MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I : Những vấn đề lý luận chung về tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
I - Những khái niệm cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương:
1.Khái niệm cơ bản về tiền lương:
2. Các khoản trích theo lương:
3. Sự cần thiết phải hạch toán và nhiệm vụ hạch toán lương, các khoản trích theo lương
3.1 Sự cần thiết phải hạch toán:
3.2 Nhiệm vụ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
II - Quỹ lương và các nguyên tắc quản lý quỹ lương:
1. Phân loại lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
2. Quỹ lương và các nguyên tắc quản lý quỹ lương ở doanh nghiệp:
3. Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn:
III - Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp:
1. Chế độ tiền lương:
1.1 Chế độ lương cấp bậc:
1.2 Chế độ lương theo chức vụ;
2. Các hình thức trả lương:
2.1 Trả lương theo thời gian
2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm
3. Các chế độ trả lương phụ, hưởng trợ cấp áp dụng trong doanh nghiệp:
3.1 Chế độ trả lương khi ngừng việc và khi làm ra sản phẩm hỏng xấu
3.2 Một số chế độ phụ cấp và cách tình lương, phép
3.3 Hình thức trả thưởng
IV - Tổ chức hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương:
1. Tổ chức hạch toán chi tiết tiền lương:
1.1 Tổ chức hạch toán số lượng lao động:
1.2 Tổ chức hạch toán thời gian lao động:
1.3 Tổ chức hạch toán kết quả lao động:
1.4 Tính lương và lập bảng thanh toán lương:
2. Tổ chức hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương:
2.1 Tổ chức hạch toán chi tiết bảo biểm xã hội
2.2 Tổ chức hạch toán bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
V - Tổ chức hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương :
1. Tài khoản kế toán sử dụng:
2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương:
VI - Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương và mối quan hệ giữa tiền lương bình quân và năng suất lao động:
1. Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng quỹ lương:
1.1 Tình hình thực hiện kế hoạch quỹ lương của công nhân sản xuất:
1.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng 1 đồng tiền lương:
2. Chỉ tiêu phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động à tièn lương bình quân:
3. Một số biện pháp tăng cường quản lý quỹ lương:
PHẦN II: Thực trạng tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty vận tải ôtô số 3
Quá trình hình thành và phát triển của công ty vận tải ôtô số 3
I- Quá trình hình thành và phát triển:
II- Tổng quan về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và đặc điểm hoạt động kinh doanh của trạm Đông Anh:
III- Tổ chức công tác kế toán của công ty
1. Bộ máy kế toán:
2. Hình thức kế toán:
B . Thực tế tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty vận tải ôtô số 3
I- Tình hình lao động tiền lương tại công ty vận tải ôtô số 3
1. Một số đặc điểm của công tác lao động tiền lương tại công ty:
2. CÔng tác chi trả lương trong công ty:
II- Tổ chức hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty vạn tải ôtô số 3
III - Tổ chức hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty vận tải ôtô số 3
Tài khoản sử dụng:
1. Trình tự kế toán:
2. Sổ kế toán sử dụng:
III - Đánh giá tình hình sử dụng quỹ lương và các khoản trích theo lương của công ty.
PHẦN III: Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ lương tại công ty vận tải ôtô số 3
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5219 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và các biện pháp tăng cường công tác quản lý quỹ lương tại trạm Đông Anh của công ty vận tải ôtô số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quả tương đối giống nhau.
Sau khi tính lương kế toán kiểm tra tất cả các chứng từ tính lương, thưởng, phụ cấp phải trả cho người lao động theo cách tính lương ở đơn vị mình và lập bảng thanh toán lương, thưởng.
- Bảng thanh toán lương (Mẫu số 02-LĐTL-Chế độ chứng từ kế toán) là căn cứ để thanh toán lương, phụ cấp cho người lao động. Nó còn phản ánh tình hình thanh toán lương với công nhân viên các khoản tạm ứng trước, khoản phải trả và phân tích thuế thu nhập đối với những người có mức lương cao theo quy định của Nhà nước. Trên bảng thanh toán lương phải ghi rõ tên, bậc lương, từng khoản thu nhập như lương thời gian, lương khi ngừng việc, phụ cấp... kế toán bộ phận tiền lương lập sau đó chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt, mỗi khi nhận lương thì người lao động phải ký vào chứng minh đã nhận đủ tiền.
