Luận văn Tổ chức lại công tác quản lý sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Đào Thịnh

MỤC LỤC

TRANG

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CPĐTSX&TM ĐÀO THỊNH I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 2

II.MỤC TIÊU CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 3

1. Mục Tiêu 3

2. Chức Năng 3

3. Nhiệm vụ 3

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY 3

1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 3

IV.CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY 9

1. Vốn 9

2. Về lao động 10

3. Trang thiết bị của Công ty. 13

V. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPĐTSX&TM ĐÀO THỊNH 14

1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp 14

CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY I.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY. 17

1.Tại phân xưởng quảng cáo 17

2. Phân xưởng nhôm kính. 19

2.1 Khảo sát tại công trình và nghiên cứu bản vẽ. 19

2.2 Gia công hàng hoá. 20

2.3. Lắp đặt hàng hoá 21

2.4 Gia công hàng hoá. 22

2.5. Lắp đặt hàng hoá. 23

II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 24

III. NHỮNG KẾT QUẢ CHƯA ĐẠT ĐƯỢC 24

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LẠI CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN XUẤT 26

1.Đổi mới quản lý ở cấp Công ty 26

2. Tổ chức lại công tác quản lý sản xuất ở phân xưởng nhôm kính. 26

3.Kết quả sẽ đạt được. 29

KẾT LUẬN 31

 

