Luận văn Tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin” của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP

HỌC PHẦN “NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA

CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN”. 7

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 7

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài. 7

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước . 13

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tính tích cực học tập . 16

1.2.1. Tính tích cực . 16

1.2.2. Tính tích cực học tập. 22

1.2.3. Tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác – Lênin”. 28

1.2.4. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên. 36

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP HỌC PHẦN

“NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA

MÁC-LÊNIN” CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 40

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng . 40

2.1.1. Bước khảo sát thăm dò . 40

2.1.2. Bước khảo sát thực trạng . 41

pdf129 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin” của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghĩa Việt Nam. Biểu đồ 2.4: Học phần giúp hình thành thế giới quan cho sinh viên 48 Thế giới quan khoa học không chỉ giúp người sinh viên có cái nhìn nghiêm túc, khách quan và khoa học về thế giới nói chung mà trên cơ sở đó họ còn có những phát minh, phát hiện, tìm tòi, khám phá muôn vàn bí ẩn của thế giới xung quanh. Đấy là lợi ích lớn nhất để 90% sinh viên được hỏi hoàn toàn công nhận về ý nghĩa này của học phần. Việc nhận thức này là nền tảng để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về những biểu hiện trong tính tích cực của họ đối với học phần này. Từ những con số mà chúng tôi thu nhận được về nhận thức của sinh viên đối với học phần này, có thể khái quát về vai trò và ý nghĩa mà học phần này mang lại cho sinh viên được họ đánh giá rất khả quan và nó cho thấy một bộ phận không nhỏ sinh viên hoàn toàn không thờ ơ với những môn học mang tính lý luận và chính trị, mà ngược lại, họ đang có những quan tâm nhất định đối với học phần. Không chỉ dừng lại ở việc nhận thức về vai trò và ý nghĩa của học phần, sinh viên còn thể hiện những đánh giá của mình đối với những vấn đề cụ thể có liên quan đến học phần. Đó chính là những nhu cầu mà họ mong muốn được đáp ứng để chính họ có thể nảy sinh và phát huy tính tích cực của mình đối với học phần này. Chúng tôi đã thu nhận được những đánh giá của sinh viên về những yếu tố có ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của họ và kết quả cho thấy đối với bản thân học phần thì nội dung chương trình, kết cấu chương trình và thời lượng chương trình được phần lớn sinh viên được hỏi cho rằng có ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của họ. 49 Bảng 2.1: Yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên Yếu tố Quan trọng Không quan trọng 1. Nội dung chương trình 95.8 4.2 2. Kết cấu chương trình 95.2 4.8 3. Khả năng truyền đạt của giảng viên 96.9 3.1 4. Cách thức tổ chức lớp học của giảng viên 93.3 6.7 95.8% sinh viên nhận thấy nội dung chương trình và 95.2% sinh viên đưa ra ý kiến về sự ảnh hưởng của kết cấu chương trình đến tính tích cực học tập của họ. Mặt khác, họ đưa ra những đánh giá rất sắc sảo về những vấn đề có liên quan đến giảng viên truyền đạt học phần này. 96.9% sinh viên quan tâm đến cách truyền đạt của giảng viên và 93.3% sinh viên ghi nhận về cách thức tổ chức lớp học của giảng viên có ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của họ. Nhìn chung, sinh viên trường Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh có tích cực đối với học phần này và những