MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
IV. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ 2
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN Về TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 4
I . Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản 4
1. Khái niệm 4
2. Đặc điểm kinh doanh bất động sản 4
II . Khái niệm và yêu cầu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp kinh doanh bất động sản 8
1. Khái niệm và sự cần thiết tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp kinh doanh bất động sản 8
2. Yêu cầu đối với bộ máy quản lý doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. 9
III. Lựa chọn cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 11
1. Các hình thức tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 11
2. Căn cứ lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp kinh doanh bất động sản 16
IV. Công tác cán bộ trong bộ máy quản lý doanh nghiệp kinh doanh bất động sản 17
1. Vai trò của cán bộ trong bộ máy quản lý doanh nghiệp 17
2.Tiêu chuẩn của cán bộ trong bộ máy quản lý. 18
3.Tuyển chọn và đào tạo cán bộ quản lý 22
4.Phân công lao động trong bộ máy quản lý 26
V. Nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức quản lý doanh nghiệp kinh doanh bất động sản 27
1. Do đặc điểm của kinh doanh bất động sản: 27
VI. Các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả của bộ máy quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp kinh doanh bất động sản 28
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ KINH DOANH 31
I.Giới thiệu về công ty TSQ Việt Nam 31
1. Lịch sử hình thành 31
2.Nội dung đăng ký hoạt động kinh doanh 32
1.Tổng doanh thu 33
2. Tổng chi phí 34
3. Lợi nhuận 37
III. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TSQ Việt Nam 37
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 37
2.Chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của từng bộ phận trong doanh nghiệp 40
IV. Tuyển chọn và sử dụng cán bộ trong bộ máy quản lý công 51
1.Tiêu chuẩn cán bộ trong bộ máy và công tác tuyển dụng cán bộ 52
2 .Công tác Đào tạo 54
3. Bố trí và đề bạt cán bộ trong bộ máy quản lý 55
4. Chế độ lương , thưởng của cán bộ trong công ty. 56
V. Đánh giá chung 61
1. Những kết quả đạt được 61
2. Những tồn tại và nguyên nhân 65
CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN – CÔNG TY TSQ VIỆT NAM 66
I. Phương án kinh doanh của công ty trong những năm tới 66
II. Những giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý kinh doanh 68
1. Mục đích của việc hoàn thiện bộ máy quản lý 68
2. Giải pháp hoàn thiện của bộ máy quản lý của công ty TSQ Việt Nam 69
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp kinh doanh bất động sản qua nghiên cứu tại công ty kinh doanh bất động sản TSQ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận chỉ nói lên động thái kết quả kinh doanh chứ không đề cập đến chi phí trong kinh doanh. Nếu chi phí trong kinh doanh tăng nhanh và sử dụng lãng phí thì về lâu dài tốc độ tăng đó không có ý nghĩa và hoàn toàn không có hiệu quả.
Việc phản ánh tình hình sử dụng các loại chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh là nội dung cơ bản của hiệu quả kinh doanh nói riêng. Nội dung này được phản ánh trong quá trình sử dụng. Các chỉ tiêu này lại mang tính tương đối, tức là nó phản ánh mức đạt được của một năm để từ đó so với năm trước hoặc những năm trước nữa xem nó tăng giảm và biến động như thế nào, xu hướng biến động nhanh hay chậm cho thấy sự tốt lên hay xấu đi trong quá trình sử dụng chi phí hoặc các nguồn lực.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp cần xem xét một số chỉ tiêu sau đây:
1. Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý chung
* Tỷ suất lợi nhuận
Thông qua các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất chung cho thấy hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
Tỷ suất này thường được tính toán chỉ cho một năm, thông thường là một năm sản xuất hết công suất. Tuy nhiên, nó cũng có thể được tính cho các mức độ sử dụng năng lực sản xuất khác nhau hay cho các năm khác nhau trong thời gian bắt đầu.
Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế
r = ¾¾¾¾¾¾¾¾ x 100
Tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả . Đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, tỷ suất lợi nhuận trong những năm đầu có thể âm nhưng với cả dự án thì tỷ suất lợi nhuận này phải dương.
