Khí hậu: Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình
nhiều nắng, gió và không có mùa đông lạnh; có 2 mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 7
đến tháng 9 và mùa nắng từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26,5ođến 27oC. Số giờ nắng bình quân hằng năm
khoảng 2.903 giờ. Tháng 3 hằng năm có giờ nắng cao là 297 giờ và tháng 8 giờ nắng ít nhất
là 160 giờ. Tổng nhiệt độ trung bình năm trên 9.500oC.
Lượng mưa trung bình hằng năm trong tỉnh thấp nhất, khoảng từ 800 – 1.500mm và
độ ẩm trung bình từ 79 – 80%. Khí hậu ở Bình Thuận có tính chất phân hóa do yếu tố địa
hình đã hình thành một số vùng:
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2295 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấp nhất
so các tỉnh lân cận và cả nước, mật độ đường phân bố không đều, giao thông các vùng nông
thôn còn thưa thớt và chất lượng đường rất xấu, đi lại còn khó khăn nhất là trong mùa mưa.
Trong giai đoạn 2000- 2009 hạ tầng giao thông được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới 360
km đường, trong đó: mặt đường bê tông nhựa 150 km, láng nhựa 210 km, làm mới 29 cầu
chiều dài 934 mét, kiên cố 15 cầu bê tông cốt thép dài 353 mét, ngoài ra còn làm hàng trăm
km đường đất giao thông nông thôn.
Bình Thuận là một trong những tỉnh có diện tích trồng điều và sản lượng hạt điều lớn.
Một số nhà máy, cơ sở chế biến hạt điều được xây dựng đặt tại Phan Thiết, Đức Linh, Tánh
Linh, Hàm Thuận Bắc với sản lượng năm 2005 là 15.409 tấn nhân hạt. Sản phẩm nhân hạt
điều phần lớn xuất khẩu sang các nước EU, Trung Quốc…Một số cơ sở chế biến hạt điều thủ
công hình thành tự phát, quy mô nhỏ, số lượng hay thay đổi, năm 2008 toàn tỉnh có khoảng
35 cơ sở chế biến hạt điều thủ công. Ngoài ra thì các nhà máy công nghiệp chế biến hạt điều
được xây dựng tại Phan Thiết, Tánh Linh, Đức Linh…đều do các doanh nghiệp tư nhân quản
lý với công suất nhỏ, thiết bị , công nghệ còn lạc hậu nên sản lượng hàng năm đạt chưa cao
và trình độ chế biến chỉ dừng lại ở mức sơ chế ra nhân điều để xuất khẩu, chưa có sự đa dạng
hóa sản phẩm, chưa tận dụng để chế biến các sản phẩm khác từ điều.
Hệ thống đường lối chính sách: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành và các lĩnh vực xã hội, nâng cao hiệu quả,
khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu sớm đưa tỉnh thoát khỏi tỉnh nghèo, kém phát
triển, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, riêng đối với ngành trồng điều thì tỉnh đang quy hoạch,
bố trí phát triển cây điều trên đất xám, đất cát ven biển ở các huyện phía nam và tây nam của
tỉnh như Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân và một số xã miền núi, vùng cao ở Bắc Bình, Hàm
Thuận Bắc nhằm mục tiêu đến năm 2010, phấn đấu đạt diện tích 30.500 ha. Trong lĩnh vực
công nghiệp thì công nghiệp chế biến được coi là hạt nhân thúc đẩy sản xuất công nghiệp và
kinh tế của tỉnh phát triển, vừa là nguồn cung cấp hàng hóa dịch vụ, vừa là thị trường tiêu thụ
sản phẩm của các ngành nông lâm thủy sản, các dự án hợp tác với bên ngoài. Sản xuất các
mặt hàng chất lượng cao với công nghệ hiện đại, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Riêng đối
với công nghiệp chế biến hạt điều, tỉnh đang có kế hoạch đầu tư xây dựng một số nhà máy
chế biến hạt điều và đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ chế biến hạt điều ở Phan Thiết, Đức
Linh và Tánh Linh nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất
khẩu.
