MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TÍNH KHOA HỌC VÀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG
1.1. Chính sách công và quy trình hoạch định chính sách công 9
1.2. Vai trò của thái độ tôn trọng tính khoa học trong hoạch định chính sách công 23
1.3. Vai trò của nhận thức trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công 27
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA THÁI ĐỘ TÔN TRỌNG TÍNH KHOA HỌC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
2.1. Bối cảnh và đặc điểm tình hình hoạch định chính sách tại thành phố Đà Nẵng từ năm 1997-2006 32
2.2. Thực trạng hoạch định chính sách của thành phố Đà Nẵng từ 1997-2006 nhìn ở hai phương diện thái độ tôn trọng tính khoa học và trách nhiệm xã hội của chủ thể trong hoạch định chính sách 42
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÔN TRỌNG TÍNH KHOA HỌC, NÂNG CAO NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
3.1. Nguyên nhân của thành công và hạn chế 98
3.2. Các phương hướng nhằm bảo đảm tính khoa học và nâng cao nhận thức trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công 101
3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công 108
KẾT LUẬN 122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
PHỤ LỤC 133
132 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các mục tiêu. Song lãnh đạo Thành phố biết đặt lợi ích của nhân dân (cả trước mắt và lâu dài) lên trên trong cân nhắc ưu tiên thực hiện. “Chủ trương Thành phố là sau giải tỏa mọi gia đình nằm trong các khu vực triển khai các dự án xây dựng đường mới (đại bộ phận là những hộ chủ yếu là nhà tạm, hộ 25 người ở trên diện tích 20m2) đều phải có nhà ở kiên cố trong các khu quy hoạch”[64].
Trong báo cáo nhìn lại 10 năm công tác giải tỏa đền bù và xây dựng đầu tư của Văn phòng UBND Thành phố tháng 11 năm 2006 có nhận định: “Chủ trương này (chính sách giải tỏa đền bù) giải quyết được các vấn đề lớn như: Qui hoạch tương đối hoàn chỉnh theo phương hướng là một thành phố hiện đại với tầm nhìn năm 2020; tập trung xử lý được những vấn đề cơ bản (giao thông, thoát nước, cấp nước, điện dân dụng, điện chiếu sáng, viễn thông, cây xanh...); đảm bảo việc kêu gọi đầu tư và di dời các doanh nghiệp trong nội thị về khu công nghiệp giữ gìn môi trường chung của Thành phố; đảm bảo công bằng trong việc thụ hưởng thành quả của quá trình sử dụng tiền từ nguồn thu ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng; Huy động được nguồn vốn của những tổ chức, cá nhân có điều kiện thông qua việc chuyển quyền sử dụng đất tại các khu vực khai thác quỹ đất đem lại cho ngân sách một nguồn thu lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng; giải quyết được cơ bản vấn đề nhà ở cho các hộ dân thuộc các vùng dự án bị giải tỏa” [51].
Xác định được mục tiêu trọng tâm trong mối quan hệ với các mục tiêu khác để tránh được sự phiến diện chủ quan khi xây dựng các phương án, nội dung chính sách giải tỏa đền bù. Nhận thức rõ hiệu quả của chính sách giải tỏa đền bù chỉ có thể đạt cao nếu có sự phối hợp liên ngành giữa các lĩnh vực chính sách. Do đó xem xét nó trong tổng thể các chính sách kinh tế - xã hội khác (việc làm, nhà ở, môi trường,... phát triển kinh tế) để hoạch định. Do đó, các nhà hoạch định xây dựng các phương án triển khai chính sách không chỉ nhằm giải phóng mặt bằng, chỉnh trang đô thị đáp ứng nhu cầu trước mắt mà là một nội dung trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng 10-20 năm sau, phát huy lợi thế so sánh của Thành phố trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: “kéo dài bờ biển, kéo dài dòng sông”, phát triển đô thị về phía Bắc, Tây Bắc, phát huy những lợi thế thiên nhiên sẵn có, phát triển mạng lưới giao thông, góp phần kiến tạo cảnh quan đô thị biển. Đó cũng chính là đáp ứng lợi ích lâu dài của cộng đồng thể hiện tính bền vững của chính sách. Điều này cho thấy tầm nhìn, khả năng nắm bắt thực tiễn cũng như dự báo được xu hướng vận động của chính sách; phản ánh trách nhiệm vì dân vì nước của các cán bộ hoạch định chính sách đối với thế hệ hôm nay và cả mai sau.
