MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: Một số vấn đề lí luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
I. Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
1. Chi phí sản xuất.
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
1.2. Phân loại chi phí sản xuất.
2. Giá thành sản phẩm
2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm.
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm.
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
4. Y nghĩa và nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
II. Nội dung công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm.
1. Kế toán tập hợp CPSX.
1.1. Xác định đối tượng và phương pháp tập hợp CPSX.
1.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CP NVLTT).
1.3. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT).
1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung (CP SXC).
1.5. Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phụ.
1.6. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì.
2.1. Y nghĩa của việc đáng giá sản phẩm dở dang cuối kì.
2.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm.
3. Tính giá thành sản phẩm.
3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
3.2. Kì tính giá thành, đơn vị tính giá thành
3.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.
3.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn.
3.2.2. Phương pháp tính giá thành theo qui trình sản xuất (phương pháp phân bước).
3.2.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
3.2.4. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất của sản phẩm phụ.
3.2.5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
3.2.6. Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ.
3.2.6. Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức.
III. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chương II: Thực trạng về tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hải Phòng.
I. Tổng quan về Công ty Xi măng Hải Phòng.
1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty Xi măng Hải Phòng.
2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xi măng Hải Phòng.
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty xi măng Hải Phòng.
4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
II. Công tác tổ chức quản lý ở công ty xi măng hải phòng.
1. Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty xi măng Hải Phòng.
2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty xi măng Hải Phòng.
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
2.2. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán tại công ty XMHP.
2.3. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng.
III. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng hải phòng.
1. Phân loại chi phí sản xuất.
2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty xi măng Hải Phòng
3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
3.2. Chi phí nhân công trực tiếp.
3.3. Chi phí sản xuất chung.
3.4. Tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp.
4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì tại công ty xi măng Hải Phòng.
5. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hải Phòng.
5.1. Đối tượng tính giá thành sp.
5.2. Kỳ tính giá thành.
5.3. Phương pháp tính giá thành.
Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Hải Phòng.
1. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng.
1.1. Ưu điểm.
1.2. Tồn tại.
2. Yêu cầu và nguyên tắc của việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
3. Một số ý kiến đóng góp về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty XMHP.
KẾT LUẬN
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu về phòng kế toán trung tâm.
Đối với các bộ phận phụ thuộc ở xa văn phòng, có thể sẽ được công ty phân cấp cho bộ phận kế toán của các bộ phận chi nhánh đó thực hiện, định kỳ tổng hợp số liệu gửi về phòng kế toán trung tâm. Đối với các bộ phận chi nhánh trực thuộc gần công ty thì toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu nhận, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh đều được tập trung thực hiện ở phòng kế toán trung tâm.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty xi măng Hải Phòng:
Kế toán trưởng
Phó phòng
Phó phòng
Phòng kế toán tài chính
Kế toán các xí nghiệp phụ thuộc
Kế toán ban quản lý dự án
Tổ kế toán vật tư
Tổ kế toán tiêu thụ
Kế toán chi nhánh TB
Tổ kế toán tổnghợp
Kế toán phân xưởng
Tổ kế toán tài vụ
Công ty xi măng Hải Phòng là một công ty lớn với số lượng cán bộ công nhân viên rất đông đảo, mặt khác quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, nguyên vật liệu đầu vào đa dạng, phong phú, sản phẩm đầu ra gồm nhiều loại. Do vậy yêu cầu về quản lý rất cao, để nắm bắt kịp thời mọi tình hình sản xuất kinh doanh công ty đã tổ chức một đội ngũ cán bộ kế toán đông đảo. Phòng kế toán tài chính của công ty có 28 người, trong đó có 16 người công tác tại phòng kế toán trung tâm và 12 nhân viên kế toán ở các phân xưởng.
Đứng đầu là kế toán trưởng chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán tài chính của công ty.
Dưới kế toán trưởng là 2 phó phòng kế toán, trong đó 1 phó phòng phụ trách kế toán tổng hợp và một phó phòng kế toán phụ trách về tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Tại phòng kế toán trung tâm được chia làm 4 tổ:
+Tổ kế toán tổng hợp: thực hiện phần hành kế toán tổng hợp như: tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, kế toán doanh thu xác định kết quả.
