Luận văn Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các hình

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ

NÔNG NGHIỆP .8

1.1. Cơ sở lí luận .8

1.1.1. Tổng quan về Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp . 8

1.1.2. Vai trò của sự lựa chọn các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

đối với phát triển nông nghiệp .11

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp . 13

1.2. Cơ sở thực tiễn .17

1.2.1. Một số hình thức Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới .17

1.2.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam .25

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp

Mười tỉnh Long An .29

2.2.1. Vị trí địa lí .29

2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên tự nhiên .31

2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .43

2.3. Thực trạng Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười. 55

2.3.1. Hoạt động của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh

Long An .55

2.3.2. Thực trạng sử dụng đất vùng Đồng Tháp Mười .56

2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của vùng .59

2.3.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng Tháp Mười .632.3.5. Mức độ tổ chức các hình thức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp

Mười tỉnh Long An. 82

2.3.6. Cánh đồng mẫu lớn – một trong những hình thức sản xuất nông

nghiệp mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 89

2.3.7. Nông nghiệp và nông thôn mới – những thành tựu đạt được .92

2.3.8. Những tồn tại và thách thức trong khai thác tài nguyên, xây dựng cơ

sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười .93

3.1. Những căn cứ ban đầu .95

3.1.1. Kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Long An đến 2020. 95

3.1.2. Giải pháp phát triển nông – lâm - ngư nghiệp tỉnh Long An. 96

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng

Đồng Tháp Mười tỉnh Long An .97

3.2.1. Phân vùng nông nghiệp . 97

3.2.2. Phân nhóm sản phẩm nông nghiệp. 99

3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp trong

nền kinh tế thị trường theo hướng hiện đại và bền vững . 100

3.2.4. Đầu tư và phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp

và cơ chế quản lí hiệu quả .114

3.2.5. Liên kết nông – công – dịch vụ, chuyên môn hóa sản xuất .119

3.2.6. Đầu tư nâng cấp và xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng. 120

3.2.7. Đầu tư vốn, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và đào tạo nhân lực . 123

3.2.8. Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, đổi mới tổ chức, hoàn

thiện cơ chế chính sách và hình thành các dự án đầu tư . 125

3.2.9. Xây dựng cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa . 127

3.2.10. Hoàn thiện chương trình nông nghiệp, nông dân và nông thôn mới .129

3.2.11. Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp và bảo vệ môi trường . 130