Để đạt mục tiêu, xác định cơ chế tạo vốn lại vô cùng quan trọng. Đà Nẵng đã và đang chứng tỏ thành công của quá trình hoạch định chính sách này là ở xác lập được cơ chế tạo vốn từ quỹ đất. Trên nguyên tắc phù hợp thực tế địa phương, trên cơ sở quy hoạch tổng thể về kế hoạch sử dụng đất của thành phố Đà Nẵng đã được Trung ương phê duyệt, cơ chế này trong những năm qua đã chứng tỏ được tính hợp lý, đúng đắn và đã phát huy tác dụng, làm lợi cho thành phố hàng trăm nghìn tỷ đồng, giải quyết dứt điểm tình trạng nhận bổ sung từ ngân sách Trung ương cân đối để chi thường xuyên, ngân sách Thành phố không chỉ tự cân đối chi thường xuyên mà còn tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tổng chi đầu tư phát triển 5 năm qua (2001 - 2005) tăng bình quân mỗi năm 52%, quy mô chi năm 2005 tăng gấp 6,9 lần so với năm 2000.
Các nhà nhiên cứu khi phân tích chính sách giải tỏa chỉnh trang đô thị của Đà Nẵng đã mô hình hóa cách tạo vốn từ quỹ đất để phát triển hạ tầng thành “chu trình khép kín”, bộc lộ rất rõ tính khoa học, logic và khả thi của nó. Cùng nhận xét vấn đề đó, Giáo sư - tiến sĩ khoa học Đặng Hùng Võ, Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường khẳng định: “Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng để đáp ứng nhu cầu chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, bằng việc khai thác quỹ đất, thành phố Đà Nẵng đã khai thác tốt nguồn nội lực. Cách làm của Đà Nẵng về khai thác và sử dụng quỹ đất là việc làm hay, đáng biểu dương...”[65].
Chuẩn bị các phương án trước, trong và sau xây dựng nội dung chính sách theo thứ tự ưu tiên từ bao quát đến cụ thể, từ chung đến riêng. Tổ chức bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 trình Thủ tướng Chính phủ và đã được phê duyệt tại Quyết định 903/TTg ngày 23-10-1997của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định được tính hợp pháp, hòa nhập với xu thế phát triển quốc gia. Ngoài ra, xúc tiến các phương án cụ thể hóa mục tiêu của chính sách như: Cải tạo mở rộng cơ sở hạ tầng khu vực nội thị; Quyết định xây dựng mới cầu quay qua sông Hàn, mở thêm 4 tuyến đường chính vào thành phố Đà Nẵng (Nguyễn Tất Thành, Cách mạng tháng 8, Lê Văn Hiến, đường Sơn Trà - Điện Ngọc, đường Điện Biên Phủ) xây dựng mới một số khu đô thị mới, cơ sở hạ tầng tuyến đường các khu tái định cư, hỗ trợ cho những hộ dân thuộc diện giải tỏa. Đẩy mạnh việc xây dựng các Khu công nghiệp tập trung (Liên Chiểu, Hòa Khánh, KCN dịch vụ thủy sản Thọ Quang, Hòa Cầm) để thu hút đầu tư và di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường từ trong nội thành ra các khu công nghiệp; đầu tư cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục và đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ thông tin.
