MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữviết tắt, các bảng, hình vẽ
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1 : CƠSỞLÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA VẬT LÍ ỞTRƯỜNG PHỔTHÔNG
1.1. Cơsởlí luận của hoạt động ngoại khóa vật lí ởtrường phổthông . 5
1.1.1. Các hình thức tổchức dạy học ởtrường phổthông . 5
1.1.2. Hoạt động ngoại khóa. 6
1.1.3. Các đặc điểm của giờhọc ngoại khóa . 12
1.1.4. Nội dung, hình thức tổchức và phương pháp hướng dẫn ngoại khóa vật lí. 12
1.1.5. Cơsở đánh giá hiệu quảhoạt động ngoại khóa trong việc phát
triển tưduy sáng tạo của học sinh . 24
1.2. Thực trạng các hoạt động ngoại khóa vật lí trong nhà trường phổ
thông hiện nay. . 26
1.2.1. Thực trạng hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổthông hiện nay. 26
1.2.2. Tình hình dạy và học phần “ Định luật bảo toàn động lượng” . 27
Chương 2 : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA PHẦN ĐỊNH
LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
2.1. Mục tiêu dạy học phần “ Định luật bảo toàn động lượng” . 35
2.1.1. Mục tiêu vềkiến thức . 35
2.1.2. Mục tiêu vềkĩnăng . 37
2.2. Tổchức hoạt động ngoại khóa phần “Định luật bảo toàn động lượng -
vật lí 10 nâng cao” . 37
2.2.1. Ngày hội Khai hỏa. 37
2.2.2. Ngày hội Bay vào vũtrụ. 55
2.2.3. Các yếu tốcần quan tâm trong quá trình diễn ra ngày hội vật lí
phần định luật bảo toàn động lượng . 59
Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯPHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sưphạm. 61
3.2. Nội dung, phương pháp thực nghiệm sưphạm. 61
3.3. Phân tích và đánh giá kết quảthực nghiệm sưphạm. 62
3.3.1. Phân tích, đánh giá thực nghiệm sưphạm vòng chuẩn bịbệphóng. 62
3.3.2. Phân tích, đánh giá thực nghiệm sưphạm vòng nạp nhiên liệu . 65
3.3.3. Phân tích, đánh giá thực nghiệm sưphạm vòng phụt khí . 68
3.3.4. Phân tích diễn biến, đánh giá thực nghiệm sưphạm vòng tách tầng. 71
3.3.5. Phân tích, đánh giá thực nghiệm sưphạm ngày hội bay vào vũtrụ. 77
3.3.6. Kết quảthu nhận được từphiếu điều tra của học sinh sau khi tham gia
ngoại khóa . 84
KẾT LUẬN. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 93
PHỤLỤC
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2502 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức ngoại khóa phần Định luật bảo toàn động lượng – vật lí 10 nâng cao nhằm phát triển tư duy sáng tạo học tập của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhân của vấn đề.
+ Có thói quen tiếp nhận kiến thức một cách thụ động.
Đề xuất những biện pháp khắc phục khó khăn của học sinh
Kiến thức phần động lượng quá khô khan, khó hiểu, thuần túy về lý
thuyết dễ gây nhàm chán cho học sinh. Do đó, cần tổ chức cho học sinh vừa
học vừa chơi. Vì thời lượng nội khóa có hạn nên không thể tổ chức trên lớp,
giáo viên nên tổ chức một buổi ngoại khóa cho phần này. Trong buổi ngoại
khóa, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tham gia trò chơi dưới hình thức
chuyên đề. Thông qua đó, giáo viên sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo của
học sinh, điều mà giờ học nội khóa rất khó thực hiện được.
Kết luận chương 1
Trong chương này, chúng tôi trình bày cơ sở lí luận về phương pháp hoạt
động ngoại khóa trong dạy học vật lí. Để giải quyết nhiệm vụ của luận văn,
chúng tôi chú trọng những cơ sở lí luận sau:
- Vị trí, vai trò và tác dụng của hoạt động ngoại khóa trong trường phổ thông.
- Các đặc điểm của giờ học ngoại khóa.
- Nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp hướng dẫn ngoại khóa vật lí.
- Cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động ngoại khóa trong việc phát triển tư
duy sáng tạo của học sinh.
- Các khó khăn khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa nói chung, hội thi
vật lí nói riêng.
Ở chương này chúng tôi cũng trình bày thực trạng của hoạt động ngoại
khóa trong trường phổ thông hiện nay và tình hình dạy học phần “ Định luật
bảo toàn động lượng vật lí 10- nâng cao” .
