MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TÀI KHOẢN
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1
1.1.1. Chi phí sản xuất 1
1.1.1.1. Khái niệm 1
1.1.1.2. Phận loại chi phí sản xuất 1
1.1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí. 1
1.1.1.2.2. Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng kinh tế. 1
1.1.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành. 2
1.1.1.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 2
1.1.2 Giá thành sản phẩm. 3
1.1.2.1. Khái niệm: 3
1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 3
1.1.2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 4
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 4
1.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT. 5
1.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 5
1.2. 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 5
1.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 6
1.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. 8
1.2.4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 8
1.2.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 8
1.3. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ. 9
1.3.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp hay NVL chính. 9
1.3.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 9
1.3.3. Phương pháp xác định giá trị dở dang theo định mức. 10
1.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 10
1.4.1 Phương pháp trực tiếp ( giản đơn). 10
1.4.2. Phương pháp tính giá thành phân bước. 10
1.4.2.1. Tính giá thành sản phẩm phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. 11
1.4.2.2. Tính giá thành sản phẩm phân bước không tính giá bán thành phẩm. 11
1.4.3.Tính giá thành sản phẩm theo hệ số. 11
1.4.4. Ngoài ra cũn một số phương pháp khác: 12
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CP CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG - AIRSERCO. 13
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY. 13
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cung ứng dịch vụ Hàng không. 13
2.1.2 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý. 13
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ( Phụ lục 2.1). 13
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất 13
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 14
2.1.3.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. 14
2.1.3.2 Tổ chức hệ thống sổ sách và vận hành kế toán tại công ty 14
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty hai năm 2006 - 2007 14
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG. 16
2.2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất khăn. 16
2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty cung ứng dịch vụ Hàng không. 16
2.2.3. Phân loại chi phí sản xuất ở công ty cung ứng dịch vụ Hàng không. 17
2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí chi phí sản xuất khăn bông tại công ty. 18
2.2.4.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 18
2.2.4.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 19
2.2.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 21
2.2.4.4. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 25
2.2.4.5. Kế toán tổng hợp, kết chuyển chi phí sản xuất. 26
2.2.4.6. Công tác kế toán tính giá thành sản phẩm. 28
CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY CP CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG. 30
3.1. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY CP CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG. 30
3.1.1. Ưu điểm. 30
3.1.2. Một số điểm tồn tại. 30
3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG. 31
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần cung ứng dịch vụ Hàng Không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất khăn trong tháng 12/2007 là 68.162.237. Số liệu này được phản ánh vào sổ Nhật ký chung (Phụ lục 2.6) và sổ chi tiết 621001 (phụ lục 2.7) rồi từ đó tập hợp vào sổ cái TK 621( Phụ lục 2.8) theo định khoản:
Nợ TK 621: 68.162.273
Có TK 152 (15211): 68.162.273
2.2.4.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
* Nội dung chi chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí tiền lương phải trả công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm các khoản tiền lương chính, lương phụ và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ.
* Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất :
Đối với công nhân sản xuất thì tính lương theo sản phẩm với đơn giá được ấn định cho từng loại sản phẩm. Đơn giá này được xây dựng trên cơ sở định mức kỹ thuật, đơn giá hiện hành, mức sản xuất và tiêu thụ của công ty trong một khoảng thời gian. Đơn giá tính lương do phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch và phòng tổ chức cán bộ - lao động tiền lương bàn bạc thống nhất và trình giám đốc phê duyệt.
Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công, biên bản kiểm kê sản phẩm hoàn thành, phiếu báo làm thêm giờ, khen thưởng… của phân xưởng sản xuất, phòng tổ chức cán bộ – lao động và tiền lương tiến hành lập bảng tính lương của công nhân sản xuất (Phụ lục 2.9), theo đó lương công nhân sản xuất được tính như sau:
Lương 1 CNSX = Số sản phẩm hoàn thành x Đơn giá lương
của loại sản phẩm đó
Ví dụ : Đối với khâu dệt: đơn giá của từng của loại sản phẩm bông C là 123,82 đ. Đối với khâu may và hoàn thành: đơn giá của từng loại sản phẩm Bông C hoàn thành là: 92,51đ.
