Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kĩ thuật được xây dựng cho từng loại sản phẩm. Tại xí nghiệp, mỗi một loại sản phẩm cũng có một định mức chi phí riêng. Sản phẩm hỏng tính trong định mức được tính vào chi phí sản xuất cho sản phẩm còn những sản phẩm hỏng ngoài định mức sẽ được xem xét nguyên nhân để qui trách nhiệm cho người liên quan trực tiếp. Về mặt này kế toán dã thực hiện đúng các chuẩn mực ban hành song trong thực tế toàn bộ sản phẩm hỏng đều được coi là sản phẩm hỏng không sưảe chữa được và được tính vào chi phí sản xuất chung. Tình trạng này thực sự đã gây ra sự lãng phí cho xí nghiệp vì một số sản phẩm hỏng vẫn có thể sửa chữa được với chi phí thấp và việc sửa lại sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với việc chỉ coi những sản phẩm ấy như là những phế liệu có thể thu hồi được.
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp cơ khí 79, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phân xưởng, phòng ban. Bảng thanh toán lương và thanh toán BHXH là cơ sở để kế toán trả lương cho công nhân viên chức. Việc thanh toán lương được chia làm 2 kì: kì 1 tạm ứng, kì 2 nhận nốt số còn lại.
Tiếp đó kế toán sẽ lập ra Bảng thanh toán lương của toàn doanh nghiệp. Để tiện cho việc theo dõi và kiểm tra, bảng này được chia làm 2 phần theo dõi trong 2 quyển trả lương: một cho khối phòng ban và một cho khối phân xưởng sản xuất. Số liệu để lập bảng này là lấy từ bảng thanh toán lương của từng phân xưởng, phòng ban.
Cuối tháng căn cứ các Bảng này để phân bổ tiền lương thực trả vào các khoản chi phí liên quan. Việc phân bổ theo đúng qui định( biểu số 2-11)
Số liệu của bảng này được dùng để ghi vào các bảng kê, NKCT và các sổ sách liên quan trong quá trình tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp và theo từng phân xưởng.
2.2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627, tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bao gồm các tiểu khoản:
+6271: Tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng
+6272:Chi phí vật liệu( chi phí dầu giẻ, phụ tùng thay thế sửa chữa nhỏ, chi phí sửa chữa lớn, chi phí nhà xưởng, chi phí khác..)
+6273: Dụng cụ sản xuất ( thiết bị công nghệ gá lắp, chi phí dụng cụ đo kiểm..)
+6274: Khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng
+6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài( điện dùng cho sản xuất…)
+6278: Chi phí bằng tiền khác( chi hội họp, phép, chi bảo hộ lao động, nước công nghiệp, vải quốc phòng..)
*Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh những khoản như lương, phụ cấp và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ trích 19% lương cấp bậc của các nhân viên gián tiếp tại xưởng như quản đốc, thống kê…
Lương của nhân viên gián tiếp phân xưởng được trả theo hình thức kết hợp giữa lương thời gian và kết quả lao động sản xuất kinh doanh của toàn nhà máy. Theo đó ta có công thức tính lương nhân viên gián tiếp:
QTLGT
K = Tổng tiền lương CMNV của lao động gián tiếp
K1 = Tổng lương sản phẩm của CNTTSX x HSSDLĐ
Tổng lương cấp bậc của CNTTSX
QTLGTTTế =Tổng lương LĐGT x K
Lương LĐGT = ni x li x k +TTG + TPC
Trong đó : ni : số ngày công trong tháng
Li : tiềnlương ngày của người i
li = HS lương người i được hưởng x mức lương tối thiểu / 299
=0,88
112
99
=0,88
112
So sánh K với K1 nếu k>k1 hoặc k=k1 thì lấy k=k1,còn nếu k<k1 hoặc k=k1thì lấy k. Việc này sẽ do phòng tổ chức lao động tính rồi nộp lên giám đốc để xin xét duệt. HSLGT sau khi được xét duyệt chuyển về phòng kế toán để kế toán tính tiền lương gián tiếp cho các bộ phận hưởng lương gián tiếp.