+Tổ kế toán vật tư: phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tổ chức đánh giá, phân loại vật tư, vào sổ, tài khoản kế toán (TKKT) phù hợp với phương pháp hạch toán hàng tồn kho.
+Tổ kế toán tài vụ: phản ánh tình hình thu, chi, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm biến động lượng tiền tệ trong công ty, theo dõi lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên.
+Tổ kế toán tiêu thụ: hạch toán tình hình tiêu thụ sản phẩm, xác định doanh thu, kết quả tiêu thụ và theo dõi tình hình bán hàng.
2.2. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán tại công ty XMHP.
Hiện nay công ty xi măng Hải Phòng đang áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung. Mọi thao tác nhập liệu vào sổ được sử dụng bởi máy vi tính do vậy mà công việc theo dõi trên sổ kế toán được tiến hành nhanh gọn và kịp thời. Việc áp dụng máy vi tính trong quá trình xử lí thông tin, số liệu kế toán là rất phù hợp với qui mô hoạt động của công ty, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác.
Trình tự luân chuyển chứng từ trong điều kiện áp dụng kế toán máy tại công ty được mô tả bằng sơ đồ sau:
Chứng từ ban đầu
Nhập dữ liệu vào máy
Xử lí tự động theo chương trình
Sổ kế toán chi tiết
Sổ kế toán tổng hợp
Báo cáo kế toán
Nhật kí chung
Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán viên nhập các dữ liệu trên chứng từ gốc vào máy tính. Với các thông tin được nhập vào, máy tính sẽ tự động xử lí theo chương trình. Khi nhấn “Lưu” các dữ liệu sẽ tự động lưu vào nhật kí chung, sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết.
Đối với hình thức kế toán nhật ký chung: sau quá trình xử lý của máy muốn in ra các sổ sách báo cáo theo hình thức này ta vào menu:
Kế toán tổng hợp\ Sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung.
Hiện nay Công ty xi măng Hải Phòng đang sử dụng phần mềm kế toán Fast. Việc ứng dụng kế toán máy không những làm giảm nhẹ được khối lượng tính toán mà còn tăng được hiệu quả của công tác kế toán nói riêng, công tác quản lý tài chính nói chung. Kế toán chỉ cần thực hiện một số công việc như:
- Phân loại, bổ sung thông tin chi tiết vào chứng từ gốc.
- Nhập dữ liệu từ chứng từ vào máy.
- Kiểm tra, phân tích số liệu trên các sổ, báo cáo kế toán để có thể đưa ra quyết định phù hợp.
Máy tính sẽ tự động tính toán, ghi sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, chuyển số liệu từ các sổ kế toán sang các báo cáo kế toán.
2.3. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1/N, kết thúc ngày 31/12/N.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng VN.
Chế độ kế toán áp dụng: kế toán doanh nghiệp.
Kì kế toán là hàng tháng.
Tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam.
Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
* Các chính sách kế toán đối với hàng tồn kho như sau:
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì: bình quân gia quyền.
+ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu chủ yếu.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Các mặt hàng dễ định lượng, dễ kiểm đếm: xác định lượng và giá cho từng lần nhập, xuất.
Các mặt hàng rời ngoài bạt bãi khó kiểm đếm: xác định số xuất trong kì theo công thức:
Tồn đầu kì + nhập trong kì - tồn cuối kì
+ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Công ty xi măng Hải Phòng sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán mới do bộ tài chính ban hành, được sử dụng thống nhất trong tổng công ty xi măng Việt Nam. Căn cứ vào hệ thống tài khoản do tổng công ty quy định, công ty được phép mở tài khoản chi tiết để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Mọi nghiệp vụ phát sinh trong công ty đều được phản ánh đầy đủ trong hệ thống chứng từ kế toán. Công ty xi măng Hải Phòng áp dụng đầy đủ các chứng từ bắt buộc do bộ tài chính quy định, ngoài ra công ty còn sử dụng một số chứng từ hướng dẫn mà ở đó các yếu tố chứng từ được hoàn chỉnh theo đặc thù của công ty. Việc xử lý và luân chuyển chứng từ nhìn chung được chấp hành nghiêm túc từ bước kiểm tra chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ, luân chuyển chứng từ, bảo quản và lưu trữ chứng từ.
III. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng hải phòng.
1. Phân loại chi phí sản xuất.
Để phục vụ cho công tác tính giá thành, chi phí sản xuất tại công ty được phân loại thành 3 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, đồng thời là tài liệu tham khảo để xây dựng kế hoạch giá thành cho kì sau. Nội dung của từng khoản mục chi phí như sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, năng lượng dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn từ 40-50% giá thành xi măng.
Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất xi măng gồm có: đá xanh, đá trắng, đất sét, quỳ khê, quặng sắt, thạch cao, khoáng hoá (CaF2), cao lanh, chất trợ nghiền...Khoản chi phí này thường chiếm từ 8%-9% giá thành.
Vật liệu phụ chiếm từ 15% -17% giá thành gồm có: bi đạn, gạch chịu lửa, giấy kiện, tạp phẩm, phụ gia v...v
Nhiên liệu: than cám, than chất bốc, xăng, dầu...Năng lượng: điện... Khoản này chiếm 17%-19% giá thành.
Chi phí nhân công trực tiếp :
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các chi phí tiền lương phải trả cho người lao động; chi phí bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn phải nộp cho người lao động tham gia trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm. Việc trả lương thường bao gồm 3 hình thức chính là: lương sản phẩm, lương thời gian và lương khoán. Chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm từ 8% -10% giá thành sản xuất.
Chi phí sản xuất chung:
Bao gồm :
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: thuộc về yếu tố chi phí này có chi phí tiền lương, chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp cho nhân viên quản lý phân xưởng.
+ Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất: các chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất dùng cho từng phân xưởng.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: chi phí khấu hao thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng (18%), hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng (theo QĐ 206/2004 của Bộ tài chính). Chi phí cho TSCĐ tại các doanh nghiệp xi măng chia thành chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí vệ sinh thuê ngoài phân xưởng, chi phí thuê TSCĐ, chi phí thuê sửa chữa thường xuyên, chi phí vận chuyển bốc xếp, điện mua ngoài. Trong các khoản chi phí này, chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí điện mua ngoài.
+ Chi phí khác bằng tiền: bao gồm chi phí chống nóng, độc hại phân xưởng, chi phí an toàn lao động phòng cháy chữa cháy, chi phí bảo vệ phân xưởng và chi phí bằng tiền khác.
Ngoài ra để phục vụ cho việc quản lý các yếu tố chi phí và lập chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” trong Thuyết minh báo cáo tài chính, chi phí sản xuất còn được phân loại theo nội dung kinh tế thành 5 yếu tố chi phí là: Chi phí nguyên vật liệu, Chi phí nhân công, Chi phí khấu hao, Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Để tập hợp chi phí sản xuất hợp lí, chính xác thì kế toán phải xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng chi phí sản xuất là xác định nội dung chi phí, phạm vi, giới hạn mà chi phí cần phải được tập hợp. Thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Kế toán phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, mục đích công dụng chi phí, yêu cầu trình độ quản lí của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty xi măng Hải Phòng, cũng vậy do quá trình sản xuất sản phẩm cho ra nhiều sản phẩm khác nhau như xi măng đen và xi măng trắng... Mặt khác quy trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, và sản phẩm của công đoạn trước là nửa thành phẩm của công đoạn sau, quy trình công nghệ cứ diễn ra liên tục sản phẩm được chuyển từ phân xưởng nọ sang phân xưởng kia, cứ như thế dây chuyền được diễn ra liên tục cho đến khi cho ra thành phẩm. Theo quy trình đó thì để có được sản phẩm cuối cùng là xi măng bao thì phải trải qua 4 phân xưởng sản xuất chính: từ phân xưởng máy đá cho ra bùn pate, sau đó bùn pate được chuyển sang phân xưởng lò nung và dùng than ở phân xưởng than để nung cho ra sản phẩm là Clinker sau đó lại tiếp tục đưa Clinker sang phân xưởng nghiền đóng bao để sản xuất ra xi măng bột và xi măng bao. Như vậy, mỗi phân xưởng sản xuất đồng thời cả 2 loại sản phẩm khác nhau xi măng đen và xi măng trắng cả 2 sản phẩm có cùng quy trình công nghệ như nhau nhưng được sản xuất trên 2 dây chuyền công nghệ khác nhau.