Bên cạnh đó thì các chính sách huy động vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, phát
triển khoa học- công nghệ, phát triển các loại thị trường của Nhà nước cũng đã tạo cho ngành
sản xuất điều đang từng bước phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhằm gắn sản xuất với
thị trường, coi trọng việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh ở từng
doanh nghiệp và sản phẩm.
2.3. Thực trạng trồng điều
2.3.1.Ở Việt Nam
Cây điều ở nước ta được trồng nhiều ở 4 vùng sinh thái nông nghiệp: Năm 2008 diện
tích điều của vùng Đông Nam Bộ là 170.000 ha, vùng Tây Nguyên 60.000 ha, vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ 100.000 ha và Đồng bằng sông Cửu Long là 10.000 ha, trong đó vùng tập
trung điều nhiều nhất là vùng Đông Nam Bộ với diện tích 170.000 ha, dự báo năm 2010 diện
tích sẽ là 190.000 ha.
Biểu đồ 2.1: Diện tích trồng điều của Việt Nam theo khu
vực năm 2008
67%
24%
0.5%7%
1.5%
Đông Nam Bộ
Tây Nguyên
Duyên Hải Nam Trung Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Bắc Trung Bộ
Bảng 2.3 : Diện tích, năng suất, sản lượng điều nước ta
giai đoạn 1995 - 2008
Năm Diện tích điều
trồng (ha)
Diện tích điều
thu hoạch (ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(tạ/ha)
1995 190.373 95.754 53.491 5,6
2000 199.274 146.518 94.069 6,4
2005 349.674 223.918 238.368 10,6
2008 324.560 279.026 312.510 11,2
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2009
Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn 10 năm (1995- 2005) diện tích trồng
điều tăng gấp 2 lần, sản lượng điều tăng gấp 4,5 lần, còn năng suất tăng gấp 2 lần. Do ảnh
hưởng của tình hình thời tiết cùng với sự biến động của thị trường nên giai đoạn 2005- 2008,
diện tích điều trồng giảm 25.114 ha nhưng sản lượng và năng suất tăng.
2.3.2. Ở Bình Thuận
Bình Thuận là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 7.828 km2. Với
điều kiện khí hậu và đất đai của Bình Thuận rất thích hợp cho việc phát triển các cây trồng
như thanh long, điều, cao su,…Phần lớn diện tích trồng điều thường tập trung ở các huyện
Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Bắc Bình. Các huyện còn lại thì diện tích trồng điều không
đáng kể.
Năm 1982, tỉnh Bình Thuận có phát động phong trào trồng điều rất mạnh ở các hợp
tác xã và hộ nông dân. Tỉnh đã cung cấp hạt giống cho các hợp tác xã, hộ nông dân với chính
sách trồng trên nương rẫy được miễn thuế nông nghiệp 3 năm. Ngoài ra tỉnh còn thành lập
một số nông trường trồng điều như nông trường Bắc Bình, nông trường Tánh Linh, Đức
Linh,….
Một số giống điều năng suất cao được chọn trồng:
- Giống MH 5/4: Ra hoa sau khi trồng 18 tháng. Số quả một chùm từ 6- 10 quả, quả
màu vàng. Kích cỡ hạt lớn (125- 135 hạt/kg), tỉ lệ nhân cao (29- 32%). Ít bị sâu bệnh nguy
hiểm. Năng suất hạt 3.000- 4.000 kg/ha.
- Giống LG1: Ra hoa sau khi trồng 18 tháng. Số quả một chùm từ 6- 10 quả, quả màu
đỏ. Kích cỡ hạt lớn (150- 155 hạt/kg), tỉ lệ nhân cao (28- 30%). Khả năng chống chịu sâu
bệnh trung bình. Năng suất hạt 2.000- 3.000 kg/ha.
- Giống CH1: Ra hoa sau khi trồng 18 tháng. Số quả một chùm từ 8- 14 quả, quả màu
đỏ. Kích cỡ hạt trung bình (160- 170 hạt/kg), tỉ lệ nhân cao (27- 29%). Khả năng chống chịu
sâu bệnh trung bình. Năng suất hạt 2.000- 3.000 kg/ha.