doc33 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức lại công tác quản lý sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Đào Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lực của Công ty 1. Vốn BẢNG 1: Cơ cấu vốn và kết cấu vốn của Công ty CPĐTSX&TM Đào Thịnh qua 3 năm 2005-2007 Đơn vị đo: Triệu đồng Công ty CPĐTSX&TM Đào Thịnh là một doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm chủ yếu là khung nhôm kính, các loại cửa bằng khung nhôn kính, sắt thép. Sản phẩm của Công ty chủ yếu là cung cấp cho người tiêu dùng tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trên bảng số liệu cho ta thấy qua 3 năm cơ cấu vốn của Công ty cũng không thay đổi nhiều lắm. Tỷ lệ vốn cố định 2005 là 35,71% vốn lưu động là 64,29%, năm 2006 vốn cố định là 36,73% vốn lưu động là 63,27% năm 2007 vốn cố định là 34,26% vốn lưu động là 65,74%. Qua bảng số liệu cho ta thấy tỷ lệ vốn cố định năm 2006 thì tăng nên và năm 2007 lại giảm, nguyên nhân là do năm 2006 Công ty mở thêm nhành nghề kinh doanh cho nên phải đầu tư máy móc và trang thiết bị. Sang năm 2007 thì tỷ lệ giảm đi vì mua máy móc giảm. Trong đó thì vốn lưu động tăng lên nhưng không tăng mạnh. Là một doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập nên Công ty phải nỗ lực đẩy mạnh sự phát triển của mình. Luôn luôn tận dụng đồng vốn của mình để quay vòng nhanh, nên đồng vốn đi vay của công ty không nhiều, để tránh phải trả lãi và đồng thời tăng thêm lợi nhuận cho Công ty. Tỷ lệ vốn vay của Công ty như sau: năm 2005 là 40,48% năm 2006 là 45,71% năm 2007là 34,38% qua số liệu cho thấy năm 2007 vốn vay giảm đi cho thấy Công ty đang giảm tiền vay ngân hàng và tiền trả lãi cũng giảm và đồng thời tăng lợi nhuận. Và tận dụng nguồn vốn sở hiễu của mình để phát triển và mở rộng thị trường. Về lao động Nhân tố con người trong bất kỳ tổ chức nào cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng bên cạnh những yếu tố vốn và tổ chức bộ máy quản lý... Tại Công ty CPĐTSX & TM Đào Thịnh do có đặc thù là hoạt động gia công và lấp đặt là chủ yếu, cho nên đội ngũ nhân viên của Công ty đòi hỏi phải đáp ứng được về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ và chất lượng. Trong đó còn một đội ngũ nhân viên thị trường, đây là một đội ngũ rất quan trọng của Công ty, dội ngũ lày là nguồn lợi việc về cho Công ty. Do đó Công ty đã làm tốt từ khâu tuyển dụng, trong khâu tuyển dụng cần căn cứ vào các loại công việc, số lượng và trình độ cụ thể của từng người. Giới thiệu công việc và những yêu cầu công việc cho người dự tuyển đồng thời có những nhận định của mình về khả năng cần có của họ. Ngoài ra Công ty còn tạo điều kiện để cho cán bộ công nhân viên trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, hàng năm công ty cho 20% nhân viên theo học các lớp nâng cao trình độ nghiệp vụ từ các nhân viên marketing cho đến các công nhân kỹ thuật. Công ty luôn thúc đẩy tìm kiến khách hàng để mở rộng thị trường kinh doanh nhằm mục đích tạo nhiều công ăn việc làm cho nguời lao động, trên cơ sở đó để nâng cao mức lương của họ. Trong những năm qua tiền lương của cán bộ công nhân viên trong Công ty được tăng nên năm 2006 là 1.450.000đồng/ người/ tháng đến năm 2007 là 1.630.000đồng/người/tháng. Bên cạnh việc cố gắng tăng mức lương cho người lao động, Công ty còn có những chế độ khen thưởng thích đáng nhằm động viên khuyến khích những cá nhân, bộ phận có thành tích tốt trong công việc. Ngoài việc đảm bảo các chế độ cho người lao động theo đúng quy định của nhà nước, Công ty còn áp dụng các chế độ khác nhau như: bồi dưỡng nhân viên làm thêm giờ, tặng quà nhân dịp lễ tết, tổ chức tham gia nghỉ mát vào những dịp hè, vui chơi giải trí cho cán bộ công nhân viên khi hoàn thành tốt công việc. Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 3 năm 2005 - 2007 bảng 2 (Nguồn: Phòng nhân sự) Phân loại Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh tăng giảm 2006-2005 So sánh tăng giảm 2007-2006 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) số tuyệt đối Tỷ trọng (%) số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng số lao động 25 100 30 100 32 100 5 20 2 6.667 Phân theo tính chất Lao động trực tiếp 16 64 20 66.67 22 68.75 4 25 2 10 Lao động gián tiếp 9 36 10 33.3 10 31.25 1 11.111 0 0 Phân theo giới tính Nam 23 92 27 90 29 90.63 4 17.391 2 7.407 Nữ 2 8 3 10 3 9.37 1 50 0 0 Phân theo trình độ Đại học và trên đại học 4 16 6 20 6 18.75 2 50 0 0 Cao đẳng và trung cấp 6 24 7 23.33 8 25 1 16.667 1 14.29 PTTH và cơ sở 15 60 17 56.67 18 56.25 2 13.333 1 5.882 Phân theo độ tuổi Từ 30- 40 tuổi 4 16 6 20 5 15.63 2 50 -1 -16.67 Từ 20- 30 tuổi 21 84 24 80 27 84.38 3 14.286 3 12.5 Qua bảng số liệu (Bảng 2): nhân lực của Công ty có trình độ Đại học là khá cao chiếm 16% tổng số lao động của toàn Công ty năm 2005. Nhân lực có trình độ Cao đẳng và Trung cấp chiếm 24%. Điều này chứng tỏ nhân lực của Công ty có trình độ khá cao, có thể đáp ứng được các nhu cầu hiện nay. Lao động trực tiếp chiếm 64% và lao động giám tiếp chiếm 36% năm 2005. Điều này chứng tỏ lực lượng lao động gián tiếp của Công ty là khá lớn sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả sử dụng lao động. Trang thiết bị của Công ty. Trang thiết bị của Công ty còn tương đối tốt mặc dù các thiết bị còn chưa hoàn toàn đồng bộ và đã hơi cũ. BẢNG 3: Sau đây là tình hình trang thiết bị của Công ty: Đơn vị tính: Triệu đồng Công ty có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Hàng năm Công ty vẫn trích một phần từ quỹ khấu hao để mua sắm thay thế các thiết bị đã không sử dụng được và sửa chữa các trang thiết bị hiện có. Phương pháp khấu hao mà Công ty sử dụng là khấu hao tuyến tính (khấu hao theo đường thẳng). Ưu điểm của phương pháp này là tổng mức khấu hao của các thiết bị được phân bổ đều đặn vào các năm sử dụng, tuy nhiên nhược điểm của nó là trong trường hợp khoa khọc công nghệ phát triển nhanh chóng thì Công ty sẽ bị mất vốn cố định do không thu hồi vốn kịp thời. v. hiệu quả kinh doanh của công ty CPĐTSX&TM Đào Thịnh 1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp Hiệu quả hoạt động kinh doanh tổng hợp của Công ty CPĐTSX&TM Đào Thịnh TT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh, tăng giảm % 06/05 So sánh, tăng giảm % 07/06 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) 1 Doanh thu Tr.đ 7.670 8.900 11.980 1.230 116.04 3.080 134.61 2 Tổng chi phí Tr.đ 6.590 7.530 9.800 940 114.26 2.270 130.15 3 Lợi nhuận Tr.đ 1.080 1.370 2.180 290 126.85 810 159.12 4 Tổng vốn KD Tr.đ 4.200 4.900 5.750 700 116.67 850 117.35 4,a Vốn cố định Tr.đ 1.500 1.800 1.970 300 120 170 109.44 4,b Vốn luƯ động Tr.đ 2.700 3.100 3.780 400 114.81 680 121.94 5 Tổng số lao động Ngời 25 30 32 5 120 2 106.67 6 LỰơng bình quân/ng/th 1000đ 1.320 1.450 1.630 130 109.85 180 112.41 7 NSLĐ bquân(1/5) Tr.