Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may 10

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

1.1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

1.1.1: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3

1.1.1.1: Khái niệm và bản chất chi phí sản xuất 3

1.1.1.2: Khái niệm và bản chất của giá thành sản phẩm 4

1.1.1.3: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 5

1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6

1.1.2.1: Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6

1.1.2.2: Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6

1.2: PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 7

1.2.1: Phân loại chi phí sản xuất 7

1.2.1.1: Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế (theo yếu tố chi phí) 8

1.2.1.2: Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí 8

1.2.2: Phân loại giá thành 10

1.2.2.1: Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành 10

1.2.2.2: Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành 11

1.3.1: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 12

1.3.2: Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 12

1.3.2.1: Phương pháp tập hợp trực tiếp 13

1.3.2.2: Phương pháp phân bổ gián tiếp 13

1.3.3: Trình tự kế toán 14

1.3.3.1: Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 14

1.3.3.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 15

1.3.3.3: Kế toán chi phí sản xuất chung 16

1.3.4: Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 18

1.3.4.1: Đối với doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 18

1.3.4.2: Đối với doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 19

1.4: ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 20

1.4.1: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 21

1.4.2: Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 21

1.4.3: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức 22

1.5: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 22

1.5.1: Đối tượng tính giá thành 23

1.5.2.1: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng) 24

1.5.2.2: Tổ chức công tác chi phí sản xuất và tính giá thành theo toàn bộ quy trình sản xuất 25

1.5.2.3: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo giai đoạn công nghệ 26

1.6: TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 27

1.6.1: Các hình thức Sổ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất 27

1.6.2: Hình thức Nhật ký chung 27

1.7: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG ĐIỀU KIỆN KẾ TOÁN TRÊN MÁY 28

1.7.1: Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng kế toán máy 29

1.7.2: Nguyên tắc và trình tự xử lý kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên các phầm mềm kế toán 29

CHƯƠNG 2 31

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 31

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 31

Ở CÔNG TY MAY 10 31

2.1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY MAY 10 31

2.1.1: Quá trình hình thành và phát triển 31

2.1.2: Đặc điểm về tổ chức quản lý 33

2.1.3: Đặc điểm về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 35

2.1.4: Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán 37

2.2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY 10 41

2.2.1: Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất ở công ty May 10 41

