Luận văn Tổ chức ngữ âm trong thơ Nguyễn Bính

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .3

MỤC LỤC .4

NHỮNG KÝ HIỆU VỀ TỔ CHỨC NGỮ ÂM ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN ÁN .6

PHẦN DẪN LUẬN.7

CHƯƠNG 1: ĐIỂM QUA MỘT SỐ CÁCH HIỂU VỀ THƠ – TỔ CHỨC NGỮ ÂM

TRONG THƠ (NHẠC ĐIỆU THƠ) .12

1.1.NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ THƠ .12

1.2.KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC NGỮ ÂM TRONG THƠ:.17

1.2.1.Phân biệt thơ và văn xuôi: .17

1.2.2.Khái niệm về tổ chức ngữ âm trong thơ.20

1.2.3.Khái niệm về tiết tấu thơ: .21

1.2.4.Khái niệm về lượng .23

1.2.4.Khái niệm về nhịp thơ: .25

1.2.5.Khái niệm về âm điệu:.28

1.2.5.Khái niệm về phép trùng điệp .32

1.2.6.Khái niệm phép đối: .35

1.3.Khái niệm về vần: .36

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGỮ ÂM TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH .41

2.1.TIẾT TẤU THƠ NGUYỄN BÍNH (Thống kê - đặc điểm tác dụng) .41

2.1.1.Lượng thơ: .41

2.1.1.1.Thống kê phân loại: .41

2.1.1.2.Đặc điểm về lượng thơ:.42

2.1.2.Nhịp điệu thơ Nguyễn Bính: .465

2.1.3.Âm điệu thơ Nguyễn Bính.56

2.1.4.Phép điệp trong thơ Nguyễn Bính: .63

2.2.5.Phép đối trong thơ Nguyễn Bính:.73

2.2.Hiện tượng vắt dòng trong thơ Nguyễn Bính: .80

2.2.VẦN TRONG THƠ CA NGUYỄN BÍNH:.83

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA TỔ CHỨC

NGỮ ÂM TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH.92

1.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG:.92

3.2.GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN.102

3.2.1.Tùy theo nội dung biểu hiện cũ thể của từng tác phẩm Nguyễn Bính đã ưu tiên tập

trung sử dụng những yếu tố ngữ âm nhất định:.102

3.2.2.Tổ chức ngữ âm mang lại giá trị miêu tả cao và giá trị biểu hiện cảm xúc phong phú,

sâu sắc trong thơ trữ tình: . 111

3.2.3.Tổ chức ngữ âm mang lại giá trị miêu tả cao và biểu hiện cảm xúc sắc nét trong lời

