Mục lục
Trang
Chương I: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất 1
1.1 Sự cần thiết của công tác kết toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1
1.1.1 ý nghĩa của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 1
1.1.2 chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm 2
1.2 Phân loại chi phí và giá thành sản phẩm 3
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất 3
1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh tế. 3
1.2.1.2 Phân loại chi phí theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 4
1.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp vào các đối tượng kế toán chịu chi phí 6
1.2.1.4 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mỗi quan hệ với khối lượng hoạt động. 7
1.2.2 Các loại giá thành 9
1.2.3 Mỗi quan hệ giữu chi phí và giá thành 10
1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 11
1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 11
1.3.2 Đối tượng tính giá thành 12
1.3.3 Mỗi quan hệ giữa đối tưọng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tưọng tính giá thành 13
1.4 Phương pháp tập hợp chi phí 13
1.4.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp 13
1.4.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp 14
1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 14
1.5.1 Kế toán tế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 14
1.5.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 16
1.5.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 18
1.6: Đánh giá sản phẩm làm dở: 19
1.6.1. Đánh giá sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp) còn các khoản phí khác(chi phí nhân công trực tiếp, chi phi sản xuất chung ) đựơc tính hết cho sản phẩm đã hoàn thành. 20
1.6.2: Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 21
1.6.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức 22
1.7. Kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 22
1.7.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn 22
1.7.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 23
1.7.3:Phương pháp tính giá thành phân bước 24
1.7.3.1: Trường hợp đối tượng tính giá thành là nửa thành phần ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng 24
1.7.3.2: Trường hợp tính gía thành sản phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng(thành phẩm) 24
1.7.4: Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ: 25
1.8. Sổ sách kế toán. 25
1.9.1: Chức năng nhiệm vụ của chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mền kế toán 31
1.9.2.Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mền kế toán 31
1.9.3.kế toán c hi phí sản xuất và tổng sản phẩm: 31
1.9.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 32
1.9.3.2 Kế toán chi phí nhân côngtrực tiếp và chi phí sản xuất chung. 33
1.9.3.3. Kế toán tập hợp chi phí. 33
Chương II:Tình hình thực tế về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty giầy gia hà nội 34
2.1 Đặc điểm chung của Công ty Da Giầy Hà Nội: 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Da Giầy Hà Nội 34
2.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của công ty: 36
2.1.2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ: 36
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất: 37
2.1.2.3 Đặc điểm tổ chức quản lý: 37
2.1.3 Tổ chức công tác kế toán ở công ty: 39
2.1.3.1 Bộ máy kế toán của công ty: 39
2.1.3.2 Hình thức kế toán: 40
2.1.3.3 Hình thức tổ chức công tác kế toán: 41
2.1.3.4 Kỳ kế toán: 42
2.1.4 phần mềm kế toán mà công ty sử dụng 42
2.2: Tình hình kinh tế về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công Ty Giầy Da Hà Nội: 43
2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội. 43
2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất . 43
2.2.1.2: Đối tượng tính giá thành: 44
2.2.2 phương pháp kế toán chi phí sản xuất. 45
2.2.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 45
2.2.2.2:Chi phí nhân công trực tiếp: 53
2.2.2.3Kế toán chi phí sản xuất chung 61
2.2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất kminh doanh cuối kỳ. 70
2.2.3 Công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty Da Giầy Hà Nội: 71
2.2.3.1 công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 71
2.2.3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 71
Chương III: Những phương hướng biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm ở công ty da GIầy hà nội 74
3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán ở công ty Da Giầy Hà Nội. 74
3.2 Nhận xét về công tác kế toán chi phí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội. 74
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính Giá thành sản phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội. 76
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Da Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên nợ của tài khoản đối ứng. Đồng thời việc ghi chép kết hợp chặt chẽ ghi thời gian có hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ sách in sẵn thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính và rút ra các chỉ tiêu quản lý kinh tế quan trọng.
Để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh. kế toán sử dụng bảng kê số 4, 5, 6 và nhật ký chứng từ số 7.
- Bảng kê số 4: dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng.
- Bảng kê số 5: dùng để tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí XDCB theo yếu tố chi phí.
- Bảng kê số 6: là các chi phí theo dự toán (chi phí trả trước, chi phí phải trả).
