Luận văn Tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước về xây dựng

 

 

MỤC LỤC

Mở đầu Trang

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Kết cấu luận văn 7

 

CHƯƠNG I

Một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán và kiểm toán nội bộ

1.1 Một số vấn đề chung về kiểm toán 8

1.2.1 Khái niệm kiểm toán 8

1.1.2 Chức năng của kiểm toán 10

1.1.3 Đối tượng của kiểm toán 11

1.1.4 Phân loại kiểm toán 15

1.1.4.1 Phân loại kiểm toán theo mục đích của kiểm toán 15

1.1.4.2 Một số cách phân loại khác 17

1.1.5 Khái quát chuẩn mực quốc tế về kiểm toán và chứng thực 18

1.1.5.1 Hiệp hội kế toán quốc tế 18

1.1.5.2 Cơ cấu hệ thống chuẩn mực của ban chuẩn mực chứng thực và kiểm toán quốc tế 20

1.2 Một số khái niệm về kiểm toán nội bộ 21

1.2.1 Sự hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ 21

1.2.2 Khái niệm kiểm toán nội bộ 22

1.2.3 Mục đích, yêu cầu của kiểm toán nội bộ 23

1.2.4 Chức năng của kiểm toán nội bộ 23

1.2.5 Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ 24

1.2.6 Quyền hạn của kiểm toán nội bộ 27

1.2.7 Vị trí, ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán nội bộ 27

1.2.8 Các chuẩn mực nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ 29

1.2.8.1 Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức 29

1.2.8.2 Kiến thức, kỹ năng, kỷ luật 29

1.2.8.3 Quan hệ cá nhân, trao đổi ý kiến 30

1.2.8.4 Học tập không ngừng 30

1.2.8.5 Thận trọng nghề nghiệp 31

1.2.9 Tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ 32

1.2.9.1 Nguyên tắc, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 32

1.2.9.2 Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 34

1.2.9.3 Tuyển chọn, huấn luyện và phát triển đội ngũ kiểm toán viên nội bộ 39

1.2.9.4 Quy trình một cuộc kiểm toán nội bộ 44

1.2.10 Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nội bộ trên thế giới. 51

1.2.11 Chuẩn mực nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ tại Hoa Kỳ. 52

1.2.12 Những đặc điểm của quá trình đầu tư xây dựng ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ 57

1.2.13 Những đặc trưng cơ bản của quá trình kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng 59

CHƯƠNG II

Thực trạng kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước về xây dựng

2.1 Thực trạng thực hiện kiểm toán nội bộ ở Việt Nam hiện nay 61

2.1.1 Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ 61

2.1.2 Một số mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 62

 

2.2 Sự cần thiết phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế phát triển của nền kinh tế 72

2.2.1 Xu hướng hội nhập nền kinh tế quốc dân 72

2.2.2 Những yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng mới 74

2.2.3 Các văn bản, chế định liên quan đến việc tổ chức hoạt động của kiểm toán nội bộ tại Việt Nam 76

2.3 Nhận xét về thực trạng thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng 84

CHƯƠNG III

Tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam

3.1 Các tiêu chuẩn để thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ 88

3.1.1 Quy mô của doanh nghiệp 88

3.1.2 Phạm vi hoạt động hay sự phân tán về địa lý 89

3.1.3 Mức độ phân cấp quản lý trong đơn vị 90

3.1.4 Năng lực trình độ của nhân viên 90

3.1.5 Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 91

3.1.6 Các tiêu chuẩn khác 91

3.2 Các nguyên tắc về tổ chức bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp xây dựng 92

3.2.1 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật 92

3.2.2 Nguyên tắc hoạt động độc lập 94

3.2.3 Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của đơn vị 95

3.2.4 Nguyên tắc hiệu quả trong hoạt động kiểm toán nội bộ 97

3.3 Tổ chức kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp xây dựng 98

3.3.1 Xây dựng mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ 98

3.3.2 Hình thức phân cấp hoạt động và quy chế hoạt động cho bộ phận kiểm toán nội bộ 108

3.3.3 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và mối liên hệ trong hệ thống của kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty xây dựng 111

3.3.3.1 Chức năng của bộ máy kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty xây dựng. 111

3.3.3.2 Quyền hạn của kiểm toán nội bộ trong tổng công ty xây dựng 112

3.3.3.3 Nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty xây dựng 114

3.3.3.4 Phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty xây dựng 115

3.3.3.5 Xây dựng các mối liên hệ trong hệ thống kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty xây dựng Việt Nam 116