- Giống PN1: Ra hoa sau khi trồng 18 tháng. Số quả một chùm từ 4- 10 quả, quả màu
vàng. Kích cỡ hạt lớn (145- 155 hạt/kg). Tỉ lệ nhân cao (30- 33%). Khả năng chống chịu sâu
bệnh trung bình. Năng suất hạt 2.000- 3.000 kg/ha.
Bảng 2.4: So sánh diện tích, sản lượng, năng suất điều ở Bình Thuận với cả nước năm
2005
Stt Địa phương Diện tích điều
trồng (ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(tạ/ha)
1 Cả nước 349.674 238.368 10,6
2 Bình Thuận 31.267 11.437 5,5
3 Bình Định 18.690 9.204 3,5
4 Ninh Thuận 4020 1.124 4
5 Phú Yên 4320 1.200 4
6 Đăk Lăk 44.696 16.297 7,2
7 Bình Phước 196.029 108.432 12,4
8 Đồng Nai 50.092 21.365 12,75
Nguồn: Niên giám Thống kê 2007
Qua bảng số liệu trên cho thấy, so với các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
thì diện tích điều trồng ở Bình Thuận chiếm diện tích nhiều nhất 31.267 ha, sản lượng và
năng suất đạt khá cao. Vào năm 2005, diện tích trồng điều ở Bình Thuận chiếm 8,9%, diện
tích điều thu hoạch chiếm 9,2%, sản lượng chiếm 4,8% và năng suất chiếm 51,9% so với cả
nước. Về diện tích trồng, sản lượng và năng suất điều thì Bình Thuận đứng thứ 4 trong cả
nước sau các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Đăk Lăk. Qua đó cho thấy Bình Thuận có tiềm
năng phát triển cây điều nếu có sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền địa phương.
Bảng 2.5: Tình hình phát triển cây điều tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2000- 2009
Năm Diện tích điều
trồng (ha)
Diện tích thu
hoạch (ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(tạ/ha)
2000 15.591 12.275 3.928 3,2
2006 32.271 21.658 12.843 5,9
2007 30.971 23.647 17.565 7,4
2008 28.500 22.757 12.516 5,5
2009 30.000 22.757 12.516 5,5
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận năm 2009
Qua bảng số liệu trên cho thấy, diện tích trồng điều, diện tích thu hoạch, sản lượng,
năng suất trong giai đoạn 2000 – 2009 có sự biến động qua các năm. Từ năm 2000 đến 2006
diện tích, sản lượng, năng suất điều có xu hướng ngày càng tăng. Nhưng từ năm 2006 đến
2009, diện tích, sản lượng, năng suất điều có sự thay đổi không ổn định qua các năm; trong
giai đoạn này thì năm 2007 diện tích trồng điều chiếm diện tích cao nhất trong các năm là
30.971 ha, sản lượng đạt 17.565 tấn, năng suất chiếm 7,4 tạ/ha.
Biểu đồ 2.2: Diện tích điều trồng, sản lượng, năng suất
điều của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2000 - 2009
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
2000 2006 2007 2008 2009
ha
0
1
2
3
4
5
6
7
8
tạ/ha
Diện tích thu hoạch (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận thì năm 2009, giá trị sản xuất ngành
trồng trọt của tỉnh chiếm 81,1% giá trị sản xuất nông nghiệp, trong đó giá trị sản xuất cây
công nghiệp lâu năm chiếm 14,5% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Về sản lượng đạt
được của các cây công nghiệp lâu năm thì sản lượng cây điều đạt được khá cao chiếm 30,3%
sản lượng của các cây công nghiệp lâu năm.