Những vấn đề này sẽ được chúng tôi vận dụng khi tổ chức hội thi vật lí
theo chủ đề “ Định luật bảo toàn động lượng”.
Chương 2
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA PHẦN
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
2.1. Mục tiêu dạy học phần “ Định luật bảo toàn động lượng”
2.1.1. Mục tiêu về kiến thức
- Học sinh cần phát biểu được đặc điểm, ý nghĩa của vectơ động lượng p
+ Động lượng là một đại lượng vật lí đặc trưng cho sự truyền
chuyển động giữa các vật thông qua lực tương tác.
+ Vectơ động lượng p có chiều cùng chiều với vectơ vận tốc v .
+ Độ lớn p được tính bằng công thức p m.v
- Học sinh cần phát biểu được định luật bảo toàn động lượng: “Vectơ
động lượng của hệ kín được bảo toàn” .
- Học sinh nêu được điều kiện áp dụng định luật bảo toàn động lượng
+ Hệ kín: là hệ chỉ có những lực của các vật trong hệ tác dụng lẫn
nhau mà không có tác dụng của những lực bên ngoài hệ, hoặc nếu có thì
những lực này phải triệt tiêu lẫn nhau.
+ Có thể áp dụng định luật bảo toàn động lượng theo một phương
có tổng hợp lực theo phương đó bằng không.
- Học sinh vận dụng định luật bảo toàn động lượng để:
+ Chỉ ra được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực: trong hệ kín
đứng yên, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì phần còn
lại của hệ chuyển động theo hướng ngược lại.
+ Giải các bài toán va chạm mềm, va chạm trực diện đàn hồi..
- Học sinh hiểu được một số ứng dụng chuyển động bằng phản lực trong
nguyên tắc hoạt động của tên lửa, các động cơ phản lực…
- Học sinh cần phân biệt được ý nghĩa của 2 biểu thức sau :
F ma (2.1)
mv pF
t t
(2.2)
Biểu thức (2.1) chính là định luật II Newton, coi lực là nguyên nhân gây ra
sự biến đổi vận tốc (tức là gây ra gia tốc cho vật). Khi tức là vận tốc
không đổi cả về độ lớn và phương chiều ( định luật quán tính). Cách phát biểu
này đã tách riêng khối lượng của vật, và từ (2.1) ta thấy ý nghĩa của khối
lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Khối lượng của vật như là thuộc
tính cố hữu của vật chất, không đổi trong khi vật chuyển động. Điều này
không còn đúng nữa khi vật chuyển động với vận tốc lớn gần bằng vận tốc
ánh sáng c:
F 0
0
2
2
mm
v1
c
(2.3)
m0 : khối lượng vật nằm yên (hệ thức Einstein)
Dựa vào biểu thức (2.3) ta nhận thấy rằng khối lượng tăng theo vận tốc.
Biểu thức (2.2) chính là hệ thức của định luật bảo toàn động lượng, coi
lực là nguyên nhân làm biến đổi sự truyền tương tác giữa các vật, cách phát
biểu này cho thấy rằng đối với một vật chuyển động không thể tách rời khối
lượng và vận tốc của nó. Khi F 0 tức là không có sự truyền tương tác thì
động lượng của vật không thay đổi. Khi vật chuyển động với vận tốc lớn thì
định luật bảo toàn động lượng vẫn đúng trong khi định luật II Newton không
còn đúng nữa:
0
2
2
m vp mv
v1
c
(2.4)
Dựa vào biểu thức (2.4) ta nhận thấy rằng khi vận tốc tăng lên thì sự
truyền tương tác cũng tăng lên.
2.1.2. Mục tiêu về kĩ năng
- Biết biểu diễn vectơ động lượng p .
- Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng.
- Sử dụng được các qui tắc cộng vectơ đồng phẳng, đồng qui.
- Sử dụng đúng đơn vị.
- Giải thích được một số chuyển động bằng phản lực trong thực tế.
2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa phần “Định luật bảo toàn động
lượng - vật lí 10 nâng cao”
Vì tính chất thời gian, không gian và qui mô của mỗi hoạt động nên chúng
tôi tổ chức hai ngày hội. Ngày hội thứ nhất có tên gọi “Khai hỏa” gồm có các
hoạt động: thi phản ứng nhanh, đua xe tốc độ cao, thi tìm bức tranh bí mật, thi
tìm từ khóa bí ẩn; gồm có 4 đội đại diện của 4 lớp; các hoạt động này sẽ diễn
ra vào sáng 26/03/2009 tại hội trường của trường PTTH chuyên Lê Hồng
Phong. Ngày hội thứ hai có tên gọi “Bay vào vũ trụ” hội thi bắn hỏa tiễn nước
gồm 15 đội tham dự và giao lưu cùng với câu lạc bộ hàng không phía Nam,
hoạt động này diễn ra vào sáng chủ nhật 30/03/2009 tại sân Lam Sơn của
trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
2.2.1. Ngày hội Khai hỏa
2.2.1.1. Các bước cần thực hiện trước khi tổ chức
Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung và đặt tên cho hội thi
- Chủ đề: Tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của định luật bảo toàn động
lượng trong kỹ thuật, đời sống.
