Để đáp ứng yêu cầu của quản trị doanh nghiệp, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu phải được thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ vật liệu và phải được tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cùng một cơ sở kế toán chứng từ.
Các chứng từ kế toán về vật liệu công cụ dụng cụ bao gồm:
- Phiếu nhập kho ( mẫu 01 - VT ),
- Phiếu xuất kho ( mẫu 02-VT )
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( mẫu 03-VT )
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức ( mẫu 04 -VT )
- Biên bản kiểm nghiệm ( mẫu 05 - VT )
- Thẻ kho ( mẫu 06 - VT )
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá ( mẫu 08 - VT )
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( mẫu 02 - VT )
- Hoá đơn cước vận chuyển ( mẫu 03 - VT )
Đối với các chứng từ kế toán thống nhất, bắt buộc phải được lập kịp thời, đầy dủ theo đúng quy định về mẫu, nội dung và phương pháp.
72 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3112 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ vật liệu và phải được tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cùng một cơ sở kế toán chứng từ.
Các chứng từ kế toán về vật liệu công cụ dụng cụ bao gồm:
- Phiếu nhập kho ( mẫu 01 - VT ),
- Phiếu xuất kho ( mẫu 02-VT )
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( mẫu 03-VT )
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức ( mẫu 04 -VT )
- Biên bản kiểm nghiệm ( mẫu 05 - VT )
- Thẻ kho ( mẫu 06 - VT )
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá ( mẫu 08 - VT )
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( mẫu 02 - VT )
- Hoá đơn cước vận chuyển ( mẫu 03 - VT )
Đối với các chứng từ kế toán thống nhất, bắt buộc phải được lập kịp thời, đầy dủ theo đúng quy định về mẫu, nội dung và phương pháp.
1.3.1.2. Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng sổ chi tiết như sau: Sổ ( thẻ ) kho (Mẫu 06 - VT); Sổ (thẻ ) kế toán chi tiết nguyên vật liệu; Sổ đối chiếu luân chuyển ; Sổ số dư....
Sổ (thẻ ) kho ( mẫu 06 - VT ) được sử dụng để theo dõi số lượng xuất - tồn của từng thứ vật liệu theo từng kho. Thẻ kho do phòng kế toán lập và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính.
Các sổ (thẻ ) kế toán chi tiết vật liệu, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư vật liệu được sử dụng để phản ánh nghiệp vụ xuất nhập tồn kho vật liệu về mặt giá trị. Ngoài các sổ kế toán chi tiết còn có thể mở thêm các bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê luỹ kế tổng hợp nhập – xuất - tồn kho vật liệu, phục vụ cho việc ghi sổ kế toán được đơn giản nhanh chóng và kịp thời.
1.3.1.3. Thủ tục chứng từ xuất nhập nguyên vật liệu
Thủ tục chứng từ cần thiết trong nghiệp vụ thu mua và nhập kho vật liệu:
Trong nghiệp vụ thu mua và nhập kho vật liệu doanh nghiệp phải có hai loại chứng từ bắt buộc là hoá đơn bán hàng (hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) và phiếu nhập kho. Hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) do người bán hàng lập, ghi rõ số lượng từng loại hàng hoá, đơn giá và số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán. Khi áp dụng thuế giá trị gia tăng thì trên hoá đơn do người bán lập vừa bao gồm tiền mua vật liệu , hàng hoá vừa bao gồm cả phần thuế giá trị gia tăng. Trong trường hợp doanh nghiệp thu mua vật liệu từ thị trường tự do thì doanh nghiệp phải lập phiếu mua hàng thay thế cho hoá đơn bán hàng.
Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng lập và ghi số lượng theo hoá đơn hoặc phiếu mua hàng, thủ kho thực hiện nghiệp vụ nhập kho và ghi số thực nhập vào sổ nhập kho. Như vậy, phiếu nhập kho là chứng từ phản ánh nghiệp vụ nhập kho đã hoàn thành.
Thủ tục chứng từ cần thiết trong nghiệp vụ xuất kho vật liệu.