Trước khi xây dựng xong công trình, nhà chưa được bán hết hoặc cho thuê, chưa có doanh thu mà còn phải chi vốn để xây dựng, trả lãi vay nên lợi nhuận có thể âm.
Lợi nhuận / chi phí quản lý
Cho thấy mức sinh lời / 1đ dùng cho chi phí quản lý
Lợi nhuận / 1 lao động quản lý
Cho thấy mức lợi nhuận được tạo ra trên mỗi lao động quản lý.
Hai chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Sử dụng các chỉ tiêu này để so sánh giữa các năm và giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác để thấy hiệu quả làm việc của bộ máy quản lý.
2. Chỉ tiêu đánh giá năng lực quản lý
- Chi phí quản lý / tổng chi phí
Cho thấy tỷ trọng của chi phí quản lý trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, cho thấy năng lực làm việc của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp.
- Doanh thu / chi phí quản lý
Cho thấy khả năng tạo ra doanh thu trên mỗi đồng chi phí quản lý. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì mỗi đồng phí bỏ vào cho quản lý tạo ra một lượng đáng kể doanh thu của doanh nghiệp.
Sử dụng các chỉ tiêu này để so sánh giữa các năm và giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thường có nhiều dự án, công trình khác nhau có thể sử dụng để đánh giá riêng từng dự án hoặc công trình.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ KINH DOANH
Ở CÔNG TY TSQ VIỆT NAM
I.Giới thiệu về công ty TSQ Việt Nam
1. Lịch sử hình thành
Tập đoàn TSQ Finance tiền thân là công ty INT’L HOLDING có trụ sở chính tại Warszawa ( Ba Lan ), là một trong những tập đoàn có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, bất động sản và tài chính, có mạng lưới chi nhánh và văn phòng đại diện rộng khắp ở Ucraina, Cuba, Nga, Liên bang Đức, Anh và Việt Nam. Tập đoàn tài chính TSQ do các doanh nhân sinh sống ở BaLan thành lập, có trình độ tổ chức quản lý cao, nguồn tài chính mạnh và đội ngũ chuyên gia tài năng giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết. Hưởng ứng sự kêu gọi kiều bào Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư tại quê hương nhằm phát huy năng lực kinh doanh, công nghệ, vốn và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước, của chính phủ Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Tập đoàn TSQ Finance đã về Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tài chính ngân hàng, xúc tiến thương mại... Để thực hiện các dự án và phát triển kinh doanh của tập đoàn TSQ Finance tại Việt Nam, công ty TSQ Việt Nam đã ra đời theo giấy chứng nhận đầu tư số 031043000006 do UBND tỉnh Hà Tây cấp ngày 24/11/2006 với dự án mở đầu là dự án làng Việt kiều châu Âu tại khu đô thị Mỗ Lao, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Dự án làng Việt kiều châu Âu là một trong nhiều dự án của công ty nhằm thực hiện chiến lược chung của tập đoàn trong những năm tới.
Công ty TSQ Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài
Trụ sở chính : LK6D, khu đô thị Mỗ Lao, Văn Mỗ, Hà Đông, Hà Tây
2.Nội dung đăng ký hoạt động kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là:
Đầu tư kinh doanh bất động sản...
Tài chính ngân hàng , xúc tiến thương mại.
May mặc, vận tải ...
Hiện trạng hoạt động kinh doanh của công ty
Dự án làng Việt kiều châu Âu là dự án đầu tiên của công ty TSQ Việt Nam.
Dự án được xây dựng trong khu đô thị Mỗ Lao, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây do các kiến trúc sư Pháp tài ba thiết kế quy hoạch; dự án toạ lạc trên khu đất lý tưởng, xung quanh là các khu đô thị và các tuyến đường huyết mạch của thủ đô Hà Nội và Hà Đông như: khu đô thị Mỹ Đình, khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính, trung tâm hội nghị quốc gia, đường láng Hòa lạc...
