Quy trình sản xuất ở công ty 20 là một quy trình sản xuất khép kín trong từng xí nghiệp. Sản phẩm đựoc sản xuất theo nhiều giai đoạn, xong chu kỳ sản xuất ngắn, số lượng sản phẩm nhiều. Trong mỗi xí nghiệp có các tổ sản xuất, trong đó có các tổ sản xuất phục vụ trực tiếp cho xí nghiệp sản xuất. Do đó các cí nghiệp độc lập với nhau, tránh được vận chuyển nội bộ, đảm bảo thuận lợi cho công tác quản lý khác.
Sản phẩm công ty sản xuất ra có chất lượng cao, đảm bảo các thông số kỹ thuật và đa chủng loại. Sản phẩm của công ty gồm có có các sản phẩm của ngành may ngành dệt. Trong đó sản phẩm của ngành may chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy công ty chủ yếu tập trung vào công nghệ quy trình may.
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20 - Bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í tuệ, tính thời trang trong các sản phẩm kinh tế.
2- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 20
Công ty 20 là một đơn vị kinh tế hoạch toán độc lập, bộ máy quản lý của công ty điều hành theo cơ chế: Đảng uỷ lãnh đạo toàn diện, trực tiếp mọi hoạt động thông qua nghị quyết. Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và điều hành đến từng đơn vị thành viên. Bộ máy quản lý cảu công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Và bao gồm ban giám đốc và các phòng ban chức năng.
* Chức năng của từng bộ phận quản lý
- Giám đốc công ty: Do Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng bổ nhiêm, giám đốc tổ chức, điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng cục hậu cần, trứơc pháp luật về mọi hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Các phó giám đốc gồm:
+ Phó giám đốc chính trị
+ Phó giám đốc kinh doanh
+ Phó giám đốc sản xuất
+ Phó giám đốc kỹ thuật- chất lượng
Các phó gám đốc có trách nhiệm giúp giám đốc công ty điều hành 1 hoặc một số lĩnh vực của công ty theo sự phân công uỷ quyền của giám đốc. Và chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước Đảng uỷ về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Các phòng ban nghiệp vụ của công ty có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty quản lý và điều hành công việc, bao gồm:
- Phòng kế hoạch tổ chức sản xuất: Là cơ quan tham mưu tổng hợp cho giám đốc công ty về mọi mặt, trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp về các măt: công tác kế hoạch hoá, tổ chức sản xuất, quản lý vật tư, thành phẩm hàng hoá, tổ chức lao dộng, tiền lương, chính sách đối với người lao dộng.
- Phòng xuất nhập khẩu: Tham mưu giúp giám đốc công ty xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược hoạt động đối ngoại, kinh doanh XNK của công ty về các mặt như:thị trường, khách hàng, sản phẩm…nhằm không ngừng mở rộng hoạt động XNK của công ty cả trong và ngoài nước. Đạt hiệu quả cao, đồng thời đây còn là bộ phận trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ XNK theo kế hoạch của công ty trong từng thời kỳ, nhập vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất hàng quốc phòng thực hiện theo đúng quy định của Bộ Quốc Phòng và Tổng cục hậu cần.
- Phòng chính trị: Là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tac chính trị ở công ty, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ và Giám đốc công ty.
- Phòng kỹ thuật- chất lượng: Là cơ quan tham mưu cho giám dốc công ty về các mặt công tác nghiên cứu, quản lý khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng sản xuất sản phẩm, nghiên cứu mẫu mốt, chế thử sản phẩm mới, quản lý máy móc thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn công ty. Tham mưu các biện pháp có tính chất kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lương sản phẩm, đảm băo an toàn lao dộng, vệ sinh môi trường sinh thái…
- Phòng tài chính – kế toán: Là cơ quan tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán, đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nhiệm vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty; Là cơ quan tham mưu, sử dụng chức năng giám đốc đông tiền để kiểm tra giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty.