Điều là loại cây trồng được trồng nhiều ở Bình Thuận từ năm 1982. Diện tích trồng
điều có xu hướng ngày càng tăng, vào năm 2000 diện tích điều trồng là 15.591 ha nhưng đến
năm 2006 diện tích điều là 32.271 ha tăng 16.680 ha. Tuy nhiên những năm gần đây, do tình
hình thời tiết diễn biến phức tạp gây mất mùa, giá hạt điều không ổn định, có xu hướng
giảm, thêm vào đó là sự hấp dẫn của cây cao su, nên một bộ phận không ít hộ nông dân đã
chặt điều trồng cao su, nhất là tại các huyện có diện tích điều lớn như Đức Linh và Tánh
Linh. Năm 2007, diện tích điều toàn tỉnh giảm gần 1.300 ha so với năm 2006, năm 2008 diện
tích điều tiếp tục giảm gần 2.471 ha so với năm 2007 nhưng đến năm 2009 diện tích điều bắt
đầu tăng trở lại. Điều này cũng gây ảnh hưởng nhất định cho công tác quy hoạch phát triển
cây điều tại địa phương.
Bảng 2.6: Diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng điều các huyện ở Bình Thuận
năm 2007
Stt Huyện, thành phố Diện tích thu
hoạch (ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(tạ/ha)
1 Phan Thiết 642 215 3,3
2 Thị xã Lagi 414 298 7,2
3 Tuy Phong 20 7 3,5
4 Bắc Bình 2.728 1.225 4,5
5 Hàm Thuận Bắc 2.138 1.183 5,5
6 Hàm Thuận Nam 1.400 600 4,3
7 Tánh Linh 6.651 7.635 11,5
8 Đức Linh 8.177 4.941 6,0
9 Hàm Tân 1.492 1.443 9,7
10 Phú Quý 12 18 15,0
Tổng 23.647 17.565 7,4
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2009
Qua bảng số liệu trên cho thấy, diện tích thu hoạch, sản lượng, năng suất điều có sự
khác nhau giữa các huyện. Trong năm 2007, diện tích điều thu hoạch là 23.647 ha, sản lượng
đạt 17.565 tấn, năng suất 7,4 tạ/ha; trong đó diện tích thu hoạch, sản lượng và năng suất điều
ở hai huyện Đức Linh và Tánh Linh chiếm cao nhất; còn huyện có diện tích và sản lượng
điều thấp nhất là Tuy Phong và Phú Quý. Hiện nay diện tích điều phân bố phân tán, không
đều giữa các huyện; trong đó các huyện có diện tích trồng điều trên 5.000 ha chỉ có hai
huyện Đức Linh và Tánh Linh, còn vùng trồng điều với diện tích từ 1.000- 5.000 ha là các
huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân, các huyện có diện tích
trồng điều dưới 1.000 ha là Phan Thiết, Thị xã Lagi, Tuy Phong và Phú Quý. Vì đặc điểm
của cây điều là cây chịu được khô hạn và phát triển tốt trên các loại đất xám phù sa cổ, đất
phù sa mới, đất cát đỏ, cát pha sét, tầng đất sâu từ 2m đến 3m, phần lớn các loại đất này phân
bố nhiều ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân và Hàm Thuận Bắc rất thích hợp với
việc trồng điều và có khả năng mở rộng.
Biểu đồ 2.3: Diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng điều các
huyện ở Bình Thuận năm 2007
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
8,000
9,000
Phan
Thiết
Thị xã
Lagi
Tuy
Phong
Bắc
Bình
Hàm
Thuận
Bắc
Hàm
Thuận
Nam
Tánh
Linh
Đức
Linh
Hàm
Tân
Phú
Quí
ha
0
2
4
6
8
10
12
14
16
tạ/ha
Diện tích thu hoạch (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, nhận thấy rằng tình hình
năng suất điều trong tỉnh không đồng đều ở các huyện, có huyện năng suất đạt 11,5 tạ/ha
nhưng có huyện năng suất chỉ đạt 3,3 tạ/ha (năm 2007). Đây cũng là vấn đề cần được xem
xét, quan tâm, trong đó có thể do điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc, phân bón, giống gieo
trồng, nguồn vốn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật. Ngoài ra còn những vấn đề khác gây
ảnh hưởng trực tiếp là giá cả, thị trường tiêu thụ, sự cạnh tranh về lợi thế so sánh hiệu quả
kinh tế đối với các cây trồng khác nhất là cây cao su. Hiện nay, còn nhiều hộ nông dân trồng
những vườn điều già cỗi, giống cũ, cho năng suất thấp. Nguyên nhân chính là do người trồng
điều đa số là nông dân nghèo, thiếu vốn sản xuất, giá thu mua nguyên liệu thường hay biến
động, thay đổi nên việc đầu tư cho khâu chăm sóc, giống, phân bón cho cây trồng còn hạn
chế, cho năng suất thấp. Một số ít hộ nông dân có nhiều vốn nên đã đầu tư cho khâu chăm
sóc, giống gieo trồng, phân bón nên năng suất thu được cao hơn. Còn việc ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật thì chỉ mới thực hiện ở khâu lai tạo giống, còn các hoạt động khác thì chưa
được ứng dụng nhiều.
Trước đây, nông dân trồng chủ yếu là các giống điều cũ gieo bằng hạt, cho năng suất
thấp. Sau đó, ngành nông nghiệp của tỉnh đã tập trung vào công tác cải thiện cơ cấu giống
điều, thay thế giống điều cũ trồng bằng hạt bằng các giống điều ghép cho năng suất cao. Sau
nhiều năm thực nghiệm, đến nay Bình Thuận đã xác định được các loại giống điều ghép và
đang sử dụng phổ biến các giống điều ghép cao sản có khả năng chịu hạn tốt và cho năng
suất cao như ĐDH 135, ĐDH 07, ĐDH 149, ĐDH 2907, ĐDH 294, PN1. Có chính thức 3 tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh giống điều ghép là Trung tâm giống
Cây trồng Bình Thuận, Trạm thực nghiệm giống cây trồng Bắc Bình, Công ty TNHH Việt
Thành. Năng lực sản xuất cây giống hàng năm của các đơn vị này khoảng 2.000 – 10.000
cây tùy theo nhu cầu thị trường.
Bảng 2.7: Diện tích điều của tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2008- 2010
Hạng mục Năm 2008 Năm 2009 Dự kiến
năm 2010
Diện tích điều ghép
(ha)
10.269 12.800 18.000
Diện tích điều trồng
bằng hạt (ha)
18.231 17.200 12.500
Tổng 28.500 30.000 30.500
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận năm 2009
Năm 2006, các địa phương trong tỉnh triển khai trồng mới 2.000 ha điều ghép để nâng
tổng diện tích điều lên khoảng 27.325 ha.
Tính đến tháng 12/2009, thì tổng diện tích điều của toàn tỉnh là 30.000 ha, trong đó:
-Diện tích điều ghép: 12.800 ha
-Diện tích điều trồng bằng hạt (giống cũ): 17.200 ha
Nhiều chính sách khuyến khích phát triển điều đang được áp dụng như hỗ trợ 50% giá
giống điều ghép cho diện tích trồng mới, riêng với đồng bào dân tộc thì mức hỗ trợ hiện nay
là 80%. Hàng năm, chương trình khuyến nông cũng đã tập trung khá nhiều cho phát triển cây
điều, trong đó thực hiện hỗ trợ giống, vật tư, thực hiện trình diễn nhiều mô hình trồng mới và
thâm canh điều ghép, cải tạo vườn điều cũ cũng như tổ chức tập huấn, hội thảo về chăm sóc,
cải tạo vườn điều thu hút rất đông nông dân tham gia học tập.
Trong kế hoạch phát triển 30.500 ha điều đến năm 2010, mục tiêu của tỉnh là tập trung
trồng mới 6.000 ha điều ghép giống mới và thâm canh diện tích đã trồng, đưa năng suất bình
quân lên 15 tạ/ha, sản lượng 38.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu từ cây điều mỗi năm từ
27- 30 triệu USD. Tỉnh cũng đã có kế hoạch hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ tư nhân
trong việc thành lập nhà máy chế biến hạt điều cũng như từng bước thực hiện vai trò người
quản lý trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và nông dân trong vấn đề mua bán,
tiêu thụ điều.
Nhìn chung, ngành trồng điều ở tỉnh Bình Thuận mặc dù được xác định là ngành kinh
tế mũi nhọn, nhưng chưa được đầu tư nhiều, nhất là vốn và kỹ thuật canh tác nên đầu những
năm 90 diện tích điều có tăng, nhưng chỉ là do các hộ nông dân tự phát trồng nên công tác
giống, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh chưa được chú trọng.