Căn cứ vào bảng kê sản lượng của phân xưởng gửi lên ở khâu dệt và khâu may và hoàn thiện ta có: ở khâu dệt số lượng sản phẩm khăn bông C là: 65.176 sản phẩm, ở khâu may và hoàn thành số lượng sản phẩm khăn bông C là: 62.147 sản phẩm.
=> Tổng tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất khăn bông C là :
(65.176 x 123,82) + (62.147 x 92,51) = 13.819.311 đ.
* Các khoản trích theo lương:
- BHXH được trích hàng tháng theo tỷ lệ 20% trên tổng lương cơ bản. Trong đó 15% được tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào thu nhập của người lao động.
- BHYT đựơc trích hàng tháng theo tỷ lệ 3% trên tổng lương cơ bản. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất, 1% tính vào thu nhập của người lao động.
- KPCĐ được trích 2% trên tổng lương thực tế tính hết vào CPSX trong kỳ.
* Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Để theo dõi tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng TK 334, TK 335 và TK 338 (TK 3382, TK 3383, TK 3384), riêng TK 334 được công ty chia chi tiết thành:
TK 33411 – Phải trả công nhân viên- lương
TK 33412– Phải trả công nhân viên- thêm giờ.
TK 33413 – Phải trả cho công nhân viên- ăn trưa.
TK33414 – Phải trả công nhân viên khác.
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất kế toán công ty sử dụng TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp và có mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành. Trong đó:
TK 622001: Chi phí nhân công trực tiếp- sản xuất khăn bông C mộc.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ được kế toán phản ánh theo định khoản:
Nợ TK 622 106.248.023
Có TK 334 96.733.355
Có TK 338 9.514.667.
Trong đó chi phí nhân công tính cho sản phẩm khăn bông C mộc được định khoản
Nợ TK 622 8.777.362
Có TK 334 8.070.092
Có TK 338 707.270
Để ghi số tiền phát sinh bên Có của các TK 334, TK 3382, TK 3383, TK3384, TK 335 được ghi vào bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp tháng 12/2007 (Phụ lục 2.10)
Số liệu của bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ (Phụ lục 2.11) công nhân được sử dụng để lập vào các sổ chi tiết có liên quan như: sổ chi tiết của TK622- chi phí nhân công trực tiếp (Phụ lục 2.12), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
2.2.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Để tập hợp và theo dõi khoản mục này, kế toán của công ty sử dụng TK 627- chi phí sản xuất chung cho toàn bộ các bộ phận sản xuất. TK 627 chỉ mở chi tiết theo các khoản mục chứ không mở chi tiết theo các đối tượng tính giá thành.
TK 627 được chia thành các tài khoản chi tiết sau:
- Chi phí nhân viên quản lý (TK 6271): Thực tế ở công ty tổ chức sản xuất theo phân xưởng nên để quá trình sản xuất diễn ra liên tục, công ty có tổ chức bộ phận quản lý phân xưởng và các khoản chi phí phát sinh của bộ phận này được tính vào chi phí sản xuất chung để hạch toán vào giá thành sản phẩm.
Các khoản chi phí của bộ phận này gồm có lương và các khoản trích theo lương theo chế độ lao động của bộ phận quản lý sản xuất và của bộ phận quản lý xuất thành phẩm. Việc tập hợp chi phí nhân viên quản lý được kế toán tổng hợp cập nhật vào cuối tháng trong khi tính lương và các khoản trích theo lương của toàn doanh nghiệp. Đối với chi phí nhân viên quản lý xưởng dệt tháng 12/2007:
Nợ TK 627 (6271): 16.432.692
Có TK 334 (33411): 14.463.973
Có TK 338 (3383): 1.269.000
Có TK 338 (3384): 169.200
Có TK 338 (3382): 289.279
Có TK 334 (33412): 241.240
Chi phí vật liệu (TK 6272)-:
Chi phí vật liệu dùng chung ở công ty là những chi phí vật liệu dùng cho toàn bộ phân xưởng như: chổi quét dọn phân xưởng, bóng đèn, dây điện thay thế trong tháng ở các phân xưởng, đồ dùng bảo hộ lao động; nguyên vật liệu phụ tùng may và đóng gói khăn; dầu mỡ bôi trơn máy dệt, máy khâu.
