Luận văn Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc

Số lượng biến ở thang đo này khá lớn nên việc trình bày sẽ đi tuần tự từ trường hợp Trung Quốc sang Nhật Bản. Trình tự và nguyên tắc thực hiện trong từng trường hợp là như nhau.

Phân tích nhân tố sử dụng phương pháp principal axis factoring với phép quay promax, nhân tố trích có eigenvalue>1.0. Kết quả sẽ được xem xét như sau: các biến có trọng số <0.4 sẽ bị loại, các biến có trọng số không có độ phân biệt cao giữa các nhân tố (mức chênh lệch giữa hai nhân tố <0.3) cũng sẽ bị loại. Sau đó, phân tích nhân tố sẽ được lặp lại đến khi thỏa các yêu cầu trên với phương sai trích tốt nhất (mong muốn >50%). Hệ số tin cậy Cronbach alpha cũng sẽ được tính lại cho từng nhân tố. Nếu chỉ tiêu này cũng được thỏa mãn (hệ số Alpha>0.6, tương quan biến tổng>0.3), thang đo được chấp nhận.

Kết quả cho thấy, trong cả hai trường hợp, phương pháp phân tích không cho được tổng phương sai trích >44% ở bất kỳ bước nào. Rõ ràng điều này không đạt yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, CETSCALE là thang đo mới thực hành đầu tiên tại An Giang, ta chấp nhận thang đo với điều kiện thấp hơn: phương sai trích >43% và sự xuất hiện cá biệt của hệ số tin cậy Alpha>0.5

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3061 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc.doc
Tài liệu liên quan