Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương1 Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) trong doanh nghiệp sản xuất 3

1.1 Sự cần thiết tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP trong doanh nghiệp sản xuất. 3

1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 3

1.1.1.1 Chi phí sản xuất. 3

1.1.1.2 Phân loại CPSX. 3

1.1.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. 6

1.1.2.1 Giá thành sản phẩm. 6

1.1.2.2 Phân loại GTSP. 7

1.1.3 Mối quan hệ giữa CPSX và GTSP. 8

1.1.4 Yêu cầu quản lý Chi phí sản xuất và Giá thành sản phẩm. 9

1.1.5 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP. 9

1.2 Tổ chức kế toán tập hợp CPSX. 10

1.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp CPSX. 10

1.2.2 Phương pháp kế toán tập hợp CPSX. 11

1.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) 11

1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp : 12

1.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung : 13

1.2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. 15

1.2.3. Hệ thống sổ kế toán sử dụng : 15

1.3 Công tác kiểm kê, đánh giá SPDDCK. 16

1.3.1 Đánh giá SPDD theo CPNVLTT. 16

1.3.2 Đánh giá SPDD theo khối lượng SP hoàn thành tương đương. 16

1.3.3 Đánh giá SPDD theo CPSX định mức. 17

1.4 Tổ chức kế toán GTSP. 17

1.4.1 Đối tượng tính GTSP , kỳ tính GTSP. 17

1.4.1.1 Đối tượng tính GTSP. 17

1.4.1.2 Kỳ tính GTSP. 18

1.4.2 Phương pháp tính GTSP trong doanh nghiệp. 18

1.4.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn. 18

1.4.2.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số : 19

1.4.3 Sổ và báo cáo GTSP. 20

CHƯƠNG 2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội 22

2.1. Đặc điểm tình hình chung của Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội 22

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp . 22

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp. 23

2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp. 26

2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp. 30

2.2. Tình hình thực tế công tác tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. 34

2.2.1. Đặc điểm chi phí. 34

2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Xí nghiệp. 35

2.2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 36

2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 38

2.2.3.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 39

2.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 42

2.2.3.4. Kế toán tổng hợp các chi phí sản xuất. 44

2.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 45

2.3. Công tác tính giá thành tại Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà nội. 48

2.3.1. Đối tượng tính giá thành. 48

2.3.2. Phương pháp tính giá thành tại Xí nghiệp. 48

CHƯƠNG 3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội 50

3.1 Đánh giá chung 50

3.1.1 Ưu điểm: 50

3.1.2 Một số tồn tại cần hoàn thiện trong công tác hạch toán CPSX và tính GTSP tại Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. 51

3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiên công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. 52