2.4.Tình hình chế biến điều
2.4.1.Ở Việt Nam
Tính đến cuối năm 2008, Việt Nam có khoảng 203 doanh nghiệp thu mua và chế biến
nhân điều, trong đó hơn 164 doanh nghiệp là kinh doanh xuất khẩu. Mạng lưới tiêu thụ điều
tại thị trường trong nước được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Khái quát mạng lưới tiêu thụ điều thị trường trong nước
Các nhà máy chế biến điều phát triển nhiều nhưng nhỏ lẻ, hơn nữa chưa có sự liên kết
chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến. Đa số các doanh nghiệp thu mua điều
đều không tổ chức đầu tư cho vùng nguyên liệu cũng như chưa ký hợp đồng tiêu thụ sản
phẩm dài hạn với các nông hộ trồng điều. Bên cạnh đó nguồn nguyên liệu điều trong nước
trong các năm qua đều không đáp ứng đủ công suất chế biến của các nhà máy nên các doanh
nghiệp thường lựa chọn việc nhập khẩu điều từ nước ngoài, chủ yếu là từ Campuchia,
Indonexia và một số nước Tây Phi.
Công nghiệp chế biến nhân hạt điều nước ta có mức gia tăng rất cao cả về số lượng cơ
sở và công suất chế biến. Nếu như năm 1988 chỉ có 3 cơ sở với tổng công suất : 1.000
tấn/năm, đến năm 1998 đã tăng lên 60 cơ sở với tổng công suất: 220.000 tấn/ha/năm; đánh
dấu việc hình thành một ngành công nghiệp chế biến nông sản mới ở Việt Nam.
Các cơ sở chế biến nhân hạt điều đã phân bố tại 23 tỉnh, thành phố, trong đó, vùng
Đông Nam bộ là nơi phân bố nhiều cơ sở chế biến nhất, tập trung với 186 cơ sở, công suất:
493.200 tấn hạt/năm, kế đến là Đồng bằng sông Cửu Long với 34 cơ sở, công suất: 94.000
tấn hạt/năm, Duyên hải Nam Trung bộ với 13 cơ sở, công suất: 87.000 tấn/năm, vùng Tây
Nguyên với l1 cơ sở, công suất: 42.500 tấn/năm. Những tỉnh có nhiều cơ sở chế biến nhân
hạt điều với tổng công suất lớn là Bình Phước với 126 cơ sở, tổng công suất: 224.500
Tiêu
thụ
trong
nước
Hộ
nông
dân
Người
thu
gom
Đại lý
thu
mua
Doanh
nghiệp
chế biến
nhà nước
Các
tổng
đại lý
Doanh
nghiệp
chế biến
tư nhân
Xuất
khẩu
sang thị
trường
thế giới
DN chế
biến
bánh
kẹo
tấn/năm, Long An với 29 cơ sở, tổng công suất: 86.000 tấn hạt/năm, Đồng Nai với 23 cơ sở,
tổng công suất: 85.500 tấn hạt/năm.
Để đảm bảo nguyên liệu hạt điều chế biến, các nhà máy phải nhập khẩu khoảng:
110.000 tấn hạt (năm 2005) từ Châu Phi, Indonesia, Campuchia. Mặt khác, các cơ sở chế
biến tranh mua hạt điều tại các địa phương dẫn đến tình trạng gian lận thương mại, đẩy giá
hạt điều lên cao, làm cho không ít cơ sở chế biến điều năm 2005 bị thua lỗ dẫn đến phá sản.
Về việc chế biến sản phẩm nhân điều ăn liền, thì ở Việt Nam vào năm 2005 đã có đến
30 cơ sở chế biến sản phẩm nhân điều ăn liền, bao gồm : nhân điều rang muối, nhân điều gia
vị, nhân điều hương tỏi, kẹo nhân hạt điều, kẹo nhân hạt điều thập cẩm,...Tổng năng lực chế
biến các sản phẩm nhân điều ăn liền khoảng: 4.000 tấn sản phẩm/năm nhằm đa dạng hóa sản
phẩm, làm tăng giá trị, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng hạt điều ở thị trường trong nước.
