MỞ ĐẦU. 1
CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN Serratia marcescens VÀ HỢP CHẤT
PRODIGIOSIN . 3
1.1.1 Vi khuẩn Serratia marcescens . 3
1.1.1.1 Đặc điểm . 3
1.1.1.2 Sinh tổng hợp prodigiosin bởi Serratia marcescens. 4
1.1.2 Nguồn gốc, đặc điểm của prodigiosin. 5
1.1.3 Tinh sạch và xác định cấu trúc của prodigiosin. 6
1.1.4 Hoạt tính sinh học của prodigiosin . 7
1.1.4.1 Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm . 7
1.1.4.2 Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của prodigiosin . 8
1.1.5 Ứng dụng của prodigiosin. 10
1.1.5.1 Ứng dụng của prodigiosin trong công nghệ thực phẩm. 10
1.1.5.2 Ứng dụng của prodigiosin trong phát triển thuốc. 11
1.1.6 Tình hình nghiên cứu prodigiosin từ Serratia marcescens ở Việt Nam . 12
1.1.7 Tình hình nghiên cứu prodigiosin từ Serratia marcescens trên thế giới. 12
1.2 ẢNH HưỞNG CỦA PRODIGIOSIN LÊN MẠNG LưỚI NỘI CHẤT . 14
1.2.1. Mạng lưới nội chất và hiện tượng ER stress. 14
1.2.2 Stress lưới nội chất ở tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae. 17
1.2.3. Ảnh hưởng của Prodigiosin lên mạng lưới nội chất . 19
CHưƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 21
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU. 21
67 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tinh sạch và đánh giá ảnh hưởng của hợp chất prodigiosin từ chủng serratia marcescens đến mạng lưới nội chất tế bào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cứu về khả năng gây chết, sự
biến đổi hình thái biểu hiện của quá trình tự chết trên dòng tế bào ung thƣ dạ
dày HTG – 1 bằng phƣơng pháp MTT (3-(4,5 – dimethylthiozol – 2-yl)-2,5-
diphenyl tetrezolium bromide), sự phân mảnh của DNA, nhuộm Hoechest
13
33342 và nghiên cứu về cấu trúc sợi actin. Các tế bào đƣợc xử lý với Pg đã
cho thấy có sự sụt giảm số lƣợng tế bào bởi quá trình apoptosis. Phân tích
hình thái tế bào xử lý bằng Pg cho thấy Pg gây ra co rút tế bào, ngƣng kết
nhiễm sắc thể, cấu trúc lại sợi actin, tách rời các tế bào từ chất nền nuôi
cấy.Từ các kết quả trên cho thấy Pg tác động tới quá trình apoptosis trong tế
bào ung thƣ dạ dày HTG – 1và Pg có khả năng đƣợc sử dụng nhƣ một loại
thuốc hóa trị liệu mới [15].
Năm 2009, Eric và cộng sự đã nghiên cứu đặc điểm, đặc tính dƣợc lý
của của Pg và các dẫn xuất của Pg, bao gồm các dẫn xuất Pg tổng hợp mới có
độc tính thấp hơn nhƣ GX15-070(Obatoclax)[39]. Cơ chế đích phân tử của
các hợp chất này đã cho thấy tiềm năng ứng dụng trong điều trị lâm sàng.
Năm 2012, Mu-Yun Pan và cộng sự tại Viện Khoa học y sinh Đài Loan
đã chỉ ra rằng Pg làm chết tế bào ung thƣ bằng cách gây ra stress lƣới nội chất
dẫn tới apoptosis [30]. Các con đƣờng kích hoạt phản ứng stress lƣới nội chất
đƣợc Renata Sano và John C. Reed thảo luận chi tiết trong “ER stress –
induced cell death mechanisms”[40].
Năm 2017, Yenkejeh và cộng sự đã thử nghiệm hoạt tính của Pg trên
dòng tế bào ung thƣ tế bào gan (HepG2) ở ngƣời và quan sát sự biến đổi hình
thái tế bào, số lƣợng tế bào, ức chế tăng trƣởng, biểu hiện sống sót, kích hoạt
caspase – 3, tỷ lệ apoptosis bằng kính hiển vi soi ngƣợc, buồng đếm tế bào,
phƣơng pháp MTT, Reverse Transcription – PCR, kiểm tra enzyme miễn dịch
huỳnh quang. Kết quả cho thấy sau prodigiosin đã làm biến dạng tế bào và
phá vỡ các kết nối tế bào. Đồng thời, hợp chất này ức chế tăng trƣởng và giảm
hoạt động trao đổi chất, ức chế tồn tại của mRNA, tăng kích hoạt caspase-3 ở
các tế bào HepG2. Từ đó có thể thấy sử dụng Pg là một hƣớng tiếp cận mới
trong điều trị hƣớng đích ung thƣ gan [34]. Cơ chế điều chỉnh capase-3 của
Pg cũng đƣợc làm sáng tỏ bởi Mohammad Reza Sam và Somayyeh Ghoreishi
năm 2018 [41].