3.2.1 Áp dụng những thành tựu tin học vào trong công tác kế toán. 52

3.2.2 Xác định chi phí nhân công trực tiếp. 53

3.2.3 Về hạch toán chi phí sản xuất chung: 54

3.2.4 Về kế toán CPSX và tính GTSP tại Xí nghiệp. 55

Kết luận 59

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng công nghiệp hoá chất, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp nuôi ong, Xí nghiệp nuôi bò sữa... Trong các trường hợp này đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ đó sản xuất hoàn thành. Nội dung phương pháp tính giá thành theo hệ số như sau : Trước hết phải căn cứ vào đặc điểm kinh tế hoặc kỹ thuật của sản phẩm đã quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số, trong đó chọn loại sản phẩm có đặc tính tiêu biểu nhất làm sản phẩm tiêu chuẩn nhất làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số 1. Ví dụ : Theo quy định của ngành nông nghiệp : Sản phẩm của ngành nuôi bò sữa là: 1kg bò sữa có hệ số 1, một con bê tách mẹ có hệ số 100. - Căn cứ sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để tính đổi ra sản lượng, từng loại ra sản phẩm tiêu chuẩn ( sản phẩm có hệ số = 1). Tổng sản lượng thực tế quy đổi ra sản lượngsản phẩm tiêu chuẩn = n ồ i=1 Qi . Hi Trong đó : Qi : là sản lượng thực tế của sản phẩm i Hi : là hệ số quy định cho sản phẩm loại i Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cho cả quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và chi phí của sản phẩm và chi phí của sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ để tính tổng giá thành của cả liên sản phẩm theo từng khoản mục (theo phương pháp tính giản đơn). - Tính giá thành của từng loại sản phẩm bằng cách lấy tổng giá thành của các loại sản phẩm chia cho tổng sản lượng của các loại sản phẩm đã quy đổi nhân với số lượng đã quy đổi của từng loại sản phẩm. - Tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm bằng cách lấy tổng giá thành của từng loại chia cho sản lượng thực tế của từng loại trước khi quy đổi. 1.4.3 Sổ và báo cáo GTSP. Tuỳ thuộc vào các phương pháp tính giá thành mà kế toán sử dụng các loại bảng tính giá thành khác nhau. Trong luận văn này, em chỉ xin trình bày bảng tính giá thành theo phương pháp tính giá thành giản đơn và phương pháp tính giá thành theo hệ số. Với phương pháp tính giá thành giản đơn: Bảng tính giá thành sản phẩm Khoản mục CPSXDD đầu kỳ CPSX phát Sinh trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị CPNVLTT CPNCTT CPSXC Cộng Với phương pháp tính giá thành theo hệ số: sử dụng 2 bảng sau: Bảng tính giá thành liên sản phẩm Khoản mục CPSXDD đầu kỳ CPSX phát Sinh trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Tổng giá thành liên sản phẩm CPNVLTT CPNCTT CPSXC Cộng Bảng tính giá thành sản phẩm (cho mỗi loại sản phẩm) Khoản mục Tổng giá thành liên sản phẩm Hệ số Tổng giá thành Giá thành đơn vị CPNVLTT CPNCTT CPSXC Cộng CHƯƠNG 2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư 2.1. Đặc điểm tình hình chung của Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp . Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Công ty Hoá chất mỏ. Hạch toán phụ thuộc. Được thành lập theo QĐ 908 TVN/ TCNS ngày 8/6/1995 của Tổng giám đốc Tổng công ty Than Việt Nam. Tiền thân của Xí nghiệp là một xưởng sản xuất gia công và cung ứng vật tư thuộc Công ty xuất nhập khẩu than (COALIMEX) các thành viên của (COALIMEX). Năm 1990 xưởng gia công và cung ứng vật tư sát nhập với Xí nghiệp hoá chất mỏ (kép Hà Bắc) và cho đến ngày 01/ 4/ 1995 thành lập Công ty Hoá chất mỏ là doanh nghiệp Nhà nước, trong đó bao gồm nhiều Xí nghiệp phụ thuộc. Cùng với sát nhập thì xưởng cũng được đổi tên thành Xí nghiệp