Mỗi phương án là một chính sách bộ phận phục vụ cho mục tiêu chỉnh trang đô thị, nhằm hiện thực hóa chính sách giải tỏa đền bù. Cả một núi công việc đặt ra trước, trong và sau khi hoạch định chính sách giải tỏa đền bù. Do đó đi đúng quy trình, giải quyết được đồng thời rất nhiều vấn đề xã hội khác khi tiến hành GPMB chứng tỏ tầm nhìn xa và khả năng liên kết vấn đề, vốn tư duy liên ngành của lãnh đạo Thành phố. Họ nhận thức rất rõ và đề cao vai trò tố chất trí tuệ của cán bộ nói chung và cán bộ hoạch định chính sách. Hầu hết số người trả lời câu hỏi: Phẩm chất nào cần có nhất ở nhà hoạch định chính sách? đều ưu tiên lựa chọn phẩm chất "năng lực chuyên môn cao về lĩnh vực phụ trách". Bên cạnh đó, các phẩm chất còn lại được chọn lựa theo thứ tự như sau: Công bằng; có trách nhiệm với công việc; tôn trọng thực tiễn khách quan; quyết đoán. Qua đó có thể thấy nhận thức của cán bộ hoạch định chính sách về yêu cầu công tác chính sách đã có bước đổi mới căn bản.
Đề cao tố chất năng lực trí tuệ là một biểu hiện của thái độ tôn trọng tính khoa học trong hoạch định chính sách. Đó cũng là cơ sở để thay đổi cách nhìn đối với vấn đề sử dụng nhân tài tạo tiền đề cho một loạt các chính sách nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ dự nguồn kế cận. Vấn đề vai trò cán bộ nghiên cứu tư vấn chính sách đã bắt đầu được đề cập trong phương hướng phát triển đến năm 2010 của UBND Thành phố: "Cần phải tổ chức một bộ phận nghiên cứu tư vấn gọn nhẹ, gồm những cán bộ lãnh đạo và một số chuyên gia trẻ, giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm và có tư duy khách quan, để tư vấn cho Thành uỷ và UBND Thành phố trong việc ra các chủ trương, quyết định hợp lý"[47].
Trong xây dựng phương án thực thi chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, lãnh đạo Thành phố nghiên cứu, chọn lựa các phương châm phù hợp. Khi nào sử dụng "Nhà nước và nhân dân cùng làm", trường hợp nào sử dụng cách "tạo vốn từ khai thác quỹ đất". Đó đều là các quyết định vừa mang tính chính trị vừa mang tính kinh tế. Dự án xây mới cây cầu qua sông Hàn (thể hiện sự tinh tế, am hiểu khát vọng từ bao đời nay của nhân dân về cây cầu nối hai bờ Tây-Đông sông Hàn) ngay lập tức nhận được sự cộng hưởng rất lớn (17/94 tỷ đồng là số tiền mặt của nhân dân Thành phố đóng góp). Còn trong bối cảnh thị trường bất động sản tác động trực tiếp đến rất nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế -xã hội hôm nay, khai thác quỹ đất để tạo vốn đã phát huy các nguồn lực của Thành phố đang ở dạng tiềm năng. Theo số liệu thống kê, trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước của Thành phố Đà Nẵng từ năm 2001-2004, thu từ tiền sử dụng đất liên tục tăng cao: 2001 (9,37%), 2002 (20,67%), 2003 (34,50%) và 2004 là 41,41%.
Cân nhắc quyết định chính sách giải tỏa đất đai dựa trên cơ sở so sánh chi phí và lợi ích. Trong đó, lợi ích về đáp ứng nhu cầu thay đổi, tạo ra cơ hội vươn lên đạt tới cuộc sống văn minh, no đủ, tiến bộ và từng bước hiện đại của đại đa số nhân dân Đà Nẵng là tiêu chí tối ưu khi so sánh chi phí. Đặt lợi ích dân sinh trong tương quan với lợi ích lâu dài của Thành phố để chọn ra thứ tự ưu tiên cần thiết. Lợi ích trực tiếp - lợi ích được tính toán ngay ban đầu (tạo vốn, cải tạo hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ bản, khai thác tiềm năng các nguồn lực xã hội,...) luôn được coi trọng song hành cùng lợi ích gián tiếp (nhà ở của người dân, cơ hội việc làm, điều kiện sống được cải thiện,...). Quan tâm đầu tư chi phí gián tiếp và chuẩn bị biện pháp tháo gỡ những vấn đề do ảnh hưởng tiêu cực của chính sách gây ra như: mất đất sản xuất, tình trạng mất việc làm ở một bộ phận lớn nông dân bị thu hồi đất, các vấn đề xã hội khác do tác động của chính sách mang lại. Điều đó, một mặt thể hiện tính tất yếu của một chính sách kinh tế - xã hội, mặt khác thể hiện tinh thần trách nhiệm cộng đồng của chủ thể ban hành. Ngoài ra các nhà hoạch định cũng tính toán đến các yếu tố khác như văn hóa, tập quán, tâm lý tôn giáo,...của Thành phố Đà Nẵng để có sự đền bù nhìn chung là thỏa đáng.
