Sau khi thu được kết quả điều tra, chúng tôi đã tới các trường dựgiờthăm lớp cũng nhưtham khảo ý
kiến của các thầy cô tổtrưởng, giáo viên giảng dạy thì được biết rằng, ởtrường THPT PCT rất thường xuyên tổchức ngoại khóa. Vì đây là trường có đầu vào thấp lại là trường bán công chuyển sang công lập nên mỗi tháng 2 lần, một lần một khối lớp, Đoàn trường kết hợp với các tổchuyên môn tổchức ngoại khóa nhằm mục đích ôn lại kiến thức cho các em. Trong buổi ngoại khóa, các em được thi theo hình thức hái hoa dân chủ, mỗi lớp một đội, mỗi phần thi do lớp phân công một nhóm (tổ) phụtrách. Nội dung thi là toàn bộkiến thức đã được học của tất cảcác môn, kểcảmôn thểdục. Hình thức hỏi chủyếu là các câu vận dụng các kiến thức đã học chứkhông đơn thuần chỉlà ghi nhớ đểtrảbài. Riêng môn giáo dục công dân, các thầy cô chủyếu đưa ra các câu hỏi giải thích. Do đó, mà các em học sinh trường này đồng ý với ý kiến môn giáo dục công dân giúp học sinh biết lý giải những hiện tượng, sựviệc nảy sinh trong cuộc sống hơn hẳn so với các trường còn lại.
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4025 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh trung học phổ thông tại Phan Thiết – Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cực tìm tòi
tài liệu, đọc thêm, làm thêm các bài tập, nghiên cứu sách tham khảo hay tìm những ví dụ trong thực tế
cuộc sống để bổ sung kiến thức cho mình. Đa số các em cũng chưa có sự mạnh dạn để trình bày quan
niệm hay ý tưởng của mình trước tập thể. Và trong cách học, phần lớn các em cũng chưa xây dựng được
cho mình cách trình bày bài học sao cho dễ nhớ, dễ hiểu, thầy cô cho ghi vở như thế nào thì các em chép
như thế ấy.
Trong quá trình học tập môn giáo dục công dân tại lớp thì đa số các em có tích cực phát biểu ý kiến
xây dựng bài. Cụ thể: 12.2% HS trả lời hiếm khi. Ở lớp, tập thể đưa ra các hình thức kiểm điểm học sinh
khi không hoàn thành bài tập, bài học ở nhà nên hầu như các em có ý thức trong việc làm bài, học bài ở
nhà rất cao. Điển hình là rất ít học sinh chưa hoàn thành tất cả các bài tập môn giáo dục công dân: 5.7%
HS. Có được ý thức trong việc học bài và làm bài trước khi đến lớp là do các em nếu vi phạm không thuộc
bài hoặc không làm bài khi giáo viên kiểm tra sẽ bị hạ một bậc hạnh kiểm trong học kỳ, nếu tái phạm từ
hai lần trở lên Nhà trường sẽ mời phụ huynh, và thi đua của lớp cũng bị trừ điểm. Cũng vì lý do này mà
trong các tiết học nói chung và tiết học môn giáo dục công dân nói riêng, đa số học sinh rất chú ý lắng
nghe giáo viên giảng bài, ghi chép bài học cẩn thận, chi tiết theo sự hướng dẫn của giáo viên. Cụ thể kết
quả khảo sát cho thấy: 8.1% HS hiếm khi tập trung chú ý nghe giáo viên giảng bài, 9.8% HS hiếm khi ghi
chép nội dung bài học môn giáo dục công dân cẩn thận, chi tiết.