Các chi phí vật liệu dùng chung được tập hợp khi kế toán hàng tồn kho căn cứ vào các chứng từ, phiếu xuất vật tư để cập nhật dữ liệu:
Trong tháng 12/2007 có các nghiệp vụ liên quan đến chi phí vật liệu dùng chung của xưởng dệt như sau:
- Căn cứ PX 20,21/DET, ngày 25/12/2007: Xuất phụ tùng dệt, may kế toán hàng tồn kho ghi theo định khoản:
Nợ TK 627 (6272): 174.000
Có 152 (15242) (phụ tùng may): 132.000
Có TK 152 (15241) (phụ tùng dệt): 42.000
- Căn cứ PX 17,16/DET, ngày 24/12/2007: Xuất phụ tùng, NVL kế toán hàng tồn kho ghi theo định khoản:
Nợ TK 627 (6272): 586.000
Có TK152 (15221) ( VLphụ dệt): 30.000
Có TK 152 (15231) (nhiên liêu dệt): 65.000
Có TK 152 (15242) (phụ tùng may): 100.000
Có TK 152 (15221) : 96.000
Có TK152 (15241): 290.000
Có TK152 (15221): 5.000
- Chi phí công cụ, dụng cụ (TK 6273):
Bao gồm các chi phí về công cụ dụng cụ sản xuất dùng cho các phân xưởng sản xuất. Đối với chi phí công cụ dụng cụ ở xưởng dệt thì gồm có: phụ tùng thay thế của các máy dệt và công cụ, dụng cụ lao động của công nhân dệt. Các chi phí này cũng đã được tập hợp ngay khi có phiếu xuất kho công cụ dụng cụ ở phần hành kế toán hàng tồn kho.
Thực tế tháng 12/2007 có các nghiệp vụ liên quan như sau:
- Căn cứ vào PX 21/ DET, ngày 25/12/2007: xuất công cụ dụng cụ kế toán hàng tồn kho ghi theo định khoản:
Nợ TK 627 (6273): 2.648.283
Có TK 153: 2.648.283
- Chi phí KH TSCĐ ( TK 6274):
Là những khoản tiền khấu hao của các tài sản cố định ở bộ phận sản xuất. Đối với xưởng dệt là khấu hao của phân xưởng dệt, các máy dệt, kho giữ khăn thành phẩm và bán thành phẩm.
=
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng
Mức tính khấu hao trung bình hằng năm của mỗi TSCCĐ
Mức tính khấu hao
trung bình hàng năm
=
12 tháng
Mức tính khấu hao
trung bình hàng tháng
Số khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng
Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao
= TSCĐ đã trích + TSCĐ tăng - TSCĐ giảm
tháng trước trong tháng trong tháng
Cuối tháng kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao (Phụ lục 2.13) tập hợp chi phí khấu hao trong chi phí sản xuất chung tháng 12/2007 bằng định khoản:
Nợ TK 627 (6274): 18.159.591
Có TK 214 (21411): 4.645.648 ( HMTSHH nhà cửa vật kiến trúc).
Có TK 214 (21412): 13.513.943 ( HMTSHH máy móc thiết bị).
- Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277):
Bao gồm tiền điện công ty mua của công ty công trình Hàng không phục vụ cho các phân xưởng sản xuất.
Các khoản chi phí này được kế toán hàng tồn kho tiến hành tập hợp khi đến kỳ tính giá điện phải trả.