Mặt khác, các bán thành phẩm của công ty có thể chuyển sang công đoạn sau để chế biến tiếp hoặc bán ra ngoài. Vì vậy, cần hạch toán chi phí phát sinh tại từng giai đoạn công nghệ, phục vụ cho công tác quản lý, công tác tính giá thành và xác định kết quả.
Qua đó, căn cứ vào đặc điểm trên, công ty xi măng Hải Phòng đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng công đoạn sản xuất hay theo từng phân xưởng, vì mỗi một phân xưởng có chức năng nhiệm vụ hoàn tất một công đoạn của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty xi măng Hải Phòng.
Để tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty, kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi phí, theo từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất đã xác định, sau đó sẽ tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp.
Công ty xi măng Hải Phòng sử dụng các tài khoản 621, 622, 627 để tập hợp chi phí sau đó toàn bộ chi phí được tập hợp trên tài khoản 154.
3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên vật liệu trực tiếp là một bộ phận quan trọng tạo nên sản phẩm đặc biệt ở một doanh nghiệp sản xuất như công ty xi măng Hải Phòng, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí.
Công ty sử dụng tài khoản 621 để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết đến các tài khoản cấp 2 giúp cho việc theo dõi các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh từng phân xưởng:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho phân xưởng than (Phân xưởng cho ra than mịn).
TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho phân xưởng Máy đá (Phân xưởng sản xuất ra bùn Pate).
TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho phân xưởng lò Nung (Sản xuất ra Clinker).
TK 6214: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho phân xưởng nghiền đóng bao (sản xuất ra xi măng bột).
TK 6215: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho phân xưởng nghiền đóng bao ( sản xuất ra xi măng bao).
TK 6216: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho phân xưởng phụ.
...
Do nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm nhiều và đa dạng, mặt khác Công ty xi măng Hải Phòng có sử dụng phần mềm kế toán vào phục vụ công tác kế toán. Do vậy để thuận tiện cho việc phản ánh số liệu và đồng thời quản lý được nhanh chóng Công ty xi măng Hải Phòng đã tiếp tục phân tài khoản cấp 2 thành các tiểu khoản để chi tiết cho từng loại vật liệu, phục vụ cho từng loại sản phẩm ví dụ như:
TK 62121: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất bùn Pate xi măng đen.
TK 62122: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất bùn Pate xi măng trắng.
TK 62128: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất bùn Pate(chờ phân bổ).
...
* Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp từ các phiếu xuất vật tư.
Căn cứ vào khả năng định lượng và kiểm đếm của vật tư mà công ty xây dựng 2 hệ thống kho khác nhau: những vật tư dễ định lượng, kiểm đếm (như: bi, đạn, bulông, êcu...) được bảo quản tại kho công ty, vật tư khó định lượng kiểm đếm (như: đất sét, đá vôi, thạch cao...) được cất trữ tại kho phân xưởng( hay kho bạt bãi) do phân xưởng quản lý.
- Đối với vật tư thuộc kho công ty:
Các phân xưởng căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất, cán bộ phân xưởng lập Giấy xin lĩnh vật tư, trong đó ghi rõ loại vật tư cần xuất, số lượng, chủng loại, mục đích và bộ phận sử dụng rồi thông qua Phòng kỹ thuật chuyên ngành xác nhận về nhu cầu. Sau khi được giám đốc duyệt thì chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ lập Phiếu xuất vật tư. Phiếu xuất vật tư được viết thành 3 liên: 1 liên lưu gốc tại phòng kế toán (cùng Giấy xin lĩnh vật tư), 1 liên chuyển xuống Tổng kho làm căn cứ xuất kho, 1 liên do bộ phận lĩnh vật tư giữ. Sau 7 ->10 ngày, thủ kho chuyển Phiếu xuất vật tư cho kế toán làm căn cứ nhập dữ liệu vào máy.
- Đối với vật tư thuộc kho phân xưởng:
Trong tháng được đưa vào sử dụng theo kế hoạch sản xuất, cuối mỗi tháng kế toán kiểm kê, tiến hành tính toán lập Bảng cân đối sử dụng vật liệu đã có chữ ký của xưởng lên phòng kỹ thuật thẩm định, sau đó trình giám đốc hoặc phó giám đốc ký duyệt, rồi chuyển qua phòng kế toán làm căn cứ viết phiếu xuất vật tư.