Năm 2019, Chee – HooYip cũng đã thảo luận về triển vọng ứng dụng
Pg trong phát triển thuốc kháng sinh, chống sốt rét và chống ung thƣ trong
điều trị lâm sàng [24].
14
Hiện nay, các nghiên cứu về prodigosin ngày càng nhiều và tập trung
theo hƣớng: sàng lọc các chủng S. marcescens có hiệu suất sản xuất Pg cao;
tối ƣu hóa quy trình lên men, tách chiết và tinh sạch Pg; thử nghiệm hoạt tính
gây độc tế bào. Từ đó mở ra nhiều hƣớng thử nghiệm cơ chế đích phân tử của
Pg trên các dòng tế bào ung thƣ khác nhau.
1.2 ẢNH HƢỞNG CỦA PRODIGIOSIN LÊN MẠNG LƢỚI NỘI CHẤT
1.2.1. Mạng lƣới nội chất và hiện tƣợng ER stress
Mạng lƣới nội chất (ER – Endoplasmic Reticulum) là hệ thống xoang
dẹt gắn liền với màng nhân, tổng diện tích lƣới nội chất chiếm hơn một nửa
tổng số màng nội bào trong tế bào nhân thực. Các xoang lƣới nội chất chứa
cacbohydrate, glycoprotein, enzyme khử độc Dựa vào cấu tạo và chức
năng, lƣới nội chất đƣợc chia thành hai loại: lƣới nội chất trơn – màng không
gắn ribosome và lƣới nội chất hạt gắn các hạt ribosome. Trong đó, lƣới nội
chất hạt đóng vai trò quan trọng trong việc đóng gói các protein của tế bào.
Các ribosome trên bề mặt lƣới nội chất hạt tham gia vào quá trình xử lý
và phân loại protein. Trong quá trình dịch mã tại ribosome, một peptide tổng
hợp sẽ đƣợc định hƣớng đivào ER dựa trêntrình tự tín hiệu. Sau đó, chuỗi tín
hiệu đƣợc phân tách, và protein đƣợc giải phóng vào khoang của ER. Protein
sau khi đƣợc đƣa đếnER để hình thành cấu trúc có thể đƣợc tiết ra ngoại bào
hoặc tồn đọng trong ER. Bất kể đích đến cuối cùng của protein là ở đâu,
chúng cũng phải trải qua các quá trình khác nhau trong các xoang dẹt của lƣới
nội chất. Chúng liên quan đến việc cuộn xoắn tạo thành cấu trúc bạc cao, tập
hợp thành phức hợp đa đơn vị, hình thành liên kết disulfua, glycosyl hóa và
bổ sung glycolipid. Khoảng một phần ba số protein trong tế bào là protein tiết,
trong đó protein xuyên màng đƣợc trƣởng thành trong ER. Các chức năng của
nó đòi hỏi môi trƣờng trong ER phải có tính oxy hóa và giàu canxi và các
phân tử đóng vai trò cuộn xoắn protein khác. Nhu cầu về số lƣợng protein tiết
và tốc độ tổng hợp protein tiết khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào. Đặc biệt là
các tế bào có chức năng bài tiết, chúng có cấu tạo giàu ER để đáp ứng nhu cầu
của cơ thể. Các protein tiết đƣợc cuộn xoắn bởi chaperones và các phân tử
chuyển động khác, giúp gấp lại chính xác cấu hình ban đầu của chúng khi đi
15
qua ER. Tuy nhiên, đôi khi các tế bào có thể gặp phải các điều kiện bất lợi
khiến việccuộn xoắn protein ER quá nhiều. Sau đó, các chức năng cuộn xoắn
protein ER sẽ bị ảnh hƣởng bởi các nhiễu loạn khác nhau nhƣ nhiễm virus,
ung thƣ, bệnh thoái hóa thần kinh, tiểu đƣờng, viêm nhiễm, bệnh gấp protein
và các sai lệch khác ở cấp độ tế bào. Điều này dẫn đến sự tích tụ của các
protein không đƣợc cuộn xoắn hoặc cuộn xoắn sai trong lƣới nội chất, đƣợc
gọi là stress ER.
Hiện tƣợng stress lƣới nội chất đƣợc kích hoạt bởi nhiều yếu tố bao
gồm thiếu glucose, sai hỏng glycoprotein, thiếu ion Ca2+ từ ống dẫn của lƣới
nội chất, tồn đọngcác protein không đƣợc cuộn xoắn hoặc các protein cuộn
gập sai trong xoang ER [35, 42, 43].