đ 306.8 296.7 374.4 -10.1 96.7 77.7 126.19 8 LN/DT tiêu thụ(3/1) chỉ số 0.141 0.154 0.182 0.013 109.32 0.028 118.21 9 LN/Vốn KD(3/4) chỉ số 0.257 0.28 0.379 0.023 108.73 0.099 135.6 10 LN/Tổng chi phi(3/2) chỉ số 0.164 0.182 0.222 0.018 111.02 0.040 122.27 11 Số vòng quay vốn l động(1/4b) Vòng 2.841 2.871 3.169 0.030 1.011 0.298 1.104 12 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tăng tiền lựơng(7/6) chỉ số 2.32 2.05 2.30 Trong những năm qua, tuy Công ty mới thành lập được vài năm nhưng qua bảng số liệu ta thấy, Công ty CPĐTSX&TM Đào Thịnh đã dần dần len chân vào thị trường để cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Được sự phát triển đó là do có sự nỗ lực của toàn cán bộ công nhân viên trong Công ty. Dưới đây là kết quả đã đạt được qua những năm qua: Qua bảng số liệu ở bảng trên ta có thể thấy là hoạt động kinh doanh của Công ty đang phát triển theo một triều hướng tốt. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng. Rõ rệt nhất là năm 2007, doanh thu tiêu thụ tăng 34,61%, lợi nhuận tăng 59,12%, còn năm 2006 thì tăng chậm doanh thu tăng 16% lợi nhuận tăng 26,85%. Nguyên nhân của sự tăng chậm là do nhiều lý do, tình hình biến động xăng dầu trên thế giới tăng nhanh, và mặt hàng nhôm kính cũng đang bão hoà vv... Dẫn đến tình hình giá cả hàng hoá tăng nhanh, từ đó cũng dẫn đến các mặt hàng buôn bán chậm lại trong đó có mặt hàng của công ty và làm cho doanh thu giảm kéo theo lợi nhuận cũng giảm. Với điều kiện như vậy Ban lãnh đạo Công ty phải tìm cách giải quyết vấn đề này để lấy lại phần lợi nhuận mà mình đã mất đị. Trong quá trình nghiên cứu thị trường, Ban lãnh đạo nhận thấy rằng trên thị trường có một lĩnh vực đang phát triển rất mạnh và lợi nhuận rất cao đó là lĩnh vực nội ngoại nhất và quảng cáo. Với sự quyết đoán, Ban lãnh đạo đã cho nên kế hoạch, triển khai và đi vào hoạt động vào giữa nămg 2006. Công ty đã mất mấy tháng để đi vào hoạt động, sang năm 2007 thì bắt đầu đi vào hoạt động ổn định và doanh thu bắt đầu tăng. Tuy nhiên, nếu xét những chỉ tiêu phản ánh các hiệu quả kinh doanh của Công ty thì thấy: Số lao động của Công ty tăng nhưng tăng chậm hơn so với tăng doanh thu nên năng suất lao động tăng lên. Nhưng xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lường thì chưa được phù hợp. Vì chỉ số giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân không được phù hợp, chỉ số năm 2005 là 2,32, năm 2006 giảm còn 2,05 nhưng năm 2007 lại tăng lên là 2,3. Chứng tỏ Công ty đã sử dụng chưa có hiệu quả nguồn nhân lực. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn kinh doanh cũng tăng mạnh năm 2007 so với năm 2006 khá cao, chứng tỏ Công ty đang làm ăn có hiệu quả. Và việc sử dụng có hiệu quả về vốn lưu động, việc cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu động khá tốt. Số vòng quay của vốn lưu động trong năm 2006 là thấp so với năm 2005 là do có sự biến động về thị trường và Công ty cũng mới thêm ngành nghề kinh doanh mới nên chưa được ổn định. Nhưng sang năm 2007 thì doanh thu cũng như lợi nhuận tăng lên và số vòng quay vốn lưu động cũng tăng. chương ii Hiện trạng tổ chức sản xuất tại Công ty I.Tình hình sản xuất của Công ty. Công ty có hai phân xưởng là phân xưởng quảng cáo và phân xưởng nhôm kính. Mặc dù Công ty mới đi vào hoạt động được vài năm, nhưng ngay từ ban đầu các phân xưởng cũng đi vào hoạt động tốt vì ở đây Công ty đều có những người thành thạo tay nghề trong quá trình sản xuất. Mặc dù như vậy nhưng điều đáng nói ở đây là quá trình quản lý kém cho nên chất lượng sản phẩm không cao. Sự giao trách nhiệm không rõ ràng và người quản lý có ý thức kém. 1.Tại phân xưởng quảng cáo Phân xưởng quảng cáo, là phân xưởng mới được thành lập thêm trong quá trình hoạt động của Công ty. Để đáp ứng được công việc ngay trong những ngày đầu tiên ban lãnh đạo đã quyết định tuyển một đội ngũ công nhân có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu. Cho nên công nhân tại phân xưởng này đều là những người đã từng làm việc chuyên nghiệp được mời về làm tại Công ty. Cho nên trong quá trình hoạt động của phân xưởng diễn