3.3.4 Nội dung, trình tự và phương pháp kiểm toán của bộ phận kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp xây dựng 121

3.3.4.1 Nội dung công việc của kiểm toán nội bộ 121

3.3.4.2 Trình tự các bước công việc của một cuộc kiểm toán nội bộ 124

3.4 Một số giải pháp để phát triển kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước nói chung và trong các doanh nghiệp xây dựng nói riêng 130

3.4.1 Về phía Nhà nước 131

3.4.2 Về phía các doanh nghiệp 136

3.4.3 Về phía các doanh nghiệp xây dựng 139

Kết luận 143

Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước về xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược sử dụng để đảm bảo an toàn cho các tài sản để tránh các mất mát khác nhau như ăn trộm hoặc hỏa hoạn.... Mặt khác, kiểm toán viên nội bộ cần có những kiến nghị cho nhà quản lý để phòng ngừa các hành vi bất hợp pháp xâm phạm tài sản của đơn vị, tổ chức. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ, xem xét hệ thống kế toán hoạt động có hiệu quả và bảo đảm độ tin cậy hay không, đồng thời qua đó đưa ra các kiến nghị cũng như các giải pháp để hoàn thiện hệ thống đó. Thứ năm: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của các nguồn lực. Kiểm toán viên nội bộ phải đánh giá chất lượng thực hiện các nhiệm vụ được giao. Việc thực hiện này liên quan đến các nhóm hay các nhân viên của đơn vị. ở đây kiểm toán nội bộ không chỉ quan tâm tới việc các nhóm hay các nhân viên thực hiện công việc của họ có mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp hay không? Do các công việc (đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật) rất đa dạng trong một tổ chức kinh tế nên để hoàn thành được nhiệm vụ trên, bộ phận kiểm toán phải tuyển chọn được những người có trình độ nghiệp vụ tương xứng. Thứ sáu: Thẩm tra các thủ tục kiểm soát để xác định tính thích hợp và ưu việt của nó. Kiểm tra tính hiệu quả và tính pháp lý của quy chế kiểm soát nội bộ, đồng thời có kiến nghị hoàn thiện các quy chế này. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ đồng thời kiểm toán nội bộ phải thực hiện việc giám sát thực hiện các quy chế kiểm soát nội bộ đã đề ra, qua đó phát hiện những điểm chưa hợp lý để tham gia hoàn thiện chúng. Mục đích của việc thẩm tra tính thích hợp của kiểm toán nội bộ để khẳng định rằng hệ thống kiểm toán nội bộ vận hành đều đặn và có hiệu quả, đáp ứng mọi mục tiêu đã định trước. Việc thẩm tra sẽ phơi bày mọi hành vi gian lận, không bình thường và gây lãng phí với bản chất lặp đi lặp lại nhằm ngăn chặn và giảm thiểu chúng. Thứ bảy: Các nhiệm vụ đặc biệt khác. Ngoài các nhiệm vụ chính trên, kiểm toán nội bộ có thể được giao bất cứ nhiệm vụ gì mà có ích cho Ban Giám đốc chẳng hạn như: điều tra về cá nhân, đại diện cho Ban giám đốc hoặc giám sát trong các thoả thuận, tham gia vào các chương trình đào tạo đơn vị. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên, kiểm toán nội bộ có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ kế toánvà các cán bộ nghiệp vụ khác có liên quan, đề xuất các quyết định quản lý, xử lý về tài chính kế toán và các nội dung xử lý khác. Quyền hạn của kiểm toán nội bộ Được quyền yêu cầu cung cấp tài liệu và thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ. Trường hợp cần thiết có quyền yêu cầu sự hỗ trợ về chuyên môn và nhân sự của các bộ phận chức năng. Kiến nghị mang tính chất xây dựng đối với các cấp lãnh đạo, các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp. Có quyền bảo lưu ý kiến có liên quan đến kết quả kiểm toán. Vị trí, ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán nội bộ. Xét về vị trí của kiểm toán nội bộ trong cơ cấu tổ chức: Trong sơ đồ quản lý doanh nghiệp, trách nhiệm và nhiệm vụ càng lớn thì vị trí càng cao. Do tính chất đặc thù của hoạt động kiểm toán, đảm bảo tính khách quan trong công việc, bộ phận kiểm toán nội bộ cần được tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của (Tổng) Giám đốc hoặc HĐQT của doanh nghiệp. ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán nội bộ: Kiểm toán nội bộ là một hoạt động nội kiểm sinh ra từ nhu cầu quản lý, nên trước hết hoạt động này có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với các nhà quản lý. Thực vậy, kể từ khi chính thức ra đời đến nay có sự lớn mạnh nhanh chóng trong việc áp dụng kiểm toán nội bộ vào công việc quản trị Doanh nghiệp. Các đơn vị kinh tế cơ sở phát hiện ra rằng hệ thống kiểm toán nội bộ là phương tiện quản lý hiệu quả và ngày nay nó đã tìm được chỗ đứng vững chắc trong các cơ quan Chính phủ, các đơn vị sản xuất kinh doanh lớn nhỏ trên toàn cầu. Đối với các kiểm toán viên độc lập: Họ thừa nhận kiểm toán nội bộ là công cụ quản lý hiệu quả và là sự bổ sung cần thiết cho công việc ngoại kiểm nên luôn khuyến khích khách hàng của mình thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ. Trong hệ thống kiểm tra tài chính Nhà nước, hệ thống kiểm toán nội bộ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế Nhà nước giữ vai trò hết sức quan trọng. Do kiểm toán nội bộ được đặt tại các đơn vị cơ sở nên giúp sớm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế, tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý; hoàn thiện và đổi mới phong cách làm việc tại các cơ quan, đơn vị. Về mặt lý thuyết, kiểm toán nội bộ là lực lượng độc lập trong đơn vị được lập ra để kiểm tra và đánh giá những hoạt động của đơn vị và các thành viên khác trong đơn vị đó. Trong những đơn vị nhỏ, chức năng kiểm toán nội bộ thuộc về một phần của vai trò quản lý và được người chủ sở hữu hoặc người quản lý trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên, các hoạt động cụ thể tại các đơn vị rất đa dạng và phức tạp, hệ thống kiểm tra đã thiết lập từ trước khó đem lại cho ông chủ và các nhà quản lý cấp cao cái nhìn quán xuyến đối với hoạt động đã và đang diễn ra. Những quy tắc định ra có được tuân thủ hay không? Tài sản có được bảo vệ nguyên vẹn hay không? Công nhân viên làm việc có hiệu năng không? Những câu trả lời này phải giao cho một người hoặc một số người chịu trách nhiệm kiểm tra và đánh giá các hoạt động, sau đó báo cáo lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý. Kiểm toán viên nội bộ là người đảm nhận công việc này. Tóm lại kiểm toán nội bộ hoạt động đúng với chức năng của mình sẽ có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với Doanh nghiệp mà trước hết là cho những nhà quản lý. Các chuẩn mực nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ. Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức Kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Kiểm toán viên phải là người trung thực và có lương tâm nghề nghiệp, trong sáng, công minh và không được phép để cho những định kiến thiên lệch lấn át tính khách quan trong quá trình kiểm toán. Kiểm toán viên phải có thái độ vô tư, không bị những lợi ích vật chất chi phối. Kiểm toán viên phải tự điều chỉnh cho phù hợp với uy tín của ngành nghề, uy tính bản thân của công ty, phải kiềm chế những cá tính có thể làm hại cho uy tín nghề nghiệp. Kiểm toán viên phải có đức tính thận trọng, chu đáo trong tiến hành kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên không được đưa ra kết luận hoặc quyết định thiếu căn cứ hoặc bằng chứng không rõ ràng. Luôn luôn phải đánh giá các bằng chứng thu thập một cách cẩn thận, chu đáo, kỹ lưỡng. Kiến thức, kỹ năng và kỷ luật Kiểm toán viên nội bộ phải có kiến thức, kỹ năng và kỷ luật cần thiết để thực hiện công việc kiểm toán. Mỗi một kiểm toán viên nội bộ phải có kiến thức kỹ năng sau đây: Sự tinh thông nghiệp vụ trong việc áp dụng các