Như vậy, cách thức học tập môn giáo dục công dân trên lớp của các em khá tốt và đúng đắn, các em
biết chấp hành kỷ cương, quy định của tập thể. Các em cũng cố gắng rất nhiều trong việc phát biểu xây
dựng bài vì quy định của hầu hết các lớp là mỗi HS phải giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài ít nhất 2 lần
trong một tiết học. Tuy nhiên, việc phát biểu xây dựng bài của các em chỉ dừng lại ở mức đọc lại, (bắt
chước lại) những nội dung trong sách giáo khoa đã vạch sẵn mà ít sáng tạo trong cách diễn đạt, ít khi nào
trình bày theo cách hiểu của riêng mình. Cụ thể là: chỉ có 27.4% HS hiếm khi đọc nguyên xi trong sách
giáo khoa. Trong khi đó, rất ít HS thường xuyên tự đưa ra ý kiến theo cách hiểu của mình (15.2%). Điều
này chứng tỏ rằng mức độ sáng tạo trong quá trình học tập của các em chưa cao, các em chủ yếu dựa vào
những nội dung có sẵn trong sách giáo khoa. Hơn nữa, sách giáo khoa hiện nay, trong bài học có đưa ra
từng câu hỏi cho từng mục và có giải thích rõ ràng, có đánh dấu bằng chữ in nghiêng nên học sinh chỉ cần
nhìn vào đó đọc mà không tự suy nghĩ theo cách hiểu của riêng mình. Đây là một hạn chế rất lớn, tạo cho
các em thói quen lười tư duy, suy nghĩ khi gặp một vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình học tập.
Từ những sự phân tích ở trên, có thể nhận thấy một thực tế rằng, mặc dù các em học sinh có nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng, ý nghĩa của môn học nhưng cách thức học tập của các em còn mang tính bắt
chước, sao chép, chưa tích cực trong việc tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, chưa thể hiện sự sáng tạo trong quá
trình học tập.
Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát thêm ý kiến đánh giá, nhận xét của giáo viên về cách thức học tập
của các em và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.5: Đánh giá của GV về hành động học tập môn giáo dục công dân của HS
Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên
Hành động học tập của HS SL
(HS)
Tỷ lệ
(%)
SL
(HS)
Tỷ lệ
(%)
SL
(HS)
Tỷ lệ
(%)
Tìm các tài liệu bổ sung khi chưa
rõ ràng về nội dung
13 52.0 8 32.0 4 16.0
Nêu thắc mắc, đòi giải thích cặn
kẽ những vấn đề môn GDCD
10 40.0 14 56.0 1 4.0
Tích cực phát biểu ý kiến xây
dựng bài trong tiết học GDCD
0 0.0 9 36.0 16 64.0
Tự nghĩ ra những tình huống mới,
vấn đề mới
12 48.0 11 44.0 2 8.0
Nói lên những quan niệm, quan
điểm riêng của mình
9 36.0 15 60.0 1 4.0
Hoàn thành tất cả các bài tập môn
GDCD mà GV giao
1 4.0 7 28.0 17 68.0
Nản lòng khi bài học môn giáo
dục công dân khó
9 36.0 15 60.0 1 4.0
Đọc thêm, làm thêm các bài tập
GDCD mà GV không yêu cầu
16 64.0 8 32.0 1 4.0
Tập trung chú ý nghe GV giảng
bài trong tiết học GDCD
0 0.0 3 12.0 22 88.0
Ghi chép nội dung bài học môn
GDCD cẩn thận, chi tiết
0 4.0 2 8.0 23 92.0
Xây dựng các sơ đồ, tóm tắt, lập
dàn ý cụ thể rõ ràng
14 56.0 8 32.0 3 12.0
Tự tìm những ví dụ cụ thể trong
thực tiễn
6 24.0 11 44.0 8 32.0
Khi phát biểu, em đọc nguyên xi
trong sách giáo khoa
0 0.0 10 40.0 15 60.0
Khi phát biểu, em chỉ đọc những
ý chính có trong SGK
3 12.0 8 32.0 14 56.0
Khi phát biểu, em diễn đạt theo ý
của mình theo SGK
17 68.0 7 28.0 1 4.0
Khi phát biểu, em tự đưa ra ý
kiến theo cách hiểu của mình
18 72.0 6 24.0 1 4.0
Có 16% GV đồng ý HS thường xuyên tìm các tài liệu bổ sung khi một nội dung hay vấn đề nào đó của
môn giáo dục công dân mà HS chưa thật rõ ràng, 4 % GV cho rằng HS thường nêu thắc mắc, đòi giải
thích cặn kẽ những vấn đề môn giáo dục công dân mà giáo viên trình bày, 8% GV đồng ý với việc học
sinh thường tự nghĩ ra những tình huống mới, vấn đề mới đặt ra cho cả lớp trong quá trình học tập môn
giáo dục công dân. 4% GV tán thành ý kiến học sinh thường xuyên nói lên những quan niệm, quan điểm
riêng của mình trước 1 vấn đề, tình huống nào đó trong môn giáo dục công dân, và thường đọc thêm, làm
thêm các bài tập môn giáo dục công dân mà giáo viên không yêu cầu.