dịch vụ Hà Nội và nay theo quy định số 1951 ngày 09/ 9/ 1998 đổi tên thành Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội và đồng thời đó là tên giao dịch của Xí nghiệp. Hiện nay, trụ sở của Xí nghiệp được đặt tại Tổ 44- Phường Phương Liệt- Quận Thanh Xuân- Thành phố Hà Nội Ngành nghề kinh doanh của Xí nghiệp : + May mặc quần áo BHLĐ, nhập nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng may mặc, sản xuất trang bị và dụng cụ BHLĐ khác. + May ống gió lò + Sản xuất dây mìn điện, dây kíp mìn và các loại dây cách điện khác + Sản xuất bao bì thuốc nổ công nghiệp + Kinh doanh vật tư phục vụ SX kinh doanh của Xí nghiệp vận tải Bộ... Với điều kiện thuận lợi đó. Xí nghiệp phát huy quyền tự chủ trong kinh doanh, thể hiện ở việc chủ động lập kế hoạch sản xuất sản phẩm trình Công ty, ngoài ra tìm những mặt hàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đơn vị trong ngành than. Từ khi thành lập đến nay, Xí nghiệp thường xuyên tổ chức đào tạo tại chỗ, gửi đào tạo để cán bộ có đủ năng lực, trình độ thực hiện nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, đạt tiêu chuẩn quốc gia của công ty, Tổng công ty đặt ra. Bên cạnh hoạt động giáo dục, đào tạo bồi dưỡng tay nghề của cán bộ công nhân viên chức, Xí nghiệp cũng rất quan tâm, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của người lao động và ngày càng được cải thiện không ngừng, quy chế trả lương của Xí nghiệp đối với cán bộ công nhân viên chức công bằng, thoả đáng tạo sự phấn khởi cho người lao động. Các chỉ tiêu kinh tế từng bước đã được nâng lên, tạo nên những thành tựu đáng kể. Một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính qua các năm : TT Chỉ tiêu năm 2000 2001 2002 1 Doanh thu 20.143.234.840 21.923.837.250 30.310.813.300 2 Thuế 272.536.054 331.142.770 547.807.258 3 Tổng quỹ lương 1.369.000.000 1.620.148.883 2.759.041.315 4 Tiền lương bình quân 1.200.000 1.450.000 2.071.000 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp. Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Giám đốc, Giám đốc là người điều hành chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp theo đúng chế độ, luật định nhà nước ban hành và theo sự định hướng của Công ty Hoá chất mỏ. Giúp việc cho Giám đốc là một phó giám đốc và một kế toán trưởng. Trong đó phó giám đốc phụ trách kỹ thuật kiêm hành chính, còn kế toán trưởng tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính, vốn và tổ chức hạch toán của Xí nghiệp. Xí nghiệp có 4 phòng chức năng chủ yếu : + Phòng kỹ thuật - kế hoạch và chỉ huy sản xuất. Biên chế 3 người 1 trưởng 2 phó. Không có nhân viên. Nhiệm vụ của phòng là : - Chịu trách nhiệm tham mưu trình giám đốc sản lượng, doanh thu, chi phí sản xuất hàng tháng, quý, năm cho các đơn vị. - Xây dựng phương án SX, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp. - Thường trực tổ chức cùng phòng kế toán - tài chính thống kê kiểm tra, điều chỉnh xác nhận tỷ lệ hoàn thành sản lượng kế hoạch, doanh thu, lỗ lãi hàng tháng, quý, năm làm cơ sở quyết toán quỹ lương. + Phòng tổ chức hành chính Biên chế 5 người, 1trưởng 2 phó và 3 cán bộ nhiệm vụ của phòng : - Phối hợp với phòng kỹ thuật kế hoạch xây dựng và ban hành định mức, đơn giá tiền lương cho các đơn vị trong Xí nghiệp. - Tổ chức hướng dẫn và giám sát việc thi hành quy chế trả lương, trả thưởng và thu nhập theo các chế độ hiện hành, giao khoán quỹ lương cho các đơn vị. - Giám đốc điều hoà, sắp xếp lao động, yêu cầu sản xuất. Ngoài ra phòng còn có một bộ máy riêng : - 1 cán bộ y tế kiêm tạp vụ : có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. - 2 lái phụ xe : có nhiệm vụ đưa đón cán bộ đi công