguồn bên trong 86.480 130.467 101.678 -28.789 77,93 43.987 150,86 Nguồn bên ngoài 68.532 77.894 64.782 -13.112 83,17 9.362 113,66 Tổng vốn lưu động 155.012 208.361 166.460 -41.901 79,89 53.349 134,42 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Qua bảng trên cho thấy, tổng VLĐ của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 53.349 trđ, tương ứng tăng 34,42%. Trong đó, nguồn bên trong tăng 43.987 trđ, tương ứng 50,86%, nguồn bên ngoài tăng 9.362 trđ, tương ứng 13,66%. Về mặt số lượng cả nguồn bên trong và nguồn bên ngoài đều tăng. Tuy nhiên, mức tăng chủ yếu là từ nguồn bên trong. Năm 2008, tổng VLĐ giảm 20,11% so với năm 2007. Trong đó, nguồn bên trong giảm 22,07% và nguồn bên ngoài giảm 16,83%. * Về mặt cơ cấu: Biểu đồ 04: Biến động cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành của công ty từ 2006 – 2008 Qua biểu đồ nhận thấy cơ cấu VLĐ có sự thay đổi qua 3 năm. Năm 2006 nguồn bên trong là 55,79% nhưng đến năm 2007 là 62,62%, tăng 6,83% và năm 2008 là 61,08%, giảm 1,54%. Còn nguồn bên ngoài từ 44,21% năm 2006 giảm còn 37,38% năm 2007 và tăng lên 38,92% vào năm 2008. Theo chiều hướng tăng tỷ trọng các nguồn vốn chiếm dụng bên ngoài và giảm tỷ trọng các nguồn vốn tự có, nghĩa là công ty đang tăng các khoản nợ vay nhiều hơn. Đây là dấu hiệu không tốt vì dù tăng các khoản nợ vay nhưng công ty lại đang thu hẹp dần hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường buộc công ty phải đi vay và chiếm dụng vốn của công ty khác. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, công ty cần cân nhắc kỹ càng việc huy động bao nhiêu vốn là hợp lý và nên giữ mức tỷ trọng nguồn bên ngoài không quá 40% để có thể có sự tự chủ trong kinh doanh. Để có những đánh giá cụ thể hơn về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty, ta đi vào phân tích các thành phần chủ yếu của VLĐ. 4.2 Tình hình quản lý vốn lưu động của công ty 4.2.1 Quản lý vốn bằng tiền 4.2.1.1 Công tác quản lý vốn bằng tiền Công tác quản lý vốn bằng tiền là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Việc quản lý vốn lưu động không phải chỉ là công việc của riêng phòng kế toán tài chính mà còn có sự kết hợp của nhiều bộ phận khác như bộ phận bán hàng (thu tiền hàng), thủ kho… Nhiệm vụ quản lý vốn bằng tiền không những chỉ để đảm bảo cho DN có đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán, mà quan trọng hơn là tối ưu hóa số ngân quỹ hiện có và tối ưu hóa việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời. Nếu DN giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro về tỷ giá (nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ không sinh lãi, tiền mặt tại tài khoản thanh toán ngân hàng thường có lãi rất thấp so với chi phí lãi vay của DN). Hơn nữa, sức mua của đồng tiền có thể giảm sút nhanh do lạm phát. Nếu DN dự trữ quá ít tiền mặt, không đủ tiền để thanh toán sẽ bị giảm uy tín với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. DN sẽ mất cơ hội hưởng các khoản ưu đãi giành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng linh hoạt với các cơ hội đầu tư phát sinh ngoài dự kiến. Hiện, công ty có 2 kế toán viên chuyên về quản lý vốn bằng tiền là kế toán ngân hàng và thủ quỹ. Hàng ngày, nhân viên kế toán ngân hàng phải đối chiếu các khoản dư nợ, dư có của tài khoản 112 của công ty với các ngân hàng (chủ yếu là ngân hàng công thương, bên cạnh đó còn có các ngân hàng khác như ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu tư và phát triển…) phản ánh các nghiệp vụ phát sinh và ghi chép lại. Còn thủ quỹ cuối ngày kiểm kê lượng tiền mặt lưu thông, lượng tiền mặt trong két để có công tác quản lý và sử dụng tiền mặt một cách hợp lý, không để tình trạng tiền bị ứ đọng quá nhiều hoặc thiếu tiền quá nhiều. Với những khoản chi khẩn cấp với lượng tiền không lớn, thủ quỹ có thể xuất tiền mặt thanh toán ngay, nhưng với những khoản tiền không cần trả gấp và số lượng tiền lại quá lớn thì nên sử dụng tiền gửi ngân hàng vừa đảm bảo an toàn, vừa thuận tiện. Việc nắm các luồng tiền vào ra giúp ban giám đốc và những nhà quản lý có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời để khi cần sử dụng tiền vì mục đích nào đó như mở rộng sản xuất kinh doanh, mua máy móc thiết bị, thay đổi công nghệ… sẽ không gặp tình trạng thiếu vốn. 4.2.1.