Luận văn Tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của công ty dịch vụ và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

Lời nói đầu

 

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC THỰC THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

I/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

1. Sự cần thiết phải tiến hành các hoạt động đầu tư dự án:

2. Khái niệm dự án đầu tư

3. Chu kỳ dự án đầu tư

4. Đặc điểm của dự án đầu tư

5. Phân loại các dự án đầu tư

6. Xem xét một số yếu tố liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư

II/ QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

1. Quá trình quản lý dự án đầu tư

1.1. Quá trình lập một dự án đầu tư

1.2. Quá trình tổ chức thực thi dự án đầu tư

2. Quá trình tổ chức thực thi dự án đầu tư:

2.1. Chuẩn bị triển khai dự án đầu tư

2.1.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức thực thi dự án đầu tư

2.1.2. Xây dựng chương trình hành động

2.1.3. Tổ chức tập huấn, tham quan, học tập

2.2. Chỉ đạo thực thi dự án đầu tư

2.2.1 Hệ thống tuyên truyền thông tin đại chúng

2.2.2. Xây dựng, thẩm định, phê duyệt các kế hoạch hàng năm cho dự án đầu tư.

2.2.3. Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn.

2.2.4. Tiến hành phối hợp hoạt động của các bộ phận, phân hệ tham gia dự án.

2.3/ Kiểm tra và điều chỉnh dự án.

2.3.1. Giám sát việc thực hiện dự án đầu tư.

2.3.2. Thu thập thông tin về việc thực hiện dự án đầu tư.

2.3.3. Đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư.

2.3.4. Điều chỉnh dự án đầu tư.

2.3.5. Tổng kết việc thực thi dự án đầu tư.

 

PHẦN II

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC THI DỰ ÁN SẢN XUẤT GIỐNG VÀ CHĂN NUÔI LỢN XUẤT KHẨU TRONG NÔNG HỘ

GIAI ĐOẠN 2002 - 2005 CỦA CÔNG TY DV NN & PTNT VĨNH PHÚC

I/ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DV NN & PTNT VĨNH PHÚC.

1. Sự hình thành và phát triển của Công ty:

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

3. Đặc điểm về lao động của Công ty

4. Đặc điểm về vốn của Công ty

5. Tình hình sản xuất - kinh doanh chủ yếu của Công ty.

II/ TỔ CHỨC THỰC THI DỰ ÁN SẢN XUẤT GIỐNG VÀ CHĂN NUÔI LỢN XUẤT KHẨU TRONG NÔNG HỘ GIAI ĐOẠN 2002 - 2005 CỦA CÔNG TY DV NN & PTNT VĨNH PHÚC.

1. Một số căn cứ nhằm tổ chức thực thi dự án

2. Xây dựng mô hình tổ chức thực thi dự án

2.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức thực thi dự án

2.1.1. UBND tỉnh Vĩnh Phúc là chủ quản đầu tư.

2.1.2. Công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc là chủ đầu tư.

2.1.3. Các nông hộ, trang trại trực tiếp thực hiện dự án

2.1.4 Nông trường Tam Đảo thực hiện dự án

2.1.5. Các tổ chức khác tham gia thực hiện dự án

2.2 Xây dựng cơ cấu nguồn lực khác cho dự án

2.1.1 Xây dựng cơ cấu nguồn lực lao động tham gia dự án

2.2.2. Xây dựng cơ cấu nguồn lực về vốn

2.3. Tổ chức thực thi dự án:

2.3.1. Tổ chức tiếp nhận đội ngũ cán bộ, chăn nuôi

23.2. Tiến hành tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về dự án:

2.3.3. Xây dựng kế hoạch từng năm cho dự án:

2.3.4. Tiếp nhận hồ sơ của các nông hộ, trang trại tham gia vào dự án:

2.3.5. Đánh giá, lựa chọn các nông hộ, trang trại tham giá dự án.

2.3.6, Xúc tiến ký kết hợp đồng với các tổ chức phối hợp tham gia dự án

2.3.7, Xúc tiến ký kết hợp đồng với các tổ chức phối hợp tham gia dự án

2.3.8, Công ty tiến hành tính toán quy mô nuôi, cách thức xây dựng chuồng trại cùng với chi phí xây dựng:

2.3.9. Tổ chức cho các nông hộ trang trại đi thăm quan học tập.

2.4. Sở NN & PTNT giám sát quá trình tổ chức thực thi dự án.

III/ PHÂN TÍCH TỔ CHỨC THỰC THI DỰ ÁN SẢN XUẤT GIỐNG VