Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 3

1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất. 3

1.1.1.Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 3

1.1.1.1. Chi phí sản xuất và sự cần thiết phải tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp sản xuất. 3

1.1.1.2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất và sự cần thiết phải tính giá thành sản phẩm. 4

1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 5

1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 6

1.2. Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 6

1.2.1.Phân loại chi phí sản xuất. 6

1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động và công dụng kinh tế. 6

1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 7

1.2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với khoản mục báo cáo tài chính. 7

1.2.1.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh. 8

1.2.1.5. Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí. 8

1.2.1.6. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. 8

1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 9

1.2.2.1 Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành. 9

1.2.2.2.Căn cứ vào phạm vi tính toán. 9

1.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 9

1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 9

1.3.2. Đối tượng tính giá thành. 10

1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. 10

1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 11

1.4.1.Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp. 11

1.4.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 12

1.4.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. 13

1.4.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. 14

1.5. Đánh giá sản phẩm làm dở. 14

1.5.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVL trực tiếp. 14

1.5.2. Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 15

1.5.3. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức. 16

1.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 16

1.6.1. Phương pháp tính giá thành phân bước. 16

1.6.2. Phương pháp tính giá thành giản đơn. 17

1.6.4. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ. 17

1.6.5. Phương pháp tính giá thành theo định mức. 18

1.6.6. Phương pháp tính giá thành tỷ lệ. 18

1.6.7.Phươngpháp tính giá thành theo hệ số. 19

1.7. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy. 19

1.7.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán. 19

1.7.2. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm trong điêù kiện sử dụng phần mềm kế toán. 20

1.7.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 21

1.7.3.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp. 22

1.7.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. 23

1.7.3.3. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ. 23

1.7.3.4. Kế toán giá thành sản phẩm. 23

CHƯƠNG 2 24

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP CƠ ĐIỆN LẠNH ERESSON. 24

2.1. Đặc điểm chung của công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 24

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 24

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 25

2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình sản xuất sản phẩm chính. 26

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty. 27

2.2. Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 30

2.2.1.Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 30

2.2.1.1.Đặc điểm của CPSX của công ty. 30

2.2.1.2. Phân loại CPSX của công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 31

2.2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 31

2.2.1.4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 32

2.2.1.6. Chi phí ăn ca trực tiếp. 52

Tổng cộng 52

Tổng cộng 53

2.2.1.7. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. 53

2.2.2. Đánh giá sản phẩm làm dở. 54

2.2.3. Kế toán tính giá thành sản phẩm ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 55

2.2.3.1.Đối tượng tính giá thành. 55

2.2.3.2. Kỳ tính giá thành. 56

2.2.3.3. Phương pháp tính giá thành. 56

CHƯƠNG 3 57

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP CƠ ĐIỆN LẠNH ERESSON. 57

3.1. Nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty. 57

3.2. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm củng cố hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 60