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, thực tế xây dựng nội dung và ban hành chính sách giải tỏa đền bù ở Đà Nẵng cũng còn nhiều hạn chế, điển hình ở các mặt như sau:
Trước hết không thể không thấy hiện công tác nghiên cứu khoa học phục vụ hoạch định chính sách chưa được chú trọng. Cơ quan tham mưu tư vấn cho UBND Thành phố về chính sách giải tỏa đền bù chỉ mới thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực được giao. Điều đó biểu hiện năng lực tư vấn chính sách và cung cách làm việc của các Sở chưa tương xứng yêu cầu thực tế hoạch định chính sách đặt ra. Phản ánh của đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên môi trường cũng ghi nhận điều đó: "Với tình hình đội ngũ cán bộ (của sở tại) như hiện nay, cách làm việc thiếu khoa học, tùy tiện này thì đến mươi năm sau cũng chưa tiến nhanh lên được".
Ngoài ra, hoạt động khoa học nhằm nâng cao, bổ sung kiến thức chuyên môn để làm tốt chức năng tư vấn chính sách vẫn còn quá mới mẻ, dừng lại ở chủ trương, kế hoạch, dù có triển khai vẫn mang tính hình thức. Tại cơ quan hoạch định và quyết định chính sách cao nhất của Thành phố, câu hỏi được nêu ra: Ông (bà) thường sử dụng dữ liệu thống kê của cơ quan nào sau đây trong hoạch định chính sách? Các ý kiến trả lời phỏng vấn đều khẳng định nguồn thông tin và là căn cứ dữ liệu quan trọng họ thường xuyên sử dụng trong hoạch định chính sách của Thành phố là số liệu từ báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết của ngành thuộc lĩnh vực chính sách hoạch định. Căn cứ tham khảo thứ hai mới là số liệu của Cục Thống kê, Tổng cục thống kê. Về nhận thức cũng như quá trình xây dựng hoạch định chính sách chưa thể hiện việc coi trọng tham khảo thông tin, nghiên cứu dữ liệu từ các đề tài nghiên cứu khoa học, từ ý kiến hoặc kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực chính sách đang đề cập. Tổng hợp số liệu từ 30 phiếu hỏi cũng cùng chung đáp án trả lời đó. Qua đó, có thể thấy đây vẫn còn là vấn đề mới mẻ ngay cả trong nhận thức của giới lãnh đạo. Do đó mà chính sách được hoạch định dù đã có nhiều ưu điểm song hạn chế lớn nhất vẫn là tính khoa học trong đề xuất các phương án và giải pháp thực thi.
Chính sách được ban hành vẫn mắc phải lỗi về thể thức trình bày văn bản, thẩm quyền ban hành. Cách thức tiến hành xây dựng chính sách về cơ bản vẫn chưa đổi mới. Còn nhập nhằng giữa cơ sở khoa học, luận điểm, luận đề, luận chứng, luận cứ,... trong thiết kế nội dung chủ trương chính sách. Nhận thức chưa đầy đủ về ảnh hưởng của các sai sót (lỗi kỹ thuật, phong cách ngôn ngữ) tới nội dung, uy tín chính sách. Do đó vẫn để "Tình trạng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không đúng trình tự, thủ tục đã có giảm cơ bản, nhưng vẫn chưa triệt để. Chất lượng, nội dung các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các ngành chuyên môn xây dựng vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác tham mưu của các cơ quan chuyên môn cho UBND Thành phố ban hành các văn bản pháp luật vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập"[30].