- Nhật ký chứng từ số 7: tổng hợp toàn bộ chi phí kinh doanh toàn doanh nghiệp. Có thể khái quát trình tự ghi sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức nhật ký- chứng từ theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc về chi phí hoặc
Bảng phân bổ
Bảng kê số 4
TK621,622,627,154 (631)
Bảng kê số 6
TK142,335
Bảng kê số 5
TK641,642,241
Bảng tính giá thành sản phẩm
Nhật ký chứng từ
số 7
Sổ cái
TK621,622,627,154 (631)
Báo cáo chi
phí, báo cáo
khác
1.9.1: Chức năng nhiệm vụ của chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mền kế toán
-Xác định đối tượng kinh tế tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lí từ đó tổ chức mã hoá phân loại các đối tượng cho phép nhận diện tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lí thông tin di động.
-Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn.Tuỳ theo yêu cầu quản lí để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản kinh tế chi tiết cho từng đối tượng để kế toán chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm .
-Tổ chức tập hợp kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng trình tự đã xác định.
-Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và tổng sản phẩm. Ngoài ra có thể xác định hệ thống sổ báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích.
-Tổ chức kiểm kê, xử lí, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng. Xây dựng phương pháp đơn gía sản phẩm dở dang hợp lí để xác định giá thành và hạch toán tổng sản phẩm hoàn thành trong thời kì một cách đầy đủ và chính xác.
1.9.2.Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mền kế toán
-Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự động nhập dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bố chi phí sản xuất trong kỳ. Do đó từng khoản mục chi phí được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí.
-Căn cứ vào kết quả kiểm kê đăng kí sản xuất kinh doanh dở dang trong kì theo từng đối tượng tập hợp chi phi sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kì vào máy.
-Lập thao tác các bút toán điều chỉnh bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kì trên cơ sở hướng dẫn có sẵn.
-Căn cứ vào các yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến trình kinh tế các biến chuyển cần thiết.
1.9.3.kế toán c hi phí sản xuất và tổng sản phẩm:
Khi đã có đựơc phương pháp và phần mềm kế toán tuỳ thích, kế toán máy sẽ hiệu quả hơn kế toán thủ công rất nhiều, người sử dụng có thể quản lí, xử lí, lưu trữ dữ liệu một cách tiện lợi và chính xác, đồng thời cũng có thể lấy được thông tin tài chính, kế toán cần thiết một cách kịp thời mà không tốn công sức.
Sau khi đã cài đặt và khởi động chương trình, những công việc tiếp theo mà người kế toán máy phải thực hiện là:
-Xử lý ngiệp vụ( phân loại chứng từ, định khoản, xử lý trùng lặp, mã hoá)
-Nhập dữ liệu.
+ nhập dữ liệu cố định.
+ Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo.
-Xử lý dữ liệu: công việc này phải làm mỗi khi ta nhập thêm dữ liẹu mới. sửa hay xoá dữ liẹu đã nhập.
- Xem và in sổ sách báo cáo.
1.9.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
*Xử lý nghiệp vụ.
-Phân loại chứng từ là việc phân ra một cách có hệ thống các loại chứng từ có đặc điểm giống nhau như: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho phiếu thu….
Mỗi một loaị chứng từ có một màn hình nhập liệu khác nhau, với các yếu tố khác nhau. Muốn nhập dữ liệu của một chứng từ gốc nào đó ta chỉ cần lựa chọn và nhập vào các ô dữ liệu mà chương trình đã ngầm định sẵn.
Kế toán chiu phí nguyên vật liệu trực tiếp thường phải sử dụng tới chứng từ là phiếu xuất kho, nên khi nhập liệu phiếu xuất kho người sử dụng chỉ nhập số lượng xuất là bao nhiêu còn trị giá xuất kho là do máy tự động tính theo công thức mà doanh nghiệp đã ngầm định sẵn.
Định khoản là cách thức tính toán, xem xét một nghiệp vụ đó được ghi chép như thế nào.
Công tác mã hoá là việc phân loại quy định ký hiệu, xếp lớp các đối tượng cần quản lý. Mã háo các đối tượng quản lý giúp cho viẹc nhận diện thông tin không bị nhầm lẫn trong quá trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
*Nhập dữ liệu.