Đây là dự án đầu tiên của công ty TSQ Việt Nam, và sự thành công của dự án sẽ là bước đệm cho công ty thực hiện các dự án đầu tư tiếp theo.
Dự án được thực hiện theo phương thức đầu tư xây dựng mới đồng bộ công trình. Chủ đầu tư được chủ động huy động vốn bằng nguồn vốn tự có của công ty, đơn vị liên kết với công ty, người Việt Nam định cư ở Châu Âu và vốn vay ngân hàng để đầu tư xây dựng công trình.
Trong vòng 65 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư, chủ đầu tư sẽ chuyển 56 % vốn pháp định nhằm phục vụ việc triển khai dự án. Sau đó 06 tháng, chủ đầu tư sẽ chuyển tiếp 29% vốn pháp định và trong 06 tháng tiếp theo chủ đầu tư sẽ chuyển tiếp 15 % số vốn pháp định còn lại.
Chủ đầu tư tiến hành tổ chức xây dựng và kinh doanh nhà tại dự án “ LÀNG VIỆT KIỀU CHÂU ÂU TSQ” sau thời điểm khởi công xây dựng công trình, vào quý 3 năm 2006. Khách hàng đăng ký mua biệt thự và nhà liền kề sẽ thanh toán theo từng đợt như sau:
Khách hàng thanh toán trước 50% giá bán biệt thự hoặc nhà liền kề sau khi ký hợp đồng.
Khách hàng thanh toán tiếp 20% giá bán biệt thự hoặc nhà liền kề sau khi xây dựng xong phần móng. Phần móng đã được xây dựng xong vào đầu năm 2007.
Khách hàng thanh toán tiếp 30% giá bán biệt thự hoặc nhà liền kề tại thời điểm hoàn thành phần xây thô và giao nhà cho khách hàng. Dự kiến sẽ hoàn thành phần xây thô vào cuối năm 2008.
Sau khi chủ đầu tư hoàn thành phần xây thô và ngoại thất sẽ bàn giao cho khách hàng, khách hàng sẽ căn cứ trên tiến độ thi công công trình và thiết kế, kiến trúc đã được phê duyệt để tiếp tục hoàn thiện nội thất công trình. Trong trường hợp khách hàng không tự hoàn thiện công trình thì có thể thoả thuận và yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện công trình như thiết kế được duyệt.
* Kinh doanh dịch vụ
Công ty được thành lập dự kiến sẽ thực hiện kinh doanh dịch vụ từ năm 2009 khi các công trình được xây dựng hoàn thiện. Doanh thu từ kinh doanh dịch vụ gồm có: phí điện, nước, vệ sinh, an ninh, làm vườn và chăm sóc cây xanh cảnh quan.
Sau khi dự án đi vào hoạt động ổn định, chủ đầu tư sẽ bàn giao lại quyền quản lý vận hành và duy trì hoạt động của dự án cho một công ty Việt Nam là đơn vị liên kết với công ty TSQ Việt Nam. Đồng thời toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án sẽ được chủ đầu tư nghiên cứu tái đầu tư vào một số dự án khác tại Việt Nam.
1.Tổng doanh thu
* Kế hoạch giá
Giá thành các căn hộ biệt thự và nhà liền kề được xác định trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng, đồng thời đảm bảo lợi ích của chủ đầu tư sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Giá trị của căn hộ biệt thự và nhà liền kề được tính bao gồm giá thành xây lắp ( giá đã hoàn thành nội thất ), giá trị quyền sử dụng đất và lợi nhuận của chủ đầu tư. Giá bán cho mỗi căn hộ biệt thự và nhà liền kề ( chưa có thuế GTGT) như sau:
Biểu số 1: Doanh thu biệt thự
STT
Loại biệt thự
Số lượng
Đơn giá (đ)
Doanh thu (đ )
1.
Biệt thự số 1
100
2.743.020.000
274.302.000.000
2.
Biệt thự số 2
35
1.451.320.000
145.132.000.000
3.
