Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi

Công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là một cơ cấu quản lý mà toàn bộ công việc quản lý được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc. Chỉ rõ lãnh đạo quản lý ở từng cấp mới có nhiệm vụ và quyền hạn ra chỉ thị cho cấp dưới (tức là mỗi phòng ban, xí nghiệp của công ty phải nhận quyết định cuả thủ trưởng cấp trên theo nguyên tắc trực tuyến). Giám đốc của công ty là người ra quyết định cuối cùng nhưng để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của giám đốc thì cần phải có các bộ phận chức năng. Các bộ phận chức năng này không ra lệnh một cách trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới mà chỉ nghiên cứu, chuẩn bị các quyết định cho lãnh đạo, quản lý và thực hiện việc hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức thực thi, giám sát việc thực hiện các mục tiêu trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình.

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phí Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Z = Z1 + Z2 +… + Zn Trong đó Z : Là giá thành sản phẩm 1, 2, … n : Là thứ tự các công đoạn chi tiết Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, may mặc, cơ khí… c/ Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiều giai đoạn liên tiếp nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng quy trình sản xuất của các giai đoạn. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm của giai đoạn cuối hoặc nửa thành phẩm ở các giai đoạn công nghệ khác nhau. * Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (hay còn gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự). Theo phương pháp này để tính giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối kế toán phải lần lượt tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn trước và kết chuyển giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp giá thành lần sau và cho đến giai đoạn cuối cùng. Sơ đồ 1.8 Sơ đồ kết chuyển chi phí tuần tự Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n + Chi phí NVLTT ( chi phí NVL chính) Chi phí NVLTT ( chi phí NVL chính) Giá thành NTP gđ1 chuyển sang Nửa thành phẩm gđ1 chuyển sang + + Chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2 Chi phí sản xuất khác của giai đoạn 1 Chi phí sản xuất khác của giai đoạn n Giá thành và giá thành đơn vị của NTP giai đoạn 1 Giá thành và giá thành đơn vị của NTP giai đoạn 2 Giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm n-1 * Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm (phương pháp kết chuyển song song) Nội dung: Theo phương pháp này kế toán chỉ tính giá thành và giá thành đơn vị của giai đoạn cuối cùng. Trình tự: Căn cứ vào chi phí đã tập hợp được trong kỳ cho từng giai đoạn sản xuất và tính toán phần chi phí sản xuất của giai đoạn đó nằm trong giá thành của thành phẩm theo từng khoản mục chi phí. Công thức: Chi phí sản xuất trong thành phẩm giai đoạn i = Dđk gđi Cgđi + Qht gđi Qd gđi + Qtp x Trong đó : Dđk gđi : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giai đoạn i C gđi : Chi phí phát sinh trong kỳ giai đoạn i Qht gđi : Số lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn i Qd gđi : Sản lượng sản phẩm dở giai đoạn i Qtp : Sản phẩm nn Ztp = S Chi phí SX gđi i = 1 z = Ztp Qtp Chi phí sản xuất ở từng giai đoạn theo từng khoản mục nằm trong giá thành của thành phẩm được kết chuyển song song theo từng khoản mục chi phí. Ta tổng hợp giá thành theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.9 Sơ đồ kết chuyển chi phí song song Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n CPSX theo từng khoản mục CPSX của gđ1 nằm trong thành phẩm ( theo từng khoản mục) CPSX theo từng khoản mục CPSX theo từng khoản mục CPSX của gđ2 nằm trong thành phẩm ( theo từng khoản mục) CPSX của gđn nằm trong thành phẩm ( theo từng khoản mục) Giá thành thành phẩm (theo từng khoản mục) d/ Phương pháp hệ số Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp được để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm quy đổi Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc x Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại Trong đó: Sản lượng sản phẩm quy đổi = Sản lượng sản phẩm loại i Hệ số quy đổi sản phẩm loại i x Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ = Chi phí phát sinh trong kỳ + + Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ e/ Phương pháp tỷ lệ Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt, đóng giầy, cơ khí chế tạo…để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm của từng loại. g/ Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ Đối với doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất bên cạnh các sản phẩm chính còn