kết luận 65

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p dữ liệu vào các ô cần thiết ngầm định sẵn. Kế toán chi phí nguyên vật liệu thường xuyên phải sử dụng đến chứng từ xuất vật liệu. Khi nhập liệu phiếu xuất kho, người sử dụng thường chỉ nhập số lượng xuất là bao nhiêu, còn trị giá xuất kho là do máy tự động tính theo công thức doanh nghiệp đã ngầm định. - Định khoản: là cách thức tính toán, xem xét một nghiệp vụ kế toán phát sinh để quyết định đúng đắn nghiệp vụ ấy cần sử dụng tài khoản nào và tài khoản được sử dụng như thế nào, hoặc bên Nợ, hoặc bên Có. Nguyên tắc định khoản tạo ra mối liên hệ đối ứng giữa các tài khoản. - Công tác mã hoá: là việc xác lập một tập hợp những hàm thức mang tính quy ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với tập hợp những đối tượng cần biểu diễn, nhằm mục đích nhận diện dứt khoát, không nhầm lẫn một mẫu tin trong một tập hợp tin hay một cá thể trong một tập thể. * Nhập dữ liệu: - Thông thường, đối với kế toán CPNVLTT thì việc nhập các dữ liệu cố định, khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục mà liên quan đến các phần hành kế toán trước, chỉ trừ khi bổ sung, mở rộng quy mô thêm vào danh mục. - Người sử dụng nhập dữ liệu phát sinh kỳ báo cáo sau khi vào màn hình nhập liệu, xem thông báo và hướng dẫn khi nhập, người sử dụng thực hiện thao tác quy trình nhập liệu mới. * Xử lý dữ liệu: Nếu thao tác sai, nhầm lẫn thì người sử dụng phải thành thạo quy trình sửa, xoá hoặc phục hồi dòng dữ liệu. * Xem, in sổ sách, báo cáo: Người sử dụng nên hiểu được mối quan hệ giữa các sổ sách, báo cáo và tìm hiểu quy trình xử lý, luân chuyển sổ và số liệu của phần mềm doanh nghiệp đang áp dụng. 1.7.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các bước thực hiện đối với hai phần hành kế toán này được thực hiện tương tự như quá trình kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, gồm các bước cơ bản: xử lý nghiệp vụ, nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu và in sổ sách báo cáo. 1.7.3.3. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ. Các phần mềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế một chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154. Nếu tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục phân xưởng. Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục, phần mềm có thể xây dựng danh mục các khoản mục chi phí, kết hợp với các tài khoản chi phí để tập hợp các chi phí vào các sổ sách, báo cáo theo các khoản mục. Từ đó, lấy số liệu lên bảng tính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản mục. Khi nhập dữ liệu, các chi phí phát sinh phải chia ra khoản mục chi phí để chương trình tập hợp. 1.7.3.4. Kế toán giá thành sản phẩm. * Kiểm kê, đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: Phần mềm kế toán không thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy, kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình. * Quá trình thực hiện tính giá thành: - Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ (hoặc máy tự chuyển từ cuối kỳ trước) - Tập hợp chi phí: Máy tự động tập hợp. - Cập nhật sản xuất sản phẩm trong kỳ và làm dở cuối kỳ. - Tổng hợp số liệu. - In báo cáo. Chương 2 Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 2.1. Đặc điểm chung của công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON được thành lập năm 1986 trực thuộc viện khoa học Việt Nam, ban đầu công ty được thành lập với tên giao dịch là ELFRIME, với chức năng kinh doanh chính là sản xuất lắp đặt các công trình