Luận văn Tinh thần phục hưng trong tác phẩm mười ngày của Bôccaciô

MỤC LỤC

trang

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG VÀ NỀN VĂN HỌC PHỤC HƯNG.

1.1 Thời đại phục hưng 7

1.1.1 Cơ sở lịch sử xã hội của thời đại phục hưng 7

1.1.2 Tư tưởng cơ bản của nền văn hóa phục hưng 9

1.2 Văn học theo tinh thần phục hưng 13

1.2.1 Điểm mới về nội dung 13

1.2.2 Cách tân về nghệ thuật 16

1.3 Tiểu kết 17

 

CHƯƠNG 2 : TINH THẦN PHỤC HƯNG TRONG TÁC PHẨM “MƯỜI NGÀY” CỦA BÔCCACIÔ.

2.1 Và nét về tác giả Bôccaciô 18

2.2 Tác phẩm “mười ngày” theo tinh thần phục hưng 21

2.2.1 Tư tưởng chống lễ giáo phong kiến và nhà thờ

thiên chúa giáo 21

2.2.2 Tư tưởng mới của gia cấp thị dân tư sản 34

2.3 Những sáng tạo nghệ thuật độc đáo cuả Bôccaciô

theo tinh thần phục hưng 39

2.3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 39

2.3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 42

2.4 Tiểu kết 43

KẾT LUẬN 44 Chú thích 46

Tài liệu tham khảo

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6212 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tinh thần phục hưng trong tác phẩm mười ngày của Bôccaciô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không ai là không nhớ đến. Bôccaciô đã đi vào thể loại truyện văn xuôi nghệ thuật Ý và được mệnh danh là người đạt nền móng cho dòng truyện ngắn hiện thực Châu Âu. Bôccaciô là nhà văn của buổi hoàng hôn trung cổ và buổi bình minh phục hưng. Bản thân ông luôn tồn tại sự mâu thuẩn lớn giữa cái cũ – tư tưởng trung cổ phong kiến – với cái mới – tư tưởng nhân văn tư sản. Bôccaciô sinh năm 1313 mất năm 1375, xuất thân trong một gia đình thương nhân Ý. Ông là con hoang của một nhà buôn người Ý với một người phụ nữ Pháp. Ông sinh ra và lớn lên tại tỉnh Xectandô gần Plorăngx – nơi mà nền văn nbghệ phục hưng có điều kiện nẩy nở sớm nhất. Vì lẻ đó cuộc đời ông được tắm mình trong bầu không khí của thời đại, thời đại của ý thức hệ tư sản đang lên. Năm 15 tuổi ông được cha cho đi học luật và nghề buôn để nối nghiệp gia đình tại Naplơ, nhưng số phận lại đưa đẩy ông đến với ngành nghệ thuật ngôn từ. Cả cuộc đời Bôccaciô là những bước đi trắc trở và thăng trầm về cả tình duyên lẫn sự nghiệp sáng tác. Không được may mắn trong tình yêu nhưng đó lại là nguồn cảm hứng đvô tận giúp ông sáng tác, Bôccaciô bắt đầu viết khi còn rất trẻ nhưng những tác phẩm giai đoạn này còn mang nặng tư tưởng của văn học trung cổ. Tập thơ ( Rime ) gồm 257 bài nhưng lại không có gì đặc sắc lắm, “ người say mê tình ái ”thì được viết theo thể loại truyện văn xuôi và phân tích theo lối khuôn sáo của tiểu thuyết trung cổ Pháp. Ngoài ra còn có “ khúc bi thương về nàng Fiametta ”hay thi phẩm “ hình ảnh tình yêu ” sử dụng thể văn phúng dụ để kể chuyện phiêu lưu tình ái : cũng bắt chước cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “ hoa hồng ”thời trung cổ… Nhìn chung, các sáng tác của ông giai đoạn này không mấy thành công. Với niềm say mê văn chương năm 1340 Bôccaciô ( lúc này 27 tuổi )bỏ học theo nghiệp văn chương trắc trở. Rắc rối đã đến với ông, cha ông đã phản đối bằng việc cắt viện trợ. Ông buộc phải rời Naplơ để quay trở về Plorăngx sống với cha. Hầu như đây là mảnh đất định mệnh đối với ông vì cả cuộc đời Bôccaciô luôn gắn bó với mảnh đất này. Plorăngx được đánh giá là mảnh đất của con người mới, giai