Với hệ số tiền lương gián tiếp đã xác định, căn cứ vào số ngày công thực tế và lương cấp bậc, kế toán tính ra tiền lương của từng người:
Ví dụ: Căn cứ vào bảng chấm công của phòng lao động kế toán tính lương gián tiếp cho ông Trần Văn Minh là quản đốc như sau:
+Họ tên: Trần Văn Minh
+ Chức vụ: quản đốc
+ Số công hưởng lương thời gian:26(trong đó có 1L)
+ Lương cấp bậc: 1337000
l = 3,82 x 350000 : 26 = 51423,07
T = ni x li x k + ttg + tpc
=25 x 51423.07 x 1.1 + 1,1 x 1337000 =2884834
Toàn bộ chi phí nhân viên phân xưởng được tập hợp vào bên Nợ TK6271, cuối tháng sẽ được phân bổ cho các sản phẩm chịu chi phí.
*Khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng:
Toàn bộ TSCĐ tại xí nghiệp được theo dõi chi tiết cả về nguyên giá , khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại theo từng phân xưởng và bộ phận sử dụng. TSCĐ ở các phân xưởng được chia làm :
+TSCĐ dùng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh
+ TSCĐ chờ sử dụng
+ TSCĐ chờ thanh lý
Việc phân chia này xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Các máy móc thiết bị hầu hết đã sử dụng từ rất lâu, thường hỏng hóc và hiệu quả rất thấp. Bên cạnh đó, việc thay đổi cơ cấu sản xuất cũng làm cho qui trình công nghệ thay đổi, nhiều loại máy chuyên dụng không còn phù hợp vói qui trình công nghệ mới nên trở nên mất tác dụng.
Dưới sự cho phép của Tổng cục công nghiệp quốc phòng, kế toán đơn vị chỉ trích khấu hao cho các tài sản sử dụng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, điều này nhằm tránh cho giá thành phải chịu chi phí khấu hao quá cao.
Đơn vị áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, mức trích khấu hao trung bình được xác định theo công thức:(QĐ 206 của bộ trưởng BTC ban hành ngày 12/12/2002)
Giá trị còn lại trên sổ kế toán
Mức khấu hao TSCĐ =
Bình quân năm Thời gian sử dụng còn lại
Mức khấu hao TSCĐ bình quân năm
Mức khấu hao TSCĐ =
Bình quân tháng 12 tháng
Ví dụ: số liệu trong sổ theo dõi chi tiết TSCĐ của máy tiện 1K62
+Nguyên giá: 40289000
+ Số khấu hao luỹ kế: 34073650
+ Giá trị còn lại: 6215350
6215348
= = 310767,4
20
+ Số năm còn sử dụng : 20 năm
Mức K hao bình quân năm là :
310767,4
= = 25897,3
12
Mức khấu hao bình quân tháng là:
Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán theo dõi chi tiết TSCĐ, kế toán lập bảng tổng hợp về khấu hao TSCĐ chi tiết theo từng phân xưởng, từ đó tiến hành định khoản trên phiếu định khoản và lập Bảng phân bổ số 3- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ( Biểu 2-12)
* Các khoản chi phí sản xuất chung khác được kế toán giá thành theo dõi chi tiết trong sổ TK627
Khi thực hiện tính giá thành, kế toán tập hợp tất cả chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng sau đó phân bổ cho từng sản phẩm ở từng phân xưởng theo tiêu thức tiền lương :
Hệ số phân bổ CPSXC từng phân xưởng =
Phân bổ CPSXC cho từng sản phẩm :
CPSXC spi = Hệ số phân bổ CPSXC x Tiền lương CN sản xuất sản phẩm
