Luận văn Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU trong sau khi Việt Nam gia nhập WTO

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU.4

1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU.4

1.1.1. Khái niệm.4

1.1.2. Vai trò của xuất khẩu.4

1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.6

1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hàng xuất khẩu.6

1.2.2 Các yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.8

1.3. LÝ THUYẾT XUẤT KHẨU.11

1.3.1 Lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế.11

1.3.2 lý thuyết heckscher-ohlin (H-O).11

1.4. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU.12

1.5. VÌ SAO PHẢI XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG EU.14

1.6 KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU GIÀY TRUNG QUỐC SANG EU VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM . .15

1.6.1 Tình hình xuất khẩu giày Trung Quốc sang EU.15

1.6.2 Bài học đối với Việt Nam.16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG EU CỦA VIỆT NAM.17

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM.17

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu.17

2.1.2. Thị trường xuất khẩu.19

2.1.3 Cơ cấu mặt hàng.21

2.2. THỊ TRƯỜNG EU.23

2.2.1. Đặc điểm của thị trường EU.23

2.2.2. Những quy định của EU đối với giày dép nhập khẩu.25

2.3. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VÀO EU.27

2.3.1 Quan hệ thương mại Việt Nam và EU.27

2.3.2 Sản xuất giày dép của EU.28

2.3.3 Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU.28

2.3.4 Cạnh tranh giữa giày dép của Việt Nam với Trung Quốc.31

2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG KẾT QUẢ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ .33

2.4.1 Những kết quả.33

2.4.2. Những hạn chế của ngành giày dép Việt Nam.34

2.5 QUY ĐỊNH CỦA EU VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ.36

2.6 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG EU TRONG THỜI GIAN TỚI.38

2.6.1 Những thuận lợi.38

2.6.2 Những khó khăn.39

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VÀO EU.42

3.1 MỘT SỐ CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU.42

3.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.43

3.2.1. Xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, thương hiệu của người Việt.43

3.2.2. Phải sử dụng tốt nguồn nhân lực nâng cao năng suất lao động của toàn ngành.44

3.2.3. Một số vấn đề cần chú ý khi xuất khẩu vào thị trường EU.45

3.1.4 Cải tiến năng lực tài chính.45

3.1.5 Cải tiến phong cách làm việc kinh doanh của doanh nghiệp.46

3.2.6 Tăng cường xúc tiến thương mại.47

3.1.7.Áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh.49

 

3.3 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC.49

3.3.1 Thiết lập các kênh thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh.49

3.3.2 Tập trung quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu .50

3.3.3 Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp phù hợp với quy định của WTO.50

3.3.2.Quy định quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp.51

 

 