Với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê thường xuyên thì khi xuất kho vật liệu phải lập phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất vật tư theo hạn mức...Sau khi xuất kho thủ kho ghi số lượng thực xuất và cùng với người nhận ký vào phiếu xuất kho.
Phiếu xuất vật tư theo hạn mức được lập trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất ổn định và đã lập được định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm. Số lượng vật tư thực xuất trong tháng do thủ kho ghi căn cứ vào hạn mức được duyệt theo yêu cầu sử dụng từng lần và số lương thực xuất từng lần.
1.3.1.4. Các phương pháp kế toán chi tiết nhập vật liệu
Hạch toán chi tiết vật liệu là việc theo dõi, ghi chép thường xuyên liên tục sự biến động nhập, xuất, tồn kho của từng chủng loại vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cả về số lượng (hiện vật) và giá trị.
Trong thực tế công tác hiện nay đang áp dụng ba phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu sau: Phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân phiên, phương pháp sổ số dư.
1.3.1.4.1. Phương pháp thẻ song song (Phụ lục 01)
- Ở kho: việc ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do kế toán lập theo mẫu quy định (mẫu 06 - VT) cho từng danh điểm nguyên vật liệu theo từng kho và phát cho thủ kho để ghi chép hằng ngày
- Ở phòng kế toán: sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu theo các chỉ tiêu giá trị và hiện vật cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho đã mở ở kho.
Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết nguyên vật liệu và đối chiếu với thẻ kho. Số lượng nguyên vật liệu trong kho trên sổ (thẻ) kế toán chi tiết phải khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho. Ngoài ra để có số liệu đối chiếu kiểm tra với kế toán tổng hợp, kế toán nguyên vật liệu phải tổng hợp số liệu từ các sổ ( thẻ) kế toán chi tiết vật liệu vào Bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn theo từng nhóm, loại vật liệu.
* Ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu.
* Nhược điểm: việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng. Mặt khác việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do đó hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán.
* Phạm vi áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp ở các doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệu, khối lượng các nghiệp vụ xuất nhập ít và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế.
1.3.1.4.2.Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển (Phụ lục 02)
- Ở kho: thủ kho cũng sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu giống như phương pháp ghi thẻ song song.
- Ở phòng kế toán: kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho dùng cho cả năm, nhưng mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển kế toán phải lập các bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất định kỳ thủ kho gửi lên. Sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi cả về chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và kế toán tổng hợp. ( Sơ đồ 1.2 )
* Ưu điểm : khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng.
* Nhược điểm: việc ghi sổ vẫn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu hiện vật, việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán cũng chỉ tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế công tác kiểm tra.
* Phạm vi áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có không nhiều nghiệp vụ nhập, xuất, không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết nguyên vật liệu do vậy không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày.
1.3.1.4.3. Phương pháp sổ số dư (Phụ lục 03)
- Ở kho: thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nhưng cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho sang sổ số dư vào cột số lượng.
- Ở phòng kế toán: kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm để ghi chép tình hình nhập, xuất. Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất kế toán lập bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất rồi từ các bảng luỹ kế lập Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho theo từng nhóm, loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị.
Cuối tháng khi nhận sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn cuối tháng do thủ kho tính ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán tính ra giá trị tồn kho để ghi vào cột số tiền trên sổ số dư. Việc kiểm tra đối chiếu được căn cứ vào cột số tiền tồn kho trên sổ số dư và Bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn ( cột số tiền) và số liệu kế toán tổng hợp.
* Ưu điểm: tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép kế toán, công việc được tiến hành đều trong tháng.
* Nhược điểm: do kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị nên muốn biết số hiện có và tình hình tăng, giảm của từng loại nguyên vật liệu về mặt hiện vật nhiều khi phải xem số liệu trên thẻ kho. Hơn nữa việc kiểm tra, phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán gặp khó khăn.
* Phạm vi áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ xuất, nhập (chứng từ nhập, xuất) nhiều, thường xuyên, có nhiều chủng loại nguyên vật liệu và với điều kiện doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để hạch toán giá nhập, xuất, đã xây dựng hệ thống danh điểm vật liệu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng.