Trong khi đó, khi hỏi trong quá trình học tập HS có xây dựng các sơ đồ, tóm tắt, lập dàn ý……cụ thể
rõ ràng trong vở học để dễ thuộc bài môn giáo dục công dân hay không có 12% GV chọn mức thường
xuyên, 32% GV cho rằng HS thường xuyên tự tìm những ví dụ cụ thể trong thực tiễn để làm rõ nội dung
đã học.
Qua các số liệu trên, ta thấy rằng, đa số giáo viên đánh giá học sinh của họ mức độ tìm tòi, đặc biệt là
cách tự tìm tòi, tự nghiên cứu chưa cao, càng khẳng định một điều trong quá trình học tập môn Giáo dục
công dân, học sinh chưa nỗ lực bản thân, chưa huy động các phẩm chất trí tuệ đật được hiệu quả cao nhất.
100% GV cho rằng HS thường xuyên tích cực phát biểu xây dựng bài, chỉ 4% GV đánh giá HS hiếm
khi hoàn thành tất cả các bài tập giáo viên giao cho. Tuy nhiên, có đến 60% GV đánh giá HS khi phát
biểu, thường đọc nguyên xi trong sách giáo khoa. 4% GV cho rằng HS thường tự đưa ra ý kiến theo cách
hiểu của mình. Điều này một lần nữa nói lên rằng, các em chưa sáng tạo, tích cực tư duy trong quá trình
học tập.
Qua đó ta thấy rằng, cách thức học tập của các em ở lớp tuy đúng đắn, nghiêm túc nhưng điều đó lại bị
ảnh hưởng do tác động của kỷ luật trường, lớp. Các em cũng chưa thể hiện được khả năng tự tìm tòi,
nghiên cứu và khả năng sáng tạo của mình trong quá trình học tập môn giáo dục công dân. Vì vậy, có thể
nói, hành động học tập môn giáo dục công dân của học sinh còn chưa tích cực.
2.3 THÁI ĐỘ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH
Trong các kết quả thu được từ phía học sinh, thực tế cho thấy rằng, các em HS có thái độ học tập trên
lớp rất đúng đắn. Tuy nhiên cũng như đã nói ở phần trên, thái độ này lại bị chi phối bởi nội quy do trường
lớp đề ra. Vậy để tìm hiểu kỹ hơn về thái độ học tập môn GDCD của các em, sau khi xử lý số liệu chúng
tôi thu được kết quả như sau: 46.2% HS mong đợi đến tiết giáo dục công dân, trong khi đó, có đến 49.0%
trả lời có hay không cũng được và 4.8% HS không mong đợi. Những con số này cho thấy, số các em
mong đợi để được học môn này không nhiều, chưa đến 50% HS.
Bảng 2.6: Sự mong đợi của học sinh khi học tiết giáo dục công dân
Nam (130) Nữ (166) Tổng (296)
Câu 3 N % N % N %
Kiểm nghiệm
chi - square
Không mong đợi 7 5.4 7 4.2 14 4.8
Có hay không cũng
được
79 60.8 66 39.8 145 49.0
Mong đợi 44 33.8 93 56.0 137 46.2
Sig = 0.001
Có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ khi được hỏi có mong đợi đến tiết giáo dục công dân hay không.
Với sig = 0.001, có 56% HS nữ trả lời mong đợi, cao hơn đến 25.2 % so với học sinh nam.
Biểu đồ 2.1: Sự mong đợi của học sinh các trường khi học tiết giáo dục công dân
Với sig = 0.000 cho ta biết rằng có sự khác biệt rất rõ ràng về sự mong đợi tiết giáo dục công dân giữa
học sinh các trường. Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy, tỷ lệ học sinh trường THPT Phan Chu Trinh chọn
không mong đợi và có hay không cũng được cao hơn rất nhiều so với 2 trường còn lại, trong khi đó tỷ lệ
chọn mong đợi đến tiết học này lại là thấp nhất chỉ có 28.1%. Trong 3 trường, các em học sinh trường
THPT Lương Thế Vinh chọn mong đợi là cao nhất, 59.8% cao hơn trường THPT Phan Bội Châu là 9.8%
và cao hơn trường THPT Phan Chu trinh lên tới 31.7%.
