MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1
1.1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1
1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm 1
1.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3
1.1.3. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 4
1.1.4. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5
1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 6
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất 6
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 10
1.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 11
1.3.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất 11
1.3.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 12
1.3.3. Tài khoản kế toán sd 13
1.3.4. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và tính giá thành sản phẩm 18
1.3.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất 20
1.4. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm 22
1.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm 22
1.4.2 . Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 22
1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 24
1.5. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG HOÀ PHÁT 32
2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát 32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 32
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 35
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 36
2.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty 37
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 38
2.2. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát 41
CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ PHỤ TÙNG HOÀ PHÁT 72
3.1. Những nhận xét chung, đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát 72
3.1.1. Những ưu điểm 72
3.1.2. Những hạn chế cần khắc phục 74
3.2. Những biện pháp và phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát 75
3.2.1. Ý kiến thứ nhất: Về công tác tổ chức tập hợp chứng từ ban đầu 75
3.2.2. Ý kiến thứ hai: Về hệ thống sổ sách kế toán 76
3.2.3. Ý kiến thứ ba: Về việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 76
3.2.4. Ý kiến thứ tư: Về hạch toán chi phí sản xuất chung 78
3.2.5. Ý kiến thứ năm: Về việc hạch toán các khoản giảm trừ chi phí sản xuất 80
3.2.6. Ý kiến thứ sáu: Về việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 83
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
95 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH thiết bị phụ tùng Hòa Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường nhằm định ra phương hướng kinh doanh có hiệu quả, phù hợp tình hình biến động của thị trường trong từng giai đoạn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Nhiệm vụ
Để làm đúng chức năng của mình công ty có những nhiệm vụ cơ bản sau :
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch… Bảo toàn và mở rộng nguồn vốn để hoạt động và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nghiên cứu khả năng tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước để cải tiến sản xuất kinh doanh. Công ty chủ động linh hoạt trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường, tất cả vì sự tồn tại và phát triển của công ty.
Nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng. Huy động, tận dụng các phương tiện vật chất có sẵn của công ty để phục vụ tốt cho kinh doanh. Chấp hành luật pháp Nhà Nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng vốn, vật tư, tài sản , nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng tốt lực lượng lao động theo chính sách của nhà nước đối với người lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
2.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty
Trong các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng. Đặc điểm của các sản phẩm do công ty sản xuất là mỗi loại sản phẩm có một quy trình công nghệ sản xuất riêng biệt, mỗi loại sản phẩm lại có nhiều kích cỡ khác nhau. Do đó mỗi lo ại sản phẩm được tổ chức sản xuất ở một phân xưởng riêng biệt. Ở đây em xin giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Giàn giáo ở phân xưởng Giàn giáo.
Sơ đo à12: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Giàn giáo
Thép
Sắt
Uốn
Hàn
Sơn
Lắp ghép
Thành phẩm
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
* Chức năng nhiệm vụ từng phần hành kế toán:
- Kế toán trưởng :
Là người đứng đầu phòng kế toán của đơn vị, chịu trách nhiệm toàn bộ công việc kế toán, có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công việc kế toán cho phù hợp với loại hình sản xuất của công ty.
- Kế toán tổng hợp :
Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu do các kế toán khác chuyển đến từ đó đưa ra các thông tin trên cơ sở số liệu, xem xét tất cả các chỉ tiêu kế toán, lập báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính của toàn công ty trên báo cáo tài chính.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm :
Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm.
- Kế toán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm :
Là bộ phận phụ trách khâu tính giá thành cho những sản phẩm mà công ty sản xuất ra.
- Kế toán công nợ :
Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu phải trả trong Công ty và giữa Công ty với khách hàng, với ngân hàng, với nhà cung cấp….
- Kế toán nguyên vật liệu và CCDC: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, CCDC trong quá trình sản xuất. Cuối tháng, tập hợp số liệu báo cáo vật liệu tồn kho. Khi có yêu cầu bộ phận kế toán nguyên vật liệu cùng các bộ phận khác tiến hành kiểm kê tại kho vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán.
- Kế toán TSCĐ:
Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm nguyên giá TSCĐ. Hàng tháng tính số tiền khấu hao TSCĐ, ghi vào sổ khấu hao, lập báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ.
- Kế toán vốn bằng tiền, tiền lương: Chịu trách nhiệm về các Tài khoản kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính. Lập bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương của các phân xưởng và toàn doanh nghiệp.
Sơ đồ 13: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
KT vốn bằng tiền, t.lương
KT Công nợ
KT tập hợp chi phí và giá thành
KT thành phẩm và tiêu thụ
Thủ quỹ
Nhân viên kinh tế
KT TSCĐ
2.1.5.2. Tổ chức công tác kế toán của Công ty:
- Hình thức kế toán áp dụng tại công ty : Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ trên phần mềm kế toán Bravo 5.0. Quy trình hạch toán, xử lý chứng từ, cung cấp thông tin kế toán của Công ty đều được thực hiện trên máy vi tính.
- Sau khi lựa chọn các tài khoản cần sử dụng, Công ty quy định mỗi loại chứng từ ghi sổ ghi Nợ một tài khoản đối ứng với có các tài khoản khác.
- Niên độ kế toán quy định: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Kỳ kế toán áp dụng: Theo tháng.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Hệ thống tài khoản kế toán: Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty sử dụng các TK 621, 622, 627, 154, và các TK khác như TK 141, 331, 152,111, 334,338,153… Các TK đều được mã hoá cho từng phân xưởng, từng sản phẩm.
- Hệ thống sổ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức Chứng từ ghi sổ. Hệ thống sổ kế toán Công ty sử dụng là: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; Sổ cái; Sổ, thẻ kế toán chi tiết; Bảng tổng hợp sổ chi tiết; Bảng cân đối số phát sinh; Báo cáo tài chính.
Sơ đồ14: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát
Chứng từ gốc và bảng tập hợp chứng từ cùng loại
Chứng từ mã hoá nhập dữ liệu vào máy
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng :
Đối chiếu :
2.2. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát.
2.2.1. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty.
2.2.1.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý và phân loại chi phí sản xuất ở Công ty.
Là một doanh nghiệp sản xuất nên cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí sản xuất của Công ty là những chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó, đặc điểm, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất tại mỗi doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của quá trình sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp đó. Tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát tổ chức sản xuất rất nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm lại có một quy trình sản xuất riêng biệt, do vậy Công ty tổ chức sản xuất các sản phẩm tại các phân xưởng sản xuất khác nhau. Vì vậy, chi phí sản xuất của Công ty phát sinh tại các phân xưởng khác nhau đòi hỏi Công ty phải tổ chức tập hợp chi phí tại từng phân xưởng. Mặt khác, do đặc điểm sản phẩm của Công ty là mỗi loại sản phẩm có nhiều kích cỡ khác nhau với cùng một loại nguyên vật liệu, do đó để quản lý chính xác đối tượng chịu chi phí còn phải phân bổ từng loại chi phí sản xuất cho các đối tượng đó. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí sản xuất của Công ty cũng bao gồm 3 khoản mục chi phí, đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Công ty dựa vào các khoản mục chi phí này để tập hợp chi phí sản xuất. Ngoài ra để phục vụ cho việc lập báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh, Công ty còn phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thành các loại sau đây căn cứ vào nội dung, tính chất kinh te ácủa chi phí (hay còn gọi là phân loại chi phí theo yếu tố), gồm các yếu tố chi phí sau: Chi phí nguyên liệu và vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
2.2.1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng, chi phối toàn bộ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đặc điểm riêng của từng ngành, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý của từng đơn vị.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm sản phẩm và yêu cầu quản lý của Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định là từng phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng sản xuất đều được mở sổ chi tiết theo dõi riêng và tập hợp chi phí theo từng khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
2.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Công ty hiện đang vận dụng là phương pháp trực tiếp theo từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất phát sinh sử dụng cho phân xưởng nào được hạch toán trực tiếp cho phân xưởng đó.