2. Tổ chức hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương:
Các khoản trích theo lương không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc quản lý của cơ quan bảo hiểm còn kinh phí công đoàn do công đoàn cấp trên quản lý. Mọi việc chi tiêu thanh toán với công nhân viên do doanh nghiệp làm dưới sự giám sát của các cơ quan trên.
2.1. Tổ chức hạch toán chi tiết bảo hiểm xã hội:
Nguyên tắc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội:
Quỹ bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý, các khoản trích bảo hiểm xã hội đều phải nộp lên cơ quan bảo hiểm. Các khoản chi tiêu về bảo hiểm do doanh nghiệp tự chi. Cuối kỳ theo quy định của cơ quan bảo hiểm kế toán đem chứng từ lên quyết toán với cơ quan bảo hiểm rồi nhận tiền thanh toán.
Dựa trên nguyên tắc này tổ chức hạch toán chi tiết bảo hiểm xã hội gồm hai loại chứng từ là phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội và bảng thanh toán bảo hiểm xã hội.
- Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội là chứng từ xác nhận số ngày nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.... của người lao động. Đây là chứng từ làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương theo chế độ quy định. Trên phiếu ghi rõ tên cơ quan y tế khám, ngày tháng khám, lý do của việc phải xin nghỉ, số ngày được nghỉ, chữ ký xác nhận của y bác sỹ khám. Đặc biệt trên phiếu ghi rõ số ngày thực tế nghỉ theo bảng chấm công và xác nhận của bộ phận phụ trách trực tiếp về số ngày nghỉ thực tế. Mặt sau của phiếu là phần thanh toán, phần này được lập dựa trên số ngày nghỉ thực và mức trợ cấp 1 ngày được tính trên cơ sở mức lương bình quân một ngày của người lao động. Sau khi lập xong kế toán ký và lưu tại phòng kế toán làm cơ sở lập bảng thanh toán bảo hiểm xã hội.
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội: Là chứng từ để thanh quyết toán với cơ quan bảo hiểm cấp trên. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội do kế toán lao động tiền lương lập dựa trên cơ sở các chứng từ gốc và phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội. Bảng phải chi tiết cho từng trường hợp nghỉ ốm, nghỉ con ốm, thai sản, tai nạn lao động... với số ngày nghỉ và số tiền được hưởng.
Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội có thể lập cho từng phòng ban hoặc toàn đơn vị. Cuối tháng sau khi kế toán tổng hợp xong số ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người và toàn đơn vị bảng này sẽ được chuyển cho trưởng ban bảo hiểm xã hội của đơn vị xác nhận và chuyển cho kế toán trươngr duyệt chi. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội được lập thành 2 liên, một liên lưu tại phòng kế toán, 1 liên gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp trên để thanh toán.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng sổ chi tiết tài khoản 3383 để theo dõi các phát sinh bên Nợ-Có của tài khoản để tiến hành tổ chức hạch toán tổng hợp.
2.2. Tổ chức hạch toán bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn:
Do bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn có đặc điểm là do cơ quan bảo hiểm y tế và do công đoàn quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế và do cơ quan chủ quản cấp trên quản lý nên việc hạch toán chi tiết phần thanh quyết toán không có. Bộ phận y tế của đơn vị hoặc công đoàn phải tự thanh quyết toán với cấp trên, tại đơn vị chỉ theo dõi việc thu-chi và phản ánh vào sổ chi tiết của từng tài khoản.
Kết thúc việc tổ chức hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương là việc lập bảng phân bổ tiền lương. Bảng phân bổ tiền lương thể hiện rõ chi phí nhân công từng loại hoạt động trong doanh nghiệp. Bảng có mẫu sau:
Bảng phân bổ số 2
Tiền lương và bảo hiểm xã hội
Tháng....năm....
Số
Có TK
TK 334 "Phải trả công nhân viên"
TK 338
TT
Lương
Lương
Các khoản
Cộng có
(3382, 3383
Nợ TK
chính
phụ
khác
TK 334
3384)
1
2
3
4
5
6
7
TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp"
-Phân xưởng....
TK 627 "Chi phí sản xuất chung"
-Phân xưởng...
