Sản phẩm bông của công ty bao gồm có rất nhiều loại nhưng có thể phân thành 3 loại chính là bông chần, bông bi, bông tấm. Trong đó bông chần chiếm vị trí cao nhất khoảng 70%, bông tấm chiếm 20% còn lại là bông bi chiếm khoảng 10% trong tổng số bông sản xuất hay số bông tiêu thụ được. Mặt hàng này được tiêu thụ trong nước ít hơn. Theo tìm hiểu qua trưởng phòng xuất nhập khẩu thì lượng bông tiêu thụ trong nước chỉ bằng 35% lượng bông xuất khẩu. Tuy nhiên đây cũng là một lượng tiêu thụ khá lớn, vào khoảng 1.750.000,00 Yds.
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác bán hàng, kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Poongchin Vina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất rải rác liên tục trong các tháng. Trong thời gian này doanh nghiệp vận hành hai dây chuyền sản xuất bông tấm và chia thành 2 ca làm việc hoạt động liên tục không ngừng để đảm bảo tiến độ sản xuất của doanh nghiệp. Ca một làm việc từ 8h đến 19h, ca hai làm từ 19h đến 8h. Tương tự, dây chuyền đệm cũng được lên kê hoạch như vậy.
Kế cấu sản xuất của doanh nghiệp.
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ kết cấu sản xuất
Chuyền trưởng
Chuyền phó
Các tổ trưởng
Công nhân đứng máy
- Chuyền trưởng là người chịu trách nhiệm chính của dây chuyền sản xuất tiếp theo là chuyền phó, các tổ trưởng phụ trách và trực tiếp sản xuất.
- Khi nhận được kế hoạch sản xuất chuyền trưởng, chuyền phó và các tổ trưởng cùng bàn bạc và đưa ra những cách làm hợp lý và hiệu quả nhất.
- Tổ trưởng: nhận kế hoạch sản xuất, phổ biến những nguyên liệu cần dùng cho sản xuất cho người phụ trách xơ polyester và keo lót acrylic để sản xuất. Tổ trưởng là người khởi động dây chuyền sản xuất, khi nguồn điện được cung cấp vào dây chuyền thì lần lượt các vị trí cần khởi động trong dây chuyền cũng được bật lên. Trước khi cho ra sản phẩm không thể bỏ qua khâu vệ sinh để đảm bảo cho sản phẩm sản xuất không có bụi bẩn bám vào.
- Bộ phận đóng gói nhận kế hoạch kiểm tra loại sản phẩm để chuẩn bị túi nylon để đóng gói sản phẩm cho phù hợp.
- Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất được lấy từ kho đưa đến bộ phận xé thô nguyên vật liệu. Tất cả nguyên vật liệu khi xuất để sản xuất đều phải có phiếu xuất kho, chữ ký của thủ kho và người nhận.
- Những nguyên vật liệu như túi nylon công nhân có thể dùng xe đẩy. Xơ polyster và keo lót acrylic được xe nâng đưa vào bộ phận cung cấp nguyên liệu vì to và khối lượng lớn. Xe nâng sẽ đưa nguyên liệu từ kho sang nhà máy cho công nhân tháo bỏ bao bì bảo quản và đưa vào dây chuyền vào buổi sáng. Công nhân lái xe nâng luôn phải chú ý và đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy.
3.1.3/ Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của công ty
3.1.3.1/ Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Tổ bảo vệ
Bông chần
Đệm
Bông tấm
Tổng giám đốc
Trợ lý giám đốc
Giám đốc điều hành
G
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng Mar
Phòng thiết kế
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng hành chính- Nhân sự
Xưởng sản xuất
Tổ lái xe
Giám đốc bán hàng
G
Giám đốc sản xuất
G
a/ Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành:
Tổng giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty, là người đưa ra quyết định cuối cùng về kế hoạch tài chính, sản xuất kinh doanh, tổ chức nhân sự, đối ngoại... và là người chịu trách nhiệm trước các cơ quan pháp luật Việt Nam. Đồng thời tổng giám đốc cũng là người đại diện cho công ty trong các giao dịch với các tổ chức kinh tế và cơ quan quản lý của nhà nước Việt Nam.