Trong tháng 12/2007 tại công ty có phát sinh những khoản chi phí dịch vụ mua ngoài liên quan đến xưởng dệt như sau:
- Căn cứ PKT CT11 tiền điện sáng T12/2007 :
Nợ TK 627 (6277): 7.577.085
Có TK 331: 7.577.085
- Chi phí khác bằng tiền TK 627 (6278):
Bao gồm các khoản như chi tiền thay thế phụ tùng của máy bị hỏng, chi tiền mua xăng xe chở hàng, chi phí tiền ăn trưa của các xưởng dệt .
Các khoản chi này được tập hợp trong phần hành kế toán vốn bằng tiền khi kế toán tiền mặt lập phiếu chi cho các khoản trên và lưu dữ liệu vào phần mềm.
- Căn cứ vào PKT CT37 ngày 31/12/2007: Chi phí tiền ăn trưa của xưởng dệt được kế toán tổng hợp ghi vào sổ kế toán theo định khoản:
Nợ TK 627 (6278): 2.002.000
Có TK 334(33413) : 2.002.000
Trên cơ sở của bảng kê chứng từ của tài khoản 627- chi phí sản xuất chung hoặc lấy số liệu trên bảng cân đối thử số phát sinh các tài khoản- kế toán chi phí và giá thành tiến hành phân loại các khoản mục chi phí sản xuất chung và theo quy ước là:
Tiền điện: 80% tính cho xưởng dệt và 20% tính cho khâu may.
Tiền khấu hao, tiền chi phí nhân viên phân xưởng tính tất cả cho khâu dệt.
Dựa trên quy ước đó kế toán chi phí và giá thành sản phẩm lập được bảng tập hợp chi phí sản xuất chung của khâu dệt và khâu may (Phụ lục 2.14). Để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất, kế toán chi phí sản xuất và giá thành xưởng dệt đã lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung như sau:
Đối với khâu dệt: phân bổ theo ca máy chạy đối với khăn bông C (Phụ lục 2.15) với định mức: 350 khăn / ca máy (khăn không phân biệt loại I, II, III).
Đối với khâu may: Phân bổ theo lương
Để lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung khâu dệt theo ca máy chạy, kế toán chi phí và giá thành xưởng dệt thực hiện theo công thức:
Chi phí chung cho từng loại khăn = Chi phí chung khâu dệt x số ca máy của từng loại / Tổng số ca máy của cả khâu (theo khoản mục).
Ví dụ: Để tính chi phí nhân viên của khăn bông C:
Chi phí nhân viên của khăn bông C = 16.191.452 x 189/892= 3.430.700 đồng.
Cách tính tương tự cho các khoản mục chi phí còn lại, kế toán chi phí và giá thành xưởng dệt lập được bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho khâu dệt (Phụ lục 2.16)
Sau khi tính toán kế toán chi phí và giá thành kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung của khâu may theo lương của công nhân sản xuất và lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho khâu may C (Phụ lục 2.17)
Các số liệu phát sinh trong tháng nói trên được thể hiện trong sổ chi tiết của TK 627- chi phí sản xuất chung (Phụ lục 2.18), sổ Cái (Phụ lục 2.19).
2.2.4.4. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Do đặc thù của công nghệ và quy trình sản xuất sản phẩm, tại công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ áp dụng đối với phân xưởng dệt. Tại xưởng dệt thì nguyên vật liệu chính để sản xuất các loại khăn là các loại sợi. Giá trị của sợi chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của thành phẩm khăn các loại. Xuất phát từ đặc điểm đó công ty đã xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ của khâu dệt là toàn bộ giá trị NVL (sợi các loại) còn lại ở các máy dệt chưa sử dụng hết, còn các chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính hết cho bán thành phẩm (các loại khăn mộc) hoàn thành trong kỳ.