Mỗi loại vật tư xuất kho được viết vào 1 phiếu. Sau đây là 1 mẫu phiếu xuất:
Đơn vị : Công ty xi măng Hải Phòng Mẫu số: 04 - VT
QĐ số 1141-BTC11-95
Nợ
Có
62141
152115
Phiếu xuất vật tư
Số 000002
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Bộ phận sử dụng vật tư: Phân xưởng nghiền đóng bao
Lý do xuất: phục vụ sản xuất
Xuất tại kho: Kho bạt bãi
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Yêu cầu
Thực xuất
Xỉ Phả Lại
21.15.00.011
tấn
312.541
312.541
PT bộ phận sử dụng PT phòng cung tiêu Người nhận Thủ kho
Căn cứ vào phiếu xuất kho do thủ kho gửi lên, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy. Phiếu xuất vật tư sau khi nhập vào máy, nhấn: “Lưu” sẽ được lưu vào Nhật ký chung, sổ cái TK 152, Bảng tổng hợp nhập, xuất tồn vật tư, Bảng tổng hợp xuất vật tư, Bảng phân bổ nguyên vật liệu...
Khi nhập số liệu trên phiếu xuất chỉ cần nhập chỉ tiêu số lượng, còn trị giá xuất kho của vật tư là do máy tính tự động tính toán vào cuối tháng theo công thức đã được lập trình sẵn:
+ Trường hợp vật tư xuất dùng cho sản xuất, đơn giá và trị giá vật tư xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền:
Đơn giá
xuất kho
=
TGTT của vật tư tồn đầu kỳ + TGTT cuả vật tư nhập trong kì
Số lượng vật tư tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư nhập trong kỳ
TGTT xuất kho = Đơn giá vật tư xuất kho x Số lượng vật tư xuất dùng
+ Trường hợp vật tư xuất cho các đơn vị phụ thuộc thì trị giá xuất kho được tính theo phương pháp đích danh. Tức là khi xuất kho NVL thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá mua thực tế của lô hàng đó để tính giá thực tế.
Cuối tháng, để phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm kế toán tiến hành kết chuyển CPNVLTT sang TK 154.
Chương trình sẽ tự động kết chuyển số liệu từ các TK 62121, 62131, 62141... sang các chi tiết tương ứng của TK 154.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty xi măng Hải Phòng là theo từng phân xưởng. Như vậy, có thể hiểu CP NVLTT cho sản xuất bùn Pate sẽ được tập hợp tại phân xưởng máy đá (phân xưởng sản xuất ra bùn Pate). Khi đó toàn chi phí tập hợp được cho sản xuất bùn Pate tại phân xưởng máy đá.
Tại phân xưởng lò nung cũng phải tập hợp được CPNVLTT để sản xuất ra Clinker.
Tại phân xưởng nghiền đóng bao cũng tập hợp được CPNVLTT. Tuy nhiên tại phân xưởng này được tổ chức thành hai khâu rõ ràng là nghiền và đóng bao. Có nghĩa là từ Clinker qua quá trình nghiền sẽ cho ra sản phẩm là xi măng bột, sau đó từ xi măng bột phải được đóng thành bao sẽ cho ra sản phẩm là xi măng bao. Như vậy ở đây CPNVLTT phải bỏ ra để sản xuất xi măng bột và sau đó CPNVLTT cần phải bỏ ra để sản xuất thành xi măng bao (xi măng được đóng thành bao). Do đó, tuy là một phân xưởng nghiền đóng bao nhưng CPNVLTT được tập hợp ở 2 khâu khác nhau cho các mục đích khác nhau.
Qua các số liệu trên đã phản ánh được CPNVL tập hợp ở các khâu, các phân xưởng, từ phân xưởng máy đá, phân xưởng lò nung, phân xưởng nghiền đóng bao.. Tuy nhiên, CPNVLTT còn được tập hợp ở cả phân xưởng than và các phân xưởng sản xuất phụ trợ. CPNVLTT ở các phân xưởng này sẽ không phân bổ cho các phân xưởng sản xuất chính ngay mà sẽ được tập hợp trên tài khoản 154, sau đó mới phân bổ cho các phân xưởng sản xuất chính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Như vậy, chi tiết tài khoản 621 được theo dõi theo từng phân xưởng. Số liệu trên các sổ này được tập hợp và phản ánh trên sổ cái tài khoản 621 theo từng mục tương ứng.