- Văn phòng: Là cơ quan tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty thựchiện các mặt công tác quản lý hành chính, văn thư bảo mật, đảm bảo an toàn trật tự nội vụ, công tác đảm bảo hậu cần đời sống, quản lý chăm sóc sức khoẻ cho người lao dộng, công tác phục vụ nơi làm việc của chỉ huy và khối cơ quan công ty.
- Ban kiểm toán nội bộ: Công tác kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế tài chính và bảo vệ an toàn tài sản của doanh nghiệp, về chấp hành chính sách, chế độ cảu Nhà nước cũng như các nghi quyết, quyết định của ban giám đốc sử dụng đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 20 được thể hiện qua sơ đồ:
trang 50
3- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
3.1- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, công ty 20 là công ty đa ngành, nghề. Do đó để công tác quản lý có hiệu quả thì việc tổ chức sản xuất theo từng xí ghiệp, mỗi xí nghiệp đảm nhận một nhiệm vụ độc lập sản xuất là rất cần thiết.
Công ty 20 có 10 xí nghiệp thành viên, mỗi xí nghiệp chịu sự chỉ huy trực tiếp của công ty tren tất cả các lĩnh vực, có chức năng thực hiện trực tiếp kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Mỗi xí nghiệp có quyền chủ động tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo phạm vi được phân công.
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của cấp trên giao, công ty xác định nhiệm vụ của từng xí nghiệp như sau:
- Các xí nghiệp dệt và may: Có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng dệt, may phục vụ quốc phòng, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu theo kế hoạch hàng năm.
- Trung tâm thương mại và dich vụ: Giới thiệu và bán các loại sản phẩm, vật tư, hàng hoá, làm dịch vụ ngành may trực tiếp cho khách hàng.
- Trung tâm đào tạo nghề dệt may: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thợ kỹ thuật may mặc bậc cao.
- Trung tâm nghiên cứu mẫu mốt
- Trường mần non: Nuôi dạy con em cán bộ công nhân viên chức trong công ty.
- Chi nhánh tại Miền Nam: Có nhiệm vụ bán vải kinh tế của xí nghiệp.
Trong mỗi xí nghiệp được tổ chức theo sơ đồ sau:
Một xí nghiệp thường được chia làm hai khối:
- Khối hành chính: Ban giám đốc, ban tài chính, phòng kỹ thuật, phòng tổ cức sản xuất.
- Khối sản xuất:
+ Phân xưởng cắt gồm các bộ phận: Bộ phận dải vải, bộ phận cắt, bộ phận là…
+ Phân xưởng may: Gồm các tổ may, mỗi tổ đảm nhiệm một chi tiết của sản phẩm.
3.2- Đặc điểm quy trình sản xuất của công ty 20
Quy trình sản xuất ở công ty 20 là một quy trình sản xuất khép kín trong từng xí nghiệp. Sản phẩm đựoc sản xuất theo nhiều giai đoạn, xong chu kỳ sản xuất ngắn, số lượng sản phẩm nhiều. Trong mỗi xí nghiệp có các tổ sản xuất, trong đó có các tổ sản xuất phục vụ trực tiếp cho xí nghiệp sản xuất. Do đó các cí nghiệp độc lập với nhau, tránh được vận chuyển nội bộ, đảm bảo thuận lợi cho công tác quản lý khác.
Sản phẩm công ty sản xuất ra có chất lượng cao, đảm bảo các thông số kỹ thuật và đa chủng loại. Sản phẩm của công ty gồm có có các sản phẩm của ngành may ngành dệt. Trong đó sản phẩm của ngành may chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy công ty chủ yếu tập trung vào công nghệ quy trình may.
*Quy trình công nghệ sản xuất may đo lẻ:
Sơ đồ:
Nguyên vật liệu
đo
Cắt
may
Thành phẩm
đóng bộ đo
Kiểm tra chất lượng
Hoàn chỉnh
Nhập kho
+) Sản phẩm của quy trình công nghệ sản xuất may đo lẻ trong công ty bao gồm các sản phẩm may sĩ quan cấp tá, tướng , một số đơn đặt hàng, của cục thế, đường sắt…
+) Giải thích quy trình:
Bộ phận đo: căn cứtheo phiếu may đo của Cục Quân nhu – Tổng Cục hậu Cần cấp phát hàng năm cho cán bộ, tiến hành đo cho từng người, ghi số đo vào phiếu.
