MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 2
1. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp 3
1.1. Khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp 3
1.2 Yêu cầu quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương 5
1.3 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 5
2. Các hình thức tiền lương trong Doanh nghiệp 5
2.1 Tiền lương theo thời gian 6
2.2 Tiền lương theo sản phẩm 7
3. Quỹ tiền lương; quỹ BHXH, BHYT & KPCĐ 11
3.1 Quỹ tiền lương 11
3.2 Bảo hiểm xã hội 11
3.3 Bảo hiểm y tế 12
3.4 Kinh phí công đoàn 13
4. Hạch toán lao động, tính lương và trợ cấp BHXH phải trả 13
4.1 Hạch toán lao động 13
4.2 Tính lương và trợ cấp BHXH 14
5. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 15
5.1 Chứng từ và tài khoản kế toán 15
5.2 Tổng hợp phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT & KPCĐ 17
5.3 Trình tự kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 20
5.4 Sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 20
5.5 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong điều kiện áp dụng Kế toán máy 21
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI . 22
1. Đặc điểm chung của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 22
1.1 Vài nét khái quát về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 22
1.2 Đặc điểm chung Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 23
1.2.1 Quá trình ra đời và phát triển của Công ty 23
1.2.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 25
1.2.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 32
2. Tình hình về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 37
2.1 Tình hình quản lý, sử dụng lao động, tiền lương & các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 37
2.2 Các hình thức tiền lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 38
2.3 Tính lương phải trả & thanh toán BHXH cho các CBCNV 39
2.3.1 Tính lương phải trả CNV 39
2.3.2 Thanh toán BHXH cho cán bộ công nhân viên tại Công ty 55
2.4 Tính lương thực tế được nhận của toàn bộ CNV của Công ty 59
2.5 Quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 61
2.5.1 Quản lý thu chi tiền lương tại Công ty 61
2.5.2 Quản lý chứng từ về thanh toán tiền lương 62
2.6 Trích, nộp và thanh toán BHXH, BHYT & KPCĐ 64
2.6.1 Quỹ BHXH 64
2.6.2 Quỹ BHYT 64
2.6.3 Kinh phí công đoàn 65
2.7 Thanh toán tiền lương tại Công ty 66
2.8 Kế toán tổng hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương 66
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI 75
1. Nhận xét chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 75
1.1 Những ưu điểm 75
1.2 Những hạn chế 77
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 77
KẾT LUẬN 84
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+) Phòng Kế toán tài chính: Tham mưu cho Giám đốc và giúp Giám đốc quản lý về mặt kế toán, thống kê tài chính trong toàn đơn vị. Nhiệm vụ của phòng này là:
- Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch về kế toán thống kê tài chính.
- Theo dõi kịp thời, liên tục các hệ thống, các số liệu về sản lượng, về tài sản, tiền vốn và các quỹ hiện có của Công ty.
- Tính toán các chi phí sản xuất để lập biểu giá thành thực hiện, tính toán lỗ lãi, các khoản phải thanh toán với Ngân sách theo chế độ kế toán và thống kê kinh tế của Nhà nước.
- Phân tích hoạt động kinh tế của từng thời kỳ.
- Lập kế hoạch giao dịch với các Ngân hàng để cung ứng các khoản thanh toán kịp thời.
- Thu chi tiền mặt, thu chi tài chính và hạch toán kinh tế.
- Quyết toán tài chính và lập báo cáo hàng quý theo quy định của Nhà nước, thực hiện về kế hoạch vốn phục vụ cho sản xuất, hạch toán kế toán thực hiện và hạch toán nghiệp vụ đầy đủ quá trình vận động về vật tư tiền vốn, tài sản của Công ty, lập các báo cáo tài chính kịp thời nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho Ban giám đốc công ty làm cơ sở để đưa ra các quyết định quản lý chính xác. Đồng thời, nộp các báo cáo tài chính cho Công ty.
+) Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt tổ chức nhân sự, công tác lao động tiền lương, tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác bảo vệ, tự vệ...
+) Phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm ( KCS ): Quản lý theo dõi các quy trình kĩ thuật trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khi có kế hoạch thì triển khai giác mẫu, thử mẫu, thông qua khách hàng duyệt sau đó mới đem xuống sản xuất hàng loạt, xác định mức hao phí nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng gói sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng cho các phân xưởng sản xuất. Đồng thời, sau mỗi công đoạn, phòng kĩ thuật phải tiến hành kiểm tra chất lượng sau đó mới cho chuyển sang công đoạn tiếp theo.
+) Phòng tuyển sinh, đào tạo, dạy nghề: Thực hiện tuyển sinh và xây dựng quy trình đào tạo, dạy nghề may và thực hiện đào tạo dạy nghề cho các học sinh, quản lý học sinh học nghề tại Công ty.
+) Ngoài ra còn có các tổ phục vụ cho công tác quản lý như: Tổ bảo vệ, lái xe, cơ điện và Ban quản lý nhà tập thể công nhân.
Mỗi bộ phận của Công ty mặc dù có nhiệm vụ chức năng khác nhau song đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng phục vụ cho công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh.
1.2.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội .
1.2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội .
Bộ máy kế toán là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống các thông tin kinh tế của Công ty, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính.
Về nguyên tắc, cơ cấu bộ máy kế toán phải được tổ chức theo từng phần hành kế toán, mỗi nhân viên phụ trách một phần hành. Nhưng do đặc điểm thực tế của Công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo phương thức ghép việc, nghĩa là nhân viên kế toán phải kiêm một hoặc vài phần hành kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung ở phòng kế toán tài vụ, các phân xưởng sản xuất không tổ chức bộ máy kế toán riêng.
Kế toán
Trưởng
Thủ quỹ
Kế toán
Chi phí, giá thành và xác định kết quả KD
Kế toán
Vật tư
TSCĐ
Kế toán
Tiền lương, thanh toán
Sơ đồ 06: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội
Bộ máy kế toán tại Công ty bao gồm 5 người, nhiệm vụ chức năng của từng người như sau:
+ Kế toán trưởng: Chỉ đạo chung tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ từ việc ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng hệ thống hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chứng từ kế toán , quy định mối quan hệ phân công hợp tác trong bộ máy kế toán, kiểm tra tình hình biến động các loại vật tư, tài sản, theo dõi các khoản thu, chi,...và hoàn thành nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước.
+ Kế toán tiền lương và KT thanh toán: Theo dõi tình hình tiền lương và thực hiện phân bổ tiền lương, thưởng, BHXH,...cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty, đồng thời ghi chép các khoản thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Nhiệm vụ này do kế toán trưởng đảm nhiệm.
+ Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Tổng hợp số liệu, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, lập báo cáo sản xuất.
+ Kế toán vật tư, tài sản cố định: Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ, đồng thời theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định, hàng tháng tiến hành trích khấu hao TSCĐ.
+ Thủ quỹ: Được giao nhiệm vụ giữ tiền mặt cho Công ty, căn cứ vào các phiếu thu, chi mà kế toán thanh toán viết để thu và chi tiền theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày. Cuối ngày đối chiếu và kiểm tra sổ sách với lượng tiền thực tế để kịp thời phát hiện ra các sai sót. Thủ quỹ của Công ty hiện nay kiêm nhiệm chức vụ Thủ kho. Tại kho, căn cứ vào phiếu nhập, xuất kho để chi vào thẻ kho, sổ chi tiết nguyên vật liệu, thành phẩm, cuối tháng lên báo cáo và hàng ngày chuyển chứng từ cho kế toán nguyên vật liệu ghi sổ.
1.2.3.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty.
Hình thức kế toán hiện nay đang được áp dụng tại Công ty là hình thức Chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ 07: Hình thức Chứng từ ghi sổ tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội
Gi hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng
từ gốc
Chưng từ
ghi sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tống hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Tài khoản
Bảng cân đối số phát sinh
(1)
(1)
(1)
(2)
(2)
(2)
(3)
(2)
(4)
(5)
(6)
(7)
(7)
Trình tự ghi sổ:
( 1 ). Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, KT lập các CT theo quy định. Sau đó phân loại, vào sổ quỹ, thẻ KT chi tiết và bảng tổng hợp CT gốc.