Những sự kiện trong tế bào nhƣ thiếu oxy, thiếu glucose, thiếu hụt ion
Ca
2+
trong ER, stress oxy hóa, nhiễm virus và đột biến làm suy giảm protein
có liên quan đến sự khởi đầu của stressER. Tuy nhiên, tế bào đã phát triển
một cơ chế để phát hiện những thay đổi này và khôi phục cân bằng nội môi
bằng cách kích hoạt các đƣờng dẫn truyền tín hiệu, đƣợc gọi là Unfolder
Protein Respone (UPR). Quá trình này đƣợc bảo tồn từ nấm men sang ngƣời.
Ban đầu, hệ thống UPR cố gắng khôi phục cân bằng nội môi bằng cách tạo ra
phiên mã của các enzyme cuộn gấp, chaperone, các chất oxy hóa và giảm quá
trình dịch mã protein. Trong trƣờng hợp thất bại của quá trình thích ứng này
do stress kéo dài, UPR sẽ kích hoạt các con đƣờng chết theo chƣơng trình của
tế bào để loại bỏ các tế bào bị stress ER nhƣ một quá trình sinh lý bình
thƣờng. Nếu sự chết theo chƣơng trình này không kiểm soát đƣợc sẽ trở thành
bệnh lý, dẫn đến mất tế bào ở các cơ quan thiết yếu [44]. Do đó, UPR là một
quá trình cơ bản thiết yếu trong việc kiểm soát chất lƣợng của protein không
chỉ trong giai đoạn stress ER mà còn trong điều kiện tăng trƣởng bình thƣờng.
Tế bào động vật có vú phản ứng với stress ER bằng cách kích hoạt phản
ứngcuộn gập protein trong lòng lƣới nội chất. Phản ứngnày đƣợc cảm ứng bởi
hai loại proein: protein liên kết miễn dịch có tên là BiP (binding
immunoglobulin protein) và GRP78 (glucose regulated protein 78). Các protein
không đƣợc cuộn xoắn này khiến BiP tách khỏi các protein màng lƣới nội chất
16
là inositol requiring enzyme 1 (Ire1), PKR – like ER kinase (PERK) và
activating transcription factor-6 (ATF6), từ đó kích hoạt các protein này[45].
PERK photphoryl hóa eIF-2α dẫn đến làm giảm dịch mã mRNA cục
bộ, đồng thời làm tăng dịch mã của một số mRNA, bao gồm cả yếu tố phiên
mã ATF6. ATF6 kích hoạt sự biểu hiện của một số gen bao gồm gen biểu
hiện các chất vận chuyển axit amin, chaperone và homologous protein C/EBP
(gọi chung là CHOP). CHOP cũng tạo ra biểu hiện của GADD34, liên kết với
protein phosphatase 1 (PP1) để khử photphoryl hóa eIF-2α , do đó tiếp tục
dịch mã.Ire1α có hoạt tính kép kinase và endoribonuclease. Khi Ire1α bị
photphoryl hóa sẽ kích hoạt hoạt tính endoribonuclease để cắt nối Xbp1
mRNA, tạo ra yếu tố phiên mã hoạt động sXbp1. Khi kích hoạt Ire1α cũng
kích hoạt con đƣờng Jun N – terminal kinase (JNK).Sau khi tách khỏi BiP,
ATF6α chuyển đến khoang golgi và bị phân tách bởi protein nội bào tạo ra
một yếu tố phiên mã hoạt động hòa tan (hình 1.4).
Hình 1.4 Các con đƣờng truyền tín hiệu của phản ứng cuộn gập protein[45].
17
Cả 3 con đƣờng truyền tin này phối hợp đồng bộ để tăng khả năng cuộn
gập protein trong khoang lƣới nội chất bởi chaperone, giảm protein bị thiếu và
giảm tải protein mới vào lƣới nội chất nhằm thiết lập lại sự cân bằng trong
khoang bào quan này. Tuy nhiên, hiện tƣợng ER stress kéo dài làm tăng hàm
lƣợng oxy hoạt động (ROS) trong lƣới nội chất và chuyển đổi bản chất thích
nghi của phản ứng cuộn gập protein trong lƣới nội chất thành phản ứng chết
tế bào, chủ yếu thông qua các con đƣờng trung gian của Ire1, JNK và PERK,
yếu tố phiên mã CHOP (phiên mã các gen liên quan đến cái chết của tế bào và
kích hoạt JNK) [40].