cấp tư sản mới hình thành, họ là những con người của đầu óc kinh doanh tự do, có lối suy nghĩ mới, lối ăn tiêu mới không xa hoa phù phiếm như giới thượng lưu thời trung cổ. Đây là cơ sở cho những tư tưởng tiến bộ của ông trong sáng tác ở giai đoạn sau. Năm 1349 cha ông mất để lại một khoản tài sản khiêm tốn đủ để ông trang trãi kinh tế bản thân. Giải quyết được những vướn bận lo nghĩ về kinh tế, ông có khoảng thời gian rảnh rỗi dành cho việc nghiên cứu văn học cổ HyLap – LaMã và sáng tác. Thích làm thơ nhưng đứng trước thi tài Pettracque – bạn thân ông – ông đã chuyển hướng đến nghiên cứu và sáng tác thể loại văn xuôi nghệ thuật Ý. Sau sự kiện dịch hạch khủng khiếp làm cho hàng ngàn người chết vào năm 1348, Bôccaciô đã thu thập tài liệu và cho ra đời tập truyện “ mười ngày ”. Tác phẩm được xuất bản năm 1353, là cột móc quan trọng đưa tên tuổi của nhà văn lên vị trí hàng đầu trong nền văn nghệ phục hưng. Giai đoạn này ông còn viết hàng loạt các tác phẩm bằng tiếng Ý khác tiêu biểu có thể kể đến “ nữ thần Fixolơ ”( 1345 – 1346 ), con quạ ( 1355 )… Không chỉ sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc Bôccaciô còn sáng tác bằng cả tiếng la tinh vốn ngôn ngữ mà tác giả đã học để nghiên cứu các tác phẩm của nền văn học cổ Hylap – Lamã. Tiêu biểu “ nổi gian truân của những nhân vật nổi tiếng ”( 1355 ) hay tập “ tiểu sử những người phụ nữ nổi tiếng ”( 1347 ), là tập tiểu sử viết về 104 người phụ nữ đạo đức hoặc xấu xa. Nhưng những sáng tác này cũng không có tiếng vang. Có thể nói tắm mình trong không khí của thời đại, Bôccaciô đã trở thành nhà văn chiến sĩ, mỗi trang viết là một thứ vũ khí tấn công vào nhà thờ và chế độ phong kiến. Chất chiến đấu trong sáng tác của Bôccaciô phát triển mạnh mẻ như đỉnh cao của nó là khi tập truyện ngắn “ mười ngày ”ra đời. Điều đáng chú ý là cái tư tưởng tôn giáo độc tôn thời trung cổ đã trở lại với Bôccaciô lúc về già. Sự quay trở lại của lý tưởng tôn giáo đó làm cho tác giả thấy ăn năn và lúng túng khi phải đối mặt với các sáng tác bằng tiếng Ý ở giai đoạn trước. Nhiều khi ông cho rằng các tác phẩm bằng tiếng Ý quá tội lỗi và phóng túng, rồi tự dằn vặc và trăn trở muốn hủy bỏ đi những tác phẩm đã viết. Cuối đời Bôccaciô đi Naplơ và Vơnidơ để tìm kiếm một địa vị nhưng cuối cùng thất vọng. Quyết định quay trở về Xectandô, ông đã sống những năm cuối đời trong sự cô đơn, niềm vui duy nhất lúc này là chuyên tâm vào nghiên cưu văn học cổ. Năm 62 tuổi ông qua đời. Dường như cuộc đời của Bôccaciô là một chuỗi dài của sự trăn trở tìm kiếm một tình yêu, một sự nghiệp, một địa vị… "Mười ngày" là tác phẩm làm cho tên tuổi của Bôccaciô bất tử. Tác phẩm ra đời năm ông 37 tuổi vớI hai mươi năm kinh nghiệm trong đờI viết văn. Sau trận dịch hạch năm 1348 ông thu thập tư liệu và viết tập truyện "mười ngày", tập truyện là câu chuyện kể về bảy cô gái và ba chàng trai nhà quyền qúy đi lánh nạn ở ngoại thành Plorăngx. Để quên cái chết đang đe dọa và tiêu khiển ,họ đã quyết định mỗi người sẽ kể một câu chuyện vào mỗi ngày ngoài việc đàm đạo, dạo chơi. Mỗi ngày họ lần lượt cử ra một đức vua hoặc một hoàng hậu để điều khiển cuộc vui, chủ đề của các câu chuyện kể trong mỗI ngày là tương đối giống nhau. Hết 10 ngày thật may mắn họ thoát nạn và rủ nhau quay về trở về thành phố. Nội dung tác phẩm xoay quanh hai vấn đề cơ bản của thời