thơ tự sự và trong việc giao cảm thơ: .117

3.2.3.Tổ chức ngữ âm cũng mang lại giá trị biểu hiện đặc sắc khác.123

PHẦN KẾT LUẬN.126

PHỤ LỤC .131

pdf152 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức ngữ âm trong thơ Nguyễn Bính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng nhịp đặc biệt, tỷ lệ 2,46% và trong 464 dòng thơ năm tiếng cũng chỉ có 35 dòng có nhịp khác thường, tỷ lệ 7,54%, có 4/43 dòng thơ 4 tiếng tỷ lệ 8,16% và 0 trên 33 dòng thơ sáu tiếng tỷ lệ 0% Tính chung các thể thơ, trừ thơ tự do Nguyễn Bính sử dụng 1.208/8.579 dòng thơ tỷ lệ nhịp đặc biệt là 14,08%. Đây là tỷ lệ khá cao. Chẳng hạn, nhịp đặc biệt làm nổi rõ tinh thần, khí thế chiến đấu và xây dựng của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ: "Máy dệt cũ / dập vùi kiếp thợ Đặng sớm gây / chi bộ đầu tiên Phong trào/ngày một lớn thêm Mạnh tay búa / cứng tay liềm / xung phong 3/3/2 (Tình nghĩa đôi ta) Câu thơ năm tiếng mang nhịp đặc biệt để lưu ý người nghe chuyện: "Nào,/các em im lặng" 1/4 hoặc để làm rồ tính cách đối lập: "Ất/kể rõ đầu đuôi 1/4 Kỷ/máu tham bổng nổi" 1/4 56 (Túi ba gang) Hoặc để thể hiện tâm trạng bàng hoàng, thất vọng vì người đẹp: “Xé / bao nhiêu lụa rồi 1/4 Em không cười một miệng Đốt/bao nhiêu lửa rồi 1/4 Em không lên một tiếng” (Đối lòng) Xét trong tảng thơ chung, chùm thơ có chủ đề tình yêu của Nguyễn Bính đằm thắm nhất, nền nã nhất, hương vị ngọt ngào đắm say nhất và nhịp điệu thơ cùng thường có những nét cách tân, thể hiện những xúc cảm dạt dào, mãnh liệt, sâu sắc nhất. Chẳng hạn: "Ai đẹp ? // Hay là tiên lạc lối 2//5 Không, /nàng, /nàngđẹp đấy mà thôi" 1/1/5 (Mười hai bến nước) "Lá ơi! //và gió ơi! //tôi biết 2/3/2 Tình chửa chung đôi/đã lỡ làng" 4/3 Như đã nhận định ở phần lượng thơ, Nguyễn Bính thích dùng thể thơ lục bát và bảy tiếng. Cũng trong thể thơ giàu tính dân tộc và cổ truyền này, Nguyễn Bính tỏ ra là một cây bút tài hoa, thể hiện nhịp điệu rất đa dạng, linh hoạt làm cho tình ý trong thơ mang một khả năng truyền cảm đặc biệt, nhất là mảng thơ trước cách mạng của Nguyễn Bính. 2.1.3.Âm điệu thơ Nguyễn Bính Hầu hết các nhà thơ chú ý phối thanh để lời thơ có hiệu quả truyền cảm cao (trừ trong thơ Đường, âm điệu thơ được quy định chặt chẽ theo luật). Riêng đối vói các nhà thơ mới, vấn đề này biểu hiện rất rõ ràng. Như Xuân Điệu: “Khí trời quanh tôi làm bằng tơ Khí Trời quanh tôi làm bằng thơ 57 Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi..” (Nhị hồ) Đấy là nồi buồn với nhiều cung bậc trầm buồn qua tiếng đàn nhị hồ, lời thơ kết cấu bôi đa số thanh bằng. "Mã Pí Lèng! danh bất hư truyền Sống mũi ngựa, núi cao thẳng đứng Núi điệp trùng núi tỏa bốn bên Đá gan trâu gảy choàng đá cứng Sương mù dưới vực vút bay lên Bạc lẫn màu mây mờ đỉnh dựng " (Mã Pí Lèng) Đây là nét khúc khủyu của núi Mã Pí Lèng, đoạn thơ tiềm ẩn quyết tâm của những người đi chinh phục núi, mở đường, tác giả phối hợp rất nhiều thanh trắc. Nguyễn Bính cũng vận dụng nét gợi cảm của thanh bằng, đua vào thơ mình những âm điệu giàu sức truyền cảm Để thể hiện nỗi buồn, cô đơn của con người trước cảnh mưa gió phũ phàng: “Mưa rào rào, gió ào ào B B B T T T Chùm chăn say khói thuốc lào đê mê B B B T T B B B (Gió mưa) Hoặc: "Cờ chưa tàn, pháo chưa hoàn B B B T B B Còn sông Dịch đón, còn sang tốt đầu 58 B B T T B B T B (Con nhà nho cũ) Hoặc: Một thân lận đận nỗi trời xa Nằm nghe mưa rơi trên mái nhà B B B B B T B Chờ nửa vầng trăng, trăng chẳng lại Đêm dài đằng đẵng, đêm bao la B B B T B B B Mưa mãi, mưa hoài, mưa bứt rứt Đêm dài dằng đặc, đêm bao