1.2.2 Stress lƣới nội chất ở tế bào nấm men Saccharomyces
cerevisiae
Nấm men Saccharomycescerevisiae có kích thƣớc hệ gen nhỏ (khoảng
12Mb trên tổng số 16 nhiễm sắc thể[45], thời gian thế hệ ngắn, hơn 40% trình
tự gen bảo tồn ởnấm men đƣợc dự đoán là có mặt trong hệ gen ngƣời, các cơ
chế kiểm soát chu kỳ tế bào ở nấm men hoặc trong các tế bào khối u tồn tại
tƣơng tự với nhiều hơn hoặc ít hơn các chức năng trong tế bào ngƣời[47].
Do đó S.cerevisiae đƣợc sử dụng làm sinh vật mô hình của sinh vật nhân
chuẩn trong nghiên cứu các khía cạnh sinh lý, sinh hóa, di truyền, và sinh
học phân tử.
Ire1α là protein xuyên màng loại I chức năng kép với các hoạt tính
kinase protein Ser/Thr và hoạt tính endoribonuclease (RNase). Đây là nhánh
cổ điển và đƣợc bảo tồn nhất của phản ứng cuộn gập protein trong khoang
lƣới nội chất. Ban đầu, gen Ire1 đƣợc phân lập từ sàng lọc các đột biến di
truyền của nấm menS. cerevisiae đƣợc biết đến nhƣ một đặc trƣng cần thiết
cho sự biểu hiện của chaperones lƣới nội chất và thích nghi với stress lƣới nội
chất trong nấm men. Sau đó, hai gen động vật có vú là Ire1α và Ire1β đã đƣợc
xác định, với sự tƣơng đồng đáng kể với nấm men ở đầu C và phân nhánh ở
đầu N. Ire1α và Ire1β khác nhau về trình tự axit amin vùng luminal không
đƣợc bảo tồn, đặc biệt là liên quan đến protein BiP.Ire1α đƣợc biểu hiện rộng
rãi ở khắp các tế bào, còn Ire1β chỉ biểu hiện giới hạn ở biểu mô ruột [48],
hay niêm mạc đƣờng hô hấp [49]. Hai protein này khác nhau cả về mặt chức
năng và tính đặc hiệu cơ chất theo miền RNase của chúng. Ire1α có miền
18
lumal ER – terminal, vùng xuyên màng và miền carboxy – terminal mang cả
hoạt tính xúc tác kinase và RNase. Sau khi phân tách từ liên kết BiP, Ire1α
làm giảm dần, chuyển nhóm photpho và kích hoạt RNase. Hoạt tính RNase
của Ire1α rất cần thiết cho việc cuộn xoắn protein. Trình tự axit amin của
vùng cảm biến, vùng kinase và vùng RNase trên Ire1α và Ire1β của con ngƣời
có độ tƣơng đồng lần lƣợt là 48%, 80% và 61% so với nấm men [50].
Hoạt tính RNase của Ire1 ảnh hƣởng đến yếu tố phiên mã Hac1 mRNA
ở nấm men và Xbp1 mRNA ở động vật có vú. Ire1α kích hoạt yếu tố phiên
mã hộp Xbp1 thông qua một sự kiện nối exon không theo quy luật trong khi
Ire1β làm giảm một phần sản phẩm dịch mã bằng cách cắt intron 28sRNA và
Xbp1 [50]. Sau khi kích hoạt, Ire1α cắt intron ở nucleotide thứ 252 của
mRNA Hac1 dịch chuyển khung đọc mã và xuất hiện một codon kết thúc mới
trong trình tự mã hóa [51].
Hơn nữa, Ire1α hoạt hóa cũng làm tăng các gốc oxy hóa tự do (ROS)
gây ra stress lƣới nội chất. Khi Ire1α hoạt hóasẽ làm tăng hàm lƣợng ROS
trong tế bào dẫn đến stress ER. Sự mất cân bằng ROS trong tế bào gây ra cái
chết của tế bào dẫn tới kết cục apoptossis [52].
Mặc dù chức năng của Ire1 rất đa dạng, tuy nhiên, chúng chủ yếu liên
quan đến đáp ứng ER. Sự khác nhau về loại mô tế bào, thuộc tính bệnh lý,
cƣờng độ stress và sự liên kết hay phân ly của các phân tử làm nhiệm vụ cuộn
xoắn protein sẽ quyết định bản chất của hoạt động Ire1. Các phân tử protein
màng ER linh hoạt này kiểm soát các chức năng khác nhau của tế bào, bao
gồm sự hình thành tế bào, truyền tín hiệu, bài tiết và điều chỉnh nhiều bệnh
mãn tính. Sự biểu hiện Ire1 trong tế bào phải đƣợc điều hòa một cách nghiêm
ngặt vì sự biểu hiện quá mức Ire1α và Ire1β ở động vật có vú gây ra quá trình
apoptosis [53]. Khi tình trạng stress càng nghiêm trọng, hoạt động của Ire1
càng tăng, điều này kích hoạt phân tử cảm ứng apoptosis và dẫn đến chết tế
bào. Các cơ chế điều hòa khác nhau của Ire1α trong các điều kiện sinh lý và
các mức độ căng thẳng khác nhau vẫn chƣa đƣợc làm sáng tỏ.