Thông thường đối với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì việc nhập các dữ liệu cố định, khi khai báo cáo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục mà liên quan đến các phần hành kế toán trước, chỉ trừ khi bổ sung, mở rộng quy mô thêm vào danh mục.
*xử lý dữ liệu.
Nếu các thao tác sai hay bị nhầm lẫn thì người sử dụng phải thành thạo quy trình sửa xoá phục hồi dữ liệu….
*Xem in sổ sách.
Người sử dụng nên hiểu được mỗi quan hệ giữa các sổ sách báo cáo, và tìm hiểu quy trình xử lý báo cáo số liệu của phần hành kế toán áp dụng.
1.9.3.2 Kế toán chi phí nhân côngtrực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Các bước thực hiện đối với hai phần hành này cũng tương tự như đối với phần hành kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
1.9.3.3. Kế toán tập hợp chi phí.
Các phần hành có thể thiết lập menu kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang tài khảon 154. Nếu tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục phân xưởng. Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục chi phí, phần mềm có thể xây dựng các danh mục các khoản mục chi phí kết hợp với các tài khoản chi phí để tập hợp chi phí vào sổ sách báo cáo theo các khoản mục. Từ đó lấy số liệu lên bảng tính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản mục.
Chương II
Tình hình thực tế về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty giầy gia hà nội
2.1 Đặc điểm chung của Công ty Da Giầy Hà Nội:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Da Giầy Hà Nội
Công ty Da giầy Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, tự chủ về tổ chức, chịu sự quản lý của tổng công ty Da giầy Việt Nam. Công ty có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn do công ty quản lý. Công ty có trụ sở tại 409 đường Nguyễn Tam Trinh, đây vừa là nơi giao dịch vừa là nơi sản xuất kinh doanh của công ty.
Công Ty Da Giày Hà Nội trước đây vốn là một xưởng thuộc da do một nhà tư bản người pháp năm 1912 với nhiệm vụ sản xuất da thuộc các sản phẩm chế biến từ da chủ yếu nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh của thực dân Pháp. Quá trình phát trình phát triển của công ty cho đến nay có thể chia thành các giai đoạn:
- Giai đoạn 1912-1954: Công ty có tên là “Công ty thuộc da Đông Dương” hoạt động dưới sự quản lý tư bản chủ nghĩa. Nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn này là sản xuất ra các sản phẩm phục vụ chiến tranh: Bao súng, vỏ đạn, thắt lưng… Giai đoạn này, quy mô sản xuất của công ty nhỏ, mặc dù máy móc thiết bị được đưa từ Pháp sang, nhưng lao động thủ công vẫn là chủ yếu, điều kiện lao động kém, sản lượng sản xuất da thấp.
- Giai đoạn 1955---1959: Công ty thuộc da Đông Dương được chuyển giao cho tư sản Việt Nam. Sau khi nhà nước quốc hữu một phần, công tư hoạt động dưới hình thức hợp doanh giữa Nhà nước và tư sản Việt Nam, Giai đoạn này công ty lấy tên là “ Công ty thuộc da Việt Nam”.
- Giai đoạn 1960---1987: Công ty thuộc da Việt Nam được quốc hữu hoá và trở thành Nhà máy da Thuỵ Khuê do Bộ công nghiệp nhẹ trực tiếp quản lý. Có thể nói đây là giai đoạn phát triển với một tốc độ cao của công ty vì trong thòi kỳ này ở nước ta chỉ có đơn vị sản xuất da thuộc là nhà máy da Thuỵ Khuê và nhà máy da Sài Gòn..
- Giai đoạn 1988 - 1990: Nhà máy Da Thuỵ Khuê được tách ra khỏi công ty tạp phẩm và tham gia vào liên hiệp da giầy với nhiệm vụ tập trung vào công nghiệp sản xuất da giầy, cung cấp đủ nguyên vật liệu cho các công ty giầy, dồng thời sản xuất các mặt hàng tiêu thụ ra thị trường.