ra khá tốt trong những ngày đầu tiên đi vào hoạt động. Nhưng qua những năm hoạt động Công ty đều thu được kết quả cao và ngày càng cao. nhưng ở đây ta chỉ nói tới mặt hạn chế của nó. Công việc diễn ra trong quá trình sản xuất như sau: Bước 1: Khảo sát tại công trình Bước 2: Thiết kế maket Bước 3: Gia công sản phẩm Bước 4: Lắp đặt tại công trình Mặc dù trong quá trình sản xuất chỉ có bốn công đoạn chính, nhưng trong quá trình sản xuất lại gặp phải nhiều khó khăn thường xảy ra, làm cho quá trình hoạt động bị ngừng trệ dẫn đến ảnh hưởng cả một quá trình sản xuất. Hầu hết ở từng khâu đều diễn ra không được thuận lợi: Thứ nhất: Bước khảo sát tại công trình. Đây là khâu rất quan trọng nó ánh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và lắp đặt của sản phẩn, nó còn ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Điều quan trọng người khảo sát thiết kế phải khảo sát cẩn thận và nên kế hoạch với khách hàng và xem ý tưởng của khách hàng ra sao. Sau đó mình cũng đưa ý tưởng của mình với khách hàng để đi đến thống nhất. Trong quá trình này thường xảy ra những lỗi như đo kích thước sai. Thứ hai: Giai đoạn thiết kế. Trong giai đoạn này người thiết kế phải nêu nổi bật ý tưởng của khách hàng trong maket. Thiết kế song gửi maket cho khách hàng, quá trình này diễn ra cũng rất lâu vì bản thiết kế phải chỉnh sửa quá nhiều lần. Nhưng lý do ở đây là người thiết kế không nắm rõ ý tưởng của khách hàng, không nêu được ý tưởng của mình cho khách hàng ngay trong quá trình khảo sát, cho nên maket không được duyệt và phải sửa lại vì maket không toát lên được ý tưởng của khách hàng và làm cho khách hàng đánh giá về khả năng chuyên môn của mình. Cũng có thế khách hàng không đặt hàng cho mình vì bước ban đầu gây khó khăn cho họ. Thứ ba: Giai đoạn gia công. Đây là giai đoạn đi vào sản xuất, đây là quá trình chính để hình thành sản phẩm. Đây là giai đoạn lâu nhất trong các giai đoạn của quá trình hình thành sản phẩm. Trong quá trình sản xuất người tổ trưởng phải bố chí công việc cho phù hợp nhất để tránh tình trạng chỗ thừa chỗ thiếu. Nhưng điều muốn nêu ra ở đây là, trong quá trình thường bị ngừng trệ vì thiếu nguyên vật liệu, hay bị thay đổi lại trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là, quá trình tính toán nguyên vật liệu không kỹ lưỡng, không chú tâm và chểnh mảng vào công việc. Không chỉ có thế mà người thiết kế và người tổ trưởng không thống nhất rõ về kế hoạch và không kiểm tra trong quá trình gia công làm cho sản phẩm gần hoàn thiện rồi thì lại phải chỉnh sửa... Dẫn đến làm chậm tiến độ thi công công trình. Thứ tư: Giai đoạn lắp đặt. Trong quá trình gia công và lắp đặt, tất nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi và lúc nào cũng khó khăn. Nhưng ở đây ta chủ yếu nêu lên những mặt không được trong quá trình sản xuất. Đây là vấn đề chúng ta phải nhìn lại và xem xét. Qua quá trình thực tập tại Công ty em thấy cách quản lý không được tốt ví dụ như trong quá trình đi lắp đặt. Thứ nhất là việc xe chở hàng, mặc dù Công ty cũng có một chiếc xe chở hàng nhưng không phải lúc nào cũng chở hàng được. Bởi vì nhiều lúc xe đi chở hàng chưa về hoặc một lúc không thể chở cả hai chuyến đi được cho nên hay bị chậm trễ. Thư hai là không có kế hoạch chuẩn bị xếp hàng ngay từ ban đầu, cứ khi đi làm thì ta mới chuyển bị. Làm cho quá trình chuẩn bị đồ đạc bị thiếu và làm kéo dài thời gian dẫn đến trong quá trình lắp đặt bị thiếu đồ, thiếu phụ kiện làm cho quá trình diễn ra bị trễ lại. Ngoài ra, trong phần này còn có phần nội thất bên trong, phần này thường làm bằng gỗ hoặc thạch cao. Đây cũng là phần mà chúng ta cũng phải xem xét. Vì phần này chúng ta phải đi đặt hàng cho nên chúng ta phải thúc đẩy tiến độ cho nhanh và kiểm tra chất lượng mẫu mã ngay từ ban đầu chứ không cũng ảnh hưởng đến tiến độ công trình. 