tác. + Phòng kinh doanh - dịch vụ. Biên chế 5 người : 1 trưởng, 1 phó và 3 cán bộ tiếp thị. Phòng được giao nhiệm vụ thực hiện bán sản phẩm cho các đơn vị theo các hợp đồng ký kết dài hạn hàng năm và các hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hoá phát sinh. + Phòng kế toán - tài chính - thống kê Biên chế phòng 5 người : 1 trưởng, 1 phó, 3 cán bộ. - Cùng phòng tổ chức hành chính, kỹ thuật kế hoạch và chỉ huy sản xuất mở sổ sách theo dõi hạch toán chính sách kịp thời, đầy đủ các chỉ tiêu sản lượng, kết quả sản xuất kinh doanh, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của các đơn vị làm cơ sở quyết toán quỹ lương. - Ghi sổ lương theo mẫu thống nhất của Công ty. - Chi lương cho công nhân viên theo luật định. Ngoài ra Xí nghiệp còn có một tổ KCS gấp đóng gói 36 người và 1 thủ quỹ kho với nhiệm vụ giữ kho, kiểm nhận bảo quản hàng xuất, tồn vật tư thành phẩm hàng hoá. Xí nghiệp có 3 phân xưởng sản xuất chính sau: + Phân xưởng dây điện + Phân xưởng may + Phân xưởng bao bì thuốc nổ công nghiệp Sơ đồ bộ máy quản lý Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch kỹ thuật và CHSX Phòng kế toán TC - TK Giám đốc Phó giám đốc PX bao bì PX SX dây điện PX may 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp. Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội là một Xí nghiệp thành viên và chịu sự giám sát quản lý của Công ty hóa chất Mỏ. Cho nên tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu ngành nghề kinh doanh ban đầu đều do Công ty chi phối. Từ đó tác động trực tiếp đến bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh. Hiện nay nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là sản xuất dây mìn điện, quần áo bảo hiểm lao động, ống gió lò và bao bì thuốc nổ... Các sản phẩm trên sản xuất ra chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội bộ. Để thực hiện được nhiệm vụ sản xuất đó Xí nghiệp tổ chức tính giá thành theo từng phân xưởng sản xuất. - Phân xưởng may: Đây là phân xưởng có số công nhân đông nhất, 28 người, một phó phụ trách, các bậc thợ trong phân xưởng có gần như các loại bậc, nhưng thợ bậc cao chiếm tỷ trọng lớn, còn lại bậc 2 trở lên, phổ biến là bậc 3. - Phân xưởng dây điện: Có số công nhân là 14 người, có 1 Quản đốc và 1 Phó quản đốc. Trình độ tay nghề của công nhân tương đối đồng đều cho nên phân xưởng luôn hoàn thành kế hoạch được giao. Đây là một trong những phân xưởng đòi hỏi về kỹ thuật cao, độ chính xác của sản phẩm hơn. - Phân xưởng bao bì thuốc nổ: Có số công nhân là 12 người, trong đó một Quản đốc, một Phó quản đốc và đồng thời là phân xưởng có tuổi đời non trẻ nhất. Với sự chỉ đạo quản lý sáng tạo của ban Giám đốc, mà đặc biệt là Quản đốc phân xưởng, sản xuất sản phẩm luôn đạt yêu cầu chất lượng với đầy đủ chủng loại, mẫu mã đẹp đã tạo uy tín của mọi đối tượng sử dụng. Nhiệm vụ cụ thể của từng phân xưởng. - Phân xưởng sản xuất dây mìn điện. Có nhiệm vụ sản xuất ra dây mìn điện, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã qui định. Thể hiện đồng được kéo ặ 3 ly - ặ 0,45 ly, đồng phải được bọc đúng tâm và cho đến khi kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm. Yêu cầu sản xuất: Phân xưởng này lập ra các bộ phận: bộ phận kéo, bộ phận bọc,( nhựa hạt PVC) bộ phận cuốn dây thành phẩm... Do tính chất đặc điểm của sản phẩm ở phân xưởng này là độ chính xác về các thông số kỹ thuật rất lớn, cho nên từ đầu đến cuôí đều được kiểm tra giám sát của Quản đốc, bộ phận KCS cán bộ Xí nghiệp và thêm vào đó nữa là khi cuộn dây thành phẩm thì phòng kỹ thuật - kế hoạch và cán bộ sản xuất kiểm tra xong mới cho nhập kho thành phẩm. Do đó sản phẩm dây mìn điện luôn