MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1
1.1. Những vấn đề chung về báo cáo tài chính 1
1.1.1. Khái niệm 1
1.1.2. Mục đích của báo cáo tài chính : 1
1.1.3. Tác dụng của báo cáo tài chính: 1
1.1.5. Qui định về nơi gửi báo cáo và thời hạn gửi báo cáo : 2
1.2. Hệ thống báo cáo tài chính 4
1.2.1. Bảng cân đối kế toán: 4
1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : 5
1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : 6
1.2. 4. Thuyết minh báo cáo tài chính : 7
1.3. Phân tích tình hình tài chính qua hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 8
1.3.1. Bản chất, ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 8
1.3.2 Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính 8
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ VIỆC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNCÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG. 10
2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển công ty 10
2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty CP công nghệ viễn thông những năm 2004-2006. 14
2.2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2004-2006 14
2.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 16
2.3. Tỡnh hỡnh lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty. 19
2.3.1 Tỡnh hỡnh lập bỏo cỏo tài chớnh. 19
2.3.2 Tỡnh hỡnh phõn tớch bỏo cỏo tài chớnh. 23
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG VITECO. 32
3.1 Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán. 32
3. 2. Đánh giá thực trạng lập Báo cáo tài chính và Phân tích báo cáo tài chính tại công ty. 35
3.2.1 Đánh giá việc lập báo cáo tài chính tại công ty. 35
3.2.2 Đánh giá việc phân tích báo cáo tài chính tại công ty. 37
3. 3. Một số kiến nghị và Giải pháp hoàn thiện 39
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần công nghệ viễn thông VITECO (thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Để phù hợp với cơ cấu quản lý gọn nhẹ, khoa học và hiệu quả, bộ máy kế toán của công ty cũng được sắp xếp linh hoạt, logic và có hiệu quả và phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất trong công ty. Toàn bộ phòng kế toán tài chính của công ty bao gồm 3 người trong đó có 1 trưởng phòng ( kế toán trưởng), và 2 nhân viên. ứng dụng sự tiến bộ của công nghệ cho phép công ty tinh giản được lượng lao động trong công ty. Trước đây, phòng kế toán có tới 5 người mà công việc thường xuyên bận rộn, nhưng nay chỉ còn 3 là do sự tiện lợi của phần mền kế toán mà công ty sử dụng (Esoft Financial SB).
* Kế toán trưởng: là người giúp Tổng giám đốc tổ chức bộ máy kế toán của công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc. Kế toán trưởng là người phụ trách chung, có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện thống nhất các công tác kế toán tài chính trong công ty và các trung tâm. Kế toán trưởng có nhiệm vụ thường xuyên đôn đốc các nhân viên và các trung tâm thực hiện các quy chế tài chính, có nhiệm vụ báo cáo mọi số liệu liên quan đến tài chính kịp thời và chính xác.
* Kế toán tổng hợp- Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi tinh khấu hao TSCĐ cho toàn bộ TSCĐ hiện công ty đang nắm giữ và sử dụng. Lập báo cáo, cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để lập báo cáo tài chính, cân đối tài khoản định kỳ, báo cáo về các sự vụ kế toán. Đồng thời kế toán tổng hợp của công ty có nhiệm vụ theo dõi trung tâm về thu chi và quyết toán.
* Kế toán thanh toán với khách hàng về tiêu thụ sản phẩm: có nhiệm vụ lập các thủ tục thanh toán với khách hàng về tiêu thụ sản phẩm ( Xây lắp, bảo trì, bảo dưỡng tổng đài). Tổng doanh thu, tính thuế phải nộp với cơ quan nhà nước hàng tháng. Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đồng thời, thực hiện theo dõi chi tiết tình hình mua hàng thanh toán, chi tiết các khoản nộp ngân sách và chi phí trích trước trong doanh nghiệp.
* Kế toán vật tư kiêm kế toán quỹ: chịu trách nhiệm thu chi quỹ tiền mặt của công ty và mọi chức trách của thủ quỹ, quản lí quỹ, ghi chép đối chiếu các nghiệp vụ nhập xuất tồn vật tư hàng hoá, làm thẻ vật tư, thường xuyên kiểm kê đối chiêu với kho để khớp số dư.