la B B B T B B B (Đêm mưa đất khách) Không phải ngẫu nhiên mà đoạn thơ có nhiều thanh bằng, nhiều âm điệu và vần luyến láy nhau. Đấy chính là tài hoa của người nghệ sĩ. Nồi buồn tha hương ấy đã thấm sâu vào hơi thở của nhà thơ và nó phả ra thành lời thì lời thơ ấy cũng mang âm hưởng u buồn của tâm tình ấy! Nghệ thuật quyện thanh âm ấy còn được Nguyễn Bính thể hiện trong nhiều bài thơ khác. Có phải chăng vì cuộc đời Nguyễn Bính nhiều bất hạnh, kết đọng nhiều mối u hoài nên thơ thường mang chủ âm bằng. Và nó dìu dịu, nhẹ nhàng, lan tỏa vào tâm hồn của người đọc: Chiều lại buồn rồi; em vẫn xa Lá rừng thu đỗ, nắng sông tà Chiều nay say nhắp chén quan hà." (Một trời quan tái) "Đàn ai chừng đứt đây tình Nổi lên một tiếng buồn tênh rồi chìm" (Lửa đò) Ấn tượng về sự đau khổ triền miên của một kiếp hồng nhan vì cuộc đời ruồng rẫy: "Nghẹt dưới bàn tay thần định mệnh Nàng đang dệt tấm hận muôn đời" (Mười hai bến nước) 59 Ấn tượng về lời khuyên dạy của bà mẹ khả kính, thân thương: "Mặc quần, mặc áo lên trên nhà Thắp hương thắp nến lẽ ông bà Chớ có cãi nhau, chớ có quấy Đánh đổ, đánh vỡ như người ta." Nguyễn Bính kết hợp sử dụng nhiều thành ngữ dân gian nhiều thanh trắc để thể hiện sự cần cù hy sinh vồ pờ của mẹ: "Xong ba ngày tết, mẹ tôi lại Đầu tắt, mặt tối nuôi chồng con." B T T T B B B (Tết của mẹ tôi) Khi cần thể hiện tâm trạng bức bối của bà mẹ thúc ép con gái đi lấy chồng: "Ruộng tôi cày cấy, dâu tôi hái Nuôi dạy em cô, tôi đảm dương Nhà cửa tôi coi, nợ tôi giả Tôi còn mạnh chán, khiến cô thương" (Lòng mẹ) Thay vì nói “Nói còn nhà cửa, tôi trả nợ” thì bình thường quá ! Nguyễn Bính đã đảo từ để câu thơ có âm điệu trúc trác, thể hiện sự gay gắt, hối thúc cần thiết. Và đây là tình cảm của bà mẹ chiến sĩ với tấm lòng bao la và ỷ tưỏng cao quý hơn, qua lỗi dặn dò nhiều thanh trắc đầy mạnh mẽ: "Bà ngừng tay xỉa thuốc Tao già rồi, chóng bây Ráng mà lấy độc lập T B T T T Cho mẹ hưởng ít ngày (Mẹ) 60 Chủ thanh trắc cũng có tác dụng tái hiện sinh động hoàn cảnh đất nước dưới gót giầy xâm lược "Mảnh đất ấy, năm xưa giặc chiếm T T T B B T T Làm khu đai trắng, tắt hơi người Đồn giặc đêm đêm tuôn hoả pháo Rụng đầy mặt đất, lửa ma trơi" T B T T T B B Và quyết tâm chống giặc của những anh hùng không tên tuổi, tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng: "Nơi đây đã có những bàn tay Anh bộ đội chiếm đồi A 1 B T T T B B T (Từ trong ruột đất vụt bay lên Cắm ngọn cờ sao cao chót vót) T T B B B T T Nơi đây đã có những bàn tay Chị du kích lăn vào điệt bốt T B T B B T T (Tuổi xanh cỏ cát bén tay liềm T B T T T B B Kháng chiến đầu Tây dao chém ngọt)" T T B B B T T (Xây nhà máy) 61 Tuy nhiên, ngoài một số ít bài thơ mang âm điệu trắc như trên - chủ yếu là giai đoạn thơ sau Cách mạng - có thể nói âm bằng dịu buồn là âm chủ đạo trong thơ Nguyễn Bính, nhiều câu thơ toàn thanh bằng thể hiện một nôi chán chường, bi quan không lối thoát hoặc một nỗi buồn triền miên, xa xôi như: "Người ơi! Hề! Người ơi !" (Yếu tố "hề" chỉ cố trong thơ cổ. Nhà thơ lặp lại có chủ ý: về nhạc, nó như một dấu lặng, đến đố phải ngừng và chìm xuống,) Và: "Hôm nay là xuân, mại còn xuân". Nguyễn Bính còn có những bài thơ, đoạn thơ chủ âm bằng. Chẳng hạn, bài "Nhạc xuân": "Hôm nay là xuân, mại còn xuân Xuân đã sang đò nhớ cố nhân Người ở bên kia sông cách trở Có về Chiêm Quốc như Huyền Trân? Hôm nay là xuân, mai còn xuân Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân Phận gái ví theo lề ép uổng Đã về Chiêm Quốc như Huyền Trân? Hôm nay là xuân, mai còn xuân Lăng lắc duòng xa nhớ cố nhân Nay đã vội quên tình nghĩa cũ Mà về Chiêm Quốc như Huyền Trân 62 Hôm nay là xuân, mai còn xuân Một cánh đào rơi nhớ cố nhân Cung nữ như hoa vườn Thượng uyển Mà về Chiêm Quốc với Huyền Trân? Hôm nay là xuân, mai còn xuân Rượu uống say rồi nhớ cố nhân Đã cố yêu nhau là đến thế Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân? Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân Ta viết thư này gửi cố nhân Năm mới tháng giêng mồng một tết Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân Huyền Trân ơi! Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi Giờ đây chín vạn bông trời nở Riêng có tình ta khép lại thôi” Như thế, trừ rất ít câu có âm điệu lạ nhưng kém giá trị biểu hiện như: "Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Dương Bóng cờ khói nghĩa, mờ trong gió sương." còn lại, Nguyễn Bính sử dụng âm điệu để thể hiện một nội dung rất đạt. 63 Tiếng thơ chung của Nguyễn Bính vì thế thường tạo âm hưởng dìu dặt, ngân nga. Tất nhiên thơ sau Cách mạpg (như tập “Tình nghĩa đôi ta”) đã chuyển sắc, nhưng hầu hết thơ Nguyễn Bính thường gợi nỗi buồn, nói về cái buồn. Đó cũng lầ tâm hồn nhà thơ, là mối quan tâm của nhà thơ đối với cuộc sống. 2.1.4.Phép điệp trong thơ Nguyễn Bính: Hiện tượng trừng điệp thường gây hiệu ứng vang ngân của âm thanh, của tinh cảm. Ngụyễn Bính có lẽ cũng ý thức rõ như thế, nên thơ ông thường cỏ nhiều dạng thức trùng điệp : Trong 9.646 dòng thơ, có 1.278 từ láy, 4.169 lần điệp từ (gồm 1.237 lần điệp từ trong nội bộ một dòng thơ), 380 lần điệp ngữ (48 lần điệp ngữ nội bộ), 54 lần điệp dòng, 140 lần điệp cấu trúc. Tổng cộng 6.021 lần tỷ lệ 62,41%. Một tỷ lệ rất cao. Nguyễn Bính sử dụng thù pháp điệp rất tài tình, dày đặc và nhuần nhị, chẳng kém Tản Đà, Tố Hữu. Hầu như ông chẳng từ một đơn vị ngôn ngữ nào mà không điệp: nhiều dòng thơ điệp âm đầu, vần, nhiều từ láy, nhiều nhất là điệp từ, điệp ngữ Nguyễn Bính cũng có kiểu điệp dòng, điệp cách phô điễn rất tài ba. Trong các tập thơ đã được nghiên cứu, chỉ trừ bài “Hoa cỏ ma” chỉ gồm một cặp lục bát, và bài "Một mình", "óồm cũ", "Chẳng biết yêu nhau phải những gì", còn lại bất kỳ một bài thơ nào Nguyễn Bính cũng sử dụng ít nhất một dạng thức điệp trùng. Chẳng hạn, những âm đầu và vần luyến đi láy lại rất gợi cảm: "Đèn xao xuyến gió, đệm dùng dằng mưa" (Lòng kỹ nữ) "Sao sáng mọc sắc tơ vàng óng ánh." (Con tằm) "Xuân sang xao xuyến lòng tôi quá". (Sao chẳng về đây) "Đông đặc trời cao, sao chấp chới" (Làng tôi) Như những tim tình tan vỡ ấy". (Thôi nàng ở lại) "Cất cánh bồ câu cấm cửa hoa" (Mong thư) Rào rào nghe rạng tiếpg mưa rơi." (Mưa) 64 "Mộng tan tành quá, đội lan tác" (Mất nhung) "Lá nõn, nhành non ai tráng bạc” (Xuân về) Có khi Nguyễn Bính sử dụng điệp ngữ hoàn toàn tạo nên tầng tầng ý nghĩa: "Gieo thoi, gieo thoi, lại gieo thoi Nhớ nhớ, mong mong, mãi mài rồi." (Nhớ) "Nhà em có một giàn giầy Nhà anh có một hàng cau liên phòng Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Càu thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào". (Tương tư) "Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm Ngước mắt nhìn trời đôi mát trong” (Xuân về) "Anh đi đấy, anh về đâu ? Cánh buồm nâu... cánh buồm nâu... cánh buồm..." (Không đề) "Ở đây có một mình tôi Nhớ thương thì cả một trời nhớ thương" (Bến người) Điệp thanh, điệp âm, điệp vần trong câu và từ láy kết hợp tạo nên một vẻ đẹp lấp lánh: “Tôi rút ruột nhả dòng tơ óng mượt ...... Sao sáng mọc sắc tơ vàng óng ánh" (Con tầm) Có khi điệp ngữ được sử dụng một cách uyển chuyển "Ngày đi tập kết