Biệt thự số 3
30
4.745.021.000
474.502.100.000
4.
Biệt thự số 4
40
4.744.560.000
474.456.000.000
5.
Biệt thự số 5
52
1.428.806.000
142.880.600.000
6.
Tổng số
1.783.272.700.000
Nguồn : Báo cáo khả thi làng Việt Kiều Châu Âu
Giá bán nhà liền kề: nhà liền kề theo thiết kế sơ bộ có 262 nhà, giá bán nhà liền kề dự tính là: 1.160.144.000 đồng/ nhà
* Doanh thu từ việc bán nhà biệt thự và nhà liền kề
Đây là doanh thu chính của dự án, theo phương án kinh doanh nêu trên căn hộ biệt thự và nhà liền kề (đã hoàn thiện ngoại thất) dự tính sẽ bán hết trong năm 2009.
* Doanh thu từ việc kinh doanh dịch vụ
Sau khi bán hết sản phẩm của dự án, dự tính doanh thu của các năm tiếp theo sẽ là thu phí từ các dịch vụ cung cấp cho các hộ gia đình. Dự tính phí dịch vụ là 750USD/ hộ / năm. Doanh thu từ kinh doanh dịch vụ tính từ năm 2010. Hệ số biến động về giá dịch vụ là 5%
2. Tổng chi phí
* Chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý và nhân viên trong công ty với mức lương trung bình hàng năm là 1.288 USD / người / năm. Các năm tiếp theo hàng năm tăng bình quân 5% . Chi phí tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong 10 năm.
* Chi phí điện năng
Điện năng được sử dụng cho hoạt động của ban quản lý trong thời gian xây dựng công trình, dự kiến hàng năm sẽ sử dụng một lượng điện năng là 52.500 kwh, chi phí cho lượng điện năng này là 52.500.000 đồng. Các năm tiếp theo khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng ( dự tính từ năm 2009 ), chi phí điện năng sẽ tăng lên 720.000.000 đồng / năm do nhu cầu sử dụng điện tăng thêm do mục đích thắp sáng công cộng và bảo vệ, mức tăng hàng năm khoảng 5% / năm do biến động dự kiến về giá điện. Còn các hạng mục khác có sử dụng điện sẽ được các hộ tiêu thụ điện ký hợp đồng và trả tiền trực tiếp với công ty điện lực Hà Tây.
* Chi phí nước
Cũng giống như chi phí điện năng, chi phí nước chỉ tính cho phần sử dụng của ban quản lý và để phục vụ cho nhu cầu vệ sinh môi trường chung, chăm sóc cây xanh của khu biệt thự và nhà ở liền kề. Dự tính trong thời gian xây dựng hàng năm sẽ sử dụng một lượng nước là 2.800 m3, tương ứng với 12.600.000 đồng. Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng ( dự tính từ năm 2010) lượng nước sử dụng hàng năm là 66.667 m3 tương ứng với 300.000.000 đồng. Các năm tiếp theo chi phí tiền nước sẽ tăng khoảng 5%/ năm do biến động dự kiến về giá nước.
* Thông tin liên lạc
Chi phí thông tin liên lạc phục vụ nhu cầu hoạt động của dự án ước tính 65.000.000 / năm. Các năm tiếp theo chi phí này tăng khoảng 5% do biến động về giá.
* Chi phí duy tu bảo dưỡng
Chi phí duy tu bảo dưỡng dự tính bằng 0,1% tổng chi phí xây lắp và thiết bị, hàng năm công ty sẽ phải chi phí khoảng là 294.494.000 đồng.
* Chi phí quảng cáo và tiếp thị
Chi phí cho hoạt động quảng cáo và tiếp thị để xúc tiến bán hàng trong thời gian chưa bán hết nhà ước tính là 0,5 % doanh thu bán nhà. Tổng chi phí này trong 3 năm xây dựng là 5.177.434.000 đồng.
* Chi phí văn phòng và các chi phí khác phục vụ hoạt động của công ty.