- Mục tiêu
+ Về kiến thức : ôn lại các kiến thức về phần động lượng, các ứng
dụng của phần này vào cuộc sống, kỹ thuật.
+ Về rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy: qua hội thi vật lí giúp
các em dạn dĩ hơn, rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, thông qua việc
thiết kế xe chạy bằng bong bóng khí giúp các em phát huy tính sáng tạo, rèn
luyện khả năng nghiên cứu.
- Nội dung: kiến thức liên quan đến khái niệm động lượng, định luật bảo
toàn động lượng, một số kiến thức về cơ học chất điểm trong chương trình vật
lí phổ thông.
- Tên hội thi: Khai hỏa
Bước 2: Xác định thời gian, địa điểm tổ chức hội thi
- Thời gian: dự kiến tổ chức vào 26/03/2009
- Địa điểm : hội trường trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong.
- Thời lượng: dự kiến từ 7giờ 30phút đến 9 giờ
- Đối tượng tham gia: học sinh khối 10
Bước 3: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cho hội thi.
Trước khi tổ chức hội thi, BTC làm đơn đề xuất ban giám hiệu, có kèm
theo bảng kế hoạch hoạt động ngoại khóa. Trong bảng kế hoạch đó, BTC có
nhấn mạnh thời hạn đăng ký tham gia và cách thức tham gia hội thi. Sau đó,
kế hoạch được thông báo đến từng lớp và phát loa trong mỗi giờ chơi trước
ngày tổ chức hội thi.
Bước 4: Thành lập ban tổ chức( BTC) hội thi
- Trưởng ban : cô Nguyễn Thị Ngọc Loan
- Ban giám khảo: gồm một số thầy cô trong tổ vật lí
- Bộ phận hỗ trợ âm thanh, ánh sáng, sân khấu
- Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật hội thi : học sinh lớp 11 chuyên Tin trường
PTTH chuyên Lê Hồng Phong.
- Ban thư ký ghi nhận điểm thi đua của từng đội : học sinh lớp 11 chuyên
Toán trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong
- Người dẫn chương trình: 2 học sinh lớp 11 chuyên Văn trường PTTH
chuyên Lê Hồng Phong
Bước 5: Thiết kế nội dung chương trình hội thi
- Người dẫn chương trình ổn định tổ chức và bắt đầu hội thi.
- Khai mạc, tuyên bố lý do.
- Các đội tham dự ra mắt khán giả.
- Các đội tham gia các nội dung thi theo chương trình của hội thi.
- Công bố kết quả, trao giải thưởng cho các đội.
Bước 6: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất…cho hội thi
- Chuẩn bị phòng có sức chứa hơn 120 học sinh, có dàn âm thanh ánh
sáng và ghế ngồi.
- Các khu vực diễn ra các trò chơi : đua xe, bắn hỏa tiễn nước
- Máy tính xách tay, máy chiếu , bộ chuông đèn, các bảng chữ điền tên
các đội tham dự.
- Nước uống, ít bánh ngọt, các phần quà dành cho khán giả, phần quà
dành cho các đội tham dự.
- Kinh phí: dự trù 600.000 đồng cho các giải thưởng, phần quà cho khán
giả, văn phòng phẩm để hỗ trợ.
Các công việc chuẩn bị của BTC trước khi tiến hành hội thi:
- Tập hợp các thành viên trong BTC kiểm tra thật kỹ nội dung các câu
hỏi trong hội thi.
- Yêu cầu bộ phận kỹ thuật sẽ truyền tải nội dung đó bằng các phần mềm
tin học. Tùy vào nội dung mà có các cách thức thi khác nhau. Do đó, bộ phận
kỹ thuật phải dùng nhiều loại hình trò chơi khác nhau để thể hiện được ý
tưởng cũng như nội dung của từng phần.