chuẩn mực, thủ tục và kỹ thuật kiểm toán nội bộ là điều cần có để thực hiện các cuộc kiểm toán. Tinh thông nguyên tắc và nghiệp vụ kế toán là yêu cầu phải có đối với kiểm toán viên nội bộ làm việc có tính bao quát với sổ sách và báo cáo tài chính. Yêu cầu có hiểu biết nguyên tắc quản lý để nhận thức và đánh giá thực chất và tầm quan trọng của những sai lệch trong thực tế kinh doanh. Hiểu biết và tầm quan trọng của những sai lệch trong thực tế kinh doanh. Hiểu biết tức là có khả năng áp dụng kiến thức rộng vào những tình huống có thể gặp, nhận thức những chỗ sai lệch quan trọng và có thể tiến hành nghiên cứu cần thiết để có được những giải pháp hợp lý. Yêu cầu nhận thức rõ những nguyên tắc cơ bản của các vấn đề kế toán, kinh tế luật thương mại, hệ thống thuế, tài chính, các phương pháp định lượng và hệ thống thông tin được chương trình hoá. Sự nhận thức rõ nghĩa là có khả năng nhận thức các vấn đề hiện tại hoặc những vấn đề tiềm ẩn để quyết định sự nghiên cứu tiếp theo để thực hiện hoặc sự hỗ trợ nhận được. Quan hệ cá nhân và trao đổi ý kiến Kiểm toán viên nội bộ phải khéo ứng xử khi tiếp xúc với các cá nhân khác và khi trao đổi ý kiến có hiệu quả. Kiểm toán viên nội bộ phải nắm vững quan hệ cá nhân và duy trì mối quan hệ thoả đáng với những bộ phận được kiểm toán. Kiểm toán nội bộ phải khéo ứng xử trao đổi ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản để có thể truyền đạt rõ ràng và có hiệu quả những vấn đề như: mục tiêu kiểm toán, đánh giá, kết luận và kiến nghị. Học tập không ngừng Kiểm toán viên nội bộ phải duy trì trình độ thông thạo của mình thông qua việc không ngừng học tập. Kiểm toán viên nội bộ phải có trách nhiệm học tập không ngừng học tập để duy trì trình độ thành thạo của mình. Họ phải hiểu biết được những cải tiến, những phát triển mới trong chuẩn mực, thủ tục và kỹ thuật kiểm toán nội bộ. Học tập không ngừng nhờ vào tư cách hội viên tham gia các hội nghề nghiệp, tham gia các buổi diễn thuyết, hội thảo, các lớp học nghiệp vụ, các chương trình tự huấn luyện và tham gia các công trình nghiên cứu khoa học. Thận trọng nghề nghiệp Kiểm toán viên nội bộ phải rèn luyện tính thận trọng nghề nghiệp đúng mực trong khi thực hiện kiểm toán nội bộ. Tính thận trọng nghề nghiệp đúng mực đòi hỏi vận dụng tính cẩn trọng và kỹ năng cần có của một kiểm toán viên độc lập có trình độ và thận trọng hợp lý trong những tình huống như nhau hoặc tương tự. Do đó tính thận trọng nghề nghiệp phải thích ứng với sự phức tạp của nhiệm vụ kiểm toán cần thực hiện. Trong việc rèn luyện tính thận trọng nghề nghiệp đúng mực, kiểm toán viên nội bộ phải đề phòng khả năng xảy ra những hành động sai trái nhầm lẫn và bỏ sót, kém hiệu suất lãng phí, và những mâu thuẫn quyền lợi. Họ cũng phải đề phòng những điều kiện và những hoạt động mà sự bất hợp lệ có thể xảy ra. Họ còn phải xác định các trường hợp kiểm tra không đầy đủ và kiến nghị những tiền đề thúc đẩy việc tuân theo các thủ tục và những cách làm tốt đã được chấp nhận. Tính thận trọng hàm ý cả tính thận trọng hợp lý và tài năng, không phải là cái gì tuyệt đối hay là thành tích phi thường. Tính thận trọng đúng mực đòi hỏi kiểm toán viên tiến hành xem xét đối chiếu trong phạm vi hợp lý mà không đòi hỏi kiểm toán tỉ mỉ tất cả các nghiệp vụ. Vì vậy, kiểm toán viên nội bộ không thể đảm bảo tuyệt đối là không có sự bất tuân thủ và bất hợp lệ. Tuy nhiên khả năng có sự bất tuân thủ hay bất hợp lệ cụ thể phải được lưu ý khi kiểm toán viên nội bộ nhận nhiệm vụ kiểm toán nội bộ. Khi kiểm toán viên nội bộ nghi ngờ có hành động sai trái phải báo cho cấp lãnh đạo hữu quan trọng tổ chức biết. Khi đó, kiểm toán viên nội bộ có thể khuyến khích những điều tra nào là cần thiết trong hoàn cảnh này. Sau đó, kiểm toán viên phải theo dõi thực hiện để thấy rằng bộ phận kiểm toán nội bộ đã hoàn thành trách nhiệm. Rèn luyện tính thận trọng nghề nghiệp có nghĩa là sử dụng sự khéo ứng xử và nhận định kiểm toán hợp lý khi thực hiện kiểm toán. Để đạt được như vậy, kiểm toán viên nội bộ cần lưu ý: Mở rộng công việc kiểm toán cần thiết nhằm vào các mục tiêu kiểm toán. Tầm quan trọng liên quan hoặc ý nghĩa của các vấn đề mà các thủ tục kiểm toán được áp dụng. Tính đầy đủ và hiệu quả của kiểm soát nội bộ. Chi phí kiểm toán so với lợi ích có thể mang lại. Thận trọng nghề nghiệp đúng mực gồm việc tiến hành đánh giá các chuẩn mực tác nghiệp đã thiết lập và tiến hành xác định xem các chuẩn mực đó có được chấp nhận và đáp ứng không. Nếu những chuẩn mực đó còn mơ hồ, phải đưa ra sự giải thích đáng tin cậy. Nếu kiểm toán nội bộ phải giải thích hay lựa chọn các chuẩn mực tác nghiệp thì phải thảo luận với các bộ phận được kiểm toán về những chuẩn mực cần thiết cho việc đánh giá các thành tích nghiệp vụ. Tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ 1.2.9.1 Nguyên tắc, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ. Bộ máy kiểm toán bao gồm con người và các phương tiện chứa đựng các yếu tố cấu thành của kiểm toán để thực hiện chức năng của kiểm toán. Tổ chức bộ máy kiểm toán chính là việc tạo ra các mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành kiểm toán, giữa các phân hệ trong hệ thống kiểm toán và chính giữa bản thân của hệ thống kiểm toán với các yếu tố khác trong môi trường hoạt động của kiểm toán. Chính từ việc tổ chức bộ máy kiểm toán mà các mối liên hệ được duy trì đảm bảo cho hệ thống thực hiện tốt chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ phải đảm bảo: Tính khoa học: Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ phải phù hợp với nguyên lý chung của lý thuyết kiểm toán. Tùy theo đặc điểm tổ chức của doanh nghiệp là tổ chức theo phương pháp chức năng hay trực tuyến tham mưu mà đưa ra mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ cho phù hợp. Tính nghệ thuật: Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ phải chú ý tới nhân tố con người. Trong sơ đồ tổ chức bộ máy kiểm toán cần phải phân công rõ ràng chức năng và nhiệm vụ của mỗi kiểm toán viên nhằm đạt hiệu quả và hiệu suất cao. Phải bảo đảm đủ về số lượng nhân viên trong bộ phận kiểm toán cũng là một vấn đề quan trọng. Số lượng nhân viên kiểm toán có thể được xác định qua công thức sau: Số lượng nhân viên KTNB = Trong đó: + ai: Thời gian cần thiết để tiến hành kiểm toán một hoạt động hoặc một bộ phần của doanh nghiệp bao gồm cả thời gian kiểm toán dự tính, thời gian đi lại nếu có. + t: Tần suất kiểm toán các bộ phận hoặc các hoạt động tương ứng/năm. + b: Thời gian dự kiến phát sinh cho các hoạt động đào tạo, nghỉ phép, hội họp....... + k: Thời gian làm việc trung bình của một kiểm toán viên /năm. + n: Tổng số bộ phận hoặc hoạt động cần được kiểm toán. Điều quan trọng trong tổ chức kiểm toán nội bộ là phải xác định quy mô của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thực sự cần bộ máy kiểm toán nội bộ hay không, quy mô của doanh nghiệp như thế thì bộ máy kiểm toán nội bộ nên có quy mô như thế nào thì thích hợp... Tùy theo cơ cấu của doanh nghiệp như thế nào mà tổ chức kiểm toán nội bộ cho phù hợp sao cho đem lại hiệu quả cao nhất, tốn chi phí ít nhất. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ thích ứng với từng bộ phận kiểm toán. Hệ hống bộ máy kiểm toán nội bộ bao gồm các mối liên hệ trong và ngoài khác nhau và phải phù hợp với nguyên lý chung của lý thuyết tổ chức và quy luật biện chứng về mối liên hệ. Để tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ thì cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Phải xác định kiểu mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Xác định kiểu liên hệ trong từng mô hình. Xây dựng mối liên hệ giữa các yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống kiểm toán nội bộ với kiểm toán viên. Đó là những nguyên tắc và nhiệm vụ cần phải tuân thủ khi tiến hành tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ. 