Tài khoản 154 hoặc 631
Tài khoản 611 "Mua hàng"
Tài khoản 641 "Chi phí bán hàng"
Tài khoản 642 "Chi phí quản lý"
Tài khoản 142 "Chi phí trả trước"
Tài khoản 335 "Chi phí phải trả"
Tài khoản 241 "XD dở dang"
Tài khoản 334 "Phải trả CNViên"
Cộng:
Trên căn cứ những chứng từ sổ sách chi tiết về tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán tiến hành tổng hợp số liệu để tổ chức hạch toán tổng hợp.
V - Tổ chức hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương:
1. Tài khoản kế toán sử dụng:
Kế toán tính và thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản khác với người lao động, tình hình trích lập và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 334 "Phải trả công nhân viên". Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
Bên Nợ:
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên.
- Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, các khoản đã trả, đã ứng cho công nhân viên.
- Tiền lương công nhân viên chưa lĩnh.
Bên Có:
- Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên.
Dự nợ (nếu có): Số trả thừa cho công nhân viên.
Dư có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho CNV.
- TK 338 "Phải trả phải nộp khác". TK này phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời...
Bên Nợ:
- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ.
- Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn.
- Xử lý giá trị tài sản thừa.
- Các khoản đã trả đã nộp khác.
Bên Có:
- Các khoản phải nộp phải trả hay thu hộ.
- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được cấp bù.
Dự nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán
Dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp hay giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
- TK 338: Có 5 tài khoản cấp 2:
3381 - TS thừa chờ xử lý
3382 - KPCĐ
3383 - BHXH
3384 - BHYT
3388 - Phải nộp khác
- TK 335 "Chi phí phải trả" : TK này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc kỳ sau.
Bên Nợ:- Chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả.
- Chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được hạch toán giảm chi phí kinh doanh.
Bên Có:- Chi phí phải trả dự tính trước đã ghi nhận và hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dư có:- Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như TK 622, TK 627,
TK 111, TK 112, TK 138...
2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương:
Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
- Hàng tháng tính tiền lương phải trả cho công nhân viên và phân bổ cho các đối tượng, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 627 (6271): Tiền lương phải trả cho lao động gián tiếp & NVQL.
Nợ TK 641 (6411): Tiền lương phải trả cho NV bán hàng: tiêu thụ sản phẩm
Nợ TK 642 (6421): Tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 241 : Tiền lương công nhân XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ
Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả cho CNV trong tháng
- Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên:
Nợ TK 431 (4311): Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng
Nợ TK 622, 6271, 6421, 6411: Thưởng trong sản xuất kinh doanh
Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ hàng tháng:
Nợ TK 622, 627, 641, 642, 241: Phần tính vào chi phí SXKD
Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của công nhân viên
Có TK 338 (3382, 3383, 3384): Tổng KPCĐ, BHXH, BHYT phải trích.
- Tính bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên:
Trường hợp công nhân viên ốm đau, thai sản... kế toán phản ánh định khoản tuỳ theo quy định cụ thể về việc phân cấp quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.
+ Trường hợp phân cấp quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp được giữ lại 1 phần bảo hiểm xã hội để trực tiếp chi tiêu cho công nhân viên theo quy định.
Khi tính số bảo hiểm xã hội phải trả trực tiếp cho công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 338 (3383) : Phải trả, phải nộp khác
Có TK 334 : Phải trả công nhân viên.
+ Trường hợp chế độ tài chính quy định toàn bộ số trích bảo hiểm xã hội phải nộp lên cấp trên, việc chi tiêu trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân được quyết toán sau khi chia chi phí thực tế. Khi tính bảo hiểm xã hội phải trả trực tiếp cho công nhân viên tại doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 138 (1388)
Có TK 334
- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên:
Nợ TK 334 : Tổng số các khoản khấu trừ
Có TK 333 (3338) : Thuế thu nhập phải nộp
Có TK 138: Các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại
Có TK 141 : Số tạm ứng trừ vào lương
- Thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng cho công nhân viên
Nợ TK 334 : Các khoản đã thanh toán
Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt
Có TK 112 : Thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng.