Thực tế, công tác đánh giá sản phẩm dở dang được tiến hành như sau:
- Đối với giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng của khăn mộc:
Vào cuối tháng, bộ phận kiểm kê dưới phân xưởng dệt tiến hành kiểm kê số lượng sản phẩm sợi từng loại còn lại cuối kỳ sau đó báo lên cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xưởng dệt.
Giá trị dở dang cuối kỳ của các loại khăn mộc
=ay và hoàn thiện
Nhập sợi mua ngoài
=
Số lượng sợi từng loại còn trên máy
x
Đơn giá trung bình tháng của từng loại sợi
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của các loại khăn mộc bằng:
Phụ lục 2.20: Bảng đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
(của khăn bông C mộc, tháng 12 năm 2007)
Stt
Tên sợi
SL (Kg)
Giá TB
Thành tiền
1
2
3
Sợi 34/1
Sợi 34/2- 300
Sợi 34/2- 450
65,52
656,44
671,86
30.388,9013
34.715,9231
35.540.2522
1.991.081
22.788.921
23.878.074
4
Cộng
1.393,82
48.658.076
Đơn giá bình quân gia quyền của các loại sợi được lấy trong máy tính ở phần kế toán hàng tồn kho khi tính đơn giá bình quân cho các loại vật tư xuất dùng trong tháng.
- Đối với giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng ở khâu tẩy:
Do khâu tẩy trắng vải mộc công ty không trực tiếp tiến hành mà thuê ngoài gia công làm trắng nên công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của khâu này chính bằng giá trị vải mộc các loại tẩy trắng còn nằm lại ở đơn vị nhận tẩy trắng (Tổ dệt Toàn Thắng). Cách tính như sau:
Dở dang cuối kỳ Số lượng vải mộc các loại x Giá TB khăn
khăn tẩy cuối kỳ ở Toàn Thắng (vải mộc)
Giá TB tháng
=
Trị giá thực tế vải mộc tồn đ.kỳ
Số lượng vải mộc tồn đầu kỳ
+
Trị giá thực tế vải mộc xuất trong kỳ
Số lượng vải mộc xuất trong kỳ
+
Giá trung bình tháng được tính như sau:
Trong tháng 12/2007 bên nhận tẩy trắng chưa hoàn thành hợp đồng cho công ty, số lượng vải mộc các loại cuối kỳ còn lại ở Toàn Thắng như sau: khăn bông C 5.000 cái, khăn ăn C 2.076 cái, khăn trải bàn 3.423 cái, khăn lót khay 1.578 cái.
6.437.931 + 65.632.448
Ví dụ : Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của khăn bông C tẩy tháng 12/2007 đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí sản xuất
KDDD cuối kỳ
5.000
x
=
6.775 + 69.140
= 4.746.781 đồng.
- Đối với giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng ở khâu may:
Việc đánh giá giá trị sản phẩm dở dang của khâu may rất phức tạp hơn nữa thực tế giá trị không lớn lắm (các loại chỉ may), việc may khăn các loại diễn ra ổn định lên sản phẩm dở dang cuối kỳ của khâu may thường nhỏ và ổn định giữa các tháng nên kế toán chi phí và giá thành của công ty không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của khâu này và coi như giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng bằng 0.
2.2.4.5. Kế toán tổng hợp, kết chuyển chi phí sản xuất.
Kế toán công ty sử dụng TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí phù hợp với hình thức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Các khoản mục chi phí sau khi tập hợp được hạch toán vào bên Nợ các chi tiết của TK 154.