Ví dụ: Tính chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm BRCX Benla dựa vào số liệu trên Bảng phân bổ tiền lương và Bảng tính giá thành thành phẩm nhập kho:
Chi phí sản xuất chung tập hợp được tháng 5/2005: 105.557.619
Chi phí lương công nhân trực tiếp sản xuất : 84.446.095
Hệ số chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm BRCX Benla:
105.557.619
=
1.25
84.446.095
CPSXC của BRCX Benla: 1,25 x 12.628.400 = 15.785.500
2.2.1.5.Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn xí nghiệp
TK154 được sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
1541: sản xuất hàng quốc phòng
1542: sản xuất hàng kinh tế
1543: sản xuất phụ
( ngoài ra còn có TK1545 : bán thành phẩm tự chế nhưng chỉ để phục vụ cho kinh doanh nên không được dùng để tập hợp chi phí )
Thực tế chỉ có TK1542 được sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm vì hiện nay hầu như nhà máy không có bộ phận sản xuất phụ và mặt hàng quốc phòng theo pháp lệnh của cấp trên. Cuối tháng kế toán căn cứ vào các NKCT, bảng kê, bảng phân bổ và sổ chi tiết liên quan để lập bảng kê số 4- Tập hợp CPSX theo phân xưởng ( Biểu 2-13) Và NKCT số 7- Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp ( Biểu 2-14). Sau đó từ NKCT để vào Sổ Cái. Phương pháp ghi sổ như sau:
+ Bảng kê số 4:
- Căn cứ vào bảng phân bổ số 1- bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số2-11), phần cộng có các TK334,338 đối ứng Nợ với các TK 622,627 để vào cột TK334,338 trong bảng kê số 4
- Căn cứ vào bảng phân bổ NVL, CCDC ( Biểu 2-8), phần cộng Có các TK 152,153,1545 đối ứng Nợ với các TK621,627,1542 để vào các cột TK152,153,1545 trong Bảng kê số 4.
- Căn cứ vào Bảng kê số 5, 6 để vào các cột TK142,335,241
- Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ( biểu số 2-12) để ghi vào cột TK214 đối ứng Nợ với TK627.
- Căn cứ vào các NKCT số 1,2,5,10 để ghi vào các cột tương ứng trong Bảng kê số 4
+ Nhật kí chứng từ số 7:
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp ( Biểu 2-14a)
Lấy số liệu dòng Nợ của các TK 1542,621,622,627 trên bảng kê số 4 để ghi vào các dòng TK1542,621,627.
Lấy số liệu từ Bảng kê số 5-phần ghi Nợ các TK2413,641,642 để ghi vào các dòng liên quan.
Lấy số liệu từ Bảng kê số 6- phần ghi Nợ các TK142,335 để ghi vào dòng Nợ TK142,335 của phần này.
Căn cứ vào Sổ chi tiết TK1542 phần ghi Có để ghi vào cột TK1542 cho các dòng TK152,153,1545,155…; căn cứ vào các bảng phân bổ, NKCT và các chứng từ liên quan để ghi vào các dòng phù hợp trên mục B
Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố ( Biểu số 2-14b)
Trong phần này, chi phí sản xuất kinh doanh được phân theo các yếu tố chi phí : NVL; Nhiên liệu động lực; Tiền lương và các khoản phụ cấp ,BHXH, BHYT, KPCĐ; khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.
Cơ sở để ghi phần này là mục A phần I trên NKCT số 7 và các bảng kê, sổ chi tiết, các NKCT 1,2,5,10…có liên quan.