2.2.1.1: Đặc diểm chi phí sản xuất 41

2.2.1.2: Phân loại chi phí sản xuất 41

2.2.1.2.1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 41

2.2.1.2.2: Chi phí nhân công trực tiếp 42

2.2.1.2.3: Chi phí sản xuất chung 42

2.2.3: Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 46

2.2.3.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 46

2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 51

2.2.3.2.1. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 52

2.2.3.2.2. Khoản mục chi phí thuê ngoài gia công 54

2.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 55

2.2.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty 58

2.2.4. Đánh giá sản phẩm làm dở 59

2.2.5. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty 61

2.2.5.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành 61

2.2.5.2. Phương pháp tính giá thành 61

CHƯƠNG 3 65

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN 65

CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY 10. 65

3.1: ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY 10 65

3.1.1: Những ưu điểm của công ty 65

3.1.2: Một số nhược điểm của công ty 67

3.2: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY 10 68

3.2.1:Yêu cầu của việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 68

3.2.2: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 69

3.2.2.1: Ý kiến về kế toán NVL nhận gia công 69

3.2.2.2: Ý kiến về chi phí công cụ dụng cụ 70

3.2.2.3: Ý kiến về phân bổ khấu hao tài sản cố định 71

3.2.2.4: Hoàn thiện việc phân bổ chi phí SXC 73

3.2.2.5: Hoàn thiện việc hạch toán giá thành 75

3.2.2.6: Hoàn thiện hệ thống sổ sách 76

3.2.2.7: Ý kiến về ứng dụng kế toán máy 76

KẾT LUẬN 77

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2500 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên cho Bộ công nghiệp nhẹ. Từ đó, nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất theo kế hoạch của Bộ công nghiệp nhẹ giao hàng năm. Mặt hàng chủ yếu vẫn là quân trang, quân phục cung cấp cho bộ đội (90%®95%), còn thừa khả năng thì xí nghiệp mới sản xuất thêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng (5%®10%). Với chế độ bao cấp dần dần được chuyển thành sản xuất kinh doanh có tính toán đến hiệu quả kinh tế, hạch toán lỗ lãi, xí nghiệp đã chấn chỉnh và tăng cường bộ máy chỉ đạo quản lý, quán triệt nhiệm vụ phục vụ quân đội, khắc phục mọi khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất. Kết quả là xí nghiệp luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước giao, năm sau cao hơn năm trước, các mặt hàng cũng đa dạng hơn, chất lượng hơn. Từ sau năm 1975, xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới với nhiệm vụ là chuyên sản xuất gia công làm hàng xuất khẩu với thị trường chủ yếu là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Tuy đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn trong điều kiện tay nghề lao động chưa cao, trình độ quản lý còn non kém, thiết bị lạc hậu nhưng xí nghiệp May 10 đã chủ động tìm ra một số giải pháp hữu hiệu. Kết quả là chất lượng và sản lượng tăng lên liên tục được Tổng công ty và bạn hàng khen ngợi. Đặc biệt là trong những năm 90, 91 khi mà Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, May 10 mất đi thị trường quen thuộc thì không những xí nghiệp đã vững vàng vượt qua mà còn mở rộng thị trường ra khu vực II (các nước TBCN) như Hà Lan, Pháp, Đức,… Tháng 11 năm 1992, Bộ công nghiệp nhẹ chuyển xí nghiệp May 10 thành Công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế là GARCO 10 (Garment Company 10). Đây là vinh dự cũng như trách nhiệm nặng nề đối với doanh nghiệp bởi vì đó không chỉ là việc thay đổi tổ chức theo mô hình từ xí nghiệp thành công ty; thay đổi hình thức và tên gọi mà còn đòi hỏi phải thay đổi cả tư