2.2.2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán_Phòng kế toán tài chính. (theo nội dung công việc)
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp- kế toán TSCĐ
Kế toán ngân hàng và chi tiết.
Kế toán quỹ
Kế toán thanh toán
2.2.3 Nguyờn tắc thực hiện chế độ chế độ kế toán tại công ty.
*Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính.
*Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính: Chứng từ ghi sổ.
*Một số nguyên tắc: khi thực hiện chế độ kế toán và lập báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông.
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được qui đổi theo tỷ giá bình quân liên hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá trị hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính: Hoạt động liên doanh theo hình thức Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát và tài sản đồng kiểm soát được công ty áp dụng nguyên tắc kế toán chung như với các hoạt động kinh doanh thông thường khác.
- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản đi vay: chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: doanh thu bán hàng; doanh thu cung cấp dịch vụ; doanh thu Hợp đồng xây dựng; doanh thu hoạt động tài chính.
2.3. Tỡnh hỡnh lập và phõn tớch bỏo cỏo tài chớnh tại cụng ty.
2.3.1 Tỡnh hỡnh lập bỏo cỏo tài chớnh.
2.3.1.1. Bảng cõn đối kế toỏn
Bảng cõn đối kế toỏn bao gồm hai phần: Phần tài sản và Phần nguồn vốn
Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tài sản được phân chia như sau:
+ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
+ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra:
+ Nợ phải trả
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
Cơ sở của tính cân đối: Phần tài sản và nguồn vốn là 2 mặt khác nhau của cùng một khối lượng tài sản của doanh nghiệp được phản ánh vào cùng một thời điểm khi lập bảng cân đối kế toán do đó số tổng cộng phần tài sản luôn luôn cân bằng với số tổng cộng nguồn vốn.
Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng cân đối kế toán:
Cơ sở số liệu: Khi lập bảng cân đối kế toán phải căn cứ vào 2 cơ sở:
+ Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước
+ Số dư cuối kỳ của các tài khoản trong các sổ kế toán ở thời điểm lập các bảng cân đối kế toán.
Phương pháp lập:
+ Cột số đầu năm: Kế toán lấy số liệu ở cột số cuối kì trong bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước để ghi số liệu tương ứng (số liệu này được sử dụng trong suốt niên độ kế toán).
+ Cột số cuối kỳ: Kế toán lấy số dư cuối kỳ ở các tài khoản để ghi theo nguyên tắc sau:
*Số dư bên nợ ở các tài khoản (loại 1,2) được ghi vào các chỉ tiêu ở phần tài sản, riêng các tài khoản 129, 139, 159 và 214 có số dư ở bên có nhưng vẫn ghi vào phần tài sản và ghi bằng phương pháp ghi số âm. Kĩ thuật ghi số âm là số hiệu ghi bằng mực đỏ hoặc đóng khung, hoặc ghi vào trong ngoặc đơn.
Đối với tài khoản 131 (tài khoản lưỡng tính) phải ghi theo số dư chi tiết không được bù trừ giữa số dư có và số dư nợ. Số dư có được ghi vào bên nguồn vốn, còn số dư nợ được ghi vào bên tài sản.
* Số dư bên có của các tài khoản (loại 3,4) được phản ánh vào các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn. Riêng các tài khoản 412, 413 và 421 nếu có số dư bên nợ vẫn ghi vào phần nguồn vốn nhưng ghi bằng phương pháp ghi số âm.
Đối với tài khoản 331 (tài khoản lưỡng tính) phải chi theo số dư chi tiết, không được bù trừ giữa số dư nợ và số dư có.
2.3.1.2. Bỏo cỏo kết quả hoạt động kinh doanh
* Phương pháp lập: Cột kì trước kế toán lấy số liệu ở cột kì này trong báo cáo kết toán hoạt động kinh doanh kì trước để ghi. Còn cột luỹ kế từ đầu năm thì kế toán lấy số liệu ở cột luỹ kế từ đầu năm trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kì trước cộng lại với số liệu ở cột kì này trong báo cáo thuộc kì này để ghi. Cột kì này, chỉ tiêu tổng doanh thu: kế toán lấy tổng phát sinh bên có tài khoản 511 và 512 để ghi:
+ Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải lấy số liệu chi tiết về doanh thu bán hàng xuất khẩu trên tài khoản 511 để ghi vào mã số 02.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán lần lượt lấy số phát sinh bên nợ tài khoản 511 trong quan hệ đối ứng với các tài khoản 532, 531, 3333, 3332 để ghi.