2. Phân xưởng nhôm kính. ở phân xưởng này các giai đoạn cũng gần giống với phân xưởng quảng cáo Công việc gồm có. Bước 1: Khảo sát tại công trình và nghiên cứu thiết kế bản vẽ Bước 2: Gia công hàng hoá Bước 3: Lắp đặt hàng hoá 2.1 Khảo sát tại công trình và nghiên cứu bản vẽ. Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ, trước tiên người thợ phải xem toàn bộ chi tiết của bản thiết kế như về kích thước của sản phẩm to hay nhỏ, chủ loai nhôm gì, nhôm trắng hay vàng, kính loại gì, trắng hay đen và tổng số bao nhiêu cái của đi, bao nhiêu cái của sổ và bao nhiêu cái vách Bước 2: Sau khi đã xem xong bản vẽ thì bắt đầu đi khảo sát tại công trình. Đây là bước rất quan trọng vì bước này là đo đạc một cách chính sác để đi đến quá trính sản xuất tạo ra sản phẩm. Việc đo đạc này là theo đúng trình tự của bản vẽ, và được ghi vào một quyển sổ và được đánh số theo đúng thứ tự ví dụ như khi đo một cái vách nhôm ở từng một có chiều cao là 4500mm chiều dộng 3150, và có một cái cửa đi ở cái vách đó, cửa này là cửa lùa hay cửa mở phải ghi vào quyển sổ đó và đánh số vào sổ là tường 1. Sau đó ta đI đo tiếp các kích thước của công trinh theo bản vẽ đến khi hết trong bản thiết kế. Mặt được: Trong quá trình xem bản vẽ và đo đạc tại công trình thì không có gì là khó khăng với người thợ cả. Mặt hạn chế: ở đây mặt hạng chế là người đi đo hàng không ghi một cách cụ thể thường hay bị thiếu sót những chi tiết trong quá trình đo như để cửa mở vào trong hay ra ngoài, bên trái hay bên phải và còn hay ghi nhầm số đo ví dụ như ghi 1485mm thì lại ghi 1458mm đây là một con số rất nguy hiểm. Nguyên nhân: Người đi đo không cẩn thận và không có kinh nhiệm trong quá trình đo hàng 2.2 Gia công hàng hoá. Bước1: Tính nguyên vật liệu, ở đây Công ty thường không có hàng dự trữ ỏ kho nên mỗi lầm làm thì phải đi láy hàng. Cho nên công việc tính nguyên vật cũng phải chuẩn sác Bước 2: Công đoạn gia công, giả sử chúng ta gia công một cái vách nhôm. Công việc bất đầu, người thợ đứng cắt máy là xem bản vẽ rồi cắt những thanh nhôm ra theo kích thước có sẵn, sau đó người thợ căt này lai phải láy dấu theo kích thước của bản vẽ vào sản phẩm mình vừa cắt rồi mới đến công đoạn người tiếp theo làm tiếp là bắt ke nhôm vào những dấu đã đánh vào sản phẩm. Làm xong tất cả các sản phẩm đó chúng ta bắt đầu đi ghép tất cả những những thanh lại với nhau và khoan và vít các con ví đó vào. khi xong công đoạn này thì sản phảm đã hình thành. Tiếp theo công đoạn là đI đo lai các ô mà ta vừa ghep laị với nhau để lấy kích thước chuẩm để đi căt các thanh đế và sập và được khoan và bắt vào các đố nhôm. Khi làm xong công việc lày chúng ta lại đi đo kích thước của các ô này để có kích thước để đi cắt kính. Công việc tiếp theo là đi cắt kính, công việc đến đây là coi như đã gia công xong một sản phẩn. Nhận xét: Trong quá trình gia công như trên ta thấy không được hợp lý cho lắm mặc dù không ảnh hưởng đến chất lượng cảu sản phẩm nhưng nó làm cho quá trình sản xuất chậm lại vì bị chống và công việc bị lặp lại nhiều làm quá như ở đoạn lấy dấu thì người cắt máy không phảI lấy dấu mà để cho người khác lấy dấu và công đoạn đo các ổ để cắt đế và sập và cắt kính là không phải đo lại. Nguyên nhân: Người thợ cả không biết bố chí công việc và không có sự đào tạo người thợ của mình. Bản thiết kế không ghi một các ro ràng các số đo từng chi tiết mà chỉ ghi số đo tổng và mỗi lần làm là phải tính cho nên người tiếp theo không biết để mà làm, và