1.2.9.2 Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ Bộ máy kiểm toán nội bộ là hệ thống tổ chức của các kiểm toán viên do đơn vị tự lập ra theo yêu cầu quản trị nội bộ và thực hiện nền nếp, kỷ cương quản lý. Để tổ chức và quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ, trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị phải cử ra những người phụ trách công việc này. ở các nước có nền kinh tế phát triển, thường ở các Bộ, ngành có Uỷ ban kiểm toán nội bộ. Uỷ ban kiểm toán nội bộ được lập trong các Bộ, ngành thường do các quan chức cấp cao phụ trách còn trong các doanh nghiệp do các thành viên Hội đồng quản trị trực tiếp lãnh đạo. Theo yêu cầu đó, thông thường một Uỷ ban kiểm toán được lập ra do một tập thể thường bao gồm ba thành viên Hội đồng quản trị phụ trách. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng quản trị có thể quyết định thuê các chuyên gia kiểm toán tham gia hoặc tư vấn cho Uỷ ban. Uỷ ban kiểm toán nội bộ vừa có trách nhiệm xây dựng và tổ chức hoạt động cho bộ máy kiểm toán nội bộ (nội kiểm), vừa có trách nhiệm tạo lập mối quan hệ với chủ thể kiểm toán bên ngoài (ngoại kiểm). Trong trường hợp không có Hội đồng quản trị, chủ đầu tư hoặc người được uỷ quyền sẽ chỉ đạo công tác kiểm toán. Tất nhiên, Uỷ ban kiểm toán hoặc người phụ trách chỉ có chức năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện công việc kiểm toán. Người thực hiện kiểm toán nội bộ là những kiểm toán viên khônng chuyên nghiệp trong đơn vị hoặc chuyên gia (giám định viên kế toán) từ bên ngoài. Từ đó, có thể có hai loại hình tổ chức kiểm toán nội bộ cơ bản là Hội đồng nội kiểm (hay bộ phận kiểm toán nội bộ) và Hội đồng các Giám định viên kế toán (hoặc Giám sát viên Nhà nước). Hội đồng nội kiểm hay bộ phận kiểm toán nội bộ là mô hình phổ biến đặc biệt ở các nước Bắc Mỹ. Thành viên của bộ phận này là các kiểm toán viên nội bộ. Số lượng và cơ cấu các thành viên tuỳ thuộc vào quy mô của đơn vị, vào nhiệm vụ kiểm toán nội bộ cụ thể trong từng thời kỳ. Hội đồng có nhiệm vụ thực hiện tất cả các công việc do Uỷ ban kiểm toán giao cho kể cả việc xây dựng hoặc hoàn thiện quy chế kiểm toán nội bộ (nếu có), tổ chức thực hiện đều đặn và có hiệu lực quy chế đã ban hành và cả công việc đột xuất khác. Mô hình này có nhiều ưu điểm và rất thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để phát huy tính ưu việt này là chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên. Hội đồng giám định viên kế toán (hoặc Giám sát viên Nhà nước) là mô hình ứng dụng phổ biến ở các xí nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong trường hợp này, người thực hiện công việc kiểm toán có thể là kiểm toán viên chuyên nghiệp (hành nghề) thậm chí ở một số nước Tây Âu, kiểm toán viên Nhà nước trong các xí nghiệp công và doanh nghiệp Nhà nước được biên chế trong bộ máy kiểm toán Nhà nước. Mô hình này rất phù hợp với các xí nghiệp công, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ không cần thiết biên chế kiểm toán viên nội bộ. Nó cũng thích hợp với các tổ chức kinh tế Nhà nước do tính độc lập của kiểm toán viên bên ngoài trong kiểm toán nội bộ doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho công việc của kiểm toán Nhà nước va phát huy được thế mạnh nghề nghiệp của các chuyên gia giỏi bên ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp này chi phí kiểm toán thường cao do phải thuê nhân viên và do đòi hỏi số lượng nhân viên phải lớn. Mặt khác, do công việc kiểm toán nội bộ cũng do một số ít chuyên gia