Cũng với câu hỏi này, chúng tôi cũng tham khảo ý kiến của giáo viên và thu được kết quả như sau:
12% GV cho rằng học sinh không mong đợi, 56% GV trả lời có hay không cũng được và 32% GV đánh
giá học sinh mình mong đợi đến tiết học giáo dục công dân. Từ đó, chúng tôi nhận thấy, đa số học sinh ít
quan tâm, mong đợi đến môn học giáo dục công dân. Có một thực tế là đã từ lâu, môn này bị các em và
một số phụ huynh xem là môn phụ, không quan trọng vì không phải là môn thi tốt nghiệp. Mặc dù khi
0
10
20
30
40
50
60
70
không mong
đợi
có hay không
cũng được
mong đợi
PBC
PCT
LTV4.1 6.3 3.9
45.9
65.6
36.3
50
59.8
28.1
khảo sát nhận thức của HS về tầm quan trọng, ý nghĩa của môn học, các em đều đánh giá môn này có vai
trò rất quan trọng trong sự phát triển đạo đức nhân cách (87.1%) và là một môn học rất cần thiết trong
chương trình THPT (70.9%). Nhưng về hành động học tập thì các em lại ít đầu tư và dành thời gian để tìm
hiểu, nghiên cứu sâu về môn này. Như vậy, giữa nhận thức và hành động còn có một khoảng cách khá xa.
Bảng 2.7: Sự yêu thích môn giáo dục công dân của học sinh
Nam (130) Nữ (166) Tổng (296)
Câu 4 N % N % N %
Kiểm nghiệm
chi - square
Không thích 9 6.9 9 5.4 18 6.1
Không thích cũng
không ghét
76 58.5 86 51.8 162 54.7
Thích 45 34.6 71 42.8 116 39.2
Sig = 0.350
Với mức ý nghĩa sig = 0.350 nói lên rằng: không có sự khác biệt giữa nam và nữ về hứng thú học tập
môn giáo dục công dân. Tuy nhiên, ở nữ thích học môn này cao hơn ở nam là 8%. Qua khảo sát, chúng tôi
thấy rằng, học sinh ít hứng thú học tập môn giáo dục công dân. Cụ thể là có 6.1% HS không thích, 54.7%
HS không thích cũng không ghét và 39.2% HS thích học môn này. Để kiểm tra tính khách quan chính xác
khi trả lời câu hỏi của các em, chúng tôi cũng tham khảo thêm ý kiến của giáo viên. Cũng với nội dung
câu hỏi trên chúng tôi thu được 8% GV đánh giá đa số học sinh không thích học môn giáo dục công dân,
64% GV nhận xét học sinh không thích cũng không ghét và chỉ có 28% GV cho rằng học sinh thích học
môn này.
Chúng tôi cho rằng, yêu thích môn học là cơ sở của khá nhiều vấn đề. Yêu thích môn Giáo dục công
dân có vai trò quan trọng góp phần nâng cao tính tích cực học tập và tăng hiệu quả học tập của học sinh.
Nếu không thích học thì các em sẽ ít tích cực học tập, ít tích cực tư duy, ít đầu tư thời gian và trí lực để
học môn này, ít chịu khó tìm tòi những phương pháp học tập có hiệu quả. Mặt khác học sinh sẽ có thể có
những biểu hiện như không chuyên cần siêng năng, học tập mang tính hình thức, đối phó, dẫn đến khả
năng vận dụng tri thức vào cuộc sống sau này bị hạn chế. Với sig = 0.014 có sự khác biệt rõ ràng về lòng
yêu thích môn này giữa HS các trường, ta xét bảng sau:
Bảng 2.8: Sự yêu thích môn học giáo dục công dân của học sinh các trường
PBC (98) PCT (96) LTV
(102)
Câu 5
N % N % N %
Kiểm nghiệm chi -
square
Không thích 7 7.1 10 10.2 1 1.0
Không thích cũng
không ghét
51 52.0 58 60.4 53 52.0
Thích 40 40.8 28 29.2 48 47.1
Sig = 0.014
Qua số liệu trên, ta thấy rằng, tỷ lệ các em học sinh ở trường THPT Lương Thế Vinh thích học môn
giáo dục công dân cao nhất, kế đến là trường THPT Phan Bội Châu và thấp nhất là trường THPT Phan
Chu Trinh. Có thể nói, khi HS không có nhu cầu thì các em sẽ ít hứng thú với môn học GDCD.