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5107 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU trong sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm 59,86% ( tương đương 113,02 triệu USD), kim ngạch xuất khẩu giày thể thao mũ nguyên liệu dệt giảm 67,45% ( tương đương 64,3 triệu USD) Kim ngạch xuất khẩu giày mũ kim loại tháng 9/2006 tăng 117,65% so với tháng 9/2005. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Canada tăng 2,52 lần so với cùng kỳ năm 2005, đạt 1,26 triệu USD. 2.1.3.4 Giày tennis/ bóng rổ Trong tháng 5/2007 xuất khẩu tăng 6,5% về lượng nhưng giảm 9,6 % về giá trị do lượng giày tennis/ bóng rổ xuất khẩu có đơn giá trên 15 USD/ đôi giảm 36,07% (tương đương 387,3 nghìn đôi), trong khi lượng giày tennis/ bóng rổ có đơn giá dưới 15USD/ đôi tăng 15,7% ( tương đương 779,2 nghìn đôi). Tính chung 5 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu giày tennis/ bóng rổ giảm 3,01% ( tương đương 8,95 triệu USD) 2.2. Thị trường EU 2.2.1. Đặc điểm của thị trường EU 2.2.1.1 Thị trường có quy mô lớn EU là một thị trường rộng lớn gồm 27 quốc gia, trên 500 triệu người, dân số EU đông nên nhu cầu tiêu dùng lớn với nhu cầu nhập khẩu hàng năm lên tới 1,5 tỷ đôi giày các loại, mức tiêu thụgiày dép bình quân đầu người 4 đôi/người/năm. Ngoài ra, EU còn là một thị trường mang tính thống nhất cao thể hiện ở nhiều khía cạnh trong đó EU cho phép tự do lưu thông hàng hoá, vốn, sức lao động. Năm 1968, EU đã là một thị trường thống nhất hải quan, có mức thuế quan chung cho tất cả các nước thành viên. Hiện nay, hầu hết các nước sử dụng đồng tiền chung ChâuÂu điều này giúp cho các nước cảm thấy thoải mái, tiện lợi và đơn giản trong khâu thủ tục khi xuất khẩu hàng hoá sang EU. Liên minh Châu Âu chiếm 1/5 giá trị thương mại toàn cầu và là thành viên chủ chốt cuat tổ chức thương mại thế giới ( WTO), và là một trong ba trụ cột chính của nền kinh tế thế giới ( EU, Mỹ, Nhật Bản). Eu là một trong những thị trường lớn trên thế giới cũng như thị trường Mỹ nhưng điều khác ở đây là: EU là một cộng đồng kinh tế mạnh và là một trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại. Châu Âu có quy mô lớn như vậy, nhu cầu rất nhiều nên trong hiện tại và tương lai cần đẩy mạnh xuất khẩu vào EU. 2.2.1.2 Thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng EU tuy là một thị trường chung rộng lớn nhưng bên cạnh thị hiếu tiêu dùng chung, mỗi quốc gia trong đó lại có những thị hiếu tiêu dùng riêng. Vì vậy khi hàng hoá muốn xâm nhập vào thị trường EU thì cần tìm hiểu kỹ những quy định chung, thị hiếu thói quen, xu hướng tiêu dùng của Châu Âu và cũng không được bỏ qua nghiên cứu riêng về từng nước. Ngoài ra trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên khá đồng đều nên người dân ở đây có những sở thích khá giống nhau. Thu nhập của họ khá cao với tổng GDP hiện nay lên tới 9,7 nghìn tỷ USD, thu nhập bình quân tính theo đầu người hơn 21 nghìn USD, EU chỉ còn đứng sau NAFTA có tổng GDP hơn 12 nghìn tỷ USD.. Cho nên họ yêu cầu rất khắt khe về chất lượng và mức độ an toàn về sản phẩm. Có rất nhiều trường hợp mặc dù giá cả rất đắt nhưng họ vẫn mua và không thích chuyển sang một thứ sản phẩm khảc mặc dù nó có thể là rẻ tiền hơn, vì họ quan trọng chất lượng chứ không phải là giá cả, và họ không thích chuyển sang dùng một sản phẩm mới mà mình chưa sử dụng. Đối với nhóm hàng giày dép : Người tiêu dùng EU đang có xu hướng đi giày vải. Xu hướng này ngày càng tăng tỷ lệ với nhu cầu tiêu dùng giày dép hàng năm của EU. Xu hướng này ngày càng tăng ở Châu Âu vì người tiêu dùng ngày càng thichsuwr dụng nhứng sản phẩm có nguyên liệu làm từ thiên nhiên, không gây nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng, tạo cảm giác, tâm lí thoải