người bắt ke không được chuẩn xác cho nên kích thước không được chuẩn xác cho nên phải đo lại kích thước 2.3. Lắp đặt hàng hoá Đây là giai đoạn cuối của quá trình hoàn thành sản phẩm nhưng giai đoạn này cũng là giai đoạn quyết định của sản phẩm. Công việc bắt đầu của quá trình đI lắp đặt là. Thống kê tất cả các phụ kiện kèm theo của sản phẩm, từ những con vít đến gioăng keo và các đồ nghề sử dụng để lắp giáp sản phẩm như khoan, máy cắt Gọi xe chở hàng để chở hàng đi đến công trình. Công việc đắt đầu lắp đặt tại công trình là ghép tất cả những thanh nhôm lại với nhau để hình thành lên sản phẩm sau đó chúng ta đưa vào vị trí lắp đặt sau đó khoan và bắt khung đó vào tường công việc này xong chúng ta lắp kính và chèm gioăng vào kính sau đó bơm keo vào giữa khe tường và nhôm và vệ sinh sạch sẽ, công đoạn đến đây coi như là đã hoàn thành xong một sản phẩm. Nhận xét: ở công đoạn này có máy điểm không được tốt là sự chuẩn bị đồ đạc hay bị thiếu, xe chở hàng cũng hay bị chậm, cắt kính không được chuẩn lúc bị thứa lúc bị thiếu về kích thước.Cho nên hay gây bị chậm tiến độ thi công tại công trình. Nguyên nhân: Kế hoạch đi lắp đặt không được chuẩn bị từ trước để đến lúc đi lắp đặt mới chuẩn bị làm cho công việc bị vội sự chuẩn bị không được kỹ lưỡng. Trong quá trình nghiên cứu bản vẽ và thiết kế công trình thì không có gì là khó khăn đối với người công nhân của Công ty. Trong quá trình khảo sát tại công trình, tại đây phải đo đạc thực tế và kết hợp với bản thiêt kế xem có phù hợp không. Từ đó người khảo sát phải đưa ra những vấn đề để thay đổi cho hợp lý về kích thước về thẩm mỹ cũng như về chất lượng để đảm báo công trình. Nói trung trong quá trình khảo sát và nghiên cứu bản thiết kế, công việc này thì làm rất là tốt. Mặc dù như vậy nhưng vẫn gặp phải những thiếu sót thường hay gặp trong quá trình khảo sát như sai thiết kế Điều mà chúng ta mắc phải ở đầy là không ghi chi tiết một cách ro ràng ra bản vẽ khi đi khảo sát, làm cho trong quá trình gia công và lắp đặt bị sai lệch so với người thiết kế. Đây là điều mà chúng ta phải khắc phục ngay vì làm như thế thì chúng ta mất thời gian, mất thêm nguyên liệu và điều quan trọng là mất uy tín với khách hàng. 2.4 Gia công hàng hoá. Trong quá trình gia công của phân xưởng nhôn kính, ở đây chúng ta sẽ đề cập đến mấy vấn đề chính thường sẩy ra không được hợp lý sau: Thứ nhất: Về vấn đề quản lý và bố trí công việc. ở khâu này, người thợ cả không có phương pháp quản lý công nhân tốt, làm cho công nhân của mình làm việc không được nghiêm khắc, nhởn nhơ trong công việc. Người thợ cả không biết bố trí, phân công trong công việc cho hợp lý. Không biết cách đào tạo công nhân để người công nhân biết việc và biết cách làm việc cho nhanh. Nguyên nhân: Do người thợ cả không có phong cách quản lý, hay cà lể, làm gì cũng sợ mọi người phê bình, chỉ sợ sai, sợ làm mất lòng người khác và chỉ muốn vừa lòng người khác. Không nghiêm khắc trong công việc. Thứ hai: Vấn đề về nguyên vật liệu: Trong quá trình gia công hàng hoá, khâu quản lý nguyên vật liệu chưa được tốt. Trong quá trình nhập và lấy nguyên vật liệu để gia công không được khớp, cho nên dẫn đến tình trạng thiếu nguyên vật liệu và phải đi mau nguyên vật liệu trong quá trình gia công, dẫn đến công việc bị ngừng trệ. Nguyên nhân: Là do người quản lý nguyên vật liệu đầu vào không kiểm tra kỹ xem trong kho còn bao nhiêu để lấy thêm vào. Trong quá trình lấy nguyên vật liệu từ kho ra để gia công không được kiểm tra và vào sổ cẩn thận. Thứ ba: Vấn đề về gia công: Trong quá trình này hay bị sai nỗi về kích thước do đo nhầm số đo, tính số đo sai làm cho cắt nguyên vật liệu