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .131

TÀI LIỆU THAM KHẢO .134

pdf164 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bước đưa các cây trồng luân canh với lúa, nhằm đa dạng hóa cây trồng như: mía, đay, khoai mỡ, rau + Mía thích hợp trên vùng đất phèn, ngập nông, đất đã lên líp tập trung ở các huyện Đức Huệ, Thủ Thừa và Bến Lức với diện tích 11.480 ha năm 2011 giảm so với năm 2001 là 2488 ha, tốc độ tăng bình quân là 2,96%/năm, năng suất đạt 70,19 tấn/ha tăng so với năm 2001 là 47,36 tấn/ha, tốc độ tăng bình quân là 4,30%/năm. Nhìn chung năng suất ngày càng cao, diện tích cây mía tương đối ổn định, nhưng diện tích này sẽ giảm theo hàng năm do nông dân sản xuất không hiệu quả (do lúc thu hoạch giá bán không ổn định), chuyển đổi quy hoạch các khu công nghiệp và chuyển đổi sang đất trồng cây lâu năm là chanh. + Cây đay trồng luân canh trên đất lúa ở vụ hè thu chủ yếu ở Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Tân Thạnh và diện tích rất nhỏ ở Đức Huệ và Thủ Thừa. Diện tích đay có nhiều biến động trong giai đoạn 2001 – 2011, do yếu tố đầu ra và đầu vào của sản phẩm không ổn định là nguyên nhân chủ yếu, diện tích 4.098 ha năm 2001 giảm xuống còn 3.300 ha năm 2011, riêng diện tích năm 2007 có diện tích canh tác lớn 66 nhất qua các năm 8.839 ha. Trong những năm tới khi nhà máy bột giấy Phương Nam đi vào hoạt động bình thường thì cây đay hè thu sẽ phát triển mạnh về quy mô, thay đổi giống cho phù hợp với nhu cầu nguyên liệu của nhà máy. + Cây khoai mỡ là cây trồng chuyên canh truyền thống của huyện Thạnh Hóa có diện tích khá lớn trong 5 năm trở lại đây diện tích khoai mở từ 2.000-3.000 ha, đặc biệt năm 2011 diện tích khoai mỡ đạt 3.205 ha, năng suất bình quân 9,2 tấn/ ha, sản lượng đạt 29.453 tấn. Đáng lưu ý là cây khoai mỡ có khả năng phát triển tốt, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao, có giá cả hợp lý. Các cây này sẽ được mở rộng diện tích một khi hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, đất được cải tạo và nông dân được trang bị đầy đủ kiến thức về kỹ thuật canh tác và ổn định được thị trường. + Cây khóm diện tích hiện nay có quy mô nhỏ, năm 2011 có 1.311 ha, năng suất 8,92 tấn / ha, sản lượng 11.695 tấn, khóm hiện nay phân bố ở Bến Lức (16,7 tấn/ha), Thủ Thừa (8,75 tấn/ha), Thạnh Hóa (3,1 tấn/ha) và Đức Huệ chỉ trồng 2 năm gần đây nhưng năng suất cũng khá cao (5,4 tấn/ha), cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. + Cây lạc tập trung diện tích trên huyện Đức Huệ là chủ yếu, ở Mộc Hóa và Tân Hưng rất ít, có năm thì sản xuất có năm không với diện tích đạt 123 ha, sản lượng 322 tấn, năng suất 2,63 tấn/ha năm 2011 tăng với tỉ lệ tương ứng 70 ha, 221 ha, 0,72 tấn/ha so năm 2001. Lạc được trồng ở nơi có đất xám, thành phần cơ giới nhẹ, được xem là thích hợp cho việc trồng cây lạc, cung cấp nội vùng, xuất khẩu. + Mè diện tích gieo trồng đạt 1821 ha năm 2011 tăng 1817 ha so với năm 2002 (mới bắt đầu trồng mè), năng suất thu hoạch đạt 4,8 tạ/ha, tập trung gieo trồng ở Tân Hưng và Đức Huệ diện tích, năng suất không ổn định, chủ yếu là mè đen. + Rau dưa thực phẩm diện tích đạt 5694 ha, năng suất 14,39 tấn/ha, sản lượng 81954 tấn năm 2011 tương ứng tỉ lệ năm 2001 đạt 402 ha, 16,37 tấn/ha và 6580 tấn. Từ năm 2003 về sau đã đưa dưa hấu vào nhóm rau đậu, nên diện tích và sản lượng nhóm cây trồng này tăng nhanh. Thời gian tới, nông dân đang dần phát triển và đầu tư vào sản xuất rau sạch nhiều hơn nhưng chưa nhiều và tỉnh Long An đang quy hoạch vùng rau an toàn cho khoảng 10000 ha đất nông nghiệp cho toàn tỉnh, trong 67 vùng ĐTM chủ yếu tập trung tại huyện Mộc Hóa và Vĩnh Hưng – đây cũng là vùng rau dưa thực phẩm lớn nhất của vùng tương ứng với diện tích 1046 ha và 1635 ha. + Ngoài ra, còn có các loại cây trồng khác như: khoai mì, khoai lang với diện tích và sản lượng không lớn tập trung chủ yếu ỏ Đức Huệ, Thạnh Hóa, Bến Lức (thêm cói), Thủ Thừa. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng: - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng của ngành trồng trọt diễn ra chậm, cây lúa vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành trồng trọt chiếm 99,09% so với tổng diện tích cây trồng hành năm khác. - Thêm vào đó, trong năm 2011, do giá tràm trong những năm qua quá thấp nên người nông dân phá tràm chuyển sang trồng lúa làm cho diện tích trồng lúa tăng lên rất nhiều bao gồm Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa. Riêng nhóm rau dưa thực phẩm được trồng trên tất các huyện trong vùng. - Cây lâu năm chuyển đổi đúng hướng trên cơ sở phát huy lợi thế về điều kiện sinh thái thích nghi với một số cây trồng. Cây xoài, chuối trồng ở vườn nông hộ tăng, đặc biệt cây chanh mới đưa vào trồng chủ yếu trên đất phèn lên líp từ năm 2000 nhưng đã trở thành cây chủ lực ở 2 huyện Bến Lức và Đức Huệ (vùng trồng tập trung với sản lượng lớn nhất cả nước và đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao). Những hạn chế - yếu kém của ngành trồng trọt - Các cây trồng truyền thống là những đặc sản nổi tiếng của ngành trồng trọt (gạo Huyết rồng, dứa, đậu phộng, cải ngọt và rau gia vị luôn có thị trường tiêu thụ và được xem là nông sản có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường trong nước, nhất là ở các tỉnh thành Nam bộ. Song sản xuất lại thiếu ổn định, thậm chí một số cây trồng rơi vào tình trạng suy giảm mạnh cả diện tích và sản lượng. - Phần lớn các loại sản phẩm hàng hóa ngành trồng trọt trong đó có cả nông đặc sản truyền thống như: gạo, dứa còn có chất lượng thấp và không ổn định, thậm chí là giảm so với trước năm 2000, giá thành cao đã ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và thu nhập của nông dân giảm sức cạnh tranh khi tiêu thụ trên thị trường. 68 - Tình trạng "trồng - chặt" cây lâu năm vẫn xảy ra gây lãng phí đầu tư trồng mới và kiến thiết cơ bản (dứa 2005: 1.415,0 ha đến 2009 giảm chỉ còn: 444,0 ha) - Giá thành của phần lớn sản phẩm của ngành trồng trọt (lúa, mía) thường cao hơn sản phẩm cùng loại sản xuất ở các vùng chuyên canh khác, nên sức cạnh tranh kém và lợi nhuận thấp hơn. - Các nông sản hàng hóa chủ lực của ngành trồng trọt còn thiếu sự gắn kết giữa sản xuất - thu mua - chế biến + bảo quản - tiêu thụ (điển hình là đay, mía, rau). Việc kết nối giữa người sản xuất với các kênh phân phối chưa hình thành một cách vững chắc và được quản lý thống nhất, hầu như chưa có nông sản nào của ngành trồng trọt được sản xuất theo hợp đồng kinh tế (ngoại trừ một diện tích trồng đay năm 2007 nhưng nông hộ trồng đay lãnh hậu quả thất bại nặng nề). - Quá trình sản xuất ngành trồng trọt đã qua nhiều năm nên hình thành được các vùng chuyên canh cây trồng (đậu phộng ở huyện Đức Huệ, rau ở Mộc Hóa, dứa - mía - chanh ở huyện Bến Lức, Đức Huệ, khoai mỡ ở huyện Thạnh Hóa, đay ở 2 huyện Mộc Hóa - Thạnh Hóa, lúa - gạo trên tất cả các huyện trong vùng) song lại ít được đầu tư một cách đồng bộ - toàn diện để hình thành hàng hóa ngành hàng phát triển trong cơ chế kinh tế thị trường. Nguyên nhân chính đối với hạn chế - yếu kém của ngành trồng trọt - Đất sử dụng cho trồng trọt các năm qua liên tục bị thu hẹp và luôn đặt trong tình trạng bị động trong sử dụng do phát sinh các dự án xây dựng Khu - Cụm Công nghiệp, đô thị, đất ở nông thôn, xây dựng hạ tầng kỹ thuật so với quy hoạch được duyệt. - Đặc biệt, tại các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước đã xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất - nước do nước rác thải chưa qua xử lý của các cơ sở công nghiệp xả trực tiếp ra ruộng - vườn và kênh - rạch dẫn đến đất trồng trọt bỏ hoang, bỏ vụ hoặc sản xuất đạt năng suất thấp. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển trồng trọt tuy đã được cải thiện song vẫn còn không ít bất cập. Trong đó, đáng kể nhất là: thủy lợi, giao thông 69 đồng ruộng, lưới điện và cấp điện áp Đồng thời, tỷ lệ các nguồn vốn đầu tư vào sản xuất ngành trồng trọt còn chưa tương xứng. - Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển một số ngành hàng chủ lực đối với ngành trồng trọt tỉnh Long An như: Vùng lúa chất lượng cao, Vùng rau an toàn vẫn chưa được ngành chức năng tổ chức triển khai thực hiện nhằm huy động đầy đủ, kịp thời các nguồn lực đầu tư sản xuất trồng trọt đạt kết quả cao. - Sự hỗ trợ các cơ quan ban ngành chức năng của tỉnh, huyện đặt trong mối quan hệ cộng đồng trách nhiệm với nông hộ, trang trại phát triển ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa nông sản hàng hóa còn chưa nhiều và ít hiệu quả. - Tuy thời gian qua hoạt động chuyển giao KH-CN và tiến bộ kỹ thuật thông qua nhiều kênh, nhất là khuyến nông có những tiến bộ nhất định. Song, thực tế sản xuất ngành trồng trọt cho thấy lao động trực tiếp trồng trọt vẫn thiếu thông tin có độ tin cậy cao nên nông dân còn lúng túng, bị động trong sản xuất hàng hóa. - Đặc biệt, các tồn tại hạn chế đối với ngành trồng trọt ở tỉnh Long An được xác định có một nguyên nhân là còn thiếu các cơ chế chính sách thực sự khuyến khích, hỗ trợ phát triển các cây trồng là hàng hóa chủ lực theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. - Theo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa VIII trình đại hội lần thứ IX nêu hạn chế yếu kém là: tổ chức sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng chuyên canh, xây dựng thương hiệu, liên kết “4 nhà” chưa thực hiện tốt. Thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp. Hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu”. - Ngoài ra, còn phải kể đến các nguyên nhân khách quan là: giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu tăng cao, giá thuê nhân công cũng tăng mạnh trong khi giá bán sản phẩm hàng hóa luôn biến động hoặc khó tiêu thụ làm giảm lợi nhuận và thu nhập (điển hình là đay năm 2007,) khí hậu thời tiết diễn biến thất thường (hạn, lũ lụt, mặn, và loại đất phát sinh ít thuận lợi cho trồng trọt chiếm: 68,85% diện tích tự nhiên. 70 Tóm lại: do canh tác còn nặng về khai thác độ phì tự nhiên, mức đầu tư thâm canh chưa cao nên hiệu quả kinh tế hạch toán từ sản xuất lúa chưa đem lại kết quả như mong muốn. Trong tương lai phải nghiên cứu bố trí lại cơ cấu mùa vụ sản xuất kết hợp với thâm canh: xây dựng vùng lúa chất lượng cao, phát triển mạnh mô hình cánh đồng mẫu lớn, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, ứng dụng giống mới năng suất và chất lượng cao, để tạo bước phát triển bền vững trong nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và đáp ứng nhu cầu thị trường. Đánh giá thực trạng sản xuất ngành chăn nuôi của vùng Đồng Tháp Mười GTSX của ngành chăn nuôi ngành càng phát huy hiệu quả của mình nhưng giá trị gia tăng chưa lớn và có xu hướng giảm, trong năm 2000 đạt 306,148 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 523,173 tỷ đồng, đến năm 2011 giảm đáng kể xuống còn 263,006 tỷ đồng. Nhưng cơ cấu GTSX của ngành chăn nuôi có xu hướng gia tăng từ 12,4% năm 2000 lên 15,1% năm 2011, chứng tỏ chăn nuôi ngày càng