mái khi sử dụng. Vì những sản phẩm làm từ da nói chung và những sản phẩm giày da nói riêng nếu công đoạn chế biến da không sạch sẽ gây ra những bệnh ngoài da cho chân, giày dép thì hay hỏng không bền. 2.2.1.3 Là một thị trường khó tính EU là một thị trường có lịch sử phát triển lâu đời. Những phong tục, tập quán, thói quen đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân và nó khó có thể thay đổi những thói quen này nên người ta rất khó tính. Các sản phẩm được được lựa chọn rất kỹ lưỡng ngay từ giai đoạn nhập khẩu và cuối cùng là việc tiêu dùng của người dân, những đòi hỏi về tiêu chuẩn nhập khẩu rất cao và khắt khe. Họ thường tỏ ra thận trọng khi mua hàng. Đây cũng là một thói quen tốt vì ngày nay có rất nhiều hàng giả, hàng nhái đang tràn ngập thị trường. 2.2.1.4 Thị trường bảo vệ người tiêu dùng Chúng ta biết EU là một thị trường phát triển khá đồng đều, thu nhập cao nên họ ít quan tâm đến vấn đề giá cả, mà chất lượng hàng hoá những yếu tố liên quan đến an toàn, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. EU kiểm tra nguồn gố xuất sứ của sản phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng một cách tối đa. Đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, các quy định chung của Châu Âu để cấm buôn bán sản phẩm sản xuất ở những nước chưa đủ tiêu chuẩn xuất khâủu Châu Âu. Hiện nay, EU có ba tổ chức định chuẩn: Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện tử, viện định chuẩn viễn thông Châu Âu. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, EU tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm ăn cắp bản quyền. 2.2.2. Những quy định của EU đối với giày dép nhập khẩu Với tư cách là thành viên của WTO Việt Nam có cơ hội rất lớn trong việc thúc đẩy hàng hoá vào thị trường EU, như một số mặt hàng may mặc, giày da và thuỷ sản. Đây là những quy định của EU đối với hàng giày dép nhập khẩu. 2.2.2.1 Về tiêu chuẩn Tiêu chuẩn ISO được áp dụng trong các quốc gia EU tuy nhiên ở một số thị trường có những yêu cầu khác nhau về chất lượng, kích cỡ, màu sắc...như tại Liên Hiệp Anh và Ireland. Các tiêu chuẩn quản lý môi trường cho phép các nhà xuất khẩu cơ hội nhằm giới thiệu cho các đối tác bên ngoài biết rằng việc sản xuất được thực hiện theo phương pháp trung thành với môi trường. Các tiêu chuẩn quản lý môi trường là các tiêu chuẩn mang tính tự nguyện. Hiện nay tiêu chuẩn quản lý môi trường cho các quốc gia đang phát triển được áp dụng nhiều nhất là ISO 14001. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14001 về bản chất cho phép mọi người biết rằng công ty được quản lý dưới hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn ISO 14001 có thể trở thành 1 yêu cầu không chính thức tăng khả năng cạnh tranh trong nhiều khu vực thị trường. 2.2.2.2 Thuế nhập khẩu và hạn ngạch Tất cả các quốc gia EU áp dụng một khung thuế nhập khẩu cho hàng nhập khẩu từ bên ngoài. Trong trường hợp không có hiệp định thương mại đặc biệt là các quốc gia xuất khẩu sẽ được đánh thuế dựa khung thuế nhập khẩu chung với mức thuế từ 4,4% đến 18,2% cho các loại giày dép ( không áp dụng cho Trung Quốc, Triều Tiên theo luật chống phá giá). Tuy nhiên có 1 số hiệp định thương mại áp dụng cho nhiều quốc gia đang phát triển như: hệ thống GSP Genẻalized system of preferences với thuế suất từ 3% đến 12,7% cho các loại giày dép. EU không áp dụng hạn ngạch đối với các nước là thành viên của WTO do đó EU không áp dụng hạn ngạch đối với giày dép của Việt Nam hiện nay. 2.2.2.3 Các vấn đề về môi trường Tại nhiều quốc gia châu Âu, nhiều thoả thuận mang tính tự nguyện và mang tính pháp lý được thông qua giữa chính phủ và các nhà sản xuất. Các thoả thuận không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà còn áp dụng cho bao bì của sản phẩm. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ những quy định về môi trường để được xuất khẩu vào EU, do đó các nhà nhập khẩu sẽ chuyển những yêu cầu này cho nhà xuất khẩu. Theo đó, các nhà nhập khẩu buộc phải xem xét ảnh hưởng môi trường của sản phẩm của mình, của quá trình sản xuất và đóng gói. Người tiêu dùng yêu cầu các sản phẩm mang tính môi trường. Do vậy các nhà xuất khẩu Việt Nam phải hiểu rằng việc tuân thủ các quy định về sản phẩm là rất cần thiết, tuy nhiên đầu tiên là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng EU là điều quan trọng trong thành công tại thị trường EU. Danh sách các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi chính sách môi trường của EU và ảnh hưởng bởi sự quan tâm của khách hàng rất dài như các sản phẩm thực phẩm, gỗ, dệt may, điện từ các sản phẩm khoáng. Các vấn đề nhạy cảm là mức độ thặng dư thuốc trừ sâu, phụ gia thực phẩm, sự hiện diện của kim loại nặng, sự hiện diện của các chất ô nhiễm, sử dụng hoá chất, gỗ rừng nhiệt đới, ô nhiễm nguồn nước và không khí và việc sủ dụng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo. Ngoài ra còn những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp ngay đối với nhà xuất khẩu Việt Nam là: 2.2.2.4 Các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải bao bì và tái sử dụng, tái chế các vật liệu bao bì như: Quản lý chất thải, bao bì đóng gói Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói: có quy định các mức tối đa của các kim loại nặng trong bao bì và mô tả các yêu cầu đối với sản xuất và thành phần của bao bì: Bao bì được sản xuất bằng phương pháp để cho thể tích và cân nặng được giới hạn ở mức thấp nhất nhằm duy trì mức độ an toàn, vệ sinh cần thiết và sự chấp thuận của người tiêu dùng cho sản phẩm đóng gói. Bao bì được thiết kế, sản xuất và thương mại hoá sao cho có thể được tái sử dụng hoặc thu hồi, bao gồm tái chế, và để giảm thiểu ảnh hưởng về môi trường khi chất thải bao bì hoặc những phần dư từ chất thải bao bì được loại trừ. Bao bì phải được sản xuất để giảm thiểu sự hiện diện của các chất độc hại và các chất nguy hiểm khác có quan tâm đến sự hiện diện của các chất tro, bức xạ khi bao bì hoặc các phần dư được tiêu huỷ hoặc chôn. Vấn đề quản lý chất thải, bao bì đóng gói được quy định ở mỗi quốc gia khác nhau. Thông dụng nhất là hệ thống “Green Dot” do Chính phủ Đức áp dụng. Biểu tượng Green Dot thể hiện cho người mua biết rằng bao bì có thể được tái sử dụng hoặc tái chế và cũng cho biết việc loại bỏ và tái chế bao bì vận chuyển sẽ do các bên liên quan chịu chi 2.3. Thực trạng xuất khẩu giày dép vào EU 2.3.1 Quan hệ thương mại Việt Nam và EU Việt Nam và EU đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 11/1990. Từ đó đến nay, EU đã trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như chính trị, hợp tác phát triển, thương mại và đầu tư. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EC phát triển rất khả quan, trong 10 năm từ năm 1990 –1999 với quy mô tăng hơn 12 lần và tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 32%. Năm 1999 tổn kim ngạch xuất khẩu hai chiều đạt 4500 triệu USD. Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt hơn 3.300 triệu USD, nhập khẩu 1.120 triệu USD. Những mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang EU bao gồm hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản, cà phê, thủ công mỹ nghệ… Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghệ, hoá chất, tân dược, thực phẩm chế biến…Việt Nam và EU đã dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN) và EC cam kết dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam chế độ ưu đãI phổ cập (GSP), gia hạn và tăng hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt may Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU phát triển mạnh và có nhiều triển vọng. Việt Nam có 15 thị trường xuất khẩu trong khối EU kể từ năm 1995, khi EU mở rộng thành 15 nước thì tất cả các thành viên đều có mối quan hệ buôn bán với Việt Nam tuy ở các mức độ khác nhau. Hiện nay, xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó giá trị thương mại của EU với Việt Nam chỉ chiếm 0.12% tổng kin ngạch ngoại thương của họ. Để thúc đẩy quan hệ thương mại với EC ( trước hết với các nước thành viên quan trọng như Đức, Pháp, Anh, Italy), doanh nghiệp Việt Nam cần năng động hơn nữa, đa dạng các mặt hàng, nâng cao chất lượng, tìm hiểu luật lệ của EC, nắm bắt cơ hội và phối hợp tốt với các doanh nghiệp trong quan hệ buôn bán với EC. EC chính thức công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Sự công nhận này tạo thêm thuận lợi trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam. 2.3.2 Sản xuất giày dép của EU EU có ngành công ngiệp giầy từ rất lâu với quy mô sản xuất lớn và tiên tiến. Công nghệ sản xuất, máy móc, dây chuyền sản xuất giày của EU luôn được đầu tư và đổi mới, nâng cao đạt tới trình độ tinh xảo. Hàng năm, ngành công nghiệp này sản xuất trên dưới 1 tỷ đôI, chiếm 10% toàn thế giới. Ngành công nghiệp này có vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định và tăng trưởng, duy trì lượng cung cấp giày dép ổn định và chất lượng cao, tinh xoả, thời trang cho các quốc gia trên thế giới. Trong đó, Italia là nước đóng vai trò chủ chốt trong công nghiệp giày của khu vực Châu Âu. Quốc gia này có quy mô sản xuất giày lớn nhất,sản lượng luôn đứng đầu, chất lượng cao nổi tiêng thế giới. 2.3.3 Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU Giày dép xuất khẩu vào EU phải có giấy phép nhập khẩu nhưng sau khi Việt Nam và EU kí hiệp định hợp tác (17/7/1995) thì nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU làm kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh lên, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xếp đầu bảng về xuất khẩu giày dép sang thị trường này. 2.3.3.1 Cơ cấu mặt hàng Các sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU chiếm hơn 60% tổng số lượng giày dép xuất khẩu hàng năm của ta, chủ yếu là giày thể thao chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, Giày vải gần 20%, giày nữ xấp xỉ 15%, dép khoảng 17% và giày da trơn 1,5%. 2.3 Biểu đồ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang EU Từ năm 2006 tới nay kim ngạch xuất khẩu giày cao su/plastic của nước ta tới các nước EU liên tục tăng mạnh. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu giày loại này sang EU 8 tháng năm 2006 tăng 52,42% so với cùng kỳ năm 2005, đạt 86,99 triệu USD, chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu giày cao su/ plastic của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu giày cao su/ plastic sang EU 8 tháng năm 2006 chiếm 6,6% kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU 8 tháng năm 2006, cao hơn 4,8% trong 8 tháng năm 2005. Trừ Hi Lạp, Bỉ, Hà Lan, kim ngạch xuất khẩu giày cao su/ plastic sang các nước EU tăng mạnh, đặc biệt là Tây Ban Nha, Hungary, Thuỵ Điển và Anh. Việc EU áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam trong vòng 2 năm sẽ làm cho giá giày mũ da bán lẻ tại thị trường EU tăng, vượt khả năng chi của một số bộ phận dân cư các nước EU và buộc họ phải chọn loại giày dép khác. Trước tình hình này, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giày dép sang EU của Việt Nam đang nhanh chóng chuyển sang sản xuất và xuất khẩu sang EU các loại giày không sủ dụng chất liệu da, như giày cao su/ plastic. Vì vậy xuất khẩu giày cao su/plastic sang EU tiếp tục tăng trong thời gian tới. 2.3.3.2 Thị trường xuất khẩu 2.4 Bảng thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất trong liên minh Quốc gia Kim ngạch xuất khẩu (%) Đức 25,3 Anh 21 Pháp 14,3 Bỉ 13,2 ý 8,1 Hà Lan 7,9 Tây Ban Nha 4,6 Thuỵ Điển 2,2 Đan Mạch 1,3 Hy Lạp 0,8 Ai Len 0,6 Bồ Đào Nha 0,2 Luxembourg 0,1 ( nguồn Hiệp hội giày da Việt Nam) Thống kê trong EU cho thấy thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối vẫn là Đức, thứ hai là Anh, thứ 3 là Pháp. Hiện nay, Bỉ đang là thị trường xuất khẩu giày dép lớn thứ năm của Việt Nam sau các thị trường Anh, Mỹ, Đức và Hà Lan. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường này đạt 199,6 triệu USD, 8 tháng đầu năm 2005 đạt 136,4 triệu USD. 2.3.3.3 Kim ngạch xuất khẩu Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đều tăng ( trừ thị trường Phần Lan và Hy Lạp). Tháng 6/2007 xuất khẩu giày dép của nước ta sang EU tăng 6,4% về lượng và 15,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. Xuất khẩu hầu hết sang các thị trường thuộc EU như Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Italia... đều tăng cả về lượng và giá trị. Tháng 6/2007 xuất khẩu sang thị trường Ba Lan đạt mức tăng cao nhất, tăng 259% về lượng và 163,4% so với tháng 6/2006, trong đó giày dép có đơn giá trên 15 USD/ đôi tăng 6,64 nghìn đôi, lượng giày dép có đơn giá dưới 15 USD/ đôi tăng 114,94 nghìn đôi. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu giày dép của nước ta sang khối EU tăng 7,63% về lượng và 8,87% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. 2.3.4 Cạnh tranh giữa giày dép của Việt Nam với Trung Quốc Giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU đang phải cạnh tranh gay gắt với giày dép của Trung Quốc. Về các mặt như :chất lượng, giá cả, mẫu mã, thương hiệu… Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về sản xuất giày dép với sản lượng hàng năm khoảng 6 tỷ đôi ( chiếm sản lượng 1/2 tổng sản lượng của thế giới). Như vậy cuộc cạnh tranh giữa sản phẩm giày dép của 2 nước sẽ là cuộc cạnh tranh giữa chất lượng và giá cả. Cái này buộc các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua phải chọn hướng đi là làm gia công cho các đối tác từ EU mà chưa có nhiều sản phẩm giày trực tiếp vào thị trường này. 2.5 Mẫu giày dép Trung Quốc 2.6 Mẫu giày dép Việt Nam Tại hội chợ Duseldorf tại Đức năm 2004, Hiệp hội da giày Việt Nam có 11 gian hàng. Tuy nhiên theo nhận định, sự tiến bộ ấy xem chừng không thấm vào đâu với sự có mặt ồ ạt của các doanh nghiệp Trung quốc. Trong đợt này Trung Quốc tham gia trên 200 gian hàng. Mẫu giày Việt Nam hầu như na ná nhau, giá lại cao hơn của Trung Quốc 20-30%. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang phải hạ đơn giá hàng để tìm hợp đồng. Các loại giày Trung Quốc phần lớn là giày thể thao (bằng vải hoặc bằng cao su đúc nguyên khối), kể đến là giày thời trang nam/ nữ giả lot simili và một số ít dép xốp đi trong nhà bằng cao su mền( EVA). Giày Trung Quốc bán rất ăn khách, giá chỉ có 80.000- 100.000 đồng/ đôi đổ lại. Mua nhiều nhất là giới trẻ vì giày Trung Quốc rất bắt mắt, màu sắc trẻ trung, giá lại mền. Theo nhận xét của chủ tiệm giày thì “ cứ ba người vô mua thì cả ba đều chọn giày Trung Quốc, mặc dù trong tiệm cũng có giày Việt Nam. Đối với những sản phẩm giày dùng để đi chơi thường có khuynh hướng chọn mua những loại thời trang, có giá tiền vừa phải, không quan tâm nhiều lắm đến chất lượng. Giày Trung Quốc thường “ thắng” ở những chỗ này. Trong khi giày trong nước chỉ loay hoay với ba màu chủ đạo là nâu đen hoặc nửa nâu đen thì Trung Quốc chọn loại giả da simili pha hồ phối màu, màu nào cũng có. Một mẫu giày trong nước thường chỉ có 3-4 màu, kiểu dáng chừng năm kiểu là hết, giày trông to và thô, mang không êm chân, thậm chí còn thiếu size, giá cao hơn giày