Các giám đốc công ty: Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của giám đốc công ty được quy định trong điều lệ công ty.
Trợ lý giám đốc: Là người tham mưu cho tổng giám đốc, giám đốc sản xuất trong các lĩnh vực đối ngoại, luật pháp, các vấn đề liên quan đến đầu tư tài chính, hành chính.
b/ Các phòng nghiệp vụ công ty:
- Phòng hành chính - nhân sự: Phụ trách hành chính, tổ chức, nhân sự. Cụ thể là lập các kế hoạch tuyển dụng nhân sự sau đó trình ban giám đốc công ty. Theo dõi quá trình thực hiện công việc của các phòng ban và xưởng sản xuất, đảm bảo và thực hiện các chế độ cho người lao động, thực hiện việc tính lương, bảo hiểm xã hội, đăng ký, khai báo tạm vắng, tạm trú cho người nước ngoài đồng thời bố trí xe đưa đón để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công ty trong việc đi lại. Sắp xếp lao động một cách hợp lý, lập định mức khoán sản phẩm...
- Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm nhận, giao hàng trong nước. Đồng thời thực hiện việc tìm kiếm các khách hàng tiềm năng cùng với việc duy trì các khách hàng hiện tại trong và ngoài nước và quản lý công nợ của khách hàng. Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tư, ký hợp đồng và theo dõi việc thực hiện hợp đồng. Phòng kinh doanh gồm ba bộ phận. Một là đội ngũ marketing. Hai là đội ngũ chăm sóc khách hàng và quản lý công việc. Ba là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý theo dõi, giám sát hoạt động các đại lý phân phối, đại lý bán lẻ của công ty.
- Phòng thiết kế: Đảm bảo việc thiết kế các mẫu mới nhằm đa dạng hóa các mặt hàng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao. Đồng thời làm tăng tính cạnh tranh với một số thương hiệu nổi tiếng như Kymdan, Everon...
- Phòng kế toán: Chức năng chính là thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty nhằm kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của công ty. Quản lý thu chi, hạch toán và lập các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán trình ban giám đốc công ty và cơ quan thuế để kiểm tra và theo dõi.
- Phòng xuất nhập khẩu: Chức năng làm thủ tục hải quan hàng xuất nhập khẩu, thanh khoản thuế, thanh toán quốc tế.
- Phòng sản xuất: Với chức năng nhận các đơn hàng từ phòng kinh doanh và lên kế hoạch sản xuất cũng như tiến độ giao hàng cho các khách hàng
- Xưởng sản xuất: Thực hiện các lệnh sản xuất của phòng sản xuất. Trong quá trình sản xuất nếu phát sinh những khó khăn sẽ phối hợp với phòng sản xuất và ban giám đốc công ty cùng giải quyết.
Ngoài ra trong công ty còn có các phòng ban khác như tổ lái xe (gồm 10 cán bộ bảo vệ), tổ bảo vệ (7 người). Đây là những tổ không thể thiếu và cần thiết để góp phần xây dựng hình ảnh của công ty. Với chức năng đảm bảo an toàn cho kho hàng và thực hiện công việc vận chuyển cho công ty và cho một số khách hàng khi có yêu cầu.
c/ Mối quan hệ các phòng ban trong công ty:
- Mối quan hệ giữa bộ phận Marketing và bộ phận bán hàng: Khi cuộc đàm phán giữa nhân viên marketing và khách hàng thành công. Bộ phận marketing ngay sau đó sẽ thông báo cho bộ phận bán hàng nắm bắt tình hình hiện tại và những yêu cầu của khách hàng. Bộ phận bán hàng sẽ tập trung tất cả các thông tin được cung cấp. Lập bản tường trình báo cáo cho giám đốc sản xuất quyết định và ký duyệt. Sau đó, quyết định của giám đốc sẽ được chuyển sang bộ phận sản xuất để lập kế hoạch đưa yêu cầu xuống phòng thiết kế. Phòng thiết kế sẽ thực hiện tính % xơ polyester và keo lót acrylic làm sam (mẫu) đưa lại về bộ phận sản xuất viết kế hoạch xuống xưởng sản xuất. Khi mẫu được đưa vào sản xuất cho ra sản phẩm phòng thiết kế sẽ cắt hangher (mẫu sản phẩm) gửi tới khách hàng, gửi xuống xưởng sản xuất và văn phòng công ty 1 hangher.