+ Doanh thu thuần: Kế toán lấy số liệu ở mã số 01 trừ mã số 03. Đây là số phát sinh bên nợ tài khoản 511 quan hệ đối ứng với bên có tài khoản 911.
+ Giá vốn hàng bán: Lấy số phát sinh bên có tài khoản 632 trong quan hệ đối ứng với bên nợ tài khoản 911 để ghi.
+ Lợi nhuận gộp mã số 20: Kế toán lấy doanh thu thuần mã số 10 trừ đi giá vốn hàng bán mã số 11.
+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Kế toán lấy số phát sinh bên có tài khoản 641, 642 trong quan hệ đối ứng với tài khoản 911 để ghi.
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh kế toán lấy lợi nhuận gộp mã số 20 trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mã số 21, 22.
+ Thu nhập hoạt động tài chính: Kế toán lấy số phát sinh bên nợ tài khoản 711 trong quan hệ đối ứng với bên có tài khoản 911 để ghi.
+ Chi phí hoạt động tài chính: kế toán lấy số phát sinh có tài khoản 811 trong quan hệ đối ứng với bên nợ tài khoản 911 để ghi.
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (40): Kế toán lấy mã số 31 trừ mã số 32 để ghi.
+ Các khoản thu nhập bất thường mã số 41: Kế toán lấy phát sinh nợ tài khoản 721 trong quan hệ đối ứng với bên có tài khoản 911 để ghi.
+ Chi phí bất thường mã số 42: kế toán lấy phát sinh có tài khoản 821 trong quan hệ đối ứng với bên nợ tài khoản 911 để ghi.
+ Lợi nhuận bất thường mã số 50: Kế toán lấy số liệu mã số 41 trừ đi mã số 42.
2.3.1.3. Bỏo cỏo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể lập theo 3 bước:
Bước một, xác định lượng tiền thay đổi. Bước này được xác định trực tiếp từ sự chênh lệch giữa đầu năm và số dư cuối kì của tài khoản tiền mặt. Cũng có thể xác định bằng cách so sánh số đầu năm và số cuối kì của chỉ tiêu tiền mặt trên bảng cân đối kế toán.
Bước hai, xác định tiền lưu chuyển từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính; so sánh số đầu năm và số cuối kì của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán; phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh, các thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính và thông tin trên sổ kế toán để xác định các khoản mục không phát sinh bằng tiền, các yếu tố ảnh hưởng tới lượng tiền tăng hay lượng tiền giảm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bước ba, xác định tiền lưu chuyển từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Phân tích sự thay đổi của tất cả các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán; phân tích các thông tin trên bảng thuyết minh BCTC và thông tin trên sổ kế toán để xác định lượng tiền mặt tăng hay giảm của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Khi xác định tiền lưu chuyển từ hoạt động sản xuất, kinh doanh phải hiểu được tại sao lại quy đổi từ lợi tức thuần sang lượng tiền mặt. Chìa khoá để giải thích vấn đề này là phải hiểu được nguyên tắc kế toán dồn tích. Nguyên tắc kế toán dồn tích yêu cầu doanh thu, chi phí phải được ghi chép theo số phát sinh, nghĩa là doanh thu phải bao gồm cả các khoản thu (chưa thu được tiền) và chi phí phải được ghi chép theo số phát sinh bao gồm cả những khoản chi phí không chi bằng tiền mặt (chi phí khấu hao). Lợi tức thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không đồng nhất với lượng tiền thực lưu. Cần xác định doanh thu và chi phí theo nguyên tắc tiền mặt. Điều này sẽ được tiến hành bằng cách loại trừ các nghiệp vụ không phát sinh trực tiếp bằng tiền mặt ra khỏi lợi tức thuần.