Việc sử dụng sinh vật mô hình là nấm men Saccharomyces cerevisiae
giúp tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian và chi phí nghiên cứu.Các kết quả
19
nghiên cứu của luận văn này sẽ góp phần hiểu rõ cơ chế tác động của Pg đến
tế bào nấm men, từ đó có cơ sở để nghiên cứu sâu hơn về cơ chế ảnh hƣởng
của Pg đến tế bào động vật.
1.2.3. Ảnh hƣởng của prodigiosin lên mạng lƣới nội chất
Prodigiosin kích hoạt cả ba nhánh tín hiệu của UPR gây ra stress ER.
Pg ảnh hƣởng cục bộ với ER và gây ra tự thực bào. Năm 2012, Pan và cộng
sự báo cáo rằng đích tác động của Pg là yếu tố phiên mã CHOP và gây ra
stress ER trong nhiều dòng tế bào ung thƣ vú ở ngƣời bởi cơ chế này. CHOP
đƣợc công nhận là một trong những trung gian phân tử trung tâm chịu trách
nhiệm cho quá trình chết theo chƣơng trình của tế bào do stress ER. Việc ức
chế BCL – 2 phụ thuộc CHOP là một bƣớc trung gian của Pg để gây ra cái
chết tế bào qua trung gian stress ER [35].
Pg gây chết tế bào tự thực bào bằng cách kích hoạt con đƣờng JNK.
Prodigiosin cũng điều chỉnh giảm đáng kể con đƣờng AKT / mTOR và gây ra
hoạt động caspase – 3[40].Prodigiosin có tƣơng quan mạnh với calnexin –
protein chaperone gắn màng ERliên quan đến stress ER [22]. Tự thực bào là
một phản ứng tế bào quan trọng để duy trì cấu trúc và chức năng của ER.
Thông thƣờng, tực thực bào có cả tác động tích cực và tiêu cực. Chẳng hạn,
khi các tế bào ung thƣrơi vào stress ở các mức độ khác nhau, phản ứng stress
ER cho phép sự sống của tế bào. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng
sựthực bàoquá mức gây chết tế bào thông qua các cơ chế khác hơn là chết
theo chƣơng trình và chết tế bào hoại tử. Cheng và cộng sự (2018)đã quan sát
thấy sự tích lũy của LC3 puncta, một dấu hiệu tự phát, tăng trong vòng vài
phút sau khi ủ tế bào u nguyên bào thần kinh đệm với Pg. Họ đã phát hiện các
dấu hiệu stress ER đƣợc điều hòa theo biểu thức BiP/ GRP78 và sXbp1 trong
cả hai tế bào u nguyên bào thần kinh đệm U87MG và GBM8401[22]. Những
kết quả này đã chứng minh rằng prodigiosin nằm trong ER và gây ra stress
ER.
Tác động đến phản ứng cuộn xoắn protein gây apoptosis đang là hƣớng
đi tiềm năng trong nghiên cứu thuốc điều trị ung thƣ hƣớng đích. Trong
nghiên cứu này, tôi cung cấp cơ chế prodigiosin gây chết tế bào nấm men
20
thông qua gây stress mạng lƣới nội chất bởi sự tác động đến protein màng
Ire1 và sự biểu hiện của Hac1 mRNA. Những phát hiện của tôi trong luận văn
này góp phần hiểu rõ cơ chế tác động của Pg đến tế bào nấm men, từ đó có cơ
sở để nghiên cứu sâu hơn về cơ chế ảnh hƣởng của Pg đến tế bào động vật và
ngƣời.
21
CHƢƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1.1 Nguyên liệu
Chủng vi khuẩn S. marcescensVTCC910027 và nấm men KMY 1516
lƣu trữ tại phòng Công nghệ sinh học Enzyme, Viện Công nghệ sinh học,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các chủng đƣợc giữ giống
trong ống thạch nghiêng trên môi trƣờng NA ở 4oC và bảo quản bằng glycerol
25% ở –80oC.
2.1.2 Hoá chất
Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu là có độ tinh sạch cao thuộc các
hãng uy tín nhƣ: Pg (Sigma), PBS trypsin – EDTA0,025% (Gibco, Mỹ), cao
nấm men, cao thịt, peptone, glycerol, NaCl (Meck), dầu lạc (Việt Nam).