duy lẫn nội dung hoạt động để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ mới: nhiệm vụ kinh doanh ngang tầm với sản xuất. Với những chủ trương, chính sách đúng đắn như: đầu tư, đổi mới trang thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến hơn, đào tạo công nhân kỹ thuật,… để tiếp tục củng cố và giữ vững thị trường xuất khẩu sẵn có, mở rộng thị trường mới. Thành công của May 10 trong thời gian gần đây là kết quả của việc đa dạng hoá sản phẩm trong sản xuất và tiêu thụ, lựa chọn sản phẩm mũi nhọn - áo sơmi nam, tập trung sản xuất sản phẩm có chất lượng cao nhất, uy tín trên thị trường, từng bước chiếm lĩnh được cả thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay, công ty May 10 là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất, kinh doanh hàng may mặc thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX) và ở Việt Nam, nói đến May 10 là nói đến sơmi nam, đến chất lượng tuyệt hảo. Hàng năm công ty được tặng thưởng hàng chục huy chương vàng cho sản phẩm của mình tại các hội chợ triển lãm và vinh dự hơn là ngày 29/6/98, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký quyết định tặng danh hiệu anh hùng lao động cho công ty May 10 do những thành tích đã đạt được. Trong những năm gần đây do sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên công ty đã mở rộng thị trường trong nước bên cạnh phát triển thị trường xuất khẩu và đã chiếm thị phần lớn về hàng may mặc trong cả nước. Sự phát triển mạnh mẽ của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu: Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 Tổng Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Nộp Ngân sách Tổng số CBCNV Thu nhập bình quân Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Người Nghìn đồng/người/tháng 210 4,65 2,735 3575 1350 261 5 2,374 4089 1356 375 5,5 2,850 5109 1440 2.1.2: Đặc điểm về tổ chức quản lý Công ty May 10 là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh với mục tiêu hợp lý và gọn nhẹ.Cơ cấu bộ máy quản lý cụ thể như sau: Tổng giám đốc: là người đứng đầu chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị; giao dịch; ký kết các hợp đồng, thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước. Phó tổng giám đốc: Phụ trách công tác kỹ thuật, chất lượng đào tạo, đại diện lãnh đạo về chất lượng, môi trường, khoa học. Trực tiếp chỉ đạo 5 xí nghiệp May ở Hà Nội. Giám đốc điều hành: Có 3 giám đốc điều hành phụ trách các mảng: Điều hành sản xuất, đào tạo cán bộ, công nhân; quản lý kho tàng, vận chuyển và trực tiếp phụ trách các xí nghiệp địa phương và liên doanh. Công tác kỹ thuật, công nghệ, thiết bị, công tác tổ chức sản xuất, các dự án đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu, trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật, các phân xưởng phụ trợ. Công tác nhân sự, hành chính, công tác đời sống, an ninh,… Các giám đốc điều hành và phó tổng giám đốc được ủy quyền thay mặt giải quyết các công việc khi Tổng giám đốc đi vắng và cũng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Pháp luật về các quyết định của mình. Các phòng ban: Phòng tài chính - kế toán: Có chức năng tổ chức công tác kế toán và xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Định kỳ lập các báo cáo kế toán của công ty. Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu: có chức năng giao dịch, ký kết các hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu, tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký. Phòng kinh doanh: Có chức năng điều hành, quan sát, cung cấp NVL đưa vào sản xuất, nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm trong nước. Phòng kho vận: Có chức năng kiểm tra, tiếp nhận NVL, viết phiếu xuất kho, phiếu nhập kho và phân phối NVL cho sản xuất, vận chuyển hàng hóa phục vụ cho tiêu thụ. Phòng kỹ thuật: Có chức năng trực tiếp đôn đốc, hướng dẫn sản xuất ở từng xí nghiệp, xây dựng định mức NVL và các thông số khác phục vụ công tác quản lý cũng như công tác kế toán; nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của sản xuất. Phòng QA: Có chức năng xây dựng và sửa đổi hệ thống quản lý chất lượng, theo dõi việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị trong công ty, giám sát quá trình thực hiện kỹ thuật trong sản xuất, kiểm tra toàn bộ việc thực hiện quy trình công nghệ và vệ sinh môi trường công nghiệp, chất lượng sản phẩm, ký công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Văn phòng công ty: gồm ban quản trị đời sống, ban tổ chức hành chính, ban y tế, nhà trẻ có nhiệm vụ giải quyết các chính sách, chế độ đối với người lao động, lựa chọn hình thức lương, công tác văn thư, bảo vệ, nhà trẻ, y tế, BHXH của công ty đồng thời thực hiện giao dịch đối ngoại, đối nội. Ban đầu tư: thiết kế, xây dựng nhà xưởng, kho tàng, phối hợp, lắp đặt dây chuyền, công nghệ. Trường đào tạo (Trường công nhân kỹ thuật may thời trang): có chức năng ký kết hợp đồng với các trường Đại học, Cao đẳng tổ chức các khóa học về kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp,…nhằm đào tạo mới công nhân sản xuất bổ sung vào đội ngũ công nhân của công ty Các phân xưởng phụ trợ: . Phân xưởng điện cơ: kiểm soát toàn bộ các trang thiết bị đang sử dụng trong công ty. Tổ chức phân bổ thiết bị phù hợp để điều chỉnh sản xuất kịp thời, quản lý và chịu trách nhiệm về mạng lưới điện trong công ty. .Phân xưởng in thêu: Phụ trách toàn bộ việc thêu in theo yêu cầu của từng lô hàng. .Phân xưởng bao bì: kiểm soát và phụ trách toàn bộ việc cung cấp bao bì cho việc bao gói sản phẩm. 5 xí nghiệp may: xí nghiệp 1 đến xí nghiệp 5 có trụ sở chính tại Sài Đồng, nhiệm vụ sản xuất theo đơn đặt hàng, sản xuất hàng nội địa. Các xí nghiệp phụ trách toàn bộ công tác cắt, lắp ráp sản phẩm, là,…Bao gồm: Xí nghiệp may Đông Hưng (Thái Bình) Xí nghiệp may Hoa Phượng (Hải Phòng) Xí nghiệp may Vị Hoàng (Nam Định) Xí nghiệp may Hưng Hà (Thái Bình) Xí nghiệp may Thái Hà (Thái Bình) và một xí nghiệp liên doanh: May Phù Đổng (Hà Nội). 2.1.3: Đặc điểm về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty May 10 là một doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hàng dệt may, xuất nhập khẩu trực tiếp hàng may mặc. Công ty tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may mặc và các sản phẩm, hàng dệt may khác. Các mặt hàng chủ yếu bao gồm: áo sơmi, áo jacket, quần âu, quần áo bảo hộ lao động, …phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 hình thức: Nhận gia công toàn bộ (chiếm 50% khối lượng sản phẩm của công ty): Công ty nhận NVL, phụ kiện do khách hàng đưa sang theo hợp đồng rồi tiến hành gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao cho khách hàng. Sản xuất hàng xuất khẩu dưới dạng FOB: Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký với khách hàng. Công ty tự tổ chức và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng. Sản xuất hàng nội địa: Thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh từ đầu vào sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước. Hiện nay, công ty có mạng lưới tiêu thụ khắp các tỉnh thành trong cả nước với các cửa hàng, đại lý có quy mô. Bên cạnh những sản phẩm may mặc chính như sơmi nam, áo jacket, complet, quần âu,… công ty đã lựa chọn cho mình sản phẩm mũi nhọn là áo sơmi nam với đa dạng các kiểu mẫu mã đang từng bước đứng vững trên các thị trường lớn nhưng khó tính như EU, Đức, Hungari, Nhật Bản, Bắc Mỹ,…với những đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã. Sản phẩm của công ty có đặc điểm là mẫu mã thay đổi liên tục, đặc biệt là hàng gia công phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thông số kỹ thuật của bên đặt gia công. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là một quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục được tổ chức như sau: - Đối với hàng gia công và xuất khẩu thì khi có đơn đặt hàng, phòng kế hoạch sẽ căn cứ đơn đặt hàng để đưa ra kế hoạch sản xuất sau đó sẽ chuyển đến phòng kỹ thuật. Tại phòng kỹ thuật sẽ có nhiệm vụ kiểm tra các thông số, may mẫu và sau đó chuyển xuống các xí nghiệp may. Sau khi hoàn thành, phòng QA tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Đối với hàng nội địa thì phòng kinh doanh phụ trách nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch sản xuất, chuẩn bị NVL đầu vào. Sau đó cũng chuyển xuống phòng kỹ thuật để thông qua các thông số và may mẫu. Cuối cùng sẽ chuyển xuống các xí nghiệp. Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất được chuyên môn hóa cao, mỗi công đoạn tạo ra bán thành phẩm đều có bộ phận kiểm tra các thông số kỹ thuật rồi mới được chuyển sang công đoạn sau. Nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì mới coi là thành phẩm và mới được nhập kho. Quy trình sản xuất sản phẩm: Kho vật liệu Đo, đếm vải Phân khổ Phân bàn Trải vải Xóa phấn đục dấu Là KSC may May Kho bán TP Viết số, phối kiện Cắt, phá, gọt KCS là Bỏ túi nilông Xếp SP vào hộp Xếp gói đóng kiện Kho TP Giao cho khách hàng 2.1.4: Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty còn ở các đơn vị trực thuộc chỉ ghi chép hạch toán báo cáo sổ mà không tổ chức hạch toán riêng. Phòng kế toán của công ty có 13 người với chức năng nhiệm vụ cụ thể : 1) Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước Pháp luật về toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty. Kiểm tra kiểm soát việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn, chế độ chi tiêu, tiền lương, tiền thưởng,…trong công ty. Tham mưu cho Tổng giám đốc về khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tính toán và trích nộp các khoản phải nộp Ngân sách, lập báo cáo hàng năm. 2) Phó phòng kế toán: Hướng dẫn ghi chép sổ sách kế toán tại phòng kế toán công ty và các xí nghiệp địa phương, theo dõi vốn góp liên doanh, tình hình tăng giảm,… Làm thống kê tổng hợp, lập báo cáo thống kê theo quy định và gửi cho các bộ phận liên quan trong công ty. 3) Phó phòng kế toán: Làm kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý của Nhà nước. Kiểm tra tính hợp lý của các chứng từ thu_chi Hai phó phòng được uỷ quyền thay mặt trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng, Tổng giám đốc và Pháp luật về công việc mình giải quyết. KT thanh toán, TƯ KT kho NL, ZSX phụ KT công nợ TToán CB, CNV Thủ quỹ KT tiêu thụ nội địa KT tiêu thụ XK KT tiêu thụ ĐL, CH, CN KT tổng hợp KT TSCĐ KT ZSX chính KT thuế KT kho phụ liệu CC, DD Trưởng phòng Phó phòng Phó phòng Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Công ty đang áp dụng hình thức Nhật Ký Chung. Hệ thống TKKT, sổ sách kế toán được thiết kế theo đúng chế độ và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Chứng từ sử dụng bao gồm: Phiếu thu, phiếu chi, séc chuyển khoản,… phiếu nhập, xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ khấu hao, bảng phân bổ NVL-CCDC,… TKKT: Công ty vận dụng toàn bộ hệ thống TKKT áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhưng chi tiêt theo yêu cầu quản lý. Về các sổ kế toán được sử dụng bao gồm: Sổ Nhật Ký Chung, Sổ Cái các TK, sổ quỹ, thẻ kho,… Về các Báo cáo kế toán: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo nộp Ngân sách. Trình tự kế toán ở công ty theo hình thức Nhật Ký Chung: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG TẠI Chứng từ gốc Nhập dữ liệu Bảng phân bổ chi phí Sổ Cái Bảng tổng hợp chi phí Báo cáo sử dụng nguyên liệu Bảng chi tiết PS và các TKĐƯ 621,622,627,154 Báo cáo cắt Bảng kê nhập, xuất vật tư Bảng kê