Phần III: Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ( Biểu2-14c)
Phần này phản ánh số chi phí luân chuyển nội bộ doanh nghiệp cần phải loại trù khỏi chi phí sản xuất kinh doanh chung để tránh tính trùng chẳng hạn như: giá trị sản phẩm lao vụ phục vụ lẫn nhau, giá trị chi phí kết chuyển để tính giá thành…
Số liệu ghi vào phần này căn cứ vào số phát sinh bên Có cuả các TK1542,621,622,627,641,642,335 đối ứng với bên Nợ của một trong những TK trên đã được phản ánh trong phần I, mục A, NKCT số 7
+ Sổ cái TK621( biểu số 2-17) Căn cứ vào số phát sinh Có của các TK152,153… đối ứng Nợ với TK621
+ Sổ Cái TK622 : Căn cứ số phát sinh Có của TK334 đối ứng Nợ với TK622 trong NKCT 7 để ghi vào dòng TK334
+ Sổ CáiTK627 ( Biểu2-17): Lấy SPS Có của TK152,153 đối ứng Nợ với TK627 trong NKCT số 7 để ghi vào các dòng KT1521…tương ứng.
Lấy SPS Có của TK1542,214,331,334,338 đối ứng Nợ với TK627 trong NKCT số 7 để ghi vào các dòng 1542… tương ứng.
+ Sổ Cái TK154 ( Biểu 2-18)
2.2.2.Kiểm Kê đánh giá sản phẩm dở dang tại Xí nghiệp
Cuối tháng, xí nghiệp tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm. Những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trên các giai đoạn công nghệ đều được tính là sản phẩm dở dang. Bởi các sản phẩm là cá mặt hàng cơ khí nên chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Do vậy, sản phẩm dở dang cuối kì được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính:
Giá trị sản Giá trị Chi phí vật Giá trị vật
Phẩm dở dang = sản phẩm + liệu chính - liệu chính
Cuối kì dở dang phát sinh tiêu hao
đầu kì trong kì trong kì
Gía trị VLC tiêu hao
=
trị giá VLC tồn đầu kì
+
trị giá VLC nhập trong kì
x
số lượng thành phẩm
số lượng VLC tồn đầu kì
+
số lượng VLC nhập trong kì
Ví dụ: (Biểu 2-15a): Bảng thanh toán hợp đồng sản xuất và giá thành sản phẩm của phân xưởng Gia công nóng, dòng 1-rèn bánh răng côn xoắn BenLa:
Số lượng Tiền
+ Tồn đầu kì: 5 7.250.000
+ Vật tư chính nhập trong kì 20 25.525.000
+ Số lượng hoàn thành 22
7.250.000+25.525.000
+ Chi phí vật liệu chính tiêu hao = x 22
5 + 20
=28.842.000
giá trị DD cuối ki = 7.250.000+25.525.000-28.842.000 = 3.933.000
Ta có: Tồn cuối kì của sản phẩm đó là: * SL : 1
* Tiền : 1.025.000
Chi phí sản xuất dở dang của từng loại sản phẩm được theo dõi chi tiết trên Bảng Thanh Toán Hợp Đồng sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các phân xưởng. Số lượng sản phẩm làm dở của các phân xưởng được theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết TK154-mở cho từng phân xưởng.
2.3. Tổ chức công tác tính giá thành tại Xí Nghiệp
2.3.1.Đối tượng tính giá thành: Với qui trình công nghệ phức tạp liên tục nên xí nghiệp đã sử dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang. Đối tượng tính giá thành chính là các nửa thành phẩm và sản phẩm hoàn thành. Ví dụ đối với sản phẩm bánh răng côn xoán BenLa một sản phẩm đặc trưng của xí nghiệp thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm nhập kho ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên sau khi kết thúc một giai đoạn công nghệ bán thành phẩm được chuyển sang cho phân xưởng sau tiếp tục sản xuất vẫn được tính giá thành của bán thành phẩm theo đúng phương pháp. Bảng thanh toán hợp đồng và tính giá thành phân xưởng được dùng để tính giá thành nửa thành phẩm hoàn thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Tuy nhiên Bảng TTHĐ và tính giá thành phân xưởng chỉ tập hợp chi phí vật fư chính tiêu hao,vật tư phụ, TBCN, chi phí khác tự thu mua và tiền lương CNSX. Còn việc tính chi phí quản lý phân xưởng sẽ được tập hợp theo các phân xưởng có thực hiện việc sản xuất sản phẩm đó,sau đó phân bổ cho các sản phẩm chịu chi phí theo tiêu thức tiền lương. Kế toán kết hợp chi phí quản lý phân xưởng để tính giá thành sản phẩm nhập kho (Biểu 2-16) hay cho từng đơn đặt hàng.