Đối với xưởng dệt, trong tháng 12/2007 có các bút toán phân bổ chi phí sản xuất chung được kế toán chi phí và giá thành xưởng dệt thực hiện như sau:
- Phân bổ chi phí nhân viên quản lý:
+ Cho khăn bông C mộc:
Nợ TK 154 (154001): 3.430.700
Có TK 627 (6271): 3.430.700
- Phân bổ chi phí vật liệu:
+ Cho khăn bông C mộc:
Nợ TK 154 (154001): 2.401.214
Có TK 627 (6272): 2.401.214
+ Cho khăn bông C may:
Nợ TK 154 (154013): 8.676
Có TK 627 (6272): 8.676
-Phân bổ chi phí dụng cụ sản xuất
+ Cho khăn bông C mộc:
Nợ TK 154 (154001): 561.127
Có TK 627 (6273): 561.127
+ Cho khăn bông C may:
Nợ TK 627 (6273): 80.594
Có TK 154 (154013) : 80.594
- Phân bổ chi phí khấu hao cho khăn bông C mộc:
Nợ TK 154 (154001): 3.847.716
Có TK 627 (6274): 3.847.716
- Phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài:
+ Cho khăn bông C mộc:
Nợ TK 154 (154001): 1.284.367
CóTK 627 (6277): 1.284.367
+ Cho khăn bông C may:
Nợ TK 154 (154013): 292.187
Có TK 627(6277): 292.187
- Phân bổ chi phí khác bằng tiền cho khăn bông C mộc:
Nợ TK 154 (154001): 1.257.952
Có TK 627 (6278): 1.257.952
Có TK 627 (6278): 647.706
ở xưởng dệt, riêng khâu tẩy do công ty thuê ngoài gia công tẩy trắng nên chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp ngay trên TK 154. Ví dụ khăn bông C tẩy trong tháng 12/2007:
- Căn cứ vào PX 44/DET ngày 31/12: xuất khăn bông C mộc đi thuê tẩy:
Nợ TK 154 (154007): 88.198.275
Có TK 155 (155001): 88.198.275
- Căn cứ PKTCT 21 ngày 31/12: Chi phí tẩy khăn bông C mộc phải trả cho Tổ dệt Toàn Thắng:
Nợ TK 154 (154007): 11.432.732
Có TK 331: 11.432.732
Các bút toán này được kế toán hàng tồn kho và kế toán tổng hợp cập nhật trong khi xử lý các phiếu xuất kho và hoá đơn liên quan. Sau đó, phần mềm sẽ tự động lập các sổ chi tiết, sổ tổng hợp. Em xin trích sổ chi tiết TK 154007- chi phí SXKD dở dang- sản xuất khăn bông C tẩy (Phụ lục 2.21) và Sổ cái TK 154 (Phụ lục 2.22)
2.2.4.6. Công tác kế toán tính giá thành sản phẩm.
Để phù hợp với yêu cầu quản lý và tính kết quả của chỉ tiêu giá thành, kế toán xác định kỳ tính giá thành là 1 tháng, ngoài ra công ty còn tính luỹ kế theo quý, năm để phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ.
Đối với quy trình sản xuất khăn là quy trình công nghệ phức tạp, qua nhiều giai đoạn chế biến, có yêu cầu tính giá trị của cả nửa thành phẩm và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng nên kế toán chi phí và giá thành công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành phân bước, có tính giá trị nửa thành phẩm. Theo phương pháp này trong các khoản mục chi phí của giai đoạn sau phải tính cả giá trị của công đoạn trước chuyển qua theo các khoản mục chi phí tương ứng.
Do thành phẩm khăn các loại có chia thành các thứ hạng phẩm cấp A, B, C theo tiêu chuẩn riêng nên khi tính được giá thành của thành phẩm khăn may, hoàn thiện thì căn cứ vào bản kiểm kê số lượng thành phẩm nói chung và số lượng thành phẩm từng thứ hạng của mỗi loại nói riêng thì phải tiến hành phân bổ giá thành cho từng thứ hạng phẩm cấp của từng loại sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành của từng loại thứ hạng phẩm cấp được sử dụng giống như phương pháp tính giá thành theo hệ số. Cụ thể:
Đối với khăn bông C thì coi loại A có hệ số bằng 1 còn loại B có hệ số là 0.4; loại C có hệ số là 0.
Việc tính giá thành được kế toán chi phí và giá thành xưởng dệt tiến hành trên Excel sau đó cập nhật kết quả tính toán vào phần mềm máy tính.