được quan tâm đầu tư ổn định sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Quy mô đàn gia súc gia cầm: + Chăn nuôi ở ĐTM có quy mô nhỏ, nhưng đã sự phát triển hơn so với trước đây, chủ yếu là khu vực kinh tế gia đình nông hộ và sự ra đời một số trang trại trong thời gian gần đây, chủ yếu là chăn nuôi heo và gia cầm, trâu bò ít có điều kiện phát triển, chịu ảnh hưởng của ngập lũ, ngoài việc chịu ảnh hưởng của môi trường và thị trường tiêu thụ nên phát triển chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng chuồng trại, thời gian nuôi, cơ cấu các loại gia súc gia cầm. Đây là một hạn chế cần nghiên cứu trong khai thác sử dụng tài nguyên phát triển kinh tế. Thống kê diễn biến đàn gia súc - gia cầm giai đoạn 2001-2011: + Nhìn chung, đàn trâu có chiều hướng giảm và biến động do ảnh hưởng của điều kiện ngập lũ, diện tích đất hoang giảm, máy móc được thay thế dần sức kéo trâu bò và nuôi trâu bò dễ bị rủi ro do dịch bệnh, không nơi nhốt, thức ăn mùa lũ năm 2000 có 10125 con, năm 2005 giảm còn 5893 con, năm 2011 tăng lên thêm 2513 con. Đàn trâu tăng chủ yếu là đàn trâu thịt vỗ béo nhập từ Campuchia, các hộ 71 nuôi từ 4 đến 6 tháng là xuất chuồng - mô hình chăn nuôi hiệu quả với mục tiêu tận dụng những ưu thế và kinh nghiệm sẵn có để gia tăng thu nhập cho kinh tế hộ. + Đàn bò tăng mạnh do thị trường tiêu thụ thịt bò có chiều hướng tốt, chính sách khuyến khích phát triển đàn bò của Nhà nước trong giai đoạn 2001-2005 (bình quân: +34,21%/năm) từ 4320 con năm 2000 tăng lên 18810 con năm 2005, năm 2011 giảm còn 16393 con. Bò nuôi theo hướng lấy thịt, chủ yếu là nuôi bò vỗ béo mà nguồn chính là nhập bò từ Campuchia. Trong tương lai, phát triển đàn bò thịt và một số bò sinh sản để gia tăng sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân là định hướng đúng cho sự phát triển đại gia súc của vùng. + Đàn heo phát triển tốt và tăng đều ở các năm từ 2000-2005 với mức tăng là 13,86%/năm, tuy nhiên sang giai đoạn 2005-2015 đàn heo giảm liên tục, từ 91728 con năm 2005 giảm xuống còn 71308 con năm 2011; nhìn chung đàn heo toàn vùng có xu hướng giảm. + Đàn gia cầm tăng khá biến động, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 – 2005 là -17,61% năm, giai đoạn 2005-2011 tốc độ tăng trưởng là 154,79% năm từ 453771 con năm 2005 tăng lên 124159100 con năm 2011. Trong đó, đàn vịt tăng từ: 621599 con năm 2000 còn 251632 con năm 2005; năm 2011 đạt 1237300 con. + Đàn dê được nuôi ở tất cả các huyện với quy mô nhỏ từ 200 đến 800 con mỗi huyện, tổng đàn dê năm 2005 là 3010 con đến 2011 giảm còn 2573 con. + Sản phẩm chăn nuôi tăng đều qua các năm gồm thịt hơi các loại: 42352 tấn năm 2000, năm 2005 tăng thêm 4973 tấn, năm 2011 tăng thêm 31623 tấn; bình quân thịt hơi: 213 kg/người/năm, thịt hàng hóa chiếm khoảng 55%. Sản lượng trứng gia cầm năm 2011 là: 98,3 triệu quả tăng 1,16 lần so với năm 2000. Sản lượng sữa cũng tăng liên tục năm 2011 đạt 11474 tấn tăng gấp 12,83% so với năm 2000. Những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đối với ngành chăn nuôi. - Tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi tăng rất chậm (năm 2000: 12,4% đến năm 2011: 15,1% tăng có 2,7% qua 11 năm) và chăn nuôi chưa thực sự trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp tỉnh Long An. - Quy mô đàn vật nuôi và sản lượng sản phẩm chăn nuôi diễn biến không ổn định, luôn tăng - giảm qua các năm chứng tỏ ngành chăn nuôi phát triển kém bền 72 vững, tiềm ẩn không ít rủi ro do dịch bệnh, thức ăn, giá tiêu thụ sản phẩm và địa bàn được phép chăn nuôi đang bị thu hẹp. - Chất lượng sản phẩm chăn nuôi được ngành thú ý và các cơ quan quản lý chất lượng thực phẩm tiến hành kiểm tra, giám sát và trên thực tế có được cải thiện từng bước đáp ứng theo yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. - Giá thành các sản phẩm chăn nuôi luôn ở mức cao, tỷ lệ lãi trên chi phí thấp nên ngành chăn nuôi thu hút ít được các nguồn lực đầu tư phát triển, đặc biệt giá bán sản phẩm thịt tươi (heo, gà, vịt) có mức giao động lớn đã làm không ít người chăn nuôi thua lỗ thậm chí phá sản khi vật nuôi bị dịch bệnh. - Chăn nuôi heo trang trại, gà, bò sữa ở các gia trại - trang trại nhưng chưa chú trọng đầu tư các công trình xử lý phân - nước thải được xem là đối tượng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, nhất là khi dịch bệnh xảy ra. Ngoài chăn nuôi bò sữa đã gắn bó khá chặt chẽ giữa sản xuất với thu mua, bảo quản và chế biến, còn chăn nuôi heo, trâu, bò thịt, gà, vịt phát triển thiếu gắn kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm của ngành hàng. Bảng 2.11. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi vùng Đồng Tháp Mười Số TT Hạng mục Đơn vị tính Năm Tốc độ tăng bình quân (%/năm) 2000 2005 2011 1996 -2000 2000 - 2005 2005 - 2011 I Quy mô đàn 1 Đàn trâu tổng số con 10125 5893 8406 -4.11 -10.26 6.10 Trong đó : - Cày kéo - 6377 871 700 -4.66 -32.84 -3.58 2 Đàn bò tổng số - 4320 18810 16393 9.38 34.21 -2.27 Trong đó : - Cày kéo - 492 55 683 1.76 -35.48 52.17 - Bò lai sind - 11289 15710 5.66 3 Đàn heo tổng số - 41331 91728 71308 7.99 17.29 -4.11 - Heo nái - 4429 8475 11884 7.19 13.86 5.80 - Heo thịt - 36818 83129 59424 8.47 17.69 -5.44 4 Đàn gia cầm tồng số - 1195353 453771 124159100 6.61 -17.61 154.79 73 a Đàn gà tổng số - 573754 202139 1043800 10.18 -18.83 31.47 Trong đó : - gà đẻ - 81768 27614 487933 6.45 -19.52 61.39 b Đàn vịt tổng số - 621599 251632 1237300 3.85 -16.55 30.40 Trong đó : - vịt đẻ - 36329 29561 412433 3.21 -4.04 55.16 5 Đàn dê 18220 5565 -17.94 II Sản phẩm chăn nuôi 1 Thịt hơi các loại tấn 42352 47325 78948 2.58 2.25 8.90 - Thịt trâu - 856 603 4005 -5.19 -6.76 37.10 - Thịt bò - 565 2363 25.91 33.15 -100.00 - Thịt heo - 30451 39720 52182 4.38 5.46 4.65 - Thịt gia cầm - 10480 4639 22631 -1.69 -15.04 30.23 2 Sản lượng sữa tấn 894 8363 11474 20.10 56.39 5.41 3 Trứng gia cầm 1000 quả 84216 40580 98300 -4.45 -13.59 15.89 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Thống kê Long An Nguyên nhân chính của hạn chế - yếu kém của ngành chăn nuôi. + Dịch bệnh gây hại đàn vật nuôi liên tiếp xảy ra (dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra và đầu tiên vào cuối năm 2003 tại tỉnh Long An, dịch lở mồm long móng, dịch heo tai xanh) và còn tiềm ẩn nguy cơ tái phát dịch bệnh. + Giá bán các loại thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y tăng cao trong khi giá bán sản phẩm chăn nuôi tăng chậm và diễn biến phức tạp nhất là lúc dịch bệnh xảy ra. Khi dịch bệnh xảy ra, tiêu thụ sản phẩm (gà thịt, trứng, heo thịt) gặp nhiều trở ngại. + Thịt nhập khẩu bán với giá thấp (thịt heo, thịt gà, thịt bò) năm 2008 lên đến hàng trăm nghìn tấn đã ảnh hưởng đến giá và sức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi sản xuất ở tỉnh Long An và cả nước. + Ngập lũ tại các huyện ĐTM là nguyên nhân đưa đến chăn nuôi theo thời vụ ở vùng ngập lũ, khó có thể phát triển chăn nuôi trang trại, nhất là với gia súc, còn các huyện vùng Hạ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn. + Chăn nuôi ở hộ gia đình quy mô nhỏ ở ngay trong khu dân cư là loại hình, rất phổ biến và không ít hộ chăn nuôi tận dụng phụ phẩm trồng trọt phương thức 74 nuôi chăn thả tự nhiên đối với trâu, bò nên năng suất chăn nuôi không cao, khó quản lý dịch bệnh và vệ sinh thú