( 2 ). Căn cứ vào CT gốc, bảng tổng hợp CT, lập CTGS và vào sổ, thẻ KT chi tiết.
( 3 ). Căn cứ vào CTGS, KT vào sổ cái TK.
( 4 ). Hàng tháng, căn cứ vào Sổ, thẻ KT chi tiết, KT lập bảng kê, bảng TH SPS.
( 5 ). Hàng tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp SPS, đối chiếu với sổ cái.
( 6 ). Cuối tháng khoá sổ KT ( Sổ cái ) và lập bảng cân đối SPS.
( 7 ). Căn cứ vào bảng ĐCSPS và bảng tổng hợp chi tiết SPS để lập BCTC.
+ Hệ thống sổ bao gồm:
+ Sổ tổng hợp: Sổ cái các TK, Sổ ĐK CTGS.
+ Sổ CT: SCT vật tư, công nợ, TSCĐ, theo dõi thuế GTGT,...
+ Tài khoản kế toán sử dụng.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội đăng ký và sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Nhà nước ban hành theo quyết định 1441 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng bộ tài chính, cùng với các văn bản quy định bổ sung như: Thông tư 10 TC/CĐKT ngày 20/03/1997, Thông tư số 100/1998/TC- BTC ngày 15/07/1998, Quyết định 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000, Thông tư số 89/2002/QĐ- BTC ngày 09/10/2002,....
Bên cạnh đó, Công ty cũng mở một số tài khoản chi tiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và để phù hợp với đặc thù lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình.
+ Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng trong công tác kế toán.
Để phục vụ cho công tác hạch toán kinh tế của mình, với đặc thù là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đã sử dụng hầu hết các mẫu chứng từ bắt buộc do Nhà nước và Bộ tài chính ban hành áp dụng thống nhất. Ví dụ như: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Bảng thanh toán BHXH, Bảng thanh toán tiền thưởng, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Thẻ kho, Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm, Hoá đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi, Biên lai thu tiền, Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ,....
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu quản lý, Công ty cũng tổ chức hệ thống chứng từ kế toán nội bộ để phục vụ cho công tác hạch toán ban đầu.
+ Hệ thống báo cáo kế toán:
Là một đơn vị trực thuộc thì Báo cáo KT mà kế toán Công ty lập và gửi lên phòng KT công ty bao gồm: BC quỹ, vật tư, HTK và kết quả bán hàng từng tháng, công nợ, Bảng cân đối SPS,... Cuối niên độ, kế toán lập đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
1.2.3.3. áp dụng kế toán máy ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội
Hiện tại ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội chưa có phần mền kế toán hoàn chỉnh mà chỉ có một chương trình kế toán dùng để quản lý tiền mặt. Chương trình này chỉ dừng lại ở mức tính số dư, lập bảng báo cáo cho các tài khoản liên quan đến tiền mặt như TK 111, TK112. Tuy nhiên đơn vị chưa có được phần mền đầy đủ quản lý tất cả các phần hành kế toán tại đơn vị mà mới chỉ dùng excel để lập các bảng tính có liên quan đến các phần hành kế toán có liên quan. Đặc biệt trong công tác quản lý tiền lương thì kế toán đơn vị dùng các bảng tính excel để tính toán các bảng tính có liên quan, do đó có thể nói việc áp dụng kế toán máy ở đơn vị mới chỉ dừng lại ở những bước đầu và việc xử lý các công việc kế toán nói chung là ở mức bán thủ công.
1.2.3.4. Một số đặc điểm kế toán khác.
+ Niên độ kế toán của Công ty là một năm dương lịch.
+ Kỳ hạch toán và lập báo cáo của Công ty là theo quý.
+ Phương pháp tính khấu hao của Công ty là PP khấu hao đường thẳng.
+ Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho của Công ty là PP KKTX.