thu được các sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia…) để tính được giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo nhiều cách khác nhau như: Giá trị sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên vật liệu ban đầu. Tổng giá thành sản phẩm chính từng loại sản phẩm = Giá thành sản phẩm chính dở dang cuối kỳ Tổng chi phí phát sinh trong kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm chính cuối kỳ - h/ Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loại nhỏ vừa theo các đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí là các đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành. Đặc điểm của phương pháp này là các chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó, còn đối với chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp xong sẽ tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí được tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều coi là sản phẩm làm dở cuối kỳ chuyển sang kỳ sau. k/ Phương pháp tính giá thành theo định mức Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về CPSX chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời, hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong kỳ thành ba loại: Theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó, tiến hành xác địnhgiá thành thực tế của sản phẩm theo công thức sau: Công thức: Giá thành thực tế của SP = Giá thành định mức + _ Chênh lệch do thoát ly định mức + _ Chênh lệch do thay đổi định mức Việc tính toán giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở định mức tiên tiến hiện hành ngày đầu kỳ (thường là đầu tháng). Tuỳ theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau (theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết, bộ phận sản phẩm rồi tổng hợp lại…). Việc thay đổi định mức được tiến hành vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng như kiểm tra việc thi hành định mức. Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau mới phải điều chỉnh, phần chênh lệch so với định mức là những chi phí phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán quy định được gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức. 1.3.5/ Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình để chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở chính xác, hợp lý của giá thành sản phẩm hoàn thành. Muốn đánh giá sản phẩm dở dang phải kiểm kê sản phẩm dở dang, thông thường thì công việc này được tiến hành hàng tháng, tuỳ thuộc vào từng loại hình sản xuất, phương pháp tính giá thành, đặc điểm tình hình cụ thể tổ chức sản xuất kinh doanh, tỷ trọng, mức độ và thời gian bỏ các chi phí vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, yêu cầu và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp… mà vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ cho phù hợp. Trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay có thể đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo một trong các phương pháp sau: 1.3.5.1/ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp). Theo phương pháp này chỉ tính vào chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ khoản phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hay chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp) còn các khoản chi phí khác tính cho cả sản phẩm hoàn thành. C + Dđk Công thức tính như sau: Qd x = Dck + Qht Qd Trong đó: Dck : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Dđk : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. C : Chi phí sản xuất trong kỳ. Qht : Sản lượng sản phẩm hoàn thành. Qd : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm làm ra phải trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ của các giai đoạn sau được đánh giá theo giá thành nửa thành phẩm bước trước chuyển sang. Dck ( Dđk+ ZNTP)n-1 QHTn + Qdn Qdn = x Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời phục vụ cho việc tính giá thành được nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đánh giá sản phẩm dở theo phương pháp này có mức độ chính xác thấp do không tính chi phí chế biến cho sản phẩm đó, do đó giá thành của sản phẩm này cũng kém chính xác. Vì vậy, mà phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến liên tục, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành và bỏ vào sản xuất một lần ngay từ đầu). Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau thì sản phẩm dở cuối kỳ ở các giai đoạn được đánh giá theo chi phí nửa thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang theo công thức sau: Dck = Dck + CPNTP giai đoạn trước chuyển sang x Qht Qd + Qd 1.3.5.2/ Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ tính theo mức độ hoàn thành. Vì vậy, khi kiểm kê phải xác định sản lượng sản phẩm làm dở và xác định mức độ hoàn thành, trên cơ sở đó tính đổi sản phẩm làm dở thành số lượng thành phẩm hoặc nửa thành phẩm tương đương. * Trình tự tính giá + Đối với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi tính toán cũng giống như phương pháp đánh giá sản phẩm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công thức: Dck = Dđk + C Qd Qht x Qd + Dck Dđk + = C QHT + M% x M% Qd Qd x x + Đối với những chi phí bỏ dần theo mức độ gia công như chi phi vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tính theo mức độ tương đương. Công thức: Trong đó : M% là mức độ hoàn thành. + Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau. Từ giai đoạn 2 trở đi sản phẩm làm dở được đánh giá làm 2 phần. Phần 1: Phần giai đoạn trước chuyển sang thì đánh giá theo nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang (tính đều cho sản phẩm làm dở và sản phẩm hoàn thành như nhau). Phần 2: Phần do giai đoạn đó bỏ ra, được đánh giá theo sản lượng hoàn thành tương đương. Dckn (Dđk +ZNTP)n-1 ( QHTn + Qdn ) Qdn = x + ( Dđk+C )n QHTn + Qd x M% Qdn x M% x Công thức: 1.3.5.3/ Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch Theo phương pháp này sản phẩm làm dở được đánh giá dựa vào định mức chi phí (chi phí kế hoạch) theo từng khoản mục chi phí và tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm. Căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn đó để tính chi phí định mức của khối lượng sản phẩm làm dở sau đó cộng lại cho từng loại sản phẩm. Công thức: Dck = Qd x Định mức chi phí 1.4/ Hệ thống sổ kế toán Các hình thức sổ kế toán - Hình thức sổ kế toán nhật ký chung. - Hình thức sổ kế toán nhật ký- sổ cái. - Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. - Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ. Để phục vụ cho việc nghiên cứu tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ Khí - Điện Thuỷ Lợi, em xin trình bày trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Sơ đồ 1.10 trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng đối chiếu, kiểm tra Chương 2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và Tính giá thành tại công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi 2.1/ Giới thiệu chung về công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi 2.1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi là nhà máy chuyên ngành của Bộ Thuỷ Lợi (nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn). Tiền thân là tập đoàn thương binh 19- 8 thuộc tổng đội công trình trực thuộc Bộ Thuỷ Lợi, đặt trụ sở tại Kim Mã từ năm 1958. Năm 1964, xưởng Kim Mã được chuyển địa điểm về xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội lấy tên là nhà máy Cơ khí Thuỷ Lợi. Để phù hợp với xu thế phát triển theo cơ chế mới, ngày 6/9/1995 Bộ trưởng Nguyễn Cảnh Dinh đã ký quyết định số 78- QĐ/TCCB đổi tên nhà máy Cơ khí Thuỷ Lợi thành công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi trực thuộc Bộ Thuỷ Lợi nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. * Nhiệm vụ của công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi - Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa thiết bị cơ khí và điện cho các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, nông nghiệp và chế biến nông lâm hải sản, lặn khảo sát, thi công, sửa chữa các công trình xây dựng dưới nước. - Xử lý và tráng phủ chống ăn mòn kim loại, kiểm tra thông số kỹ thuật máy bơm nước, thiết bị điện, kiểm tra mối hàn bằng siêu âm. - Kinh doanh thiết bị phụ tùng máy nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện. - Gia công, xây lắp nền móng, khung nhà và bao che công trình công nghiệp, gia công lắp đặt thiết bị công nghệ. Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi là một đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Song với sự nỗ lực của ban lãnh đạo công ty, cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên, công ty đã không ngừng phát triển sản xuất. Vì thế, công ty không những bảo toàn được số vốn được giao mà còn có sự tăng trưởng. Hơn 40 năm qua hầu như năm nào công ty cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, công ty làm ăn có lãi và luôn làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Điều này thể hiện qua một số chỉ tiêu phản ánh quá trình phát triển mà công ty đã đạt được trong một số năm qua như sau : Biểu số 01 Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh quá trình phát triển của công ty Cơ khí Điện- Thuỷ Lợi Đơn vị tính: đồng TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh thu bán hàng 37.158.869.237 24.285.588.105 55.947.695.453 2 Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh 991.568.046 949.855.250 989.994.425 3 Các khoản nộp ngân sách 1.139.174.445 