Các dung môi tuyệt đối đƣợc mua từ Trung Quốc: n-hexan, toluen,
ethyl acetate, acetone. Các dung môi nhƣ EtOAc, MeOH, n-hexan, acetone
đƣợc cất lại và làm khan trên hạt rây phân tử (3A, 4A) trƣớc khi sử dụng.
2.1.3 Các loại môi trƣờng nuôi cấy và đệm
Thành phần một số môi trƣờng nuôi cấy vi sinh vật sử dụng trong
nghiên cứu đƣợc pha theo bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các thành phần môi trƣờng và đệm
Tên môi trƣờng Thành phần
SD lỏng 2% glucose, 0,66% yeast nitrogen base, 0,015% uracine
SD đặc 2% glucose, 0,66% yeast nitrogen base, 2% bactoagar,
0,015% uracine
NA 5g peptone; 3g cao nấm men; 5g NaCl; 15g agar; pH 7
NB 5g peptone; 3g cao nấm men; 5g NaCl; pH 7 – 7.5
Agarose 1,5% 1,5g agarose, 100ml TBE 1X
22
2.1.4 Trang thiết bị
Tên thiết bị Hãng sản xuất
Box cấy vi sinh clean beach Trung tâm chuyển giao công nghệ, Việt
Nam
Cân phân tích AB 240 Sartorius (Thụy Sỹ)
Lò vi sóng Samsung (Hàn Quốc)
Máy đo pH Metrohm (Thụy Sỹ)
Máy lắc nuôi cấy Certomat HK(Đức)
Máy li tâm lạnh Miikro 22R Hettich (Đức)
Máy quang phổ UV – 2500 LaboMed Inc (Mỹ)
Máy cô quay Buchi Buchi (Đức)
Máy ly tâm Sorvall Legend XTR (Nhật)
Nồi khử trùng ES – 315 Tomy (Nhật)
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Hoạt hóavà lên men thu sinh khối chủng Serratia marcescens
Chủng S. marcescens VTCC 910027lƣu giữ trong glycerol 25% ở -
80
oC đƣợc lấy ra đặt trong khay lạnh -20oC và chuyển vào buồng cấy. Dùng
tăm vô khuẩn lấy một ít tế bào từ ống giống cấy ria 3 pha trên đĩa môi trƣờng
NA thạch. Ủ đĩa ở 28oC trong 24 giờ sẽ xuất hiện khuẩn lạc màu đỏ. Chọn các
khuẩn lạc riêng rẽ nuôi trong 3ml môi trƣờng NB có bổ sung 2% dầu vừng,
lắc 200 vòng/ phút ở 28oC trong 24 giờ.
Nhân giống cấp 1
23
Dịchnuôi giống (3%) đƣợc chuyển vào các bình tam giác có mấu chứa
500ml môi trƣờng NB có bổ sung 2% dầu vừng, nuôi lắc ở 200 vòng/ phút ở
28
o
C trong 24 giờ.
Giống sau khi đƣợc nuôi cấy trong bình tam giác đƣợc kiểm tra mức độ
đồng đều của tế bào bằng cách soi dƣới kính hiển vivà khẳng định mẫu là
thuần khiết để chuyển sang nhân giống cấp 2.
Nhân giống cấp 2
Chuyển 3% giống cấp 1 vào thiết bị lên men dung tích 3 lít chứa 2 lít
môi trƣờng NB có bổ sung 2% dầu vừng, nuôi cấy lắc 300 vòng/phút ở 28oC
trong 72 giờ, sau đó thu sinh khối để tách chiết Pg thô.
2.2.2. Hoạt hóa chủng nấm menKMY 1516
Chủng nấm men KMY 1516đƣợc hoạt hóa trên đĩa thạch môi trƣờng
SD ở 28oC từ 3 đến5 ngày. Lấy một khuẩn lạc riêng rẽ cấy vào lọ chứa 3ml
môi trƣờng SD có bổ sung 1% uracil, nuôi lắc ở 28oC trong 24 giờ. Tiếp 5%
giống vào bình tam giác chứa 150ml môi trƣờng SD có bổ sung 1% uracil,
tiếp tục nuôi ở 28oC trong 16 –18giờ.
2.2.3. Lựa chọn hệ dung môi tách chiết Prodigiosin
Tách chiết prodigiosin từ chủng S. marcescens VTCC 910027
Chiết lần 1
Dựa theo phƣơng pháp của Shahitha và cộng sự 2012 [2]có cải biến.