đại mang đậm tính chất nhân văn của nền văn học phục hưng. Thứ nhất nó lên án chế độ độc tài phong kiến và thần học của giáo hộI, nhà thờ thiên chúa giáo, vạch trần lối sống giả đạo đức, tội lỗi của tầng lớp tăng lữ tu hành. Tôn trọng đề cao con người trái với sự miệt thị khinh rẻ con người của xã hội trung cổ. Đồng thời nói lên khát vọng , nhu cầu của con người mới, con người mới đó là tầng lớp thị dân tư sản mang trong mình một quan điểm nhân sinh quan hết sức mới mẻ. Ca ngợi cuộc sống trần thế với những thú vui của nó, ca ngợi lối sống tự do đòi hỏi con người phải được phát triển tài năng trí tuệ, qua đó lên án lối sống ràng buộc bởi các đạo lý tối tăm của chế độ phong kiến. Phong phú về nội dung "mườI ngày" còn có một giá trị nghệ thuật cao, được viết bằng tiếng Ý, ngôn ngữ dân tộc. Đưa tiếng nói của dân tộc trở thành một thứ ngôn ngữ văn học thật sự bởi từ trước đến nay các nhà văn Ý do ngưỡng mộ văn học cổ La Mã nên vẫn viết chủ yếu bằng tiếng La Tinh. Tác phẩm lớn của Bôccaciô phản ánh được những tiến bộ của thời đại, được xem là "Tấn tuồng đời" đầu tiên của Châu Âu. Nó có một sức ảnh hưởng to lớn đối với những nhà văn thế kỷ sau. 2.2- Tác phẩm "MườI ngày" theo tinh thần phục hưng. 2.2.1- Tư tưởng chống lễ giáo phong kiến và nhà thờ thiên chúa giáo. Ở Châu Âu quá trình phong kiến hoá diễn ra mạnh mẽ từ thế kỷ V-VI, cùng với quá trình hình thành chế độ phong kiến, đạo KiTô giáo trở thành phương tiện của giai cấp thống trị và được xem là quốc giáo. Các trung tâm giáo hội lớn được thành lập đứng đầu là tổng giám mục. Sau một thờI gian hoạt động do sự bất đồng về thuyết "Tam vị nhất thể" và sự giành giật khu vực truyền giáo, năm 1954 giáo hội Ki Tô phân biệt thành hai giáo hội : Giáo hội Thiên chúa giáo (ở Phương Tây) tại La Mã và giáo hội chính thống (ở Phương Đông) tại Jeuzalem. Xã hội lúc này nằm dưới sự cai trị trực tiếp của triều đình phong kiến - đứng đầu là nhà vua - và chế độ nhà thờ - đứng đầu là giáo hoàng với hệ thống thần học và triết học kinh viện. Thần học được tôn là bà chúa của các môn khoa học, chi phối tất cả các môn học. Trình độ dân trí thấp nên việc học tập của họ chủ yếu là để phục vụ cho tôn giáo. Mỗi môn học đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng như : môn ngôn ngữ dạy tiếng La Tinh, thứ ngôn ngữ dùng để đọc kinh thánh trong nhà thờ; môn lôgic học được xem là " đầy tớ của thần học"; môn tu từ dạy người ta hùng biện về tôn giáo; môn thiên văn học chủ yếu để coi ngày cho nhà thờ làm lễ. giáo hội và nhà thờ còn ra sức truyền bá tư tưởng của đạo Ki Tô đó là chủ nghĩa khổ hạnh và chủ nghĩa diệt dục. Triết học kinh viện (Scholasticisn) là một thuật ngữ có nguồn gốc từ chữ Schola trong tiếng La Tinh, để chỉ triết học trong nhà trường. Đây là một môn học có vai trò rất quan trọng trong nhà thờ và được xem là triết học chính thức của giai cấp thống trị phong kiến. Bản chất của triết học kinh viện là sử dụng phương pháp biện luận rắc rốI, chú trọng lôgic hình thức, không thừa nhận cái mới, chỉ chú trọng giải quyết mối quan hệ giữa tri thức và niềm tin tôn giáo, là những kết luận mang tính chất rút từ kinh thánh : chủ quan, bảo thủ, thiếu hơi thở sinh động của cuộc sống. Chính bản chất chế độ xã hội và nhà thờ đã làm cho cuộc sống của xã hội Châu Âu trong một khoảng thời gian dài hàng ngàn năm chìm trong