PS TK 621,622,627,154 Bảng tính giá thành Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi cuối năm CÔNG TY MAY 10 Hàng ngày, các chứng từ gốc được chuyển đến phòng kế toán. Sau khi phân loại ra chuyển đến cho từng kế toán phụ trách các phần hành tương ứng để kiểm tra, nhập số liệu. Số liệu tự động được chuyển đến sổ Nhật Ký Chung, các sổ chi tiết liên quan và Sổ Cái các tài khoản. Cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh đối chiếu với Sổ Cái các TK để lập nên Bảng cân đối số phát sinh và cuối quý lập các báo cáo tài chính. Hiện nay, công ty đang áp dụng niên độ kế toán từ ngày 1/1 đến 31/12 năm dương lịch và kỳ hạch toán là tháng, báo cáo kế toán được lập theo quý, kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán máy tại công ty: Để tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP thuận tiện và hiệu quả, giảm bớt khối lượng tính toán cho các nhân viên kế toán thì công ty đã và đang ứng dụng phần mềm kế toán có tên gọi là MAY 10 Thông qua việc sử dụng phần mềm mà tổ chức công tác kế toán ở công ty đã trở nên gọn nhẹ và đảm bảo cung cấp thông tin tài chính kế toán chính xác và kịp thời . Là một phần mềm do công ty thuê lập từ rất sớm nên MAY 10 chưa thực sự hoàn thiện .Trong toàn bộ công tác kế toán của công ty thì không phải phần hành nào cũng xử lý bằng máy hoàn toàn :có những phần còn phải làm thủ công như kế toán tiền lương nhưng lại có phần xử lý bằng máy hoàn toàn như kế toán vật tư, kế toán tiêu thụ. Phần mềm MAY 10 bao gồm có bốn chương trình là : Chương trình vật tư- giá thành. Chương trình tiêu thụ nội địa Chương trình tiêu thụ xuất khẩu Chương trình tổng hợp. Mỗi chương trình sẽ xử lý một số phần hành riêng và về cơ bản thì các phàn hành đều có sự liên kết với nhau trong quá trình luân chuyển chứng từ, cập nhật số liệu và cung cấp thông tin . 2.2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY 10 2.2.1: Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất ở công ty May 10 2.2.1.1: Đặc diểm chi phí sản xuất Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty rất đa dạng với 3 loại hình là nhận sản xuất gia công theo đơn đặt hàng, sản xuất hàng FOB và sản xuất hàng nội địa. Vì vậy, việc tổ chức kế toán tập hợp và phân bổ hợp lý và chính xác CPSX và tính đúng đủ GTSP có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý chi phí, giá thành phục vụ cho yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh ở từng bộ phận. Đồng thời công ty phải tổ chức quản lý tài sản, vật tư, lao động tiền vốn tiết kiệm, có hiệu quả, tổ chức kế toán chi tiết đến từng đối tượng, từng loại chi phí, từng loại hình sản xuất một cách cụ thể và sâu sát để phục vụ cho nhiệm vụ hạ giá thành, tăng lợi nhuận, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo chỗ đứng vững vàng của doanh nghiệp trên thị trường. Như hầu hết các công ty may ở Việt Nam chủ yếu là sản xuất hàng gia công xuất khẩu. Ở May 10, hàng gia công xuất khẩu chiếm tới 50% với các khách hàng lớn như Mangraham, Itochu, Sven, …Vì vậy, trong luận văn này để tìm hiểu kỹ về tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty May 10, em đi sâu vào nghiên cứu phần kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP đối với loại hàng gia công xuất khẩu. 2.2.1.2: Phân loại chi phí sản xuất Tại công ty May 10 căn cứ vào tình hình thực tế của công ty và quy định thống nhất của ngành dệt may và chế độ kế toán hiện hành đã phân loại CPSX theo các khoản mục chi phí như sau: 2.2.1.2.1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVLTT được chia thành 2 loại: Chi phí NVL chính: gồm vải, dựng, bông các loại có tác dụng tạo nên thực thể sản phẩm. Những NVL này thường do khách hàng mang đến nên rất phong phú và đa dạng về chủng loại, tính năng, tác dụng. Do vậy đối với NVL do khách hàng mang đến thì công