1.3.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu:
1.3.2.1-Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Là phương pháp theo dõi phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu trên sổ kế toán.. Phương pháp kê khai thường xuyên thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn.
- Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế , có thể mở chi tiết cho từng loại, từng nhóm, thứ vật liệu tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán:
Bên nợ : Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng nguyên vật liệu trong kỳ (mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn góp, phát hiện thừa, đánh giá tăng).
Bên có : Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên vật liệu trong kỳ (xuất dùng, xuất bán, xuất góp vốn liên doanh, thiếu hụt, giảm giá dược hưởng...).
Dư nợ: Giá thực tế của vật liệu tồn kho đầu kỳ hoặc cuối kỳ
TK 152 có thể mở thành các TK cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp bao gồm:
- TK 1521 : Nguyên liệu, vật liệu chính
- TK 1522 : Vật liệu phụ
- TK 1523 : Nhiên liệu
- TK 1524 : Phụ tùng thay thế
- TK 1525 : Thiết bị XDCB
- TK 1528 : Vật liệu khác và phế liệu
- Tài khoản 151- hàng mua đang đi đường: Tài khoản này được sử dụng để theo dõi các loại nguyên vật liệu, công cụ , hàng hoá... mà các doanh nghiệp đã mua hoặc chấp nhận mua , đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho ( kể cả số đang gửi cho người bán ).
Bên nợ: Giá trị vật tư hàng hoá đang đi đường, cuối tháng chưa về hoặc đã về tới doanh nghiệp nhưng đang làm thủ tục nhập kho.
Bên có: Giá trị hàng đang đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng.
Dư nợ: Giá trị hàng đang đi đường ( đầu và cuối kỳ ).
Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan khác như: TK 133, TK 331, TK 111, TK 112, TK 141, TK128, TK222, TK 627, TK 641, TK 642.
Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên được biểu hiện qua phụ lục 04
1.3.2.2. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Là phương pháp không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất hàng tồn kho trên các tài khoản kế toán mà chỉ theo dõi, phản giá trị tồn kho đầu kỳ và giá trị còn lại cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê định kỳ hàng tồn kho. Việc xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trên các tài khoản kế toán tổng hợp không căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho mà căn cứ vào giá trị tồn kho cuối kỳ, mua nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính.
Tài khoản 611- mua hàng.
Nội dung và kết cấu của tài khoản 611 như sau:
Bên nợ : + Giá trị thực tế hàng hoá, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ
+ Giá thực tế hàng hoá, nguyên vật liệu, dụng cụ mua vào đầu kỳ
Bên có: + Giá thực tế hàng hoá, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn cuối kỳ
+Trị giá vật tư hàng hoá trả lại cho người bán hoặc được giảm giá
+ Giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất trong kỳ. Tài khoản này được mở TK cấp 2: TK 6111 “ Mua nguyên vật liệu " TK 6112 “ Mua hàng hoá
- TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu - TK này dùng để phản ánh trị giá hiện có của các loại nguyên vật liệu trong kho của doanh nghiệp.
- TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường - TK này dùng để phản ánh giá trị nguyên vật liệu đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho.
Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan khác như : TK 133, TK 111, TK 112.
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, các TK 151, 152 chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán để kết chuyển số dư đầu kỳ và cuối kỳ kế toán, để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ. Mọi biến động về nguyên vật liệu không phản ánh trên cácTK151,152. Giá trị nguyên vật liệu mua vào nhập kho trong kỳ được theo dõi trên TK 611“Mua hàng”.
Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ được biểu hiện qua phụ lục 05
1.4. SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU THEO CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN:
Hiện nay các doanh nghiệp có thể áp dụng 04 hình thức kế toán là: Nhật ký – Sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ và Nhật ký chung.