- Giám đốc sản xuất là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc sản xuất sản phẩm cung cấp cho khách hàng từ khâu tạo mẫu đến khi sản xuất hàng loạt sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Nhiệm vụ và trách nhiệm của giám đốc sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên của bộ phận kinh doanh, marketng, sản xuất và xưởng sản xuất. Các bộ phận này có hoàn thành tốt thì hiệu quả công việc mới cao. Có thể nhận thấy nếu thiếu một bộ phận nào đó thì quá trình hình thành sản phẩm có thể không được hoàn thiện với kết quả khả quan nhất. Chính vì vậy các bộ phận phải có sự liên kết chặt chẽ, nhịp nhàng và không làm cản trở hay kìm nén tốc độ làm việc của nhau.
- Trợ lý giám đốc, phòng nhân sự và xuất nhập khẩu cũng như bộ phận kế toán tuy không trực tiếp làm ra sản phẩm và bán sản phẩm nhưng họ cũng góp phần không nhỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban trợ lý đã giúp đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời, giúp công ty đẩy mạnh hoạt động bán hàng, tham mưu cho giám đốc đưa ra những quyết định thu về hàng nghìn đô cho công ty. Bộ phận hành chính nhân sự quan tâm đến đời sống công nhân viên công ty giúp cho công nhân làm việc nhiệt tình, tạo năng suất lao động cao. Bộ phận kế toán cân đối tài chính chi tiêu đúng mục đích. Đảm bảo nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Bộ phận xuất nhập khẩu sát sao trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào sao cho phải luôn đảm bảo nhập kho kịp thời không làm gián đoạn quá trình sản xuất của phân xưởng.
3.1.3.2/ Bộ máy kế toán
a/ Bộ máy kế toán
Sơ đồ 3.6: Sơ đồ bộ máy kế toán trong công ty
Kế toán trưởng
Kế toán NH
Kế toán TT
Kế toán kho TP và TTTP
Kế toán TL và KTTL
Kế toán CPSX và TGT
Kế toán NVL
Căn cứ theo điều lệ tổ chức kế toán nhà nước (ban hành kèm theo nghị định 25/3/89 của hội đồng bộ trưởng), Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và các văn bản pháp quy về kế toán và thống kê khác, chế độ kế toán được áp dụng tai công ty TNHH PoongChin Vina như sau:
- Bộ máy tổ chức kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình công tác kế toán tập trung: Toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện tại phòng kế toán. Các phòng ban khi phát sinh chứng từ hoặc khi nhận được các chứng từ từ đơn vị bán hàng thì phải kiểm tra xác nhận và xử lý sơ bộ sau đó chuyển sang bộ phận kế toán tương ứng để phòng kế toán tiến hành công việc của mình.
- Phương thức tổ chức bộ máy kế toán: Theo phương thức trực tuyến
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là USD và VNĐ.
- Hệ thống TK sử dụng theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/01/1995.
- Phương pháp kế toán: Kê khai thường xuyên.
- Hình thức chứng từ ghi sổ được áp dụng: Theo hình thức Nhật ký chứng từ.
- Cuối quý, công ty lập báo cáo quyết toán bao gồm có:
+ Bảng cân đối kế toán B01-DN.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh B02-DN.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ B03-DN.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính B09-DN.