giỏi đảm nhiệm do vậy việc đảm bảo được tính khách quan, trung thực trong quá trình kiểm toán cũng là một vấn đề đặt ra. Để giải quyết vấn đề này thì cần sử dụng thêm các biện pháp bổ sung như tăng cường kiểm tra chéo, định kỳ thay đổi nơi làm việc của các kiểm toán viên, tăng cường trách nhiệm của kiểm toán viên bên ngoài. Thực tế tại một số nơi cho thấy bộ máy kiểm toán nội bộ được thiết lập tại các cơ quan và tổ chức kinh tế Nhà nước có thể là chân rết của các cơ quan hữu quan. Trong những trường hợp này bộ phận kiểm toán nội bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan Tổng kiểm soát, kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính. Kiểm toán viên nội bộ được Kiểm toán Nhà nước đào tạo, bổ nhiệm, quản lý và chỉ đạo hoạt động. Việc xây dựng mô hình như vậy có những ưu điểm là: Thống nhất quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm toán nội bộ trong các cơ quan và tổ chức kinh tế Nhà nước. Tiêu chuẩn hoá được đội ngũ kiểm toán viên. Công tác kiểm toán nội bộ sẽ được hướng dẫn và chỉ đạo thống nhất. Kiểm toán nội bộ sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho cơ quan kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát khi bộ máy kiểm toán Nhà nước mới hình thành với số lượng kiểm toán viên còn ít ỏi so với nhu cầu thực tế. Từ những vai trò của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp thì việc tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp là cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà tổ chức bộ máy kiểm toán cho phù hợp. Bộ phận kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nên được tổ chức như thế nào? Về vấn đề này, có 2 loại quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất: Bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT mà trực tiếp là chịu sự chỉ đạo của Ban kiểm soát. Có như vậy bộ phận kiểm toán nội bộ mới phát huy được tính độc lập, kết quả kiểm toán nội bộ mới có tính khách quan, khắc phục tình trạng " vừa đá bóng vừa thổi còi". Mô hình 1: Mô hình bộ máy KTNB theo quan điểm này như sau Hội đồng Quản trị. Cán bộ quản lý cấp DN Cán bộ quản lý cấp trung gian Các bộ phận khác Ban Giám đốc Ban kiểm soát Bộ phận KTNB Quan hệ trực thuộc Quan hệ kiểm tra Luồng thông tin phản hồi Mô hình trên được coi là mô hình lý tưởng, nó bảo đảm điều kiện về tính độc lập của kiểm toán nội bộ nhưng không có tính thực tế. Đó là vì Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát không trực tiếp điều hành và quản lý doanh nghiệp, hơn nữa, Hội đồng quản trị ở Tổng Công ty nhà nước hiện nay còn nhiều thành viên kiêm chức nên không đảm bảo được tính độc lập đặt ra. Quan điểm thứ hai: Bộ phận KTNB nên đặt trực thuộc (Tổng) Giám đốc của doanh nghiệp. Quan điểm này dựa trên cơ sở kiểm toán nội bộ là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, đặt tại doanh nghiệp, tiếp cận thường xuyên, liên tục với mọi hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá kệ thống kiểm soát nội bộ và phát hiện kịp thời những sai sót, sơ hở, những điểm yếu để báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có các kiện pháp khắc phục, hoàn thiện. Để đạt được mục tiêu, vai trò của kiểm toán nội bộ cần phải đặt kiểm toán nội bộ trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Mô hình 2: ktnb trực thuộc (Tổng) giám đốc của dn Quan hệ trực thuộc Quan hệ kiểm tra Luồng thông tin phản hồi Cán bộ quản lý cấp DN Cán bộ quản lý cấp trung gian Bộ phận KTNB Hội đồng Quản trị ( HĐQT ) Tổng Giám đốc ( Giám đốc) Cách tổ chức theo mô hình này phù hợp với điều kiện thực tiễn của các doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên để kiểm toán nội bộ thực sự có hiệu quả thì người đứng đầu bộ phận kiểm toán nội bộ phải được quyền tự do báo cáo kết quả kiểm toán với Ban kiểm soát của Hội