cơ điên lạnh, chế biến thực phẩm như bia, rượu, nước giải khát có gas…cơ sở sản xuất ban đầu của ELFRME có 1.000m2 nhà xưởng ở trong khu đô thị Hà Nội. Ngay sau khi luật doanh nghiệp Việt Nam lần đầu tiên được ban hành công ty đã hoàn tất các thủ tục chuyển đổi và trở thành công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên (có 3 thành viên) với số vốn điều lệ là 15.456.280.000 đồng (Mười lăm tỷ bốn trăm năm mươi sáu triệu hai trăm tám mươi ngàn đồng). Năm1992 công ty chính thức đi vào hoạt động với quy mô lớn và phát triển mạnh, đến năm 1998 công ty đã mua được 5000m2 đất tại khu công nghiệp Mỹ Đình để bố trí xây dựng cơ sở sản xuất chính. Từ năm 2000 công ty đã bắt đầu sử dụng tên giao dịch mới là ERESSON, đến năm 2003 công ty có thêm 27.000m2 đất để nối dài mảnh đất hiện có và đầu năm 2004 công ty có thêm 27.000m2 xây dựng nhà máy liên doanh nhằm chủ yếu sửa chữa thiết bị chất lượng cao xuất khẩu sang Nga và một số nước khác. Hiện nay công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON là công ty chuyên khảo sát thiết kế chế tạo các thiết bị chế biến thực phẩm( như bia, rượu sữa), điều hoà không khí, lò hơi, kinh doanh các mặt hàng inox… Đặc biệt từ năm2001 đến nay công ty đã cho ra sản phẩm mới là dây chuyền thiết bị sản xuất bia tươi nhà hàng mang thương hiệu ERESSON, toàn bộ dây chuyền thiết bị sản xuất bia nhà hàng đều được ERESSON sản xuất tại Việt Nam và có thể tự động hoàn toàn. Đây là bước đột phá mới trong chiến lược chinh phục khách hàng của ERESSON tại Việt Nam và quốc tế. Trong tương lai công ty có kế hoạch thiết lập quan hệ liên doanh hợp tác sản xuất với các nhà công nghệ và sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực để chế tạo và phân phối các sản phẩm với độ tin cậy cao với mục tiêu là trở thành nhà cung cấp thiết bị hàng đầu ở Việt Nam và các nước Đông Nam á trong lĩnh vực bia, sữa, nước giải khát và chế biến thực phẩm, công nghệ xử lý môi trường để tiến tới xuất khẩu sang, Nga và EU. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. Để đảm bảo cho việc tổ chức và quản lý sản xuất có hiệu quả, bộ máy quản lý của công ty đựơc tổ chức dưới dạng trực tuyến, bộ máy quản lý gọn nhẹ thể hiện qua sơ đồ tổ chức: Giám Đốc Phó Giám Đốc P. nhân sự và pháp chế P. dự án Kỹ thuật P. Kế hoạch Xưởng sản xuất (Ban điều hành) P.Thương mại Tổ 3 Tổ 1 Tổ 2 Tổ điện P.Kế toán tổng hợp Người đứng đầu các phòng nghiệp vụ là các trưởng phòng, đứng đầu ban điều hành xưởng sản xuất là Quản đốc, đứng đầu các tổ là các tổ trưởng. Ban Giám đốc bao gồm 1 Giám đốc và một phó Giám đốc. - Giám Đốc là người đứng đầu công ty đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh , có quyền tổ chức bộ máy quản lý đảm bảo gọn nhẹ và có hiệu lực.Giám đốc có Phó Gíam đốc giúp việc và Kế toán trưởng do Giám đốc đề nghị. -Phòng kế toán tài chính: Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng hợp kết qủa kinh doanh ,lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch và cung cấp các thông tin kịp thời cho việc ra quyết định của Giám đốc, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình sản xuất sản phẩm chính. Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON là một công ty chuyên thiết kế, chế tạo, lắp đặt các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho các ngành chế biến thực phẩm như các nồi nấu rượu, hệ thống nấu bia tươi, các tank lên men…Các sản phẩm của công ty có giá trị rất lớn, chu kỳ sản xuất dài khoảng 2-3 tháng mới hoàn thành có khi sản phẩm 1-3 năm sản phẩm mới hoàn thành. Do vậy không thể sản xuất hàng loạt mà chỉ sản xuất đơn chiếc theo ĐĐH, chỉ khi nào hợp đồng sản xuất được ký kết giữa khách hàng và công ty thì sản phẩm đó mới tiến hành đưa vào sản xuất. Phiếu xuất kho vật liệu Phiếu theo dõi lao động Mức phân bổ chi phí sx chung Đơn đặt hàng Thiết kế bản vẽ Báo giá cho khách hàng Lệnh sản xuất Quá trình xử lý theo ĐĐH : Số dư của một khách hàng Từ ĐĐH của khách hàng phòng dự án triển khai cho phòng kỹ thuật thiết kế bản vẽ về các Tank bia, nồi bia với các chi tiết kỹ thuật, thông số kỹ thuật quy cách được mô tả trong hợp đồng và phụ lục hợp đồng. Sau đó phòng kỹ thuật kế hoạch nghiệm thu công trình thông báo cho phòng kế toán để phòng kế toán báo giá và tiến hành thanh toán với khách hàng và ban điều hành các phân xưởng phổ biến cho các tổ các tổ trưởng cho các tổ triển khai chế tạo thiết bị. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: NVL ( Inox tấm, ống, cuộn) Cắt Uốn, hàn Mài Lắp ráp các phụ kiện Đánh bóng Hoàn chỉnh Thành phẩm Sau khi sản phẩm hoàn thành được bộ phận kỹ thuật của công ty kiểm tra về chất lượng về định mức kỹ thuật và sai số kỹ thuật cho phép mới được trao cho khách hàng. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty. Tổ chức công tác kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu tập trung tại phòng kế toán của công ty. Tại đây công tác quản lý kinh tế tài chính của công ty được hạch toán chung cho toàn công ty, các tổ không có bộ phận kế toán riêng. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất tổ chức quản lý mà công ty tổ chức bộ máy kế toán đơn giản gọn nhẹ. Phòng kế toán của công ty gồm 6 người, đứng đầu là Kế toán trưởng đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc công ty. Trong quá trình hạch toán của công ty mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm một phần hành cụ thể tạo thành mắt xích quan trọng trong dây chuyền hạch toán. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán công nợ phải thu, 1 kế toán thanh toán, 1 kế toán vật tư, và 1 thủ quỹ. . Tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán thanh toán .oan Kế toán công nợ Kế toán vật liệu. Kế toán tổng hợp * Hệ thống chứng từ kế toán công ty sử dụng: Để theo dõi các hoạt động tài chính diễn ra hàng ngày công ty sử dụng hệ thống chứng từ do BTC ban hành thống nhất: Phiếu thu (01-TT), phiếu chi (02-TT) giấy đề nghị tạm ứng (03-TT), bảng thanh toán tiền lương (02-LĐTL), phiếu nhập kho (01-VT), phiếu xuất kho (02-VT)…Bên cạnh đó công ty còn sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do BTC ban hành theo quy định số1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của BTC. Với hình thức chứng từ ghi sổ kế toán sử dụng các loại sổ sau: -chứng từ ghi sổ. - Sổ cái. - Sổ chi tiết. -BCĐKT. B01-DN -BCKQKD. B02-DN -Lưu chuyển tiền tệ B03-DN -Thuyết minh BCTC B04- DN * Hình thức kế toán công ty đang áp dụng: Đáp ứng nhu cầu xử lý, cung cấp thông tin, và phù hợp với đặc điểm của công ty, công ty đã sử dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” Với hình thức sổ Chứng từ ghi sổ. Quy trình được phản ánh ở sơ đồ sau: Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối Số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng Tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu phát sinh Sổ, thẻ kế toán chi tiết Với nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ việc áp dụng kế toán máy vào quản lý hạch toán là rất hợp lý và mang lại hiệu quả cao trong công việc.