Trong nhiều năm qua, lãnh đạo Thành phố chưa thật sự đề cao vai trò tư vấn pháp lý của Sở Tư pháp trong hoạch định chính sách, biểu hiện ở con số văn bản vi phạm giảm chưa triệt để qua từng năm: "Trong sáu tháng đầu năm 2006, tỷ lệ văn bản quy phạm pháp luật do UBND Thành phố ban hành không có ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp giảm đáng kể (11,9% so với 19,6% năm 2005), có 09/75 văn bản quy phạm pháp luật do UBND Thành phố Đà Nẵng ban hành trong sáu tháng đầu năm 2006 không có ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp"[30]. Cán bộ pháp chế ở các sở chậm được bổ sung nên thiếu tư vấn chính sách ngay ở cơ quan tham mưu cho UBND cũng là một trở ngại. Do đó, về mặt nội dung, "chất lượng dự thảo văn bản của các sở, ngành vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của văn bản quy phạm pháp luật"[30].
"Công tác phối hợp, tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan liên quan đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tuy đã có chuyển biến tích cực song vẫn còn mang tính đối phó, bị động, một số cơ quan chưa quan tâm đến công tác này nên việc tham gia còn hình thức, qua loa. Cá biệt vẫn còn nhiều trường hợp Sở, ngành không tham gia ý kiến hoặc không phối hợp với cơ quan soạn thảo xây dựng dự thảo văn bản"[30]. Về điều này, qua trao đổi tại cuộc phỏng vấn ngày 19-11-2006 trưởng Phòng xử lý văn bản sai phạm thuộc Sở Tư pháp Thành phố nhận định: "Một số dự thảo văn bản tuy đã có ý kiến của Sở Tư pháp về việc tuân thủ quy định về trình tự xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật song cơ quan soạn thảo vẫn không tiếp thu". Rõ ràng điều này phản ánh việc chậm khắc phục tư duy làm theo kinh nghiệm, cung cách làm việc thiếu khoa học, tùy tiện trong hoạch định chính sách nói chung của Thành phố (Xem phụ lục 2a).
Lối mòn trong nếp nghĩ, cách nhìn của các nhà lãnh đạo về vai trò tham mưu, tư vấn chính sách của các nhà khoa học, chuyên gia, cơ quan tư vấn (như phân tích trên) vẫn chậm được khắc phục, chưa có cơ chế khuyến khích các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu các vấn đề về lĩnh vực chính sách xã hội của Thành phố. Việc mời tư vấn thiết kế nước ngoài, sự tham gia tích cực của các chuyên gia tâm lý học, xã hội học và lịch sử, tức khía cạnh văn hóa của vấn đề chính sách (đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch kiến trúc đô thị) chưa được chú trọng đúng mức bộc lộ sự lạc hậu trong tư duy của lãnh đạo Thành phố.
Hệ quả cách làm trên thể hiện qua nhiều bất cập ở từng vấn đề cụ thể như: Các dự báo dân số và quy mô dân số cũng như dự kiến phân bổ dân số cho từng khu vực chưa hợp lý, chưa đủ cơ sở làm tiền đề cho việc nghiên cứu phát triển đô thị. Trong lúc công nghiệp và dịch vụ phát triển Thành phố chưa đủ mạnh thì việc dự báo tăng dân số cơ học từ nhu cầu tăng lượng lao động có tay nghề khó xảy ra, nên Theo KTS Huỳnh Tòa: “Trong quy hoạch tổng thể xây dựng Đà Nẵng đến năm 2020 dân số tăng lên đến 1,2 đến 1,5 triệu người, tức là tăng gấp đôi, là ý muốn chủ quan” [17, tr.6]. Dự báo nhu cầu sử dụng đất căn cứ trên quy hoạch tổng thể định hướng phát triển không gian đô thị còn chung chung và chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hệ quả của nó là đất quy hoạch xây dựng đô thị quá lớn trong lúc chưa đủ khả năng đầu tư, lượng đất phân lô bán nền đưa ra thị trường vì nhiều lý do đã trở nên dư thừa, thiếu vốn và khả năng đầu tư, dẫn đến tình trạng người sản xuất không có đất trong lúc đất quy hoạch vẫn bỏ không. Chính đây là lý do gây ít nhiều bất bình ở một bộ phận nhân dân, hạn chế tính hiệu quả của chính sách giải tỏa đền bù gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. “Đà Nẵng đã có dự báo chưa thật chính xác nên phát triển đô thị quá nhanh, cung vượt quá cầu, dẫn tới lãng phí quỹ đất, sử dụng đất không hiệu quả. Đặc biệt là sử dụng quá nhiều đất nông nghiệp vào quỹ đất nhà ở, đô thị khi chưa có nhu cầu!” [17].