bóng tối không có bước tiến. Nó làm cho kinh tế chính trị xã hội trở nên trì trệ; văn hóa ràng buộc lỗi thời; văn học thì đơn điệu; giáo dục thì lạc hậu không phát triển ... Con ngườI là nạn nhân trong xã hội bị hạn chế phát triển về mọi mặt, cuộc sống trở nên gò bó thiếu nguồn vui về vật chất và tinh thần do bị những giáo điều, giáo lý khắc nghiệt đè nặng , do giai cấp thống trị thực hiện chính sách ngu dân, mỵ dân. Con ngườI bị cuốn vào vòng xoáy của tôn giáo trở nên mê tín, lẫn quẩn trong sự tối tăm. Bằng tinh thần phê phán xã hội phong kiến, lên án giáo hội theo tinh thần chủ nghĩa nhân văn, Bôccaciô viết nên tập truyện "Mười ngày" mang tinh thần phục hưng sâu sắc giàu tính chiến đấu . Tác phẩm bao gồm một loạt các truyện kể mà chủ đề tập trung phê phán chế độ đương thời, nhà văn Hữu Ngọc đã nhận xét " Chủ đề phản phong đả kích thói đạo đức của những người làm nghề tôn giáo, lên án luân lý khắc nghiêt do họ đề ra, đòi hỏi cuộc sống trần gian với những thú vui của nó" [ 1,5] quả thực như nhà văn Hữu Ngọc nhận xét, Mười ngày là bản cáo trạng tố cáo nhà thờ và chế độ phong kiến là hai thế lực ngăn cản sự phát triển của con người. Qua tập truyện một hiện thực trần trụi được trình bày trên trang sách : những luân lý nghiêm ngặt của nhà thờ bị vi phạm trắng trợn, cuộc sống của bọn tu hành nhem nhuốc, dơ bẩn. Không dừng lại ở đó, tác phẩm còn phủ định các học thuyết tôn giáo, cho rằng sự lý giải của kinh thánh và triết học kinh viện về cuộc sống và con người là hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc. Thật đúng như các nhà nhân văn đã phát biểu thần thánh chỉ là kẻ giả danh giả nghĩa; nhà thờ, tôn giáo tực như những "vũng lầy hôi thối" Bằng lối viết phúng dụ tác giả đã kể hàng loạt các câu chuyện đả kích tôn giáo thông qua các nhân vật kể chuyện của mình.. Truyện kể là lờI đàm đạo về đạo đức của những người làm nghề tôn giáo, những giáo lý hà khắc ràng buộc con người. Bằng những tình huống kịch tính, trớ trêu và hài hước, cái cười bật ra khi ta tiếp xúc với các câu chuyện. Nhưng đó không phải là tiếng cười dễ dãi trong chốc lát, đằng sau những tiếng cười đó chứa đựng những vấn đề nghiêm trọng nhất, lớn nhất, những nỗI xót xa lo âu về cuộc sống tù đày đến nghẹt thở dưới một chế độ chíinh quyền độc tài. ĐốI tượng đả kích của ông là tất cả các tầng lớp từ cao qúy đến thấp hèn, từ đấng chí tôn cho đến những kẻ hèn mọn. Ông làm cho chúng ta trở nên hoài nghi liệu rằng thật sự có một đức chúa thấu rõ trần gian hay không?. Ngay từ đầu tập truyện " Mười ngày" ta gặp tên đại bịp Xiappenlettô trong câu chuyện "Tinh thần Gia Tô giáo" do Păngtin kể vào ngày thứ nhất. Xiappenlettô là một con người chứa đựng tất cả những gì xấu xa nhất từ ngoại hình bên ngoài cho đến tính cách bên trong. Y sống bằng lừa lọc, dốI trá, y lừa tất cả mọi ngườI kể cả chúa. Trước lúc chết, bằng những lờI thú tội giả dối Xiappenlettô đã đánh lừa được vị giáo sĩ rửa tội và vô tình chung sau khi chết y được tôn làm thánh - thánh Xiappenlettô . Trong mắt vi tu sĩ cuộc đời y là một tấm gương thánh thiện đáng để các đức tin noi theo. Sống trong rơm rác nhưng chết xuống y lạI được hưởng tất cả những đặc ân dành cho con người thánh thiện và nhân đức nhất - họ liệm y trong một chiếc lăng bằng cẩm thạch. Thật ngạc nhiên khi những lời báng bổ thánh thần, lừa dối chúa vào cuối