Luận văn Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỈNH ỦY CÀ MAU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7

1.1. Đặc điểm kinh tế biển của tỉnh và vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Tỉnh ủy Cà Mau 7

1.2. Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo kinh tế biển - quan niệm, nội dung, phương thức và quy trình lãnh đạo 27

Chương 2: TỈNH ỦY CÀ MAU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 47

2.1. Thực trạng kinh tế biển và sự lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Cà Mau 47

2.2. Nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Cà Mau 71

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH ỦY CÀ MAU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NĂM 2015 77

3.1. Những dự báo thuận lợi, khó khăn, mục tiêu, phương hướng 77

3.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Cà Mau đối với phát triển kinh tế biển đến năm 2015 88

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 111

 

 

 

doc124 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hòn Chuối nhưng chưa phát huy hiệu quả, quy hoạch du lịch cụm đảo Hòn Khoai đang xúc tiến nhưng chưa hoàn thành, riêng du lịch ở đảo Đá Bạc đang phát huy được lợi thế. Nhìn chung về tăng trưởng kinh tế và quy mô kinh tế vùng biển và ven biển ngày càng có vai trò lớn trong kinh tế của tỉnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông ven biển đang được xây dựng và kiên cố hóa, tạo điều kiện phát triển kinh tế và giao lưu với các địa bàn khác trong khu vực. Quốc phòng an ninh trên biển được đảm bảo, các lực lượng an ninh đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chủ quyền trên biển, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển của người dân được nâng lên, hiện tại tỉnh có trên 3.500 phương tiện với gần 19.000 lao động nghề biển là một lực lượng rất quan trọng để kết hợp bảo vệ an ninh và chủ quyền vùng biển. * Những hạn chế trong phát triển kinh tế biển Hiện nay, kết cấu hạ tầng vùng biển, ven biển của tỉnh Cà Mau còn rất khó khăn, đây là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển của tỉnh. Để chủ động và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, ven biển, trong thời gian qua tỉnh Cà Mau đã điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn ven biển và các lĩnh vực kinh tế biển, nhất là về giao thông, thủy lợi, điện… Trong đó, đã đầu tư nhiều tuyến đường trọng yếu như: tuyến đường U Minh - Khánh Hội, Cà Mau - Đá Bạc, Cái Nước - Đầm Dơi, Tắc Thủ - Rạch Ráng - Sông Đốc, Vàm Đình - Cái Đôi Vàm… Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư một số công trình quan trọng khác như: cảng cá Hòn Khoai, cảng cá Sông Đốc, xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo Hòn Chuối; xây dựng Khu sản xuất giống thủy sản tập trung, Trung tâm giống thủy hải sản cấp I tại huyện Ngọc Hiển; các khu neo đậu tránh trú bão ở Sông Đốc, Rạch Gốc, Khánh Hội, Cái Đôi Vàm… Ngoài nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cho các chương trình, dự án, tỉnh đã ưu tiên cân đối vốn đầu tư cho các dự án, công trình thuộc các huyện ven biển. Tổng vốn đầu tư thuộc khu vực biển, đảo và ven biển tỉnh Cà Mau trong 2 năm 2007 - 2008 là 645 tỷ đồng, chiếm 57% tổng kế hoạch vốn của toàn tỉnh. Mặc dù tiềm năng biển của Cà Mau có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của tỉnh và của cả nước, nhưng thực tế kết quả khai thác tiềm năng biển phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng nhiều mặt về biển, vùng ven biển và hải đảo của tỉnh. - Tuy tàu thuyền nhiều về số lượng, nhưng hạn chế về chất lượng (tàu nhỏ, mức độ trang thiết bị trên tàu thấp) và chất lượng lao động trên các tàu cá thấp đã gây ra tai nạn trên biển, như: hỏng máy, vỏ bị phá nước, mất liên lạc, đâm va với tàu chở hàng… - Hoạt động trên các vùng biển chịu tác