Việc chuyển đổi từ lợi tức thuần sang lượng tiền lưu chuyển được tiến hành theo hai phương pháp:
*Phương pháp trực tiếp: Chênh lệch doanh thu bằng tiền và chi phí bằng tiền chính là tiền lưu chuyển từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phương pháp trực tiếp giúp hiểu được sự khác nhau giữa thu nhập theo nguyên tắc kế toán dồn tích là lượng tiền mặt thực thu.
*Phương pháp gián tiếp: được bắt đầu từ lợi tức thuần và được điều chỉnh sang lượng tiền thực lưu chuyển từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phương pháp gián tiếp điều chỉnh lợi tức thuần cho các nghiệp vụ mà nó ảnh hưởng đến lợi tức thuần nhưng không ảnh hưởng đến lượng tiền mặt lưu chuyển trong kì. Nghĩa là, những chi phí không bằng tiền trên báo cáo kết quả kinh doanh được cộng vào lợi tức thuần và các khoản doanh thu không phát sinh bằng tiền (bán hàng chịu, chưa thu được tiền) được loại trừ ra khi xác định tiền thực sự lưu chuyển từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo phương pháp gián tiếp, việc xác định lượng tiền lưu bằng cách cộng vào hoặc trừ đi các khoản không phát sinh bằng tiền từ lợi tức thuần. Đây là phương pháp chung để xác định lượng tiền lưu chuyển từ hoạt động sản xuất, kinh doanh từ lợi tức thuần.
Bản chất của bảng điều chỉnh này loại trừ các khoản mục không phát sinh bằng tiền ra khỏi lợi tức thuần. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp trực tiếp từ những khoản dữ liệu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính thì bắt buộc phải tiến hành điều chỉnh các khoản mục không phát sinh bằng tiền, để tìm ra các khoản phát sinh bằng tiền và chính nó là các chỉ tiêu điều chỉnh khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp.
2.3.2 Tỡnh hỡnh phõn tớch bỏo cỏo tài chớnh.
Khi thực hiện phân tích tình hình tài chính, phải dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau, cả bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, cả những nguồn thông tin chung đến thông tin chi tiết nhất. Những nguồn thông tin cơ bản cần thu thập khi phân tích là:
- Các thông tin chung: đó là những thông tin về tình hình kinh tế chính trị, môi trường pháp lý , kinh tế liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ thuật công nghệ… Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Những thông tin về các cuộc thăm dò thị trường, triển vọng phát triển trong sản xuất kinh doanh và trong dich vụ thương mại… ảnh hưởng lớn đến chiến lược và sách lược kinh doanh trong từng thời kỳ.
- Các thông tin theo ngành kinh tế: đó là những thông tin mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liên quan đến tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển…
- Các thông tin của bản thân doanh nghiệp: đó là những thông tin về chiến lược, sách lược kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán… Những thông tin này được thể hiện qua những giải trình của các nhà quản lý, qua các báo cáo của hạch toán kế toán, hạch toán thông kê, hạch toán nghiệp vụ…
- Các thông tin khác.
Những thông tin liên quan đến doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng. Một số công khai, một số chỉ dành cho những người có lợi ích gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp. Có những thông tin được báo chí hoặc các tổ chức tài chính công bố, có những thông tin chỉ trong nội bộ mới biết.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ rằng, những thông tin thu thập được không phải tất cả đều được biểu hiện bằng số lượng và số liệu cụ thể, nó chỉ được thể hiện thông qua sự miêu tả đời sống kinh tế của doanh nghiệp.
Do vậy, để có những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích tài chính, người làm công tác phân tích tài chính phải sưu tầm đầy đủ và thích hợp những thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Tính đầy đủ thể hiện thước đo số lượng của thông tin. Sự thích hợp phản ánh chất lượng thông tin.