2.2.1.4. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm của Công ty. Do vậy việc hạch toán chính xác chi phí vật liệu có ý nghĩa quan trọng đặc biệt để xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất cũng như tính chính xác và hợp lý của giá thành sản phẩm của Công ty.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty là toàn bộ trị giá nguyên liệu vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm của Công ty, bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu chính: sắt, thép các loại, tôn các loại, que hàn,…
- Chi phí bán thành phẩm mua ngoài : động cơ, vòng bi, tâm hàn, dây dùi…
- Chi phí nguyên vật liệu phụ : dung môi, sơn đầu nối, sơn chống gỉ…
- Nhiên liệu : Xăng dầu, than rèn,... cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất tại các phân xưởng.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được phản ánh trên TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TK này đã được mã hoá cho từng phân xưởng, sản phẩm của phân xưởng:
+ TK 62101: Phân xưởng Giàn giáo
+ TK 6210102: Sản phẩm Giàn giáo khung 1,2m
….
+ TK 62102: Phân xưởng Côppha
…..
Do đặc điểm của sản phẩm vật liệu xây dựng, mỗi loại sản phẩm lại có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng dùng sản cùng một loại nguyên vật liệu. Do vậy, để thuận tiện cho việc quá trình sản xuất, Công ty tổ chức sản xuất theo từng phân xưởng, và mỗi phân xưởng sản xuất một loại sản phẩm với các kích cỡ khác nhau. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu do Công ty tự tìm kiếm. Khi nguyên vật liệu nhập kho căn cứ vào hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho của người bán và các chứng từ hợp lệ khác, căn cứ vào số lượng thực tế nhập, thủ kho ghi vào thẻ kho ( thủ kho theo dõi số lượng ).
Trên cơ sở giá mua, số lượng, chi phí mua, các loại thuế ( nếu có ), các khoản chiết khấu giảm giá kế toán sẽ lập phiếu nhập kho.
Công ty TBPT Hoà phát
Kho thép Hoà Phát
PHIẾU NHẬP KHO
Số 34
Ngày 04 tháng 02 năm 2007
Họ và tên người nhập: CTY TBPT HOÀ PHÁT HN
Nội dung: Nhập hàng theo hoá đơn số 95791 ngày 04/02/2007 của Công ty ống thép Hoà Phát
Nhập tại kho: Kho thép Hoà Phát ( KTHP )
TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Thép Phi 42*2
Tấn
10,0
10,0
7.550.085
75.500.850
Thuế nhập khẩu
Thuế GTGT
7.550.085
Tổng Cộng
83.050.935
Tổng số tiền bằng chữ: Tám mươi ba triệu không trăm năm mươi nghìn, chín trăm ba mươi lăm đồng.
Kế toán Thủ kho Người giao
Sau đó căn cứ vào giấy yêu cầu cấp vật tư của các phân xưởng sản xuất, thủ kho lập Phiếu xuất kho, ghi vào thẻ kho và xuất cho các phân xưởng sản xuất. Phiếu xuất kho được viết thành ba liên: chứng từ gốc liên 1 gửi về phòng kế toán, liên 2 thủ kho giữ, liên 3 giao cho người nhận vật tư.
Công ty TBPT Hoà Phát
Kho
PHIẾU XUẤT KHO Số 338
Ngày 15 tháng 02 năm 2007
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Dũng
Lý do xuất kho: Sản xuất Giàn giáo. Địa chỉ ( bộ phân ): PX Giàn giáo
Xuất tại kho: Kho giàn giáo
TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo YC
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Thép Phi 42*2
Kg
139.401
139.401
Tổng Cộng
139.401
139.401
Kế toán Người nhận Thủ kho
Đơn giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cố định một lần vào cuối tháng. Theo phương pháp này, căn cứ vào trị giá vật tư tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, và lượng tồn đầu kỳ, lượng nhập trong kỳ để tính trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho theo công thức sau:
Đơn giá bình
quân xuất kho =
cuối tháng
Trị giá NVL tồn kho
đầu tháng
+
Tổng trị giá nhập kho trong tháng
Số lượng tồn đầu kỳ
+
Số lượng nhập trong tháng
Như vậy, trị giá vốn của vật tư xuất kho sử dụng phải đến cuối mỗi tháng mới xác định được.