2.4.2.Ở Bình Thuận
Mặc dù cây điều được trồng từ lâu trên đất Bình Thuận nhưng việc chế biến chưa
được chú ý đúng mức. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có một số cơ sở chế biến thủ
công và nhà máy chế biến qui mô nhỏ đang hoạt động, sản phẩm chế biến giản đơn, chất
lượng chưa cao.
Bảng 2.8: Các cơ sở chế biến điều ở Bình Thuận
Stt Huyện, Thành
phố
Các cơ sở công
nghiệp
Công suất
(tấn/năm)
Các cơ sở
thủ công
Công suất
(tấn/năm)
01 H.Đức Linh Công ty TNHH
Đức Hà
1.100 13 cơ sở 100
DNTN Thân
Việt
700
02 H.Tánh Linh DNTN Hoàng
Phú
1.000 7 cơ sở 60
DNTN Kiều
Phượng
800
03 H.Hàm Tân Công ty TNHH
Cao Thành Phát
1.100 5 cơ sở 50
04 TP.Phan Thiết Công ty TNHH
Tuấn Minh
1.202
Chế biến hạt điều ở Bình Thuận hiện nay chủ yếu là chế biến nhân điều từ các cơ sở
chế biến thủ công và các nhà máy trong tỉnh. Các nhà máy công nghiệp chế biến hạt điều
phần lớn phân bố ở các huyện Đức Linh (2 cơ sở), Tánh Linh (2 cơ sở), Hàm Tân (1 cơ sở)
và thành phố Phan Thiết (1 cơ sở), ngoài ra còn có các cơ sở chế biến thủ công phân bố rải
rác ở các huyện trong tỉnh.
Từ khi các nhà máy chế biến đi vào hoạt động thì tình hình sản xuất điều trong tỉnh có
chiều hướng phát triển tăng về diện tích gieo trồng và sản lượng. Ngành công nghiệp chế
biến điều ngày càng có sự thay đổi cả về lượng và chất, giúp cho nagành tăng trưởng ngày
càng cao, tận dụng tốt các điều kiện thuận lợi, tạo nhiều việc làm cho người lao động, tạo
được uy tín trên thị trường thế giới. Những năm gần đây, Bình Thuận đã tham gia thị trường
xuất nhập khẩu điều thế giới, nhiều hơn cả là các nước như: Malaysia, Trung Quốc và một số
nước ở Châu Âu và Châu Mỹ.
Việc hình thành ngành công nghiệp chế biến điều ở Bình Thuận trong những năm gần
đây đã góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động ở các địa phương
có điều kiện phát triển trồng và chế biến điều. Tuy nhiên, tình hình phát triển công nghiệp
chế biến hạt điều ở Bình Thuận còn không ít tồn tại như:
- Các cơ sở chế biến thủ công hạt điều hình thành tự phát, quy mô nhỏ, số lượng hay
thay đổi. Năm 2008, toàn tỉnh có khoảng 35 cơ sở chế biến thủ công nhưng năm 2009 chỉ
còn 25 cơ sở chế biến. Phần lớn các cơ sở chế biến thủ công thường gây lãng phí nguyên
liệu, chất lượng sản phẩm không cao, gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Vì vậy mô hình chế
biến thủ công sẽ khó có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, các lò chế biến thủ
công đã giữ một vai trò nhất định trong giai đoạn đầu phát triển chế biến điều ở Bình Thuận.
Khi nhà máy công nghiệp xuất hiện thì số cơ sở chế biến thủ công thu hẹp dần nhưng không
thể triệt tiêu. Vì các lò chế biến thủ công này cần phải duy trì để chế biến ở những địa
phương có diện tích nhỏ, phân tán.
- Phần lớn các nhà máy công nghiệp chế biến hạt điều trong tỉnh được hình thành sau
năm 2005, do các doanh nghiệp tư nhân quản lý với công suất nhỏ, thiết bị, công nghệ còn
lạc hậu và trình độ chế biến chỉ dừng lại ở mức sơ chế ra nhân điều để xuất khẩu, chưa có sự
đa dạng hóa sản phẩm, chưa tận dụng để chế biến các sản phẩm khác từ điều như vỏ điều,
thân cây điều …..