Để phù hợp và đơn giản hoá công tác quản lý hạch toán kế toán cũng như việc sử dụng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp công ty đã sử dụng FAST ACCOUNTING. Với các phân hệ nghiệp vụ : -Hệ thống kế toán tổng hợp. - Hệ thống kế toán tiền mặt, TGNH. - Hệ thống bán hàng và công nợ phải thu. -Hệ thống mua hàng và công nợ phải trả. - Hệ thống kế toán hàng tồn kho. - Hệ thống kế toán chi phí giá thành. -Hệ thống TSCĐ. Đối với hạch toán sử dụng phần mềm kế toán, quan trọng nhất là khâu thu thập xử lý loại chứng từ và định khoản kế toán. Đây là khâu đầu tiên của quá trình hạch toán sử dụng phần mềm kế toán và là khâu quan trọng nhất vì kế toán chỉ vào dữ liệu cho máy đầy đủ và chính xác còn thông tin đầu ra các loại báo cáo kế toán đều do máy tự xử lý thông tin, tính toán và đưa ra các loại bảng khi cần in. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kỳ hạch toán của công ty là 1 tháng. Kế toán tiến hành tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Riêng kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành thì trình tự kế toán phần mềm được tiến hành theo các bước: 1.Chuẩn bị. Thu thập, xử lý các tài liệu, chứng từ cần thiết, kịnh khoản kế toán. 2.Nhập dữ liệu cho máy. Nhập thông tin về các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ (trong đó bao gồm các thông tin về phát sinh chi phí, giá thành). 3.Khai báo yêu cầu với máy. 4. Máy xử lý thông tin và chuẩn bị theo yêu cầu. 5. In sổ sách và báo cáo theo yêu cầu. 2.2. Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. CPSX và giá thành là hai chỉ tiêu có có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp. 2.2.1.Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 2.2.1.1.Đặc điểm của CPSX của công ty. Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON là công ty chuyên sản xuất theo các ĐĐH của khách hàng về các sản phẩm nhủ hệ thống tank lên men, hệ thống lạnh… trong một tháng số CPSX bỏ ra thường lớn mà chu kỳ sản xuất của sản phẩm thường rất dài, chi phí ở mỗi tháng được bỏ ra theo kiểu gối đầu. Do vậy số sản phẩm dở dang ở cuối mỗi tháng thường rất lớn, các chi phí này được bù đắp lại khi sản phẩm hoàn thành đã bàn giao cho khách hàng.Vì vậy đòi hỏi kế toán CPSX cần tích cực để đảm bảo nắm chắc các khoản chi phí bỏ ra đúng định mức sản xuất để có biện pháp giảm tới mức tối đa có thể các chi phí tiêu hao giúp cho công ty có hiệu quả sử dụng vốn cao. 2.2.1.2. Phân loại CPSX của công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. Để quản lý tốt CPSX là kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí các doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại CPSX. ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON gồm nhiều loại có tính chất kinh tế khác nhau. Để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý và đáp ứng yêu cầu tính giá thành sản phẩm công ty tiến hành phân loại CPSX thành các khoản mục sau: Chi phí ăn ca. Chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất dở dang. Ngoài ra để phục vụ cho việ thuyết minh BCTC chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phân chia thành: Chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí KHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền chi phí khác. Hiện nay doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Doanh nghiệp sử dụng các tài khoản: TK152,153,214,338. TK622-chi phí ăn ca trực tiếp. Tất cả các chi phí phát sinh được phản ánh tập hợp vào TK154, để tính giá thành sản phẩm khi sản phẩm hoàn thành và xác định số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ. TK154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.Chi