động của nhiều yếu tố gây mất an toàn như: Thiên tai ác liệt, trong đó phải kể đến bão, áp thấp nhiệt đới, gió lốc… An toàn hàng hải và An ninh trên biển (tranh giành ngư trường, bị nước ngoài bắt…). - Nguồn lợi hải sản biến động nhiều trong những năm qua, các ngư trường khai thác truyền thống (chủ yếu ở vùng nước ven bờ, quanh các đảo xa) bị khai thác quá giới hạn cho phép, trong khi nguồn lợi hải sản xa bờ chưa đủ thông tin để xác định. - Kinh tế tăng trưởng chưa thật ổn định, chưa vững chắc, tốc độ tăng GDP bình quân chưa đạt kế hoạch đề ra và còn thấp so với tiềm năng. Tình trạng tự phát, manh mún trong sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang thủy sản còn phổ biến. Cơ cấu lao động vẫn nặng về nông nghiệp và thủy sản, năm 2005, tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm 83,11%. - Sản xuất thủy sản: là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, trong những năm qua tuy có bước phát triển mới cả về quy mô, tốc độ và phạm vi, song cũng tồn tại một số vấn đề cần quan tâm. Một là, tốc độ tăng trưởng sản lượng và giá trị sản phẩm thủy sản tăng nhanh nhưng chưa vững. Điều này thể hiện rõ nhất trong nuôi trồng thủy sản từ 2000 - 2005: tỷ trọng diện tích nuôi tôm công nghiệp năm 2005 mới đạt 1.084 ha, chiếm 0,44% tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh, số còn lại chủ yếu là nuôi quảng canh, năng suất thấp và không ổn định; việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm tuy có đạt kết quả bước đầu tăng thu nhập cho hộ nông dân so với trước đây trồng lúa nhưng do chuyển đổi tự phát, không theo quy hoạch, thiếu các yếu tố cần thiết như thủy lợi, giống, vệ sinh ao, đầm, kỹ thuật... nên kết quả không cao; tình trạng tôm bị bệnh, bị chết hàng loạt ở nhiều hộ, nhiều vùng trong tỉnh những năm gần đây do thời tiết nắng nóng, nước bốc hơi nhiều, độ mặn tăng, môi trường bị ô nhiễm, hộ nông dân sản xuất nhỏ, mới chuyển đất lúa sang nuôi tôm nên thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, chất lượng tôm giống chưa đảm bảo; hệ thống khuyến ngư hoạt động chưa đều và nói chung còn yếu; đầu tư của Nhà nước Trung ương và địa phương cho sản xuất thủy sản chưa tương xứng, chưa quan tâm đến đầu tư cho thủy lợi vùng nuôi trồng thủy sản; chương trình liên kết 4 nhà trong nuôi trồng thủy sản chưa được thực hiện đầy đủ nên người nông dân nuôi trồng thủy sản vẫn chưa yên tâm đầu tư thâm canh cao; cơ chế, chính sách tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản chưa hoàn chỉnh. Hai là, nuôi trồng thủy sản không gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Hàng ngàn ha đất rừng, trong đó có cả rừng phòng hộ đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là tôm) không chỉ làm giảm diện tích rừng mà còn gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, ảnh hưởng xấu đến thảm thực vật, nhiều loài động vật trong rừng tràm, rừng đước. Diện tích rừng của tỉnh giảm, trong đó chủ yếu do chuyển sang nuôi tôm tự phát. Chủ trương kết hợp nuôi thủy sản với trồng rừng ven biển tuy có được thực hiện ở một số lâm ngư trường nhưng chỉ trên phạm vi hẹp, trong một số đơn vị quốc doanh lâm nghiệp, chưa mở rộng đến khu vực nhân dân. Ba là: Tình trạng khai thác gần bờ theo phương thức khai thác trắng, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, gây ô nhiễm môi trường nước ven biển... chưa được khắc phục triệt để. - Dịch vụ thủy sản tuy có phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Đến năm 2005, toàn tỉnh có 15 đơn vị dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ ngư dân khai thác, đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm nhưng quy mô còn nhỏ, tổ chức chưa đồng bộ, phạm vi hoạt động chưa bao quát hết mọi yêu cầu của ngư dân. Dịch vụ sản xuất và cung ứng con giống nhất là tôm giống có 905 trại sản xuất giống, khả năng cung cấp 6 tỷ con giống /năm nhưng cũng mới đáp ứng khoảng 55% nhu cầu của tỉnh hiện nay, 45% còn lại phụ thuộc vào thị trường ngoài tỉnh nên rất bị động. Nguyên nhân của tình hình trên, một mặt do công tác quy hoạch và kế hoạch chưa theo kịp yêu cầu của thực tế sản xuất và phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mặt khác do công tác tổ chức, thực hiện chưa thật đồng bộ và cụ thể. Xu hướng buông lỏng trong công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, quản lý của Nhà nước vẫn còn tồn tại, dẫn đến tính tự phát trong sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, không theo quy hoạch, vẫn phổ biến. - Việt Nam gia nhập Tổ chức Thuơng mại Thế giới (WTO), thuận lợi nhiều, song cũng không ít khó khăn đối với hoạt động khai thác, đặc biệt khâu nhiên liệu, nhiều loại vật tư, thiết bị chuyên dùng sử dụng trên tàu cá Việt Nam vẫn phải dựa vào nguồn nhập. Ngoài ra, tham gia thị trường thế giới, các sản phẩm khai thác mang tính đa loài, phân tán cũng sẽ là những trở ngại và chưa nói đến Nhà nước sẽ có những điều chỉnh trong các chính sách đối với khai thác hải sản. Nhìn chung, tuy kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa thật vững chắc; kết cấu hạ tầng phát triển chậm, nhất là giao thông, thủy lợi. Sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, yếu tố rủi ro cao. Hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch còn nhiều yếu kém. Phát triển kinh tế nhiều nơi chưa tuân thủ quy hoạch, kế hoạch, chưa gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý, khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên [14, tr.22]. 2.1.2. Thực trạng lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Cà Mau từ 2001 đến nay * Những kết quả đạt được trong lãnh đạo phát triển kinh tế biển Để tiến hành các hoạt động lãnh đạo của Đảng, để chuyển tải nội dung lãnh đạo của Đảng đối với các đối tượng lãnh đạo, Đảng có nhiều công cụ, biện pháp như: Công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, uy tín và vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên của Đảng; thông qua bộ máy Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do đó nội dung lãnh đạo của Đảng đối với phát triển kinh tế biển được thể hiện là: Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế bỉen bằng cách định ra chủ trương đường lối, chánh sách và lãnh đạo Nhà nước thể chế hoá đường lối, chính sách đó thành pháp luật, chính sách quản lý, hỗ trợ và ưu đãi đối với các hoạt động phát triển kinh tế biển; bằng công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác kiểm tra giám sát của Đảng bằng công tác vận động quần chúng trên toàn bộ các hoạt động của lĩnh vực này. Trong những năm qua tỉnh uỷ Cà Mau đã xác định nội dung lãnh đạo phát triển kinh tế biển thông qua các Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ XI, XII và XIII; Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân giai đoạn 2009 -2010. Trong đó tập trung nấht là chuyển đổi sản xuất nông – ngư – lâm nghiệp và du lịch dịch vụ sang ngư – nông – lâm nghiệp và du lịch dịch vụ. Trên cơ sở xác định cơ cấu kinh tế sản xuất ngư – nông – lâm nghiệp phát triển mạnh, lượng hàng hoá nông, thuỷ sản ngày càng lớn, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh công nghiệp chế biến sản xuất hàng xuất khẩu và các ngành dịch vụ. Cũng trên cơ sở đó mà tỉnh đã quy hoạch, đầu tư phát triển 3 vùng kinh tế chủ yếu là: - Vùng kinh tế nội địa là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh (bao gồm Bắc Cà Mau và Nam Cà Mau). Đã điều chỉnh bổ sung hoàn chỉnh bổ sung vùng và các tiểu vùng Bắc và Nam Cà Mau, quy hoạch đồng bộ sản xuất, thuỷ lợi, giao thông và cụm tuyến dân cư, tạo động lực thúc đẩy các vùng kinh tế khác phát triển. - Vùng kinh tế ven biển (bao gồm các xã, thị trấn ven biển của các huyện U Minh, Trần Văn