- Khi chuyển tiền nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384)
Có TK 111, 112
- Chi tiêu KPCĐ để lại doanh nghiệp:
Nợ TK 338 (3382)
Có TK 111, 112
- Cuối kỳ kết chuyển tiền lương công nhân viên đi vắng chưa lĩnh:
Nợ TK 334
Có TK 338 (3388)
- Trường hợp số đã trả, đã nộp về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội kể cả số chi vượt hơn số phải trả, phải nộp khi được cấp bù:
Nợ TK 111, 112 : Số tiền được cấp bù đã nhận
Có TK 338 (3382, 3383)
Để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể tiến hành trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép tính vào chi phí sản xuất sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải trả, cách tính cụ thể như sau:
Mức trích trước tiền lương = Tiền lương cơ bản thực tế phải trả x tỷ lệ
phép kế hoạch công nhân trực tiếp trong tháng trích trước
Tổng số lương phép kế hoạch năm của CN trực tiếp SX x 100
Tỷ lệ trích =
trước Tổng số lương cơ bản kế hoạch năm của CN trực tiếp SX
Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 335
- Số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phải trả:
Nợ TK 335
Có TK 334
Đối với doanh nghiệp không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, khi tính tiền lương kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 334
Tuỳ theo hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ được ghi trên sổ kế toán phù hợp.
VI- Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương và mối quan hệ giữa tiền lương bình quân và năng suất lao động:
1. Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng quỹ lương:
1.1. Tình hình thực hiện kế hoạch quỹ lương của công nhân sản xuất:
F1
% hoàn thành kế hoạch quỹ lương = x 100%
của CNSX F0
Trong đó: F1 : Quỹ lương CNSX kỳ thực hiện
F0 : Quỹ lương CNSX kỳ kế hoạch
Mức độ tăng giảm tuyệt đối: s = F1 - F0
Tình hình tốt nếu F1 > F0.
Để xem xét vì sao quỹ lương tăng và mức tăng có hợp lý không thì ta phải sử dụng chỉ tiêu % hoàn thành kế hoạch quĩ lương của công nhân sản xuất có liên hệ với kết quả sản xuất.
F1
% hoàn thành kế hoạch quỹ lương = x100%
của CNSX có liên hệ với kết quả sản xuất F0 x Q1/Q0
Trong đó: F1 là quỹ lương kỳ thực hiện của CNSX
F0 là quỹ lương kỳ kế hoạch của CNSX
Q1 là sản lượng kỳ thực hiện
Q0 là sản lượng kỳ kế hoạch
Hai chỉ tiêu này cho ta thấy được tình hình sử dụng quỹ lương từ số tuyệt đối đến số tương đối.
1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng một đồng tiền lương:
- Chỉ tiêu sức sản xuất của 1 đồng tiền lương:
Sức sản xuất của 1 đồng tiền lương = Giá trị sản lượng/quỹ lương
Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 thời gian một đồng tiền lương tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
- Chỉ tiêu mức sinh lợi của 1000 đồng tiền lương:
Lợi nhuận
Mức sinh lợi của 1000 đồng tiền lương = x 1000
Quỹ lương
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1000 đồng chi phí tiền lương có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Các chỉ tiêu này thường được đem so sánh giữa kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch. Mức độ càng tăng càng tốt.
2. Chỉ tiêu phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động (NSLĐ) và tiền lương bình quân
- Chỉ tiêu NSLĐ:
NSLĐ = Giá trị sản lượng / số lượng lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu thể hiện quả hoạt động có ích của con người trong việc sản xuất ra của cải, dịch vụ trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Nâng cao NSLĐ là cơ sở để tăng tích luỹ, mở rộng sản xuất.
-Tiền lương bình quân/năm = Quỹ lương cả năm
Số lượng lao động bình quân/năm
Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập của người lao động.
Hai chỉ tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì khi NSLĐ tăng, số sản phẩm sản xuất ra tăng chắc chắn tièn lương bình quân của 1 công nhân sản xuất cũng phải tăng. Tuy nhiên chưa có một công thức nào xác đáng phản ánh quan hệ giữa 2 chỉ tiêu này. Chỉ có một nguyên tắc cơ bản về mức tăng năng suất lao động và tiền lương đó là mức tăng của tiền lương bình quân không vượt quá NSLđ. Có như vậy doanh nghiệp mới tái sản xuất mở rộng được.
phần II
Thực trạng tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty giao thông vận tải ôtô số 3.
a - Quá trình hình thành và phát triển của công ty vận tải ôtô số 3.