Trung Quốc từ 25.000 trở lên. Nhưng với giày Trung Quốc kiểu dáng, màu sắc đa dạng, giá rẻ người mua tha hồ chọn. Có lẽ đánh vào yếu tố thời trang nên dù hàng Trung Quốc chất lượng thật sự không cao, nhưng với tốc độ ra mẫu mới liên tục vẫn thu hút người tiêu dùng. Giày Trung Quốc cách ba ngày là có một đợt hàng mới, thậm chí có khi mới giao hàng hôm qua, hôm nay lại có hàng mang về, trong khi hàng trong nước cả thang vẫn không thấy mẫu mới nào. 2.4. Đánh giá về những kết quả và những hạn chế 2.4.1 Những kết quả 2.4.1.1 Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU liên tục tăng qua các năm từ năm 2003 đến nay. Riêng đối với năm 2006 do bị áp thuế chống bán phá giá nên những tháng đầu năm kim ngạch có giảm nhưng sau đó dần đi vào ổn định và tính chung cả năm thì kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU vẫn tăng trong năm 2006. 2.4.1.2 Chất lượng giày dép Thông qua việc hợp tác dưới nhiều hình thức với các đối tác nước ngoài, chất lượng giày dép Việt Nam đã có bước nhảy vọt khi những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hàng đầu thế giới như Nike, Rêbok, Ađía, Bata, Fila... đã được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam đã có đủ khả năng sản xuất và cung cấp cho thị trường thế giới những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được thị hiếu của từng thị trường. 2.4.1.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng Một số doanh nghiệp tiềm năng đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hoá thiết kế, các dây truyền sản xuất thử nghiệm phục vụ công tác ra mẫu chào hàng đáp ứng yêu cầu kịp thời của khách hàng, của nhà nhập khẩu. ĐIển hình như công ty cổ phần giày An Lạc, công ty cổ phần giày Thái Bình và các công ty 100% vốn nước ngoàI ( TeaKwang Vina, Shyang Hung Cheng, Giày Thượng Đình…) Để đẩy mạnh tócc độ phát triển ngành da giày Việt Nam, từ nay đến năm 2010, toàn ngành sẽ phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng nhanh số lượng và kim ngạch xuất khẩu thông qua việc tranh thủ các lợi thế, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu ding trong và ngoài nước, tạo thêm việc làm cho người lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu, chuyển mạnh từ gia công sang tự sản xuất không phụ thuộc vào đối tác như hiện nay. 2.4.2. Những hạn chế của ngành giày dép Việt Nam 2.4.2.1 Công nghệ yếu nên không có sức cạnh tranh Đông Âu là vùng đất còn tiềm năng để giày dép Việt Nam tiếp tục phát triển, mở rộng thị trường. Việt Nam được các nước đánh giá là có lợi thế về phát triển giày dép nhưng con đường cạnh tranh vẫn là khâu khó nhất Một trong những yếu tố đó là chất lượng, theo các doanh nghiệp giày dép đó là mẫu mã. Việt Nam cần chú trọng đặc biệt tới mẫu mã hơn nữa. Hiện tại vấn đề tiếp thị giày dép của Việt Nam còn qúa ít ỏi, gần như là thế giới chưa biết. Do xúc tiến thương mại kém nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ở tầng thứ 2, thứ 3. Như vậy cái gọi là sức cạnh tranh tiềm lực của ngành giày da đều thuộc các công ty lớn của Đài Loan, Hàn Quốc đặt tại Việt Nam. Chính họ đã khai thác được lợi thế về lao động, giá nhân công rẻ, môi trường xã hội ổn định...của Việt Nam Theo thống kê, trên 70% các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là công ty liên doanh hoặc là 100% vốn nước ngoài. Do đó các doanh nghiệp này phụ thuộc vào họ về công nghệ, thiết bị kỹ thuật, các nguồn nguyên liệu thô, phụ liệu và thị trường. Ngoài ra trong số 30% công ty Việt Nam tham gia vào sản xuất giày thì có tới 70% làm gia công vì thế mà giá trị lợi nhuận đích thực mà ngành này mang lại không lớn. Và chưa tới 20 doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đủ sức làm hàng dạng FOB. Doanh số xuất khẩu của ngành này tập trung