Luận văn Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN .iii

LỜI CẢM ƠN . iv

MỤC LỤC . v

DANH MỤC BẢNG BIỂU.viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT . ix

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀTỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT10

BẦU CỬ Ở NƯỚC TA . 10

1.1.Khái niệm “ bầu cử” và “ pháp luật bầu cử”. 10

1.1.1. Khái niệm “bầu cử”. 10

1.1.2. Khái niệm “pháp luật bầu cử”. 12

1.2.Khái niệm, chủ thể, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực

hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta. . 13

1.2.1. Khái niệm “tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử” . 13

1.2.2. Các chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta . 15

1.2.3. Đặc điểm về tổ chức pháp luật bầu cử ở nước ta. 16

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử ở

nước ta . 17

1.3.Các nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử trên địa bàn cấp huyện19

1.3.1. Khái quát các nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước

ta 19

1.3.2. Các nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở cấp huyện,

cấp xã 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

BẦU CỬ TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC - THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 45

2.1. Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, xã hội tác động đến việc tổ

pdf124 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và hiệu quả hơn. Xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện, đại biểu HĐND cấp xã Căn cứ vào kết quả tổng kết bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người trúng cử đại biểu hội đồng 44 nhân dân, ủy ban bầu cử tiến hành xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp mà mình chịu trách nhiệm tổ chức bầu cử, cấp giấy chứng nhận đại biểu hội đồng nhân dân khóa mới cho người trúng cử và báo cáo hội đồng nhân dân khóa mới về kết quả xác nhận tư cách đại biểu hội đồng nhân dân tại kỳ họp đầu tiên. Tiểu kết chương 1 Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng nhà nước nói chung và cơ quan đại diện - cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương ở nước ta nói riêng. Việc tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử làm cho những quy định mà lập pháp đã tạo dựng(còn là văn bản trên giấy) vận hành trong đời sống xã hội, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật một cách có hiệu lực, hiệu quả nhất. Trong chương 1 cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử ở nước ta, tác giả đề cập, phân tích khái quát các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức bầu cử ở cấp huyện, cấp xã, có sự tham khảo kinh nghiệm tổ chức bầu cử của một số nước trên thế giới về công tác lập danh sách cử tri, công tác đảm bảo quyền ứng cử, công tác tổ chức vận động bầu cử, công tác tổ chức bỏ phiếu.., làm tiền đề cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp bảo đảm hiệu quả công tác tổ chức bầu cử tại cấp huyện, cấp xã nói chung và trên địa bàn huyện Hoài Đức nói riêng được đưa ra ở chương 2 và chương 3 của luận văn. 45 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, xã hội tác động đến việc tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử tại huyện Hoài Đức Hoài Đức là huyện nằm ở phía tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 16 km, là huyện có vị trí địa lý liền kề với các quận nội thành; diện tích đất tự nhiên là 8.246 ha, chia ra vùng đồng bằng và vùng bãi, không có địa hình đồi núi. Hoài Đức có nhiều tuyến giao thông huyết mạch quan trọng đi qua như đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, các trục tỉnh lộ 442, 423 và nhiều dự án như đường vành đai 4 với các khu đô thị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ, phát triển nông nghiệp hàng hóa, tiểu thủ công nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi cho thực hiện chế độ thông tin báo cáo giữa cấp thành phố với cấp huyện, cấp xã trong chỉ đạo, triển khai và kiểm tra các hoạt động quản lý nhà nước nói chung và công tác tổ chức bầu cử nói riêng. Dân số cơ học của huyện tăng nhanh trong quá trình đô thị hóa do nhu cầu lớnvề lao động làng nghề và nhu cầu về nơi ở của người dân từ địa phương khác chuyển đến. Hiện nay, dân số của huyện khoảng 23 vạn người, điều này cũng gây sức ép khá lớn đối với công tác quản lý của chính quyền huyện và các xã.Cơ cấu hành chính của huyện Hoài Đức bao gồm 19 xã, 1 thị trấn: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Đắc Sở, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở và thị trấn Trạm Trôi, trong đó phân loại có 4 xã loại I, 13 xã loại II và 3 xã loại III. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoài Đức luôn đạt 46 khá (trung bình: 12,1%/năm), là huyện có tốc độ đô thị hóa cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tương đối ổn định, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, đây là điều kiện nhiều thuận lợi, song cũng đặt ra không ít thách thức cho công tác tổ chức bầu cử của huyện. Từ việc nhìn nhận rõ đặc điểm tình hình,đánh giá những lợi thế, khó khăn là cơ sở để phân tích thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức một cách khách quan. Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Hoài Đức, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, huyện đã có những cố gắng lớn và đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang, phát triển thêm các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư mới, có những tiến bộ đáng ghi nhận trong công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trước mục tiêu xây dựng huyện Hoài Đức lên thành Quận trong năm 2020, hàng loạt các vấn đề liên quan đến phát triển và hoàn thiện các tiêu chí lên phường, quận đang đặt ra nhiều thách thức. Nhu cầu phát triển nhanh, mạnh, bền vững về kinh tế, nhu cầu cải thiện đời sống, nâng cao mức sống của nhân dân đang đối mặt với sự không cân đối về cơ sở hạ tầng, sự gia tăng chóng mặt về dân số, sự ô nhiễm về môi trường ngày càng nặng nề; trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức, của bộ máy quản lý chưa tương xứng và chưa đáp ứng yêu cầu trong điều kiện và hoàn cảnh mới...chính sự bất cập đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ, chất lượng phát triển của huyện. Tính chất và đặc điểm của đô thị đòi hỏi phải có cơ chế quản lý phù hợp, không thể áp dụng khuôn khổ như nông thôn trước đây, từ đó đặt ra yêu cầu cần phải định hướng xây dựng một mô hình chính quyền đô thị vững mạnh ngay từ bước lựa chọn các đại diện dân cử thông qua bầu cử cho chính quyền nhân dân các cấp. 47 Đô thị nói chung có những đặc điểm như: mật độ dân số cao, sơ sở hạ tầng mang tính thống nhất, đồng bộ, trình độ dân trí cao, đồng đều hơn nông thôn, xã hội đô thị là “xã hội mở”, là một môi trường đa văn hóa, đa dân tộc... Đây là một đặc điểm cực kỳ quan trọng để xem xét, quyết định về tính đại diện khi chia đơn vị bầu cử HĐND cấp huyện và đơn vị bầu cử HĐND cấp xã. Trước định hướng lên Quận vào năm 2020, bộ máy chính quyền Hoài Đức phải là những người có tâm, có tầm, nắm vững pháp luật, thạo việc, công tâm, hết lòng phục vụ nhân dân. Phải coi đó là vấn đề then chốt để nhân dân tin tưởng, ủng hộ và bảo vệ chính quyền. Muốn vậy, công tác cán bộ cần đổi mới theo hướng phải mở rộng dân chủ trực tiếp, nhân dân phải là người có tiếng nói quyết định thực sự trong bầu cử. Tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử cần được đảm bảo sự tự do, công bằng, cạnh tranh trong tất cả các công đoạn bầu cử, từ việc đề cử, giới thiệu ứng cử viên; vận động tranh cử, phương pháp xác định kết quả bầu cử. 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức trong thời gian vừa qua Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021. Mặc dù, các văn bản pháp luật về bầu cử đã có nhiều đóng góp quan trọng vào kết quả cuộc bầu cử, nhưng qua thực tiễn thi hành pháp luật về bầu cử vẫn còn những hạn chế, bất cập cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Các quy định về tiêu chuẩn đại biểu trong luật bầu cử còn chung chung, nhất là các quy định về trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức,nên trong 48 quá trình hiệp thương gặp khó khăn về tiêu chí lựa chọn, giới thiệu người ứng cử, thậm chí có nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo liên quan đến tiêu chuẩn của người ứng cử. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức, trình độ của người dân được nâng cao thì đại biểu dân cử cần có tiêu chuẩn cao hơn, cụ thể hơn để đáp ứng yêu cầu vừa là đại diện cho nhân dân, vừa có đủ năng lực tham gia hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn to lớn của Quốc hội, của HĐND mà pháp luật quy định. Các quy định về lập danh sách cử tri, các trường hợp không có quyền bầu cử như bị tước quyền bầu cử, bị mắc các bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức,đều chưa được hướng dẫn chi tiết thi hành, gây lúng túng trong quá trình lập danh sách cử tri. Các quy định về công tác hiệp thương trong quá trình thực hiện cho thấy còn có bất cập, hạn chế, thời gian chuẩn bị cho công tác hiệp thương còn ngắn nhất là thời gian cho bước lấy ý kiến tín nhiệm của cử tri nơi cư trú. Quy định về về biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín trong các hội nghị không thống nhất, chưa phát huy được tính dân chủ, chưa tạo điều kiện cho các đại biểu tham dự có khả năng thể hiện đúng chính kiến của mình. Các quy định về vận động bầu cử còn chung chung, nhất là về cách thức, trách nhiệm, số lượng các cuộc tiếp xúc, chưa có cơ chế phát hiện những trường hợp vận động bầu cử vi phạm pháp luật, chưa có tiêu chí đánh giá sự công bằng giữa các ứng cử viên và các chế tài xử lý vi phạm. Thực tiễn cho thấy, sau khi tổng kết cuộc bầu cử, việc thi đua, khen thưởng đã được tiến hành để ghi nhận và khuyến khích những tập thể, cá nhân đã có thành tích triển khai tổ chức bầu cử. Tuy nhiên, trong luật bầu cử chưa quy định cụ thể về vấn đề này. 49 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 (sau đây gọi tắt là Luật bầu cử 2015) thay thế Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997(sửa đổi bổ sung năm 2001); Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2010. Trên cơ sở kế thừa, phát triển quy định của các luật bầu cử trước đây, Luật bầu cử 2015 đã bổ sung nhiều điểm mới quan trọng liên quan đến công tác tổ chức bầu cử, từ thực tiễn tổ chức bầu cử tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, luận văn đề cập và so sánh, đánh giá về công tác tổ chức bầu cử nhiệm kỳ trước và sau khi Luật bầu cử 2015 có hiệu lực, cụ thể như sau: 2.2.1. Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử, chia đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện và đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã; xác định khu vực bỏ phiếu ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoài Đức Sau hội nghị triển khai công tác bầu cử ở huyện và các xã, thị trấn, việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử trên địa bàn huyện và các xã, thị trấn được tiến hành theo đúng trình tự và thời hạn pháp luật quy định. So với cuộc bầu cử năm 2011, cuộc bầu cử năm 2016 trên địa bàn huyện vẫn giữ nguyên 168 khu vực bỏ phiếu (Bảng 2.1), vẫn chia 13 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND huyện, riêng về bầu cử đại biểu HĐNDxã, thị trấn tăng từ 152 đơn vị lên 161 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND xã, thị trấn. Trong quá trình tổ chức cuộc bầu cử, huyện ủy đã quyết định thành lập 04 đoàn kiểm tra do các đồng chí thường trực huyện ủy trực tiếp làm trưởng đoàn để kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đối với Đảng ủy, UBBC các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. UBND huyện đã ban hành 13 quyết định thành lập 13 ban bầu cử đại biểu HĐND huyện; 20 quyết định phê chuẩn 168 tổ bầu cử ở 20 xã, thị trấn; 50 01 quyết định thành lập tổ công tác trực tiếp nhận, giúp việc giải quyết đơn thư liên quan đến bầu cử; 05 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn, các ngành thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn huyện. UBBC huyện đã ban hành 01 kế hoạch; 11 quyết định trong đó có 06 quyết định thành lập 6 tiểu ban giúp việc gồm: tiểu ban tuyên truyền, tiểu ban hồ sơ, tiểu ban giải quyết đơn thư, tiểu ban