ra đây Mang theo chiếc nón tự tay em chằm Bây giờ đã trải ba năm Chiếc nón em chằm chưa ngả màu sơn" (chiếc nón) 65 Hay: "Chân bước khoan khoan, lòng hỏi lòng Có nên qua đấy nữa hay không? Không nên qua đấy ? nên qua đấy ! Không, nhớ làm sao, Qua mất công". (Hà Nội ba mươi sáu phố phường) Hình thức này gợi nhớ đến nhà thơ nổi tiếng Tản Đà với bài “Thề non nước”: "Nước non nặng một lời thề Nước đi đi mãi không về cùng non Nhớ lời nguyện nước thề non Nước đi chưa lại, non còn đứng trông." Thông thường điệp là để nhấn mạnh, tăng sắc độ cho tình cảm, tạo một mối giao hưởng đậm đà giữa nhà thơ và người thụ cảm, Chẳng hạn, điệp làm tăng nỗi bất hạnh của người kỹ nữ: "Đêm rồi đêm lại đêm qua Bao nhiêu đêm lại hóa ra đêm tàn." Nguyễn Bính sử dụng điệp dòng, điệp thành phần câu, điệp kiểu câu để mở đầu một khúc đoạn thơ, một nhịp tình cảm, một suối ý mới như ở bài "Đối lòng", "Nàng thành thiếu phụ", “Một nghìn cửa sổ”, "Vô tình", "Giòi mưa ở Huế", Xuân tha hương", để kết thúc đoạn thơ như ở bài:"Con tằm", để mở và kết một đoạn thơ, một bài thơ - kiểu như Huy Cận trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" - như ở bài "Một lần", Nhạc xuân", "Đêm cuối cùng", Tương tư', "Chân quê", Xóm Ngự viên", "Nửa đêm nghe tiếng còi tàu". Đấy cũng là một thủ pháp mang tính trội và đặc sắc của Nguyễn Bính so với thơ ca hiện đại. Bài "Giời mưa ở Huế" nhiều điệp dòng, điệp cách phô điễn để thể hiện hiện tượng mưa cũng như nỗi buồn triền miên, dai dẳng, lê thê của tác giả ở Huế: 66 “Trời mưa ở Huế sao buồn thế Cứ kéo dài ra đến mấy ngày ...... Xa xôi ai nhớ mà thương nhớ Mà nhớ mà thương đến thế này.” Có người nói thơ Nguyễn Bính thường nói về tình buồn. Không hẳn là tất cả. Nguyễn Bính có nhiều bài thơ xuân (cũng như Hồ Chí Minh, Tố Hữu), bên cạnh những xuân buồn man mác (Như trong "Nhạc xuân", "Xuân", "Xuân tha hương" ... vẫn có những xuân vui như trong "Nhớ Xuân", từ "từng" được lặp đi lặp lại để nhấn mạnh sự nhộn nhịp, tưng bừng, phấn khởi của mọi vật, mọi người khi xuân về: "Đây cả mùa xuân đã đến rồi Từng nhà mở cửa đón vui tươi Từng cô em bé so màu áo Đôi má hồng lên nhí nhánh cười" Môtýp điệp từ ngữ trong thế liên tưởng, so sánh làm nỗi bật hai tính cách, hai sự việc, hai tâm trạng, hai tình huống là một thủ pháp độc đáo của Nguyễn Bính, như ở bài "Xuân", "Anh với em", 'Tình tôi", "Oan nghiệt", Lỡ bước sang ngang", “Tình nghĩa đôi ta" Chẳng hạn, ở bài "Xuân" điệp và đối linh hoạt tạo nên thế song hành: "Em chưa lấy chồng Em đã lấy chồng Má hồng còn thắm Má hồng hết thắm Tết tết xuân xuân, Tết tết xuân xuân Đời vui vẻ lắm! Đời buồn tẻ lắm !" Chẳng hạn, ở bài "Lỡ bước sang ngang": "Người đi xây dựng cơ đồ Chị vẻ giồng cỏ nấm mồ thanh xuân. 67 Người đi khoác áo phong trần Chị về may áo liệm dần nhớ thương” Chẳng hạn, ở bài “Tình nghĩa đôi ta": Nhưng nửa nước còn đau nỗi giặc Đất còn ngăn miền Bắc miền Nam Ngoài này đường rộng thênh thang Thương nhau trong ấy ngút ngàn chòng gai” Nam Định rộn tầm còi máy dệt Mỹ Tho ran tiếng thét nhà tù Ngoài này nàng sáng đầu thu Thương nhau trong ấy mây mù chưa tan” Thơ Nguyễn Bính không chỉ đề cập đến những mối tình dang dở với những điệu sầu buồn (như nhận định của Nguyễn Hoành Khung). Qua thủ pháp điệp, thơ Nguyễn Bính sau Cách mạng còn thể hiện một Nguyễn Bính lớn lên về ý thức chính trị. Chẳng hạn: "Đừng quên còn nửa bầu trời Nửa non sông, nửa cuộc đời lầm than. ...... Nhớ chi xiết mà thương chi xiết Những bà con bị ép đi Nam." (Tình nghĩa đôi ta) "Sao đặc trời, sao sáng suốt đêm Sao đêm chung sáng, chẳng chia