- Giai đoạn 1991---1992: Nhà máy da Thuỵ Khuê tách ra khỏi liên hiệp da giầy, hoạt động độc lập và được đổi tên thành Công ty da giầy Thuỵ Khuê-Hà Nội theo quyết định số 1361/CNN-TCLĐ ngày 17/12/1992 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ kèm theo điều lệ công ty.Thời kì này công ty đã bị mất đi một thị trường quốc tế rất lớn khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp Đổ, công ty gặp rất nhiều khó khăn.
- Giai đoạn từ năm 1993 -1998: Theo nghị định 389/CNN ngày 29/4/1993 về việc thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ, công ty được thành lập lại và chính thức mang tên mới: ”Công ty Da giày Hà Nội”. Tên giao dịch quốc tế của công ty là HALEXIM (nay đổi thành HANSHOES - Hanoi leather anh shoes company). Công ty trở thành thành viên của tổng công ty da giầy Việt Nam từ tháng 6/1996. Công ty có đăng ký kinh doanh số 108463 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 15/5/1993.
Giai đoạn này, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang giai đoạn nền kinh tế thị trường với những khó khăn và thách thức mới. Cũng giống như nhiều công ty khác, công ty da giầy Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn như phải cạnh tranh gay gắt với các công ty như: Công ty da Sài Gòn, Da Vinh, trang thiết bị, máy móc đã lạc hậu, khối lượng cũng như chất lượng sản phẩm sản xuất da giảm không tiêu thụ được, Dể khắc phục dần tình trạng này, năm 1994 công ty đã cho lắp đặt và đưa vào sử dụng dây chuyền thuộc da hoàn chỉnh cùng một số thiết bị của ITALIA. Kết quả là sản lượng một số mặt hàng dã tăng đáng kể.
- Giai đoạn từ năm 1998 đến nay: Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty đã thay đổi, chuyển từ thuộc da sang sản xuất các sản phẩm giầy của công ty đẫ thay đổi, chuyển từ thuộc da sang sản xuất các sản phẩm giầy vải, giày da … Mặc dù trong nền kinh tế thị trường, khó khăn luôn gặp phải nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cùng với sự giúp đỡ của Tổng công ty da giầy, của Bộ công nghiệp, sản phẩm của công ty đã dần chiếm lĩnh thị trường, được người tiêu dùng ưu chuộng. Sản phẩm của công ty đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001. Công ty tự hào được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba.
Hiện nay, Công ty da giầy Hà Nội đang tiến hành cổ phần hoá. Với sự thay đổi hình thức hoạt động sẽ mở ra một hướng phát triển mới cho công ty, với cơ cấu vốn, cơ cấu tổ chức quản lý coá nhiều thay đổi , chắc chắn trong thời gian tới công ty sẽ có một bước tiến dài.
2.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của công ty:
2.1.2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ:
Mặt hàng chính của công ty hiện nay là giầy da và giầy vải, ngoài ra công ty công chế tạo ra các sản phẩm từ cao su để phục vụ cho việc sản xuất giầy da và giầy vải. Đồng thời công ty còn có bộ phận pha chế hoá chất dể phục vụ cho việc chế biến cao su và một số công đoạn sản xuất giầy như làm mềm da, nhuộm vải. Nhìn chung các quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm của công ty đều phức tạp mang tính liên tục. Tuy nhiên, thời gian chế biến tương đối là nhanh, thời gian từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm tương đối ngắn, các quy trình công nghệ có thế tóm tắt thông qua các sơ đồ sau:
Sơ đồ số 1: quy trình công nghệ sản xuất giầy Da, Vải.
Chuẩn bị gò
Các sản phẩm từ cao su
Vải , da
Chặt, may
May
Gò hấp
Sản phẩm giầy
Hoàn tất sản phẩm
Hấp
Cắt diềm, dán kín, xỏ dây
Nhập kho
Kiểm nghiệm
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Để đáp ứng yêu cầu của quy trình công nghệ, công ty tổ chức sản xuất với 4 phân xưởng: Phân xưởng chặt, phân xưởng May, phân xưởng cao su, phân xưởng gò và 1 xưởng cơ điện.
Xưởng cơ điện gồm 2 bộ phận (bộ phận mộc, bộ phận cơ khí) có nhiệm vụ sản xuất các trang thiết bị phục vụ cho các xí nghiệp như: Bệ nồi hơi, các dụng cụ đóng giầy … và sửa chữa bảo dưỡng các trang thiết bị này đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, thuận lơị
Phân xưởng may, phân xưởng chặt có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp mủ, giầy, độn, tẩy…Cho phân xưởng gò để chế tạo ra sản phẩm giầy.