- Kiểm tra các công tác chuẩn bị của các đội tham gia hội thi: học sinh
nộp danh sách dự thi từng phần cho BTC
- Họp BGK để phổ biến cách thức thi, biểu điểm, quy cách chấm và tính
điểm như sau:
+ Cách thức thi: gồm có 4 vòng thi, thi lần lượt các vòng thi. Mỗi
vòng thi có thang điểm và thể lệ khác nhau; có 4 đội ở 4 lớp tham gia. Học
sinh tham gia các vòng thi không được trùng nhau để nhằm tạo điều kiện cho
hầu hết các học sinh tham dự đều được chơi.
+ Cách chấm điểm sẽ được trình bày cụ thể trong từng phần thi.
- Liên hệ với các bộ phận phụ trách cơ sở vật chất, trang thiết bị để chạy
thử chương trình, thống nhất chương trình hoạt động và bố trí các vị trí
SÂN KHẤU CHÍNH
( Nơi treo máy chiếu và phong màn)
B
A
N
G
IÁ
M
K
HẢ
O
B
À
N
T
H
Ư
K
Ý
V
À
T
Ổ
TR
ỌN
G
T
À
I
ĐƯỜNG ĐUA SỐ 1
VẠ
C
H
X
UẤ
T PH
Á
T
Á
V
ị tr
í c
ác
độ
i l
ắp
rá
p
xe
V
Ề Đ
ÍC
H
ĐƯỜNG ĐUA SỐ 2
ĐƯỜNG ĐUA SỐ 4
ĐƯỜNG ĐUA SỐ 3
V
ị tr
í c
ác
độ
i l
ắp
rá
p
xe
ĐỘI 1 ĐỘI 2 ĐỘI 3 ĐỘI 4
HÀNG GHẾ KHÁN GIẢ
HÀNG GHẾ KHÁN GIẢ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bố trí hội trường
Sau khi đã hoàn tất các công việc nêu trên, hội thi được tiến hành theo kế hoạch.
2.2.1.2. Tổ chức thi
Vì đây là các trò chơi nên tất cả 4 vòng thi đều thực hiện dựa trên
quy trình sau:
Qui trình tổ chức trò chơi
- Bước 1: ổn định tổ chức, bố trí đội hình với trò chơi theo địa điểm và
số lượng người tham gia, dụng cụ phương tiện phục vụ cho trò chơi ( trong
nhà, ngoài sân, trên xe hoặc đội hình hàng dọc, hàng ngang…)
- Bước 2: xác định vị trí cố định hoặc vị trí di động của người dẫn
chương trình sao cho khẩu lệnh các đội tham dự đều nghe thấy, các động tác
của các đội đều quan sát được, ngược lại bản thân người dẫn chương trình
phải thấy được đúng, sai khi quan sát các đội chơi.
- Bước 3: giới thiệu trò chơi: phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp
thu, dễ thực hiện, bao gồm các bước sau:
+ Nói tên trò chơi, chủ đề chơi.
+ Nêu mục đích và các yêu cầu của trò chơi.
+ Nói rõ cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng thua và một số
tình huống có thể xảy ra.
- Bước 4: bắt đầu chơi, có thể chơi nháp nếu cảm thấy các đội chưa nắm
vững cách thức chơi.
- Bước 5: kết thúc trò chơi, BTC công bố ngay kết quả. Sau khi nhận xét,
đánh giá, cần động viên khích lệ tinh thần của các đội chơi.[8]
2.2.1.3. Hoạt động mở đầu (10 phút)
Người dẫn chương trình:
- Giới thiệu lý do của hội thi: chào các em! Ban tổ chức chúng tôi rất vui
mừng khi các em tham gia hội thi vật lí hôm nay. Hội thi hôm nay có tên gọi
là “KHAI HỎA”. Đây là một trong những bước hoạt động của động cơ phản
lực đúng không các em? Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm lý
thuyết về nguyên tắc hoạt động của các động cơ phản lực. BTC hy vọng rằng
hội thi sẽ đem đến cho các em một không khí vui nhộn, thú vị sau những ngày
học căng thẳng.
- Giới thiệu các đội chơi: thật thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến các
đội tham gia hội thi hôm nay; gồm có 4 đội đại diện của 4 lớp như sau: SỨA (
lớp 10SN2) , MỰC (lớp 10A4), ĐẠI BÁC (lớp 10 Chuyên Lý), TÊN LỬA
(lớp 10A2) và cùng các cổ động viên thật dễ thương và hóm hỉnh.
- Giới thiệu thành phần BGK: cuối cùng là các thành viên trong BGK
của hội thi Cô Nguyễn Thị Ngọc Loan, Phạm Thị Ngọc Phương, Nguyễn Thị
Tuyết Nga, Nguyễn Thị Nguyệt Anh.
- Nêu thể lệ cuộc thi: hội thi chúng ta gồm có 4 vòng thi như sau:
+ Vòng 1: có tên gọi Chuẩn bị bệ phóng.
+ Vòng 2: có tên gọi Nạp nhiên liệu
+ Vòng 3: có tên gọi Phụt khí
+ Vòng 4: có tên gọi Tách tầng
Mỗi vòng thi có thể lệ thi khác nhau, chúng tôi sẽ nói rõ hơn trong từng phần
2.2.1.4. Vòng thi 1: chuẩn bị bệ phóng (15 phút)
- Bước 1: BTC cần chuẩn bị
+ 4 micro dành cho người dẫn chương trình và đội tham dự.
+ Các phiếu đánh số từ 1 đến 4, tương ứng với từng gói thông tin.
+ Chọn vị trí để 2 thành viên của mỗi đội đứng tham gia trò chơi.
- Bước 2: người dẫn chương trình đứng bên góc trái màn hình trong suốt
quá trình. Trước khi các đội bắt đầu chơi, người dẫn chương trình hỏi thêm
thông tin về tên của các thành viên tham dự trò chơi và khích lệ các đội trước
khi chơi.
- Bước 3: giới thiệu trò chơi:
+ Tên trò chơi : chuẩn bị bệ phóng ( phản ứng nhanh)
+ Chủ đề chơi: sự kiện, hiện tượng và danh nhân vật lí
+ Mục đích : vòng thi này về kiến thức không liên quan mật thiết
đến động lượng, tuy nhiên nó sẽ tạo được không khí sôi động phấn khởi ngay
từ đầu của hội thi. Mặt khác, thông qua trò chơi này giúp học sinh rèn luyện
khả năng phản xạ nhanh trước tình huống cùng khả năng diễn đạt súc tích hơn.
+ Cách chơi và luật chơi: có 4 đội chơi, mỗi đội gồm 2 học sinh.
Từng đội bốc thăm gói thông tin của đội mình, trong mỗi gói có 7 gợi ý về sự
kiện, hiện tượng, danh nhân vật lí…. Các thông tin này được lần lượt xuất
hiện trên màn hình, học sinh dùng ngôn ngữ, có thể kết hợp động tác tay chân
để diễn đạt về thông tin mà BTC đưa ra. Một học sinh gợi ý, một học sinh trả
lời. Nếu trả lời chính xác các bạn sẽ nghe tín hiệu âm thanh…Lưu ý : khi gợi
ý, không được dùng từ có trong gói thông tin, không dùng tiếng nước ngoài,
tiếng lóng có liên quan đến thông tin. Nếu vi phạm xem như thông tin đó
không được tính điểm và các bạn sẽ nghe tín hiệu âm thanh… Mỗi đội sẽ
hoàn tất cuộc thi của đội mình trong 1 phút 30 giây. Sau 1 phút 30 giây , căn
cứ vào số lượng thông tin đưa ra mà BTK sẽ tính điểm. Mỗi thông tin đúng
được 10 điểm. Thời gian được tính khi đồng hồ đếm ngược bắt đầu. Khi hết
thời gian các bạn sẽ nghe được tín hiệu âm thanh…
Lưu ý: Nếu các cụm từ đã xuất hiện trên màn hình mà các đội chưa trả lời
ngay được thì có thể bỏ qua để chuyển sang cụm từ khác. Khi còn thời gian,
chương trình tự động quay về cụm từ này để tiếp tục trả lời.
- Bước 4: các đội bắt đầu chơi. Sau khi các đội chơi xong người dẫn
chương trình có thể hỏi thêm các đội tham dự:
+ Bạn cảm thấy phần thi thú vị không?
+ Các thông tin mà BTC đưa ra có quen thuộc với các bạn không?
+ Theo bạn những thông tin này các bạn có thể dùng ngôn ngữ đời
sống bình thường để gợi ý mà không cần dùng từ chuyên môn là do vật lí gắn
liền với đời sống không?
+ Theo bạn để chơi được trò chơi này hiệu quả thì cần phải làm gì?
- Bước 5: kết thúc trò chơi, BTC công bố ngay kết quả.
Thông tin trong mỗi gói như sau:
- Gói 1: Newton, mù màu, con lắc lò xo, chập mạch, Ohm, khinh khí
cầu, Mộc tinh.
- Gói 2: Archimede, loạn thị, kính chiếu hậu, giật điện, James Watt, ống
nhòm, lỗ đen.