2. Tình hình về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội
2.1. Tình hình quản lý, sử dụng lao động, tiền lương & các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội .
Tính đến hết tháng 12 năm 2003, Công ty đã có tới 297 lao động, trình độ tay nghề cao, biết sử dụng thành thạo các trang thiết bị công nghệ hiện đại và các cán bộ quản lý nhiệt tình, chuyên môn vững vàng chắc chắn.
(Bảng 3)
Bảng thống kê lao động ở Công ty (Tháng 12/2003)
stt
Vị trí lao động
Số lượng
Tỷ trọng (%)
1
Cán bộ quản lý Công ty
15
5,05
2
Công nhân tại 2 phân xưởng may
263
88.55
3
Nhân viên kinh doanh và bộ phân hưởng lương khoán
19
6.40
Cộng
297
100
Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở hai phân xưởng may tới 263 công nhân chiếm 88.55%. Đó là lực lượng lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tiền lương của bộ phận này được chia thành hai loại: Những công nhân tham gia sản xuất thì hưởng lương theo sản phẩm sản xuất được không hạn chế về số lượng nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, ngoài ra để quản lý về thời gian lao động của bộ phận này, Công ty sử dụng các bảng chấm công để đánh giá xem xét ý thức, hiệu quả lao động từ đó tính bình xét để tính lương thưởng cho công nhân. Bên cạnh đó trong số 263 công nhân này còn có một số bộ phận làm nhiệm vụ gián tiếp, phục vụ sản xuất như bộ phận cơ điện, KCS, vệ sinh công nghiệp, quản đốc...Các bộ phận này hưởng lương sản phẩm gián tiếp dựa trên lương sản phẩm bình quân ngày công của công nhân sản xuất trực tiếp. Với các bộ phận phòng ban quản lý doanh nghiệp thì hưởng lương theo cấp bậc, hệ số lương và thời gian làm việc. Còn các cán bộ kinh doanh làm các công việc như làm thủ tục xuất nhập khẩu, tìm kiểm hợp đồng... thì hưởng lương khoán. Để quản lý lao động toàn hiệu quả, kế toán Công ty sử dụng các bảng chấm công, biên bản nghiệm thu sản phẩm, hợp đồng khoán việc, bảng kê làm thêm giờ... Theo quy định của Công ty từ ngày 5đ10 hàng tháng, bộ phận kế toán tiền lương Công ty phải hoàn thành việc tính lương và thanh toán hết cho người lao động số lương của tháng trước, đồng thời cũng tính toán đầy đủ các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ và thanh toán các khoản BHXH.
2.2. Các hình thức tiền lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội
+) Với bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp : Tiền lương của bộ phận này là hình thức lương theo sản phẩm và được xác định theo công thức:
Số tiền lương sản phẩm
phải trả trong tháng
=
Số lượng sản phẩm
hoàn thành
x
Đơn giá
sản phẩm
Ngoài ra bên cạnh lương sản phẩm, công nhân sản xuất trực tiếp còn được hưởng chế độ lương thưởng trên tổng số tiền lương sản phẩm của mình. Để đảm bảo nâng cao đời sống công nhân và khuyến khích lao động, Công ty đã áp dụng chế độ lương thưởng ABC cho công nhân trong đó hàng tháng Công ty sẽ kết hợp tổ trưởng các tổ sản xuất tổ chức bình xét ý thức lao động, thời gian lao động và kết quả lao động để xác định chế độ thưởng của từng công nhân là loại A,B hay C, trong đó chế độ lương thưởng được quy định là A : 15%, B : 10%, C : 5%.
Bên cạnh tiền lương chính, tiền thưởng công nhân còn được hưởng chế độ phụ cấp như : Phụ cấp ăn ca, phụ cấp tiếng ồn.....