đánh giá của họ về học phần này cho thầy họ có nhu cầu nhận thức sao cho có hiệu quả về học phần này. Xét về mặt thái độ đối với học phần này, người sinh viên không chỉ thể hiện ở việc học tập học phần này trong môi trường sư phạm mà còn thể hiện ở bên ngoài môi trường sư phạm. Để thể hiện sự nhận thức nghiêm túc và đúng đắn về vai trò của học phần đối với bản thân thì 62.7% sinh viên đi học đúng giờ và nghiêm túc, đầy đủ. 23.3% sinh viên nghỉ học 20% số tiết quy định và chỉ có 9.1% sinh viên thường đi trễ. 50 Biểu đồ 2.5: Việc đến lớp của sinh viên Như vậy, ý thức học tập của họ không những cho thấy họ có thái độ nghiêm túc trong học tập nói chung, học phần này nói riêng mà còn thể hiện sự quan tâm, sự tích cực của họ trong việc chiếm lĩnh khoa học này. Có thể nói việc đến lớp để học tập học phần này xuất phát từ mong muốn cá nhân của riêng họ và phần lớn thể hiện thái độ tốt đối với học phần. Tuy nhiên, việc giữ họ học tập trong lớp và có thể tác động để họ phát huy tính tích cực học tập thì không chỉ có bản thân người học đóng vai trò quyết định mà người dạy mới thực sự quyết định. Để chiếm lĩnh học phần này, người sinh viên còn bộc lộ hành vi của mình nhằm thể hiện cao nhất tinh thần học tập và sự nỗ lực tích cực của mình. Việc đến lớp đầy đủ cho chúng ta thấy sự nghiêm túc trong học tập của họ, và họ thực sự muốn đến lớp để tiếp thu và lĩnh hội học phần. Với lý do tích cực đó thì 67.2% sinh viên có tham gia đóng góp xây dựng bài và 12.4% trong số họ là thường xuyên phát biểu ý kiến. 51 Biểu đồ 2.6: Mức độ thực hiện việc phát biểu xây dựng bài của sinh viên Đối với một học phần khó, lại mang màu sắc chính trị - xã hội nên đối với sinh viên khối kỹ thuât không phải là đơn giản. bên cạnh đó, học phần còn mang tính trừu tượng cao trong khi sinh viên kỹ thuật có lợi thế về tư duy cụ thể. Việc thử sức của họ đối với học phần này cho thấy họ đang có thái độ ngày một tốt hơn, chứ không hoàn toàn thờ ơ với nó.mặt khác, đây không phải là học phần đơn giản vì thể để có thể có kết quả tốt, người học phải kết hợp giữa việc học trên lớp và việc tự học, giữa học trong trường và học ngoài trường. Đối với quá trình dạy học thì để người học có kết quả cuối cùng tốt nhất người sinh viên phải thể hiện năng lực bản thân trên cả 3 quá trình hoạt động, là trước khi học, trong khi học và sau khi học. Quá trình này cho thấy sự chủ động tích cực của người học đồng thời chúng ta cũng thấy được nỗ lực vượt qua khó khăn, trở ngại trong học phần của người sinh viên. Đó chính là những biểu hiện tiêu biểu của tính tích cực học tập đối với học phần này của người sinh viên. 52 Bảng 2.2: Hoạt động của sinh viên đối với học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” RTX: rất thường xuyên, TX: thường xuyên, TT: thỉnh thoảng, HK: hiếm khi, RHK: rất hiếm khi Nhóm hoạt động của sinh viên đối với học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” Tỉ lệ % RTX TX TT HK RHK TRƯỚC KHI HỌC Xác định thời gian học tập học phần này hàng ngày thông qua việc lập thời gian biểu. 2.4 17.9 34.5 24.8 19.7 Trước khi học bạn suy nghĩ về cách học như thế nào cho hiệu quả. 3.9 32.7 37.3 16.1 9.4 Bạn tự tìm hiểu ý nghĩa của học phần với cuộc sống hàng ngày 3.6 20.0 40.3 22.4 13.0 Trước khi lên lớp bạn dành thời gian xem lại bài cũ và chuẩn bị bài mới. 3.6 19.4 37.9 24.2 14.8 TRONG KHI HỌC Khi học bạn xác định chỗ quan trọng để tập trung cần nắm vững. 9.7 52.4 27.9 4.8 4.5 Bạn kết hợp nội dung của Học phần với hiểu biết trước đây của bản thân 1.8 31.8 37.6 17.6 10.0 Khi học bạn thiết lập mối quan hệ giữa các nội dung của Học phần với các môn học khác 1.8 20.3 43.3 23.3 10.6 Bạn xây dựng các sơ đồ, tóm tắt, lập bảng để dễ học hơn 5.8 24.5 35.8 16.4 15.8 Trong khi tự học bạn đánh dấu những phần quan trọng 17.0 43.3 25.5 5.5 8.2 Bạn tìm những ví dụ cụ thể để làm rõ nội dung đã học. 3.3. 