2.3.2. Kì và đơn vị tính giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ thực tế đơn vị là các sản phẩm có chu kỳ ngắn, quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục và xen kẽ nhau nên kỳ tính giá thành ở xí nghiệp là tháng. Mỗi tháng kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm một lần vào cuối tháng. Những sản phẩm, chi tiết hoặc đơn đặt hàng chưa hoàn thành, đang được chế biến ở các giai đoạn công nghệ được coi là sản phẩm dở dang và sẽ được tính giá thành trong kì hoàn thành.
Xí nghiệp hiện tại sử dụng đơn vị tính giá thành là cái, kg, bộ…
2.3.3.Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại nhà máy.
- Do đặc điểm qui trình công nghệ và đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng nên khi sản xuất theo kế hoạch hay bán ra ngoài mà không theo đơn đặt hàng thì xí nghiệp tính giá thành theo quá trình sản xuất, cụ thể là phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
- Còn đối với trường hợp sản xuất theo đơn đặt hàng xí nghiệp cũng tính tương tự như đối với trường hợp sản xuất theo kế hoạch chứ không tính theo phương pháp đơn đặt hàng. Có nghĩa là khi sản phẩm làm theo đơn đặt hàng hoàn thành thì kế toán sẽ tính giá thành của từng thành phẩm rồi dựa vào số lượng sản phẩm xuất kho để tính gía thành cho từng đơn đặt hàng.
Giá thành sản phẩm được tính theo cách sau:
_ theo HĐTT và giá thành phân xưởng thì giá thành BTP và sản phẩm hoàn thành được tính như sau:
+ ở phân xưởng đầu tiên chịu trách nhiệm sản xuấtvà hoàn thành BTP1 thì giá thành BTP1 được tính theo công thức :
Gía thành BTP1
=
vật tư chính tiêu hao
+
vật tư phụ
+
TBCN
+
chi phí khác và
vật tư tự mua
+
tiền lương công nhân
sản xuất
+ ở phân xưởng sau nhận BTP1 của phân xưởng 1 chuyển sang tiếp tục gia công chế biến hoàn thành BTP2. Gía thành BTP2 được tính là:
Gía thành BTP2
=
giá thành BTP PXGCN
+
vật tư chính
tiêu hao
+
vật tư phụ
+
TBCN
+
chi phí khác và vật tư tự mua
+
tiền lương CNSX
+ phân xưởng sau nhận BTP2 để tiếp tục chế biến hoàn thành BTP rồi lại chuyển cho phân xưởng sau cho đến khi sản phẩm hoàn thành, và cách tính giá thành của BTP ở các phân xưởng sau tương tự như cách tính giá thành của BTP ở phân xưởng 2.
— Từ Bảng TTHĐ và giá thành của từng phân xưởng kế toán tổng hợp số liệu theo từng khoản mục tương ứng, kết hợp với chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng sản phẩm để tính giá thành của từng thành phẩm :
ZTPNK = ồVLC Tiêu Hao + ồ VLP + ồ TBCN + ồ VLKhác + ồ CPSXC
Tổng giá thành sản phẩm
Giá thành đvsp =
SL sản phẩm hoàn thành
Giá thành sản phẩm trên bảng tính giá thành thực chất là tổng hợp của ba khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm các loại vật tư chính, vật tư phụ, trang bị công nghệ và các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí sản xuất chung: được xác định trên cơ sở hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương công nhân sản xuất sản phẩm đó.