Trong khuôn khổ luận văn để phù hợp với phần thực trạng, em chỉ xin trìn bầy hình thức kế toán Nhật ký chứng từ (Phụ lục 06 và phụ lục 10)
Nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ là:
- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nó.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Dệt Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có qui mô lớn, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lâp, có tài khoản và con dấu, bao gồm tài khoản tiền Việt và tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng, ngân hàng Ngoại Thương, ngân hàng Indouna Bank. Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ trong nước và xuất khẩu, chẳng hạn: hàng sợi, dệt kim, khăn, vải bò, dệt thoi v..v…
* Trụ sở chính của công ty: Số 1 Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội
* Số điện thoại: 844-8624619/ 8621023
* Số Fax: 844-8622334
* Email: hanosimex.com.vn
* Ngày 7/4/1978: Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX (Cộng hoà liên bang Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng nhà máy sợi. Tháng 12/1979: Khởi công xây dựng nhà máy. Tháng 11/1982: Lắp đặt thiết bị máy móc. Ngày 21/11/1984: Chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý điều hành (gọi là nhà máy sợi Hà Nội). Tháng 12/1989: Đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số 1.
Tháng 6/1990: Đưa dây chuyền vào sản xuất. Tháng 8/1990: Bộ kinh tế đối ngoại cho phép nhà máy được kinh doanh nhập khẩu trực tiếp.
Tháng 4/1991: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt động nhà máy Sợi Hà Nội thành xí nghiệp Liên hiệp Sợi – Dệt kim Hà Nội (QĐ - CNN – TCLĐ ngày 30/4/1991).
Tháng 6/1993: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập nhà máy sợi Vinh (tỉnh Nghệ An) vào xí nghiệp Liên hợp.
Tháng 3/1994: Đưa dây chuyền dệt kim số II vào sản xuất. Ngày 19/5/1994: Khánh thành nhà máy Dệt kim (cả 2 dây chuyền I và II).
Tháng 1/1995: Khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ. Tháng 3/1995: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập công ty Dệt Hà Đông vào xí nghiệp Liên Hợp.
Ngày 19/6/1995: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi xí nghiệp Liên hợp thành công ty Dệt may Hà Nội (QĐ - 840 – TCLĐ ngày 19/6/1995). Ngày 2/9/1995: Khánh thành nhà máy thêu Đông Mỹ.
Ngày 28/2/2000: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên thành công ty Dệt may Hà Nội với tên giao dịch viết tắt là: HANOSIMEX ( QĐ 103 – HĐQT ngày 28/2/2000).
Như vậy với bề dày lịch sử hơn 20 năm qua vừa tổ chức, vừa xây dựng và phát triển, công ty Dệt may Hà Nội đã liên tục phấn đấu vượt khó khăn, cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường đã từng bước khẳng định mình để tồn tại và kinh doanh, không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng khá và có bước đi vững chắc là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam.
2.1.2.Đặc điểm tổ chức quản lý SXKD tại công ty Dệt may Hà Nội
2.1.2.1. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
Với trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực cao, đội ngũ công nhân lành nghề luôn được tự đào tạo và đào tạo lại. Đây chính là thuận lợi lớn giúp cho công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao, được tặng nhiều huy chương vàng và bằng khen tại các hội chợ triển lãm kinh tế. Các sản phẩm của công ty, đặc biệt là các sản phẩm dệt kim có chất lượng cao, được xuất đi nhiều nước trên thế giới và đã được chấp nhận ở những thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực EC, CHLB Đức, Italia, Pháp, SNG, Mỹ. ..và được các khách hàng trong nước mến mộ.