tiết: TK1540:CPSXKDD vật tư. TK1541: CPSXKDD tiền lương. TK1542: CPSXKDD tiền ăn ca. TK1543: CPSXKDD nhân công khoán ngoài TK1544: CPSXKDD KHTSCĐ TK1545: CPSXKDD CCDC phân bổ dần. TK1547: CPSXKDD thuê gia công dịch vụ mua ngoài. TK1548 CPSXKDD chi phí xăng dầu. Ngoài ra kế toán tập hợp CPSX được phản ánh tập hợp chi phí còn sử dụng các tài khoản khác như TK111,112,141,331,131… 2.2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. Đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất đơn chiếc theo ĐĐH, các sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ cho các ngành chế biến thực phẩm là nhiều, hơn nữa sản phẩm của công ty có chu kỳ sản xuất dài, chi phí đưa vào sản xuất sản phẩm lớn chính vì vậy công ty không thể sản xuất đại trà mà chỉ tiến hành sản xuất đơn chiếc từng sản phẩm theo yêu cầu ĐĐH của khách hàng. chẳng hạn khi có ĐĐH là hệ thống tank bia thì phòng kỹ thuật sẽ gửi bản vẽ thiết kế đến các ban điều hành các phân xưởng. Dựa vào đặc điểm sản xuất của công ty kế toán công ty xác định đối tượng kế toán CPSX là từng ĐĐH, từng công trình, hạng mục công trình và điều đó đã chi phối đến tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp, đối tượng tập hợp chi phí trùng đối tượng tính giá thành. 2.2.1.4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Đây là toàn bộ tiền, NVL, tiền lương, và các khoản BHXH,BHYT của công nhân sản xuất trực tiếp. Công ty không tập hợp tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp vào TK622 mà tập hợp thẳng vào TK154, cũng không tập hợp chi phí NVL trực tiếp vào TK621 mà tập hợp thẳng TK154 và các khoản chi phí bằng tiền không tập hợp vào TK627 mà tập hợp thẳng vào TK154.Trừ chi phí ăn ca trực tiếp được tập hợp vào TK622 sau đó được kết chuyển sang TK154. *Chi phí NVL trực tiếp: Chứng từ sử dụng: Chứng từ ghi sổ, Hoá đơn Thuế GTGT, Phiếu xuất kho. NVL của công ty bao gồm: -NVL chính: Inox cuộn, ống, tấm… -NVL phụ: Ráp vỉ, que hàn,đồng hồ áp lực, que điện cực… -Năng lượng: Điện… - Nhiên liệu: Xăng, dầu… Nguyên tắc sử dụng vật liệu xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất nghĩa là phải căn cứ vào lệnh sản xuất của ban lãnh đạo công ty. Khi có lệnh sản xuất bộ phận quản lý các tổ- quản đốc tiến hành lập kế hoạch sản xuất và yêu cầu xuất vật tư của từng tổ trưởng. Hàng ngày thủ kho có nhật ký nhập xuất ghi số lượng, đơn giá và chỉ cho từng công trình nào và thủ kho viết phiếu xuất kho. Đến cuối ngày thủ kho lập bảng kê xuất vật tư từng công trình, sau đó căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán vật liệu hạch toán vào từng công trình. Phiếu xuất kho được lập theo mẫu: Phiếu Xuất Kho Số16/3 Mẫu số 02-VT Ngày2/12/2004. Nợ: QĐsố:1141TL/CĐKT Có: Ngày1/11/1995 củaBTC - Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Quyết Tiến. Địa chỉ bộ phận:Tổ 2 -Lý do xuất kho:…………………….. -Xuất tại kho: Hệ nấu A Châu. STT Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư. Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1. Inox 10 ly kg 144 20952 3.017.088 2. Bông thủy tinh kg 900 1800 1.620.000 3. Ráp vỉ Cái 6 14000 84.000 4. Bép cắt Bộ 1 160.000 5. Que điện cực Que 1 216.000 6. Đá cắt180 Viên 1 17.000 7. Ráp đĩa trụ Cái 1 95.000 Cộng 5.209.088 Cộng thành tiền (bằng chữ ):…………………. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách Người nhận Thủ kho cung tiêu Phiếu xuất kho được chia làm hai liên: một liên lưu tại cuống và một liên kẹp vào chứng từ thuế. Khi xuất kho NVL để sản xuất sản phẩm công ty sử dụng phương pháp đích danh để tính trị giá vật tư xuất kho, nghĩa là khi xuất kho vật tư thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá thực tế của vật liệu đó để tính trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho. Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng TK152 và TK154( chi tiết 1540) và ở công ty áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp ngay từ khi các phiếu xuất kho đã ghi rõ đối tượng sử dụng NVL, chi tiết cho từng ĐĐH từng công trình, hạng mục công trình. Cuối tháng phiếu xuất kho được kế toán vật liệu vào bảng “Bảng phân tích xuất vật tư” và tổng hợp số tiền cho từng công trình.(phụ biểu số 1). Căn cứ vào đó kế toán theo dõi và ghi định khoản: Nợ TK 1540: 1.589.868.683 Nợ TK 6272: 8.594.000 Nợ TK 6421: 2.760.000 Nợ TK 6322: 700.000.000 Có TK 152: 2.301.222.683 Sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ Số: 09 Ngày 31 tháng 12 năm 2004. Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Xuất vật tư cho các công trình: Hệ nấu á Châu 1540 152 732.340.080 Hệ nấu BaLan 1540 152 48.809.000 Hệ nấu NaDa 1540 152 16.425.125 Hệ thống Tank TL-QN 1540 152 48.888.320 Sản xuất chung xưởng 6272 152 8.594.000 Quản lý chung 6421 152 2.760.000 Tank Việt Đức-QN 1540 152 47.900.086 Tank Lan Hương-QN 1540 152 84.750.880 Bồn M. cái 200lit BHUE 6322 152 700.000.000 …….. …. …. ….. …. Cộng 2.301.222.683 Cộng 1540: 1.589.868.683 Cộng 6272: 8.594.000 Cộng 6421: 2.760.000 Cộng 6322: 700.000.000 Người lập Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để kế toán tổng hợp nhập số liệu vào phần mềm: Trên màn hình giao diện chọn “kế toán bán hàng và công nợ phải thu”. Chọn “cập nhật số liệu” vào “bút toán bù trừ công nợ giữa hai khách hàng”. Khi đó máy sẽ hiện lên màn hình và kế toán nhập số liệu vào, ấn “chấp nhận” Số chứng từ : 09 Từ ngày: 01/12/ 2004 Đến ngày:31/12/2004 Tỷ giá: Diễn giải: Phân bổ chi phí cho từng đối tượng sử dụng. Tên sản phẩm Tài khoản Phát sinh Nợ Phát sinh Có Mã vụ việc HNAC 1540 732.340.080 HNBL 1540 48.809.000 HNNADA 1540 16.425.125 HTTKTL 1540 48.888.320 INOXMC 1540 70.800.660 DCBTHL 1540 48.572.500 … … … Sau đó vào sổ chi tiết TK154. Chương trình tự động kết chuyển sang TK1540 TK152 đối ứng với các TK1540 (chi tiết cho từng ĐĐH), TK6272, TK642. *Chi phí nhân công : Hình thức trả lương cho công nhân sản xuất là trả theo lương thời gian. Lương thời gian là hình thức tính lương theo thời gian làm việc cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động, ngoài ra còn có các khoản thêm như lương công trình, lương chủ nhật. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK334,154. Các chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công do nhân viên quản lý tổ theo dõi hàng ngày và ghi. Hàng ngày số công nhân và nhân viên quản lý nghỉ hay đi làm đều được theo dõi chặt chẽ trên bảng chấm công, cuối tháng được tổng hợp số ngày công của từng công nhân ở từng tổ sản xuất và gửi lên phòng kế toán để tính lương. Căn cứ vào số tiền lương phải trả cho người lao động hàng tháng kế toán tiền lương xác định để lập bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán lương cho người lao động được căn cứ vào bậc lương và số công làm việc, lương chủ nhật và các khoản trừ vào lương như BHYT, BHXH mà người lao động phải nộp. Các khoản này được khấu trừ trực tiếp vào số tiền lương thực tế của người lao động thực lĩnh còn tiền ăn ca thì được hạch toán vào TK622- chi phí ăn ca trực tiếp. Cụ thể tháng 12/2004 căn cứ vào bảng chấm công kế toán lập bảng thanh toán lương ở các tổ sản