Sinh khối tế bào đƣợc cho vào lắc chiết trong acetone với tỉ lệ tế bào :
acetone là 1 : 1 (w/v). Mẫu đƣợc chiết bằng cách lắc 150 vòng/ phút ở nhiệt
độ 28oC trong 3 giờ, sau đó chuyển sang bình chiết để 15 phút cho lắng
xuống. Bình chiết đƣợc phân thành 2 lớp: lớp dịch nổi phía trên là dung môi
chứa Pg, lớp cặn phía dƣới là cặn tế bào còn lẫn Pg. Thu dịch nổi phía trên,
phần bên dƣới còn lại mang đi ly tâm 4000 vòng/ phút/ 5 phút, thu dịch nổi,
cặn đỏ còn lại mang đi chiết bằng acetone, lặp lại nhƣ ban đầu.
Mẫu dịch chiết lần 1 và lần 2 đƣợc kiểm tra bằng TLC. Tra mỗi mẫu
3 l, chạy với hệ dung môi toluen : ethyl acetate tỉ lệ 1:1. Bản TLC cho thấy
24
với cùng thể tích tra mẫu, mẫu dịch chiết lần 1 các băng trong đó có băng đỏ
ngang chuẩn Pg, đậm đặc hơn nhiều so với mẫu chiết lần sau.
Chiết lần 2
Dịch Pg chiết trong acetone sau đó đƣợc rửa lại trong ethyl acetatetheo
tỉ lệ thể tích 1:1, lắc đều trong phễu chiết, sau đó thêm 5 - 10 lần thể tích nƣớc
so với mẫu để loại bỏ acetone tan trong lớp nƣớc phía dƣới. Nếu lớp dịch phía
dƣới vẫn còn đỏ thì chiết lại trong 200ml ethyl acetate cho đến khi hết đỏ.
Lớp dịch đỏ phía trên đƣợc ly tâm 4000 vòng/ phút/ 5 phút để thu lớp Pg tan
trong ethyl acetate ở pha trên. Dịch chiết thu đƣợc đem đo OD535 để định
lƣợng Pg.
Dịch chiết Pg trƣớc và sau khi rửa, dịch loại acetone trong nƣớc cũng
đƣợc giữ lại để TLC kiểm tra với hệ dung môi ethyl acetate : toluen tỉ lệ 1:1.
2.2.4 Xây dựng đƣờng chuẩn prodigiosin dựa trên mật độ quang
Nguyên lý phƣơng pháp dựa trên kết quả đo OD (giá trị mật độ quang)
ở bƣớc sóng 535 nm, đây là bƣớc song mà Pg hấp thụ tối đa. Đƣờng chuẩn
đƣợc xác định dựa trên hàm lƣợng prodigiosin chuẩn (100 g/ml) đƣợc pha
loãng ở các nồng độ khác nhau vfa đo ở bƣớc sóng 535 nm.. Đƣờng chuẩn
prodigiosin đƣợc dựng dựa vào hàm lƣợng prodigiosin pha loãng và giá trị
OD ở các nồng độ pha loãng đó.
Hình 2.1 Đồ thị đƣờng chuẩn prodigiosin
y = 0.0562x - 0.0005
R² = 0.9923
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0 1 2 3 4
O
D
5
3
5
Nồng độ Pg (mg/L)
25
Pha ống Pg gốc 1 mg/ml: Cân 1 mg Pg hòa với 1 ml methanol. Từ ống
gốc pha loãng với methanol ở các nồng độ khác nhau: 0,25; 0,5; 0,75; 1,0;
1,25; 1,5; 2,0; 2,5; 3,0; 3,5 và 4,0 g/ml. Sử dụng máy quang phổ để đo hấp
thụ ở bƣớc sóng 535 nm. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên mật độ quang theo
nồng độ Pg chuẩn và xác định đƣờng chuẩn. Từ đƣờng chuẩn tính toán hàm
lƣợng Pg theo phƣơng trình y= 0,0562x- 0,0005 (Hình 2.1).
2.2.5 Tinh chế prodigiosin bằng phƣơng pháp sắc ký
2.2.5.1 Phương pháp sắc ký cột
Cột silica gel với kích thƣớc 4x20cm đƣợc sử dụng để tinh sạch mẫu
chứa Pg. Hạt silica gel(60g) đƣợc hòa tan trong methnol để tạo cột. Sau đó,
cột đƣợc cân bằng với hệ dung môi toluen và n – hexan. Mẫu chiết ban đầu
đƣợc đƣa lên cột silica gel. Mỗi phân đoạn thu 20ml. Ban đầu, mẫu đƣợc
đƣợc đẩy bằng hệ dung môi toluen và n – hexan tỉ lệ thể tích 1:1 để loại các
băng khác. Sau đó mẫu đƣợc thôi bằng hệ dung môi toluen và ethyl acetate tỉ
lệ thể tích 9:1 và tiếp tục thôi với tỉ lệ 6:4. Cuối cùng, mẫu đƣợc thôi hoàn
toàn bằng methanol. Mẫu thu đƣợc sẽ đƣợc kiểm tra độ tinh sạch bằng chạy
trên bản TLC. Các phân đoạn tƣơng đối sạch, không còn băng trên sẽ đƣợc
gom lại để lên cột tinh sạch lần 2.