Để điều tra động cơ học tập của học sinh trong quá trình học tập môn Giáo dục công dân ở các trường
THPT tại Phan Thiết, chúng tôi điều tra bằng câu hỏi: Em học bài cũ môn giáo dục công dân vì những
động cơ nào? (học sinh chỉ chọn 1 động cơ mà các em cho là quan trọng nhất). Sau khi xử lý số liệu,
chúng tôi thu được kết quả:
Bảng 2.9: Động cơ học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Chọn
Nam (130) Nữ (166) Tổng STT
Động cơ học tập
N % N % N %
1
Nếu bị điểm kém ba mẹ, thầy cô
sẽ la mắng 50 38.5 67 40.4 117 39.5
2
Muốn đạt được kết quả cao môn
này
8 6.2 9 5.4 17 5.7
3 Biết chắc có bài kiểm tra 9 6.9 11 6.6 20 6.8
4
Nếu không thuộc bài sẽ bị hạ
bậc hạnh kiểm, làm bảng tự
kiểm điểm có chữ ký xác nhận
của cha mẹ.
55 42.3
66
39.8
121
40.9
5 Chưa có điểm kiểm tra miệng 5 3.8 6 3.6 11 3.7
6
học bài trước khi đến lớp là
nhiệm vụ của mỗi học sinh 5 3.8 5 3.01 10 3.4
Có 39.5% HS chọn nếu bị điểm kém ba mẹ, thầy cô sẽ la mắng, 5.7% HS học vì muốn đạt điểm cao
môn này, 6.8% HS trả lời vì biết chắc có bài kiểm tra, 40.9% HS cho rằng nếu không thuộc bài sẽ bị hạ
bậc hạnh kiểm, làm bảng tự kiểm điểm có chữ ký xác nhận của cha mẹ. 3.7% HS học bài vì chưa có điểm
kiểm tra miệng và chỉ có 3.4% HS đồng ý rằng học bài trước khi đến lớp là nhiệm vụ của mỗi học sinh.
Qua những số liệu trên, ta thấy rõ ràng tỷ lệ học sinh chọn các em học bài môn giáo dục công dân vì áp
lực từ sự trách phạt của cha mẹ và trường lớp là rất cao. Trong khi đó, sự thể hiện ý thức tự giác học tập
của các em còn quá kém. Về vấn đề ý thức tự giác trong quá trình học tập môn giáo dục công dân, không
có sự khác biệt giữa nam, nữ (sig = 1.0). Cụ thể có 3.8% HS nam và 3.01% HS nữ khẳng định mình học
một cách tự giác vì đó là nhiệm vụ phải làm của mỗi học sinh.
Qua tất cả các kết quả thống kê trên, chúng tôi nhận thấy, các em bị chi phối bởi những quy định
nghiêm khắc của Nhà trường và tập thể lớp, mặt khác các em cũng sợ sợ bị hạ bậc hạnh kiểm, cha mẹ la
rầy, nên trên lớp, các em học hành nghiêm túc, chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, ghi chép nội dung cẩn
thận, tích cực phát biểu xây dựng bài. Thế nhưng các em lại học tập chưa được tự giác, ít có hứng thú, nhu
cầu và động cơ với môn học, điều đó rất ảnh hưởng đến bầu không khí lớp học. Do các em chỉ đơn thuần
phát biểu những cái đã có sẵn, ít sáng tạo trong cách diễn đạt, tư duy nên tiết học chắc chắn sẽ theo lối
mòn và dễ gây sự nhàm chán. Vì vậy mà ý thức học tập môn giáo dục công dân của học sinh THPT tại
Phan Thiết chưa cao, thái độ học tập của các em chưa thực sự đúng đắn.
2.4 KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH
Sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và cách thức học môn GDCD phù hợp sẽ là những yếu tố
hàng đầu quyết định đến kết quả học tập môn này. Ở đầu bậc THPT, các em còn ảnh hưởng lối học thời
trung học cơ sở nên đa số các em cố gắng thuộc lòng nội dung bài học, và trong cách ra đề của giáo viên
các trường, phần lý thuyết bao giờ cũng chiếm từ 6-7 điểm.