1.690.291.445 3.066.556.637 4 Thu nhập bình quân 1.036.236 1.249.512 1.536.668 5 Nguồn vốn kinh doanh: -Vốn lưu động -Vốn cố định 6.812.300.533 2.371.943.626 4.440.356.907 6.812.300.533 2.371.943.626 4.440.356.907 7.244.179.533 2.371.943.626 4.872.235.907 Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 308 người, trong đó số công nhân trực tiếp sản xuất là 305 người, số cán bộ công nhân gián tiếp sản xuất là 60 người, nhân viên phục vụ là 15 người. Do đặc thù của ngành là sản xuất cơ khí do vậy số công nhân nam chiếm chủ yếu (khoảng 80% tổng số lao động) song hầu hết cán bộ công nhân trong công ty đều hăng hái, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có ý thức kỷ luật tốt tạo điều kiện cho việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. * Thuận lợi và khó khăn + Thuận lợi - Do thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, sự quan tâm giúp đỡ của huyện Thanh Trì... nên nhiều năm qua công ty thường xuyên đảm bảo đủ việc làm cho người lao động, luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất cũng như các chỉ tiêu ngân sách Nhà nước. - Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tập thể công nhân tay nghề khá, giàu kinh nghiệm, lao động nhiệt tình luôn tìm tòi sáng tạo trong lao động, có trách nhiệm và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. + Khó khăn - Bên cạnh những thuận lợi trên công ty còn gặp không ít khó khăn phức tạp nhất là việc tìm kiếm việc làm cho người lao động duy trì sản xuất để phát triển và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên ổn định. - Công ty cũng gặp phải khó khăn trong việc đầu tư vốn cho sản xuất. Song với tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong tập thể cán bộ công nhân viên, sự năng động sáng tạo của ban giám đốc công ty, chủ động giám nghĩ, giám làm và chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Công ty đã từng bước khắc phục khó khăn giữ vững sự ổn định và phát triển. 2.1.2/ Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 2.1.2.1/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý của Công Ty Cơ khí - điện thuỷ lợi Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh tế kế hoạch Phòng kỹ thuật KCS Phòng tài vụ XN gia công nóng XN cơ khí XN lắp máy I XN lắp máy II XN cơ điện XN bơm điện và CT Thuỷ Lợi Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng: Ghi chú: Công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là một cơ cấu quản lý mà toàn bộ công việc quản lý được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc. Chỉ rõ lãnh đạo quản lý ở từng cấp mới có nhiệm vụ và quyền hạn ra chỉ thị cho cấp dưới (tức là mỗi phòng ban, xí nghiệp của công ty phải nhận quyết định cuả thủ trưởng cấp trên theo nguyên tắc trực tuyến). Giám đốc của công ty là người ra quyết định cuối cùng nhưng để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của giám đốc thì cần phải có các bộ phận chức năng. Các bộ phận chức năng này không ra lệnh một cách trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới mà chỉ nghiên cứu, chuẩn bị các quyết định cho lãnh đạo, quản lý và thực hiện việc hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức thực thi, giám sát việc thực hiện các mục tiêu trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình. Chức năng các phòng ban * Ban giám đốc Một giám đốc là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm chung trước công ty trong công tác điều hành kinh doanh. Một phó giám đốc kinh doanh và một phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về nội chính công ty. Xây dựng kế hoạch, chương trình với giám đốc để thực hiện việc chỉ đạo thực hiện, phụ trách công tác sản xuất, kế hoạch vật tư, an toàn lao động… * Phòng tổ chức hành chính Thực hiện chức năng làm tốt công tác quản lý nhân sự, thực hiện chế độ thanh toán tiền lương…cho cán bộ công nhân viên, làm tốt công tác khác như văn thư, bảo mật, tiếp tân, y tế, vệ sinh… * Phòng kinh tế kế hoạch Chuyên theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chuẩn bị để giám đốc công ty ký các hợp đồng kinh tế, theo dõi thực hiện các hợp đồng sản xuất, quản lý kế hoạch, vật tư, phương tiện của công ty. * Phòng kỹ thuật công nghệ Với chức năng quản lý toàn bộ công tác kỹ thuật sản xuất của toàn công ty như ban hành các định mức vật tư nguyên liệu, lập các quy trình công nghệ sản xuất, sản xuất thử các mẫu chào hàng, quản lý công tác an toàn thiết bị. * Phòng tài vụ: Với chức năng chính là quản lý tất cả mọi hoạt động tài chính của công ty đồng thời quản lý dòng tài chính ra vào công ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất. * Xí nghiệp Gia công nóng: Có nhiệm vụ đúc, rèn, dập, tán, uốn, các chi tiết cấu thành nên sản phẩm. * Xí nghiệp Cơ khí: Có nhiệm vụ là