Luận văn Tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững

LỜI CAM ĐOAN . 2

LỜI CẢM ƠN . 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 7

DANH MỤC CÁC BẢNG . 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ. 9

MỞ ĐẦU . 10

1. Lí do chọn đề tài. 10

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài. 10

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 11

3.1. Mục tiêu của đề tài . 11

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 11

4. Giới hạn - phạm vi nghiên cứu của đề tài . 11

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài. 12

5.1. Quan điểm nghiên cứu. 12

5.2. Phương pháp nghiên cứu. 12

6. Cấu trúc luận văn . 13

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH VÀ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. 15

1.1. Du lịch và vai trò của du lịch . 15

1.1.1. Khái niệm du lịch . 15

1.1.2. Vai trò của du lịch. 15

1.1.3. Các loại hình du lịch. 16

1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch. 17

1.2.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch. 17

1.2.2. Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịch. 18

1.2.3. Mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịch . 19

1.3. Các nhân tố ảnh hưỏng tới tổ chức lãnh thổ du lịch . 20

1.3.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên. 20

1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn . 23

1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. 27

1.3.3.1. Cơ sở hạ tầng. 27

1.3.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 28

pdf86 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia. - Hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách. - Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng, tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh. 36 - Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp du lịch bền vững nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch. - Marketing du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách. - Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang lại lợi ích cho du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách. 1.4.2.3. Các biện pháp nhằm đạt đến sự bền vững trong du lịch - Tiếp thị và nhãn sinh thái: Chiến lược tiếp thị cho du lịch bền vững cung cấp đầy đủ và chân thực các thông tin về sản phẩm du lịch, xác định, đánh giá và xem xét toàn diện về cung ứng các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Mục tiêu chính của quá trình tiếp thị là làm cho du khách nhận thức rõ ràng những tác động có thể gây ra cho môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội, huấn luyện du khách trước khi họ lên đường, làm cho hoạt động du lịch phù hợp với khả năng của du lịch về mặt quy mô, số lượng và loại hình du lịch. Nhãn sinh thái của sản phẩm du lịch nhằm tăng cường chiến lược tiếp thị định hướng vào bảo vệ chất lượng môi trường. Nguyên tắc của nhãn sinh thái dựa trên việc xác định các tiêu chuẩn môi trường có thể ứng dụng cho sản phẩm và dịch vụ du lịch. - Phát triển một số chính sách tiêu thụ có ý nghĩa môi trường: Chính sách tiêu thụ xanh vừa mang lại lợi ích cho kinh doanh du lịch vừa cho nền kinh tế địa phương. Nguyên tắc cơ bản của chính sách này là: + Tránh các sản phẩm sản xuất từ các nguyên liệu gây nguy hại cho môi trường (thú nhồi bông, thịt thú rừng, vật lưu niệm làm từ san hô,...). + Chỉ mua những thứ thật sự cần và nên ở dạng hàng rời. + Tránh các hàng hóa quá nhiều bao bì. + Mua các sản phẩm tái chế hoặc có thể tái chế. + Mua các sản phẩm chất lượng tốt, dùng bền, có thể sửa chữa. + Mua các sản phẩm địa phương. 37 - Quản lí năng lượng: Các tổ chức du lịch, đặc biệt là nhà hàng, khách sạn thường sử dụng nhiều năng lượng, cần kiểm toán để phát hiện những điều kiện có thể tiết kiệm năng lượng (thay của tự đóng mở bằng cửa mở bằng tay, có hệ thống tự ngắt điện khi khách ra khỏi phòng, sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất nóng, nhất là hỗ trợ cắm trại,...). - Tiết kiệm nước: Sử dụng hiệu quả nước sinh hoạt, vừa có ý nghĩa môi trường vừa có ý nghĩa lợi ích cho kinh doanh vì nhu cầu sử dụng nước ở khu du lịch thường là rất cao. Nơi có khả năng tiết kiệm nước nhiều nhất là phòng nghỉ của khách, chỗ giặt giũ, nhà bếp, bể bơi,... - Quản lí chất thải: Chiến lược 3R: Reuse (tái sử dụng); Reduce (giảm xả