Thới, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển). Chủ yếu là phát triển kinh tế lâm nghiệp kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ thuỷ sản, nhất là dịch vụ hậu cần khai thác biển, khai thác du lịch. Phát huy lợi thế nuôi tôm sinh thái, đồng thời xây dựng một số khu vực nuôi tôm công nghiệp với quy mô hợp lý; đầu tư phát triển công nghiệp, sản xuất giống thuỷ sản chất lượng cao. Thực hiện đổi mới tổ chức, quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo hướng vừa bảo vệ phát triển tài nguyên rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển, vừa thực hiện trồng rừng thâm canh, gắn với nuôi đa dạng các loài thuỷ sản dưới tầng rừng và mặt nước trên đất làm phần để làm tăng giá trị kinh tế của vùng. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi ven biển nhất là khu vực bãi biển – Mũi Cà Mau. Quy hoạch hình thành các cụm tuyến dân cư ven biển. Xây dựng bờ kè ven biển 254 km từ cửa Gánh Hà đến Tiểu Dừa. - Vùng kinh tế biển, đảo phát triển theo hướng khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển, kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh biển, đảo; làm tốt công tác cứu hộ cứu mạng. Sắp xếp lại nghề khai thác biển, các cụm kinh tế, nâng cao năng lực và hiệu quả khai thác xa bờ, phát triển mới nghề nuôi biển; quản lý ngư trường, bảo vệ nghiêm ngặt nguồn lợi thuỷ sản. Sau khi có Nghị quyết số 09/NQ – TW ngày 9/2/2009 của BCH TW Đảng khoá X về chiến lược biển Cà Mau đến năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 27/2007/NQ – CP ngày 30/05/2007 của Chính phủ ban hành về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Ngày 04/06/2008 Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Cà Mau đề ra chương trình hành động thực hiện chiến lược bểin Việt Nam đến năm 2020. Đồng thời UBND tỉnh đã quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 163/2008/QĐ TTg ngày 11/12/1008. Ngay sau đó UBND tỉnh Cà Mau đã trình và thông qua các quy hoạch chi tiết cụ thể như: Chương trình phát triển bền vững tỉnh Cà Mau giai đoạn 2007 đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau thời kỳ đến năm 2020.v.v… Tranh thủ sự chỉ đạo của Trung ương tỉnh uỷ đã ban hành nhiều chủ trương nghị quyết sát với tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở đó mà cấp uỷ chính quyền các cấp tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất. Từ đó đã nâng cao một bước về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân tập trung sức để phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng nhằm sớm đưa Cà Mau thoát khỏi tỉnh nghèo và có thu nhập bình quân chung với cả nước. - Xác định và thực hiện phương thức, quy trình lãnh đạo: Về hình thức, phương pháp lãnh đạo của Đảng được thể hiện đó là: Đảng định ra chủ trương, đường lối, chính sách, đồng thời lãnh đạo Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật, chính sách; Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế biển thông qua các mặt công tác của đảng và Đảng phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên, hoạt động các cơ quan toàn thể, bằng uy tín của Đảng trước quần chúng. Với tư cách là một Đảng cầm quyền lãnh đạo toàn diện trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xác định phương thức lãnh đạo là hết sức quan trọng góp phần nhằm đưa chủ trương nghị quyết của Đảng giành thắng lợi. Tỉnh uỷ lãnh đạo bằng việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án công tác. Sau mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, Tỉnh uỷ đều có chương trình công tác cụ thể, chương trình sáu tháng, chương trình từng năm và chương trình toàn khoá. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách tỉnh ra các nghị quyết, chuyên đề nhằm chỉ đạo giải quyết các vấn đề cụ thể, bức xúc của tỉnh như phát triển giao thông, phát triển đô thị, giải quyết vấn đề môi trường… Thông qua các nghị quyết chương trình này, Tỉnh uỷ giao cho các ban xây dựng Đảng của Tỉnh uỷ và các ngành chức năng chuẩn bị nội dung, phân công các đồng chí thường vụ phụ trách từng lĩnh vực nghiên cứu sâu từng lĩnh vực để có biện pháp thực hiện đạt kết quả cao nhất. Tỉnh uỷ lãnh đạo phát triển kinh tế biển và các lĩnh vực khác trong xã hội bằng các phương thức khác nhau thể hiện vai trò của một Đảng cầm quyền. Trong những năm qua Tỉnh uỷ đã luôn đổi mới phương thức lãnh đạo đã đem lại được kết quả bước đầu. Trước tiên lãnh đạo phát triển kinh tế biển thông qua chỉ đạo chính quyền tỉnh, chính quyền các cấp và toàn thể hệ thống chính trị tham gia. Đưa nghị quyết của Tỉnh uỷ đi vào cuộc sống của người dân thông qua các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể của UBND tỉnh và từ đó được triển khai thực hiện đến các cơ sở. Tỉnh uỷ đã lãnh đạo vấn đề này rất quyết liệt, thông qua sự lãnh đạo thường xuyên, liên tục, cụ thể các nghị quyết về phát triển kinh tế biển đều được triển khai quán triệt thông suốt từ tỉnh đến cơ sở. Các ngành, các cấp đưa chủ trương nghị quyết đó đi vào cuộc sống dưới sự theo dõi, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng các cấp. Trong chỉ đạo Tỉnh uỷ đã có những bước đi phù hợp, cụ thể là chọn điểm chỉ đạo xây dựng mô hình để nhân ra diện rộng. Chọn khâu yếu nhất để tập trung giải quyết đột phá nhằm tạo ra sức hút mới cho phát triển toàn diện. Yếu kém của Cà Mau hiện nay là cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, nguồn nhân lực ….cần tập trung giải quyết xây dựng và phát triển. Lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát trong phát triển kinh tế biển là rất quan trọng. Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động phát triển kinh tế biển đã được Tỉnh uỷ, các cấp uỷ coi trọng và triển khai thực hiện sâu rộng trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của tỉnh, của cấp uỷ các cấp. Cùng với các hoạt động kiểm tra, giám sát là thường xuyên sơ kết. Tổng kết duy trì chế độ báo cáo đều đặn, thường xuyên, xin ý kiến thường trực Tỉnh uỷ những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, từ đó có sự chỉ đạo kịp thời có hiệu quả. Đồng thời có những đề xuất kiến nghị về mặt chủ trương, chính sách, và những vấn đề có liên quan để kinh tế biển phát triển bền vững. Lãnh đạo bằng xây dựng các điển hình tiên tiến bằng sự gương mẫu chấp hành của đảng viên và cán bộ. Từ những điển hình tiên tiến đó để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng, phương thức lãnh đạo này đã tạo sự chuyển biến đáng kể cho lãnh đạo phát triển kinh tế biển – tổ chức các đoàn đi tham quan mô hình nuôi tôm có năng suất chất lượng cao ở các tỉnh để về áp dụng tại địa phương. Xây dựng nhiều mô hình 50 – 70 triệu đồng trên 1 ha, kết hợp đa canh đa con trên cùng một diện tích. Cùng với đổi mới phương thức lãnh đạo, Tỉnh uỷ cũng đã có những đổi mới trong quy trình lãnh đạo kinh tế biển, mục tiêu là các nghị quyết của tỉnh đi vào đời sống của nhân dân, phát huy tác dụng nhằm phát triển kinh tế biển. Tỉnh uỷ đã đổi mới quy trình lãnh đạo từ khâu chuẩn bị ra nghị quyết, ban hành nghị quyết, đến tổ chức thực hiện nghị quyết, sự đổi mới này đã tiết kiện được thời gian, tận dụng được thời cơ nhằm nhanh chóng phát huy hiệu quả của việc lãnh đạo phát triển kinh tế biển. Cụ thể hoá và tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế biển. Các nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế biển được quán triệt trong cấp uỷ và được Tỉnh uỷ chỉ đạo các cấp uỷ huyện, thành phố xây dựng nghị quyết, chương trình hành động cụ thể nghị quyết vào địa phương để xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Những nghị quyết lớn, giải quyết những vấn đề cơ bản trọng tâm có tính chiến lược được Tỉnh uỷ chỉ đạo chặt chẽ và được các ban, ngành của tỉnh hỗ trợ giúp đỡ các