chuyên gia công, cắt gọt các chi tiết kim loại phục vụ cho công trình như sản xuất các bulông, êcu… * Xí nghiệp Lắp máy I và Lắp máy II: Có nhiệm vụ là chuyên gia công và lắp ráp các thiết bị cơ khí và các kết cấu kim loại của công trình theo đồ án thiết kế được duyệt theo yêu cầu của khách hàng. Quá trình gia công lắp ráp của hai xí nghiệp này thường tạo nên thực thể (phần chính) của sản phẩm. * Xí nghiệp Cơ điện: Có nhiệm vụ quản lý mạng điện, gia công và lắp ráp các thiết bị, tủ bảng điện cao thế và hạ thế, sửa chữa máy móc công cụ điện. * Xí nghiệp bơm điện và công trình thuỷ: Có nhiệm vụ chính là thay thế và lắp ráp các loại bơm điện, chế tạo sửa chữa các thiết bị về trạm bơm điện. 2.1.2.2/ Đặc điểm quy trình sản xuất Sơ đồ 2.2 Sơ đồ quy trình tổ chức sản xuất của công ty Thiết kế bản vẽ Lập quy trình công nghệ Định mức vật tư, nhân công Lập kế hoạch thực hiện sản xuất Tổ chức sản xuất Nghiệm thu Nhập kho Bán hàng 2.1.2.3/ Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Công ty áp dụng chế độ kế toán tập trung, hạch toán báo sổ. Phòng tài vụ của công ty chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động tài chính, dòng tài chính ra vào thông qua tổng hợp số liệu được gửi lên của các xí nghiệp, phân xưởng trực thuộc. Cơ cấu của phòng kế toán được khái quát thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán vật tư và tiêu thụ Kế toán thanh toán Kế toán lương, BHXH, quỹ công đoàn Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán ở các xí nghiệp Nhiệm vụ của từng kế toán như sau: - Kế toán trưởng: Là người chỉ đạo, giám sát toàn bộ mạng lưới kế toán của công ty, đảm bảo cho bộ máy hoạt động có hiệu quả. Đồng thời có nhiệm vụ lập báo cáo trình lên cấp trên, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính. - Kế toán vật tư và tiêu thụ: Có nhiệm vụ hạch toán, theo dõi tình hình biến động của vật liệu, công cụ dụng cụ cả về số lượng và giá trị đồng thời, kế toán còn căn cứ vào hoá đơn giá trị giá tăng, hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng, các chứng từ thanh toán, chứng từ chấp nhận thanh toán và các chứng từ liên quan khác để hạch toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm. - Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ hạch toán và kiểm tra thực hiện quỹ tiền lương, phân tích việc sử dụng lao động và định mức lao động, lập bảng thanh toán tiền lương, thanh toán bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, tiền thưởng, lập bảng phân bổ tiền lương… - Kế toán thanh toán: Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ như hoá đơn bán hàng, các chứng từ nhập-xuất tồn kho để lập các phiếu thu, phiếu chi, viết sec, uỷ nhiệm chi, lập các bảng kê chứng từ thu, chi tiền mặt, làm các thủ tục vay và trả nợ ngân hàng, vào sở kế toán tài khoản tiền gửi, tiền vay, theo dõi tình hình tồn quỹ tiền mặt, đôn đốc tình hình thanh toán, quyết toán các công trình, theo dõi chi tiết các tài khoản công nợ. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ gửi tiền mặt và rút tiền gửi ngân hàng về quỹ. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để thu, phát tiền mặt. - Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ kèm theo các bảng kê, các chứng từ gốc để vào sổ cái, hàng tháng, quý tiến hành tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh, lập bảng cân đối tài chính và các báo cáo tài chính khác. Giám sát, hạch toán tình hình biến động tài sản cố định cả về số lượng và giá trị, hàng năm tiến hành kiểm kê tài sản, tính và trích khấu hao tài sản, phân tích phản ánh kết quả của công ty hàng quý, năm. Kế toán tổng hợp là người giúp việc đắc lực cho kế toán trưởng. - Kế toán ở các xí nghiệp: Có nhiệm vụ thu thập, kiểm tra và báo cáo về phòng kế toán tổng hợp theo đúng định kỳ. 2.1.2.4/ Chế độ kế toán áp dụng tại công ty - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu xuất liệu xuất kho: Phương pháp nhập trước- xuất trước. - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Được áp dụng theo quyết định số 116/ 1999- QĐBTC của Bộ trưởng bộ tài chính ngày 30/ 12/1999 theo đó mức tính khấu hao hàng năm cho TSCĐ được tính theo công thức sau: Mức khấu hao trung bình hàng năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng ( tính theo năm) = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao bình quân hàng năm Mức khấu hao trung bình một tháng = Mức khấu hao một năm 12 tháng Số khấu hao phải trích trong kỳ = Số khấu hao đã trích kỳ trước + Số khấu hao phải trích tăng trong kỳ - Số khấu hao giảm trong kỳ Tỷ lệ khấu hao bình quân năm = 1 Thời gian sử dụng của TSCĐ (tính theo năm) * Hình thức sổ kế toán của công ty Xuất phát từ đặc đi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT222.doc
Tài liệu liên quan