Chúng tôi tiến hành khảo sát giáo viên về việc đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức đã học của
học sinh và thu được kết quả như sau:4% GV nào đánh giá kém, 8% GV đánh giá yếu, 56% GV đánh giá
trung bình, 28%GV nhìn nhận khá và 4% GV xác định học sinh vận dụng tốt các kiến thức đã học.
Qua quá trình khảo sát ở học sinh, cộng với việc đối chiếu lại các kết quả học tập môn giáo dục công
dân do các giáo viên cung cấp, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.10: Kết quả học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Nam (130) Nữ (166) Tổng (296)
Câu 6 N % N % N %
Kiểm nghiệm
chi - square
Giỏi 9 6.9 11 6.6 20 6.8
Khá 56 43.1 77 46.4 133 44.9
Trung bình 44 33.8 59 35.5 103 34.8
Yếu 12 9.3 17 10.2 29 9.8
kém 9 6.9 2 1.3 11 3.7
Sig = 0.150
Có 6.8%HS được khảo sát đạt loại giỏi, 44.9% HS đạt loại khá, 34.7% HS loại trung bình, 9.8% HS và
3.7% HS loại kém. Như vậy có đến 51.7 % học sinh đạt loại khá, giỏi và tới 65% HS đạt loại trung bình
trở lên. Với sig = 0.150 cho biết rằng không có sự khác biệt lớn giữa kết quả học tập giữa nam và nữ, tuy
nhiên ở nam có tỷ lệ học sinh kém nhiều hơn ở nữ là 5.6%.
Có sự khác biệt về kết quả học tập của học sinh các trường (sig = 0.04). Tỷ lệ học sinh giỏi ở trường
THPT PCT thấp nhất, chỉ có 3.1% trong khi đó, ở trường THPT PBC và trường THPT LTV có tỷ lệ học
sinh giỏi môn GDCD ngang bằng nhau. Mặt khác, xếp loại kém môn này trường THPT PCT có đến 7.3 %
học sinh, có 4.1 % học sinh ở trường THPT PBC và không có học sinh nào xếp loại kém ở trường THPT
LTV.
Bảng 2.11: Kết quả học tập của học sinh các trường
PBC (98) PCT (96) LTV (102)
Câu 6 N % N % N %
Kiểm nghiệm chi -
square
Giỏi 8 8.2 3 3.1 9 8.1
Khá 40 40.8 42 43.7 51 50.0
Trung bình 34 34.7 35 36.5 34 33.2
Yếu 12 12.2 9 9.4 8 7.7
kém 4 4.1 7 7.3 0 0.0
Sig = 0.04
Từ những số liệu thu được phản ánh một điều là kết quả học tập môn GDCD của HS tương đối khá.
Qua đó, chúng tôi nhận định rằng: Nếu phát huy hơn nữa tính tích cực học tập môn GDCD ở HS thì hiệu
quả học tập cũng sẽ được nâng cao.
2.5 NHẬN XÉT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH
Qua các số liệu đã phân tích trên, có thể nói rằng, tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học
sinh THPT tại thành phố Phan Thiết chưa cao.
Mặc dù HS có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, ý nghĩa của môn học, có ý thức học tập trên lớp
tốt nhưng qua khảo sát những hành động học tập của HS đã thể hiện rằng các em chưa tích cực, nhiệt tình
trong việc tìm tòi, nghiên cứu, tư duy cũng như khả năng sáng tạo trong quá trình học tập của các em là rất
thấp.
Hơn nữa, thái độ học tập của HS cũng chưa đúng đắn, đa số các em ít có hứng thú và nhu cầu với tiết
giáo dục công dân. Phần nhiều HS chưa tự giác trong học tập, chưa có động cơ học tập đúng đắn nhưng vì
áp lực từ kỷ cương trường, lớp, vì sợ ba mẹ, thầy cô trách phạt nên các em chịu khó học bài, làm bài, ghi
chép bài học cẩn thận. Cũng vì lý do này mà kết quả học tập mà các em đạt được cũng tương đối khá.