Bộ phận cắt: căn cứ vào số đo của từng người ghi trên phiếu để cắt vải.
Bộ phận may: tiến hành may theo chuyên môn hóa, chia cho từng người hoặc từng nhóm người may các bộ phận, sau đó hoàn thiện.
Sản phẩm may xong sẽ được thùa khuy, là phẳng, sau đó chuyển sang bộ phận kiểm tra chất lượng.
- Bộ phận đồng bộ: sản phẩm đạt chất lượngtheo số phiếu sẽ được ghép thành một bộ xuất cho từng người thông qua nhập cửa hàng chứ không qua kho thành phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất may đo hàng loạt:
+ Sơ đồ:
Nguyên vật liệu
Phân bổ
Đo
Cắt
May
Nhập kho
thành phẩm
Đồng bộ
Kiểm tra chất lượng
Hoàn chỉnh
+ Sản phẩm của quy trình công nghệ sản xuất may đo hàng loạt bao gồm: sản phẩm quốc phòng, kinh tế và xuất khẩu. Các sản phẩm này có đặc điểm là sản xuất theo cơ sở quy định của Cục Quân Nhu và của khách hàng.
+ Giải thích quy trình công nghệ:
- Phòng kỹ thuật: căn cứ vào lệch sản xuất hay hợp đồng sản xuất, phòng kỹ thuật tiếp nhậ mẫu, tính định mức và công nghệ phù hợp.
- Nguyên vật liệu: dựa vào định mức phòng kĩ thuật đưa ra, nguyên vật liệu được chuyển từ kho của công ty xuống xí nghiệp.
- Tại phân xưởng cắt: nhận vải, kiểm tra vải, phân khổ vải sau đó báo cho kĩ thuật để biết kấy mẫu. Sau khi đã có mẫu, tiến hành rải vải, xoa phấn kẻ vẽ và cắt phá theo đường giác mẫu lớn rồi cắt vòng theo đượng giác nhỏ. Cuối cùng đánh số thứ tự theo từng lá vải, bó buộc theo từng bàn vải và chuyển xuống tổ may.
- Tại các tổ may:
+ Bóc màu bán thành phẩm theo sốthứ tự.
+ Sản phẩm may xong được thùa khuy, đính cúc làm hoàn chỉnh.
- Sản phẩm hoàn chỉnh được chuyển xuống KCS để kiểm tra chất lượng.
- Các sản phẩm đạt chất lượng được đồng bộ và nhập kho thành phẩm.
4- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 20
4.1- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Công ty áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán.
Cơ cấu của công ty được tổ chức theo mô hình có nhiều đơn vị thành viên. Có những đợn vị thành viên có đủ điều kiện về nhân sự, tài chính và cần thiết hoạch toán độc lập (vì chi phí hoach toán độc lập phải bỏ ra nhỏ hơn chi phí quản lý mà công ty chi ra nếu đơn vị đó hoạch toán phụ thuộc) đã tổ chức hoạch toán tương đối độc lập. ở những đơn vị này, kế toán sẽ thực hiện các nhiệm vụ từ khâu đầu tiên đến khâu xác định kết quả, sau đó sẽ chuyển sổ sách, số liệu lên công ty. Công ty sẽ thực hiện tiếp các nhiệm vụ liên quan đến xác định nghĩa vụ đối với Nhà nước và phân phối lợi nhuận. Có nhiều đơn vị thành viên do chưa có đủ điều kiện về nhân sự, về phượng tiện kỹ thuật ghi chép hoặc việc hoạch toán độc lập là không cần thiết do đơn vị đó thị trường tổ chức hoạt động ngay tại trụ sở của công ty (tiết kiệm chi phí quản lý) nên không tiến hành hoạch toán độc lập. Phòng kế toán của công ty tiến hành thực hiện mọi nhiệm vụliên quan đến kế toán ở cácđơn vị này. Cụ thể:
+ Các đơn vị thành viên tổ chức hạch toán tương đối độc lập:
- Xí nghiệp dệt.