đời lại đưa đến một vị trí cao nhất. Người người còn lũ lượt kéo đến trước thi hài của y để cầu xin phép lạ vớI tất cả lòng thành kính của mình. Vậy là Xiappenlettô đã sống hèn mọn và chết vinh quang như thế, y được thánh hóa mặc dù cuộc đời tội lỗi, đáng ghét của y cho đến cuốI đời vẫn không thay đổi, vẫn là kẻ điêu ngoa, xảo trá, mưu mô . Vậy những điều mà kinh thánh rao giảng về đức hạnh và tu thân để đạt được chính quả là hoàn toàn bịa đặt. Cuộc đờI của Xiaparenlo đa prado là nhân chứng bóp nghẹt triết lý của nhà thờ, sự coi thường thần thánh, báng bổ và đánh lừa cả chúa. Không chỉ dừng lại ở đó câu chuyện còn chỉ ra cho chúng ta thấy sự mê muội của những giáo dân, họ bị lừa bởi sự mê tín, mù quáng. Cuộc đời của họ từ lâu đã đắm chìm vào vòng xoáy tôn giáo, không có khả năng nhận thức vấn đề. Mở đầu là tiền thân của một vị thánh với nhiều chi tiết nực cười, đáng giễu cợt, còn cuộc sống của những người tu hành chuyên rao giảng lời chúa, lời thánh thì như thế nào ? Liệu họ có thật sự trong sạch và thánh thiện như bản chất họ cần phải có trong truyện của Bôccaciô không ? Câu chuyện " Trường học La Mã" do Nefin kể vào ngày thứ nhất là một bức tranh sinh động về cuộc sống của giới tăng lữ tu hành, những con người vốn được tuyên truyền là có đời sống hết sức mẫu mực và đức độ. Theo yêu cầu của bạn nhà thương nhân Abraham muốn tận mắt chứng kiến sinh hoạt của những giáo đồ ở tòa thánh La Mã để quyết định xem mình có nên cải giáo hay không ? Ông đã lặng lẽ thận trọng quan sát cuộc sống tu hành của họ từ hồng y giáo chủ, ngườI có quyền lực cao nhất, cho đến những con chiên ngoan đạo khác của chúa ở tòa thánh. Cuối cùng ông đi đến kết luận : "tất cả bọn họ từ người lớn nhất đến nhỏ nhất tất cả toàn thể họ đều phạm phải tội nhục dục hết sức vô sĩ . . . tất cả bọn họ đều phàm ăn nát rượu. . . thấy họ biển lận, hám tiền" [1,56] . Nếu ở câu chuyện đầu tiên ta thấy đức chúa thật nhân từ vì đã tha thứ cho mọi tội lỗi Xiaparenlo và thu nhận y làm ngườI của chúa thì ở đây ta thấy đức chúa hết sức nhẫn nhịn khi che đậy hành vi tai tiếng của bọn tu sĩ. Cuộc sống sinh hoạt của họ là gàu nước lạnh tạt vào bộ mặt của nhà thờ Thiên chúa giáo. Họ sống vô độ dưới cái lốp đạo đức và vi phạm vào tất cả những điều cấm kỵ của giới tu hành mà bằng việc làm lời nói của mình cho thấy tôn giáo là lành mạnh. Một lần nữa ta thấy không những giáo điều của tôn giáo là bịa đặt, xuyên tạc mà đạo đức của những con người đáng lẽ phải "chí thánh" lại hết sức dơ bẩn. Bản thân cuộc sống của họ đã tự bôi bẩn vào nhân phẩm đạo đức của mình. Sự phê phán hình ảnh các thánh và những người làm nghề tôn giáo khiến ta nhớ tới một số tác phẩm văn học dân gian Việt Nam cũng có giá trị phê phán đạo đức của những người tu hành. Nếu tăng lữ phương tây vi phạm các chuẩn mực của kinh thánh dưới chân chúa thì văn học dân gian Việt Nam lại đề cập đến những thầy chùa tôn sùng đất phật lại cũng vi phạm những điều cấm kỵ như : vô sấc, vô tửu, vô ngã. . Các thầy tu vốn ăn chay kiên thịt, gõ mỏ tụng kinh và luôn giữ cho tâm hồn trong sạch để trở thành chính quả, để được lên cõi "miết bàn" . Nhưng trong kho tàng Văn học dân gian Việt Nam hình ảnh của họ lại được miêu tả hoàn toàn trái ngược. Qua truyện " Đậu phụ cắn" ngườI viết đã vạch trần cái "hữu danh vô thực" của thầy chùa như sau : Một lần vị sư cụ lén ăn thịt chó trong phòng bị chú tiểu bắt gặp, hỏi dò "Bạch Thầy ! Thầy ăn gì đó ?" Sư cụ trả lời "Tao ăn đậu phụ" đúng lúc đó có tiếng chó từ ngoài cổng chùa vang lên. Sư cụ lại hỏi "Có chuyện gì ngoài đó thế ?" Chú tiểu trả lời hết sức hài hước, mỉa mai châm biếm "Đậu phụ chùa mình đang cắn đậu phụ làng". Hay trong truyện "Nam mô bong" hình ảnh sư thầy ham mê nữ sắc bị chơi khâm nhục nhã thật đáng lên án và phê phán.. Bên cạnh kho tàng Văn học dân gian Việt Nam hình ảnh của bọn tu hành giả dối sau này cũng được của "bà chúa thơ Nôm" phản ánh sâu sắc, bà đã từng lên án cảnh sống ngược đời của bọn sùng đạo thầy đạo: " Thuyền từ cũng muốn sang Tây Trúc Trước gió cho nên phải lặn lèo" (Sư bị làng đuổi) Hay qua con mắt của bà sinh hoạt của các nhà sư ở chùa Quán Sứ vừa lười biếng vừa vô độ. " Chày kình tiểu để suông không đấm Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo Sáng banh không kẻ khua tang mít Trưa trật nào ai móc kẻ rêu" (Chùa Quán Sứ) Với Hồ Xuân Hương sự phê phán bao giờ cũng gay gắt, bà không có sự phê phán nửa vời, không có thái độ khoan nhượng. Vì vậy cái triết lý hư vô của đạo phật không bao giờ được bà ủng hộ. Tinh thần phê phán và đấu tranh của Hồ Xuân Hương cùng với các nhà văn đương thời dễ khiến người ta liên tưởng đến một thời đại phục hưng và chủ nghĩa nhân văn ở Việt Nam Đời sống tôn giáo của những người tu hành hiện ra hết sức phong phú, đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Qua một số truyện kể khác, mỗi truyện đề cập đến một mảng vi phạm riêng, hoặc cùng chung chăng nữa cũng là từ các khía cạnh, góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng tất cả đều khái quát lên sự tầm thường, đáng lên án, khinh bỉ. Elidơ đã đem đến câu chuyện “ thuốc tẩy giun ” ( ngày thứ bẩy ) với những tình huống éo le và hài hước. Câu chuyện kể về vị tu sĩ Rơnô, một con người ngoại đạo nhưng vì những lý do hết sức riêng tư lại quay sang mộ đạo, tu hành để thành tu sĩ. Bởi nếu làm tu sĩ thì sẽ có được điều kiện hết sức thuận lợi để đức cha khả kính Rơnô dễ dàng trở thành người tình của mẹ đứa bé mà cha nhận đỡ đầu. Sau một thời gian đi lại vụng trộm, cặp tình nhân bị người chồng phát hiện nhưng lòng mộ đạo của người chồng cộng với một chút lập luận tôn giáo và sự khôn khéo của người vợ đã lật ngược được tình thế. Đang là người nằm trong thế bị động, Rơnô lại trở thành ân nhân cứu mạng đứa bé và trở thành ân nhân của gia đình. Dưới cái lốt tôn giáo, những hành động xấu xa của y trở nên hợp pháp hơn và suôn sẽ hơn. Câu chuyện là tiếng cười chế giễu, nhạo báng thói đạo đức giả. Tác giả đưa tôn giáo ra ánh sáng, vạch trần bản chất của tôn giáo, không những không đem lại hạnh phúc mà còn phá huỷ hạnh phúc của con người, biến con người thành kẻ mê muội, mù quáng, mất lý trí - thể hiện qua hình tượng nhân vật anh chồng mộ đạo. Bên cạnh nhân vật chính, gã tu sĩ Rơnô lợi dụng tôn giáo để thoả mãn những dục vọng tầm thường của mình, còn có một bức tranh sinh động miêu tả lối sống, lối sinh hoạt của những người tu hành. Họ có một bộ dạng thật khắc đạo, một cuộc sống thật xa hoa, chẳng có gì làm nên cái tư chất tôn giáo trong con người họ: “ những người này vênh váo phô bày chiếc bụng phệ, cái mặt phè phởn béo tốt, quần áo sang trọng và tất cả những lễ bộ của đời sống khoái lạc ”, đó là cái dung mạo sau một thời gian