+) Với bộ phận công nhân phục vụ sản xuất : Tiền lương của họ được xác định như sau:
Lương gián tiếp
=
Lương sản phẩm gián tiếp
+
Lương thưởng
Lương sản
phẩm gián tiếp
=
Ngày công làm
việc thực tế
x
Lương bình quân
ngày công
x
Hệ số
lương
+
Lương
thưởng
Lương bình quân
ngày công
=
Tổng số tiền lương sản phẩm các phân xưởng
Số ngày công chế độ
x
Tổng số LĐ
Ngoài tiền lương gián tiếp các công nhân này được hưởng chế độ thưởng như công nhân sản xuất trực tiếp.
+) Với bộ phận quản lý của Công ty (Khối văn phòng) : Tiền lương của bộ phận này là loại lương thời gian, được tính căn cứ vào hệ số lương cấp bậc của từng cán bộ và thời gian làm việc thực tế :
Lương
thời gian
=
Lương cơ bản x (Hệ số lương + Hệ số trách nhiệm)
x
Ngày công làm
việc thực tế
Ngày công chế độ
Bộ phận này cũng được hưởng các chế độ thưởng như các bộ phận trên.
+)Với bộ phận kinh doanh và các bộ phận khác hưởng lương khoán, lương trả cho các công nhân viên ở đây là tiền lương khoán được xác định căn cứ vào hợp đồng lao động đã ký kết giữa giám đốc Công ty và người lao động, đồng thời căn căn cứ vào thời gian làm việc thực tế nếu người lao động làm thêm giờ.
Lương phải trả = Lương khoán + Lương làm thêm
2.3. Tính lương phải trả & thanh toán BHXH cho các cán bộ công nhân viên.
2.3.1. Tính lương phải trả công nhân viên.
2.3.1.1. Tính lương của Công nhân tại các đơn vị sản xuất trực tiếp (phân xưởng may I và II).
Công nhân sản xuất được trả lương theo hình thức lương sản phẩm, lương sản phẩm do các nhân viên thống kê theo dõi và tính căn cứ theo số lượng sản phẩm hoàn thành, và đơn giá từng sản phẩm, sau đó chuyển lên phòng kế toán để lập bảng thanh toán lương cho công nhân.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là sản xuất và gia công xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nên quỹ lương thường được hình thành từ trước khi tiến hành sản xuất, kế toán phải căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho và đơn giá sản phẩm được phê duyệt để tính lương của công nhân trực tiếp sản xuất, đồng thời hạch toán khoản chi này vào chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành từng đơn đặt hàng.
Ví dụ : Trong tháng 02/2004 Công ty đã ký được hợp gia công hàng may mặc với Công ty ENTER.B. Căn cứ vào hợp đồng phòng kỹ thuật tiến hành sản xuất thử và lên phương án sản xuất, xác định đơn giá tiền lương sản phẩm trình giám đốc phê duyệt:
(Bảng 4)
Bảng xác định quỹ lương sản xuất kế hoạch
(Tháng 02/2004) (Đv: đồng)
Mã gia công
Đơn vị sản phẩm
Đơn giá gia công
Số lượng ghi trên hợp đồng
Đơn giá tiền lương
Quỹ lương sản xuất
- Mã Bảo hộ LĐ
bộ
19.000
4.500
13.000
58.500.000
- Mã Juventus
bộ
21.000
2.500
15.800
39.500.000
- Mã ZS 2004-2A
bộ
11.000
1.900
7.500
14.250.000
- Mã ZS 2004-2B
bộ
14.000
1.750
10.500
18.375.000
Cộng
130.625.000
Sau khi hình thành quỹ lương, với đơn giá lương từng sản phẩm, phòng kỹ thuật tiếp tục lên phương án phân chia các công đoạn sản xuất từng sản phẩm với định mức tiền lương của từng công đoạn. Mỗi công nhân sẽ được giao cho sản xuất từng công đoạn cụ thể, sản phẩm hoàn thành đạt chất lượng kỹ thuật của từng công đoạn sẽ được các đốc công xác định để sau này làm cơ sở cho việc tính lương.