Chi phí phục vụ hoạt động của công ty như chi phí văn phòng, văn phòng phẩm, tiếp khách... và các chi phí khác phục vụ hoạt động của công ty ước tính là 619 triệu đồng / năm. ( 10% doanh thu dịch vụ )
* Chi phí an ninh
Chi phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác an ninh bảo vệ ước tính khoảng 433 triệu đồng / năm ( 7% doanh thu dịch vụ )
* Chi phí chăm sóc cây xanh, cảnh quan
Chi phí mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác làm vườn, chăm sóc cây xanh cảnh quan ước tính khoảng 247 triệu đồng / năm ( 4 % doanh thu dịch vụ )
* Chi phí lãi vay
Do huy động được một phần nguồn vốn ứng trước từ các khách hàng nên căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án, chủ đầu tư dự kiến vay 157 tỷ đồng trong năm xây dựng thứ nhất với lãi suất 12% / năm. Lãi tiền vay phải trả là khoảng 18,8 tỷ đồng trong 2 năm
* Chi phí thuế TNDN và thuế giá trị gia tăng
Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 28% mỗi năm kể từ khi công ty kinh doanh có lãi. Với mức doanh thu và chi phí dự kiến, tổng cộng thuế thu nhập doanh nghiệp công ty sẽ đóng góp cho nhà nước được trên 111 tỷ đồng.
3. Lợi nhuận
Theo tính toán dự kiến đến năm thứ ba của dự án thì nhà đầu tư đã thu hồi hết vốn đầu tư và thu được một khoản lợi nhuận thuần là 77,5 tỷ đồng( tương đương 4.873.684 USD )
Trong thời gian hoạt động tiếp theo với việc cung cấp dịch vụ cho khu biệt thự và nhà liền kề, lợi nhuận thuần mang lại hàng năm bình quân là 0,6 tỷ đồng
III. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TSQ Việt Nam
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Để thực hiện được các mục tiêu của dự án , bộ máy quản lý và nhân sự của công ty TSQ Việt Nam được cơ cấu tổ chức như sau:
a ) Hội đồng quản trị
- Chủ tịch hội đồng quản trị: 01 người
- Phó chủ tịch hội đồng quản trị: 02 người, trong đó 01 phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc và 01 phó chủ tịch hội đồng quản trị phụ trách tài chính, kinh doanh.
- Uỷ viên hội đồng quản trị: 02 người, trong đó 01 người kiêm phó tổng giám đốc phụ trách kế hoạch kỹ thuật và 01 người phụ trách xúc tiến đầu tư khu vực châu Âu.
b ) Cấp quản lý, điều hành và tác nghiệp
- Tổng giám đốc
- Phó tổng giám đốc
- Kế toán trưởng
- Trợ lý tổng giám đốc
- Một số bộ phận chức năng:
Phòng kế hoạch – kỹ thuật
Phòng hành chính và pháp chế
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh tiếp thị và phát triển dự án
Phòng vật tư
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
kế hoạch – kỹ thuật
Phó tổng giám đốc
Tài chính – kinh doanh
Người thừa hành
Người thừa hành
Phòng hành chính
Phòng kế toán
Phòng KD và PT dự án
Phòng vật tư
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Tổ trợ lý
Hội đồng quản trị
Sơ đồ số 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Nguồn : Báo cáo khả thi dự án làng Việt kiều Châu Âu TSQ
Đây là mô hình tổ chức quản lý theo cơ cấu ma trận. Cơ cấu ma trận được kết hợp bởi cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng hay được gọi là cơ cấu trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức của công ty được chia thành các phòng ban có các chức năng và nhiệm vụ khác nhau:
- Phòng kế hoạch- kỹ thuật
- Phòng hành chính pháp chế
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng kinh doanh và phát triển dự án
- Phòng vật tư
Với cơ cấu chức năng này, mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng. Công ty sẽ tuyển nhân viên có đủ khả năng để đảm nhiệm những công việc đó. Hơn nữa các cá nhân trong một ban có thể dễ dàng được đào tạo các kiến thức chuyên sâu và học hỏi kinh nghiệm của người khác, do đó việc giải quyết vấn đề kỹ thuật liên quan đến chuyên môn sẽ thuận lợi và nhanh chóng. Mô hình này cho phép công ty sử dụng các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn sâu. Công ty hợp tác với những công ty có tên tuổi trong lĩnh vực thiết kế: công ty Archipel- Pháp, lĩnh vực xây dựng: công ty TNHH Tư vấn quản lý xây dựng Delta - Mỹ, và một số công ty khác. Do đó ban lãnh đạo công ty có điều kiện để tập trung vào chiến lược phát triển công ty.