Bảng thanh toán hợp đồng sản xuất và giá thành sản phẩm được lập căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan ở từng phân xưởng.Bảng tính giá thành đượ lập căn cứ vào Bảng TTHĐ và giá thành sản phẩm. Cả hai bảng này hiện nay đều do kế toán lập.
Ví dụ: Tính giá thành sản phẩm BR côn xoắn BenLa
Tại phân xưởng gia công nóng:
Kế toán căn cứ vào Bảng thanh toán hợp đồng sản xuất và giá thành sản phẩm của phân xưởng Gia Công Nóng ( biểu 2-15a ) để tính giá thành của bán thành phẩm:
Chỉ tiêu
Số lượng
Tiền
. Tồn đầu kì (1)
5
7250000
. Vật tư nhận chính trong kì (2)
20
25525000
. Chi phí sản xuất phát sinh
1.Chi phí NVLTT: (a)
33715800
+ Vật tư chính tiêu hao trong kì:(3)
28842000
+ Vật tư phụ:
2578000
+ Chi phí khác và vật tư tự mua
1975800
+ Thiết bị công nghệ
320000
2. Chi phí NCTT : (b)
6870000
Gía thành bán thành phẩm (a+b)
22
40585800
Gía trị sản phẩm DD cuối kì(1+2-3)
3
3933000
Từ đó xác định được giá thành đơn vị của bán thành phẩm:
40585800
Giá thành đơn vị = = 1844809.1
BTP 22
Bước 2: Tại phân xưởng Cơ khí:(Biểu 2-15b)
Chỉ tiêu
Số lượng
Tiền
Gía trị sản phẩm DD đầu kì(e)
0
0
. Vật tư nhận chính trong kì(f)
22
40585800
1.Chi phí NVLTT: (c)
28233425,8
+ Vật tư chính tiêu hao trong kì:(g)
25296181,8
+ Vật tư phụ:
0
+ TBCN :
87244
+ Chi phí khác và vật tư tự mua
2850000
2. Chi phí NCTT: (d)
5768400
Gía thành sản phẩm hoàn thành(c+d)
20
33991825,8
Gía trị sản phẩm DD cuối kì(e+f-g)
2
15289618
Bán thành phẩm xuất từ kho hoặc chuyển từ phân xưởng Gia công nóng sẽ được gia công tiếp để trở thành sản phẩm, kế toán căn cứ vào Bảng thanh toán hợp đồng sản xuất và giá thành sản phẩm của phân xưởng gia công nóng và phân xưởng cơ khí 3 để lập bảng tính giá thành thành phẩm nhập kho (Biểu số2-16).
Chỉ tiêu
Số lượng
Tiền
Số lượng thành phẩm nhập kho
20
1.Chi phí NVLTT:(n)
+ Vật tư chính tiêu hao trong kì
54138181,82
+ Vật tư phụ:
2578000
+ TBCN :
407244
+ Chi phí khác và vật tư tự mua
4825800
2. Chi phí NCTT: (m)
12628400
3. Chi phí SXC :(p)
11996980
cộng giá thành thành phẩm(n+m+p)
86574605,82
Giá thành một bộ
BRCX Benla
=
86574605,82
20
= 4328730,3
Quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại xí nghiệp được khái quát theo sơ đồ 2-19
Chương 3
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại xí nghiệp cơ khí 79
3.1. Nhận xét đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp cơ khí 79
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công việc thường xuyên và rất quan trọng. Nắm bắt tốt công tác này sẽ giúp cho doanh nghiệp theo sát, phân tích, đánh giá được kế hoạch chi phí , giá thành cũng như tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí , tình hình sử dụng tài sản, vật tư lao động tiền vốn …Từ đó mà doanh nghiệp có thể khai thác huy động mọi khả năng để mở rộng sản xuất và nâng cao năng suất lao động , hạ giá thành sản phẩm. Với ý nghĩa như trên, việc hoàn thiện công tác kế toán luôn được các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu trong quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
3.1.1. Những ưu điểm cơ bản