miền” (Đêm sao sáng) 68 Có khi Nguyễn Bính sử dụng môtýp điệp kết hợp với so sánh ngầm làm ý thơ được mở rộng và có cả chiều sâu.Thí dụ: “Lữ hành bắt gặp quán cơm Bầy ong bắt gặp mùi thơm hoa rừng” (Đường rừng chiều) Ở đây niềm vui của người lữ khách và của bầy ong có mối quan hệ tương đồng với nhau. Hoặc vẽ nên một hình ảnh rất thơ rất lãng mạn: "Cầu cong như chiếc lược ngà Sống dài mái tóc cung nga buông hờ" Đôi bờ đôi cánh tay vua Cung nga úp mặt làm thơ thất tình. (Vài nét Huế) Ở đây, sông dài được ví như mái tóc cung nga, đôi bờ như đôi cánh tay vua. Câu thơ vừa sọ sánh vừa gợi nên cả chiều sâu lịch sử của cố đô đã ủ kín dưới đáy thời gian nay hiển hiện lại. Nguyễn Bính còn có kiểu điệp kết hợp ẩn dụ làm tứ thơ kín đáo, sâu sắc. Tuy nhiên, ta cần tinh tế nhận xét nó trong văn cánh mới hiểu được. Chẳng hạn: "Sóng cách mạng năm châu dào dạt Gió đông càng thổi bạt gió tây Bánh xe lịch sử vần xoay Mặt trời chẳng mọc đằng tây bao giờ" (Tình nghĩa đôi ta) Điệp kết hợp đối làm rõ bức tranh tâm trạng, tăng sức thuyết phục: "Càng lâm cảnh ê chề khốn đốn Cảnh nhớ nơi cắt rốn chôn nhau" (Trả ta về) Điệp kết hợp với biện pháp tăng cấp; khiến ý thơ thêm nồng nhiệt đắm say: 69 "Anh ơi! Em nhớ em không nói Nhớ cứ đầy lên, cứ rối lên" Ở đoạn sau bài "Vài nét Huế", Nguyễn Bính sử dụng điệp từ "có" vói môtýp nêu điạ danh của ca dao, khiến câu thơ có âm hưởng ca dao, thể hiện một tình cảm yêu mến lẫn tự hào kín đáo về một quê hương xinh đẹp đáng ngưỡng vọng: "Ở đây có nước sông Hương Có cây núi Ngự, có đường Nam Giao". Ở bài "Sao chẳng về đây" điệp ngữ "Sao chẳng về đây", điệp cấu trúc (cầu hỏi ) lặp lại ở nhiều khổ thơ, ở dòng thơ cuối bài như một lời tự vấn, tự phản tỉnh, một lời mời gọi thiết tha về với đồng nội, với ruộng vườn sau khi "Sớm nay sực tỉnh sầu đô thị" vì "Kinh kỳ bụi quá, xuân không đến" như: "Sao chẳng về dày múc nước sông Tưới cho những luống có hoa trồng Xuân sang hoa nụ rồi hoa nở Phô nhụy vàng hây với cánh nhung ? Sao chẳng về dày bất bướm vàng Nhốt vào tay áo đợi xuân sang Thả ra cho bướm xem hoa nở Cánh bướm vờn hoa loạn phấn hương ... Xuân đã sang rồi; em có hay Tình xuân chan chứa ý xuân đầy Kinh kỳ bụi quá xuân không đến Sao chẳng về đây? chẳng ở đây? " 70 "Bài thơ quê hương" với rất nhiều điệp từ ngữ và điệp cách phô điễn (79lần/80 dòng thơ, 98,75% ) là một lời tự hào sâu sấc về truyền thống hào hùng, về vẻ đẹp của quê hương, về niềm tin ở chế độ mới. Chẳng hạn: "Quê hương tôi có cây bầu nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang Có cô tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang. ...... Quê hương tôi múa xòe, hát đúm Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo Có Nguyễn Trãi, có Bình Ngô đại cáo Có Nguyễn Du và có một truyện Kiều Đời trước thường mơ chuyện Tiên, chuyện Phật Chuyện thiên đường trong những cõi hư vô Đời nay dựng thiên đường trên mặt đất Dựng mùa xuân trong tất cả bốn muà" Có khi Nguyễn Bính dùng điệp ngữ kết hợp với cả câu ca dao hay thơ mang âm hưởng ca dao, làm cho chất dân gian thêm đậm đà, duyên dáng trong thơ ông, để thể hiện tình cảm thủy chung son sắt, tình cha con sâu đậm dù cách trở dặm ngàn vì bấy giờ đất nước còn ngăn cách: "Yêu nhau chằm nón cho nhau Lấy câu sum họp làm câu hẹn hò" (Chiếc nón) Hoặc để thể hiện niềm tin yêu sâu sắc đối với lãnh tụ cao cả, vĩ đại: "Còn trời, còn nước, còn non 71 Nước non còn đó con còn thờ cha" (Thư gửi về Cha ) Nguyễn Bính còn có môtýp điệp cấu trúc gắn liền với việc thể hiện tình yêu lồng trong cảnh sắc thiên nhiên, có thể là