Tuy nhiên tại công ty, cơ cấu này cũng thể hiện một số nhược điểm. Cơ cấu bộ máy doanh nghiệp chưa thật tinh gọn. Bộ phận tổ trợ lý là không cần thiết bởi vì những công việc của tổ trợ lý đã được các phòng ban chức đảm nhiệm.
* Cơ chế lãnh đạo, kiểm tra, giám sát trong mô hình này
Trong mô hình này, cán bộ quản trị có quyền ra quyết định trực tiếp và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do sự hạn chế về kiến thức chuyên môn, thiếu khả năng giám sát quá trình, quyền hạn này lại được người phụ trách chung giao cho một cán bộ tham mưu hay một người quản trị một bộ phận nào khác.
Tổng giám đốc công ty chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của công ty. Hai phó tổng giám đốc phụ trách tài chính kinh doanh và phó giám đốc phụ trách kế hoạch kỹ thuật có trách nhiệm trợ giúp giám đốc về các lĩnh vực mà mình phụ trách. Trưởng các phòng ban có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát các nhân viên, tham mưu cho cán bộ cấp trên về lĩnh vực mà mình phụ trách. Mọi quyết định của doanh nghiệp đều do cán bộ quản lý cấp cao( tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách từng phần hành cụ thể) thực hiện.
2.Chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của từng bộ phận trong doanh nghiệp
a ) Chức năng, quyền hạn của hội đồng quản trị
- HĐQT có đầy đủ quyền hạn cần thiết trong việc đề ra các chính sách chung và riêng của doanh nghiệp. HĐQT phải hành động phù hợp với các điều khoản đã đề ra.
- Tuỳ thuộc điều khoản đã đề ra của công ty và luật đầu tư nước ngoài, HĐQT có thể giao bất kỳ quyền nào của mình cho tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc. HĐQT cũng được phép uỷ quyền cho tổng giám đốc và phó tổng giám đốc, hành động trong mọi vấn đề thuộc phạm vi những chính sách chung hay riêng biệt do hội đồng quản trị đề ra.
- HĐQT cũng có quyền thành lập các ban gồm những thành viên HĐQT và những người khác mà HĐQT cho là thích hợp. HĐQT có quyền giao quyền của mình hay uỷ quyền, khi HĐQT cho là hợp lý cho các ban đó trong việc giám sát và thực hiện mọi vấn đề liên quan đến đầu tư, kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và thuộc phạm vi những chính sách chung và riêng do HĐQT đề ra.
- HĐQT có thể quyết định dành một khoản tiền riêng, cố định để trang trải các chi phí cho việc các thành viên HĐQT tham dự các cuộc họp định kỳ hoặc đặc biệt của HĐQT. Những chi phí đó tính vào chi phí ăn ở, đi lại. Trừ trường hợp nói trên ra, sẽ không có một khoản tiền nào dành để trả lương hay để hoàn trả các chi phí khác cho các thành viên HĐQT khi họ làm nhiệm vụ với tư cách thành viên HĐQT. Điều này không có nghĩa là ngăn không cho các thành viên làm việc cho doanh nghiệp với một tư cách khác và nhận thù lao trả cho việc đó.
- HĐQT có thể ra nghị quyết thay đổi số lượng thành viên của HĐQT
b ) Trách nhiệm, quyền hạn của tổng giám đốc
- Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm để điều hành các công việc hàng ngày của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc quản lý, điều hành công việc hàng ngày của doanh nghiệp.