chủ yếu vào các công ty nước ngoài như Samyang, Pouchen...Mặt hàng giày vải vốn là thế mạnh của Việt Nam cũng bị hàng của Trung Quốc chiếm chỗ Và Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là giày thể thao, giày dép và hài đi trong nhà. Cái khó của doanh nghiệp Việt Nam là ở chỗ: Nếu tham gia thị trường giày dép với sản phẩm chất lượng cao thì không cạnh tranh được với sản phẩm của chính các quốc gia nội khối như Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức. Còn nếu trong sản phẩm cấp thấp, có chất lượng trung bình thì lại không cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc, có chất lượng trung bình nhưng giá lại rất rẻ. Theo đánh giá của các chuyên gia, ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp nội địa chưa phát huy được tiềm lực. Mặc dù hàng Trung Quốc chất lượng thực sự không cao, nhưng với tốc độ ra mẫu mới liên tục vẫn thu hút được người tiêu dùng. Thường chỉ cách vài ngày là có mẫu mới trong khi hàng trong nước cả tháng cung không có mẫu mới nào, giá giày trong nước lại cao hơn rất nhiều so với hàng Trung Quốc. Điểm yếu của các công ty giày Việt Nam là chưa có sụ định hướng rõ rệt, chưa tạo được dấu ấn cho thương hiệu của mình. Trong khi giày trong nước chỉ có 3 màu củ đạo là nâu, đen hoặc nửa nâu nửa đen thì Trung Quốc chọn loại giả da simili tha hồ phối màu, màu nào cùng có. Một mẫu giày trong nước thường chỉ có 3-4 mà, kiểu dáng chừng 5 kiểu là hết. Nhưng với giày Trung Quốc màu sắc thường không dưới 10 và và kiểu thì phải trên số chục. Nếu thất bại ngay trên sân nhà, thì giày dép Việt Nam khó có thể cạnh tranh trên sân khách. Việt Nam gia nhập WTO có rất nhiều đơn đặt hàng nhưng các doanh nghiệp Việt Nam lại không đủ khả năng để tiếp nhận với khối lượng lớn như vậy. Do các doanh nghiệp của Việt Nam về quy mô còn nhỏ, sản xuất đơn lẻ, không có khả năng thực hiện đáp ứng yêu cầi. Vì thế mà Việt Nam đã bỏ lỡ rất nhiều đơn đặt hàng. Trong điều kiện như hiện nay thì các doanh nghiệp này nên liên kết chặt chẽ với nhau để có đủ khả năng tiếp nhận đơn đặt hàng và tăng khả năng cạnh tranh cho ngành này 2.4.2.2 Khó khăn về nguồn nguyên liệu Không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc vào khách hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Theo bộ công nghiệp nước ta phải nhập 6 triệu feet vùng da thuộc. Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công xuất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm Việt Nam chỉ có thể cung cấp 5000 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp. 60% nguồn nguyên liệu này được xuất sang Trung Quốc và Thái Lan, phần còn lại thì không đủ tiêu chuẩn để sản xuất hàng xuất khẩu. Vì thế mỗi năm Việt Nam chi từ 170 tới 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80 tới 100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc. 2.4.2.3 Khó khăn về thông tin Các doanh nghiệp Việt Nam dù xuất khẩu rất nhiều vào thị trường EU nhưng thật sự vẫn chưa hiểu hết về văn hoá, sở thích, cũng như xu hướng tiêu dùng của người dân bản xứ. Để thành công trên thương trường quốc tế thì các doanh nghiệp cần phải hiểu được nhu cầu của khách hàng, xem họ muốn gì?, yêu cầu gì đối với sản phẩm này? để từ đó xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể phát triển ngành hàng này. Có nhiều con đường để tiếp thị, tìm hiểu thị trường đó là thường xuyên đi nước ngoài tìm đối tác, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, mở hội trợ trong nước, thành lập văn phòng đại diện, trung tâm thương mại của giày dép Việt Nam ở nước ngoài là rất cần thiết để giao dịch tìm kiếm đối tác. Từ đây sẽ lập các kênh phân phối ở nước ngoài. Hội chợ là công tác tiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11285.DOC
Tài liệu liên quan