Cuối tháng căn cứ vào nhật kí chung, các bảng tổng hợp phân bổ như bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán viên lập sổ cái các tài khoản chi tiết của tài khoản 621 cho từng phân xưởng và sổ cái tài khoản 621 cho toàn công ty.
Sau đây em xin trích số liệu trên bảng tổng hợp phân bổ nguyên vật liệu của công ty tháng 12 năm 2005:
Trích bảng tổng hợp phân bổ NVL
Tháng 12 năm 2005
Ghi có tài khoản 152
Ghi nợ tài khoản 621
Tổng
TK 1521
TK 1522
TK 1523
TK 1526
TK 1527
PX máy đá (bùn pate XMĐ)
286643147
286643147
PX lò nung(clinker XMĐ)
3827168445
3827168445
PX nghiền đóng bao( XM bột đen PCB30)
9155976477
1703385786
3947911367
3504679324
PX nghiền đóng bao( XM bột trắng PCW30)
10324423
10324423
PX nghiền đóng bao(XM bao đen PCB30)
2665672980
2665672980
PX nghiền đóng bao(XM bao trắng PCW30)
77686284
77686284
Sổ chi tiết tài khoản 621 cho phân xưởng Nghiền đóng bao là một ví dụ minh hoạ:
Sổ cái (tổng hợp đối ứng TK)
Tài khoản: 62141- XM bột đen PCB30 PX nghiền đóng bao
từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005
Số dư đầu tháng : 0
TKĐƯ
Tên TK
Số phát sinh
Nợ
Có
152
Nguyên liệu vật liệu
9.155.976.477
1521
Nguyên liệu vật liệu chính
1.073.385.786
152115
Phụ gia trơ (xỉ, đá đen ,đá xám)
911.113.491
152117
Thạch cao
787.212.295
152121
Chất trợ nghiền
5.060.000
1526
Clinker mua ngoài cho SX
3.947.911.367
152612
Clinker mua ngoài
3.947.911.367
1527
Xi măng bột mua ngoài cho SX
3.504.679.324
152712
Xi măng bột mua ngoài
3.504.679.324
154
Chi phí sxkd dở dang
9.155.976.477
1541
Chi phí sxkd dở dang
9.155.976.477
15414
Chi phí sxkd dở dang
9.155.976.477
154141
Chi phí sxkd dở dang
9.155.976.477
Tổng phát sinh
9.155.976.477
9.155.976.477
Số dư cuối kỳ: 0
Kế toán có thể kiểm tra việc tập hợp và kết chuyển CP NVLTT cho từng sản phẩm trên sổ cái các TK chi tiết của TK621.
Tổng quát về CP NVLTT phát sinh trong tháng được phản ánh trên sổ cái TK 621.
Sổ cáI ( tổng hợp đối ứng TK)
Tài khoản: 621 - CP NVLTT
Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005
Số dư đầu kỳ: 0
TKĐƯ
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
152
Nguyên liệu vật liệu
17.394.715.741
1521
Nguyên liệu vật liệu chính
3.669.239.865
152111
Đá xanh
1.532.207.277
152112
Đất sét
125113
Quỳ khê
41.750.090
152114
Quặng sắt
381.572.289
152115
Phụ gia trơ (xỉ, đá đen, đá xám)
911.113.491
152117
Thạch cao
797.536.718
1522121
Chất trợ nghiền
5.060.000
1522
Vật liệu phụ
2.743.359.264
152211
Vỏ bao
2.743.359.264
1523
Nhiên liệu
3.827.168.445
152311
Than cám
3.232.497.870
152312
Than chất bốc
562.118.445
152315
Dầu FO
29.552.130
1526
Clinker mua ngoài
3.947.911.367
152612
Clinker mua của các đv trong nội bộ TCT
3.947.911.367
1527
Xi măng bột mua ngoài
3.504.679.324
152712
XM bột mua của các đv trong nội bộ TCT
3.504.679.324
154
CP sxkd dd
18.369.866.403
1541
Chi phí sxkd chính dở dang
18.369.866.403
15411
CP sxkd dd - Than mịn
3.849.473.458
15412
CP sxkd dd - Bùn Pate
2.557.060.696
154121
CP sxkd dd - Bùn Pate XMĐ
2.557.060.696
15413
CP sxkd dd - Clinker
34.336.415
154131
CP sxkd dd - Clinker XMĐ
34.336.415
15414
CP sxkd dd - Xi măng bột
9.185.636.570
154141
CP sxkd dd - XM bột đen PCB30
9.155.976.477
154142
CP sxkd dd - XM bột trắng PCW30
10.324.423
154143
CP sxkd dd - XM bột đen PCB40
19.335.670
15415
CP sxkd dd - Xi măng bao
2.743.359.264
154151
CP sxkd dd - XM bao đen PCB 30
2.665.672.980
154152
CP sxkd dd - XM bao trắng PCW 30
77.686.284
331
Phải trả cho người bán
1.066.648.011
3314
PT cho cty CPH từ đvị trực thuộc
1.066.648.011
33141
PT CTCP TM- DV- VT Xi măng HP
1.066.648.011
335
Chi phí phải trả
-389.139.873
3352
CP dịch vụ thuê và mua ngoài ptrả
-389.139.873
Tổng phát sinh
18.369.866.403
18.369.866.403
Số dư cuối kỳ: 0
3.2. Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT) bao gồm các khoản phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền BHXH, KPCĐ...