- Hoạt động của các cơ sở chế biến điều ít được sự quản lý, giám sát của các cơ quan
nhà nước. Các doanh nghiệp còn thiếu thông tin và năng lực điều hành còn hạn chế.
Qua thực tế cho thấy, nhu cầu của thị trường về nguồn nguyên liệu điều của các nhà
máy công nghiệp ngày càng lớn nên các hộ nông dân đã tiến hành mở rộng diện tích, nâng
cao năng suất, tăng sản lượng và chất lượng nông phẩm nhưng sự phát triển đó chỉ mang tính
tự phát, không theo kế hoạch, mất cân đối.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của tình hình thời tiết cũng như giá cả, thị trường
tiêu thụ không ổn định, sự cạnh tranh về lợi thế hiệu quả kinh tế đối với cây cao su nên người
dân đã chặt phá bỏ điều để trồng cao su, dẫn đến diện tích, sản lượng giảm, nguồn nguyên
liệu cung cấp cho các nhà máy giảm, làm cho các nhà máy chế biến công nghiệp thiếu
nguyên liệu, dẫn đến sự tranh chấp thu mua nguyên liệu giữa các nhà máy công nghiệp với
nhau, gây bất ổn về giá cả thu mua. Để phục vụ cho việc sản xuất, một số nhà máy chế biến
điều trong tỉnh tiến hành nhập khẩu nguồn nguyên liệu điều từ các tỉnh khác như Ninh
Thuận, Bình Phước,….và từ nước ngoài như Châu Phi.
Giá trị của cây điều thực sự tăng khi có sự tham gia của công nghiệp chế biến. Chế
biến điều thông thường gồm hai khâu chính là sơ chế và tinh chế. Hoạt động sơ chế điều
gồm tách lấy nhân, lột vỏ lụa, phơi, rang. Còn tinh chế là quá trình chế biến sản phẩm sơ chế
thành nhiều sản phẩm để sử dụng tại địa phương hoặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị
trường trong và ngoài nước.
* Quá trình thu hoạch và chế biến hạt điều, quả điều
Thu hoạch: Hàng năm cây điều ra hoa rộ vào đầu mùa khô từ tháng 12 đến tháng 1 và
thu hoạch vào đầu mùa mưa khoảng tháng 4, tháng 5. Thời gian cây điều ra hoa và chín
không tập trung nên mùa thu hoạch cũng kéo dài tới 4- 5 tháng, thường là từ tháng 2 đến hết
tháng 5. Cũng do quả chín rải rác nên việc thu hoạch chủ yếu bằng tay, hiện chưa sử dụng cơ
giới. Khi quả điều chín hoàn toàn sẽ có độ chát thấp nhất, thịt quả mềm và mọng nước, ngọt,
có mùi vị đặc trưng. Biểu hiện bên ngoài của quả chín là vỏ quả có màu đỏ hoặc vàng đặc
trưng của giống, vỏ hạt chuyển từ màu xanh sang màu nâu xám.
Sơ chế: Quả điều nhặt về phải tách riêng hạt và phần quả. Phần quả cần đưa vào sử
dụng và chế biến ngay vì rất dễ thối rữa, hư hỏng do bị lên men sau khi thu hái 24- 36 giờ.
Đây cũng là khó khăn trong việc sử dụng và vận chuyển quả điều đi xa.
Hạt điều sau khi tách khỏi phần quả được nhặt bỏ cuống và làm sạch đất cát để không
trở ngại cho việc phân cỡ và chế biến sau này. Phơi hạt trong nắng vài ba ngày để độ ẩm
giảm xuống bằng hoặc dưới 9% (khi mới thu hoạch còn tươi, độ ẩm hạt từ 15- 17%). Nếu
phơi không đủ nắng, độ ẩm hạt còn cao khi bảo quản dễ bị nấm mốc hoặc lên men làm hỏng
chất lượng của nhân, vì trong nhân điều chứa nhiều chất béo nên rất kỵ nước. Biểu hiện thấy
rõ là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH028.pdf