26.1 42.1 19.1 8.8 Khi tự học bạn đọc kỹ tài liệu và vở ghi trên lớp 7.6 35.8 35.2 10.9 8.8 53 Bạn tự tìm kiếm thông tin có liên quan đến Học phần ở trên mạng Internet. 7.9 19.7 35.5 20.3 14.2 Bạn tìm kiếm tài liệu của Học phần trên thư viện của trường 2.4 15.5 39.4 22.4 19.1 Bạn liên tưởng nội dung môn học với thực tế cuộc sống. 3.6 29.1 42.4 16.1 7.6 Bạn sẵn sàng trao đổi hay tham gia học nhóm với các bạn mình về Học phần này. 3.6 14.8 42.7 27.6 9.7 Khi có nội dung nào chưa hiểu bạn tìm kiếm các nguồn thông tin để tìm câu trả lời. 8.8 30.3 36.4 12.7 11.5 Bạn dành thời gian để thảo luận với bạn bè về học phần này 0.6 15.5 40.9 24.8 18.2 ÔN TẬP Bạn học thuộc lòng một số khái niệm, quy luận, nguyên lý 7.6 34.2 35.2 12.4 10 Bạn cố gắng học ngay cả khi thấy có một số nội dung bạn cho rằng không hấp dẫn. 5.2 18.2 31.2 27.9 15.8 Bạn thấy mình tập trung khi học học phần này. 3.0 25.8 42.7 18.8 9.7 Bạn có thể thức khuya học bài khi cần thiết 15.2 30.9 28.5 9.4 14.8 Với học phần này, người sinh viên không chỉ cần đến lớp mà họ còn cần một giai đoạn chuẩn bị cho việc học trên lớp. Hơn 50% sinh viên có lập thời khóa biểu cho học phần trong đó 20.3% là thường xuyên và rất thường xuyên lên kế hoạch học tập bằng thời khóa biểu. Như vậy, một bộ phận sinh viên đã thể hiện được tính chủ động ngay từ khi bắt đầu học phần. Đây cũng là một trong những kỹ năng học tập của người sinh viên vì học tập ở lứa tuổi sinh viên là học tập mang tính chất tự học và nghiên cứu. 34.5% sinh viên thỉnh thoảng mới thiết lập thời khóa biểu cho việc học học phần này. Điều này 54 nói lên thực tế tích cực về việc thiết lập kế hoạch cho việc học của sinh viên và cũng là một biểu hiện tiêu biểu về năng lực quản lý thời gian và sắp xếp công việc của sinh viên. Việc học tập học phần này đòi hỏi người học không chỉ phải tích cực đến lớp mà còn phải biết xác định phương pháp học sao cho hiệu quả trước khi học. Đối với một môn học có thể không thuộc sở trường của các bạn sinh viên thuộc khối kỹ thuật như học phần này thì việc phân biệt tính chất môn học để xác định phương pháp học là một việc làm quan trọng và nó góp phần cải tạo kết quả môn học. 73.9% sinh viên có xác định phương pháp học trước khi học và chỉ có 25.5% sinh viên không thực hiện việc này. Đây là vấn đề thuộc về tính tự nguyện của sinh viên nên nếu họ thực sự cảm nhận về sự cần thiết của học phần và việc cố gắng đạt kết quả cao thì họ sẽ thực hiện. Điều quan trọng mang tính kích thích trực tiếp tính tích cực của sinh viên trước khi lên lớp đó là việc chuẩn bị bài. Đây không còn là việc làm mang tính chất bắt buộc như khi học phổ thông nữa nên không phải sinh viên nào cũng dành thời gian để chuẩn bị bài trước khi lên lớp dù họ có ý thức về tầm quan trọng của nó.trong tổng số sinh viên được hỏi có 60.9% sinh viên có chuẩn bị bài trước khi lên lớp trong đó 23% sinh viên thường xuyên và rất thường xuyên chuẩn bị bài trước khi lên lớp. mặc dù con số này chỉ vượt ngưỡng 50% nhưng cũng báo hiệu một thái độ học tập chủ động của sinh viên trước nội dung kiến thức mới. Dành thời gian cho việc tự học trước khi lên lớp chưa trở thành việc làm phổ biến trong sinh viên cũng là do một phần tính chất không bắt buộc của giảng viên, nó hoàn toàn phụ thuộc vào tính tự nguyện của sinh viên. Áp lực học tập nặng nề trong trường Đại học cũng khiến cho thời gian dành cho tất cả các môn học bị chia nhỏ và thậm chí có những môn học sinh viên không còn thời gian dành cho nó. Điều này cũng được giảng viên giảng 55 dạy xác nhận “các em học sáng chiều liên tục và không