Vì những hạn chế trên mà chính sách giải tỏa chỉnh trang đô thị gắn khai thác hiệu quả đặc thù tự nhiên hướng biển đã không phát huy tối đa hiệu quả. Tổng thư ký Hội quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng Hồ Duy Diệm đã bức xúc nói rằng: “Chúng ta chỉ mới xây dựng cho hoành tráng chứ chưa đầu tư phát triển Đà Nẵng về nhiều mặt...” [17, tr.57''. Cảnh quan đô thị thiếu thẩm mỹ mà theo ông là do việc quy hoạch mang tính chất “nhất trí chỉ đạo từ trên xuống” và hệ quả là đô thị hóa Đà Nẵng chưa đặt trong tương tác với công nghiệp hóa, nặng ý chí chủ quan nóng vội.
Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các cơ quan chuyên môn như Đại học, Cao đẳng Đà Nẵng từ năm 2000 trở về trước nhìn chung, chưa gắn với thực tiễn địa phương. Đề tài nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo Trung ương và địa phương (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trị Thành phố) phục vụ trực tiếp cho tư vấn tham mưu chính sách Thành phố còn rất ít. Một số vẫn nặng về học thuật, ít tính cập nhật, còn ít đi vào vấn đề thời sự địa phương, giải pháp nêu ra còn chung chung,... nên chưa đóng góp nhiều cho công tác hoạch định chính sách của Thành phố. Chưa có những định hướng lớn gắn nghiên cứu với những vấn đề xã hội nóng bỏng của thực tiễn địa phương, ít có khả năng dự báo, phân tích tình hình nặng về mô tả, chủ quan, đặc biệt ít tính phản biện.
Ngoài ra, đào tạo chưa gắn với sử dụng. Theo Trưởng phòng Tổ chức -Cán bộ, Sở Nội vụ Đà Nẵng: Một số ngành Thành phố đang rất cần nhân lực như kiến trúc sư, kỹ sư cầu đường, xây dựng dân dụng và công nghiệp, cử nhân hành chính, đặc biệt là các ngành quản lý đô thị... thì lại tìm không ra sinh viên để tiếp nhận, bố trí. Do đó, nguồn cung ứng nhân lực cho công tác hoạch định chính sách cũng gặp bế tắc.
Một hạn chế rất đáng quan tâm để xác định nguyên nhân chất lượng chính sách giải tỏa đền bù chưa thành công là ở vai trò nghiên cứu tư vấn, phản biện chính sách của các Hội (Hội Kiến trúc, Hội Xây dựng, Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật Thành phố) chỉ mới dừng ở mức đóng góp ý kiến bộc lộ quan điểm sử dụng khai thác kênh thông tin này của lãnh đạo Thành phố. Vì vậy, tính khoa học của các chính sách không cao (bản quy hoạch thiết kế đô thị chưa có phân vùng chức năng, chưa khai thác có hiệu quả đô thị hướng biển,...) gây phản ứng trong dư luận xã hội.