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền Nhu cầu dự trữ tiền mặt trong các DN thông thường là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hóa, vật liệu, thanh toán các khoản chi cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực đầu cơ trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một lượng vốn bằng tiền đủ lớn còn tạo điều kiện cho công ty có cơ hội được hưởng chiết khấu trên hàng mua trả đúng hạn, đồng thời làm tăng hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty. Tuy nhiên, việc dự trữ tiền mặt phải luôn chủ động và linh hoạt. Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền của công ty, ta dựa vào những số liệu sau: * Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty trong 2 năm 2007 và 2008 Để xác định được vốn tiền mặt tối ưu trong cơ cấu VLĐ là một việc hết sức khó khăn. Đối với công ty sản xuất kinh doanh với quy mô lớn như công ty TNHHNN MTV Dệt 8-3 thì càng khó khăn hơn. Bảng 05: Kết cấu vốn bằng tiền của công ty từ 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 So sánh 07/06 (+) (-) (%) (+) (-) (%) 1. Tiền mặt 1.842 1.740 1.098 -642 63,10 -102 94,46 2. Tiền gửi ngân hàng 12.170 22.079 18.319 -3.760 82,97 9.909 181,42 - Tiền Việt Nam 9.548 19.825 16.644 -3.181 83,95 10.277 207,64 - Tiền ngoại tệ 2.622 2.254 1.675 -579 74,31 -368 85,96 Vốn bằng tiền 14.012 23.819 19.417 -4.402 81,52 9.807 169,99 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Tại thời điểm 31/12/2006, vốn bằng tiền của công ty là 14.012 trđ, chiếm tỉ trọng 9,04% trong tổng VLĐ và chiếm 4,16% trong tổng tài sản. Trong đó, tiền mặt chiếm 13,15% và tiền gửi ngân hàng chiếm 86,85%. Xét về tỷ trọng thì tỷ lệ như vậy là hợp lý nhưng xét về giá trị thì lượng tiền mặt tồn quỹ 1.842 trđ là khá lớn. Năm 2007, vốn bằng tiền của công ty tăng 69,99%. Trong đó, tiền mặt giảm 5,54% và tiền gửi tăng 81,42%. Việc giảm tiền mặt và tăng tiền gửi cho thấy trong năm 2007 công ty đã rất quan tâm đến việc quản lý vốn bằng tiền. Đến năm 2008, vốn bằng tiền của công ty giảm 18,48%. Trong đó, lượng tiền mặt giảm khá lớn từ 1.740 trđ còn 1.098 trđ, tương ứng giảm 36,9%, chiếm 5,65% trong tổng vốn bằng tiền. Việc giảm lượng tiền mặt tuy làm cho việc thanh toán bằng tiền trở nên khó khăn hơn vì có những khoản công ty phải thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt như mua hàng thanh toán ngay, các khoản tạm ứng hay tiền lương cho công nhân viên (hiện công ty vẫn áp dụng trả lương trực tiếp bằng tiền mặt)… nhưng lượng tiền mặt của công ty năm 2007 vẫn rất nhiều nên việc cắt giảm tiền trong năm 2008 là tốt, giúp công ty có thêm một khoản không nhỏ chi phí cơ hội từ việc chuyển tiền mặt vào ngân hàng để có lãi hoặc cho vay. Còn tiền gửi ngân hàng giảm từ 22.079 trđ xuống còn 18.319 trđ, tương ứng giảm 17,03%. Nếu nhìn về mặt giá trị thì việc giảm trên là không tốt cho thấy công việc kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn, lượng vốn kinh doanh giảm mạnh nên việc giảm vốn bằng tiền, trong đó có tiền gửi là không thể tránh khỏi. Nhưng xét về mặt cơ cấu thì tỷ trọng tiền gửi là hợp lý, chiếm 94,34% trong tổng vốn bằng tiền, tăng 1,65% so với năm 2007, trong đó tiền Việt Nam chiếm 90,86 % và tiền ngoại tệ (gồm USD, euro, mark, JPY) chiếm 9,14%. Chứng tỏ trong năm qua công ty đã đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng bằng hình thức chuyển