2. Hình thức kế toán:
công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào các sổ nhật ký chứng từ. Cuối tháng tổng hợp số liệu từ các nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái các tài khoản.
Hình thức nhật ký chứng từ bao gồm các loại sổ sau:
+ Sổ nhật ký chứng từ: Sổ này được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau theo yêu cầu quản lý và lập các bảng tổng hợp - cân đối. Nhật ký chứng từ được mở theo số phát sinh bên Có của tài khoản đối ứng với các tài khoản bên Nợ liên quan, kết hợp ghi theo thời gian và theo hệ thống giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán phân tích.
+ Sổ cái mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng tháng. Số cái được ghi theo số phát sinh bên Nợ của tài khoản đối ứng với các tài khoản Có liên quan, số phát sinh bên Có của từng tài khoản chỉ ghi tổng số trên cơ sở tổng hợp số liệu từ nhật ký chứng từ liên quan.
+ Bảng phân bổ: Sử dụng với những khoản chi phí phát sinh thường xuyên, có liên quan đến nhiều đối tượng cần phân bổ như tiền lương, vật liệu, khấu hao. Các chứng từ gốc được tập trung vào bảng phân bổ sau đó đến cuối tháng dựa vào bảng phân bổ chuyển vào các bảng kê và nhật ký chứng từ liên quan.
+ Sổ chi tiết sử dụng để theo dõi chi tiết các đối tương hạch toán.
+ Bảng kê được mở ra hàng tháng, ghi bên nợ của tài khoản để phục vụ rút số dư các tài khoản hàng ngày.
Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ:
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Sổ, thẻ chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
: Đối chiếu
: Ghi hàng ngày.
: Ghi cuối tháng.
- Đơn vị áp dụng hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này xí nghiệp chỉ có một phòng kế toán duy nhất để tập trung thực hiện toàn bộ công việc kế toán ở xí nghiệp. Các cửa hàng trực thuộc xí nghiệp không tổ chức kế toán riêng mà chỉ hướng dẫn hạch toán ghi chép ban đầu. Sau đó đến định kỳ (5 ngày một lần) viết bản kê gửi về phòng kế toán công ty. Nhân viên kế toán thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu và ghi sổ. Phòng Kế toán xí nghiệp thực hiện việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để cung cấp đầy đủ, kịp thời toàn bộ các thông tin kinh tế - tài chính của các cửa hàng trực thuộc và của cả công ty.
Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung để quản lý chặt chẽ các cửa hàng. công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình trực tuyến tham mưu và sử dụng kế toán hoàn toàn trên máy vi tính. Như vậy, trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ việc ghi sổ kế toán được kết hợp giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết ở một số bảng kê, nhật ký chứng từ. Các sổ kế toán đều được ghi theo hệ thống kết hợp, theo thứ tự thời gian đối với hoạt động kinh tế tài chính cùng loại. Nhờ có mẫu sổ được bố trí theo quan hệ đối ứng tài khoản mà việc kiểm tra đối chiếu số liệu ghi trên bảng kê, nhật ký chứng từ được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ hơn.
Hình thức nhật ký chứng từ có ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán do việc ghi theo quan hệ đối ứng ngay trên tờ sổ, kết hợp kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết trên cùng trang sổ. Nhờ đó mà việc kiểm tra, đối chiếu được tiến hành dễ dàng hơn, kịp thời cung cấp số liệu cho việc tổng hợp tài liệu để lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hình thức này còn có nhược điểm là mẫu sổ phức tạp nên việc ghi sổ đòi hỏi cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, không thuận tiện cho cơ giới hoá kế toán.
- Hệ thống báo cáo gồm:
+ Báo cáo tài chính bao gồm các loại báo cáo sau:
* Bảng cân đối kế toán.
* Báo cáo kết quả kinh doanh.
* Thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Báo cáo kế toán quản trị.