Thẻ tính giá thành C mộc (Phụ lục 2.23)
Căn cứ vào thẻ tính giá thành của các loại khăn tẩy kế toán tiến hành phản ánh bút toán nhập kho khăn khăn tẩy. Các nghiệp vụ này được chương trình thể hiện trên sổ Nhật ký chung và sổ Cái của các tài khoản liên quan.
Trên cơ sở các chi phí tập hợp được trong tháng, biên bản kiểm kê số lượng sản phẩm khăn thành phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán chi phí và giá thành xưởng dệt tiến hành lập bảng tính giá thành của các loại khăn.
Ví dụ : Tính giá thành khăn bông C loại A như sau:
Hệ số phân bổ giá thành = (61.500x1)/(61.500x1+ 647x0,4+ 151x 0)=61.500 /61.758,8
Tổng giá thành khoản mục chi phí NVL trực tiếp :
= 62.898.331x 61.500/61.758,8= 62.634.755,8 đồng
Giá thành đơn vị = 62.634.755,8/61.500= 1.018,45 đồng.
Từ đó ta lập được bảng tính giá thành cho khăn bông C loại A (Phụ lục 2.24).
Chương III:
Những biện pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành ở Công ty CP cung ứng dịch vụ Hàng kHông.
3.1. Nhận xét, đánh giá khái quát công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành ở Công ty CP cung ứng dịch vụ Hàng Không.
3.1.1. Ưu điểm.
- Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Công ty đã tổ chức tốt việc quản lý NVL về mặt lượng theo định mức khá chặt chẽ, đúng đắn và thích hợp trong điều kiện sản xuất kinh doanh của xí nghiệp .
- Về chi phí nhân công trực tiếp: Do công ty thực hiện tính lương theo sản phẩm thực tế đối với từng công nhân trong xưởng dệt nên năng suất lao động được khuyến khích nâng cao chất lượng và sản lượng đồng thời hạn chế đến mức tối đa sản phẩm dở dang.
Bên cạnh những mặt tích cực thì công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cũng còn một số điểm tồn tại cần khắc phục và rút kinh nghiệm để công tác kế toán của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
3.1.2. Một số điểm tồn tại.
- Về công tác xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Hiện nay công ty đã tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, kế toán mới chỉ xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung là toàn bộ công ty (tập hợp chung cho tất cả các bộ phận sản xuất) trong khi đó, đa số các khoản chi phí sản xuất chung có thể tập hợp riêng cho từng phân xưởng sản xuất. Vậy là, đã có sự không thống nhất giữa việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với thực tế tập hợp chi phí sản xuất.
- Về công tác đánh giá sản phẩm hỏng: Công ty hiện nay bộ phận kế toán không tiến hành đánh giá sản phẩm hỏng vì cho rằng sản phẩm hỏng của xưởng dệt là không đáng kể và chiếm tỷ trọng nhỏ, luôn nằm trong định mức, nên không thể đánh giá được chính xác chất lượng sản phẩm của xưởng dệt.
-Về thẻ tính giá thành: Mặc dù áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước, kết chuyển tuần tự nhưng trên thẻ tính giá thành của từng khâu chỉ nêu chi phí phát sinh trong kỳ một cách tổng quát mà không tách riêng đâu là chi phí do các khâu trước chuyển sang, đâu là chi phí của bản thân khâu đó phát sinh trong kỳ. Vì vậy, tác dụng cung cấp thông tin của thẻ tính giá thành đối với nhà quản trị doanh nghiệp bị hạn chế. Nếu muốn biết thông tin cụ thể, người sử dụng sẽ phải tra cứu, đối chiếu một loạt các sổ sách, chứng từ có liên quan khác- công việc này rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.