Công ty xi măng Hải Phòng áp dụng phương pháp trả lương cho cán bộ công nhân viên theo hình thức lương thời gian và lương theo sản phẩm, lương khoán.
Việc trả lương của công ty cho cán bộ công nhân viên theo nguyên tắc :
Căn cứ vào đơn giá Tổng công ty giao, kế hoạch quĩ lương và hiệu quả sản xuất kinh doanh năm trước, công ty phân phối và giao lại đơn giá tiền lương sản phẩm, lương khoán, lương thời gian cho các đơn vị thành viên theo hiệu qủa sản xuất, năng suất, chất lượng và độ phức tạp công việc từng đơn vị. Từ đơn giá Tổng công ty giao các đơn vị thành viên (các xí nghiệp trực thuộc, các đơn vị hưởng lương sản phẩm, lương khoán) có trách nhiệm phân phối, trả lương tới tổ và người lao động theo qui chế trả lương nội bộ phù hợp với luật lao động và quy chế công ty. Việc trả lương cá nhân người lao động trong quy chế của công ty cũng như ở các đơn vị theo lương khoán, lương thời gian, lương sản phẩm không phân phối bình quân. Những bộ phận sản xuất chính, bộ phận đòi hỏi kỹ thuật cao, những lao động giỏi chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ giữ vai trò và đóng góp quan trọng cho việc hoàn thành sản xuất kinh doanh của đơn vị thì mức lương được trả cao hơn người làm công việc chuyên môn nghiệp vụ thông thường. Lao động phục vụ giản đơn, phổ biến thì mức lương được trả cân đối với lao động cùng loại trên thị trường. Hệ số chênh lệch do công ty và đơn vị quyết định.
Lương thời gian: Đối với cán bộ công nhân viên quản lý trong công ty và một số nhân viên thuộc các đơn vị không đủ điều kiện làm khoán (KCS, BVQS) thống nhất trả lương thời gian theo hệ số chức danh. Công thức chung xác định tiền lương thanh toán cho các đối tượng này:
Lt = (Lcb + PC) x K1 x K2 x K3 x N1+ (Lk + PCk) x N2.
Trong đó:
Lt : tổng lương tháng của mỗi cán bộ công nhân viên.
(Lcb+PC): lương cơ bản và phụ cấp.
K1: hệ số chức danh chung của mỗi cán bộ công nhân viên.
K2: hệ số thanh toán theo quỹ lương hàng tháng.
K2 = Quĩ lương thực hiện/ Quĩ lương kế hoạch.
K3: hệ số chất lượng lao động, là hệ số đánh giá chất lượng lao động hiệu quả của từng người trong tháng do thủ trưởng đơn vị nhận xét xếp loại theo nhiều mức khác nhau.
N1: ngày công lao động có hệ số.
(Lk+PCk): lương khác cộng phụ cấp khác
N2: ngày công nghỉ theo chế độ có lương, không có hệ số như: nghỉ tết, lễ, nghỉ phép.
Ví dụ hệ số chức danh của một số cán bộ công nhân viên:
Giám đốc có hệ số là 2.2
Các phó giám đốc XN phụ thuộc, quản đốc phân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28540.doc