- Phần mềm kế toán máy được sử dụng trong công ty: Công ty áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting 2004 là phần mềm kế toán chuyên sâu về phát triển các phần mềm chuyên nghiệp ứng dụng trong các lĩnh vực quản lý tài chính. Phần mềm này được rất nhiều công ty sử dụng và đóng góp ý kiến đã đi vào hoàn thiện phù hợp với nền kinh tế thị trường. Ưu điểm của phần mềm này là mức tự động hóa cao. Có sự kết hợp hài hòa giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Cho phép phân quyền người nhập dữ liệu và người khai thác thông tin một cách bảo mật. Quy trình xử lý số liệu trong Fast Accounting 2004 có thể được diễn giải như sau:
Sơ đồ 3.7: Quy trình xử lý số liệu Fast Accounting
Khai báo
hệ thống danh mục, cập nhập số dư ban đầu
Nhập dữ
liệu xử lý
tự động
Hệ thống
báo cáo tài chính, báo
cáo quản trị
Các thao tác chung khi nhập chứng từ:
+ Phần I: Các thông tin liên quan cho toàn bộ chứng từ như: ngày chứng từ, số chứng từ, mã khách hàng…
+ Phần II: Danh sách các định khoản các mặt hàng trong chứng từ đó
+ Phần III: Cách tính tổng tiền, tiền thuế GTGT, chi phí…
+ Phần IV: Các nút chức năng điều khiển quá trình cập nhập chứng từ như xem, sửa, xoá, thêm mới…
Tùy thuộc vào loại chừng từ mà những thông tin này sẽ khác nhau.
Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán tại công ty:
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, đôn đốc giám sát việc thực hiện các nguyên tắc chế độ về kế toán do nhà nước quy đinh. Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về toàn bộ công tác kế toán tài chính của công ty. Phân công công việc cụ thể và chính xác theo chuyên môn cho từng kế toán viên. Cung cấp đúng, đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết có yêu cầu của cấp trên giúp công ty có được những quyết định kinh doanh chính xác
- Kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nội địa: Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho, báo cáo kết quả cho các phòng có liên quan và cấp trên. Hạch toán tiêu thụ hàng trong nước và hàng xuất nhập khẩu của các kho thành phẩm nội địa và các cửa hàng đại lý.
- Tại phòng kế toán các chứng từ được phân loại theo từng phần hành của kế toán viên. Căn cứ vào hoá đơn, chứng từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh lần lượt được phản ánh một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ các phòng, đối chiếu công nợ, và cung cấp thông tin hoạt động tài chính cho ban giám đốc, tình hình thu chi và kết quả hoạt đông kinh doanh kịp thời và hiệu quả. Theo dõi kế hoạch sản xuất và tình hình thực hiện các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính. Bên cạnh đó phòng kế toán còn tham gia kiểm kê tài sản, nguyên vật liệu, thành phẩm. Bảo quản và lưu trữ tài liệu chứng từ kế toán theo quy định.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Quản lý chương trình tiết kiệm toàn công ty. Có nhiệm vụ tập hợp số liệu, chứng từ tiền lương, lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng cân đối tiền lương. Kiểm kê quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng hàng ngày...
- Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi hạch toán nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, Phân bổ chi phi nguyên vật liệu cho phù hợp. Lập bảng phân bổ nguyên vật liệu sử dụng, lập bảng kê.
- Kế toán thanh toán: Kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp của chứng từ trước khi thanh toán. Theo dõi nguồn thu chi để cân đối nguồn vốn thanh toán hàng ngày. Kiểm tra thuế đầu ra của các hàng hóa tiêu thụ khác, thuế đầu vào của vật tư hàng hóa.
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: Tính giá thành nguyên phụ liệu, chi phí tiền lương, chi phí quản lý doanh nghiệp cho sản phẩm nhập kho và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Lập bảng tập hợp chi phí quản lý công ty, quản lý doanh nghiệp theo yếu tố.
- Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản công nợ, hạch toán các khoản thuế phải nộp ngân sách nhà nước. Đối chiếu số liệu với phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu để có được các số liệu chính xác nhất.