có thời gian nghỉ ngơi nhiều nên việc tự học là rất khó khăn. Những môn thuộc sở trường và chuyên ngành còn được các em chú ý chứ những môn thuộc khối chính trị - xã hội thì ít được chú ý hơn” (GV. N.T.M.T). Chúng tôi cũng nhận thấy ở các bạn sinh viên nhiều điều thú vị trong việc học trên lớp cũng như tự học ở nhà và tự nghiên cứu đối với học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin”. Trên lớp, có 42.2% sinh viên tập trung và rất tập trung nghe giảng, điều này phù hợp với thực tế rằng học phần này được sắp xếp từ 3 đến 6 tiết một buổi thì rất khó có thể đòi hỏi sinh viên luôn luôn tập trung nghe giảng. Theo ý kiến của giảng viên H.T.H “những lớp có đông sinh viên nữ như khoa Kinh tế, khoa Ngoại ngữ thì sinh viên rất tập trung nghe giảng còn các lớp đông sinh viên nam như khoa Cơ khí động lực, Cơ khí máy thì ít chú ý hơn. Tỷ lệ sinh viên tập trung chiếm khoảng 50%”. Đó là xét về khả năng tập trung chú ý của lứa tuổi sinh viên ngoài ra việc duy trì khả năng đó còn phụ thuộc vào môi trường học tập và đặc biệt là người trực tiếp điều khiển và hướng dẫn hoạt động học tập trên lớp của sinh viên, đó là giảng viên. Biểu đồ 2.7: Mức độ tập trung trong giờ học của sinh viên 56 Trong giờ học, ngoài việc nghe giảng một cách nghiêm túc, sinh viên còn thực hiện việc tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Điều này không chỉ phản ánh thái độ quan tâm mà còn thể hiện hành vi chủ động với học phần và nhu cầu thể hiện bản than của họ. 67.2% sinh viên có thực hiện việc phát biểu ý kiến xây dựng bài là một con số rất khả quan. Đặc biệt có tới 12.4% sinh viên rất thường xuyên và thường xuyên tham gia xây dựng bài. Giảng viên Đ.H.N cho rằng “trên lớp khi giảng viên đặt câu hỏi có khá nhiều em quan tâm và chần chừ không muốn giơ tay phát biểu ý kiến, vì thế tôi thường quan sát kỹ thái độ của sinh viên để mời những em đã sẵn sàng muốn đứng dậy phát biểu. Không phải các em lười mà phần lớn các em sợ bị đánh giá là nói sai dù chưa nói. Tôi thấy mình có thể khai thác điểm này ở sinh viên để rèn cho các em tự tin hơn trong việc đóng góp ý kiến vào bài”. Có thể thấy ngay bản thân sinh viên cũng chứa đựng mâu thuẫn giữa việc có chuẩn bị bài, muốn tham gia phát biểu ý kiến nhưng lại ngại ngùng không dám thực hiện. Để tiếp thu hiệu quả cho việc học tập trên lớp, sinh viên còn đọc tài liệu để có cái nhìn tổng quan về bài học, nội dung học. 78.6% sinh viên sẵn sàng đọc tài liệu, trong đó có 43.4% sinh viên đọc thường xuyên những tài liệu có liên quan đến học phần. Tuy nhiên, việc học tập tích cực đó chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn trong tiết học ở lớp và có sự chỉ đạo, hướng dẫn gợi mở của giảng viên và hiệu quả đạt được chỉ trong khuôn khổ tiết dạy. Sinh viên học tập tích cực phải được hiểu là các em học một cách tự giác, tự tìm tòi khám phá, chủ động tìm hiểu những gì mình chưa biết, những gì mình cần biết mà không cần sự yêu cầu, gợi ý của bất kì ai. Học tập tích cực chính là tự học. Xét về phương pháp học tập học phần này của sinh viên, chúng tôi nhận thấy nhiều điểm thú vị khi họ đang ở thời gian bỡ ngỡ làm quen với môi trường Đại học. Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học điều quan trọng là phải giúp người học biết cách khai thác, lựa chọn tìm kiếm 57 thông tin bằng cách hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu.Khi người học có phương pháp, thói quen, ý chí tự học thì sẽ ham học, thích học, đó là điều kiện tốt để khơi dậy nội lực, khả năng vốn có của mỗi cá nhân, kết quả học tập sẽ nâng cao. Thói quen tự học được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, học trên lớp, học ở nhà, học trong thư viện và học ngoài thực tiễn cuộc sống, thông