luôn đạt yêu cầu. Sơ đồ mô tả quy trình công nghệ sản xuất dây mìn điện. KCS Kho Xí nghiệp Máy bọc PVC Máy kéo từ F 3 ly đến 0,45 ly NLC (đồng M1), nhựa hạt PVC xuất Nhập kho thành phẩm Máy cuộn thành phẩm (500m/c) PKT - KH & CHSX - KT + Về trang bị kỹ thuật: máy móc đơn giản, gọn nhỏ, tiếng ồn ít, sản phẩm dây mìn điện được sản xuất liên tục từ đầu đến cuối và có phân thành các công đoạn (bộ phận) đã nêu trên. Sản phẩm hoàn thành từ kho đến kho. + Nguyên vật liệu đưa vào sản xuất: Do phân xưởng sản xuất ra một loại sản phẩm là dây mìn điện cho nên chỉ có những nguyên vật liệu có liên quan đến sản xuất ra sản phẩm. Vật liệu chính là đồng M1, nhựa hạt PVC. Vật liệu phụ là : bạc, xà phòng bôi trơn... sau khi đồng được kéo từ ặ 3-0,45 ly thì chuyển sang công đoạn bọc nhựa, cuốn dây thành phẩm và nhập kho. - Phân xưởng may: Nhiệm vụ của phân xưởng là sản xuất các loại quần áo bảo hộ lao động đồng phục và ống gió có nhiều kích cỡ khác nhau. Do đặc điểm của 2 loại sản phẩm trên khác nhau nên phân xưởng may được phân thành 2 bộ phận: * Bộ phận may bảo hộ lao động (còn gọi là phân xưởng may BHLĐ) * Bộ phận máy ống gió lò (còn gọi là phân xưởng may ống gió lò) Tương ứng với từng bộ phận thì có từng công nhân và nguyên vật liệu khác nhau. So với sản phẩm là dây mìn điện thì có sản phẩm ở phân xưởng này đòi hỏi trình độ thấp hơn. Vì vậy sản phẩm sản xuất ra qua các công đoạn thì 1 công nhân tự kiểm tra trên cơ sở kết hợp với phó phụ trách và tổ KCS của Xí nghiệp tiến hành kiểm tra đạt tiêu chuẩn cho nhập kho thành phẩm. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở phân xưởng may. Kho Xí nghiệp KCS Kho Ghép mẫu Cắt Giáp mẫu NVL vải PX may xuất may may may + Về trang bị kỹ thuật: Chủ yếu là các máy may công nghiệp và các dụng cụ cắt cần thiết. Máy móc đơn giản gọn nhẹ phù hợp với thực tiễn. + Về nguyên liệu chính sản xuất: * Với sản phẩm quần áo BHLĐ thì những nguyên vật liệu chính là : Vải ka ki 21 x 24. Vật phụ liệu là : vải, cúc, chỉ, các bao bì đóng gói, mác nhãn, khuôn in, mực in... * Với ống gió lò thì nguyên vật liệu chính là: vải mộc ni lon tráng 2 lớp của Nam triều tiên k 1,5 và vật liệu phụ là thép ặ 8, que hàn, chỉ ni lon, mực in phụ gia dung môi. - Phân xưởng bao bì: Với chức năng làm ra các loại bao bì thuốc nổ công nghiệp với nhiều kích thước khác nhau (40kg, 25 kg, 14kg, 3 kg). Phân xưởng này xuất 2 sản phẩm là bao PP và túi PE. Với bao PP: thì nguyên liệu chính là các cuộn PP và tương tự là cuộn PE. Bao PP là lớp vỏ ngoài còn túi PE là ở trong có nhiệm vụ chống ẩm ướt. Với tay nghề thành thạo và máy móc giản đơn, nên sản phẩm này được sản xuất sau ít công đoạn ( đặc điểm các sản phẩm ) Quy trình công nghệ sản xuất bao bì thuốc nổ ở phân xưởng bao bì. In đỏ In xanh May Dán đáy KCS Kho Cắt Kho Xí nghiệp NVL chính PP và PE PP P PE 2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp. Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội là Xí nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, địa bàn hoạt động tập trung tại một điểm. Tổ chức công tác kế toán tập trung. Phòng kế toán có tổ chức năng thu nhập và xử lý cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý. Qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, Giám đốc bằng đồng tiền sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong Xí nghiệp, thúc đẩy thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh. Từ tình hình thực tế của Xí nghiệp, từ yêu cầu thực tế quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ biên chế nhiệm vụ của phòng tổ chức kế toán gồm 5 người và được tổ chức như sau: - Một kế toán trưởng ( trưởng phòng ) chịu trách nhiệm