Định kỳ 10 ngày, nhân viên kinh tế ở các phân xưỏng tiến hành thanh toán các chứng từ lên phòng kế toán Công ty. Các chứng từ gồm: Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Bảng kê khối lượng vật tư xuất dùng và các chứng từ khác như Hoá đơn GTGT, các chứng từ thanh toán tạm ứng,…Căn cứ vào các chứng từ do nhân viên kinh tế gửi lên, kế toán Công ty tiến hành xử lý, phân loại chứng từ, định khoản kế toán và nhập dữ liệu vào máy, nhờ chương trình phần mềm kế toán BRAVO 5.0 các số liệu sẽ được tự động cập nhật vào các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.
Cuối mỗi tháng các phiếu xuất kho của từng loại vật liệu được tập hợp hợp trên Bảng kê khối lượng xuất kho sử dụng từng loại vật liệu trong tháng.
Trong tháng 02/2007 tổng lượng thép Phi 42*2 xuất sử dụng là: 458,565 kg với đơn giá thép Phi 42*2 bình quân xuất kho cuối tháng do máy tự động tính là 8000 đ/ kg.
Bảng kê khối lượng thép Phi 42*2 xuất sử dụng trong
tháng 02/2007
Chứng từ
Bộ phận
Số lượng
( Kg )
Số hiệu
Ngày
PXK338
15/02
Phân xưởng giàn giáo
139.401
PXK344
24/02
Phân xưởng côppha
10.000
…
…
Tổng cộng
458,565
Căn cứ vào chứng từ: Phiếu xuất kho số 338 ngày 15/02/2006, kế toán nhập số liệu trên chứng từ này vào chứng từ “phiếu xuất” trên máy theo bút toán sau với đơn giá bình quân xuất kho cuối tháng là 8000 đ/ kg:
Nợ TK 62101 : 1.115.208.000
Có TK 152 : 1.115.208.000
Với việc ứng dụng phần mềm kế toán BRAVO 5.0 vào công tác kế toán, quy trình thực hiện công việc kế toán về tổng thể cũng như mỗi phần hành được miêu tả như sau:
Khai báo hệ thống ban đầu
Nhập dữ liệu
Xử lý tự động
Hệ thống các báo cáo kế toán:
+ BCTC
+ BC Quản trị
Trong BRAVO 5.0 thì tất cả các chứng từ đều được cập nhật chung tại một màn hình, căn cứ vào mã chứng từ để phân biệt các loại chứng từ khác nhau. Các chứng từ này được cập nhật tại Menu chứng từ. Sau khi chọn chức năng cập nhật chứng từ thì chương trình sã hiện ra màn hình danh sách các chứng từ mới được cập nhật trong thời gian gần đây nhất. Sau khi chọn mã chứng từ thì màn hình tương ứng với chứng từ sẽ được hiện ra. Khi nhập chứng từ cần chọn ngày, tháng, năm phát sinh, diễn giải nội dung của chứng từ trong các ô tháng, ngày chứng từ, ngày ghi sổ, có thể thay đổi ngày chứng từ và ngày ghi sổ theo thực tế của doanh nghiệp.
Phần nhập chứng từ được chia làm các loại sau để nhập các chứng từ khác nhau:
- Phiếu thu tiền mặt ( PT )
- Phiếu chi tiền mặt ( PC )
- Báo có tiền gửi Ngân hàng ( BC )
- Báo nợ tiền gửi Ngân hàng ( BN )
- Phiếu khác ( PK )
- Bù trừ công nợ của khách hàng ( BT )
- Phiếu chi phí mua hàng và thuế nhập khẩu ( CP )
- Phiếu nhập kho ( PN )
- Phiếu xuất lắp ráp, chuyển thẻ ( LR )
- Phiếu xuất kho ( PX)
- Hoá đơn bán hàng ( HD )
- Hoá đơn dịch vụ ( DV )
- Hàng bán bị trả lại ( TL ) .