Bên cạnh đó, từ năm 2000 trở về trước, phần lớn các nghiên cứu được định hướng từ phía UBND và Thành ủy chỉ mới tập trung ở các đề tài thuộc lĩnh vực xây dựng Đảng (cách thức chuyển tải nghị quyết, công tác cán bộ (Thành ủy), hay đi vào lĩnh vực kinh tế - xã hội cụ thể (UBND) chứ chưa có đề tài bàn trực tiếp các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học chính sách. Còn rất ít những đề tài gắn với các chủ trương chính sách lớn của Thành phố như giải tỏa đền bù, quản lý đô thị, cải cách hành chính,... Thiếu điều kiện (ngân sách, con người, cơ chế khuyến khích,..) điều tra nghiên cứu sâu để có thể đúc rút những vấn đề làm cơ sở lý luận, tư vấn, tham mưu cho hoạch định chính sách của Thành phố. Các vấn đề trên nếu có bàn đến trong các đề tài do UBND hoặc Thành ủy chủ trì thì cũng ở vào tình trạng “mình nói về mình”, tính chân thực trong lý giải, phân tích vấn đề xét về mặt khoa học cũng hạn chế. Những người thực hiện, chủ nhiệm, phản biện đề tài, đề án lại là các cán bộ công chức, lãnh đạo Đảng, chính quyền, cơ quan trực thuộc UBND, Thành ủy nên rất khó nhìn thấy và đánh giá hết những yếu kém và chưa mạnh dạn đề xuất giải pháp khắc phục.
Quan trọng hơn nữa là thiếu cơ chế tư vấn, phản biện của xã hội đối với các vấn đề chính sách. Hợp tác khoa học giữa UBND Thành phố với các cơ quan nghiên cứu chỉ mới bắt đầu khởi động từ năm 2004 nên chưa đi vào chiều sâu. Tuy nhiên cơ chế phối hợp rất lỏng lẻo và còn mang tính hành chính sự vụ. Hoạt động ký kết, hợp tác, hội thảo để trao đổi các vấn đề chính sách nhằm cung cấp thông tin, học hỏi kinh nghiệm lý luận và thực tiễn chưa nhiều, vẫn hình thức. Do đó, khó gắn nghiên cứu với hoạch định chính sách. Ngân sách hàng năm của Thành phố dành cho hỗ trợ nghiên cứu còn hạn chế chưa động viên hết trí tuệ chất xám của nguồn nhân lực Thành phố vào công tác nghiên cứu khoa học phục vụ công tác hoạch định chính sách.
Cơ sở lựa chọn phương án chính sách kinh tế - xã hội tổng quát vẫn có chỗ chưa thật sự khoa học. Điều này có thể được nhìn nhận thông qua trường hợp cụ thể sau:
Khi xác định lựa chọn giữa hai phương án phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố thời kỳ kế hoạch 5 năm (2006 - 2010): phương án I được xây dựng dựa trên cơ sở mục tiêu, định hướng của Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển Thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Quyết định số 113/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 - 2010” và ước thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005. Phương án II được luận cứ trên cơ sở tổng hợp của các ngành; địa phương. “Nghiên cứu và cân đối các chỉ tiêu của 2 phương án trên, căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005, qua phân tích dự báo những thuận lợi, khó khăn của thành phố trong thời gian đến, tham khảo định hướng phát triển chung của cả nước, các vùng kinh tế trọng điểm và các thành phố lớn, quyết tâm phải phấn đấu hoàn thành các mục tiêu chủ yếu được nêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, lựa chọn phương án I” [46, tr.27].
Cách thức lựa chọn thể hiện rõ ưu tiên các căn cứ lý luận (văn bản chỉ đạo cấp trên, các dự báo) và thực tiễn (kết quả phát triển kinh tế xã hội các năm cũ). Đó là ưu điểm nổi bật xét về mặt khoa học cũng như trách nhiệm xã hội. Song thiếu chú ý đến một căn cứ rất quan trọng khác là tổng hợp của các ngành, quận, huyện đưa lên cho thấy sự yếu kém trong công tác báo cáo của các cấp thực thi, mặt khác thể hiện căn cứ lựa chọn chính sách của lãnh đạo Thành phố chưa thật sự gắn trực tiếp với thực tế địa phương, cơ sở.