- Tổng giám đốc là người đại diện có thẩm quyền trước pháp luật của doanh nghiệp và là người đứng đầu điều hành doanh nghiệp. Tất cả các cán bộ của doanh nghiệp có trách nhiệm phải báo cáo trước tổng giám đốc, đặc biệt tổng giám đốc có quyền và trách nhiệm phải:
- Báo cáo với hội đồng quản trị về công việc của doanh nghiệp
- Giám sát và chỉ đạo công việc của tất cả các cán bộ thuộc doanh nghiệp
- Thay mặt doanh nghiệp thương thảo, ký kết và giải quyết các hợp đồng, các tài liệu, văn bản và thư từ liên quan đến công việc quản trị kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp như đã được hội đồng quản trị uỷ quyền toàn bộ hoặc riêng từng việc.
- Đại diện doanh nghiệp trước toà án, trước các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, trước các bên thứ ba và trong các vấn đề khác đã được HĐQT uỷ quyền toàn bộ hoặc riêng từng việc.
Ngoài ra, Tổng giám đốc có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ khác liên quan đến chức vụ của mình hoặc các nhiệm vụ do hội đồng quản trị yêu cầu chung hay riêng từng việc với điều kiện là một bên thứ ba khi giao dịch với tổng giám đốc ( không kể bên thứ ba là bên đã biết hoặc lẽ ra đã biết việc thiếu thẩm quyền ) sẽ không bắt buộc phải tìm hiểu xem tổng giám đốc đã được hội đồng quản trị mở rộng thẩm quyền cần thiết hay chưa. Bên thứ ba đó có quyền tin tưởng vào thẩm quyền thực tế hay thẩm quyền thể hiện bên ngoài của tổng giám đốc.
- Bất kể một khoản chi nào không nằm trong kế hoạch chi phí của hội đồng quản trị thì tổng giám đốc phải được sự chấp thuận của hội đồng quản trị.
- Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về việc bảo đảm cho tất cả các quyết định của hội đồng quản trị được thực hiện, với điều kiện các quyết định đó không mâu thuẫn với các điều khoản của điều lệ này và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Tổng giám đốc phải thảo luận với phó tổng giám đốc việc thực hiện tất cả các quyết định quan trọng về quản lý và điều hành công việc hàng ngày của doanh nghiệp. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa tổng giám đốc và phó tổng giám đốc về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến quản lý và điều hành công việc của doanh nghiệp thì quyết định của tổng giám đốc sẽ được thực hiện. Nhưng ý kiến của phó tổng giám đốc sẽ được bảo lưu và đưa ra hội đồng quản trị để quyết định tại cuộc họp hội đồng quản trị sắp tới hoặc tại một cuộc họp HĐQT do chủ tịch triệu tập theo đề nghị của phó tổng giám đốc.
- Tuỳ thuộc vào việc phê chuẩn của HĐQT, tổng giám đốc có thể giao toàn bộ hay từng nhiệm vụ hoặc quyền hạn cá biệt cho phó tổng giám đốc hoặc các nhân viên chủ chốt khác. Trong khi tổng giám đốc vắng mặt hoặc không có khả năng giải quyết công việc thì phó tổng giám đốc theo thứ tự ( do hội đồng quản trị quy định ) sẽ thực hiện các chức năng đã được quy định cho tổng giám đốc.
- Thư ký phải phát hành tất cả các thông báo cuộc họp, ghi biên bản diễn biến cuộc họp, chịu trách nhiệm quản lý con dấu, sổ sách công ty và làm báo cáo hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác khi hội đồng quản trị có yêu cầu cụ thể.