- Về kế toán quản trị chi phí, giá thành: Cùng với kế toán tài chính, kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành quan trọng của kế toán nói chung. Việc kết hợp áp dụng đồng thời kế toán tài chính và kế toán quản trị trong doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị hiểu rõ tình hình của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra được các quyết định phù hợp nhất để quá trình sản xuất kinh doanh liên tục thu được lợi nhuận cao nhất với mức chi phí bỏ ra là thấp nhất. Theo em, Công ty chưa thực sự tổ chức công tác kế toán quản trị (nhất là kế toán quản trị chi phí, giá thành) như là một thành phần song song với kế toán tài chính đang áp dụng.
- Về các khoản trích trước sửa chữa tài sản: Với lý do là sản xuất với quy mô nhỏ nên công ty chưa có các khoản dự phòng trích trước sửa chữa tài sản. Điều này đôi khi lại gây gián đoạn sản xuất và khiến chi phí sản xuất bị đẩy lên cao.
3.2 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng Không.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường kết hợp với công tác kế toán thực tế ở Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng Không em thấy: Nhìn chung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty là có rất nhiều ưu điểm tuy nhiên vẫn có một số mặt tồn tại. Vì vậy, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành điện tại Công ty như sau:
ý kiến 1: Xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chung.
Căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty, của xưởng dệt và tính chất đặc diểm của những khoản chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế tại công ty: Bộ phận sản xuất của công ty gồm có: xưởng dệt, xưởng chế biến lâm sản, xưởng chế biến thực phẩm...Trong đó, hoạt động sản xuất của xưởng dệt được tổ chức ra thành hai khâu riêng biệt (khâu dệt và khâu may hoàn thiện). Hơn nữa, các khoản chi phí sản xuất chung của từng bộ phận, từng khâu, thực tế chỉ phát sinh trong từng phạm vi bộ phận, khâu; có một vài khoản phát sinh chung cho cả hai khâu nhưng lại có thể phân bổ một cách nhanh chóng ngay từ đầu (tiền điện). Vì thế, để thuận tiện cho công tác theo dõi chi phí và tính giá thành sau này em thiết nghĩ kế toán nên mở thêm các tiểu khoản cấp 3 và cấp 4.
ý kiến 2: Kế toán chi phí sản phẩm hỏng.
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu sản xuất và không thể tiêu thụ trên thị trường được. Sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất bao gồm: sản phẩm hỏng nằm trong định mức và sản phẩm hỏng nằm ngoài định mức.
+ Sản phẩm hỏng nằm trong định mức mà xí nghiệp có thể dự toán được bao gồm: giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được và chi phí tái chế, sửa chữa sản phẩm hỏng có thể được trừ đi giá trị phế liệu thu hồi. Toàn bộ thiệt hại này được tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Việc sửa chữa, tái chế sản phẩm hỏng có thể làm giá thành sản phẩm cao hơn do chi phí cao. Vì thế cách hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là trong quá trình sản xuất nên giám sát chặt chẽ hơn nữa, hạn chế những sản phẩm loại C trở xuống, đồng thời tăng dần những sản phẩm loại A và B.
Khi phát sinh sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được kế toán hạch toán :
Nợ TK 811,152 (nếu thu hồi phế liệu).
Có TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Nếu sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được thì cuối kỳ sẽ tập hợp lại và được tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện ở kỳ tiếp theo. Kế toán đinh khoản :
Nợ TK 154 - Chi phi sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 111, TK112, TK334, TK152.
ý kiến 3: Kế toán dự phòng giảm giá vật tư, hàng hóa tồn kho.
Kế toán nên trích lập dự phòng giảm giá vật tư, hàng hóa tồn kho nhằm giúp cho công ty có nguồn vốn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo toàn vốn kinh doanh của công ty, đảm bảo cho công ty phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa không cao hơn giá cả trên thị trường( hay giá trị thuần có thể thực hiện được) tại thời điểm lập báo cáo.
Nguyên tắc xác định: theo điều 19, chuẩn mực 02- hàng tồn kho quy định: cuối kỳ kế toán n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33411.doc