khoản, đây là một phương thức thanh toán rất tiên tiến phổ biến hiện nay. Phương thức này giúp công ty giảm bớt thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra đồng thời tạo được sự an toàn, nhanh chóng, thuận lợi trong quá trình thanh toán với các khách hàng trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên vốn bằng tiền như vậy vẫn cao, công ty nên sớm đưa ra kế hoạch sử dụng để tăng hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vì cho dù công ty có gửi ngân hàng thì lãi thu được cũng rất nhỏ, khả năng sinh lời của vốn là rất thấp. * Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty trong năm 2008 (theo phương pháp trực tiếp) Tiền chính là nhựa sống của công ty. Nếu dòng tiền bị ảnh hưởng thì khả năng duy trì hoạt động, tái đầu tư và đáp ứng các yêu cầu về vốn cũng bị đẩy vào tình trạng xấu. Vì vậy nắm rõ được tình hình nguồn tiền của công ty là điều tối quan trọng để tiến hành ra quyết định. Bên cạnh việc phân tích kết cấu vốn bằng tiền trong tổng VLĐ thì cần xem xét thêm khả năng cân đối ngân quỹ của công ty thông qua bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng 06: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty TNHHNN MTV Dệt 8-3 trong năm 2008 (Theo phương pháp trực tiếp) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2008 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ BH, CCDV và doanh thu khác 01 374.247 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02 (370.262) 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 (20.244) 4. Tiền chi trả lãi vay 04 (15.435) 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 (404) 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 18.362 7. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 07 (64.180) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 (77.916) II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác 21 (224) 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các TSDH khác 22 104.142 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 4. Tiền chi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác 24 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 210 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 104.128 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của CSH 31 2. Tiền chi trả vốn góp cho các CSH, mua lai cổ phiếu đã phát hành 32 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 97.628 4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (128.193) 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 40 (30.565) Lưu chuyển tiền thuần trong kì (20+30+40) 50 (4.353) Tiền và tương đương tiền đầu kì 60 23.819 Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 (49) Tiền và tương đương tiền cuối kì (50+60+61) 70 19.417 (Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ_Báo cáo tài chính) Nhìn vào bảng trên ta thấy được dòng tiền vào và dòng tiền ra của công ty trong năm 2008 như sau: Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác là 374.247 trđ, trong khi tiền chi trả cho nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ (bao gồm: tiền trả cho nhà cung cấp, tiền chi mua nguyên liệu, tiền chi trả mua phụ tùng thay thế, tiền mua hàng hóa…) đã là 370.262 trđ. Cho thấy công ty cần phải có một giải pháp thích hợp để khắc phục giảm thiểu các chi phí không cần thiết trong sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng khả năng tiêu thụ bằng cách marketting, thay đổi chất lượng, mẫu mã sản phẩm… để phù hợp hơn với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Việc tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác là rất lớn 104.142 trđ, còn tiền chi từ mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác lại rất nhỏ 224 trđ, đó là vì hiện máy móc thiết bị của công ty rất cũ và lạc hậu, dây chuyền sản xuất lại không đồng bộ tạo ra những