- Xí nghiệp may 4, 6, 8, 9.
+ Các đơn vị thành viên hoạch toán phụ thuộc được công ty giao nhiệm vụ tính lương cho các phân xưởng và quản lý một số chi phí về vật liệu phụ, phụ tùng….tuy nhiên ban taichính chỉ chịu trách nhiệm mua bán, còn các chứng từ vẫn chuyển lên phòng tài chính – kế toán để xử lý.
4.2 – bộ máy kế toán tại công ty:
- cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ở công ty20 được thể hiện qua sơ đồ:
Kế toán trưởng
Trưởng phòng
Phó phòngKế toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ
XDCB
Kế toán TSCĐ
XDCB
Kế toán TSCĐ
XDCB
Kế toán TSCĐ
XDCB
Kế toán TSCĐ
XDCB
Kế toán TSCĐ
XDCB
Kế toán TSCĐ
XDCB
Kế toán
Lương và bảo hiểm
Kế toán
Vật tư
Kế toán
Thành phẩm
Kế toán
Tiền mặt tiền gửi ngân hàng
Kế toán
Chi phí giá thành và xác định
Thủ quỹ
- Nhiệm vụ của mỗi thành viên trong bộ máy
+ Kế toán trưỏng (trưởng phòng): Là người phụ trách chung công việc của phòng, giúp gám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác hoạch toán kế toán và công tác tài chính của công ty ôạe định kỳ.
+ Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp): Chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu do các kế toán viên cung cấp, lập các báo cáo tài chính, kế toán quản trị theo định kỳ.
+ Kế toán TSCĐ, XDCB: Theo dõi sự biến đọng của tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh và các khoản mục liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, phụ trách các tài khoản: TK211, TK212, TK213, TK214, TK241.
+ Kế toán lương và các khoản trích theo lương: Chịu trách nhiệm tính toán tiền lương chính xác, hợp lý , tổ chức kế toán chi tiết về tình hình phân phối,phân bổ tiền lương, BHXH cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Phụ trách các tài khoản: TK334, TK338(2,3,4).
+ Kế toán vật tư, thành phẩm: theo dõi công việc nhập xuất, tồn các loại vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm , lập các báo cáo kế toán có liên quan đến các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, thành phẩm. Phụ trách các tài khoản: TK151,TK152,TK153, TK155, TK156.
+ Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Theo dõi tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giúp giám đóc và công ty có kế hoạch thu chi hợp lý. Phụ trách các tài khoản: TK111, TK112, TK141…
+ Kế toán chi phí, giá thành và xác định kết quả: Theo dõi các loại CFSX chính, tính giá thành các loại sản phẩm và xác định kết quả lãi, lỗ của công ty.
4.3.2- Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung có sử dụng kết hợp phần mền kế toán Asia Accounting 2003c
4.3.2.1- Giới thiệu phần mềm
Phần mền kế toán Asia Accounting có các đặc điểm sau:
- Tính giá thành chi tiết đến từng sản phẩm, hàng hoá theo các khoản mục chi phí theo yêu cầu quản lý của từng đơn vị.
- Hoạch toán chi tiết từng loại, khoản doanh thu của đơn vị theo từng mặt hàng, từng bộ phận sản xuất kinh doanh .
- Ghi chép phân loại vật tư, hàng hoá theo các nhóm khác nhau để tiện cho việc phân tích và tổng hợp thông tin.
- Cho phép theo dõi quản lý các khách hàng, các nhà cung cấp theo các thông tin sau: mã, tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại, đối tác giao dịch, tài khoản ngân hàng…Ngoài ra Asia Accounting còn cho phép phân loại các nhà cung cấp, các khách hàng theo các nhám khác nhau để tiện theo dõi phân tích và tổng hợp thông tin.