y. + Địa bàn chăn nuôi bị thu hẹp nhất là từ năm 2004, khi xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1, các ngành chức năng ban hành các văn bản cấm nuôi ở đô thị và các yêu cầu phải cách ly với dân cư, trong khi đó quá trình xây dựng khu - cụm công nghiệp, xây dựng khu tái định cư - đô thị hóa dẫn đến địa bàn chăn nuôi bị thu hẹp và áp lực về đầu tư xử lý môi trường, di dời gây khó khăn cho chăn nuôi. - Các nguồn lực ít đầu tư vào phát triển chăn nuôi do lợi nhuận thấp lại dễ gặp rủi ro, muốn chăn nuôi bò sữa hoặc phát triển chăn nuôi trang trại gia cầm, heo người chăn nuôi thiếu đất và rất khó có đủ vốn đầu tư. Thiếu các dự án đầu tư và quy hoạch chi tiết phát triển từng loại vật nuôi, cơ chế chính sách thực sự khuyến khích loại hình chăn nuôi trang trại, chăn nuôi tạo ra sản phẩm chất lượng cao. - Trên địa bàn thiếu các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, trang thiết bị tiên tiến - đồng bộ có quy mô vừa và chưa có các nhà máy chế biến thực phẩm hiện đại mà nguyên liệu là các sản phẩm chăn nuôi nên rất bị động khi tiêu thụ với số lượng lớn. - Chất lượng nhân lực cho phát triển sản xuất chăn nuôi hàng hóa rất bất cập, phần lớn các Phòng Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn huyện đều còn thiếu cán bộ học chuyên ngành về chăn nuôi - thú y. Hệ thống thú y cơ sở (xã) cũng chưa đáp ứng yêu cầu trong khi người trực tiếp chăn nuôi luôn thiếu thông tin liên quan đến chăn nuôi. Tóm lại: Chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu ở hộ gia đình, quy mô nhỏ, kỹ thuật và chuồng trại còn giản đơn, nên năng suất và chất lượng đàn ở mức trung bình. Các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, nên thời gian nuôi kéo dài, hệ số tiêu tốn thức ăn cao, dẫn đến giá thành sản phẩm chăn nuôi cao, lãi và thu nhập còn thấp. Do vậy, để chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa quan trọng trong nông nghiệp cần tiếp tục đầu tư toàn diện hơn về chất lượng giống, phương thức nuôi và các biện pháp kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh, sẽ góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển nhằm giải quyết nhu cầu thực phẩm tại chổ, từng bước đưa chăn nuôi phát triển thành một ngành sản xuất hàng hóa quan trọng của vùng. 75 2.3.4.2. Ngành lâm nghiệp Đánh giá tình hình phát triển ngành lâm nghiệp: - Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp phát triển chậm và giảm tỷ trọng liên tục trong cơ cấu GTSX của khu vực I: giảm từ 19,7% năm 2000 xuống còn 13,6% năm 2005, xuống 5,0% năm 2011 và sẽ còn giảm tiếp tục nếu không có những giải pháp hiệu quả, phát triển ngành trong thời gian tới. - Đến ngày 31/12/2009 rừng được trồng của vùng đạt 46767,5 ha: phân bố tập trung ở 6 huyện vùng ĐTM: Thạnh Hóa: 16.095,02 ha (34,62%), Đức Huệ 7.715,9 ha (16,68%), Tân Hưng: 7.130,94 ha (15,34%), Mộc Hóa: 5.766,2 ha (12,40%), Tân Thạnh: 5.343,5 ha (11,49%), Thủ Thừa: 3.275 ha (7,04%), Vĩnh Hưng: 1.441,0 ha (3,11%). - Đến năm 31/12/2011 có sự thay đổi đáng kể giảm xuống còn 43539,1 ha: Thạnh Hóa: 13237,9 ha (30,4%), Đức Huệ 10374,9 ha (24,7%), Tân Hưng: 5917,5 ha (13,6%), Mộc Hóa: 4046,9 ha (9,3%), Tân Thạnh: 4440 ha (10,2%), Thủ Thừa: 2255 ha (5,2%), Vĩnh Hưng: 2117 ha (4,9%), Bến Lức 709 (1,8%). 