2.3.1.1.1. Tính lương phải trả ở phân xưởng trực tiếp sản xuất.
Tiền lương ở phân xưởng được thanh toán theo kết quả sản phẩm nhập kho đạt tiêu chuẩn kỹ thuật gọi là lương sản phẩm bao gồm các khoản :
Lương PX = Lương sản phẩm + Lương thưởng + Lương phụ cấp
Trong đó:
a) Lương sản phẩm:
Lương sản phẩm trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tính theo đơn giá sản phẩm hoàn thành trong tháng nhập kho, tại Công ty người giao sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng phải lập “Phiếu nhập sản phẩm”, đồng thời Thủ kho phải ghi vào Thẻ Nhập Kho sau đó giao cho Đốc công để lập “Bảng kê thanh toán lương sản phẩm”. Cuối tháng có sự đối chiếu giữa các tổ trưởng, thủ kho, đốc công hoàn thành việc lập “Bảng kê thanh toán lương sản phẩm”, làm cơ sở để phòng kế toán tính tiền lương.
Lương sản phẩm
=
Số lượng sản phẩm
hoàn thành
x
Đơn giá sản phẩm
hoàn thành
Dựa theo đơn giá định mức từng loại sản phẩm đã được quy định thành văn bản toàn Công ty để tính lương sản phẩm cho từng công nhân sản xuất.
Cụ thể tại Phân xưởng, hàng ngày Quản đốc phân xưởng theo dõi thực tế chấm công phản ánh tên công nhân, theo dõi số lượng sản phẩm hoàn thành trong từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, ghi vào “ Bảng kê thanh toán lương sản phẩm”, rồi căn cứ Đơn giá từng công đoạn để tính lương sản phẩm cho công nhân.
Ví dụ : Biểu định mức đơn giá tiền lương chi tiết cho từng công đoạn cho mã Bảo hộ lao động (Bảng 5) và bộ Juventus (Bảng 6) được xác định như sau:
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội
(Bảng 5)
Đơn giá chi tiết cho từng công đoạn
Mã Bảo hộ lao động
Đơn giá lương : 13.000đ/bộ
STT
Bước công đoạn
Đơn giá
STT
Bước công đoạn
Đơn giá
1
Chắp + Diễn cầu ngực
650
9
Tra tay
430
2
Chắp vai con
530
10
Dập cúc
260
3
Chắp sườn
690
11
Đính Đai
500
4
Chắp sống cổ
400
....
....
....
5
Tra cổ + Đầu ve
600
....
....
....
6
Mí cổ
590
7
Tra khoá
400
28
Đóng gói
120
8
Quay lộn khoá
470
Cộng
13.000
(Bảng 6)
Đơn giá chi tiết cho từng công đoạn
Mã bộ Juventus
Đơn giá lương : 15.800đ/bộ
STT
Bước công đoạn
Đơn giá
1
May diễu cổ
240
2
May đố + Diễu tay
129
3
Dán túi + Dán nắp
294
4
Triết ly
147
5
Diễu nắp
240
6
May đắp cửa tay
165
7
May chắp + Diễu cầu ngực
147
....
....
....
....
....
....
29
Đóng gói
120
Cộng
15.800
Từ hai Biểu Định mức đơn giá chi tiết tiền lương cho từng công đoạn nói trên, Quản đốc phân xưởng căn cứ vào từng công đoạn sản xuất của từng công nhân để xác định số lượng sản phẩm hoàn thành hàng ngày, đến cuối tháng lập Bảng kê lương sản phẩm theo bước công đoạn hoàn thành của từng công nhân:
(Bảng 7)
Ví dụ: Bảng kê lương sản phẩm của công nhân Phí Hồng Thuỷ - tổ 2 - PXI
Tháng 02/2004
(Đơn vị : đồng)
Ngày
Tên sản phẩm
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Mã áo
....
....
....
...
....
...
4/ 2
Chắp diễn cầu ngực
7
650
4.550
Mã BHLĐ
Chắp vai con
5
530
2650
Chắp sườn
8
690
5.520
Chắp sống cổ
4
400
1.600
Tra cổ, đầu ve
9
600
5.400
Tra khoá
6
400
2.400
6/ 2
....
....
....
....
....