- Kế toán thanh toán NH: Theo dõi quá trình thực hiện L/C của khách hàng đối với hàng nhập. Theo dõi hạch toán kho thành phẩm, xuất kho tính doanh thu lãi lỗ.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý, thu chi tiền mặt, vào sổ quỹ hàng tháng.
b/ Mối quan hệ giữa các phần hành kế toán của công ty:
Mỗi phần hành kế toán thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các phòng ban khác được tập trung cho phòng kế toán. Các phần hành kế toán kiểm tra các chứng từ gốc đảm bảo các chứng từ gốc hợp lý và hợp lệ, trình kế toán trưởng duyệt. Sau khi chứng từ gốc được duyệt các phần hành kế toán tập trung chứng từ kế toán như: Chứng từ thu - chi, nhập - xuất, viết hóa đơn... và vào sổ kế toán, số liệu của các phần hành kế toán luôn luôn liên quan đến nhau.
- Kế toán nguyên vật liệu: Nhập số liệu chứng từ nhạp xuất và theo dõi công nợ phải trả người bán. Kế toán thanh toán căn cứ vào công nợ phải trả cho người bán tiến hành lập kế hoạch thanh toán, lập phiếu chi thanh toán.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Tiến hành nhật xuất thành phẩm và theo dõi công nợ phải thu của khách hàng. Kế toán thanh toán phải thường xuyên đối chiếu công nợ phải thu với kế toán thành phẩm và tiêu thụ để thu tiền và lập phiếu thu.
Sau khi kế toán tiền lương tính toán lương và các khoản trích theo lương thì kế toán thanh toán lập phiếu chi thanh toán lương.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào các số liệu nhập xuất thành phẩm thanh toán các khoản chi phí và tiến hành tính giá thành sản phẩm.
Kế toán trưởng là người tổng hợp cuối cùng kiểm tra các phần hành kế toán khác lên báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị khác trên cơ sở các phần hành khác nhau.
Qua đây cho thấy các phần hành kế toán có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời và không thể thiếu bất kỳ một phần hành nào trong bộ phận kế toán.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán cho nên khi nhập dữ liệu vào bất kỳ bộ phận hạch toán nào thì kế toán hệ thống sẽ tự động lên các sổ chi tiết kế toán tổng hợp nhờ đó giảm bớt phần công việc cho các bộ phận của phòng kế toán
c/ Chứng từ sử dụng và hình thức sổ sách kế toán áp dụng tại công ty.
Chứng từ sử dụng: Các chứng từ kế toán sử dụng liên quan đến bán hàng là các hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, hợp đồng bán hàng, lệnh điều động nội bộ, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất kho, giấy báo có, giấy báo nợ... Tài khoản kế toán sử dụng được áp dụng theo quy định của bộ tài chính bao gồm tất cả các tài khoản cấp 1, cấp 2 và cấp 3
Hình thức sổ sách áp dụng tại công ty: Nhận thấy những ưu điểm của hình thức nhật ký chung và sự phù hợp của hình thức này trong quá trình hạch toán mà công ty đã lựa chọn hình thức này.
3.1.4/ Khái quát tình hình lao động, tình hình tài sản nguồn vốn công ty
3.1.4.1/ Khái quát tình hình lao động trong công ty
Yếu tố lao động được đề cập đến trên các khía cạnh: Về số lượng, chất lượng, thời gian, năng suất lao động và ảnh hưởng của sự thay đổi của các yếu tố lao động đến mức tăng giảm của kết quả sản xuất. Công ty có hai khối lao động đó là khối lao động gián tiếp và khối lao động trực tiếp.
- Khối lao động trực tiếp (192 người/năm 2008): Là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hay thực hiện những lao vụ phát sinh trong quá trình sản xuất. Ví dụ như những người điều khiển thiết bị máy móc để sản xuất sản phẩm, cán bộ kỹ thuật trực tiếp sử dụng những người phục vụ quá trình sản xuất (vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu
phận này gồm có tổng giám đốc, giám đốc nhà máy, trợ lý giám đốc, nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên kế toán, nhân viên hành chính tổ chức, nhân viên quản lý kho, nhân viên kinh doanh, nhân viên phòng marketing, nhân viên nhà bếp, nhân viên bảo vệ và lái xe.