tu hành khổ hạnh của những kẽ mộ đạo còn nơi sinh hoạt của họ thì sao? . “ Khi người ta quan sát kỹ thì đó hoàn toàn không phải là phòng khổ hạnh của thầy tu mà là cửa hàng dược liệu và hương phẩm ” [1;263]. Tác giả đã chỉ cho ta thấy cuộc sống của những kẻ giả dối, sự mâu thuẫn giữa lý thuyết tôn giáo và đời sống thực. Những con người đó không hề tu hành khổ hạnh mà còn phè phởn hưởng thụ với một mức sống hết sức xa hoa, sang trọng. Đây chính là sự phản biện hùng hồn cho chủ nghĩa hoài nghi của Mongtenhơ, ông luôn hỏi “ tôi không biết tôi biết cái gì? ”. Đó là sự hoài nghi với giáo điều của triết học kinh viện bởi bản thân của những giáo điều đó là sự mâu thuẫn. Nó làm thui chột những suy nghĩ độc lập và sáng tạo của cá nhân. Nhà tư tưởng cho thấy rằng triết học kinh viện là một mớ các ý kiến mâu thuẫn, chất chứa nhiều điều phi lý đến nỗi không có điều gì phi lý hơn. Kinh thánh thì quan niệm muốn sống tốt hơn phải hy sinh phần xác để cúu phần hồn vì con người sinh ra đã mang tội lỗi nghuyên thuỷ. Các nhà tu hành chính là giáo đồ của chúa, thực hiện các sứ mệnh của chúa, là truyền thuyết giáo lý, sống làm gương cho những đức tin mộ đạo. Họ phải có một cuộc sống trong sạch, vứt bỏ mọi ham muốn vật chất, tinh thần tầm thường phàm tục, nhưng liệu trong truyện của Boccacio họ có làm đựơc điều đó không? Ngày thứ chín, Elidơ thực hiện yêu cầu của hoàng hậu Enưli kể câu chuyện “ Nữ tu sĩ ”. Đó là câu chuyện về tu viện vùng Lômbacđi có những nữ tu sĩ nữ nổi tiếng là trinh bạch và đức hạnh. Tình huống truyện đầy bất ngờ và kịch tính: Để bắt quả tang một nữ đồng trinh của mình phạm tội diệt dục, bà tu viện trưởng đã vội vàng để lộ cuộc sống tội lỗi tương tự cô gái của mình. Bà đã cùng vị mục sư khả kính hưởng những lạc thú của con người, sự vội vàng đã làm bà nhầm chiếc khăn trùm đầu với chiếc quần của ông mục sư. Thật bẽ mặt nhưng để biện hộ, bà đã đi đến cái kết luận đầy chất nhân văn “ con người ta không thể phòng ngừa nổi cái kích thích của xác thịt và rốt cuộc như trước mà tiếp tục những chị em nào có khả năng cứ việc bí mật tìm lạc thú cho mình ” [1;311]. Như vậy, một cuộc sống trái tự nhiên chỉ đưa lại sự rối ren, tội lỗi , kìm hãm những nhu cầu xác thịt làm cho con người héo hon và thềm khát hơn mà thôi. Nhân vật nữ tu vốn phải là những con người tu hành diệt dục, giữ vững tiết trinh, một lòng trong trắng thờ chúa thì cuối cùng vẫn phạm phải điều cấm kỵ. Họ không thể thoát ra khỏi cuộc sống trần thế với niềm vui tự nhiên của nó, để rồi tự bôi đen nhân phẩm, đạo đức của mình, rơi vào tình huống lố lăng và kệch kỡm. Như vậy ta thấy “ Mười ngày ” mặc dù là tập hợp các truyện kể có chung một chủ đề nhưng lại rất phong phú về nội dung, tính chất mỗi truyện một tình huống, một khía cạnh riêng. Tác phẩm xoay quanh những vấn đề gắn liền với yêu cầu của phong trào văn hoá Phục hưng, đòi hỏi con người với những khả năng trần thế và hiện thực phải được thoả mãn. Phê phán cái thiết chế phong kiến và nhà thờ kìm hãm con người, những giáo lý của thần học, triết học kinh viện rối rắm và khập khiểng giữa lý thuyết và thực tế. Truyện của Boccacio vì thế mang tính chất đã kích sâu sắc, nhưng không phải làm cho người đọc khi tiếp xuc với trang sách thấy càng thẳng bởi độ căng của truyện. Ngược lai, các tình huống kịch gây cười làm cho sự đã kích trở nên nhẹ nhàng