- Gói 3: Einstein, lão thị, bóng đèn dây tóc, nhật thực, Ampere, bập bênh,
sao chổi.
- Gói 4: Galile, mắt lé, gương phẳng, sét, Edison , chân không, lăng kính,
sao hôm.
2.2.1.5. Vòng thi 2: Nạp nhiên liệu ( 30 phút)
- Bước 1: BTC cần chuẩn bị
+ Bộ chuông đèn gồm 4 chuông và 4 đèn.
+ 6 micro dành cho 4 đội chơi và người dẫn chương trình
+ Bố trí vị trí cho các đội
- Bước 2: giới thiệu trò chơi:
+ Tên trò chơi : Tách tầng ( giải ô chữ)
+ Mục đích : Củng cố lại kiến thức có liên quan đến động lượng.
Thông qua trò chơi, giáo viên sẽ đánh giá phần nào về sự hiểu biết của học
sinh sau khi học xong phần này.
- Cách chơi và luật chơi: Ô chữ gồm 14 hàng ngang, mỗi đội có 2 lần lựa
chọn hàng ngang. Thời gian đưa ra câu trả lời cho từng lựa chọn là 15 giây.
Nếu đáp đúng được 10 điểm và ô chữ sẽ được hiện lên trên màn hình. Trong ô
chữ đáp đúng, có một chữ cái được in chữ đỏ là một trong những chữ của
hàng dọc. Đáp sai thì dành quyền ưu tiên cho các đội còn lại. Các đội còn lại
nếu đáp đúng thì được 10 điểm, nếu đáp sai thì bị trừ 5 điểm. Sau khi các đội
hoàn tất xong lựa chọn của mình thì dành khoảng thời gian là 20 giây cho ô
hàng dọc. Đội nào nhấn chuông trước thì được quyền trả lời. Nếu đáp đúng
được 30 điểm, sai bị trừ 10 điểm và dành quyền trả lời cho khán giả. Bất cứ
lúc nào các đội đều có quyền trả lời ô chữ hàng dọc : nếu đáp đúng được 30
điểm, nếu sai thì bị loại khỏi vòng thi
- Bước 3: các đội bắt đầu chơi
- Bước 4: kết thúc trò chơi, công bố số điểm mà các đội đạt được.
Lưu ý: Các ô chữ hàng ngang có nội dung liên quan đến ô chữ hàng dọc
Gợi ý ô chữ:
- Hàng ngang 1: đây là ô chữ gồm 13 chữ cái. Đây là ứng dụng quan
trọng của định luật bảo toàn động lượng.
- Hàng ngang 2: đây là ô chữ gồm 5 chữ cái. Điều kiện để áp dụng các
định luật bảo toàn.
- Hàng ngang 3 :đây là ô chữ gồm 7 chữ cái. Là hành tinh thứ 3 của Thái
Dương hệ.
- Hàng ngang 4 : đây là ô chữ gồm 7 chữ cái. Là từ dùng chỉ sự không
thay đổi, được giữ nguyên vẹn.
- Hàng ngang 5: đây là ô chữ gồm 8 chữ cái. Là một giai đoạn quan
trọng giúp tên lửa tăng tốc.
- Hàng ngang 6: đây là ô chữ gồm 6 chữ cái. Đây là một trong những
hình thức để các vật trao đổi năng lượng.
- Hàng ngang 7: đây là ô chữ gồm 9 chữ cái. Mọi vật có khả năng sinh
công đều có đặc tính này.
1 Đ Ộ N G C Ơ P H Ả N L Ự C
2 H Ệ K Í N
3 T R Á I Đ Ấ T
4 B Ả O T O À N
5 T Á C H T Ầ N G
6 V A C H Ạ M
7 N Ă N G L Ư Ợ N G
8 Đ Ộ N G L Ư Ợ N G
9 N G O Ạ I L Ự C
10 V E C T Ơ
11 K H Ố I L Ư Ợ N G
12 G I Ậ T L Ù I
13 T Ê N L Ử A
14 V Ậ N T Ố C
Hình 2.1. Ô chữ tìm chìa khóa bí ẩn
- Hàng ngang 8: đây là ô chữ gồm 9 chữ cái. Là đại lượng vật lí được đo
bằng tích của khối lượng và vận tốc.
- Hàng ngang 9: đây là ô chữ gồm 8 chữ cái. Khi yếu tố này của hệ bằng
không thì hệ là hệ kín.
- Hàng ngang 10: đây là ô chữ gồm 5 chữ cái. Lực, vận tốc, động lượng,
độ dời…có chung đặc điểm này.