an ninh trật tự, tiểu ban tổng hợp kết quả bầu cử và tiểu ban cơ sở vật chất; và ban hành quyết định trưng tập 22 đồng chí là lãnh đạo các phòng, ban, ngành của huyện trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, giúp các xã, thị trấn và các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn về công tác bầu cử; UBBC huyện quyết định ấn định 13 đơn vị bầu cử và số đại biểu HĐND huyện được bầu ở mỗi đơn vị; Các xã, thị trấn đã thành lập ủy ban bầu cử, thành lập 161 ban bầu cử ở 161 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND xã, thị trấn; quyết định thành lập 168 tổ bầu cử tại 168 khu vực bỏ phiếu theo đúng luật định. Các xã, thị trấn đã thành lập các tiểu ban giúp việc, xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ về công tác bầu cử. Huyện đã chủ động, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ là thành viên trong ban bầu cử đại biểu Quốc hội số 05; trưởng ban bầu cử đại biểu HĐND thành phố Hà Nội số 24. Ban bầu cử đại biểu HĐND thành phố số 24 đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ, đồng thời họp phân công và chỉ đạo các thành viên trong ban bầu cử đại biểu HĐND thành phố thực hiện nhiệm vụ theo quy định. 51 Bảng 2.1. Thống kê khu vực bỏ phiếu trên địa bàn huyện Hoài ĐứcCuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 Số thứ tự Xã, thị trấn Dự kiến số lượng cử tri KHU VỰC BỎ PHIẾU Tổng số Số khu vực bỏ phiếu ở khu dân cư Số khu vực bỏ phiếu riêng (của LLVT, bệnh viện,) 1 X ã An Khánh 14.886 9 9 2 Xã An Thượng 12.053 9 9 3 Xã Cát Quế 13.217 10 10 4 Xã Đắc Sở 3.335 6 6 5 Xã Đức Giang 9.420 7 7 6 Xã Đức Thượng 7.422 10 9 1 7 Xã Đông La 8.315 8 8 8 Xã Dương Liễu 10.609 14 14 9 Xã Di Trạch 5.134 6 6 10 Xã Kim Chung 9.066 12 10 2 11 Xã Lại Yên 5.590 8 8 12 Xã La Phù 7.707 6 6 13 Xã Minh Khai 4.321 7 7 14 Xã Sơn Đồng 6.849 8 8 15 Xã Song Phương 9.748 6 6 52 Số thứ tự Xã, thị trấn Dự kiến số lượng cử tri KHU VỰC BỎ PHIẾU Tổng số Số khu vực bỏ phiếu ở khu dân cư Số khu vực bỏ phiếu riêng (của LLVT, bệnh viện,) 16 Xã Tiền Yên 4.964 9 9 17 Thị trấn Trạm Trôi 4.149 7 7 18 Xã Vân Canh 6.466 8 8 19 Xã Vân Côn 9.034 9 9 20 Xã Yên Sở 7.987 9 9 Tổng cộng 160.272 168 165 3 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hoài Đức) Bảng 2.2. Công bố danh sách chính thức số đơn vị bầu đại biểu HĐND huyện, số đại biểu được bầu, số người ứng cử đại biểu HĐND huyện Hoài Đức khóa XIX, nhiệm kỳ 2016- 2021 tại đơn vị bầu cử: STT Đơn vị bầu cử Số đại biểu được bầu Số người ứng cử 1 Đơn vị bầu cử số 1 (xã Minh Khai, xã Đức Thượng) 03 05 2 Đơn vị bầu cử số 2 ( xã Đức Giang, thị trấn Trạm Trôi) 03 05 3 Đơn vị bầu cử số 3 (xã Dương Liễu) 03 05 53 STT Đơn vị bầu cử Số đại biểu được bầu Số người ứng cử 4 Đơn vị bầu cử số 4 (xã Cát Quế) 03 05 5 Đơn vị bầu cử số 5 (xã Yên Sở, xã Đắc Sở) 03 05 6 Đơn vị bầu cử số 6 (xã Tiền Yên, xã Lại Yên) 03 05 7 Đơn vị bầu cử số 7 (xã Song Phương) 03 05 8 Đơn vị bầu cử số 8 (xã Vân Côn) 03 05 9 Đơn vị bầu cử số 9 (xã An Thượng) 03 05 10 Đơn vị bầu cử số 10 (xã Đông La, La Phù) 03 05 11 Đơn vị bầu cử số 11 (xã An Khánh) 03 05 12 Đơn vị bầu cử số 12 (xã Di Trạch, xã Vân Canh) 03 05 13 Đơn vị bầu cử số 13 (xã Kim Chung, xã Sơn Đồng) 04 07 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hoài Đức) 54 Bảng 2.3. Công bố danh sách chính thức số đơn vị bầu cử, số đại biểu được bầu và số người ứng cử đại biểu HĐND xã, thị trấn tại đơn vị bầu cử trên địa bàn huyện Hoài Đức, nhiệm kỳ 2016-2021. STT Đơn vị Số đơn vị bầu cử Số đại biểu được bầu Số người ứng cử 1 Xã An Khánh 7 33 53 2 Xã An Thượng 9 30 51 3 Xã Cát Quế 10 31 52 4 Xã Đắc Sở 6 25 43 5 Xã Đức Giang 7 29 48 6 Xã Đức Thượng 8 28 48 7 Xã Đông La 8 29 48 8 Xã Dương Liễu 14 30 46 9 Xã Di Trạch 6 27 45 10 Xã Kim Chung 10 29 48 11 Xã Lại Yên 8 26 44 12 Xã La Phù 6 28 46 13 Xã Minh Khai 7 26 45 14 Xã Sơn Đồng 8 27 46 15 Xã Song Phương 6 29 47 16 Xx Tiền Yên 8 26 44 17 Thị trấn Trạm trôi 7 26 45 55 STT Đơn vị Số đơn vị bầu cử Số đại biểu được bầu Số người ứng cử 18 Xã Vân Canh 8 27 46 19 Xã Vân Côn 9 29 47 20 Xã Yên Sở 9 28 47 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hoài