B- Thực tế tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu
I - Khái quát chung về tình hình lao động tiền lương tại Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu
1. Một vài yếu tố ảnh hưởng đến công tác phân phối tiền lương của Xí nghiệp
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của trạm xăng dầu Đông Anh là bán buôn và bán lẻ xăng Mogas 83, Mogas 92, dầu Diesel, dầu Ma zút, dầu nhờn. Các mặt hàng này đều do Công ty cấp và được đưa tới từng cửa hàng. Các cửa hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ theo phương thức bán buôn hay bán lẻ tuỳ thuộc vào yêu cầu của người mua. Đặc điểm chung của các mặt hàng kinh doanh chính của công ty là loại hàng hoá chất lỏng, độc hại, dễ cháy nỗ, dễ bay hơi. Điều đó cần có một quy trình tiếp nhận và bảo quản hết sức nghiêm ngặt, đòi hỏi lực lượng lao động phải được đào tạo, có trình độ am hiểu quy trình tiếp nhận, bảo quản xăng dầu, nắm vững các quy định về ATLĐ-PCCC.
Mặt khác, do đa dạng về các loại hình kinh doanh nên có ảnh hưởng đến công tác giao đơn giá tiền lương vì nó phải được tiến hành dựa trên định mức lao động khoa học và phải tính đến điều kiện thực tế của công ty, của từng mặt hàng kinh doanh nhằm trả lương một cách công bằng, tránh sự chênh lệch bất hợp lý về thu nhập giữa các loại hình kinh doanh.
Trạm có các loại máy móc thiết bị chuyên dùng, có yêu cầu an toàn như cột bơm điện tử, thiết bị tự động đo nhiệt độ xăng dầu, đo mức xăng dầu trong bể chứa... Với một lượng lớn máy móc thiết bị chuyên dùng như vậy xí nghiệp cần một lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật, nắm được qui trình công nghệ, tiêu chuẩn an toàn lao động, PCCC để vận hành lắp đặt và sử dụng. Vì vậy, công ty đã chú trọng tuyển dụng và đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời quan tâm giải quyết các chế độ chính sách, tiền lương cho người lao động. Công ty đã tiến hành mở rộng mạng lưới các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và tăng cường đội ngũ nhân viên bán xăng ở các cửa hàng. Đặc điểm vị trí, điều kiện kinh doanh của từng cửa hàng khác nhau và sản lượng bán ra phụ thuộc vào vị trí của các cửa hàng. Những cửa hàng gần trung tâm thành phố hoặc gần các nút giao thông, khu dân cư có mật độ xe cơ giới lớn hơn thì nhu cầu xăng dầu nhiều hơn và ngược lại. ngoài ra, diện tích địa hình của cửa hàng, trang thiết bị... cũng ảnh hưởng tới sản lượng bán ra. Các cửa hàng có vị trí địa lý tốt, diện tích rộng rãi, thuận lợi cho việc đỗ xe của khách hàng thì bán được nhiều hơn, tuỳ theo từng cửa hàng mà công tác bố trí sắp xếp lao động bán hàng theo 2 ca hoặc 3 ca một ngày cho phù hợp. Và làm thế nào có thể đánh giá đúng hao phí lao động bỏ ra, đảm bảo công bằng cho người lao động giữa các cửa hàng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong định biên bố trí và giao đơn giá tiền lương cho từng cửa hàng.
Xuất phát từ những đặc điểm về mặt hàng kinh doanh, máy móc thiết bị, mạng lưới kinh doanh nên đội ngũ lao động của trạm khá đông về số lượng và bố trí phân tán.
Do đặc điểm về lao động của công ty là số lượng tương đối lớn, đa dạng về ngành nghề, bố trí phân tán nên việc chi trả lương cần phải tính toán đến hao phí lao động, tính chất và yêu cầu công việc của từng ngành nghề và nhóm ngành nghề để có phương pháp phân phôí tiền lương cho phù hợp, đảm bảo thu nhập tiền lương hợp lý giữa các bộ phận.
2. Công tác chi trả lương trong công ty
Hiện nay, công ty áp dụng hai hình thức trả lương sau:
- Hình thức trả lương theo thời gian căn cứ vào mức lương, cấp bậc công việc và thời gian làm việc thực tế theo giờ, ngày hoặc theo tháng. Chế độ trả lương theo thời gian được áp dụng dưới 2 hình thức: Theo thời gian giản đơn và theo thời gian có thưởng.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm căn cứ vào mức độ hoàn thành về số lượng và chất lượng công viẹec (hay nhiệm vụ) đã được đánh giá, nghiệm thu. Có các hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp, gián tiếp cá nhân và tập thể, theo sản phẩm có thưởng, phạt; hình thức trả lương sản phẩm khoán...