Để thuận tiện cho việc nhập chứng từ, kế toán Công ty phải phân loại chứng từ trước khi nhập sau đó chọn ô chứng từ thích hợp.
Chương trình cho phép xem báo cáo bất cứ thời điểm nào mà không cần các bước tổng hợp số liệu trung gian. Ngoài ra người sử dụng còn có thể tự thiết kế các báo cáo theo yêu cầu thực tế.
Ứng dụng và cách nhập chứng từ phiếu xuất kho số 56 ngày 10/03/07, bạn chọn Menu Chứng từ và chọn tiếp loại chứng từ Phiếu xuất ( PX ).
Tại giao diện mở đầu của BRAVO 5.0, chọn phần “Nhập chứng từ”.
Tại giao diện của BRAVO 5.0 để nhập chứng từ kế toán, chọn loại chứng từ “Phiếu xuất ” ( Mã chứng rừ: PX). Việc ghi chứng từ như sau:
+ Ô ngày CT: Nhập “15/02/2007”
+ Ô Số : Nhập “338”
+ Ô Đối tượng: KGG (Kho giàn giáo)
+ Ô Mã tiền tệ: Nhập: VND
+ Ô Ông bà: Kho giàn giáo
+ Ô Diễn giải: Nhập “ Xuất vật tư sản xuất”
+ Ô TK Nợ: Nhập “621”
+ Ô Khoản mục chi phí: Nhập “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Nhập Mã vật tư, tên vật tư, Đvt, TK Có (TK152), sản phẩm sản xuất, Kho, Nhập số lượng xuất:139.401. Chương trình sẽ tự đông tính giá xuất kho theo phương pháp đã chọn trong phần thông số hệ thống với công thức đã được cài đặt sẵn. Cột thành tiền sẽ được tự động tính toán theo VNĐ là: 1.115.208.000 VNĐ. Sau đó ghi lại dòng phát sinh của chứng từ bằng cách nhấn “*”
Bấm nút ghi chứng từ, chương trình sẽ kiểm tra tính cân đối Nợ – Có của chứng từ, nếu chứng từ hợp lệ thì được cập nhật vào hệ thống. Nếu không sẽ thông báo để kiẻm tra lại chứng từ. Nếu muốn sửa chứng từ, ta nhấn nút Sửa ( hoặc phím nóng F3) để thay đổi tài khoản và số phát sinh.
Sau khi nhập chứng từ hoặc xoá chứng từ, có thể tiếp tục nhập chứng từ khác như bình thường bằng cách nhân nút Thêm ( hoặc F2)
Để in chứng từ hiện tại trên màn hình ta chon nút In ( F 7)
Cuối tháng, sau khi hoàn tất việc nhập dữ liệu về nguyên vật liệu nhập xuất trong tháng, kế toán tiến hành bút toán cuối kỳ đó là: phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo tiêu thức đã cho sẵn trong chương trình, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Nợ TK 154 ( Chi tiết cho từng PX sản xuất )
Có TK 621 ( Chi tiết cho từng PX sản xuất )
Máy tự động phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại vật tư cho từng kích cỡ sản phẩm của từng phân xưởng sản xuất theo tiêu thức là CPNVL định mức với công thức sau:
Mức phân bổ chi phí NVL cho từng đối tượng
=
Tổng CPNVLTT thực tế
xuất sử dụng
x
Trị giá NVLTT của từng đối tượng được xác định theo định mức
Tổng giá trị NVLTT của các đối tượng được xác định theo định mức