16/ 2
Quay diễu cổ
9
240
2.160
Mã Juventus
May đố
7
129
903
Triết ly
10
147
1.470
Diễu nắp
9
240
2.160
Đáp cửa tay
8
165
1.320
Chắp sườn
8
129
1.032
....
....
....
....
....
Cộng
429.200
Cuối tháng tổ trưởng các tổ sản xuất sẽ tiến hành đối chiếu với thủ kho, đốc công, đồng thời lập Bảng kê lương sản phẩm của tất cả các thành viên trong tổ gửi lên phòng kế toán. Bộ phận kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào biểu định mức đơn giá tiền lương, Bảng kê lương của các tổ gửi lên, Bảng xác định quỹ lương sản xuất kế hoạch và số lượng sản phẩm hoàn thành của từng tổ để tính lương cho từng tổ và kiểm tra lại lương của từng công nhân.
Ví dụ: tính lương sản phẩm cho tổ sản xuất số 2
Trong tháng 3/2004 Phòng kế toán nhận được Bảng kê lương của tất cả công nhân tổ 2, đồng thời nhận được liên thứ hai “Phiếu nhập kho” của tổ 2 do thủ kho gửi lên, chẳng hạn:
(Bảng 8)
Phiếu nhập kho
Tên người nhập : Vương Thị Quỳnh Số : 55
Theo chứng từ số : 66 Địa chỉ : tổ 2 – PX1
Nhập tại kho : A1 Ngày 26/02/2004
STT
Tên hàng
Quy cách
Đơn vị
Sô lượng
Giá đơn vị
Thành tiền
Ký xác nhận
Xin nhập
Thực nhập
1
Mã Bảo hộ LĐ
bộ
350
2
Mã Juventus
bộ
320
..
.................
Cộng
Người nhập kho Cung tiêu Người lập phiếu
Từ những phiếu nhập kho này Kế toán tiến hành lập “Bảng kê thanh toán lương sản phẩm’’ cho tổ sản xuất số 2.
(Bảng 9)
Bảng kê thanh toán lương sản phẩm tháng 2/2004
Công ty Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội
Tổ trưởng : Vương Thị Quỳnh
Tổ sản xuất : 2 (PX I) (Đv: đồng)
Stt
Tên sản phẩm
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá lương
Thành tiền
Ghi chú
1
- Mã Bảo hộ LĐ
bộ
350
13.000
4.550.000
2
- Mã Juventus
bộ
320
15.800
5.056.000
Cộng
9.606.000
Qua đó ta thấy tiền lương sản phẩm tháng 02/2004 của công nhân Phí Hồng Thuỷ là 429. 200 đồng, và lương sản phẩm tháng 02/2004 của toàn bộ công nhân tổ 2 - Phân xưởng 1 là 9.606.000 đồng. Như vậy Phòng kế toán chỉ tính lương cho từng tổ dựa trên số lượng sản phẩm nhập kho, còn lương của từng công nhân sẽ do từng tổ trưởng, từng quản đốc tiến hành tại từng tổ, từng bộ phận. Mặc dù không trực tiếp tính lương cho từng công nhân nhưng phòng kế toán vẫn có đầy đủ và chính xác về tiền lương của từng công nhân vì:
- Tiền lương của từng người đã được xác định và tính toán chính xác trên “ Bảng kê lương sản phẩm từng công nhân” ở từng tổ rồi được kiểm tra tại từng phân xưởng, sau đó được tập hợp lên phòng kế toán của Công ty.
- Phòng kế toán Công ty ngoài việc kiểm tra việc tính lương tại các tổ, phân xưởng gửi lên, còn lập “Bảng thống kê lương sản phẩm toàn bộ công nhân” và tổng số lương cho từng tổ trên “Bảng thống kê lương sản phẩm toàn bộ công nhân” (Bảng 10) sẽ phải bằng với số lương ở trên “Bảng thanh toán lương sản phẩm’’(Bảng 9).