2.1. Công tác giao kế hoạch tiền lương:
Tiền lương trả cho người lao động dựa trên quỹ lương của Trạm, công ty xác định quỹ tiền lương trên cơ sở sản lượng và đơn giá tiền lương mà Công ty giao cho đối với từng loại hình sản xuất kinh doanh. quỹ tiền lương kế hoạch và quỹ tiền lương thực hiện đều được xác định. Căn cứ vào sản lượng (doanh thu, lãi gộp...) và đơn giá tiền lương của từng loại hình sản xuất kinh doanh.
Quỹ tiền lương được xác định theo công thức sau:
Quỹ tiền lương = Đơn gía tiền lương x sản lượng thực hiện
Đơn giá tiền lương là một yếu tố quan trọng để xác định quỹ lương nên nó phải được tính toán một cách chính xác. Mức đơn giá tiền lương được xác định theo kế hoạch sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp và thay đổi, điều chỉnh theo từng năm.
Chỉ tiêu để giao đơn giá tiền lương đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
- Xuất bán buôn dầu sáng trực tiếp: đồng/m3 hàng hoá bán ra
- Xút bán lẻ dầu sáng trực tiếp : đồng/m3 hàng hoá bán ra
- Bán gas, bếp và phụ kiện trực tiếp: % tổng chiết khấu được hưởng
- Xuất bán dầu mỡ nhờn trực tiếp: % hoa hồng
- Các hoạt động dịch vụ khác : % doanh thu
Ví dụ:
Đơn giá xuất bán buôn dầu sáng = 1% doanh thu
Đơn giá xuất bán lẻ dầu sáng = 2% doanh thu
Đơn giá dầu mỡ nhờn = 34% hoa hồng
Kế hoạch tiền lương của trạm được phòng kinh doanh giao cho từng cửa hàng dựa trên kinh nghiệm và căn cứ vào kết quả hoạt động của năm trước. Cơ sở giao kế hoạch tiền lương cho các cửa hàng như sau:
- Căn cứ vào tổng quỹ lương kế hoạch của công ty
- Phân định loại hình sản xuất kinh doanh của trạm
- Nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng trạm
- Lao động định biên, hệ số lương cấp bậc công việc bình quân và phụ cấp các loại của từng trạm.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và mức thu nhập tiền lương kế hoạch bình quân chung trong toàn công ty
Phòng kinh doanh giao kế hoạch bán lẻ 6 tháng đầu năm 2003 cho các trạm như sau:
Tình hình thực hiện kế hoạch bán lẻ tháng 6 năm 2003
Đơn vị
Kế hoạch
năm
S.L
T. 1
S.L
T. 2
S.L
T. 3
S.L
T. 4
S.L
T. 5
S.L
T. 6
T. số T.hiện
Tỷ lệ % TH/KH
CHXD số 1
12.500.000
1.072.194
909.999
1.015.016
1.006.179
983.536
983.930
5.970.854
47,8
CHXD số 04
8.400.000
721.328
628.497
728.826
736.211
753.578
743.779
4.312.219
51,3
CHXD số 05
6.820.000
576.382
513.911
577.108
598.357
620.810
595.764
3.482.332
51,1
CHXD số 06
840.000
74.967
40.411
81.261
87.164
70.944
56.218
410.965
48,9
CHXD số 10
840.000
72.381
63.957
75.500
71.657
80.085
77.464
441.044
52,5
CHXD số 11
1.730.000
150.156
129.213
143.876
139.148
148.332
141.277
852.002
49,2
CHXD số 12
2.640.000
229.317
188.428
214.987
217.057
222.965
211.339
1.284.093
48,6
. . . . . . . . . .
.. . . . . . . . . .
. . . . .. . . . .
. . . . . .. . .
. . . . .. . . . ..
.. .. .. ... .. .
.. .. .. .. ..
.. .. .. .. .
.. .. .. .. ..
.. .. .. .. .. ..
Tổng số:
100.700.000
8.825.281
7.395.725
8.598.063
8.697.385
8.674.521
8.473.991
50.664.938
50,3
Quỹ tiền lương kế hoạch của Xí nghiệp được xác định
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20536.DOC