- Hàng ngang 11: đây là ô chữ gồm 9 chữ cái. Là đại lượng đặc trưng
cho mức quán tính của vật.
- Hàng ngang 12: đây là ô chữ gồm 7 chữ cái. Hiện tượng thường gặp
trong bắn súng.
- Hàng ngang 13: đây là ô chữ gồm 5 chữ cái. Đây là một động cơ được
dùng nhiều nhất cho mục đích quân sự, nghiên cứu khí quyển, phóng vệ tinh
và khám phá vũ trụ.
- Hàng ngang 14: đây là ô chữ gồm 6 chữ cái. Là đại lượng đặc trưng
cho sự nhanh chậm của chuyển động
2.2.1.6. Vòng thi 3: Phụt khí ( 20 phút)
- Bước 1: BTC cần chuẩn bị
+ Bộ chuông đèn gồm 4 chuông và 4 đèn.
+ 6 micro dành cho 4 đội chơi và người dẫn chương trình
+ Bố trí vị trí cho các đội
- Bước 2: giới thiệu trò chơi:
+ Tên trò chơi : Phụt khí ( bức tranh bí mật)
+ Mục đích : Giúp học sinh tìm hiểu thêm một số sự kiện quan trọng
mà liên quan mật thiết đến kiến thức đã học. Qua đó, học sinh nhận thức được
rằng kiến thức vật lí được vận dụng khá phổ biến trong đời sống và kỹ thuật.
+ Cách chơi và luật chơi: Trên màn hình sẽ xuất hiện một bức
tranh gồm có 9 mảnh ghép lại với nhau, bức tranh này được che lấp phía sau
những mảnh ghép hình vuông. Trên mỗi mảnh ghép có đánh số thứ tự từ 1
đến 9 tương ứng với thứ tự câu hỏi.
Mỗi đội được lựa chọn mảnh ghép. Sau khi chọn mảnh ghép số…BTC
sẽ đọc câu hỏi tương ứng với số của mảnh ghép. Nếu đội trả lời đúng thì được
10 điểm và mảnh ghép đó được mở ra. Nếu trả lời sai, dành quyền ưu tiên cho
các đội còn lại. Nếu các đội còn lại trả lời đúng thì sẽ được 10 điểm và mảnh
ghép đó sẽ được mở ra. Trong thời gian các đội lần lượt mở mảnh ghép, đội
nào có kết luận chính xác về bức tranh bí mật thì sẽ được 40 điểm, còn trả lời
sai hoặc chưa đầy đủ thì sẽ bị loại khỏi trò chơi. Trong tình huống các đội
không tìm ra bức tranh bí mật thì cơ hội sẽ thuộc về khán giả.
- Bước 3: các đội bắt đầu chơi.
- Bước 4: kết thúc trò chơi. Sau khi tìm ra bức tranh bí mật, BTC sẽ trình
chiếu một đoạn phim có liên quan đến bức tranh bí mật đó. BGK có thể cung
cấp thêm một số thông tin về tên lửa như sau:
Tên lửa có thể phân loại theo nhiều tiêu chuẩn phân loại:
Theo công dụng
- Tên lửa chiến đấu
- Tên lửa huấn luyện
- Tên lửa nghiên cứu khoa học
- Tên lửa vũ trụ để du hành vũ trụ (còn gọi là tên lửa mang, tên lửa đẩy
hay tên lửa chuyển tải)
Theo tính chất có hay không có hệ thống điều khiển
- Tên lửa có điều khiển: quỹ đạo bay hoặc các tham số khác được hiệu
chỉnh trong quá trình bay có thể được điều khiển theo nhiều phương thức như
theo chương trình cài đặt sẵn (tự lập), điều khiển từ xa, tự dẫn...
- Tên lửa không điều khiển: không có tác động nào hiệu chỉnh quỹ đạo
và các tham số khi bay.
Theo số tầng: tên lửa một tầng, tên lửa nhiều tầng
Theo đầu đạn: tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa mang đầu đạn
thông thường.
Theo tầm hoạt động: tên lửa tầm ngắn, tên lửa tầm trung, tên lửa tầm
xa, tên lửa vượt đại châu (còn gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể bắn
đến mọi điểm trên Trái Đất)
Theo quy mô nhiệm vụ
- Tên lửa chiến lược: là loại tên lửa đạn đạo loại lớn mang đầu đạn hạt
nhân sức huỷ diệt cực lớn dùng để huỷ diệt các thành phố, cơ sở hạ tầng... của
đối phương, quy mô huỷ diệt của nó có vai trò quyết định kết cục chiến tranh.