qua các phương tiện: tài liệu, sách báo, truyền hình, phim ảnh, internet, thực tiễn, thày cô giáo và những người xung quanh. Có thể thấy họ có một kế hoạch học tập đối với học phần này khá rõ ràng không chỉ thể hiện ở trước khi học mà trong khi học còn được cụ thể hóa bằng những cách thức riêng. Trước hết, tự học là một trong những biểu hiện quan trọng của tính tích cực học tập, nó cho thấy có sự chủ động trong việc tạo ra hoạt động học ở người sinh viên, và nó cũng thể hiện trách nhiệm của chính họ với kết quả lĩnh hội tri thức của họ. Trong quá trình tự học, họ thiết lập mối quan hệ giữa học phần này với những môn học khác và sử dụng các kiến thức liên quan để bổ trợ cho nhau. 65.4% và 71.2% là 2 con số nổi trội về số phần trăm sinh viên có thực hiện việc kết hợp nội dung học phần với nội dung môn học khác và thực hiện việc lĩnh hội kiến thức mới trên cơ sở nền tảng kiến thức cũ. Điều này cho thấy sự trưởng thành trong họ. Họ tiếp thu kiến thức mới cho chính mình mà không cảm thấy bị ép buộc. Sự nhận thức luôn có một điểm khởi đầu và các mắt xích luôn móc nối với nhau, sự học là một quá trình liên tục chứ không tách rời nhau và sinh viên đã ý thức được điều đó. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định ban đầu của họ cho rằng môn học này có ý nghĩa quan trọng và lợi ích mà nó mang lại là trở thành nền tảng cho việc nhận thức các môn học sau, đặc biệt là những môn khoa học xã hội mà họ sẽ học trong học kỳ tiếp theo như: Tâm lý học, Giáo dục học, Pháp luật đại cương. 58 Để có thể hiểu và tổng hợp hóa thông tin về nội dung học phần, sinh viên đã sơ đồ hóa môn học, tóm tắt và lập ra các bảng biểu cho dễ học, 66.2% sinh viên có thực hiện công việc này và bên cạnh đó họ còn đánh dấu những chỗ quan trọng để việc học tập trung hơn.75.8% sinh viên có tìm và đánh dấu những chỗ quan trọng. Điều này cho thấy việc học tập không đơn giản chỉ là việc đọc tài liệu mà quan trọng hơn là việc tìm trọng tâm của tài liệu để việc ghi nhớ không dàn trải. Ngoài ra, trong quá trình học tập học phần này, người sinh viên còn phải liên tưởng nội dung học phần với thực tiễn cuộc sống, thông qua đó đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể cho vấn đề mình tìm hiểu. Điều này giúp phát huy các thao tác tư duy quan trọng của sinh viên nhằm chiếm lĩnh học phần này. Ngoài thời gian tự học, trong quá trình giao lưu với bạn, người sinh viên cũng dành thời gian để trao đổi thông tin với bạn thông qua thảo luận nhóm. Thảo luận nhóm là một phương pháp học tập được khuyến khích hiện nay. Những lợi ích mà làm việc nhóm mang lại khiến họ không thể không thực hiện ngay khi có cơ hội. Trường Sư phạm Kỹ thuật với một khuôn viên rộng rãi, thoáng mát và có nhiều khu tự học cho sinh viên đã trở thành môi trường lý tưởng cho sinh viên muốn thảo luận theo nhóm. Mô hình bàn tròn được thiết kế bởi công trình thanh niên của các khoa đã tạo ra tính phối hợp và tính bình đẳng trong thảo luận nhóm của họ. Thông qua thảo luận, tranh luận trong nhóm, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ và được chia sẻ sinh viên không chỉ có điều kiện học tập với nhau mà còn học tập lẫn nhau. Kiến thức mà người học thu được là sự đóng góp của nhiều người. Đồng thời qua học tập hợp tác, các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng lắng nghe tích cực, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được rèn luyện và phát triển. Học phần này là một học phần khó đối với hầu hết sinh viên chọn cách thức học theo nhóm để cùng tranh luận và đưa ra ý kiến sẽ dễ dàng tiếp cận 59 hơn. Hơn 50% sinh viên chọn cách học theo nhóm (63.6%) và trong khi thảo luận nhóm, họ sẵn sàng giải thích cho bạn về một nội dung nào đó (61.4% sinh viên). Trong quá trình học không phải mọi nội dung đều có thể giải quyết một cách dễ dàng mà nó cần đến tính chủ động của sinh viên trong việc tìm kiếm thông tin ở những nguồn khác nhau. Lên thư viện trường là một giải pháp. 57.3% sinh viên lựa chọn giải pháp này. Thực tế, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật có tương đối đầy đủ sách và tài liệu tham khảo dành cho học phần này trong phạm vi dành cho sinh viên không chuyên. Trong xã hội mà công nghệ phát triển theo ngày giờ thì việc tìm kiếm sách và tài liệu để học của sinh viên tại thư viện không phải là phổ biến nữa, họ chủ yếu kiếm tìm tài liệu trực tuyến. Internet là một giải pháp vô cùng thuận lợi. 63.1% sinh viên chọn giải pháp này. Một số giảng viên đòi hỏi sinh viên có bài tập tiểu luận trước khi kết thúc hết môn và vì thế việc tham khảo tài liệu trực tuyến nhanh chóng cho họ tham khảo nhiều tài liệu khác nhau cùng một lúc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo ra khó khăn cho họ trong việc chọn lọc thông tin. Trong quá trình học tập học phần này, hầu hết sinh viên đều muốn mình kết thúc với kết quả cao và khi khảo sát nhu cầu này ở họ, chúng tôi nhận thấy nhu cầu này rất cao. Học tập với hy vọng mình đạt điểm cao là mong muốn có cơ sở bởi họ đã cố gắng trong việc lên lớp đúng giờ, đi học đầy đủ, lên kế hoạch cho việc học tập học phần này một cách nghiêm túc thì khả năng đạt điểm cao là khả quan. Thực tế, đây là yếu tố mà họ cho rằng là quan trọng nhất trong việc kích thích họ tích cực học tập học phần này. Yếu tố này được xếp hạng 1, quan trọng nhất trong tất cả các yếu tố. Nhu cầu muốn được điểm tốt là nhu cầu hoàn toàn chính đáng và nó thể hiện tinh thần cầu tiến của sinh viên, đồng thời cũng cho thấy mục tiêu nghiêm túc về kết quả mình sẽ đạt được. Đó chính là kết quả của sự lĩnh hội trên lớp, sự trau dồi trong quá trình tự học và 60 điều quan trọng nhất là khi ôn tập để thi kết thúc học phần. Hình thức ôn tập phổ biến mà sinh viên lựa chọn đối với học phần này là học thuộc lòng các nguyên lý, định luật, các vấn đề mang tính lý luận. Đây là giải pháp tối ưu cho việc học tập học phần này, đặc biệt đối với sinh viên khối kỹ thuật. 77% sinh viên thực hiện việc học thuộc lòng như là một yêu cầu tất yếu đối với học phần. Một điều đặc biệt thể hiện tính tích cực học tập của họ đó là ý chí phấn đấu, vượt qua những khó khăn về hoàn cảnh, điều kiện cơ thể, sinh viên sẵn sàng thức khuya để học bài 74.6% sinh viên thức khuya để học bài trong đó 46.1% sinh viên thường xuyên thức khuya học bài. Nỗ lực đó của họ còn được thể hiện trong việc cố gắng tìm câu trả lời cho nội dung mình chưa hiểu. Không thờ ơ với việc học cho thấy ở họ sự trưởng thành, tinh thần trách nhiệm với chính việc học tập (75.5% sinh viên). Mặt khác, khả năng tập trung vào học phần cũng cho thấy sự cố gắng rất lớn ở người học. 66.9% sinh viên có tập trung vào việc học học phần này và trong số đó có tới 26.6% sinh viên thường xuyên tập trung vào việc học. Để đạt được kết quả cao trong học phần, sinh viên không chờ đợi vào sự may rủi mà nhìn nhận vào thực tế và khả năng học tập của bản thân để cố gắng, nỗ lực. Như vậy, nhìn chung xét trên cả ba mặt : nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Sư phạm Kỹ thuật đã thể hiện tính tích cực học tập đối với học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin” ở nhiều mức độ khác nhau. Điểm nổi bật ở họ mà chúng tôi thu nhận được là người sinh viên có nhận thức nghiêm túc, đúng đắn về tầm quan trọng và ý nghĩa mà học phần mang lại, và bản thân họ cũng có thái độ học tập nghiêm túc, việc học tập học phần này được họ chuẩn bị, lập kế hoạch cho trước, trong và sau khi học khá rõ ràng. Do