Học sinh THPT nói chung và học sinh THPT tại Phan Thiết nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong
học tập môn GDCD, các em còn lệ thuộc vào giáo viên, thái độ học tập chưa tích cực, chưa đúng đắn đã
ảnh hưởng lớn đến mục tiêu giáo dục và đào tạo, đặc biệt đây lại là một môn giữ vai trò quan trọng trong
giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh. Mặt khác, thực tế giảng dạy Giáo dục công dân ở các trường THPT
tại Phan Thiết nói riêng và các trường THPT trong tỉnh nói chung chưa phát huy được tính tích cực học
tập của học sinh vì còn gặp rất nhiều khó khăn về lý luận cũng như thực tiễn trong quá trình dạy học.
2.6 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH THPT TẠI PHAN THIẾT - BÌNH THUẬN
Tính tích cực học tập đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một tiết học sinh động, hấp dẫn.
Nhưng để học sinh phát huy tính tích cực học tập thì nội dung môn học, phương tiện và nhất là phương
pháp giảng dạy của giáo viên lại là những điều kiện chủ yếu quyết định hàng đầu. Khi tìm hiểu về những
yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập môn giáo dục công dân của các em, chúng tôi thu được các kết quả
như sau:
2.6.1 Nội dung môn học
Có đến 69.6% HS đánh giá nội dung môn học này vừa sức, 15.9% HS cho rằng dễ hiểu. Số lượng
học sinh nữ đánh giá nội dung môn giáo dục công dân khó hiểu ít hơn so với đánh giá của học sinh nam
là 12.5%. Cụ thể như sau:
Bảng 2.12: Đánh giá của học sinh về độ khó của nội dung môn giáo dục công dân
Nam (130) Nữ (166) Tổng (296)
Câu 7 N % N % N %
Kiểm nghiệm
chi - square
Dễ hiểu 20 15.4 27 16.3 47 15.9
Vừa sức 82 63.1 124 74.7 206 69.6
Khó hiểu 28 21.5 15 9.0 43 14.5
Sig = 0.010
Cũng với nội dung câu hỏi này, đa số giáo viên cho rằng nội dung trong chương trình môn giáo dục
công dân vừa sức 68%, đánh giá nội dung môn này dễ hiểu là 16% và 16% nhìn nhận nội dung môn này
khó so với trình độ nhận thức của học sinh. Từ đó, ta thấy rằng, nội dung môn giáo dục công dân là vừa
sức với học sinh, chỉ một phần rất nhỏ các em đánh giá là khó hiểu.
Phải công nhận một điều là sách giáo khoa hiện nay trình bày vô cùng cô đọng, nội dung rõ ràng, ngắn
gọn, có giải thích, ghi chú rất rõ ràng nên học sinh không khó để hiểu nó. Nếu HS chú ý nghe giảng, tìm
tòi, đọc thêm các tài liệu tham khảo và giáo viên có phương pháp dạy phù hợp thì những nội dung ấy sẽ
không thực sự khó khăn và môn học trở nên rất gần gũi, có ích cho cuộc sống các em.
2.6.2 Khả năng nhận thức của học sinh
Qua quá trình quan sát trực tiếp các tiết học GDCD tại lớp, chúng tôi nhận định rằng, vì là học sinh
đầu cấp, còn ảnh hưởng nhiều bởi cách học thời THCS nên các em chưa có khả năng tư duy độc lập, các
em còn chưa quen với cách tự suy nghĩ một giải pháp cho riêng mình khi giải quyết vấn đề trong quá trình
học tập. Các em chủ yếu ngoan ngoãn học thuộc lòng những gì cô giáo dạy, chứ chưa có cách tự lập cho
mình 1 sơ đồ, dàn ý để hiểu một cách logic, hệ thống hơn những nội dung mà thầy cô cung cấp. Các em
cũng chưa có khả năng tự tìm tòi tài liệu, nghiên cứu sách tham khảo để bổ sung kiến thức cho mình. Nhìn
chung, ở học sinh đầu trung học phổ thông, tư duy của các em còn thiếu tính độc lập, sáng tạo, các thao
tác tư duy lôgíc, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả
trong tự nhiên và xã hội còn hạn chế. Từ thực tế, chúng tôi thấy rằng đa số các em còn học vẹt, khi giáo
viên kiểm tra bài cũ, hầu hết các em tập trung trí tuệ cao độ để đọc cho hết nội dung cần trả lời, thế nhưng
khi giáo viên ngắt lời HS giữa chừng, hỏi sang một vấn đề khác thì các em lại tỏ ra cực kỳ lúng túng.