huyện, thành phố xây dựng nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện và được Ban thường vụ Tỉnh uỷ góp ý những chương trình, nội dung lớn. Tỉnh uỷ thường xuyên chỉ đạo UBND tỉnh, chỉ đạo Sở nông nghiệp phát triển nông thôn và các ngành, chức năng tăng cường công tác quản lý quy hoạch hiện có, hạn chế các vi phạm quy hoạch nhất là quy hoạch có liên quan đến phát triển kinh tế biển. - Sau khi có nghị quyết của tỉnh về phát triển kinh tế biển, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ban ngành liên quan xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện nghị quyết từ khâu tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết đã được chuẩn bị chu đáo. Trong thực tế các tư liệu này đã được Tỉnh uỷ chỉ đạo điều tra khảo sát và chuẩn bị ngay trong quá trình xây dựng dự thảo nghị quyết. Các tài liệu, tư liệu đó lại được bổ sung trong quá trình thảo luận để ra nghị quyết của tỉnh uỷ về kinh tế biển. Các đoàn thể trong tỉnh đã triển khai quán triệt nghị quyết của Tỉnh uỷ và phát triển kinh tế biển theo chức năng nhiệm cụ của mình, từng đoàn thể xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ và phát động phong trào thi đua trong hệ thống đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể hoạt động có hiệu quả, các cấp uỷ huyện, thành phố đã xây dựng các cơ chế chính sách và các quy định cụ thể để khuyến khích phát triển kinh tế biển. Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biển để cho người dân và các doanh nghiệp được hưởng lợi từ những chủ trương đúng đắn của Trung ương. Tuy nhiên ngoài cơ chế chính sách chung, địa phương đã ban hành quy chế riêng (trong khung Trung ương cho phép) để phát triển kinh tế đây là việc làm cần thiết và đúng đắn. Trong những năm qua Tỉnh uỷ Cà Mau đã chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND Tỉnh, Đảng Đoàn HĐND tỉnh ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biển như: Khuyến khích xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến, cho vay với lãi suất ưu đãi cho nuôi trồng thủy sản; xây dựng một số khu dân cư tập trung, đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển,v.v… Các cơ chế chính sách trên đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh để phát triển sản xuất, góp phần rất quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng trong những năm qua. Tỉnh uỷ đã lãnh đạo MTTQ, các đoàn thể, nhất là Hội nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ tỉnh, huyện quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ và phát triển kinh tế biển. Đồng thời, lãnh đạo các cơ quan như: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ và phát triển kinh tế biển kết hợp với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên địa bàn nhất là trên biển. - Đào tạo bồi dưỡng, bố trí cán bộ phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng được Tỉnh uỷ xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và luôn được quan tâm chỉ đạo. Trên cơ sở các nội dung về công tác cán bộ được thông qua các đại hội của Đảng, chiến lược cán bộ thời kỳ đầy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ nói chung và thuỷ sản nói chung đã tập trung thực hiện như: Đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn trên tất cả các lĩnh vực của thủy sản từ tỉnh đến cơ sở. Có chính sách thu hút cán bộ có trình độ cao, đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học kỹ thuật đầu ngành. Bố trí đội ngũ cán bộ phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo và thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý theo quy hoạch Tỉnh uỷ đã kịp thời ra các nghị quyết về cán bộ và chỉ đạo thực hiện nhất là khi thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ ghép Sở nông nghiệp phát triển nông thôn với Sở thuỷ sản thành Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. Việc