Ví dụ: Cuối kỳ dựa vào số lượng thành phẩm nhập kho trong tháng và định mức về NVL Thép Phi 42*2/ khung của phân xưởng Giàn giáo, được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng chi phí định mức về NVL thép f 42 * 2
trong tháng 02/2007
Phân xưởng Giàn giáo
Mã SP
Tên SP
ĐM NVL/ Khung
SLHT
NVL
Định mức
GG120
Khung 1.2 m
6,99 kg
305
2.131,95
GG153
Khung1.53 m
8,5084 kg
150
1.276,26
GG170
Khung 1.73 m liền
9,1282 kg
1069
9.758,040
GG173
Khung 1.73 m rời
9,1828 kg
749
6.877,910
GGDR173
Khung 1.73 m rời* 2.4 ly
11,04 kg
10.802
119.254,08
Tổng cộng
139.298,253
Chi phí về NVLTT thép Phi 42*2 được phân bổ cho các kích cỡ sản phẩm như sau:
* Giàn giáo Khung 1,2 m:
Mức phân bổ chi phí
139.401
thép 42*2 cho khung =
x
2.131,95 =
2.133,523 (kg)
1.2 m
139.298,253
Thành tiền: 2.133,523 x 8.000 = 17.608.180,285 đ
* Giàn giáo khung 1,53 m rời:
Mức phân bổ chi phí
thép 42*2 cho khung =
1.53 rời
139.401
x
1.276,26=
1.277,201 (kg)
139.298,253
Thành tiền : 1.277,201 x 8000 = 10.217.611 đ
* Giàn giáo khung 1,73 m liền:
Mức phân bổ chi phí
thép 42*2 cho khung =
1.73 m liền
139.401
x
9.758,040 =
9.765,243 (kg)
139.298,253
Thành tiền: 9.765,243 x 8000 = 78.121.947,018 đ
* Giàn giáo khung 1,73 m rời:
Mức phân bổ chi phí
thép 42*2 cho khung =
1.73 m rời
139.401
x
6.877,910 =
6.882,9904 (kg)
139.289,253
Thành tiền: 6.882,9904 x 8000 = 55.063.923,200
* Giàn giáo khung 1,73 m rời * 2,4 ly:
Mức phân bổ chi phí
thép 42*2 cho khung =
1.73 m rời *2.4 ly
139.401
x
119.254,08 =
119.342,0423(kg)
139.298,253
Thành tiền : 119.342,0423 * 8000 = 954.736.338,400 đ
Ta sẽ có Bảng phân bổ chi phí NVLC Thép Phi 42*2 cho các loại khung giàn giáo như sau:
Bảng phân bổ NVLC - Thép f 42 *2
Phân xưởng Giàn giáo
Tháng 02/2007
Số lượng thực tế xuất dùng: 139.401 kg ĐGBQ : 8.000 đ/kg
Mã SP
Tên SP
ĐMNVL/
Khung
(Kg)
SL SPHT
(Cái)
NVL
Định mức
(Kg)
Mức phân bổ
NVL
(Kg)
Thành tiền
(Đồng)
GG120
Khung 1,2 m
6,99
305
2.131,950
2.133,523
17.068.180,285
GG153
Khung1,53m rời
8,5084
150
1.276,260
1.277,201
10.217.611
GG170
Khung1,73mliền
9,1282
1.069
9.758,046
9.765,243
78.121.947,018
GG173
Khung1,73m rời
9,1828
749
6.877,917
6.882,9904
55.063.923,200
GGDR173
Khung1,73m rời * 2,4 ly
11,04
10.802
119.254,080
119.342,0423
954.736.338,400
TC
139.298,253
139.401,000
1.115.208.000
Đối với các loại nguyên vật liệu khác ( kể cả nguyên vật liệu phụ ) máy cũng tiến hành phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tương tự như trên.
Cuối tháng máy tự tổng hợp Bảng tổng hợp phân bổ chi phí NVLTT cho các sản phẩm trong các phân xưởng.