- Cho phép thựchiện tổng hợp các bút toán phân bổ, kết chuyển cuối kỳ theo phương tiru thức phân bổ tài khoản nhận, chuyển mà kế toán đã khai thác ban đầu.
- Cho phép tính giá xuất kho theo 3 phương pháp trung bình tháng, đích danh và nhập trước xuất trước.
- Cho phép theo dõi TSCĐ về nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại , nguồn vốn, bộ phận sử dụng, mục đichsử dụng, nước sản xuất, ngày đưa vào sử dụng…, cho phép theo dõi tăng, giảm và lý do tăng , giảm TSCĐ, tự động trích khấu hao theo số liệu và cách tính đã khai báo và tự lên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Tự động tính thuế GTGT đầu vào và đầu ra.
- Lập các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết theo yêu cầu quản lý.
4.3.2.2- Quy trình xử lý thông tin.
- Các phân hệ của phần mềm kế toán Asia Accounting bao gồm:
+ Hệ thống.
+ Kế toán tổng hợp.
+ Kế toán vốn bằng tiền.
+ Kế toán tài sản cố định.
+ Kế toán HTK.
+ Kế toán chi phí và giá thành.
+ Kế toán bán hàng và công nợ phải thu.
+ Kế toán mua hàng và công nợ phải trả.
+ Các báo cáo quản trị.
- Quy trình sử lý số liệu: (sơ đồ).
4.4- Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 20.
- Kỳ kế toán: Theo tháng.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao: áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
- Phương pháp tính giá: bình quân gia quyền ( bình quân cả kỳ dự trữ).
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác: Chuyển đổi theo tỷ giá hối đoái ngân hàng Nhà nước tại thời điểm thanh toán.
Sơ đồ quy trình xử lý số liệu trên phần mềm
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Lập chứng từ
Chứng từ kế toán
Nhập chứng từ vào các phân hệ nghiệp vụ
Các tập nhật ký
Chuyển sang sổ cái
Lập sổ cái
Lên báo cáo
Sổ sách kế toán
Báo cáo tài chính
II- tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp cfsx và tính giá thành sản phẩm
1- Tổ chức công tác kế toán tập hợp CFSX
1.1- Đối tượng tập hợp CFSX
Do quy trình sản xuất sản phẩm ở công ty 20 là quy trình khép kín trong từng xí nghiệp, sản phẩm được sản xuất qua nhiều giai đoạn, sản phẩm sản xuất ra nhiều nhưng có chu kỳ ngắn, kêt quả sản xuất của từng giai đoạn không có gía trị sử dụng và không bán ra ngoài, chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn sau cùng mới được xác định là thnàh phẩm và mới có giá trị sử dụng.
Như vậy từ những đặc điểm nêu trên và để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạch toán chi phí, công đã xác định đói tượng tập hợp chi phí là từng nhms sản phẩm.
1.2- Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
* Đặc điểm: Chi phí sản xuất của công ty 20 là toàn bộ hoa phí về lao động sống và lao dộng vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành sản phẩm của ngành dệt may. Kê toán tập hợp CFSX của công ty sử dụng những tài khoản sau:
- TK621: CFNVLTT, bao gồm giá trị NVL chính và gí trị NVL phụ được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
- TK622: CFNCTT, bao gồm các khoản tiền lương chính, phụ, các khoản phụ cấp có tích chất lương và BHXH trả cho công nhân sản xuất ở các xí nghiệp.
- TK627: CFSXC, bao gồm các chi phí phục vụ sản xuất, phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm trong phạm vi các xí nghiệp thành viên.
- TK154: CFSXKD dở dang để tập hợp chi phí sản xuất của toàn công ty.