sản phẩm cạnh tranh kém trên thị trường nên công ty quyết định bán những tài sản ít hoặc không dùng đến, dùng số tiền đó để nâng cấp máy móc, thiết bị và mua mới máy móc hiện đại hơn. Tuy nhiên việc mua mới sẽ được thực hiện sau khi công ty cổ phần hóa (vì lúc đó công ty sẽ có một lượng lớn tiền để đầu tư vào mua sắm và sản xuất). Cuối cùng, kết quả dòng tiền vào của công ty là 618.408 trđ lớn hơn dòng tiền ra là 598.991 trđ. Như vậy trong năm 2008, công ty thặng dư ngân quỹ với tiền tồn cuối kỳ là 19.417 trđ. Điều này là tốt vì công ty có thể sử dụng số tiền thặng dư đó để đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất hoặc dùng nó để trả các khoản nợ vay ngắn hạn, tăng khả năng thanh toán. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền Dựa vào các chỉ tiêu, ta có thể đánh giá được công ty có sử dụng hiệu quả hay không tình hình sử dụng vốn bằng tiền. Bảng 07: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 So sánh 07/06 (+) (-) (%) (+) (-) (%) Doanh thu thuần bán hàng Đồng 416.690 392.612 330.749 -61.863 84,24 -24.078 94,22 Số dư VBT đầu kỳ Đồng 17.893 14.012 23.819 9.807 169,99 -3.881 78,31 Số dư VBT cuối kỳ Đồng 14.012 23.819 19.417 -4.402 81,52 9.807 169,99 VBT bình quân Đồng 15.953 18.916 21.618 2.703 114,29 2.963 118,57 Vòng quay VBT Vòng 26,12 20,76 15,30 -5,46 73,71 -5,36 79,46 Thời gian kỳ phân tích Ngày 360 360 360 0 100,00 0 100,00 Số ngày 1 vòng quay VBT Ngày 13,78 17,34 23,53 6,19 135,66 3,56 125,85 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng trên ta thấy vòng quay vốn bằng tiền trong năm 2006 đạt 26,12 vòng, nghĩa là mất 13,78 ngày sẽ quay xong 1 vòng, nhưng đến năm 2008 còn 15,3 vòng, nghĩa là phải mất đến 23,53 ngày mới quay xong. Cho thấy khả năng quay vòng vốn của công ty mỗi năm mỗi giảm. Mà khả năng quay vòng vốn bằng tiền giảm đồng nghĩa với việc tiền đưa vào tái đầu tư sản xuất kinh doanh càng chậm. Nguyên nhân là do trong 3 năm 2006 - 2008, doanh thu thuần của công ty giảm dần (từ 416.690 trđ năm 2006 xuống 392.612 trđ năm 2007 và còn 330.749 trđ năm 2008) trong khi vốn bằng tiền bình quân lại tăng (từ 15.953 trđ năm 2006 lên 18.916 trđ năm 2007 và đạt 21.618 trđ năm 2008). Vì vậy, công ty cần có những điều chỉnh hợp lý hơn trong việc tăng doanh thu bán hàng những năm sau. 4.2.2 Quản lý các khoản phải thu 4.2.2.1 Công tác quản lý các khoản phải thu Do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới nên hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong đó có công ty trong 3 năm qua gặp nhiều khó khăn. Xu hướng thị trường xuất khẩu dệt may đang bị thu hẹp ngày càng rõ nét, các đơn hàng đều bị cắt giảm… Trong điều kiện đó, tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước được coi là chiến lược phát triển dài hạn của toàn ngành dệt may. Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ công ty do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp. Qua tìm hiểu được biết công ty bán hàng chủ yếu theo đơn đặt hàng, giá trị mỗi đơn đặt hàng thường rất lớn. Và để chắc chắn, với những đơn đặt hàng lớn công ty sẽ sử dụng hợp đồng kinh tế, vì trong hợp đồng kinh tế sẽ có những nội dung như phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, các thỏa thuận khác… Điều đó giúp cho việc thu các khoản phải thu được dễ dàng hơn, các công ty sẽ có trách nhiệm hơn trong việc trả tiền mua hàng và khi cần thiết có thể dùng hợp đồng kinh tế để đảm bảo quyền lợi của mình trước pháp luật. Để tạo thuận lợi cho khách hàng và tăng doanh thu tiêu thụ, công ty có các chính sách bán chịu (bao gồm: tiêu chuẩn, điều khoản cũng như thời hạn bán chịu rõ ràng) trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 tháng (thường là 3 tháng). Đối với từng khách hàng, công ty sẽ phải tính toán xem nên bán chịu ở mức bao nhiêu, khi nào nên nới lỏng, khi nào nên thắt chặt để vừa