thải); Recycle (tái chế) gồm các bước: + Kiểm kê chất thải trong khu du lịch, xem xét chi phí thu gom, lượng thải hàng năm, kiểu loại các chất thải độc hại cần phải xử lí riêng. + Tìm cách giảm phát xả riêng cho từng loại: giảm lượng sử dụng, tăng cường tái sử dụng, tái chế, xử lí rác hợp vệ sinh. + Xây dựng một chương trình hoạt động "ít xả thải", "Cái gì mang vào sẽ được mang ra". - Giao thông vận tải: Tăng cường vận tải công cộng và các phương tiện vận tải mới đáp ứng nhu cầu du khách (xe ngựa, xe trâu, thuyền chèo tay,...) nhưng tiết kiệm năng lượng và giảm tác động xấu đến môi trường. - Đào tạo: Đào tạo cán bộ nhân viên du lịch là cốt lõi của sự thành công du lịch bền vững, trong đó quan trọng nhất là chương trình lồng ghép mục tiêu môi trường vào hoạt động kinh doanh du lịch. Phát triển những chương trình đào tạo mới nhằm tăng cường hiểu biết về các đặc trưng văn hóa và thiên nhiên của địa phương, phổ cập các nguyên tắc của du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên là vấn đề bức xúc nhằm đào tạo các thế hệ quản lí kinh doanh du lịch mới. 38 Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH AN GIANG 2.1. Khái quát chung về tỉnh An Giang 2.1.1. Vị trí địa lí Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang (Nguồn: Tác giả luận văn) 39 An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía Tây Nam Tổ Quốc, có tọa độ địa lý từ 10°54' đến 10°31' vĩ độ bắc; 104°46' đến 105°12' kinh độ đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp Thành phố Cần Thơ, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp. Các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh An Giang gồm có: thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện gồm: Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, với 150 đơn vị hành chính cơ sở (trong đó có 13 phường và 15 thị trấn, 122 xã, 114 khóm, 649 ấp). 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn có vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên. Do đó, địa hình An Giang có hai dạng chính là đồng bằng và đồi núi. - Đồng bằng: Ở An Giang có hai loại chính là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. Đồng bằng phù sa ở đây là một bộ phận của Đồng bằng sông Cửu Long, có nguồn gốc trầm tích lâu dài của phù sa sông Mê Kông. Đồng bằng ven núi ở An Giang được chia làm hai kiểu là kiểu sườn tích và kiểu đồng bằng phù sa cổ. - Đồi núi: Đồi núi An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km, khởi đầu từ xã Phú Hữu huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập huyện Thoại Sơn. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, lũ hàng năm do sông Cửu Long tràn về ngập 70% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.132 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất là 37°C, thấp nhất là 23°C; hàng năm có hai tháng nhiệt độ trung bình là 27°C, tháng lạnh nhất là tháng 12. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá vào tháng 5 và 6 hàng năm. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội - Sơ lược về xã hội: Theo thống kê năm 2009 dân số của tỉnh An Giang là 2.170.095 người, với mật độ dân số khá cao khoảng 632 người/km2. Dân cư trong tỉnh gồm bốn dân tộc chủ yếu: 40 dân tộc Kinh chiếm 91%, dân tộc Hoa chiếm 4 - 5%, dân tộc Khơmer chiếm khoảng 4.31%, dân tộc Chăm chiếm khoảng 0.61%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác. Dân tộc Hoa sống tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, dân tộc Chăm sống chủ yếu ở hai huyện Tân Châu và Phú Tân, một số ít ở huyện Châu Thành. Dân tộc Khơme sống tập trung ở vùng núi thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Thành phần tôn giáo ở An Giang rất đa dạng: đạo Phật chiếm tỷ lệ cao nhất với 44,66% dân số, đạo Hòa Hảo chiếm 42,68% dân số, đạo Cao Đài chiếm 3,85% dân số, đạo Công giáo chiếm 3,18% dân số, đạo Hồi giáo chiếm 0,64% dân số, các đạo khác chiếm 2,76% dân số. Riêng hộ không có đạo là chiếm 2,24% dân số. Một trong những lợi thế của An Giang là có bề dày về văn hóa, lịch sử truyền thống, gắn liền với các khu du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, tập tục lễ hội cổ truyền. - Sơ lược về kinh tế: Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ mức trung bình cả nước (trên 1.140 USD). Khu vực thương mại - dịch vụ tăng khá. Kinh tế biên mậu và du lịch có bước phát triển, cây lúa, cá nước ngọt có giá trị và sản lượng đứng hàng đầu khu vực và cả nước, nông nghiệp, nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang năm 2009: khu vực I chiếm 33,46%, khu vực II chiếm 12,82%, khu vực III chiếm 53,72%. Trong cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang, khu vực III chiếm một tỉ lệ lớn (hơn 50%) và không ngừng phát triển qua từng năm. Điều này chứng minh rằng lĩnh vực du lịch đóng góp một phần rất lớn trong tổng thu nhập của tỉnh. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch An Giang 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.2.1.1. Địa hình và đất đai - Địa hình: An Giang là một trong hai tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình vừa đồng bằng, vừa đồi núi. Địa hình đồi núi có diện tích là 33 ha, chiếm gần 10% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Địa hình đồi núi phân bố 41 về phía tây nam của tỉnh giáp với tỉnh Kiên Giang và thành phố cần Thơ. Trong dãy địa hình đồi núi này nổi bật lên là các ngọn núi như: núi Sam, núi cấm, núi Sập, núi Cô Tô... Các ngọn núi này được xem là nóc nhà của Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây còn được gọi là vùng Thất Sơn với bảy ngọn núi lớn: Núi cấm (Thiên Cẩm Sơn), Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), Núi Két (Anh Vũ Sơn), Núi Nước (Thủy Đài Sơn). Nơi đây có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch. Thẩm thực vật trên các ngọn núi rất đa dạng và là nơi có khí hậu rất trong lành, điều kiện này rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái với các loại hình du lịch như: thưởng ngoạn phong cảnh vùng núi, các môn thể thao như leo núi. Ngoài ra, vùng Bảy Núi còn là nơi có nhiều lễ hội, phong tục... đặc thù của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, như lễ Chol Chnam Thmay, lễ Pha Chum Bênh (tức lễ Đôn Ta)...và đặc biệt hơn cả là lễ hội Đua bò Bảy Núi,... Địa hình đồng bằng là toàn bộ phần đất còn lại với diện tích khoảng 305 nghìn ha, chiếm gần 90% diện tích của tỉnh và được chia làm hai khu vực: + Cù lao: gồm bốn huyện nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu (An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới). + Vùng Tứ giác Long Xuyên: Bao gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và phần đất thấp còn lại của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Địa hình đồng bằng ở An Giang là một vùng lãnh thổ rộng lớn, trù phú và đông dân, khí hậu ổn định và ít xảy ra thiên tai nên khu vực đồng bằng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Trong đó, đáng kể là tiềm năng du lịch sinh thái dã ngoại, cảnh quan thiên nhiên gắn với vùng sông nước miệt vườn; du lịch cộng đồng trên cơ sở phát triển làng nghề cổ truyền với nhiều lễ hội truyền thống đặc trưng. Vùng tứ giác Long Xuyên chịu ảnh hưởng của lũ nên cũng có những điều kiện nhất định để phát triển du lịch. Vào mùa lũ, vùng này có tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú, đặc biệt là các loài thủy sản nước ngọt ở thượng nguồn đổ về. Với điều kiện này là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch mùa nước nổi. - Đất đai An Giang được chia làm các nhóm chính: Đất phèn, đất phù sa, đất phù sa cổ, đất thềm cao. Nhìn chung đất đai ở An Giang thuộc loại đất tương đối tốt, giàu 42 dinh dưỡng, có khả năng thích họp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Ngoài chức năng chính phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, dùng để làm nhà ở thì đất cũng có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, là mặt bằng bố trí các khu du lịch, nối các tuyến điểm với nhau. 2.2.1.2. Tài nguyên khí hậu Giới hạn trong hệ tọa độ khoảng từ 10°12' đến 10°57' vĩ Bắc do đó An Giang có khí hậu mang tính chất cận xích đạo với đặc điểm là nóng, ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình là 27°C. Khí hậu được chia làm hai mùa: mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Khí hậu An Giang là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo với lượng mưa tương đối lớn, độ ẩm dồi dào. Mùa khô ở An Giang tuy kéo dài nhưng đó là điều kiện thuận lợi để phơi sấy sản phẩm của ngành nông nghiệp. Đồng thời vào mùa khô, khí hậu cũng thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Phần lớn khách du lịch đến An Giang vào mùa khô. Các lễ hội lớn ở An Giang cũng diễn ra phần lớn vào mùa khô. 2.2.1.3. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Tài nguyên nước mặt có sông Tiền, sông Hậu với lưu lượng khá lớn, đủ sức chuyển tải nguồn nước đến các vùng sâu thông qua mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Lưu lượng và trữ lượng nước mặt ở An Giang khá dồi dào, hàng năm mùa lũ bắt đầu từ tháng 7 - 8 khi nhiễu động nhiệt đới hoạt động gây ra mưa to và dài ngày, làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa. - Nước ngầm: Nước ngầm có trữ lượng dồi dào, toàn tỉnh có 7.133 giếng khoan nước dưới đất hiện đang khai thác sử dụng. Tài nguyên nước trên bề mặt bao gồm mạng lưới sông ngòi, ao, hồ nước ngọt và nước mặn. Nó có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp nước cho các khu du lịch, phát triển các loại hình du lịch đa dạng như du lịch xuồng, ghe, sông nước... Nguồn nước ngầm cũng có tác dụng phục vụ khách du lịch, đặc biệt là tác dụng chữa bệnh. 2.2.1.4. Tài nguyên sinh vật - Thực vật: Thảm thực vật ngập nước chiếm ưu thế là tràm, phát triển ở vùng ngập nước, bưng trũng đất phèn và than bùn ở huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên. 43 Ngoài tràm, còn có hơn 100 loài thực vật thuộc các họ khác nhau, trong đó nhiều loài có giá trị phát triển và khai thác như: chà là nước, mốp, trâm sẻ, trâm khế, sộp, mây nước, nắp bình, bòng bòng, choại, bồn bồn.... Thảm thực vật đồi núi tập trung chủ yếu ở vùng Bảy Núi thuộc huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và một phần thị xã Châu Đốc, huyện Thoại Sơn. Thảm thực vật ở đây thuộc kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới có cấu trúc ba tầng rõ rệt, phong phú về chủng loại, có nhiều loại cây quý hiếm như: mật, căm xe, giáng hương, dầu, sao, tếch... Rừng Tràm Trà Sư là nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học của tỉnh. Đây cũng là khu bảo tồn thiên nhiên và là khu du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang. - Động vật: Hệ động vật ở An Giang rất phong phú. Ở các vùng ngập nước thì có nhiều tôm cá và nhiều loài chim cò, đặc biệt có cả cá sấu, nhiều nhất là ở khu vực sông Vàm Nao. Cùng loài bò sát với cá sấu, vùng nông thôn ngập nước ở An Giang còn có nhiều loài rắn như rắn nước, rắn bông súng, rắn ri voi, ri cá, rắn râu, rắn mối, rắn trun, rắn hổ, rắn lục, rắn máy gầm... Với những cánh đồng bạt ngàn, An Giang là nơi sinh sống của nhiều loài chim hoang dã như: sẻ, chào mào, chích chòe, sậu, sáo, cồng cộc, le le, vịt trời, cò trắng, cò ma, cò bộ, cò lửa, diệc, cuốc, trích... Ở An Giang, khu bảo tồn rừng tràm Trà Sư là nơi có nhiều điều kiện phát triển du lịch nhất nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Rừng tràm Trà Sư là điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người đam mê động vật hoang dã. Ngoài ý nghĩa về mặt bảo tồn, rừng tràm Trà Sư còn chứa đựng những yếu tố văn hóa tiềm ẩn rất độc đáo và phong phú. Quanh khu rừng có nhiều đồng bào Khmer và Kinh sinh sống với các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như dệt thổ cẩm, lụa Khmer, nấu đường thốt nốt, tinh cất tinh dầu tràm, nuôi mật ong... 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.2.1. Các di tích lịch sử, văn hóa Di tích lịch sử văn hóa là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, nó thể hiện truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hóa, nghệ thuật của mỗi quốc gia. Nói một cách khác, di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, về văn hóa do con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại. 44 An Giang hiện có 1.198 di tích, trong đó có 26 di tích được công nhận cấp quốc gia và 46 di tích được công nhận cấp tỉnh. Việc nghiên cứu và lưu trữ thông tin về di tích đã được Bảo tàng An Giang thực hiện khá tốt, việc giới thiệu các di tích đến với công chúng cũng đã được Sở Văn hóa - Thông tin chú trọng. Các di tích này là một phần không thể thiếu trong các tuyến điểm du lịch ở An Giang. Một số di tích văn hóa, lịch sử ở An Giang phân bố trên địa bàn tỉnh như sau: - Bia Thoại Sơn: Nằm dưới chân núi Sập, trong đình Thoại Sơn thuộc thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên khoảng 28km. Bia Thoại Sơn do Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) dựng năm 1822 và là một trong hai công trình di tích lịch sử và bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngày nay. Đây là một di tích lịch sử cấp quốc gia của tỉnh. Khi du khách đến khu du lịch thoại sơn thì không thể không khám phá một di tích lịch sử có giá trị này. - Di tích Cột dây thép: Là một hệ thống gồm hai cột dây thép đứng đối xứng nhau qua con sông Tiền, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đây là nơi được chọn treo lá cờ Đảng đầu tiên tại An Giang. Cột Dây Thép phản ánh giá trị rất cao về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Chợ Mới nói riêng và tỉnh An Giang nói chung trong những ngày đầu thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Di tích này cũng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Nằm gần trung tâm huyện Chợ Mới nên rất thuận tiện để tổ chức các tour du lịch tham quan di tích này. - Di tích Quản cơ Trần Văn Thành: Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành nằm giữa đồng lúa Lạng Vinh, thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Lễ vía ông hàng năm được tổ chức long trọng vào ngày 21 và 22 tháng 2 âm lịch theo nghi thức cổ truyền để tưởng niệm và ôn lại một thời chiến đấu oanh liệt của Đức cổ quản và nghĩa quân. Di tích này được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Di tích chỉ nằm cách thành phố Long Xuyên khoảng 50km nên rất thuận tiện cho việc tham quan, nghiên cứu của khách du lịch. - Khu di tích lịch sử Tức Dụp: Khu di tích lịch sử Tức Dụp thuộc địa phận thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tức Dụp là căn cứ địa vững chắc của quân và dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khu di tích đồi Tức Dụp là một di 45 tích lịch sử cấp quốc gia, nằm cách thị trấn Tri Tôn khoảng 18km nên rất thuận tiện cho việc tham quan. - Khu tưởng niệm Tôn Đức Thắng: Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, trên cù lao Ông Hổ. Tại đây có đền thờ, nhà lưu niệm và ngôi nhà gỗ cổ là nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã sống thời thơ ấu. Do nằm trong thành phố Long Xuyên và thuộc làng du lịch Mỹ Hòa Hưng nên đây là điểm đến lý tưởng của du khách khi du lịch đến An Giang. Khu tưởng niệm Tôn Đức Thắng có giá trị lịch sử rất lớn vì ông chính là một vị lãnh đạo của nước ta và là bạn của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Nhà bảo tàng An Giang: Nhà bảo tàng tỉnh An Giang tọa lạc bên đường Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Nhà bảo tàng tỉnh An Giang là nơi trưng bày các tài liệu, hiện vật và hình ảnh phản ánh lịch sử, văn hóa và quá trình phát triển của tỉnh An Giang. Khi đến nhà bảo tàng, du khách sẽ được tái hiện lại toàn bộ quá trình phát triển của tỉnh qua từng giai đoạn. Nhà bảo tàng là điểm đến lí thú cho du khách muốn tiềm hiểu về những giá trị nổi bật của nhân dân và lịch sử tỉnh An Giang. - Nhà mồ Ba Chúc: Nhà mồ Ba Chúc nằm tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 7km. Đây là một địa điểm ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân Ba Chúc. Đây là khu vực được công nhận là Khu chứng tích tội ác diệt chủng Pôn Pốt. An Giang là một địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa gắn với truyền thống hào hùng cho nên không chỉ phát huy tốt những giá trị truyền thống đó, tỉnh còn đưa những di tích lịch sử, văn hóa này vào phát triển du lịch một cách tích cực và hiệu quả. Hầu hết các di tích văn hóa lịch sử của tỉnh đều được đưa vào khai thác trong du lịch, mỗi di tích đều có một thế mạnh riêng của nó và là một thành phần không thể thiếu trong các tour du lịch. Các di tích được phân bố rộng khắp tại các khu du lịch, các thị trấn của tỉnh nên cũng có những điều kiện thuận lợi khi tổ chức tham quan. Hàng năm, An Giang thu hút một lượng khách lớn từ các nơi đổ về tham quan các di tích lịch sử văn hóa, tạo cho du lịch một nguồn thu đáng kể, từ đó cho thấy tầm quan trọng của những di tích này trong việc phát triển du lịch. 46 2.2.2.2. Các lễ hội Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp rất đa dạng và phong phú để con người hướng về tổ tiên, ôn lại truyền thống, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, thể hiện những ước mơ, khát khao mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. An Giang là tỉnh có 17 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa và lễ hội riêng của mình. Một số lễ hội tiêu biểu như Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội đền Nguyễn Trung Trực, lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta, lễ hội Hát Gi, hội đua bò dân tộc Khmer... - Lễ hội Bà Chúa Xứ: được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 âm lịch đến 27/4 âm lịch. Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương đến, vừa để tham dự lễ hội dân gian phong phú, xin cầu tài cầu lộc, đồng thời còn để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An Giang. Lễ hội Bà Chúa Xứ là một trong các lễ hội lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đây cũng là lễ hội cấp quốc gia. - Lễ hội Đua bò: An Giang là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng và lễ hội mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hóa, là một môn thể thao độc đáo và đặc sắc của đồng bào dân tộc Khơme vùng Bảy Núi An Giang. Lễ hội đua bò được tổ chức vào lễ "Đôn ta" từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. - Hội đền Nguyễn Trung Trực: Đền Nguyễn Trung Trực (1837-1868) ở xã Long Kiên, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang thờ Nguyễn Trung Trực là thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nam Bộ. Hội đền Nguyễn Trung Trực được tổ chức hàng năm vào các ngày 8 và 9 tháng 12 (tức ngày 18 và 19 tháng 10 âm lịch). - Lễ hội Hát Gi (Haji hay còn gọi là Roya Hadji): Là lễ hội của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thờ thượng đế Allah. Lễ được tổ chức từ ngày 7 đến 10 tháng 12 (hồi lịch) tại các thánh đường Hồi giáo. Hàng năm ở An Giang lễ hội Hát Gi diễn ra tại chùa Chăm Châu Giang xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân. Trong tất cả các loại hình văn hóa thì lễ hội là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường. Ngoài ra, lễ hội còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc 47 biệt, có sức hấp dẫn và lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội, trở thành một nhu cầu, một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của con người. Ở An Giang, phần lớn các lễ hội đều có quy mô rất lớn, trong đó đáng chú ý nhất là lễ hội Bà Chúa Xứ. Trong thời gian diễn ra lễ hội này, có hàng ngàn du khách khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng lân cận đến viếng bà và chiêm ngưỡng cảnh đẹp vùng núi Sam. 2.2.2.3. Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống An Giang có nhiều nghề thủ công truyền thống: chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề dệt... mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo. Toàn tỉnh hiện nay có 82 làng nghề truyền thống gắn với dịch vụ phát triển du lịch. Một số làng nghề tiêu biểu như: - Lụa Tân Châu: Từ xưa, Tân Châu đã nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa. Đây cũng chính là nơi sáng tạo nên loại lụa Mỹ A nổi tiếng một thời. Lụa Tân Châu nổi tiếng nhờ dệt bằng tơ tằm. Những sản phẩm bền và đẹp như hiện nay là kết quả của cả một quá trình người làng nghề không ngừng học hỏi, đổi mới công nghệ và luôn tìm ý tưởng sáng tạo nên những mẫu mã mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Chiếu Tân Châu: Từ rất lâu người dân Tân Châu đã dệt ra những manh chiếu trắng dùng trong sinh hoạt. Chiếu này được dệt từ sợi lát, là loại chiếu có màu trắng hình thức giản đơn, chất lượng trung bình. - Làng dệt thổ cẩm Châu Phong: Dân tộc Chăm ở An Giang có trên 12.000 người, sống tập trung thành ấp hay liên ấp, xen kẽ trong những xã của người Kinh. Địa bàn dân cư ấy trải dài từ khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia đến ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, huyện Phú Tân, nằm bên kia sông ngang thị xã Châu Đốc. Tộc người Chăm thường sống thành cụm ven sông. Đàn ông đánh bắt thủy sản, còn phụ nữ Chăm do tục cấm cung nên thường ở nhà dệt vải. Sản phẩm của phụ nữ Chăm được dệt nên bởi chất liệu tơ, sợi. Điểm nổi bật của sản phẩm dệt Chăm là nhuộm bằng chất liệu có từ thiên nhiên như mủ cây, vỏ cây và trái cây. - Làng nghề mộc Chợ Thủ, xã Long Điền A: Xã Long Điền A nằm giữa hai thị trấn Chợ Mới và Mỹ Luông là hai đầu nối thuận lợi cho việc buôn bán và trao đổi hàng hóa. Làng nghề mộc Chợ Thủ Xã Long Điền A tập trung ở 04 ấp là Long Bình, Long Định, Long Thuận 1, Long Thuận 2 với 1.369

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_10_17_3599947551_9722_1871173.pdf
Tài liệu liên quan