phụ trách chung toàn bộ hoạt động của phòng kiêm nhiệm một số việc cụ thể. + Kế toán vốn và nguồn. + Kế toán tài sản cố định và khấu hao TSCĐ. + Theo dõi các giá nhập xuất vật tư, thành phẩm. hàng hóa. - Một kế toán tổng hợp: đồng thời là Phó phòng có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành, theo dõi công nợ các khoản phải thu - phải trả xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và lập báo cáo tài chính đảm nhận quỹ khen thưởng và phúc lợi ( TK 431 ). - Một kế toán vật tư, có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn vật tư, thành phẩm hàng hóa trong kỳ. - Một kế toán thanh toán: theo dõi các khoản thanh toán bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. - Một kế toán công nợ: theo dõi các khoản phải thu, phải trả khách hàng, các khoản phải thu, phải trả nội bộ. Mỗi bộ phận, mỗi phần kế toán tuy có chức năng nhiệm vụ riêng. Song giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình. Sơ đồ bộ máy kế toán Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. Kế Toán Vật tư Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế Toán Công nợ Kế toán trưởng Hình thức sổ kế toán mà Xí nghiệp đang áp dụng hiện nay là hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Hệ thống số kế toán gồm : Các nhật ký chứng từ, sổ cái các tài khoản, các bảng kê, bảng phân bổ số 1,2,3 và các sổ chi tiết liên quan. Trình tự ghi sổ và hạch toán biểu hiện ở sơ đồ sau : Chứng từ gốc Bảng phân bổ Sổ chi tiết Sổ quỹ Bảng kê (5) Nhật ký chứng từ (5) Sổ cái Bảng chi tiết phát sinh Báo cáo tài chính (1) (1) (1) (1) (1) (1) (3) (2) (8) (4) (8) (8) (8) Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu (1) Hàng tháng căn cứ chứng từ gốc hợp lệ ghi vào các nhật ký chứng từ liên quan. Những chứng từ nào không ghi thẳng vào nhật ký chứng từ thì ghi qua bảng kê. Những chứng từ nào liên quan đến tiền mặt thì thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, sau chuyển cho kế toán ghi vào nhật ký chứng từ và bảng kê liên quan. Riêng những chứng từ phản ánh các khoản chi phí cần phải phân bổ qua bảng phân bổ. (2) Những chứng từ liên quan đến các đối tượng cần hạch toán chi tiết thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết liên quan. (3) Cuối tháng lấy các số liệu từ bảng phân bổ ghi vào bảng kê, nhật ký chứng từ liên quan, lấy số liệu từ các bảng kê ghi vào nhật ký chứng từ liên quan và ngược lại. (4) Cuối tháng dựa vào các số chi tiết lập các bảng chi tiết số phát sinh. (5) Đối chiếu số liệu trên các bảng kê : nhật ký chứng từ và giữa các bảng kê và nhật ký chứng từ với nhau. (6) Lấy số liệu trên các nhật ký chứng từ ghi số cái cho các tài khoản. (7) Đối chiếu giữa sổ cái và các bảng chi tiết số phát sinh. (8) Sau khi đối chiếu kiểm tra thì thấy số liệu trên các bảng kê, nhật ký chứng từ, số cái và các bảng chi tiết số phát sinh để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Xí nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Niên độ kế toán là 1 năm, kỳ kế toán là 1 tháng. Bắt đầu từ 01/ 01/ 1999 có luật thuế mới ra đời, với nhiều phương pháp tính thuế với giá trị gia tăng (VAT ) theo nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng với tư cách là một Xí nghiệp hạch toán đầy đủ và áp dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Hệ thống tài khoản kế toán, ... được áp dụng theo chế độ hiện hành. 2.2. Tình hình thực tế công tác tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. 2.2.1. Đặc điểm chi phí. Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội là một đơn vị trực thuộc Công ty hoá chất mỏ. Việc sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở các hợp đồng kinh tế ký kết dài hạn hàng năm và các hợp đồng kinh tế phát sinh mà Công ty hoá chất mỏ giao cho. Vì vậy, chi phí phát sinh có khác với các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế là khi có lệnh sản xuất của phòng kỹ thuật - kế hoạch và chỉ huy sản xuất đưa xuống cho các phân xưởng, mà mỗi một phân xưởng lại sản xuất các sản phẩm có tính chất thông dụng khác nhau thì tương ứng được tính vật tư từ kho của Xí nghiệp cũng khác nhau. Kể từ lúc này trở đi mọi chi phí bắt đầu phát sinh và được bộ phận kế toán tập hợp chi phí tính toán đầy đủ kịp thời theo các định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm và định mức lao động mà Xí nghiệp đã xây dựng được một cách hoàn thiện, đã đi vào ổn định từ lâu. Chẳng hạn : - Với phân xưởng dây điện. Thì định mức tiêu hao cho 100m dây là 1,4261 kg đồng M1 và 1,6003kg nhựa hạt PVC. Với định mức lao động là 2.460m/công, đơn giá chung áp dụng là 5,4đ/m. - Với phân xưởng may Bộ quần áo bảo hộ lao động thông thường : Cỡ số quần áo Số đo áo (cách mạng) đại bộ Số đo quần áo có tính giảm cạp cụm Định mức NVL chính (m vải) Đai Tay Vai Vòng ngực Vòng đai Đai Vòng bụng Gầm đũng Nửa ống Khổ 0,75 Khổ 0,80 Khổ 0,90 Khổ 1,2 Khổ 1,4 3 68 56 44 1,8 94 97 75 34 21 4,50 4,20 3,80 3,10 2,34 ± 1 ± 1 ± 1 ± 1 ± 1 ± 1 ± 1 Định mức lao động 3,3 bộ/công với đơn giá 3.734đ/bộ - Phân xưởng bao bì Định mức tiêu hao vật tư : TT ĐV tính Bao PP loại Túi PE loại 25kg 40kg 14kg 3kg 25kg 14kg 3kg 1 NVL chính kg 0,095 0,1045 0,0695 0,035 0,0415 0,0225 0,0225 2 NVL phụ - Chỉ - Mực in m kg 3,5 0,002 3,5 13 0,001 8 Định mức lao động Loại PP : 100 cái/ ngày/ công Loại PE : 100 cái/ ngày/ công Có thể nói rằng chi phí phát sinh ở mọi phân xưởng kể từ khi có lệnh sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho, cứ thế liên tục trong kỳ... tổng chi phí trong giá thành chủ yếu là do chi phí nguyên liệu chính còn chi phí nguyên vật liệu phụ thấp, khấu hao ổn định. 2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Xí nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu, trình độ quản lý của Xí nghiệp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Xí nghiệp được xác định là từng phân xưởng và được chi tiết cho từng loại sản phẩm. Với phân xưởng may, do được phân thành 2 bộ phận: bộ phận may BHLĐ và bộ phận may ống gió lò nên đối tượng tập hợp chi phí là theo từng bộ phận. Tại Xí nghiệp, 2 bộ phận này được xem như 2 phân xương độc lập: Phân xương may BHLĐ và phân xưởng may ống gió lò. 2.2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xí nghiệp thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hệ thống tài khoản được sử dụng gồm: + TK 621 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm trong kỳ. Do Xí nghiệp sản xuất 4 loại sản phẩm nên TK 621 lại được mở chi tiết theo chi phí của từng loại như sau : - TK 621.1 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho phân xưởng dây điện. Dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp như : Đồng M1 và hạt nhựa PVC. - TK 621.2 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" cho phân xưởng may. Nguyên vật liệu trực tiếp của phân xưởng này là vải 21 x 24. - TK 621.3 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" cho phân xưởng may. Phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như : chi phí ván nhựa 2 lớp PVC. - TK 621.4 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" cho phân xưởng may bao bì, nguyên vật liệu chính của phân xưởng này là bao túi PP và cuộn nilon PE. + TK 622 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" dùng để tập hợp chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp... và