Cùng với xu hướng thay đổi của nền kinh tế, những năm gần đây hoạt dộng của Xí nghiệp đã có những chuyển biến tích cực. Điều này được thể hiện rõ qua việc sắp xếp lại bộ máy quản lý, lực lượng lao động ở mọi bộ phận và những nỗ lực của đội ngũ công nhân viên toàn nhà máy để khắc phục khó khăn, vươn lên tự khẳng định mình. Trong quá trình ấy, hệ thống kế toán tài chính không ngừng được đổi mới hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức và phương pháp kế toán, điều này thể hiện rõ qua những ưu điểm sau:
Thứ nhất, là sự hoạt động đã và đang có hiệu quả của bộ máy kế toán đảm bảo chức năng xử lý, cung cấp, kịp thời các thông tin cần thiết cho ban giám đốc và các bộ phận liên quan. Thành công này trước hết là do nỗ lực của đội ngũ cán bộ phòng kế toán với bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ cao. Chỉ với năm người đảm nhận một khối lượng công việc rất lớn: từ ghi chép sổ sách, lập báo cáo, kiểm kê sản phẩm hàng hoá đến việc giao dịch với khách hàng, cấp trên…
Cơ cấu bộ máy kế toán được tổ chức một cách hợp lý, có sự phân công phân nhiệm chuyên môn hoá cao các phần hành tạo điều kiện cho các kế toán viên nâng cao trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm trong công việc và có thể giám sát lẫn nhau từ đó nâng cao hiệu quả chung. Thêm vào đó vơí bộ máy kế toán gọn nhẹ, thích ứng nhanh với những thay đổi là cơ sở để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại Xí nghiệp.
Thứ hai, trong điều kiện thực tế của công tác kế toán hiện nay, việc áp dụng hình thưc Nhật Ký Chứng Từ là rất phù hợp để phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh. Với đặc điểm đa dạng, phức tạp, với yêu cầu cao của việc quản lý sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn và việc thực hiện kế toán thủ công thì các bảng kê, nhật ký chứng từ, các bảng phân bổ là thích hợp nhất để theo dõi và cung cấp số liệu về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản.
Hơn nữa, phòng kế toán đã sử dụng khá đầy đủ hệ thống chứng từ sổ sách theo đúng qui định của Bộ Tài Chính .Công tác hạch toán ban đầu được theo dõi một cách chặt chẽ đảm bảo tính chính xác của số liệu. Quá trình luân chuyển chứng từ, sổ sách giữa phòng kế toán với thống kê các phân xưởng và thủ kho được tổ chức nhịp nhàng, quy củ tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện chức năng giám sát, đặc biệt là cho việc hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Thứ ba, việc sử dụng Bảng kế hoạch giá thành và giá bán sản phẩm giúp cho công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tiến hành thuận lợi, giúp cho việc theo dõi tình hình kế hoạch giá thành tại xí nghiệp từ đó đề ra biện pháp, phương hướng nhằm phát hiện khả năng tiềm tàng và đặc biệt là đề xuất những giải pháp để không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Bảng này được xây dựng dựa trên cơ sở số liệu thực tế phát sinh qua các năm và đã tính đến những biến động có thể có trong kì, do vậy đạt được độ chính xác cao. Nó là căn cứ để xuất vật tư từ các kho chính cho các phân xưởng sản xuất, tính lương sản phẩm và đưa ra những quyết định về giá bán sản phẩm khi ký hợp đồng với khách hàng.