một tình yêu mơ hồ; đơn phương: "Giời không có gió Làm sao tôi buồn ! Người yêu không có Sao tôi nhó thương?" ( Mỵ Nương) Có thể là một tình yêu thiết tha: "Gió mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng" (Tương tư) "Trời còn có bữa sao quên mọc Tôi chẳng đêm nào chẳng nhó em" (Đêm sao sáng) Hoặc điệp cấu trúc kết hợp với so sánh hai tâm hồn đối lập nhau, một lãng mạn, cô đơn, si tình, một hời hợi, phức tạp khó hiểu với những vật gần gũi: "Hồn tôi / giếng ngọt trong veo Trăng thu trong vắt / biển chiều trong xanh" Hồn cô cát bụi kinh thành Đa đoan vó ngựa / chung tình bánh xe" (Tình tôi) Để tô đậm thêm sự bội bạc của cô gái: 72 "Lòng anh như biển sóng cồn Chứa muôn con nước, ngàn con sông dài Lòng em như chiếc lá khoai Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu. Lòng anh như hoa hướng dương Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời Lòng em như cái con thoi Thay bao nhiêu suốt mà thoi vẫn lành" (Em với anh) Và điệp cấu trúc kết hợp biện pháp so sánh khiến tình yêu và nỗi nhớ thương của hai đối tựợng càng dày thêm, được tăng cấp đến cao độ "Chao ơi ! Em ngon như rau cải Em ngọt như rau ngót Em giòn như cùi dừa Em hiền như nước mưa Em nhổ nước bọt xuống mát biển Mặt biển thơm lên hai mươi bốn giờ Em là con TƯỚNG trong tam cúc Anh là quân XE trong bàn cờ Ví chăng có một nước tình ái Em là Hoàng Hậu anh là Vua" (Trích "Ai Khanh hành" ) 73 Như đã phân tích ở trên, Nguyễn Bính sử dụng điệp hết sức nhuần nhị, tinh tế, phong phú ở cả hai giai đoạn thơ trước và sau Cách mạng, khiến cho thơ ông thêm đặc sắc, có giá trị tồn tại lâu dài. 2.2.5.Phép đối trong thơ Nguyễn Bính: Nguyễn Bính là một nhà thơ tiếp thu nhiều tinh hoa của thơ ca truyền thống, của thơ Đường( 140 ) nên thơ ông cũng sử dụng hình thức đối lập vói tần số khá cao: 133 lần bình đối và 264 lần tiểu đối, tỷ lệ chung là 4,11 % ( 397 lần / 9646 dòng thơ ) Tất nhiên, con số nói trên chưa được đầy đủ theo khái niệm đối mở rộng trong thơ mới, tuy nhiên nó cũng nói lên mức độ sử dụng nhuần nhị trong thơ Nguyễn Bính. Thơ Nguyễn Bính cũng có một trường hợp xuyên đối: "Lòng thiếu phụ tơ vò chín khúc V Mồ công cô tay đắp hai ngôi " A (Tỳ bà truyện) Và có những cặp bình đối rất chỉnh (vừa đối ý, vừa đối thanh, vừa đối về từ loại ) là kiểu đối phổ biến trong thơ văn truyền thống. Chẳng hạn: "Nhọc nhàn tiếng cú trong canh vắng V Nhao nhác đàn dơi lúc đỏ đèn " A (Xóm ngự viên) “Tươi lại phố phường hoa rực thắm V Vùng lên đồng ruộng lúa khoe xanh " A (Xuân nhớ miền Nam) "Vườn cây, gió thổi lộng muôn cành V Nhà cỏ, trăng soi vàng nửa mái" A (Bài thơ vần Rầy) "Tay lại chuyền tay V 74 Bước càng khít bước" A (Xây nhà máy) "Buốt tê đầu lưỡi, giá tê tay V Rét cóng môi non, lạnh nhíu mày" A (Rét) Có khi đối linh hoạt (không đối từng từ): "Không than chắc hẳn hồn tươi lại V Không khóc tha hồ đôi mắt trong " A Về hình thức tiểu đối, cũng có tiểu đối chỉnh: "Đày em trên ấy,>< dọa anh dưới này" (Chức Nữ Ngưu Lang) "Con tàu ngược,>< con tàu xuôi" (Xa xôi) "Mõ song lục đục,>< canh gà le te" (Lửa đò) "Một thân bé bỏng,>< nữa đời gió sương" (Thư gửi thầy mẹ.) Nhưng Nguyễn Bính là nhà thơ thường tiếp cận và chịu ảnh hưởng dân gian rất đậm đà. Vì thế thơ cũng có nhiều câu tiểu đối linh hoạt, trong đó có hai vế có từ trùng nhau hoặc chỉ đối về ý Chẳng hạn: "Trăng đầy ngõ, >< gió đầy thôn " (Trở về quê cũ) "Như thuyền với lái, >< như guồng với tơ" (Làng tôi) 75 Hoặc tiểu đối đặc biệt: "Tấm lòng có một, >< cơ đồ không hai" Về nội dung ngữ nghĩa, thơ Nguyễn Bính có kiểu cấu tạo bình