đó, việc đánh giá về tính tích cực của họ cho kết quả như giả thuyết ban đầu mà chúng tôi đưa ra. 61 2.5.2. Những yếu tố tác động đến tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh 2.5.2.1. Yếu tố chủ quan Thực tế, khi nghiên cứu chúng tôi thu nhận khá nhiều điều bất ngờ về yếu tố chủ quan của chính người sinh viên khi học tập học phần này. Để tạo ra tính tích cực học tập đối với học phần này bản thân người sinh viên phải thực hiện triệt để vai trò chủ thể của mình và chịu trách nhiệm về kết quả học tập của chính mình. Bảng 2.3 : Xếp hạng các yếu tố theo tầm quan trọng Yếu tố Xếp hạng 1. Muốn được điêm tốt 1 2. Sự thu hút của giảng viên 2 3. Sự hấp dẫn của học phần 3 4. Muốn chiếm lĩnh học học phần 4 5. Muốn được giảng viên khen ngợi 5 6. Tính có ý nghĩa của học phần 6 7. Muốn thể hiện bản thân 7 Nguyên nhân đầu tiên mà người sinh viên lựa chọn trong việc cần phải tích cực học tập học phần này là để có được điểm tốt. Trong thứ hạng các yếu tố giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tính tích cực học tập, yếu tố mong muốn đạt điểm tốt được sinh viên lựa chọn là yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong 7 yếu tố mà chúng tôi đưa ra. Nhu cầu được điểm tốt là nhu cầu mang tính tất nhiên của người học vì đó là mục tiêu trước mắt mà họ phải đạt được và tham vọng đạt điểm cao sẽ trở thành động lực thúc đẩy họ nỗ lực cố gắng vượt qua mọi trở ngại, khó khăn trong quá trình học tập. Thực tế đã cho 62 thấy để thực hiện được mong muốn này, người sinh viên đã phải lên kế hoạch học tập cho bản thân và xây dựng một phương pháp học tập riêng hiệu quả cho học phần này. Bên cạnh đó, mong muốn chiếm lĩnh học phần này được xếp hạng thứ 4 trong 7 yếu tố cho thấy bản thân người sinh viên hoàn toàn nghiêm túc trong việc học tập với một mong muốn xa hơn là chiếm lĩnh được tri thức học phần này. Đối với họ, việc thể hiện bản thân trước người khác không phải là yếu tố đặt lên hàng đầu mà vấn đề quan trọng là họ học tập cho chính mình. Tính tích cực học tập của người sinh viên có được duy trì lâu dài hay không còn phụ thuộc vào thái độ học tập của họ. Thực tế cho thấy khi người sinh viên nghiêm túc với đối tượng của mình thì họ sẽ ý thức được trách nhiệm của mình đối với đối tượng cần chinh phục. Từ việc tự ý thức này, người sinh viên sẽ chủ động trong việc tìm kiếm tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin. Thái độ chính là những biểu hiện ra bên ngoài của nhận thức bên trong và tình cảm đối với đối tượng vì thế thông qua thái độ học tập của sinh viên có thể đánh giá chừng mực tính tích cực của họ đối với học phần. 2.5.2.2. Yếu tố khách quan Chúng tôi nhận thấy có nhiều yếu tố tác động đến tính tích cực học tập của sinh viên đối với học phần này trong đó nguyên nhân khách quan giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra hứng thú và kích thích trực tiếp đến tính tích cực của họ đối với việc học tập, nhận thức học phần này. 63 Bảng 2.4: Ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực học tập của sinh viên Tầm ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực học tập học phần của sinh viên Phần trăm Quan trọng Không quan trọng Tổng 1. Thời lượng học phần 87.9 12.1 100 2. Kết cấu chương trình 95.2 4.8 100 3. Nội dung học phần 95.8 4.2 100 Đối với học phần này, về bản thân chính học phần có nhiều nội dung mang tính chất lý luận, khó tiếp cận một cách trực quan sinh động. Nội dung học phần chủ yếu là những khái niệm tinh thần. Đây thực sự là một thử thách đối với sinh viên thuộc khối kỹ thuật. Mặt khác, thời lượng của học phần là sự tổng hợp của 3 môn học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_28_8972672836_9831_1869357.pdf
Tài liệu liên quan