có thể giữ được khách lại vừa hạn chế được rủi ro trong việc không thu hồi được nợ. Về vấn đề này, khó khăn của công ty nằm ở khâu thu hồi vốn đúng hạn. Để tạo động lực cho khách hàng trả sớm, công ty khuyến khích các khách hàng nào thanh toán sớm tiền hàng trong khoảng thời gian hạn định thì khách hàng đó sẽ được hưởng tỉ lệ chiết khấu hoặc giảm giá cao hơn. Tuy nhiên, khách hàng cũng thường có xu hướng so sánh giữa lợi ích chiết khấu với việc có thể tận dụng vốn tối đa trong thời gian trả chậm. Vì thế, buộc công ty hàng năm phải có chính sách chiết khấu thật hấp dẫn mới thu hút được khách hàng. Trước khi thực hiện việc bán chịu, công ty phải xem xét kĩ lưỡng tình hình tài chính của khách hàng, khả năng thu hồi nợ sau khi bán… Để quản lý nợ phải thu, công ty đã mở sổ theo dõi từng đối tượng khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Khi đến hạn thu nợ, nhân viên kế toán thanh toán đại diện cho công ty sẽ gửi một văn bản yêu cầu khách hàng thanh toán và thỏa thuận hình thức thanh toán. Nếu khách hàng vẫn không thanh toán, công ty sẽ tiếp tục gửi văn bản yêu cầu đến tiếp và áp dụng những hình thức xử phạt như dựa vào số tiền nợ mà tính lãi theo lãi suất ngân hàng, hoặc nghiêm trọng thì có thể yêu cầu tòa án kinh tế giải quyết… Hiện nay, việc thanh toán tiền nợ cho công ty khá đơn giản, công ty hiện đang áp dụng hai hình thức thanh toán là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán bằng tiền gửi, có thể là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Công ty có một kế toán ngân hàng chuyên phụ trách việc giao dịch chuyển khoản thông qua các ngân hàng mà công ty mở tài khoản. Điều này giúp thời gian thanh toán được nhanh hơn, đảm bảo an toàn hơn so với việc sử dụng tiền mặt. 4.2.2.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường chiếm dụng vốn lẫn nhau để hoạt động kinh doanh, vì vậy luôn tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán, đó là các khoản phải thu. Đối với công ty TNHHNN MTV Dệt 8-3 là công ty sản xuất và kinh doanh nên các khoản phải thu thường chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong tài sản ngắn hạn. Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu người ta dựa trên các tiêu chí sau: * Quản lý khoản phải thu theo đối tượng Để công tác quản lý công nợ được tốt, trước hết công ty quản lý theo từng đối tượng, mỗi khách hàng là một đối tượng nợ. Đối với các khoản nợ của từng đối tượng khác nhau, kế toán mở sổ chi tiết theo dõi riêng (sổ chi tiết tài khoản 131) để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ, số dư đầu, số dư cuối. Ví dụ : Theo dõi 1 đối tượng nợ có mã khách là 10222: Bảng 08: SỔ CHI TIẾT CÔNG NỢ Công ty cổ phần thương mại Dệt May TP HCM VINATEX Từ 01/01/2007 đến 31/12/2008 Tài khoản: 131 Mã khách: 10222 Dư nợ đầu kỳ: 23.985.781 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có Ngày Số 25/01 BC 129 Mua bông Tan zania 152 22.901.483 12/03 BC 162 Mua xơ Staple tổng hợp 152 37.641.743 11/06 PT 196 Đặt trước tiền mua hàng 1111 12.904.829 29/11 BC 223 Mua vải dệt kiểu 1384 156 68.137.471 … …….. ….. …. … … Phát sinh nợ: 261.035.700 Phát sinh có: 211.035.709 Dư nợ cuối kỳ: 73.985.772 Công tác quản lý nợ trên phần mềm kế toán cho phép theo dõi được từng khách hàng, số phát sinh trong tháng, số đã trả, số còn nợ… về mặt giá trị để từ đó có sự theo dõi đánh giá tổng quát tình hình tài chính của công ty, đây là cơ sở cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Dựa vào sổ chi tiết, cuối tháng kế toán tổng hợp lại các khách hàng để xác định số dư bên nợ, số dư bên có cuối kỳ làm căn cứ để tính cho tháng sau. Đến cuối năm kế toán tổng hợp lại công nợ phải thu của tất cả các khách hàng trong năm. Bảng 09: Danh sách tổng hợp công nợ khách hàng Năm 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc54. HOA.doc
Tài liệu liên quan