Thứ tư, với kì tính giá thành theo từng tháng, những thông tin cần thiết được cung cấp kịp thời. Chính những thông tin này là cơ sở của Bảng kế hoạch giá thành và giá bán sản phẩm đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho Xí nghiệp có khả năng thích ứng nhanh với những biến động trên thị trường mà có những quyết định nhanh chóng hợp lý, phát huy lợi thế lớn của đơn vị trong quá trình kinh doanh. Hơn nữa, việc phân tích giá thành thực tế hàng tháng cho phép tìm ra những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp dẫn đến sự biến động của giá thành. Và cũng thông qua đó mà nhà nhà quản lý đưa ra những biện pháp thích hợp để giải quyết nhằm tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành .
Thứ năm, các hình thức trả lương của đơn vị đảm bảo tính công bằng, hợp lý và khuyến khích tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc. Điều này thể hiện ở hình thức trả lương theo sản phẩm, các định mức tiền lương được xây dựng chi tiết tỉ mỉ giúp cho việc tính lương dễ dàng, chính xác và đặc biệt việc tính lương sản phẩm này cũng chỉ áp dụng đối với sản phẩm đúng qui cách, chất lượng kiểm nghiệm nhập kho, do đó đã tạo cho người lao động ý thức được tầm quan trọng của chất lượng công việc, giảm thiểu các chi phí cho sản phẩm hỏng. Đối với bộ phận gián tiếp phân xưởng việc trả lương theo thời gian găn với KQKD vừa phản ánh được năng lực làm việc của họ lại vừa khuyến khích được tinh thần làm việc của bộ phận này .Còn nhân viên các phòng ban thì việc trả lương theo thời gian gắn với kêt quả kinh doanh trên cơ sở chức danh công tác là chính sách khuyến khích những người có trình độ nghiệp vụ và khả năng lãnh đạo để họ có thể phát huy hết khả năng của mình hoàn thành tốt công việc được giao.
Thứ sáu là , phương pháp tính trị giá vật tư xuất kho của doanh nghiệp hiện nay là pp bình quân cả kì tuy phương pháp này có nhược diểm là phải đến cuối kì mới tính được đơn giá từ đó mới tính được trị giá thực tế của sản phẩm xuất kho ,nhưng nó lại có ưu điểm là khối lượng tính toán sẽ được giảm đi so với các phương pháp khác. Điều này rất cần cho doanh nghiệp trong tình hình hiện nay khi mà doanh nghiêp chưa áp dụng hình thức kế toán máy vào phục vụ cho công tác kế toán, việc tính toán ghi chép hoàn toàn thủ công .Cách tính này thực sự đã làm cho việc tính toán được giảm nhiều, tránh được sai sót không đáng có.
3.1.2. Những tồn tại và nhược điểm cần hoàn thiện
Nhìn chung, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho công tác này xét trên cả hai khía cạnh tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán qui định chung và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Tuy nhiên, công tác kế toán của xí nghiệp vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và còn nhiều khó khăn đang ở phía trước. Một số tồn tại trong công tác kế toán cần được khắc phục như: phương pháp tính trị giá vật liệu xuất kho, kĩ thuật tính giá thành thành phẩm nhập kho, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì....
3.2 Một số vấn đề cần hoàn thiện về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp cơ khí 79:
3.2.1 Hoàn thiện kế toán công cụ dụng cụ của xí nghiệp
Tại xí nghiệp, chi phí công cụ dụng cụ phát sinh thường xuyên và có khối lượng khá lớn trong quá trình sản xuất. Đối với chi phí này, khi phát sinh kế toán tập hợp chi phí vào TK627, cuối kì phân bổ cho các sản phẩm cùng loại các chi phí sản xuất chung khác. Vì vậy giá trị của tất cả các loại công cụ dụng cụ đều được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong một kì. Cách làm này tuy gọn nhẹ nhưng không phản ánh được đúng đối tượng chịu chi phí. Tại đây có khá nhiều công cụ dụng cụ có giá trị lớn, phục vụ nhiều kì sản xuất kinh doan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32426.doc