Phần lớn số lao động trực tiếp được tuyển dụng là những cá nhân sinh sống tại nơi mà doanh nghiệp đặt địa điểm và một số xã lân cận. Số công nhân này được các chuyên gia Hàn Quốc và công nhân có tay nghề được công ty mời về truyền đạt kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc.
Trong quá trình làm việc công ty luôn luôn luân chuyển lao động để đảm bảo khi đứng ở bất kỳ dây chuyền nào công nhân cũng không bị lúng túng trong từng thao tác kỹ thuật. Công ty luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Ngoài những chính sách về lao động tiền lương của nhà nước như đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên theo đúng điều lệ của luật lao động, hàng năm công ty còn tổ chức đón tết trung thu theo phong tục của người Hàn Quốc và thưởng cho cán bộ công nhân viên trong dịp này. Chính sách thăm hỏi khi ốm đau, sinh nở, cưới hỏi... làm gắn kết các thành viên trong công ty. Sự đoàn kết này cũng góp phần thúc đẩy tinh thần làm việc của công nhân viên toàn công ty.
Tình hình lao động trong công ty được thể hiện bảng 3.1 - Lao động trong công ty qua ba năm 2006 - 2008.
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ lao động trong năm, giai đoạn 2006 - 2008
ĐVT: Người
Bảng 3.1: Lao động trong công ty qua ba năm năm 2006, 2007, 2008
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh
SL(người)
CC(%)
SL(người)
CC(%)
SL(người)
CC(%)
07/06
08/07
BQ
Tổng số lao động
106
100
180
100
230
100
112,5
127,78
119,90
1.Phân theo trình độ
- ĐH trở lên
16
15,09
32
17,78
46
20,00
200,00
143,75
169,56
- CĐ & TC
25
23,58
50
27,78
83
36,08
200,00
166,00
182,21
- Lao động phổ thông
65
67,33
98
54,44
101
43,92
150,77
103,06
124,65
2.Phân theo giới tính
- Nam
74
69,81
104
57,78
140
60,87
140,54
134,62
137,55
- Nữ
32
30,18
76
42,22
90
39,13
237,50
118,42
167,70
3.Phân theo tính chất
- LĐ gián tiếp
26
24,53
35
19,44
38
16,52
134,62
108,57
120,90
- LĐ trực tiếp
80
75,47
145
80,56
192
83,48
181,25
132,41
154,92
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Như vậy lao động trong công ty qua ba năm đã có sự thay đổi khá lớn. Nguyên nhân là do chính sách mở rộng sản xuất kinh doanh trong công ty.
Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trên lĩnh vực có đặc điểm mang tính thời vụ - đối với một số sản phẩm. Do đó ngoài những lao động trên thì doanh nghiệp cũng cần có một đội ngũ lao động khác nữa đó là lao động thời vụ. Lao động này có khi số lượng có thể lên đến vài chục người. Do với sản phẩm chăn, ga và đệm thì cần phải sản xuất nhiều vào mùa đông.
Đặc biệt tại (bảng 3.1) cũng cho ta thấy được là tổng số lao động trực tiếp lớn và tăng nhanh. Tốc độ tăng bình quân qua ba năm là 154,92%. Cùng với sự phát triển về quy mô sản xuất thì cũng đòi hỏi một đội ngũ cán bộ vững mạnh. Do đó mà tổng số lao động gián tiếp cũng tăng khá nhiều, từ 26 người (năm 2006) đến 38 người (năm 2008), đạt tốc động tăng bình quân 120,90%. Số lao động đòi hỏi phải có trình độ cũng tăng qua ba năm với tốc độ tăng bình quân qua ba năm lớn hơn 120,00%.
Theo Sự phân tích trên ta có thể rút ra được một vài nhận xét như sau: Chế độ, chính sách lao động, tiền lương của công ty đã phần nào làm hài lòng người lao động. Nhưng các cán bộ quản lý trong công ty cũng không thể vì đó mà lơ là đến chính sách lương, thưởng, sự quan tâm về yếu tố tinh thần đối với với cán bộ công nhân viên. Nhằm kích thích tinh thần hăng say làm việc, yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với công việc để luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
3.1.4.2/ Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty
Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Đây là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra. Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Các loại tài sản của doanh nghiệp luôn luôn vận động, thay đổi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
Vốn được thể hiện qua các tài sản sử dụng trong kinh doanh và được tạo thành từ các nguồn khác nhau. Tuy nhiên việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không cần phải xem xét và đánh giá kỹ lưỡng thông qua các chỉ tiêu cụ thể. Là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 100%. Cũng giống như các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân, vốn cũng được chia ra làm hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động.
- Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất số 1 sản xuất bông tấm sau khi dây chuyền sản xuất số 1 đi vào hoạt động chạy thử công ty tiến hành lắp đặt dây chuyền sản xuất thứ hai. Khi tham gia vào quá trình sản xuất một bộ phận của vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố định.
- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động bao gồm vốn lưu động trong dự trữ sản xuất, vốn lưu động trong khâu sản xuất và vốn lưu động trong khâu lưng thông.
+ Vốn lưu động trong dự trữ sản xuất: Giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế. Trong đó nguyên vật liệu chính là xơ polyester và keo lót acrylic được sử dụng một cách tiết kiệm và được ghi chép đầy đủ để làm báo cáo lên cấp trên.
+ Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Sản phẩm đã xuất kho cho khách hàng, hoặc vẫn đang đi đường, hoặc sản xuất nhưng chưa giao cho khách hàng... Khi có đơn đặt hàng của khách hàng thì nhà máy bắt đầu sản xuất để tránh hàng tồn lâu, tồn nhiều, mất phẩm chất ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn bằng tiền, các đầu tư ngắn hạn, các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khoản tạm ứng. Doanh nghiệp luôn đảm bảo quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cân đối để thanh toán các khoản phải trả đúng thời hạn tạo sự tin tưởng của đối tác và tránh những thiệt hại không đáng có. Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty TNHH Poongchin Vina được thể hiện qua bảng 3.2:
Bảng 3.2: Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2007 - 2008
CHỈ TIÊU
2007
2008
SO SÁNH
Giá trị (VNĐ)
CC (%)
Giá trị (VNĐ)
CC (%)
(+, -)
(%)
A. TÀI SẢN
83,377,014,640
100.00
129,816,053,069
100.00
46,439,038,429
100.00
1. Tài sản ngắn hạn
42,305,170,918
50.74
85,719,212,569
66.03
43,414,041,651
93.49
- Tiền và các khoản tương đương Tiền
10,174,557,929
12.20
5,070,975,680
3.91
(5,103,582,249)
-10.99
- Các khoản phải thu ngắn hạn
14,510,777,428
17.40
26,551,022,856
20.45
12,040,245,428
25.93
- Hàng tồn kho
15,091,442,097
18.10
48,016,698,109
36.99
32,925,256,012
70.90
- Tài sản ngắn hạn khác
2,528,393,464
3.03
6,080,515,924
4.68
3,552,122,460
7.65
2. Tài sản dài hạn
41,071,843,722
49.26
44,096,840,500
33.97
3,024,996,778
6.51
- Tài sản cố định
41,071,843,722
49.26
42,260,266,040
32.55
1,188,422,318
2.56
- Tài sản dài hạn khác
0.00
1,836,574,460
1.41
1,836,574,460
3.95
B. NGUỒN VỐN
83,377,014,640
100.00
129,816,053,069
100.00
46,439,038,429
100.00
1. Nợ phải trả
44,843,201,953
53.78
88,885,406,835
68.47
44,042,204,882
94.84
- Nợ ngắn hạn
41,479,366,784
49.75
86,107,263,597
66.33
44,627,896,813
96.10
- Nợ dài hạn
3,363,835,169
4.03
2,778,143,238
2.14
(585,691,931)
-1.26
2. Vốn chủ sở hữu
38,533,812,687
46.22
40,930,646,234
31.53
2,396,833,547
5.16
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng 3.2 cho ta thấy: Tổng giá trị tài sản tăng lên từ năm 2007 đến 2008 là 46.439.038.429 trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn chiếm trê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tranginsua.doc