Phân xưởng cao su được chia thành hai bộ phận là bộ phận mài dán đế và bộ phận luyện, ép đế, phân xưởng có nhiệm vụ chế biến ra các sản phẩm từ cao su như: Đế giầy , bím , xiệp… Và cung cấp cho phân xưởng gò.
Phân xưởng gò, sau khi nhận đựơc các loại vật tư, bán thành phẩm từ phân xưởng may, phân xưởng cao su sẽ tiếp tục quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
2.1.2.3 Đặc điểm tổ chức quản lý:
Bộ máy công ty đựơc tổ chức theo kiểu trực tuyến- chức năng, với hệ thống trực tuyến gồm: Ban giám đốc công ty, ban giám đốc các xí nghiệp, các quản đốc phân xưởng, các chuyền trưởng tổ trưởng: và hệ thống chức năng gồm các phòng chức năng của công ty và các phòng ban (bộ phận) quản lý các xí nghiệp phân xưởng.
*Ban Giám đốc.
Ban Giám đốc gồm 1 đồng chí giám đốc, 3 đồng chí phó giám đốc và một trợ lí giám đốc:
- Giám đốc công ty: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước công ty về hệ thống quản lý chất lượng và công tác kỹ thuật của toàn công ty.
- Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về chi phí lệnh mẫu kế hoạch sản xuất cho các xí nghiệp và các hoạt động xuất nhập khẩu.
- Trợ lý giám đốc: thực hiện 3 chức năng: thư ký tổng hợp, văn thư liên lạc và tham mưu cho Giám đốc.
* Phòng tài chính kế toán:
Phòng tài chính - kế toán là nơi cung cấp kịp thời dữ liệu về chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, tình hình hiện có và sự biến động các loại tài sản trong công ty, xác định nhu cầu về vốn , xây dựng kế hoạch tài chính của công ty, giúp cho giám đốc công ty nắm rõ thực lực tài chính của công ty từ đó có thể đưa ra thực lực đúng đắn, kịp thời.
*Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh, thực hiện hai chức năng là: Chức năng phục vụ cho sản xuất kinh doanh tiếp của công ty( xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo các yếu tố đầu vào cho các nội bộ của công ty).
*Phòng thị trường nội địa:
Phòng thị trường nội địa chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Phòng có nhiệm vụ chính là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện tiêu thụ hàng nội địa cho công ty, tổ chức các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa cho công ty.
*Phòng Tổ chức-Bảo vệ:
Phòng Tổ chức-Bảo vệ trực thuộc sự quản lý của giám đốc công ty, thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty: Bảo vệ nội bộ, đảm bảo an ninh, trật tự cho công ty, đồng thời phối hợp với công đoàn tổ chức phong trào thi đua trong toàn công ty.
*Phòng xuất nhập khẩu:
Phòng xuất nhập khẩu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc sản xuất. Phòng có nhiệm vụ nhập vật tư, hoá chất, máy móc thiết bị cần cho sản xuất, xuất khẩu sản phẩm: Tham mưu cho Giám đốc trong việc lựa chọn khách hành xuất nhập khẩu, phòng còn có chức năng củng cố, phát triển quan hệ với khách hàng quốc tế góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh va uy tín của công ty trên thị trường khu vực và trên thế giới.
*Phòng quản lý chất lượng:
Phòng quản lý chất lượng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật công ty, phòng thực hịên chức năng quản lý chất lượng thống nhất trong toàn bộ công ty, thực hiện và duy trì trên cơ sở giám sát, kiểm tra, bổ sung và hoàn thiện bằng văn bản quy định của hệ thống quản lý chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001.
*Văn phòng công ty:
Văn phòng công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Văn phòng có chức năng giúp việc cho Ban giám đốc công ty trong lĩnh vực hành chính - tổng hợp và đối ngoại, điều hoà mỗi quan hệ giữa các bộ phận trong công ty, góp phần xây dựng công ty thành một khối thống nhất nhằm đạt được các mục tiêu công ty đã đề ra.