24.7 5.2 30.4 1.8 10.2 9.3 4.9 13.6 0 5 10 15 20 25 30 35 Đức Huệ Thủ Thừa Thạnh Hóa Bến Lức Tân Thạnh Mộc Hóa Vĩnh Hưng Tân Hưng Hình 2.5. Biểu đồ phân bố diện tích rừng vùng Đồng Tháp Mười năm 2011 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An % 76 - Rừng sản xuất được trồng phủ kín các huyện thuộc vùng ĐTM của tỉnh. - Rừng phòng hộ trồng ở 8 huyện trong đó: diện tích rừng phòng hộ nhiều nhất là Thạnh Hóa: 1.391,95 ha, Tân Thạnh: 412,0 ha, Mộc Hóa: 141,6 ha, Vĩnh Hưng: 10,0 ha, Đức Huệ mỗi huyện 7,0 ha - Rừng đặc dụng 2.003,0 ha gồm có: (Xem Phụ lục Bảng 13) + Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen thuộc huyện Tân Hưng; đây là Dự án thuộc chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ nhằm mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước (theo Quyết định số: 229/QĐ-UBND khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen có diện tích tự nhiên: 3.381 ha) nhưng đến 31/12/2009 chỉ có 1.200 ha. + Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu ĐTM huyện Mộc Hóa có diện tích tự nhiên: 800 ha và huyện Đức Huệ: 3,0 ha. - Sản phẩm của lâm nghiệp chủ yếu là tràm cừ khai thác chặt chọn hoặc khai thác trắng sử dụng làm vật liệu xây dựng . - Công nghiệp chế biến lâm sản chưa phát triển, quy mô nhỏ với kỹ thuật giản đơn, sản xuất một số vật dụng gia đình hoặc đóng sửa tàu ghe nhỏ. - Như vậy, để lâm nghiệp phát triển tốt, đạt theo các mục tiêu kinh tế và môi trường, cần có quy hoạch lại, có các chính sách xác đáng và tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, để diện tích rừng được ổn định khoảng 9 - 10 nghìn ha rừng tập trung, nhằm tạo lập cân bằng sinh thái vùng đất phèn. - Hạch toán chi phí trồng tràm trong chu kỳ 6 năm cho thấy: Tổng chi phí trồng tràm trong 1 chu kỳ là 63 triệu đồng /ha, doanh thu từ sản phẩm cừ tràm 90 triệu đồng/ ha (6.000 cây cừ), tận thu gỗ củi 0,7 triệu đồng, bình quân 1 năm lợi nhuận thu được chỉ 4,6 triệu đồng/ha. Tuy hiệu quả mang lại còn thấp, song cây tràm vẫn có điều kiện phát triển vì phần lớn khu vực trồng tràm là những vùng đất có địa hình thấp, trũng, đất phèn nặng phù hợp với sinh thái của cây tràm. 77 Những hạn chế, yếu kém của ngành lâm nghiệp: - Phát triển rừng thiếu bền vững, tình trạng “trồng - chặt” thường xuyên xảy ra gây thiệt hại cho các đối tượng đầu tư trồng và phát triển rừng. - Năng suất và sinh khối rừng đã có phần được cải thiện theo hướng tích cực song vẫn còn thấp so với diện tích rừng tràm trồng sử dụng giống tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật. - Cháy thường xuyên xảy ra gây thiệt hại đối với rừng (năm 2004, cháy rừng gây thiệt hại 485,0 ha, năm 2005: 554,0 ha, năm 2007: 3.172,0 ha...). - Tình trạng chặt phá rừng phòng hộ, rừng đặc dụng vi phạm luật bảo vệ rừng vẫn xảy ra. - Những năm 2006, 2007, 2008, 2009 và năm 2010 hiệu quả kinh tế từ rừng tràm đạt rất thấp do sản phẩm (cừ, củi tràm) khó tiêu thụ và giá bán thấp nên hơn 20.000,0 ha rừng tràm sản xuất đã bị chặt chuyển sang trồng lúa,... Nguyên nhân của các yếu kém đối với sản xuất lâm nghiệp: - Các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển lâm nghiệp triển khai còn chưa được quan tâm đúng mức và chưa có được sự đồng thuận cao của các cấp chính quyền (xã, huyện, tỉnh) và các ngành chức năng. - Điển hình là ”khai hoang trồng cây nông nghiệp lấp kín Đồng Tháp Mười” từ năm 1987, làm thủy lợi ngọt hóa, nước ngọt dẫn đến đâu, rừng bị phá đến đó để chuyển thành đất ruộng lúa. - Nguồn nhân lực cho phát triển sản xuất lâm nghiệp theo hướng trồng rừng thâm canh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới còn bất cập, số lượng cán bộ có chuyên môn kỹ thuật về lâm nghiệp làm việc tại các phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện trồng rừng tập trung (Thạnh Hóa, Đức Huệ, Tân Hưng, Mộc Hóa) rất thiếu. - Vốn đầu tư cho phát triển sản xuất lâm nghiệp rất ít (kể cả vốn ngân sách, vốn tín dụng và vốn tự có)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_23_2706016455_0505_1871572.pdf
Tài liệu liên quan