Đương lượng nổ của đầu đạn tên lửa chiến lược phải tính bằng megaton.
- Tên lửa chiến thuật: mang đầu đạn hạt nhân để tiêu diệt các lực lượng
quân sự của đối phương trong một khoảng chiến trường nhỏ hẹp, đương
lượng nổ chỉ tính bằng kiloton.
Theo đặc tính quỹ đạo và đặc điểm cấu tạo
- Tên lửa đạn đạo (còn gọi là tên lửa đường đạn): là loại tên lửa có phần
lớn quỹ đạo tuân theo phương trình của vật dưới tác động của trường trọng
lực. Loại tên lửa này không bị tác động bởi lực nâng khí động học, thường
được phóng thẳng đứng vượt ra khỏi tầng khí quyển đậm đặc và thâm nhập vũ
trụ như một tên lửa vũ trụ.
- Tên lửa hành trình còn gọi là tên lửa cruidơ, tên lửa có cánh hay tên lửa
tuần kích: là loại tên lửa có độ cao trong phạm vi tầng khí quyển thấp, luôn
chịu tác động của lực nâng khí động học, bay theo cao độ địa hình.
Theo nơi phóng và vị trí mục tiêu
- Tên lửa đất đối đất
- Tên lửa đất đối không
- Tên lửa đất đối hải
- Tên lửa hàng không (gồm 3 loại: tên lửa không đối không, tên lửa
không đối đất, tên lửa không đối hải)
- Tên lửa hải đối không
Theo đối tượng tác chiến
- Tên lửa phòng không
- Tên lửa chống tăng
- Tên lửa chống ra-đa
- Tên lửa chống tên lửa
- Tên Lửa Chống Ngầm (còn gọi là tên lửa - ngư lôi) [22]
Arian 5 ECA là thành viên mạnh nhất của họ tên lửa Arian5, với dung
lượng “ chuyên chở” tối đa tới 9600kg. Đặc điểm này đảm bảo cho Arian 5 có
thể phóng cả những vệ tinh viễn thông nặng nhất trên thế giới hiện nay.
Thông tin về việc hãng Arianspace sẽ sử dụng Arian 5 để phóng cùng lúc hai
vệ tinh Star One C2 của Brazil và Vinasat-1 của Việt Nam. Việc phóng thành
công vệ tinh Vinasat-1 không những khẳng định chủ quyền của Việt Nam
trong không gian, mà còn thể hiện vị thế ngày càng lớn mạnh của quốc gia nói
chung, của ngành viễn thông, thông tin nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế. Vệ tinh Vinasat-1 có ý nghĩa rất lớn với việc phủ sóng viễn thông,
liên lạc tới mọi vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của đất nước, bảo đảm
an ninh quốc phòng với khả năng truyền tải thông tin, hình ảnh từ mọi nơi,
không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn trong cả khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, khi đưa vào khai thác, Vinasat-1 sẽ có ý nghĩa xã hội rất
lớn, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia theo hướng hiện
đại, nâng cao độ an toàn cho mạng lưới viễn thông, thúc đẩy và phát triển các
dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại, giải trí... cũng như các
dịch vụ chuyên dùng khác. Theo tính toán, mỗi năm vệ tinh Vinasat-1 có thể
tiết kiệm cho đất nước hơn 10 triệu USD từ tiền cước thuê kênh của các vệ
tinh nước ngoài.[23]
Câu hỏi chính về bức tranh bí mật : đây là dòng sản phẩm của liên minh
vũ trụ Châu Âu- lãnh đạo bởi European Space Agency (ESA)
Mảnh ghép 1: Là một đại lượng vật lí đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa
các vật.
Đáp án: động lượng
Mảnh ghép 2 : Đây là một nguyên lý tổng quát cho tất cả các lý thuyết vật lí
( cơ học, điện từ học, vật lí hạt nhân…)
Đáp án: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Mảnh ghép 3: Pháo thăng thiên hoạt động dựa trên nguyên tắc này.
Đáp án: chuyển động bằng phản lực
Mảnh ghép 4: Ông là người Châu Á đầu tiên bay lên vũ trụ vào năm 1980.
Đáp án: Phạm Tuân
Mảnh ghép 5: Đây là hành tinh thứ 3 trong Thái Dương hệ tính từ Mặt Trời trở ra.
Đáp án: Trái Đất
Mảnh ghép 6: Đây là thiết bị quan trọng trong chạy đua vũ trang.
Đáp án: Tên lửa
Mảnh ghép 7: Đây là năm đánh dấu sự kiện quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVLPPDH033.pdf