đối tương phản "Người giam chí lớn vòng cơm áo V Ta trí thân vào nợ nước mây " A (Hành phương Nam) Kiểu bình đối tương đồng: "Lửa giặc cháy, đỏ bầm thân cột V Xe giặc càng tím ruột đồng xanh " A (Tình nghĩa đôi ta) "Khi dưỡng sinh, ăn cám để nhường cơm V Lúc tống tử, lo ma mà cắt tóc" A (Tỳ Bà truyện) Tiểu đối tương đồng: "Bút hoa chưa thảo, >< gương thề còn nguyên" (Tiếng trống đêm Xuân) "Má đào ửng thắm, >< tóc xanh sáng ngời" (Gửi người vợ miền Nam) Kiểu tiểu đối tương đồng linh hoạt: "Đã nhiều máu chảy, >< đầu rơi đã nhiều " (Tình nghĩa đôi ta) Nhớ thế ý nghĩa các câu thơ như được tăng cấp, tô đậm thêm để lại một ấn tượng sâu sắc hơn trong lòng người cảm thụ. Nguyễn Bính còn có kiểu đối nhân hóa, khiến chủ đề như có hồn, câu thơ thêm sinh động: 76 "Đất vội đứng lên làm gạch ngói V Núi rừng cho gỗ đá về theo'' A (Xây Nhà Máy) Kiểu đối so sánh khiến ý thơ thêm ý vị: "Tình tôi mở giữa mùa thu V Tình em lặng kín y như buông tằm " A Kiểu đối vừa tương phản vừa ẩn dụ, làm cho ý thơ thêm, kín đáo thêm sâu sắc: "Anh bốn mùa hoa, em một bề V Anh muôn quán trọ, em thâm khuê" A (Nhớ) Hoặc vừa đối tương đồng vừa ẩn dụ, khiến hình ảnh thơ thêm đẹp, ý thơ thêm thâm trầm: "Cành tơ nõn, >< búp xuân tròn Mày cong nét liễu, >< môi son hình thuyền" ...... Thân tơ lả lả, >< lữa tình xiêu xiêu Hoa muôn ý bướm< bướm chiều tình hoa" (Tỳ bà truyện) Như trước đã dẫn, nhịp điệu là sức mạnh cơ bản của câu thơ, Nguyễn Bính sỏ trường về thể thơ cách luật như lục bát, bầy tiếng, nhưng nếu theo đúng khuôn luật dễ sinh đơn điệu, tẻ nhạt, nhàm chán. Vì thế, Nguyễn Bính vận dụng phép tiểu đối để biến đổi nhịp điệu câu thơ, khiến cho nó trở nên đa dạng, uyển chuyển đồng thời mở rộng lượng ngữ nghĩa tối đa cho câu thơ: Chẳng hạn: "Sớm Đào, trưa Lý, đêm Hồng phấn V Tuyết Hạnh, sương Quỳnh, máu Đỗ Quyên" A 77 (Xóm Ngự viên) "Lầu Ngưng Bích , >< điện Trang Vương Gốc đa rậm rạp, >< con đường cheo leo" (Tiếng trống đêm Xuân) Có khi nhà thơ sử dụng bình đối để làm nổi rõ so sánh tu từ, Chẳng hạn: "Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh V Tôi đợi người yêu đến tự tình" A (Mùa xuân xanh) Có khi đối làm rõ âm hưởng tự trào như trong thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương: "Vừa tính chuyện cơm, toan chuyện nước V Lại buồn khi đậu, tiếc khi bay A Có đâu thơ thẩn hoài như vậy Không lẽ loay hoay mãi thế này" (Trách mình) Đáng chú ý là trong tập "Tình nghĩa đôi ta" Nguyễn Bính sử dụng thủ pháp bình đối và tiểu đối với tần số khá cao (31 lần bình đối, 33 câu tiểu đối /404 câu ) để thể hiện tình nghĩa keo sơn gắn bó giữa các tỉnh Nam bộ, nhất là Nam Định, Mỹ Tho, và thế đối địch kiên cường, bất khuất của nhân dân ta đối với thực dân Pháp. Chẳng hạn: "Núi một đãy, cây xanh chụm lại V Sông trám dòng, đổ mãi ra khơi A Bắc Nam một khối không rời Muôn nám xây dựng, >< muôn đời chăm lo. Trong "Tỳ Bà truyện" gồm 1536 dòng, Nguyễn Bính đã sử dụng 118 lần tiểu đối, 3 lần bình đối, tỷ lệ 7,68% để ca ngợi một người phụ nữ, vừa đẹp, vừa tài hoa, vừa nết na đôn hậu, thủy chung lại bị chồng phụ bạc vì ham bả đỉnh chung. Chẳng hạn: 78 "Gió trôi heo hút, >< mây bay lạnh lùng" Mắt xanh lệ ứa, ><; má đào châu sa Hỡi ơi! Được cá quên chài ! Được cày quên búa, >< được người quên ta Vợ chồng hai tháng mới cùng nhau V Nam Bắc đôi nơi đà cách rẽ" A Đặc biệt "Bài thơ vần Rẫy" chỉ có 44 dòng đã có 10 lần bình đối, tỷ lệ 22,72%. Qua cảnh sắc và con người ở miền quê Na

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_05_08_2738126218_6981_1872284.pdf
Tài liệu liên quan