- Kế toán trưởng phải quản lý, cất giữ tất cả tiền bạc, trái phiếu của doanh nghiệp và ghi chép sổ sách kế toán chuyên môn. Kế toán trưởng chi tiền từ quỹ của doanh nghiệp để trả cho các nhu cầu chi tiêu chính đáng của doanh nghiệp hoặc theo lệnh của tổng giám đốc hoặc hội đồng quản trị, và lấy các chứng từ hợp lệ cho các khoản chi đó. Khi có yêu cầu, kế toán trưởng phải nộp cho tổng giám đốc hoặc hội đồng quản trị một bản quyết toán về tất cả các giao dịch của mình và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kế toán trưởng phải thực hiện mọi nhiệm vụ có liên quan đến chức vụ của mình hoặc theo yêu cầu cụ thể của hội đồng quản trị.
- Khi thấy cần thiết, hội đồng quản trị có thể bổ nhiệm các cán bộ hoặc nhân viên khác vào các chức vụ theo nhiệm kỳ. Các cán bộ đó phải thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ do hội đồng quản trị quy định.
c .Phó tổng giám đốc kinh doanh
Phó tổng giám đốc kinh doanh có trách nhiệm giúp giám đốc công ty lãnh đạo mặt kinh doanh
Mở rộng thị trường, tăng cường mối quan hệ với khách hàng cũ của công ty cũng như là với các đối tác của TSQ. Xây dựng phương án tốt nhất cho việc tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra của công ty, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Thông qua buôn bán giao dịch, quảng cáo tiếp thị để tạo hình ảnh tốt đẹp của công ty. Sử dụng vòng quay của vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của công ty.
Phó giám đốc kinh doanh lãnh đạo việc phân tích hoạt động kinh tế của công ty, lãnh đạo công tác tiết kiệm, kiểm kê theo định kỳ. Đồng thời, lãnh đạo việc mua bán vật tư hàng hoá theo nhu cầu của sản xuất kinh doanh. Mặt khác, phó giám đốc kinh doanh lãnh đạo việc xây dựng quản lý vật tư, đảm bảo sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguyên vật liệu thông qua việc rà soát định mức vật tư và biện pháp kiểm tra định kỳ, cân đối vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
d ) Phó tổng giám đốc kế hoạch - kỹ thuật
Lãnh đạo việc xây dựng các phương án kinh doanh kỹ thuật, dự trữ các vật tư hợp lý, sản xuất kinh doanh phải đi sát với đòi hỏi của thị trường, tham mưu cho giám đốc chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật có trách nhiệm giúp tổng giám đốc điều hành trực tiếp toàn bộ về công nghệ, kỹ thuật xây dựng
- Phó tổng giám đốc kế hoạch - kỹ thuật thay mặt tổng giám đốc điều hành việc xây dựng, thuê nhà thầu xây dựng, giám sát và kiểm tra các công trình xây dựng theo kế hoạch công ty giao cho hàng tháng, quý, năm. Đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng công trình mà công ty đề ra.
Đồng thời phó tổng giám đốc kỹ thuật lãnh đạo việc quản lý, bảo dưỡng các công trình hạ tầng của công ty
e ) Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ
* Phòng hành chính, pháp chế
Phòng hành chính pháp chế có tổng số cán bộ công nhân viên là 26 người, đã tốt nghiệp các lớp đại học trong và ngoài nước hoặc đã được học qua các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn.
Chức năng , nhiệm vụ của phòng hành chính pháp chế là:
- Tham mưu cho tổng giám đốc và ban lãnh đạo công ty về tổ chức lao động tiền lương, đào tạo và công tác văn phòng. Với chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về công tác tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân viên hợp lý trong toàn công ty một cách hiệu quả với tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay. Đồng thời, thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ nhân viên trong công ty.
- Tham mưu cho tổng giám đốc tổ chức cho công nhân viên ký kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, giải quyết các chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách cho cán bộ công nhân viên, lập kế hoạch lao động tiền lương theo tháng, quý, năm trên cơ sở các yêu cầu thực tiễn của kế hoạch sản xuất.
- Phòng tổ chức hành chính còn có chức năng xây dựng lịch trình làm việc của giám đốc, đón tiếp khách của giám đốc và công ty, quản lý hệ thống điện thoại, quản lý các công văn giấy tờ...
- Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn có trách nhiệm làm các thủ tục về mặt hành chính, tiếp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10282.doc