ty chỉ theo dõi về mặt số lượng còn về mặt giá trị thì công ty chỉ hạch toán chi phí vận chuyển, bốc dỡ từ cảng về kho,…cho nên khoản mục chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng CPSX phát sinh trong kỳ. Chi phí vật liệu phụ: như chỉ, nhãn mác, cúc, bìa cổ,…có tác dụng đi kèm với NVL chính để hoàn thiện sản phẩm.Thông thường mỗi đơn đặt hàng sẽ có yêu cầu riêng đối với sản phẩm nên vật liệu phụ thường được khách hàng gửi đi kèm với NVL chính. Khi có nhu cầu thì công ty mới mua thêm. Vì vậy công ty chỉ hạch toán phần chi phí vật liệu phụ mua ngoài còn đối với vật liệu phụ do khách hàng đem đến thì công ty chỉ theo dõi về số lượng. Do đặc điểm trên mà tỷ trọng khoản mục chi phí NVLTT sẽ chiếm khoảng 20% trong tổng CPSX trong kỳ. 2.2.1.2.2: Chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích trên tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng CPSX trong kỳ. Đối với khoản thuê ngoài gia công thì tính kết chuyển thẳng vào TK 154 chứ không tính vào chi phí NCTT. 2.2.1.2.3: Chi phí sản xuất chung Bao gồm các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tổ chức quản lý sản xuất ở phân xưởng, xí nghiệp, tổ, đội sản xuất: Chi phí nhân viên phân xưởng: là tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, xí nghiệp, …và các khoản trích theo lương được tính vào CPSX như BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng, xí nghiệp,…. Chi phí phụ tùng thay thế: là giá trị phụ tùng xuất cho các phân xưởng, xí nghiệp, tổ, đội như bugi, côngtơ, kim quay, ốc vít, cuaroa,… Chi phí công cụ dụng cụ: là giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất cho quản lý phân xưởng, xí nghiệp. Chi phí khấu hao TSCĐ: là khoản khấu hao tài sản cố định (máy móc, thiết bị nhà xưởng,…) phục vụ cho sản xuất trực tiếp ở các phân xưởng, xí nghiệp. Các chi phí SXC khác: là các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng ngoài các khoản trên như chi phí sửa chữa, cải tạo,… Ở công ty May 10 công tác kế toán CPSX được thực hiện trên máy bởi các chương trình phần mềm độc lập với nhau. Do sự phân công nên các khoản phải trả công nhân viên được thực hiện ở phòng tổ chức nghĩa là việc tính toán tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương phải trả cho cán bộ công nhân viên do phòng tổ chức thực hiện. Sau đó phòng tổ chức chuyển bảng thanh toán tiền lương và BHXH, bảng tổng hợp lương cho kế toán tiền lương thực hiện tính toán phân bổ chi phí nhân công để tập hợp CPSX và tính GTSP. Vì vậy phần kế toán chi phí NCTT được làm thủ công.Phần kế toán NVLTT được thực hiện hoàn toàn bằng phần mềm kế toán. Kế toán NVL chỉ cần nhập dữ liệu sau đó máy sẽ tự động tính toán, đưa ra các bảng biểu và sổ sách theo yêu cầu. Cuối tháng kế toán tiền lương tính toán, phân bổ chi phí NCTT cùng với kế toán NVL và các kế toán khác chuyển các bảng biểu, sổ sách liên quan đến các khoản chi phí SXC sang cho kế toán giá thành sản xuất chính đồng thời căn cứ vào các báo cáo về chi phí SXC tập hợp được ở dưới các phân xưởng, xí nghiệp gửi lên thì kế toán giá thành sản xuất chính tiến hành tính toán, phân bổ CPSX, đánh giá sản phẩm dở dang để tổng hợp chi phí, tính GTSP. Vì vậy phần kế toán chi phí SXC và GTSP một phần được thực hiện bằng kế toán máy. 2.2.2: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp CPSX có liên quan trực tiếp đến công tác tập hợp CPSX và tính GTSP, ảnh hưởng đến tính chính xác của thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp CPSX. Vì vậy xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của công ty là khâu đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty May 10 có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành. Mặt khác kết quả sản xuất ở từng giai đoạn không bán ra ngoài, không có giá trị sử dụng tương đối đầy