Đức) 56 2.2.2. Công tác lập và niêm yết danh sách cử tri trên địa bàn huyện Hoài Đức Quy định về lập danh sách cử tri: mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi thường trú hoặc tạm trú trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Luật bầu cử 2015. Về cơ bản, quy định này không có gì khác so với những quy định trước đây. Tuy nhiên, Điều 29 của Luật bầu cử 2015 đã luật hóa một số quy định đã được áp dụng ổn định trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND, được quy định trong các văn bản hướng dẫn của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc luật hóa các quy định là một điểm mới đáng ghi nhận, nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định, tăng cường việc áp dụng trực tiếp các quy định của luật, hạn chế việc hướng dẫn bằng những văn bản dưới luật, bảo đảm tính thống nhất trong việc áp dụng các quy địnhvào thực tiễn bầu cử. Để bảo đảm tính nhất quán trong việc ghi tên cử tri vào danh sách cử tri đối với các đối tượng tạm trú, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện việc lập danh sách cử tri, luật đã quy định cụ thể về thời gian tạm trú để được lập danh sách cử tri là 12 tháng. Chỉ những cử tri tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú từ đủ 12 tháng tính đến ngày bầu cử mới được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện nơi tạm trú; Đối với trường hợp công dân Việt Nam từ nước ngoài về, luật bầu cử 2015 quy định: công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến UBND cấp xã xuất trình hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện (nếu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú) 57 Thực tế cho thấy, ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện hiện nay có một số lượng khá đông công dân đang sống, học tập, lao động, công tác ở nước ngoài, đi du lịch nước ngoài chưa được thực hiện quyền bầu cử, chưa được vào danh sách cử tri, mặc dù họ có đủ các điều thực hiện quyền bầu cử. Luật bầu cử 2015 quy định việc lập và niêm yết danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử(luật bầu cử trước đây quy định chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử), sự thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi hơn để Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê, rà soát, điều chỉnh danh sách cử tri chủ động hơn về mặt thời gian. Một điểm mới nữa của Luật bầu cử 2015 là mở rộng cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Bên cạnh những điểm mới nêu trên, Luật bầu cử 2015 cũng còn một số quy định chưa thực sự rõ ràng. Điều này ít nhiều sẽ gây ra sự lúng túng cho các cơ quan trong quá trình lập danh sách cử tri, đòi hỏi phải có hướng dẫn. Cụ thể như: (i)chưa thực sự phân định rõ ràng giữa các trường hợp cử tri không được ghi tên vào danh sách cử tri khi thời gian đăng ký tạm trú chưa đủ 12 tháng(Khoản 3 Điều 29) và trường hợp cử tri có nguyện vọng thực hiện quyền bầu cử ở nơi cư trú thay vì thực hiện quyền bầu cử ở nơi thường trú(Khoản 3 Điều 30); (ii) Quy định về việc đi bỏ phiếu nơi khác chưa thực sự cụ thể và rõ ràng, theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật bầu cử 2015 thì các cử tri đi bỏ phiếu nơi khác chỉ được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh. Quy định này chưa thực sự hợp lý khi cử tri di chuyển từ xã này sang xã khác trong một đơn vị cấp huyện hoặc khi di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác. 58 Trên địa bàn huyện Hoài Đức, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011-2016 (sau đây gọi tắt là Cuộc bầu cử năm 2011), tổng số cử tri trên toàn huyện là 142.000 người, đến cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021(sau đây gọi tắt là Cuộc bầu cử năm 2016), tổng số cử tri trên toàn huyện là 158.669 người. Danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn lập theo từng khu vực bỏ phiếu, trên cơ sở cân nhắc việc chia khu vực bỏ phiếu những cuộc bầu cử trước. Qua trực tiếp phỏng vấn và trao đổi với Trưởng công an một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện(bộ phận trực tiếp tham mưu giúp UBND xã, thị trấn lập danh sách cử tri dựa trên quản lý nhân, hộ khẩu tại cấp xã), việc lập danh sách cử tri dựa trên cơ sở dữ liệu của Bộ công an về quản lý nhân khẩu. Tuy nhiên, để nắm được đầy đủ thông tin các công dân có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng tạm vắng đi nước ngoài hay đến các địa phương khác là rất khó khăn, đặc biệt ở các địa bàn xã đông dân cư, bởi theo Điều 32, Luật cư trú năm 2006, chỉ những đối tượng và trường hợp sau đây mới phải khai báo tạm vắng: “1. Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng. 2. Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên 59 có trách nhiệm khai báo tạm vắng” Như vậy, Luật cư trú năm 2006 giới hạn quá ít đối tượng phải khai báo tạm vắng tại công an xã, trong khi thực tiễn đời sống, việc quản lý tất cả các đối tượng tạm vắng tại địa phương là hết sức cần thiết. Thực tiễn việc lập danh sách cử tri, hầu hết các xã đều gặp khó khăn khi không thống kê được đầy đủ số người tạm vắng tại xã, bởi vậy, danh sách cử tri phải sửa đi, sửa lại nhiều lần là không tránh khỏi. Việc nắm được các trường hợp tạm vắng chủ yếu dựa trên quá trình các công an viên thu thập thông tin và đến tận nhà những người tạm vắng để xác nhận. Đến ngày 12/4/2016 (trước ngày bầu cử 40 ngày), danh sách cử tri của 20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân, các khu vực công cộng, các khu vực bỏ phiếu và được thông báo rộng rãi đến cử tri để kiểm tra thông tin. Tại mỗi khu vực niêm yết danh sách cử tri, các xã, thị trấn đều bố trí người trực để bảo vệ và ghi lại những khiếu nại, phản ánh của cử tri về danh sách cử tri theo quy định của pháp luật, danh sách cử tri được bảo đảm an toàn, không có hiện tượng bị mất mát, bị xé rách hoặc vẽ bẩn vào danh sách cử tri. 2.2.3. Công tác bảo đảm quyền ứng cử và tổ chức hiệp thươnglập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND huyện, đại biểu HĐND xã trên địa bàn huyện Hoài Đức 2.2.3.1. Công tác bảo đảm quyền ứng cử đại biểu HĐND huyện, đại biểu HĐND xã, thị trấn trên địa bàn huyện Về tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, so với các Luật bầu cử trước đây thì Luật bầu cử 2015 kế thừa gần như nguyên văn, bên cạnh mục tiêu “ phấn đấu làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” luật mới thêm một mục tiêu quan trọng là “phấn đấu vì mục tiêu dân chủ”. Luật bầu cử 2015 dẫn chiếu tiêu chuẩn của đại biểu Quốc 60 hội được quy định trong Luật tổ chức Quốc hội (tại điều 22), còn tiêu chuẩn của đại biểu HĐND được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương (tại điều 7). Mặc dù được quy định ở hai văn bản luật khác nhau nhưng tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và tiêu chuẩn đại biểu HĐND gần như đồng nhất, trong khi vai trò và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội so với đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã không thể hoàn toàn giống nhau.Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, nhưng tiêu chuẩn của đại biểu ứng cử trong luật bầu cử 2015 vẫn mang tính chung chung, nhất là các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đứcnên trong quá trình tổ chức hiệp thương gặp khó khăn về tiêu chí lựa chọn, giới thiệu người ứng cử, thậm chí có nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo liên quan đến tiêu chuẩn của người ứng cử. Tại các hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi công tác để giới thiệu người ứng cử, cử tri chỉ được phép cho ý kiến về những người mà cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến giới thiệu. Luật bầu cử từ trước đến nay không quy định cử tri có quyền giới thiệu thêm người ứng cử để lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị nghiên cứu xem xét giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Nhiều cử tri tham dự đều ở tình thế thụ động, có tâm lý ỷ lại vì cho rằng người dân không có quyền giới thiệu thêm người ứng cử. Thực tế, pháp luật cũng không có cơ chế để người dân giới thiệu thêm đại biểu để hội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_to_chuc_thuc_hien_phap_luat_ve_bau_cu_tai_huyen_hoa.pdf
Tài liệu liên quan