Mẫu gom lần 1 đƣợc sử dụng để tinh sạch lần 2 cũng bằng cột silica gel
60F254. Mẫu đƣợc thôi bằng hệ dung môi toluen và ethyl acetate tỉ lệ thể tích
9:1. Sau đó đƣợc thôi tiếp bằng toluen và ethyl acetate tỉ lệ thể tích 1:1 và
đƣợc thôi hoàn toàn bằng methanol. Từ đó các phân đoạn đƣợc kiểm tra, đánh
giá độ sạch trên bản TLC.
2.2.5.2 Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Nguyên lý: Phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng (thin layer chromatography
– TLC) dùng để tách các chất trong hỗn hợp, đƣợc tiến hành để cho pha động
di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã đặt hỗn hợp các chất cần tách. Pha tĩnh là
một lớp mỏng có các chất hấp phụ, thƣờng là silca gel, aluminium oxide, hoặc
cellulose đƣợc phủ trên mặt phẳng một chất trơ. Pha động là một hệ dung môi
đơn thuần hay hỗn hợp dung môi theo tỷ lệ quy định. Trong quá trình di
chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử trong hỗn hợp mẫu thử đƣợc di chuyển
26
trên lớp mỏng theo hƣớng pha động với tốc độ khác nhau. Kết quảthu đƣợc
một sắc ký đồ trên lớp mỏng. Cơ chế của sự phân tách có thể là cơ chế hấp
phụ, phân bố, trao đổi ion, sàng lọc phân tử hay sự phối hợp đồng thời của
nhiều cơ chế tùy thuộc vào tính chất của chất làm pha tĩnh và dung môi làm
pha động.
Cách tiến hành: Pg đƣợc đánh giá độ tinh sạch trên bản mỏng silica gel
60F254 dày 0,25mm với pha tĩnh là một lớp mỏng các chất hấp phụ silica gel.
Dung môi sử dụng làm pha động là hỗn hợp dung môi ethyl acetate : toluen tỉ
lệ thể tích 1:1. Sắc ký đồ đƣợc hiện màu bằng phƣơng pháp nhuộm iodine
trong 5 – 10 phút.
2.2.5.3 Phương pháp sắc ký lỏng cao áp
Pg sau khi tinh sạch qua cột sắc ký silica gel đƣợc xác định độ tinh sạch
bằng phƣơng pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC).
Cơ sở lý thuyết: Phƣơng pháp HPLC dựa trên hiện tƣợng trong cùng
một điều kiện, mỗi cấu tử trong hỗn hợp tƣơng tác với môi trƣờng xung
quanh khác với tất cả các cấu tử khác. Sự phân tách đƣợc thực hiện ở cả hai
pha, pha động là dung môi và pha tĩnh chứa trong cột chất rắn.
Các bƣớc tiến hành: Dựa theo phƣơng pháp của Wang và cộng
sự(2013). Pg tinh sạch đƣợc hòa tan trong methanol với nồng độ 0,3mg/ml.
Sau đó 10 l của dịch này đƣợc đƣa vào bộ phận tiêm mẫu và hỗn hợp đƣợc
đƣa lên cột bởi một dòng chảy liên tục của cùng một dung môi (pha động).
Sự tách diễn ra trong cột có chứa những hạt sắc ký có diện tích bề mặt lớn.
Các cấu tử trong mẫu liên tục tƣơng tác với pha tĩnh và di chuyển dọc trên
cột với các tốc độ khác nhau. Khi những cấu tử lần lƣợt thoát ra khỏi cột và
đi vào detector 535nm, ở đây tín hiệu đƣợc ghi lại, xử lý và chuyển ra
ngoài một sắc ký đồ cho biết sự hiện diện của mỗi cấu tử dƣới dạng một
peak. Khi đó lƣợng cấu tử có trong mẫu đƣợc tính toán dựa vào chiều cao
hoặc diện tích peak của nó.
Hàm lƣợng Pg đƣợc xác định bằng phƣơng pháp HPLC. HPLC là quá
trình tách một hỗn hợp chất trong cột sắc ký ở trạng thái lỏng. Các chất mẫu
27
phân tích phải đƣợc hòa tan trong một chất lỏng phù hợp, thƣờng chính làpha
động chạy sắc ký.
Các mẫu Pg đƣợc phân tích bằng HPLC với hệ dung môi pha động là
MeOH : H2O gradient lần
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tinh_sach_va_danh_gia_anh_huong_cua_hop_chat_prodig.pdf