Trong những nguồn thông tin trên, nguồn thông tin chủ yếu, quan trọng nhất chính là hệ thống báo cáo tài chính của bản thân doanh nghiệp cần phân tích. Doanh nghiệp hoạt động tốt hay kém, khả năng tài chính cao hay thấp…. Tất cả đều thể hiện qua những giá trị, thông tin cụ thể, chi tiết trên các báo cáo tài chính được phản ánh theo những phương pháp kế toán nhất định. Những nguồn thông tin khác đóng vai trò là các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính, khả năng hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên không thể đánh giá một cách toàn diện mọi mặt, xét đến tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình doanh nghiệp. Song dựa vào các Báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính cũng làm nổi bật được thực trạng của doanh nghiệp trong mối liên hệ giữa những sự kiện sảy ra trong quá khứ với những nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận và những đánh giá cá nhân, có thể kèm theo đánh giá của một tổ chức kiểm toán. Vì vậy, phân tích Báo cáo tài chính không thể xét đến yếu tố môi trường bên ngoài đã đơn giản hơn công tác phân tích tình hình tài chính, nên các doanh nghiệp có thể thực hiện được dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng bên trong và ngoài doanh nghiệp.
Căn cứ vào hệ thống báo cáo tài chính, tình hình tài chính của doanh nghiệp được phân tích qua những nội dung chính đó là:
Đánh giá khái quoát tình hình tài chính
Phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Phân tích hiệu quả kinh doanh.
2.3.2.1. Đỏnh giỏ khỏi quỏt tỡnh hỡnh tài chớnh
Để thấy được bức tranh toàn cảnh về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp thì việc phân tích tài chính trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Dưới đây là các chỉ tiêu tài chính của công ty trong 3 năm 2004-2006:
Chỉ tiờu
Đơn vị tớnh
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Bố trớ cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.1. Bố trớ cơ cấu tài sản
Tài sản dài hạn/Tổng tài sản
%
10
9,8
7,1
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản
%
90
90
92,8
1.2. Bố trớ cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
%
71
71
80
Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
%
28,6
28,5
19,5
2. Khả năng thanh toỏn
Tổng tài sản/ Tổng nợ phải trả
Lần
1,4
1,4
1,2
Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn
Lần
1,27
1,26
0.8
Tổng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn
Lần
0,46
0,45
0,53
3. Tỷ suất sinh lời
3.1. Tỷ suất lợi nhuận trờn doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trờn doanh thu thuần
%
16,6
12,9
25,7
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trờn doanh thu thuần
%
8,3
4,3
10,7
3.2. Tỷ suất lợi nhuận trờn tổng sài sản
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản
%
8,4
7,3
8,6
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
%
4,3
2,4
3,5
3.3. Tỷ suất lợi nhuận trờn nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trờn nguồn vốn chủ sở hữu
%
29,5
24,7
35,8
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trờn nguồn vốn chủ sở hữu
%
14,8
8,7
18,37
4. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động
Vũng/Lần
Doanh thu thuần/Tài sản ngắn hạn bỡnh quõn
5,6
4,7
6,2
(Nguồn: Bản Bản thuyết minh bỏo cỏo tài chớnh năm 2004, 2005,2006 của công ty cổ phần công nghệ viễn thông VITECO.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng để phân tích báo cáo tài chính là phương pháp so sánh giữa các năm.
Báo cáo tài chính được lập cùng với sự trợ giúp của phần mền kế toán Esoft financials SB. Đồng thời được kiểm toán hàng năm của công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán.
Với số liệu có được từ bảng cân đối kế toán 3 năm và các chỉ tiêu tài chính được tính toán như bảng trên thì công ty đang có xu thế giảm dần tài sản dài hạn trên tổng tài sản, đồng thời sẽ tăng tỉ lệ tài sản ngắn hạn/ tổng tài sản lên. Tuy nhiên trong phần bố trí cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả trên tổng nguồn vốn có xu hướng tăng điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty là kém, giăm từ 1,4 lần (năm 2004, 2005) xuống 1,2 lần (năm 2006).