* Đánh giá tổng quát về quá trình xây dựng và ban hành chính sách:
Xây dựng chính sách là sự chuẩn bị về nội dung của chính sách bảo đảm tính khoa học và trách nhiệm xã hội của chủ thể hoạch định. Thiếu hoặc hạn chế tính khoa học thì trách nhiệm xã hội không đảm bảo, ngược lại trách nhiệm xã hội bị xao nhãng thì không có động lực thúc đẩy tính khoa học. Nhìn chung, quá trình xây dựng và ban hành chính sách giải tỏa đền bù trên thực tế đã đạt được nhiều thành công: Đảm bảo quy trình, tiến độ, tầm tư tưởng, cơ sở khoa học và thực tiễn.
Việc chuẩn bị các phương án trước, trong và sau xây dựng nội dung chính sách theo thứ tự ưu tiên từ bao quát đến cụ thể, từ chung đến riêng theo quy trình thống nhất: Từ tổ chức bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể Thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 trình Thủ tướng Chính phủ và đã được phê duyệt tại Quyết định 903/TTg ngày 23 tháng 10 năm 1997của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định được tính hơp pháp, phù hợp xu thế phát triển chung của quốc gia.
Trên cơ sở đó, các phương án cụ thể hóa mục tiêu chính sách được xúc tiến như: Cải tạo mở rộng cơ sở hạ tầng khu vực nội thị; quyết định xây dựng mới cầu quay qua sông Hàn, và trên cơ sở mở thêm 4 tuyến đường chính vào Thành phố Đà Nẵng (Nguyễn Tất Thành, Cách mạng tháng 8, Lê Văn Hiến, đường Sơn Trà - Điện Ngọc, đường Điện Biên Phủ) xây dựng một số khu đô thị mới, cơ sở hạ tầng tuyến đường, các khu tái định cư, hỗ trợ cho những hộ dân thuộc diện giải tỏa. Đẩy mạnh việc xây dựng các KCN tập trung (Liên Chiểu, Hòa Khánh, KCN dịch vụ thủy sản Thọ Quang, Hòa Cầm) để thu hút đất tư và di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường từ trong nội thành ra các KCN; đầu tư cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục và đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ thông tin.
Mỗi dự án xây dựng trên là cụ thể hóa thành một chính sách bộ phận phục vụ cho mục tiêu chỉnh trang đô thị, nhằm hiện thực hóa chính sách giải tỏa đền bù. Cả một núi công việc đặt ra trước, trong và sau khi hoạch định chính sách giải tỏa đền bù được giải quyết, thể hiện bước đi đúng quy trình, thực hiện được đồng thời rất nhiều vấn đề xã hội nảy sinh khi GPMB, bộc lộ tầm nhìn và khả năng liên kết vấn đề, vốn tư duy liên ngành của lãnh đạo Thành phố. Thể hiện qua cách lựa chọn phương thức huy động vốn theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" phù hợp bối cảnh chính trị, xã hội, nhận được sự cộng hưởng tình cảm và ý chí rất lớn của Đảng, chính quyền và nhân dân, song tạo vốn từ khai thác quỹ đất lại tỏ ra hợp lý trong bối cảnh thị trường bất động sản tiến triển mạnh.
Quá trình thông qua chính sách do đó gặp nhiều thuận lợi, nhất trí cao và nhanh chóng đi vào cuộc sống. Một số hạn chế cần được nhận thức để tiếp tục hoàn thiện như: nghiên cứu khoa học phục vụ hoạch định chính sách chưa đủ tầm, nhận thức của lãnh đạo về vấn đề này về nhiều mặt còn chủ quan, tư duy thiên về kinh nghiệm, tính khoa học của các phương án và mức độ hiện thực hóa mục tiêu của các giải pháp chính sách chưa đáp ứng yêu cầu.
Giai đoạn thực thi chính sách
Từ những phân tích trên cho thấy mục tiêu cụ thể của chính sách phù hợp mục tiêu phát tri
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luanvan.doc
- Mục lục.doc