bị sai Trong quá trình tính toán người thợ cũng không biết các tính để cắt nguyên vật liệu cho phù hợp để đỡ lãng phí và tận dụng được, ở đây chủ yếu là những người thợ phụ nhưng đã làm khá lâu rồi. Cho nên dẫn đến tình trạng lãng phí nguyên vật liệu, chi phí cho sản phẩm tăng cao. Nguyên nhân: Do trong quá trình làm việc không nghiêm khắc, tổ chức sản xuất không tốt, tính kỷ luật của công nhân không cao, chểnh mảng trong công việc... Do người thợ cả không biết cách đào tạo công nhân của mình một cách nghiêm khắc và cũng một phần người công nhân không chú tâm vào công việc của mình. 2.5. Lắp đặt hàng hoá. Đây là giai đoạn cuối của quá trình hoàn thành sản phẩm nhưng giai đoạn này cũng là giai đoạn quyết định của sản phẩm. Mặc dù ở giai đoạn gia công có làm đẹp và cẩn thận bao nhiêu nhưng ở khâu lắp đặt càng phải cẩn thận hơn thế nữa vì đây mới là sản phẩm cuối cùng mà ta có được và hơn thế nữa nó là sản phảm trực diện mà ta nhìn thấy được cho nên nếu ta làm bị kém ở điểm nào là nó lộ diện ngay ra chỗ đó từ về kỹ thuật đến chất lượng và thẩm mỹ. Cho nên ở khâu này là khách hàng họ nhìn thấy tận tay mình làm và đánh giá ngay về chất lượng sản phẩm của mìmh. Mặc dù cũng biết như vậy nhưng quá trình diễn ra vẫn bị nhiều những sai sót. Từ trong phân xưởng có những người có tay nghề rất cao xử lý công việt rất tốt nhưng cái hạn chế ở đây lại là ẩu và cẩu thả, đây là vấn đề rất quan trọng vì sản phẩm của ta rất tốt nhưng hoàn thành sản phẩm lại kém mà giai đoạn cuối này thường khách hàng trực tiếp giám sát chúng ta, mà họ lại nhìn thấy chúng ta làm cẩu thả như vậy thì quả là không được chút nào. Trong quá trình lắp đặt không chỉ như vậy mà còn phải khắc phục một vấn đề thường xảy ra nữa như: quá trình chuẩn bị hàng hoá để đi lắp đặt cũng không được chu đáo thường bị chậm trễ, công tác xe chở hàng thường bị lỡ và chậm lý do là chúng ta không chuẩn bị từ trước. Không chỉ có thế mà tại công trình, công tác thuê giáo cũng mất nhiều thời gian, thường đi thuê giáo mất gần một buổi sáng đây cũng đã làm chậm lại quá trình lắp đặt sẽ dẫn đến các công việc tiếp theo bị chậm lại và nhỡ kế hoạch. Còn một vấn đề rất hay xảy ra trong quá trình hoàn thiện công trình là chúng ta thường làm xong không kiểm tra lại sản phẩm vì hay chủ quan. Cho nên công tác đi sửa lại cũng mất rất nhiều thời gian có thể bằng nửa thời gian lắp đật công trình. Không thế chúng ta còn lắp sai bản vẽ và đi lắp lại và lắp lại thường lại phải thay thế một số chi tiết không phù hợp nữa. Nguyên nhân là người đi lắp đặt không xem bản vẽ cẩn thận và chủ quan. II. Những kết quả đã đạt được Nói chung qua ba năm vừa qua thì doanh thu và lợi nhuận của Công ty cũng đạt được kết quả. Mặc dù Công ty không bị lỗ và vẫn có lợi nhuận nhưng không cao và lợi nhuận cũng tăng theo từng năm. Bên cạnh đó Công ty cũng đã hoàn thành được những công trình theo đúng dự kiến. Về chất lượng của sản phẩm cũng đạt yêu cầu và được người tiêu dùng chấp nhận và đánh giá cao đồng thời uy tín được nâng lên và ngày càng cạnh tranh được trên thị trường. III. Những kết quả chưa đạt được Mặc dù trong ba năm gần đây Công ty làm ăn đều có lãi và lợi nhuận cũng tăng theo hàng năm. Trong đó thì có rát nhiều vấn đề chưa được mà cái chưa được này lại rất quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại của Công ty. Đó chính là sự quản lý về nhân lực về chất lượng sản phẩm... Về quản lý nhân lực: Nói chung ở đây sự quản lý nhân lực còn yếu kém, người lãnh đạo có phương pháp quản lý chưa được hiệu quả, không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQtr-83.doc
  • docQtr-83 (bao cao).doc
Tài liệu liên quan