Công ty Dệt Hà Nội là một trong những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nề nếp trong Bộ Công nghiệp nhẹ, luôn mở rộng hình thức kinh doanh mua bán, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác với các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư trang thiết bị hịên đại, khoa học công nghệ mới. Lãnh đạo Doanh nghiệp là những nhà kinh doanh có năng lực, năng động và nhạy bén, luôn tìm mọi biện pháp huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, phục vụ tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh với mục tiêu đề ra lợi nhuận của năm nay cao hơn năm trước. Công ty luôn chấp hành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
Chênh lệch
2004
2005
Giá trị
Tỷ lệ
1
Tổng giá trị SXCN
Triệu đồng
923.200
1.055.218
132.018
14.30%
2
Tổng doanh thu
Triệu đồng
967.020
1.076.293
109.273
11,30%
3
Lợi nhuận trớc thuế
Triệu đồng
12.500
39.125
26.625
213.00%
4
Các khoản nộp ngân sách
Triệu đồng
6.327
9.427
3.100
49,00%
5
Số CBCNV
người
5.672
5.711
39
0.69%
6
Thu nhập bình quân
CBCNV/người/tháng
1000 đồng
1.022
1.107
85
8,32%
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy:
Tổng giá trị SXCN của công ty năm 2005 so với năm 2004 đã tăng 132.018 triệu với tỷ lệ tăng 14.30%.Tổng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 109.273 với tỷ lệ 11.30%. Điều này có được là do công ty đã áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, chú trọng đào tạo nhân lực và có chính sách quản lý phù hợp với xu hướng kinh tế chung hiện nay.
Cùng với doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng tăng ổn định theo từng năm (cụ thể như bảng trên). Mức thu nhập của công nhân viên cũng được cải thiện. Đây chính là động lực thúc đẩy sự sáng tạo của công nhân viên, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dệt may Hà Nội.
2.1.2.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất
Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty được quyết định bởi qui mô sản xuất kinh doanh lớn, đa dạng về chủng loại sản phẩm cùng độ rộng khắp cuả thị trường tiêu thụ. Nhiệm vụ của công ty được thực hiện thông qua các nhà máy thành viên :
- Nhà máy Sợi 1: Qui mô 6500 cọc sợi, sản lượng 4000 tấn/năm, sản phẩm chủ yếu là sợi Peco và Cotton các loại, có chỉ số Ne 60, Ne 45, Ne 46, Ne30, dây chuyền sợi xe sản lượng 300 tấn/năm.
- Nhà máy Sợi 2: Qui mô 3500 cọc sợi, sản lượng 4000 tấn/năm, sản phẩm chủ yếu là sợi Cotton các loại, có dây chuyền sợi xe với sản lượng 350 tấn/năm.
- Nhà máy Dệt nhuộm gồm các phân xưởng Dệt và Nhuộm
- Nhà máy May : gồm hai phân xưởng May1 và May2, bộ phận in, thêu. Hai nhà máy kết hợp với nhau để từ sợi sản xuất ra vải, quần áo dệt kim các loại: T shirt, PL shirt, Hineck với sản lượng 4,5 triệu sản phẩm /năm.
- Nhà máy Sợi Vinh : Qui mô 2500 cọc sợi, sản lượng 2000 tấn/năm, sản phẩm chủ yếu là các loại sợi, ngoài ra còn có các sản phẩm may.
- Nhà máy Dệt Hà Đông : Sử dụng nguyên liệu sợi 600 tấn/năm, chuyên sản xuất khăn mặt, khăn các loại.
- Nhà máy May Thêu Đông Mỹ: Sử dụng khoảng 5000 tấn sợi/năm cho ra sản phẩm dệt kim các loại, sản lượng 1,2 triệu sản phẩm /năm.
Ngoài ra còn có hai nhà máy phục vụ cho sản xuất: nhà máy Động lực, nhà máy Cơ điện.
2.1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất của mặt hàng chủ yếu trong đơn vị (phụ lục 07)
Toàn bộ quy trình sản xuất được chia ra nhiều giai đoạn công nghệ. Nguyên vật liệu chính được chế biến một cách liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối theo một trình tự nhất định. Quá trình sản xuất diễn ra liên tục, có sản phẩm dở dang, thành phẩm của công đoạn này vừa có thể xuất bán vừa có thể là nguyên liệu của công đoạn sau. Điều này ảnh hưởng và chi phối đến công tác hạch toán của đơn vị.
Thành phẩm của công ty là các loại sợi, hàng dệt kim, dệt thoi. Các sản phẩm này được thực hiện bằng các dây chuyền công nghệ khép kín, dây chuyền kéo sợi, dây chuyền dệt kim, dây chuyền dệt thoi.