* Phân loại chi phí sản xuất trong công ty 20
Do mô hình sản xuất của công ty bao gồm nhiều xí nghiệp thành viên, mỗi xí nghiệp chịu trách nhiệm sản xuất một vài loại hàng hoá cụ thể. Do vậy để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí, kiểm tra chi phí, đơn giản và dễ dàng trong công tác tính giá thành sản phẩm. Công ty 20 tiến hành phânloại theo khoản mục. Theo cách phân loại này, toàn bộ CFSX phát sinh trong kỳ được chia ra làm 3 khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CFNVLTT trong công ty 20 bao gồm các loại vải, sợi, bông, chỉ…đầu chạy máy…việc quản lý nguyên vật liệu trong công ty được quản lý chặt chẽ và chi tiết cho từng loại NVL chính, NVL phụ.
- Chi phí nhân công trức tiếp: Bao gồm tát cả các khoản tiền lương và các khoản có tích chất lương như phụ cấp trách nhiệm thử việc, cơm ca, BHXH,… chi phí nhân viên đựoc chi tiết cho từng xĩ nghiệp, từng nhóm hàng hoá.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí như lương nhân viên phân xưởng, vật iệu phục vụ quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ,chi khác… Chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho toàn công ty, ngoại trừ xí nghiệp sản xuất các sản phẩm trung gian. Cuối tháng, công ty tiến hành phân bổ CFSX chung chi tiết chô từng đối tuowngj.
1.3- Kế toán tập hợp CFSX ở công ty 20
1.3.1- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Nguyên vật liệu trực tiếp trong ngành may bao gồm các loại vải, chỉ,khuy, khoá…NVLTT cuả ngành dệt bao gồm các loại sợi. Trong mỗi loại vật liệu lại được chi tiết thành nhiều chủng loại khác nhau.
- Để thuận tiện cho việc quản lý tốt vật tư, và công tác kế toán trong công ty, nguyên vật liệu được chia tiết theo 5 loại và được mã hoá chi tiết theo từng loại vật liệu.
Dưới đây là một vài ví dụ về các loại vật liệu và mã hoá các loại vật liệu:
STT
Mã vật tư
Tên, loại vật tư
ĐVT
VLC
Vật liệu chính
1
2
3
4
5
VLC001
VLC003
VLC041
VLC061
VLC401
Gabadin len rêu nội – Khổ 1,5
Gabadin picô tím thanh – khổ 1,5
Pôpôlin Pêvi rêu – Khổ 1,4
Mếc 1020 – Khổ 1,12
Chéo Pecô - xanh lá cây – Khổ 1,5
…………
Mét
Mét
Mét
Mét
Mét
VLP
Nguyên vật liệu phụ
1
2
3
4
5
PL018
PL100
PL130
PL134
PL245
Chỉ trắng –60/3 – 500m/c
Khuy đen 15 ly
Nhãn công ty
Nhãn cỡ
Nhãn QN 2005 có dấu
……………
Cuộn
Cái
Cái
Cái
Cái
NL
Nhiên liệu
1
2
3
NL001
NL003
NL015
Xăng MOGA 92
Dầu DIEZEL
Dầu FO nhiệt trị cao
……………
Lít
Lít
Kg
PT
Phụ tùng thay thế
1
2
PT045
PT250
Băng ép mếch
Lòng dán thoi
……………
Cái
Mét
BB
Bao bì
1
2
BB001
BB005
Túi đựng tất quân trang
Túi PE 40x60
…………..
Cái
Cái
- Tổ chức kế toán chi tiết vật tư
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm. Do đó việc hoạch toán chính xác và đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng lớn trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất và đảm bảo tính chính xác trong giá thành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hoạch toán vào từng đối tượng sử dụng và chi tiết theo từng loại vật liệu, từng mặt hàng.
Chính vì chi phí NVLTT đóng vai trò qua trọng trong cơ cấu giá thành nên tại công ty 20, công tác quản lý nguyên vật liệu được tiến hành khá chặt chẽ từ khâu tiếp nhận (nhập), bảo quản đến khâu cấp phát (xuất).