đồng quản trị (nếu doanh nghiệp có Hội đồng quản trị). Như vậy, qua việc phân tích những chức năng, đặc điểm của kiểm toán nội bộ thì việc hình thành kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển đa chiều, cạnh tranh gay gắt là một điều cần thiết để nâng cao tính hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp, chỉ ra các vấn đề, các hướng để hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, đồng thời tùy theo mỗi nhu cầu tự thân, mỗi điều kiện hoàn cảnh của các doanh nghiệp mà có cơ cấu tổ chức kiểm toán nội bộ cho phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả của bộ phận này trong quá trình kiểm toán và kiến nghị chiến lược cho các nhà quản trị trong quá trình lãnh đạo doanh nghiệp ở cả tầm vĩ mô và vi mô. ở Việt Nam hiện nay, vấn đề kiểm toán nội bộ còn mới mẻ nên cần quan tâm trước hết đến việc xây dựng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ, đặc biệt trong quá trình cải tiến quản lý Nhà nước và Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Ngay ở các đơn vị quốc doanh cũng phải tách biệt chức năng kiểm toán ra khỏi chức năng tổ chức kế toán, tài chính của kế toán trưởng. 1.2.9.3 Tuyển chọn, huấn luyện và phát triển đội ngũ kiểm toán viên nội bộ. Công việc kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ - thường là những người làm nghề kiểm toán không chuyên nghiệp, họ có thể là những kế toán viên giỏi, những nhà quản lý có kinh nghiệm, những kỹ thuật viên có hiểu biết về những lĩnh vực có liên quan đến kiểm toán đặc biệt là các loại hình công nghệ, các quy trình kỹ thuật, các định mức... Các kiểm toán viên nói chung, kiểm toán viên nội bộ nói riêng luôn phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp khắt khe. Chính vì vậy, những kiểm toán viên là những người có trình độ được tuyển chọn, sàng lọc, huấn luyện và thường xuyên được bồi dưỡng phát triển đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp. Đội ngũ kiểm toán viên là linh hồn để vận hành hệ thống kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, chính vì thế mà đối với vấn đề này trong tổ chức kiểm toán nội bộ có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Bàn về kiểm toán viên nội bộ ta đề cập đến khía cạnh sau: Tuyển chọn nhân viên: Đây là công việc quan trọng trong giai đoạn tổ chức hoạt động hệ thống kiểm toán nội bộ và có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động sau này. Nhân viên kiểm toán nội bộ có thể được tuyển từ bên ngoài hay từ bên trong đơn vị. Bên trong đơn vị: Nhân viên trong đơn vị được coi là quen thuộc với các nghiệp vụ và trình tự hoạt động của tổ chức và có thể được tuyển vào phòng kiểm toán nội bộ theo một trong các cách sau: Đề bạt kiểm toán viên nội bộ: Phương pháp này được thực hiện nếu tiến hành đào tạo các nhân viên trong biên chế qua các chương trình huấn luyện và phát triển tích cực và có hiệu quả. Thuyên chuyển nhân viên có kinh nghiệm từ các phòng (ban) khác: Phương pháp tuyển dụng này được sử dụng tương đối rộng rãi mà trong đó tư cách, trình độ thành thạo nghiệp vụ và những khả năng đặc biệt khác được xem là các chỉ tiêu để lựa chọn. Sử dụng những người đang được huấn luyện quản lý: Trong một số tổ chức có những thành viên đã có trình độ trung cấp hoặc đại học và đang được đào tạo trong một chương trình huấn luyện quản lý. Theo chương trình này họ có cơ hội luân phiên qua nhiều phòng, ban khác nhau trước khi được giao nhiệm vụ thường xuyên. Những nhân viên này là một nguồn nhân lực có giá trị cho phòng kiểm toán nội bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5luan vanI.doc
  • doc1Bia luan van.doc
  • doc2Cam on.doc
  • doc3Muc luc.doc
  • doc4Mo dau.doc
  • doc6luan vanII.doc
  • doc7luan vanIII.doc
  • doc8Tai lieu tham khao.doc
  • doctom tat.doc
Tài liệu liên quan