các khoản trích tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Tương tự như trên thì tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng phân xưởng. TK 622.1 : nhân công trực tiếp của phân xưởng dây điện TK 622.2 : nhân công trực tiếp của phân xưởng may bảo hộ lao động. TK 622.3 : nhân công trực tiếp của phân xưởng gió lò. TK 622.4 : nhân công trực tiếp của phân xưởng bao bì + TK 627 chi phí sản xuất chung. TK này được dùng để phản ánh những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm : chi phí nguyên vật liệu phân xưởng, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Tài khoản này cũng được Xí nghiệp mở chi tiết cho các đối tượng sử dụng cụ thể. TK 627(1) : chi phí sản xuất chung cho phân xưởng may ống gió lò TK 627(2) : chi phí sản xuất chung cho phân xưởng may BHLĐ TK 627 (3) : chi phí sản xuất chung cho phân xưởng TK 627 (4) : chi phí sản xuất chung cho phân xưởng bao bì thuốc nổ Và mỗi phân xưởng cũng được mở theo yếu tố chi phí cho nên lại được mở chi tiết : bao gồm yếu tố chi phí : - Phân xưởng dây mìn điện. TK 627(1)1 : Nguyên liệu chính TK 627(1)2 : Nguyên vật liệu phụ TK 627(1)3 : Động lực TK 627(1)4 : Tiền lương TK 627(1)5 : BHXH - BHYT - KPCĐ TK 627(1)6 : Khấu hao TSCĐ TK 627(1)7 : Chi phí mua ngoài TK 627(1)8 : Chi phí khác bằng tiền - Phân xưởng may quần áo bảo hộ, Phân xưởng may ông gió lò, Phân xưởng bao bì, cũng được mở chi tiết như vậy. Để tập hợp toàn bộ chi phí trong kỳ kế toán sử dụng TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và được mở cho từng đối tượng như sau : - TK 154.1 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng dây điện - TK 154.2 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang PX may BHLĐ. - TK 154.3 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang PX may ống gió lò. - TK 154.4 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang PX bao bì thuốc nổ. 2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm các phân xưởng lập phiếu lĩnh vật tư cần dùng với số lượng chủng loại là bao nhiêu sau đó trình phiếu xuất lên Giám đốc duyệt thủ kho căn cứ vào điều đó xuất vật tư ra. Khi xuất nguyên liệu dùng vào sản xuất sản phẩm, Xí nghiệp tính giá thực tế xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ = Giá thực tế đơn vị của nguyên vật liệu nhập kho theo từng lần x Số lượng nguyên vật liệu xuất dụng trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập kho Dựa vào lệnh sản xuất do phòng kế hoạch, kỹ thuật và chỉ huy sản xuất giao xuống từng phân xưởng. Thống kê xưởng căn cứ vào lệnh sản xuất , định mức vật tư tính toán xác định nhu cầu về nguyên liệu. Kế toán vật tư kiểm tra laị, đối chiếu giữa lệnh sản xuất với bản nhu cầu vật tư, giữa định mức vật tư của Xí nghiệp với việc tính toán của thống kê xưởng. Nếu đúng kế toán viết phiếu xuất kho. Cuối kỳ bộ phận kế toán vật tư tính toán số liệu thực sử dụng cho sản xuất sau khi trừ đi phần sử dụng không hết chuyển lại cho bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Trình tự kế toán tập hợp CPNVLTT như sau: Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán tiến hành phân loại, tổng hợp CPNVLTT cho từng phân xưởng và được phản ánh vào bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (Biểu số 1). Cuối tháng kế toán sử dụng các số liệu trên bảng phân bổ này để ghi vào bảng kê số 4 - Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng (Biểu số 06 ), đồng thời tiến hành chuyển số liệu từ bảng kê số4 sang NKCT số 7 (Biểu số 07 ) và căn cứ vào NKCT số 7 để ghi sổ cái TK 621 (Biểu số 08 ). 2.2.3.2.Kế toán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33912.doc
Tài liệu liên quan