Mặc dù vậy, giá trị lợi nhuận cũng vẫn tăng so với các năm trước. Nhưng xét một cách tổng quan thì cho dù một đồng doanh thu mang lại 10,7 đồng lợi nhuận nhưng thực tế phải đầu tư và chi phí rất nhiều nên chỉ được 3,5 đồng/ tổng tài sản. Nguyên nhân làm cho có sự sụt giảm lợi nhuận này là do chi phí quá lớn. Vì đặc thù của công ty là kinh doanh, lắp đặt tổng đài và thiết bị đường dây cho nên bất kỳ hợp đồng kế nào cũng phải thực hiện theo công trình lắp đặt do vậy thời gian thi công kéo dài cùng với nợ dài hạn, nợ khó đòi góp phần đẩy chi phí lên trong khi đặc điểm của công ty là khả năng chủ động về vốn là thấp (như phân tích ở trên), vốn lưu động nhiều. Do vậy đọng vốn là những lí do rất bất an toàn về tài chính của công ty.
Mặt khác do công ty đang sở hữu một nguồn nhân lực dư thừa, bộ máy quản lí rất cồng kềnh nên lí do này cũng góp phần tăng chi phí dẫn đến tỉ suất lợi nhuận/ tổng tài sản là thấp.
Về các chỉ tiêu khác trên bảng đánh giá cũng cho thấy có sự tăng hơn so với năm trước. Đặc biệt đáng mừng là tỷ lệ Doanh thu thuần/ tài sản ngắn hạn tănng ở mức 6,2 vòng/ lần. Với tỷ lệ này doanh nghiệp có thể tin tưởng vào khả năng kinh doanh của mình tuy nhiên nếu được đầu tư nghiên cứu tốt hơn thì khả năng sẽ còn cao hơn nữa.
2.3.2.2. Phõn tớch cơ cấu tài sản và nguồn hỡnh thành tài sản.
Bảng cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Chỉ tiờu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền (đ)
%
Số tiền (đ)
%
Số tiền (đ)
%
I. Tài sản ngắn hạn
67.956.003.282
90
68.144.526.655
90,54
90.048.112.056
92,8
1. Tiền
24.597.629.502
33
24.597.629.502
32,46
41.810.281.125
43,0
2. Cỏc khoản phải thu
28.184.499.280
37,5
35.348.143.976
46,2
22.826.636.387
23,5
3. Hàng tồn kho
7.962.550.755
11
7.962.550.755
10,5
3.824.688.587
3.9
4. Tài sản ngắn hạn khỏc
7.163.644.696
9,5
236.202.422
0.3
21.586.505.957
22,2
II. Tài sản dài hạn
7.433.685.906
10
7.433.685.906
9,46
6.965.129.377
7,2
1. Tài sản cố định
7.150.930.434
9,8
7.150.930.434
9,45
6.789.524.006
7,1
2. Cỏc khoản ĐTTC dài hạn
5.612.500
0,1
5.612.500
0,007
6.412.500
0.007
3. Tài sản dài hạn khỏc
5.612.500
0,1
277.142.972
0,003
169.192.871
0,003
Tổng tài sản
75.389.689.188
100,00
75.578.212.561
100,00
97.031.241.433
100,00
I. Nợ phải trả
53.763.008.601
71
53.999.211.023
71
78.085.683.724
80,4
1. Nợ ngắn hạn
53.312.339.849
71
53.999.211.023
71
77.746.838.619
80,1
2. Nợ dài hạn
-
-
-
-
338.845.105
0,3
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
21.626.680.587
29
21.579.001.538
29
18.927.557.709
19,6
Tổng nguồn vốn
75.389.689.188
100
75.578.212.561
100
97.031.241.433
100
Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán trong 3 năm : 2004,2005,2006, tổng tài sản của công ty tăng hàng năm nhưng tốc độ tăng không đồng đều. Cụ thể năm 2005 tăng từ 75.389.689.188 đ lên đến 75.578.212.561 đ, mức độ không đáng kể nhưng sang đến năm 2006 tổng tài sản tăng nhanh ở mức 22,1 % đạt 97.031.241.433 đ. Sở dĩ có sự tăng đột biến này là do năm 2006 công ty thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp cùng với sự đánh giá lại tài sản doanh nghiệp vào thời điểm tiến hành cổ phần hoá.
Tài sản ngắn hạn của công ty đang giữ một vị thế khá quan trọng trong kết cấu tài sản của công ty. 90% trở lên và có xu thế tăng.