hơn. Người đọc khi tiếp xúc với cái thế giới thực đầy xấu xa và tội lỗi có một tâm thế thoải mái, nhiều tình huống hài hước làm chúng ta phải bật cười. Nhưng đằng sau những lời lẽ bóng bẩy, kín đáo là sự mỉa mai, chỉ trích, tố cáo và phản kháng lại các tiêu cực, xấu xa, lỗi thời trong xã hội. Chế độ phong kiến Trung cổ và nhà thờ truyền bá một thứ nhân sinh quan hết sức bi đát, đen tối, nghiệt ngã. Cõi trần gian được tuyên truyền là đen tối, thiên đường là ánh sáng, là nơi hướng đến của con người. Vì vậy con người cần phải tránh xa cõi trần gian với những lạc thú tầm thường để tu dưỡng đạo đức – làm trong sạch phần hồn để được lên thiên đường. Họ đề ra những luân lý khắt khe, nghiệt ngã đó là chủ nghĩa quyền uy, chủ nghĩa khổ hạnh, chủ nghĩa diệt dục. Các thánh được suy tôn là hiện thân của chân lý và đức tin, lời nói việc làm của họ là khuôn vàng thước ngọc. Thánh Ôđông đơ đã phát biểu: “thân thể đẹp là nhờ làn da. Nay có thể nhìn làn da mà thấy được tất cả bên trong…toàn là máu mủ dơ bẩn cả! Ôi giá mà ta phải sờ vào cái đống nôn mửa ấy thôi thì ta đủ thấy ghê rồi. Vậy mà ta há lại nên ham ôm vào mình cái bọc ô uế đó ” (Calaxion ) [2;125]. Đó là lời kêu gọi của đức thánh Ođôngđơ, hãy tránh xa nhục dục và tu thân thực hiện chủ nghĩa diệt dục. Trái ngược với chủ nghĩa độc tài phong kiến, nhà thờ chủ nghĩa nhân văn xem “ tự nhiên là khuôn vàng thước ngọc ” của cuộc sống xem con người là “ sản phẩm của tự nhiên ” có những nhu cầu về cả vật chất và tinh thần. Họ chống đối lại thế lực xã hội đen tối phản tự nhiên gò bó, kìm hãm con người về các mặt tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, …Boccacio cũng là một nhà nhân văn chủ nghĩa, truyện của ông vi thế mà chứa đựng một tinh thần nhân văn sâu sắc, ngợi ca trần thế, con người, chế giễu những gì trái tự nhiên và kêu gọi cho con người ý thức cá nhân về số phận. “ Viện cung nữ của người câm ” di Nefin kể ( ngày thứ ba ) cho ta thấy khát vọng muốn đập tan cái lề thói phong kiến quay về với tự nhiên, với bản năng con người. Chuyện kể rằng anh chàng Macxenttô ở Lamporecchiô giả vờ câm điếc để trở thành người làm vườn trong tu viện của các nữ tu sĩ. Họ đã lần lượt giành nhau cái đặc ân được ngủ với chàng, đến lượt bà tu viện trưởng cuối cung cũng rơi vào vòng quay của dục vọng khám phá những lạc thú đời thường mà bấy lâu nay bị cấm đoán. Bên cạnh việc lên án đạo đức của các nữ tu sĩ, tác giả còn muốn đánh vào chủ nghĩa khổ hạnh diệt dục của tôn giáo, nó làm cho con người héo hon và kìm hãm những nhu cầu bình thường nhất. Cuộc sống trở nên bế tắc, nhàm chán và buồn tẻ. Điều này thể hiện ở chi tiết: sự việc tất cả nữ tu sĩ đi lại với chàng Macxentto bị phát giác thì cách giải quyết của họ là thu xếp cho Macxentto một vị trí hợp lý để thực hiện nhiệm vụ của mình. Và sự ra đời của các tiểu tăng là một tình huống vừa gây cười, vừa khẳng định quy luật của tự nhiên: con người vốn có thiên chức duy trì và phát triển nòi giống. Câu chuyện là sự châm biếm của tác giả với thế giới giả tạo do nhà thừ thêu dệt ra, qua đó đòi hỏi giải phóng con người để họ tự do phát triển những khả năng vô tận của họ, trả họ về với cuộc sống trần tục, để được tận hưởng những khát vọng khổng lồ của đời sống con người. Sự trói

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van tot nghiep.doc
Tài liệu liên quan