xuất số 1 như sau:( phụ biểu 2) Với cách tính lương như sau: Lương thực lĩnh= Tổng lương - BHXH, BHYT Tổng lương= Lương cơ bản x (h/s Lương Nhà Nước+ h/s công ty) x x số ngày công/30 + Lương Chủ nhật + Lương công trình. Ví dụ : Như trong trường hợp lương của ông Nghiêm Văn Hợi Lương cơ bản quy định của Nhà Nước, với hệ số lương Nhà Nước là1.4 Hệ số lương của công ty là 8,945 với số ngày công làm là 20 ngày Nên số tiền công: 290.000 x (1,4+8,945) x 20/30=2000.000đ Ngày chủ nhật làm thêm 3 công= 450.000đ Lương công trình 23 ngày với 10.000đ/ ngày=23 x 10.000 = 230.000đ Tổng tiền lương =2000.000+450.000+230.000 = 2680.000đ Hàng tháng căn cứ vào quỹ lương kế toán thực hiện trích các khoản BHYT, BHXH theo Nhà nước quy định. -Trích 20% BHYT, BHXH trên tổng tiền lương cơ bản của công nhân viên, trong đó: 15% BHYT, BHXH tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 5% khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên. -Trích 3% trên tổng lương cơ bản của công nhân viên trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1% khấu trừ vào lương của công nhân viên. Doanh nghiệp không thực hiện trích kinh phí công đoàn. Như vậy công ty sẽ khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên số tiền BHXH, BHYT là 6% trên tiền lương cơ bản. Như trường hợp của ông Nghiêm Văn Hợi phải đóng số tiền BHXH, BHYT là: 290.000 x 1,4 x 6%=24.360đ. Do vậy số tiền thực lĩnh của ông là 2656.000đ. Còn 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh thì kế toán định khoản: 7.730.240 Nợ TK6276 Có TK338 Tổng hợp bảng thanh toán lương của tổ 1, tổ 2, tổ 3, tổ điện có tổng số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp là Kế toán định khoản là: 206.760.000 Nợ TK1541 Có TK334 Điều đáng chú ý là chi phí công nhân sản xuất và nhân viên quản lý xưởng của công ty ngay từ đầu không thể tập hợp trực tiếp cho từng ĐĐH, công trình chỉ có một số thuê nhân công ngoài thì tập hợp trực tiếp cho từng công trình, ĐĐH. Từ tình hình cụ thể đó mà chi phí nhân sản xuất trực tiếp và nhân viên quản lý phân xưởng được tập hợp sau đó phân bổ cho từng ĐĐH công trình theo tiêu thức chi phí vật tư xuất dùng, công thức: Hệ số phân Lương CNSX các tổ và lương nhân viên quản lý phân xưởng bổ lương cho = từng ĐĐH Chi phí vật tư xuất dùng Sau đó sẽ được phân bổ ngược trở lại cho từng ĐĐH Lương phân bổ cho từng ĐĐH = Hệ số phân bổ cho từng ĐĐH Chi phí vật liệu của từng ĐĐH == xx Ví dụ như: Hệ số phân bổ cho từng ĐĐH = = 0,0898 Số phân bổ cho Hệ nấu á Châu = 732.340.080 x 0,0898 = 65.764.139 Bảng phân bổ tiền lương cho các đối tựợng sử dụng. Tháng 12/2004. STT Tên hạng mục. TKĐƯ Tiêu thức PB(VT) Số tiền Ghi chú 1 Hệ nấu á Châu 1541 732.340.080 65.764.139 2 Hệ nấu Ba Lan 1541 48.809.000 4.383.048 3 Hệ nấu NADA 1541 16.425.125 1.474.976 4 Hệ thống tank TL 1541 48.888.320 4.390.171 5 Inox Mộc Châu 1541 70.800.660 6.357.899 D/c bia Tân Hoàng Lâm 1541 48.572.500 4.361.810 …………… ……. ………….. Tổng cộng 2.301.222.683 206.760.000 Cộng 1541: 206.760.000 Sau khi tính toán chi phí nhân công phân bổ cho từng ĐĐH thì kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ vào phần mềm kế toán để kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK1541, chi tiết cho từng công trình. Chứng từ ghi sổ Số :12 Ngày 31/12/2004 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú STT Ngày Nợ Có Phân bổ cho các công trình Hệ nấu á châu 1541 334 65.764.139 Hệ nấu Ba Lan 1541 334 4.383.048 Hệ nấu NaDa 1541 334

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA3 (3).doc
Tài liệu liên quan