*Trung tâm kỹ thuật - Mẫu:
Trung tâm kỹ thuật - mẫu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc sản xuất. Trung tâm có chức năng nghiên cứu, sáng tạo mới các nguyên vật liệu, các kiểu dáng mới, từ đó cải tiến các sản phẩm cho phù hợp nhu cầu thị trường và năng lực công ty, đồng thời phối hợp với các xí nghiệp tổ chức triển khai chế thử mẫu, chuyển giao công nghệ cho các phân xưởng sản xuất hàng loạt.
*Xưởng cơ điện:
Xưởng cơ điện bao gồm cả tổ là hơi,cấp nước, có các chức năng: duy trì và phát triển năng lực hoạt động của tất cả các thiết bị hiện có trong công ty thông qua các thông tác bảo dưỡng, sữa chữa, đổi mới từng phần và lắp đặt bổ sung thiết bị mới, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ công nhân sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị.
2.1.3 Tổ chức công tác kế toán ở công ty:
2.1.3.1 Bộ máy kế toán của công ty:
Về nguyên tắc, cơ cấu bộ máy kế toán được tổ chức theo phần kế toán, nhưng trong thực tế, do tình hình nhân lực cũng như đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, một nhân viên kế toán có thể kiêm nhiều phần hành kế toán
Cụ thể bộ máy kế toán của công ty gồm các thành viên như sau:
- Kế toán trưởng: phụ trách chung toàn bộ các khâu công việc, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các nhân viên kế toán. Kế toán trưởng là người giúp việc cho ban Giám đốc về công tác chuyên môn – cung cấp thông tin và tham mưu cho ban Giám đốc trong các quyết định về lĩnh vực tài chính và các hoạt động khác. Là người chịu trách nhiệm trước công ty trước nhà nước về việc thi hành các chế độ quy định luật pháp tài chính kế toán hiện hành.
- Phó phòng chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về tính hợp thức hợp lệ đầy đủ của các chứng từ kế toán. Chỉ đạo thực hiện các nghiệp vụ kết toán cho các kế toán viên. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm về một số phần hành kế toán.
- Thủ quỹ có chức năng nắm giữ quản lý tiền mặt tại quỹ của công ty. Cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt của kế toán tiền mặt. Thủ quỹ theo dõi phần đại lý.
- Kế toán viên phụ trách phần hành kế toán khoản phải trả người bán quyết toán đơn hàng và kho thành phẩm.
- Kế toán viên phụ trách phần hành kế toán tiền lương, bảo hiểm theo dõi công cụ dụng cụ được sử dụng tại các phân xưởng.
- Kế toán viên phụ trách về nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ và các khoản thanh toán với người bán liên quan. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.1.3.2 Hình thức kế toán:
Hình thức kế toán công ty đang áp dụng hiện nay là hình thức kế toán nhật ký chứng từ (NKCT). Nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toàn này là: Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ, kế hợp giữa việc ghi theo trình tự thời gian với việc ghi theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế, kết hợp hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu phục vụ cho công tác lập báo cáo cuối tháng.
Trình tự kế toán theo hình thức kế toán” Nhật kí chứng từ” có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Bảng tổng hợp số liệu chi tiết
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Với nhu cầu sử dụng thông tin ngày càng cao để dáp ứn nhah chong được nhu cầu đó. Tại công ty Da giầy Hà Nội đang sử dụng phần mềm kế toán CADS 2005 vào trong hoạt động kế toán.
Trình từ ghi sổ kế toán trong điều kiện kế toán máy như sau:
Các báo cáo kế toán
Sổ kế toán chi tiết
Sổ kế toán tổng hợp
Chứng từ ban đầu
Nhập dữ liệu vào máy tính
Xử lý tự động theo chương trình
2.1.3.3 Hình thức tổ chức công tác kế toán:
Công ty Da giầy Hà Nội có quy mô tương đối lớn, địa bàn lại tập trung nên công ty đã sử dụng hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng Tài chính - Kế toán công ty. Còn tại các phân xưởng đều phân công người làm nhiệm vụ thống kê, tập hợp số liệu để định kỳ gửi lên phòng Tài chính - Kế toán.
Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung tỏ ra rất phù hợp và hiệu quả đối với công ty. Nó vừa tạo thuận lợi cho việc phân công và chuyên môn hoá công việc đối với cán bộ kế toán, vừa tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát và đảm bảo sự lãnh đạo tập chung, thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty.