đủ, chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng mới được xác định là thành phẩm và có giá trị sử dụng. Đồng thời do khối lượng sản phẩm mà công ty sản xuất trong kỳ là rất lớn nhưng lại được chia thành một số loại nhất định. Vì thế đối tượng kế toán tập hợp CPSX ở công ty được xác định là từng phân xưởng, xí nghiệp. Riêng đối với chi phí NVLTT thì kế toán còn theo dõi chi tiết theo từng mã sản phẩm, còn chi phí phát sinh ở phân xưởng cơ điện được công ty tập hợp vào chi phí SXC. Để tổ chức tập hợp CPSX vào các đối tượng này, công ty đã tổ chức cài đặt mã hoá các đối tượng. Việc khai báo danh mục phân xưởng được thực hiện theo quy trình sau: - Kích đúp chuột trái vào biểu tượng của “chương trình vật tư giá thành” trên màn hình sẽ xuất hiện màn hình nền. - Kích chuột trái vào mục Input, chọn “Danh mục phân xưởng” sẽ xuất hiện màn hình “Cập nhật danh mục phân xưởng” trong đó: + Alt+A: cho phép thêm mới + Alt+X: cho phép xoá + Alt+F: cho phép tìm kiếm +Alt+W: thoát khỏi màn hình “cập nhật danh mục phân xuởng” Sau mỗi lần khai báo ở các cột thì ấn Enter. Kết thúc việc khai báo cũng ấn Enter. Ví dụ: Khi mã hoá xí nghiệp 1 chưa có trong danh mục phân xưởng ta thực hiện như sau: Chọn Alt+A để thêm mới. Khi đó con trỏ sẽ nhấp nháy ở dòng mới để khai báo ở các cột, thực hiện nhập dữ liệu vào các cột như sau: STT: 1 Mã: 01 Tên PX: CFSX May 1 TKSX: 62721 Việc khai báo các danh mục tài khoản, kho hàng, vật tư, thành phẩm, loại vật tư, sản phẩm cũng tương tự. Ở công ty May 10, do số loại vật tư rất phong phú và đa dạng nên việc mã hoá các đối tượng này được quan tâm nhiều. Mỗi loại vật tư có những mã riêng có độ dài là 9 ký tự trong đó 3 ký tự đầu là mã loại vật tư. Ví dụ: 005 là mã của vải, 007 là mã của dựng, 021 là mã của công cụ,…còn 6 ký tự sau là mã của vật tư. Ví dụ: 005000001 là mã của vải gia công, 007000009 là mã của dựng gia công. Việc mã hoá vật tư được thực hiện trên màn hình nhập của chương trình vật tư, chi phí, giá thành Ví dụ: mã hoá vải gia công của MANGRAHAM Chọn Input Chọn danh mục vật tư Để khai báo mới thì ấn F4 khi đó sẽ xuất hiện màn hình để khai báo, ta tiến hành khai báo: Mã loại vật tư: 005 Tên loại vật tư: Vải Mã vật tư: 000001 Tên vật tư: Vải gia công Đơn vị tính: m Theo loại sản phẩm: nếu có thì đánh T, nếu không thì đánh F Sau khi khai báo xong thì ấn ESC để kết thúc khai báo. Nếu cần sửa thì ấn F3 còn xoá thì ấn F8. Tương tự như vậy cũng có thể khai báo, mã hoá sản phẩm. 2.2.3: Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Do đối tượng của kế toán tập hợp CPSX ở công ty May 10 là từng phân xưởng, xí nghiệp nên công ty đã sử dụng hai phương pháp tập hợp CPSX là phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng đối với chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất đối với CPSX chung. 2.2.3.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nội dung: Chi phí NVLTT ở công ty bao gồm toàn bộ chi phí về NVL chính và phụ liệu dùng cho sản xuất trong kỳ được tập hợp theo từng xí nghiệp và theo dõi chi tiết cho từng mã sản phẩm. Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu lĩnh vật tư, công cụ, phụ tùng thay thế,… Quy trình luân chuyển chứng từ: Do NVL để sản xuất hàng gia công chủ yếu do bên đặt hàng cung cấp được nhập qua cảng Hải Phòng theo điều kiện CIF nên công ty chỉ phản ánh về mặt số lượng của NVL nhận gia công và chỉ hạch toán chi phí vận chuyển, bốc dỡ của số NVL sử dụng vào sản xuất để tính giá thành sản xuất trong kỳ. Khi NVL nhận gia công đến công ty thì phải kiểm tra và làm thủ tục nhập kho. NVL nhận gia công về đến phải kèm theo INVOICE. Phòng kho vận căn cứ vào INVOICE để lập biên bản mở kiện, xem xét tính hợp lệ của chúng, kiểm tra hàng hoá về số lượng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty May 10.Doc
Tài liệu liên quan