Nguyên vật kiệu nhập và xuất đều theo yêu cầu sản xuất của từng mặt hàng. Vật liệu mua về được nhập kho cùng hoá đơn, thủ kho kiểm định và lập phiếu nhập kho. Sau đó gửi các hoá đơn lên phòng Tổ chức sản xuất kiểm duyệt và gửi lưu lại tại phòng tài chính kế toán.
Nguyên vật liệu xuất dùng được nhập từ nhiều nguồn khác nhau theo yêu cầu của từng loại mặt hàng, dưới đây là thủ tục nhập xuất vật liệu sử dụng cho sản xuất 3 loại mặt hàng; hàng quốc phòng, hàng gia công xuất khẩu,hàng kinh tế và chi tiết thủ tục nhập xuất cho hàng quốc phòng.
+ Đối với hàng quốc phòng
Hàng năm công ty đều nhận được các đơn hàng quốc phòng với nhiều loại mặt hàng khác nhau và được chia theo từng nhóm hàng; hàng đo may (TPQP1), thành phảm hàng loạt (TPQP2), thành phẩm dệt kim (TPQP3), …và có kèm theo hệ thống định mức vật tư kỹ thuật do Cục quân nhu ban hành. Trong đó có quy định định mức tiêu hao chi phí NVL và chi phí nhân viêncho từng loại sản phẩm (Biểu hai).
Theo các đơn hàng của Cục quân nhu, nguyên vật liệu trực tiếp được tính trên cơ sở hợp đồng giữa công ty với các xí nghiệp thành viên. Theo tiến độ sản xuất sản xuất của các xí nghiệp, phòng kế hoạch tổ chức sản xuất cấp các hợp đồng (lệch sản xuất – Biểu 1) có giá trị ngắn đảm bảo đúng kế hoạch giao hàng cho các đơn vị. Nguồn khai thác nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng quốc phòng rất phong phú>Một số loại nguyên vật liệu chính được khai thác theo chỉ định của Tổng cục hậu cần như: Vải Gabadin len cỏ úa, Gabadin tím than, Pôlôlin pêvi cỏ úa… việc mau bán được tiến hành theo hợp đồng kinh tế giữa hai bên, giá cả thanh toán theo giá duyệt hàng năm của Tổng cục cho từng loại vải. Một số loại vải khác được khai thác từ các xí nghiệp sản xuất sản phẩm trung gian của công ty như: vải kaki, Gabadin pêcô, vải mộc.. ngoài ra các loại nguyên vật liệu chính còn do công ty 28 cung ứng. Các loại vật liệu phụ được khai thác ngoài thị trường do công ty IKK, riêng các loại chỉ do công ty LD COATS phong phú cung ứng.
+ Đối với hàng gia công xuất khẩu
Nguyên vật liệu chính phụ phục vụ cho sản xuất hàng gia công xuất khẩu do các bạn hàng cung cấp dựa trên cơ sở định mức tiêu hao do hai bên cùng xây dựng. Nguyên vật liệu trực tiếp xuất cho sản xuất được tính trên cơ sở hợp đồng giữa công ty với các xí nghiệp. Công ty chỉ hoạch toán phần chi phí nhân viên, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý và chi phí xuất nhập khẩu vào giá thành mà không hoạch toán CFNVLTT.
+ Đới với hàng kinh tế
Hiện nay công ty đã ký kết hợp đồng sản xuất với các ngành đường sắt, thuế, hải quan… theo hợp đồng kinh tế ký giữa hai bên, công ty tiến hành khai thác nguyên vật liệu ngoài thị trường theo đúng chủng loại, mẫu mã do phía bên đối tác yêu cầu. Phòng kế hoạch sẽ xây dựng định mức tiêu hoa cho các laọi vật tư để làm căn cứ xuất cho các xí nghiệp.