Với đặc thù là công ty cung cấp thiết bị điện thoại và đường dây thì mức đầu tư tài sản cố định không là một nhu cầu lớn do vậy công ty đã cố gắng để giảm đáng kể tỉ lệ tài sản dài hạn so với tỉ lệ tài sản ngắn hạn. Từ 90%-10% các năm 2004,2005 sang còn ~92%-~8%.
Tuy nhiên, với mức độ tỉ lệ nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn là 18.927.557.709 đ chiếm 19,6 % là giảm đáng kể so với các năm trước. Lí do là sang năm 2006 công ty đã hoàn tất cổ phần hoá doanh nghiệp. Tất nhiên 1 phần tài sản se bị giảm do đánh giá lại tài sản. Tỷ lệ này cho thấy khả năng về tài chính và mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp là không cao. Vì vậy trong những năm tới công ty cần phải thay đổi tỉ lệ này sao cho phù hợp nhất.
2.3.2.3. Phõn tớch tỡnh hỡnh cụng nợ và khả năng thanh toỏn:
Đõy là phần thu hỳt sự chỳ ý nhất của cỏc đối tượng quan tõm, nhà quản lý, đặc biệt là cỏc tổ chức tớn dụng, ngõn hàng, cơ quan thuế, khỏch hàng, nhà cung cấp lớn, … cú thể cú cả cỏc nhà đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phõn tớch nội dung này nờn Cụng ty đó phõn tớch cẩn thận nhằm đưa ra được bức tranh toàn cảnh về tỡnh hỡnh cụng nợ và khả năng thanh toỏn một cỏch rừ ràng, trung thực.
Tỷ suất tài trợ tài sản từ nguồn vốn chủ sở hữu (%)
==
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
*100
=
*Tỷ suất tài trợ tài sản từ nguồn vốn chủ sở hữu:
Mức tỷ suất tài trợ tài sản từ nguồn vốn chủ sở hữu phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay là từ 30-40%. Như vậy, đối với công ty thì đây quả là một điều khó đạt được trong khi tỷ lệ này có xu hướng giảm hàng năm và đến năm 2006 là 19,6%. Điều đó có nghĩa là khả năng tự chủ về tài chính của công ty không cao mà phần nhiều phụ thuộc vào vốn huy động của cổ đông và các nguồn bên ngoài công ty.
Với các chỉ tiêu khác như hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn nhìn chung không khả quan lắm, cần quan tâm chú trọng hơn công tác quản lý vốn và đầu tư phát triển trong những năm tiếp theo để có thể tiếp tục phát triển. Cần lưu ý các biện pháp thu hồi vốn bị chiểm dụng và lên kế hoạch tài chính trong giai đoạn tới.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với tài sản (%)
=
*100
Tổng lợi nhuận trước thuế
Tài sản bỡnh quõn
*Tỷ suất lợi nhuận so với tài sản:
Tuy nhiên nếu xét riêng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế thì công ty công có tín hiệu đáng mừng vì tỷ suất này ở các năm lần lượt là 16,6%;12,9%;25,7%. Tuy năm 2005 có giảm xong năm 2006 lại tăng mạnh
Tóm lại, qua việc phân tích ở trên, bức tranh tài chính của công ty không thể nói là sáng sủa vì những nguyên nhân còn tồn tại, công ty nên nhanh chóng khắc phục để có thể vững mạnh trong kinh doanh thời kỳ hội nhập và cơ chế thị trường ngày một khốc liệt như hiện nay.
2.3.2.4. Phõn tớch hiệu quả kinh doanh.
Nguồn số liệu để phõn tớch hiệu quả kinh doanh là cỏc chỉ tiờu đó được tớnh trờn Bản Bản thuyết minh bỏo cỏo tài chớnh cỏc năm, bao gồm cỏc chỉ tiờu sau:
*Tỷ suất lợi nhuận trờn doanh thu:
Mặc dù năm 2005 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có sụt giảm xong năm 2006 lại tăng đáng kể đạt mức 25,7%. Tổng doanh thu tăng nhưng cùng với đó là các khoản giảm trừ cũng tăng theo. Đồng thời tăng chi phí : chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí khác làm cho mức thu nhập sau thuế giảm với tỷ lệ cao hơn c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và việc lập báo cáo tài chính tại Công ty CP công nghệ viễn thông.DOC