BẢNG TỔNG HỢP PHÂN BỔ CHI PHÍ NVLTT CHO CÁC SẢN PHẨM PHÂN XƯỞNG GIÀN GIÁO
Mã SP
Tên SP
SLHT
CPNVLTT
theo ĐM
Chi phí NVLTT phân bổ cho các SP
GG120
Khung 1,2 m
305
23.955.950,500
24.925.713,08
GG153
Khung 1,53 m rời
150
16.133.790,000
16.202.496,75
GG170
Khung 1,73 m liền
1069
124.407.333,700
124.937.130,07
GG173
Khung 1,73 m rời
749
83.750.333,800
84.106.989,81
GGDR173
Khung 1,73 m rời * 2,4 ly
10802
1.373.332.793,800
1.379.376.551,23
Tổng cộng
1.621.580.201,800
1.629.548.880,93
Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong cả tháng được máy tự động tổng hợp như Bảng trên và sau đó các số liệu này sẽ được ghi vào Chứng từ ghi sổ Số 21 (Biểu 01) theo bút toán:
Nợ TK 62101 1.629.548.880,930
Có TK 152 1.629.548.880,930
Và Sổ chi tiết TK 621 (Chi tiết cho các sản phẩm trong phân xưởng Giàn giáo), ví dụ với sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m rời (Biểu 02)
Từ các Chứng từ ghi sổ trong tháng, máy tự tổng hợp số liệu và vào Sổ Cái TK 621 (Biểu 03).
2.2.1.5. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty TBPT Hoà Phát là một bộ phận chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm của Công ty. Do vậy, tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa rất quan trọng. Hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp sẽ góp phần vào việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành sản phẩm. Mặt khác, còn giúp cho việc thanh toán chi trả lương cho người lao động thoả đáng, kịp thời, khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty TBPT Hoà Phát bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ ) của công nhân trực tiếp sản xuất.
Công ty sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp phát sinh. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, sản phẩm.
+ 62201: Phân xưởng Giàn giáo
+ 62202: Phân xưởng Côppha
+ 62203: Phân xưởng Máy xây dựng
…
Việc trả lương cho người lao động trong Công ty từ bộ phận quản lý đến bộ phận trực tiếp sản xuất đều được thực hiện thống nhất theo quy chế trả lương chung do Giám đốc Công ty phê duyệt.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng đồng thời các hình thức trả lương sau:
- Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Được Công ty áp dụng để trả lương cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương trực tiếp theo sản phẩm phải trả cho công nhân sản xuất được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm đã quy định.
Công thức tính lương:
Tiền lương phải
=
Trả cho người
Lao động
Số lượng sản phẩm
Hoàn thành đúng
Quy cách phẩm chất
x
Đơn giá lương
sản phẩm quy
định
- Hình thức tính lương theo thời gian: Được Công ty áp dụng để trả lương cho bộ phận lao động gián tiếp: gián tiếp ở phân xưởng và gián tiếp văn phòng. Tiền lương tính theo thời gian có thực hiện tính theo ngày, giờ, tháng làm việc của người lao động tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độc quản lý của người lao động.
Công thức tính:
= x
Một số mức lương công nhật áp dụng tại Công ty: 25.000 đ / ngày; 32.000 đ/ ngày; 50.000 đ/ ngày; 54.000 đ/ngày.
- Các chế độ lương khác: Tại Công ty còn áp dụng các chế độ khác để tính lương cho công nhân viên như: chế độ làm thêm giờ, chế độ phụ cấp, lệ phí công tác…
Hàng ngày đốc công ở các phân xưởng sẽ căn cứ vào số lượng công nhân đi làm thực tế và khối lượng công việc họ hoàn thành để chấm công. Đến kỳ trả lương đốc công sẽ chuyển bảng chấm công cho Phòng kế toán để lập Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ lương và BHXH cho từng phân xưởng để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm trong phân xưởng nhằm xác định giá thành sản phẩm. Căn cứ vào bảng phân bổ này, kế toán nhập số liệu về tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất vào máy theo bút toán:
Nợ 622 ( Chi tiết theo từng phân xưởng)
Có TK 334
Ngoài tiền lương thực tế phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất, trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp sản xuất còn bao gồm các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào giá thành sản phẩm. Căn cứ vào số lao động trong danh sách, mức lương cơ bản và tiền lương thực trả trong tháng của từng công nhân, kế toán tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định:
+ BHXH: 20% lương cơ bản, trong đó 5% khấu trừ trực tiếp vào lương công nhân, còn 15% tính vào chi phí sản xuất hàng tháng.
+ BHYT: 3% lương cơ bản, trong đó 1% khấu trừ trực tiếp lương công nhân, còn 2% tính vào chi phí sản xuất trong tháng.
+ KPCĐ: 2% lương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát.docx