2.6.3 Phương tiện, điều kiện học tập
Phương tiện, điều kiện dạy học là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nếu
GV được cung cấp đầy đủ các PTDH và sử dụng chúng một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao trong
quá trình giảng dạy. Qua khảo sát, có 20% GV đồng ý các phương tiện dạy học của nhà trường đáp ứng
đầy đủ, 64% GV cho rằng tạm ổn, 16 % GV nhận xét còn thiếu thốn. Về đánh giá của HS, chúng tôi thu
được kết quả như sau:
Biểu đồ 2.2 : Sự đáp ứng của Nhà trường về PTDH theo đánh giá của HS
Kết hợp quá
trình quan sát
thực tế tại các
trường với các số
liệu thu được,
chúng tôi nhận
định rằng, các
phương tiện dạy
học của nhà
trường đáp ứng khá đầy đủ cho quá trình dạy – học môn giáo dục công dân. Tuy nhiên, có tới 70.3% HS
cho rằng thiếu hình ảnh, tình huống thực tế, phim minh họa cho bài học. Sở dĩ như vậy vì khi được hỏi:
Thầy cô thường sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học hiện đại nào trong các tiết học giáo dục công
dân thì có đến 100% trả lời thường xuyên sử dụng các thiết bị phục vụ cho việc dạy giáo án điện tử như
máy tính, máy chiếu mà không GV nào trả lời một đồ dùng hay phương tiện nào khác. Tất cả được chứng
minh qua biểu đồ sau:
Sự đáp ứng của Nhà trường về PTDH theo đánh giá của HS
11.50%
23%
65.50%
Thiếu thốn
Tạm ổn
Đầy đủ
Biểu đồ 2.3: Một số yếu tố ảnh hưởng đến TTC học tập môn GDCD của HS
Chúng tôi thấy rằng, trường nào trong thành phố nói riêng và trong tỉnh nói chung đều cung cấp đầy đủ
cho mỗi giáo viên các loại tài liệu tham khảo. Băng đĩa phim minh họa bài học môn giáo dục công dân
còn được sao chép lưu lại tại thư viện phục vụ cho học sinh khi có nhu cầu. Thế nhưng, đa phần các thầy
cô lại không thể đưa tranh ảnh, phim minh họa cho nội dung bài học được vì cho rằng chúng không phù
hợp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tính tích cực học tập của học sinh khi học môn giáo dục công dân.
2.6.4 Phương pháp giảng dạy của giáo viên
Để tìm hiểu phương pháp giảng dạy của các Thầy Cô, chúng tôi đưa ra câu hỏi mở dành cho GV với
nội dung: Thầy cô thường sử dụng các phương pháp dạy học nào trong quá trình giảng dạy môn giáo dục
công dân? Kết quả có 100% GV sử dụng kết hợp các PPDH: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, đàm
thoại, kể chuyện xuyên suốt quá trình dạy học. 32% GV sử dụng thêm PPDH tình huống, 8% GV sử dụng
bổ sung PP trò chơi. Trong qua trình, dự giờ thăm lớp của giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân tại
các trường, chúng tôi nhận thấy rằng các giáo viên chưa thực sự đầu tư vào việc đổi mới các PPDH.
Thực tế quan sát , mặc dù các giáo viên rất nhiệt tình giảng dạy, có đầu tư vào giáo án điện tử nhưng
giáo án điện tử của đa số giáo viên chỉ đơn thuần là thay thế nội dung mà GV phải tóm tắt lên bảng cho
học sinh ghi bài. Cụ thể có đến 70.3 % HS cho rằng các tiết học môn GDCD còn thiếu hình ảnh, tình
0
10
20
30
40
50
60
70
80
câu 9.1 câu 9.2 câu 9.3 câu 9.4 câu 9.5
chọn
Chú thích
Câu 9.1: Nội dung trong chương trình còn thiếu tính thực tiễn
Câu 9.2: Thiếu hình ảnh, tình huống thực tế, phim minh họa cho bài học
Câu 9.3: Giáo viên chưa nhiệt tình trong giảng dạy
Câu 9.4: GV thuyết giảng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH024.pdf