2.1.3.4 Kỳ kế toán:
Kỳ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng là kỳ kế toán năm, niên độ kế toán của công ty trùng với năm dương lịch ( từ ngày 01/01 đến31/12).
2.1.4 phần mềm kế toán mà công ty sử dụng
Kế toán vi tính là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán nhằm biến đổi dữ liệu kế toán thành những thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin. Đó là một phần thuộc hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp, hệ thống thông tin trên máy gồm đầy đủ các yếu tố cần có của một hệ thống thông tin kế toán hiện đại.
Việc áp dụng tin học trong công tác kế toán có ý nghĩa rất lớn:
Giúp cho việc thu nhận, tính toán , xử lý và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các đối tượng sử dụng thông tin.
Giúp cho công việc lưu trữ, bảo quản dữ liệu, thông tin kế toán thuận lợi và an toàn.
Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp
Để đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của thời đại, tại công ty Da Giầy Hà Nội hiện nay đang áp dụng phần mềm kế toán CADS 2005 vào quá trình hạch toán tại doanh nghiệp. Chương trình này được thiết kế tương đối phù hợp với đặc điểm kinh doanh tại công ty.
Nội dung cuả phần mềm kế toán CADS 2005 gồm:
1. Chức năng hệ thống
2. Thiết lập hệ thống ban đầu
Tổ chức các thông tin kế toán trong CADS 2005
Xây dựng danh mục tài khoản
Xây dựng danh mục khách hàng
Xây dựng danh mục vụ việc
Xây dựng danh mục khoản mục, tiền tệ
Xây dựng danh mục công trình sản phẩm, danh mục kho hàng, nhóm vật tư hàng hoá,danh mục vật tư hàng hoá.
3. Phân loại các chứng từ kế toán và các nghiệp vụ kế toán
4. Cập nhập số dư ban đầu
5. Xử lý số liệu kế toán cuối tháng
6. Lên các báo cáo kế toán.
Các loại vạt tư hàng, dịch vụ và các tài khoản công ty sử dụng đã được mã hoá nên khi nhập dữ liệu vào máy tính, các kế toán viên chỉ cần đánh mã vật tư hàng hoá.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán viên nhập dữ liệu vào máy tính, cuối tháng chương trình sẽ in ra các bảng kê , sổ chi tiết và các báo cáo kế toán khác có liên quan.
Phần mềm kế toán CADS 2005 có giao diện như sau:
2.2: Tình hình kinh tế về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công Ty Giầy Da Hà Nội:
2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội.
2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của công tác tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm. Vì vậy công tác xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất luôn được quan tâm hàng đầu tại công ty Da Giầy Hà Nội.
Khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng nước ngoài, họ đặt mua hàng với khối lượng lớn, thành từng lô hàng. Mỗi đơn hàng có yêu cầu về số lượng, quy cách, thời gian khác nhau. Chính vì điều đó mà trong sản xuất đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty Da Giầy Hà Nội là từng đơn hàng, từng lệnh sản xuất.
Hiện nay tại công ty Da Giầy Hà Nội chi phí sản xuất được tập hợp theo 3 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.Đồng thời hạch toán chi phí sản xuất theo 2 phương pháp:
Phương pháp trực tiếp: áp dụng đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Vì các khoản chi phí này việc hạch toán ban đầu cho phép doanh nghiệp hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.
Phương pháp gián tiếp: áp dụng đối với các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất trực tiếp và hoạt động quản lý tại các phân xưởng như: Chi phí điện, nước, điện thoại, tiếp khách … tại phân xưởng.
2.2.1.2: Đối tượng tính giá thành:
Do công ty tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng nên đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành của các đơn đặt hàng hoàn thành.
Trong tháng có thể có nhiều đơn hàng, mỗi đơn hàng có yêu cầu về số lượng, quy cách kiểu dáng, chủng loại kì hạn giao hàng khác nhau. Do vậy có những đơn hàng sẽ hoàn thành ngay trong tháng và cũng có những đơn hàng kéo dài từ tháng này sang tháng khác.
Vì vậy khi có đơn hàng m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34049.doc