+ Chi tiết hoạch toán CFNVLTT đối với hàng quốc phòng
Hàng tháng khi nhân được lệnh sản xuất (Biểu 1) của cục quân khu giao, kế toán vật tư – phòng tổ chức sản xuất sẽ căn cứ vào hệ thống định mức kỹ thuật cho từng loại sản phẩm từng kích cỡ ( biểu 2) để lập phiếu xuất kho ( Biêu 3). Trên phiếu xuất kho chỉ ghi tên vật liệu xuất, số lượng xuất, đơn vị mà không ghi đơn giá. Phiếu xuất kho được lập làm 4 liên:
+ Một liên lưu lại phòng tổ chức sản xuất-kê toán vật tư
+ Một liên gửi cho thủ kho
+ Một liên gửi cho người nhận
+ Một liên lưu lại phòng tài chính-kế toán (chứng từ gốc)
Tại phòng Tài chính kế toán, khi nhận được phiếu xuất kho, kế toán nguyên vật liệu sẽtiến hành nhập số liệu vào máy, quy trình nhập số liệu vào máy như sau:
Từ giao diện nền (giao diện-1), chọn phân hệ kế toán hàng tồn kho, chọn mục phiếu suất kho,
Từ giao diện phiếu xuất kho (giao diện-2), kê stoán tiến hành nhập thông tin: loại phiếu xuất, mã khách, địa chỉ, người nhận hàng, diên giải, số phiếu xuất, ngày xuấttỷ giá (nếu có), mã kho, mã kho nhập.
Sau khi hoàn tất việc nhập các thông tin trên, con trỏ sẽ tựđộng chuyển vào bảng chi tiết hoạch toán. tại bảng này, kế táon phải nhập đầy đủcác thông tin; mã hàng, tên hàng, ĐVT, TK Nợ (TK621)- chi tiết nhóm sản phẩm, vật liệu), TKCó (TK152- chi tiết theo từng loại vật liệu xuất dùng), số lượng xuất.
Kết thúc công việc nhập số liệu, kế táon nhấn nút lưu để xác nhân nộp phiếu xuất kho (giao diện3 –GDPXK)
Trong phiếu xuất kho, kế toán chỉ nập phần số lượng xuất còn đơn giá xuất sẽ được máy tự động tính theo phương pháp giá bình quân và tự động chuyển số liệu vào các sổ nhật ký chung, các sổ cái, sổ chi tiết,cacs báo cáo và cấc bảo kê liên quan. (Nhật ký chung, bảng kê phiếu xuất bảng định mức nguyên vật liệu, sổ cái Tk 62112, 621).
Đơn giá bình quân vật liệu xuất dùng
Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ
=
Giá trị NVL tồn khô đầu tháng + Giá trị NVL nhập trong tháng
Số lượng NVL tồn kho đầu tháng + Số lượng NVL nhập trong tháng
Và:
Giá trị thực tế NVL xuất dùng
=
Số lượng NVL xuất dùng
x
Đơn giá xuất
Ví dụ:
Ngày 16/11/2004 Xí nghiệp 2 mới nhận được lễnh số 251/11 KHTCSX (Biểu1) từ phòng tổ chức sản xuất, trong hợp đồng yêu cầu sản xuất 5000 cái áo ấm chiến sỹ nam lục quân (mã sản phẩm-HL029). Sau khi hợp đồng sxgiữa cong ty và xí nghiệp2- mới được ký kết, phòng tổ chức sản xuất lập phiếu xuất kho (Biểu 3), thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kholập bảng kê phiếu xuất (Biểu 4), bảng định mức tiêu haoNVL gửi cho phòng kế toán (Biểu 5). Trên bảng kê phiếu xuất có ghii đơn giá xuất của các loại NVL.
Kế toán tính được giá xuất kho của vật iệu chính – VLC401- vải chéo Pêco xanh lá cây xuất ngày 16/11/2004 dựa vào các tài liệu sau: Vải chéo pêcỗanh lá cây khổ 1,5m
Tồn đầu kỳ: Số lượng: 1223,9m Giá trị: 22.316.130đ
Nhập trong kỳ: Số lượng: 38234,7m Giá trị: 737945737,538đ
Xuất trong kỳ: Số lượng: 39458,6m
Vậy:
Đơn giá xuất VLC 401 trong kỳ
=
22.316.130 + 737.945.737,538
1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34050.doc