(Bảng 10)
Bảng thống kê lương sản phẩm toàn bộ công nhân tháng 02/2004
(Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu
và đầu tư Hà Nội)
Tổ sản xuất : 2 – Phân xưởng 1
Tổ trưởng : Vương Thị Quỳnh
Số công nhân : 19. (Đv: đồng)
STT
Họ và tên
Số lương tháng 02/2004
1
Phí Hồng Thuỷ
429.200
2
Vương Thị Quỳnh
612.800
....
.........
.......
19
Nguyễn Thị Thiết
459.200
Cộng
9.606.000
b)Lương thưởng: (Thưởng thường xuyên).
Để động viên công nhân sản xuất, giúp đỡ nâng cao đời sống công nhân, Công ty áp dụng chế độ lương thưởng ABC . Theo chế độ này từng tổ, bộ phận các tổ sản xuất vào cuối tháng sẽ tiến hàng họp bình xét chế độ thưởng là loại A, B hay C, cơ sở để bình xét bao gồm nhiều yếu tố nhưng trước hết là các “Bảng chấm công”, “Bảng theo dõi giờ làm việc”, ý thức trách nhiệm từng công nhân, ý thức hợp tác của họ... Xếp loại bình xét sẽ tiền hành công khai trước toàn thể Công ty và đại diện của phòng tổ chức nhân sự Công ty. Sau khi bình xét xong các tổ sẽ tiến hành gửi các bảng bình xét lên Phòng Tổ Chức xét duyệt, sau đó gửi các bảng đó lên Phòng Kế Toán Tài Chính để tính lương thưởng. Kế toán tiền lương sau khi nhận được các bảng bình xét sẽ tiến hành tính lương thưởng cho công nhân theo tỷ lệ : Loại A thưởng 15% lương sản phẩm, Loại B thưởng 10% lương sản phẩm, Loại C thưởng 5% lương sản phẩm, chế độ lương thưởng được áp dụng cho mọi lao động có thời gian làm việc tại Công ty từ ba tháng trở lên
Ví dụ: trong tháng 02/2004, tổ sản xuất số 2 - phân xưởng 1, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội có Bảng Tính lương thưởng cho Công nhân sau:
(Bảng 11)
Bảng tính lương thưởng cho công nhân tổ 2 - phân xưởng I
tháng 2/2004
(Đơn vị : Đồng)
STT
Họ và tên
Chức vụ
Xếp loại
Tiền lương sản phẩm
Mức tiền lương thưởng
1
Phí Hồng Thuỷ
CN
A
429.200
64.300
2
Vương Thị Quỳnh
Tổ trưởng
A
612.800
91.900
3
Nguyễn Thị Loan
CN
C
212.700
10.600
4
Trịnh Việt Hà
CN
B
362.100
36.200
...
.........
....
....
.......
.......
19
Nguyễn Thị Thiết
CN
A
459.200
68.800
Cộng
9.606.000
1.080.500
Lương thưởng cho Công nhân sản xuất sẽ được tính vào Chi phí nhân công trực tiếp và nằm trong giá thành gia công của lô hàng
c) Lương phụ cấp :
Công thức : Lương phụ cấp = PC ăn ca + PC tiếng ồn + PC bảo dưỡng máy
- Phụ cấp ăn ca : Được tính chung cho Công nhân sản xuất trực tiếp trong toàn khối sản xuất với mức cố định là 1000 đ/ngày công thực tế.
- Phụ cấp tiếng ồn 2% lương sản phẩm.
- Phụ cấp bảo dưỡng máy : Được quy định chung là 8000 đ/1Công nhân/1 tháng.
(Bảng 12)
Bảng tính phụ cấp lương cho công nhân tổ 2-PX 1-xn vạn xuân i
tháng 02/2004
(Đv: đồng)
Stt
Họ tên
Chức vụ
Lương sản phẩm
Ngày làm việc thực tế
Phụ cấp lương
Phụ cấp ăn ca
Phụ cấp tiếng ồn
Phụ cấp bảo dưỡng máy
Cộng
1
Phí Hồng Thuỷ
CN
429.200
25
25.000
8.500
8.000
41.500
2
Vương Thị Quỳnh
Tổ trưởng
612.800
26
26.000
12.200
8.000
46.200
3
Nguyễn Th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 182.doc