2.1.2.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty (phụ lục 08)
- Tổng giám đốc công ty do Tổng công ty Dệt may Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Tổng giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty, đồng thời là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật.
- Giúp việc cho tổng giám đốc là 3 phó tổng giám đốc điều hành của công ty theo sự phân công của tổng giám đốc, đồng thời là cán bộ tham mưu cao nhất cho tổng giám đốc trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh.
* Các phòng chức năng có:
- Phòng kinh doanh: Phòng căn cứ vào tình hình thực hiện sản xuất và dự trữ để lập kế hoạch mua nguyên vật liệu và trực tiếp mua vật tư theo kế hoạch cung cấp. Phòng kinh doanh sẽ ký kết hợp đồng với bên bán vật tư.
- Phòng xuất nhập khẩu: Phụ trách việc xuất khẩu sản phẩm của công ty sang các nước khác, đồng thời chịu trách nhiệm nhập dây chuyền công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới bao gồm máy móc thiết bị, phụ tùng và các nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho sản xuất cũng như các hoạt động khác của Công ty.
- Phòng điều hành sản xuất: Đứng đầu mỗi xí nghiệp là giám đốc. Các giám đốc này chịu sự chỉ đạo của cấp trên, chịu trách nhiệm quản lý sản xuất, bảo toàn, phát triển nguồn vốn, tài sản và các nguồn lực khác do công ty giao.
- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo công ty trong lĩnh vực tổ chức quản lý lao động và các công việc hành chính, văn thư.
- Phòng kế toán tài chính: có chức năng nhiệm vụ hạch toán các chi phí sản xuất kinh doanh; Báo cáo tình hình tài chính của công ty với các cơ quan chức năng. Đồng thời có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính của công ty, xác định nhu cầu vốn, tình hình hiện có và sự biến động của các loại tài sản trong công ty.
- Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng (KCS): Có chức năng kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đưa vào sản xuất hàng loạt và trước khi tiêu thụ
- Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản và an ninh chung của Công ty.
- Các xí ngiệp sản xuất: Là nơi trực tiếp sản xuất ra các loại sản phẩm. Đứng đầu mỗi xí nghiệp là giám đốc. Các giám đốc này chịu sự chỉ đạo của cấp trên, chịu trách nhiệm quản lý sản xuất, bảo toàn, phát triển nguồn vốn, tài sản và các nguồn lực khác do công ty giao.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Dệt may Hà Nội
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (phụ lục 09)
Phòng kế toán tài chính gồm 20 người: Kế toán trưởng, 2 phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, 16 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ nhiệm vụ được phân công như sau:
- Kế toán trưởng: là người trực tiếp phụ trách phòng tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý tài chính cấp trên và tổng giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của công ty, có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ phòng kế toán tài chính theo hoạt động chức năng chuyên môn kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn trong toàn công ty theo đúng chế độ tài chính mà Nhà nước ban hành.
- Phó phòng kế toán tài chính (kiêm kế toán tổng hợp). Có nhiệm vụ hàng tháng căn cứ vào nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ (do kế toán vật liệu, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành... chuyển lên) để vào sổ tổng hợp cân đối theo dõi các tài khoản, lập bảng cân đối kế toán sau đó vào sổ cái các tài khoản có liên quan. Lập báo cáo tài chính theo qui định của Nhà nước.
- Kế toán nguyên vật liệu: Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, vật liệu công cụ dụng cụ để vào sổ chi tiết vật tư, cuối tháng tổng hợp lên sổ tổng hợp xuất, lập bảng kê số 3- bảng kê tính giá thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ và từ các hoá đơn, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán để vào sổ chi tiết thanh toán với người bán, lên nhật ký chứng từ số 5.
-Kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản: tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định, tình hình mua bán và thanh lý tài sản cố định.
- Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ căn cứ vào các bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp do tổ nghiệp vụ dưới các nhà máy chuyển lên để lập các bảng tổng hợp thanh toán lương cho các nhà máy, các phòng ban chức năng, lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may Hà Nội.docx