phân công bố trí cán bộ trên lĩnh vực này theo hướng chuyên sâu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng toàn diện, làm giàu từ biển. Bởi vì suy cho cùng Đảng lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền, đặc biệt trong điều kiện hiện nay chính là lãnh đạo phát triển kinh tế có hiệu quả, nhất là kinh tế biển và kinh tế nông nghiệp. Trong những năm qua cùng với việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị các cấp trong tỉnh, Tỉnh uỷ quan tâm đến đội ngũ cán bộ trí thức, cán bộ quản lý hiểu sâu trên lĩnh vực kinh tế biển là một trong những mũi nhọn thế mạnh của tỉnh. Tỉnh uỷ đã tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ như: Xây dựng quy hoạch đổng thể các loại cán bộ, quản lý kinh tế, tăng cường cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng ở các trường Trung ương và trong tỉnh, đề ra các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong quá trình học tập và công tác, nhất là đào tạo sau đại học, có chính sách khuyến khích và thu hút nhân tài vào làm việc trong lĩnh vực kinh tế biển. - Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các chủ trương nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế biển. Hàng năm, Tỉnh uỷ xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát của Tỉnh uỷ và kiểm tra, giám sát của UBKT Tỉnh uỷ, các ban Xây dựng Đảng. Nội dung kiểm tra giám sát về việc triển khai thực hiện, tháo gỡ khó khăn từ cơ sở, hoặc tiếp thu kiến nghị từ cơ sở đến mẫu bổ sung cơ chế chính sách. Kiểm tra có trong tâm trọng điểm chú trọng vào lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, các chính sách ưu đãi, đầu tư phát triển kinh tế biển. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của HĐND tỉnh, HĐND huyện thành phố về phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế biển nói riêng. Trong kiểm tra, giám sát đã phát hiện ra những tồn tại, bất cập, đặc biệt là những vướng mắc về chính sách, cán bộ và phương thức lãnh đạo để kịp thời bổ sung, sửa đổi nhằm tiếp tục đưa nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống. Công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh uỷ được thực hiện theo đúng quy trình lãnh đạo phát triển kinh tế của Tỉnh uỷ. Từ chuẩn bị ra nghị quyết, quyết định đến quán triệt và tổ chức thực hiện cũng như việc sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm. Qua kiểm tra, giám sát, Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp các ngành có liên quan đến phát triển kinh tế xây dựng các mô hình sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm nhận ra diện rộng. - Về chỉ đạo sơ kết, tổng kết rút ra kinh nghiệm. Việc sơ kết tổng kết rút ra kinh nghiệm lãnh đạo kinh tế nông nghiệp được Tỉnh uỷ và các cấp trong tỉnh luôn coi trọng. Trong suốt quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển, qua từng thời gian, từng bước đi thực hiện các nghị quyết, quyết định về phát triển kinh tế biển của Tỉnh uỷ; Đảng uỷ đã duy trì đều đặn việc chỉ đạo sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm từ cơ sở đến cấp tỉnh. Điều này đã góp phần làm cho kinh nghiệm lãnh đạo kinh tế biển của các cấp uỷ, đội ngũ cán bộ ngày càng nâng cao vai trò của cấp uỷ từ tỉnh đến cơ sở và rút ra những bài học quý trong quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện. Bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế, trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao… đối với các địa phương vùng ven biển; trong đó, ưu tiên đầu tư hệ thống trường học, bệnh viện, trạm y tế, trung tâm sinh hoạt văn hóa - thể thao… góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân vùng biển, ven biển. Ngoài ra, Tỉnh ủy đã chỉ đạo triển khai xây dựng các cụm dân cư ven biển để thực hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docphu luc bieu do.doc
Tài liệu liên quan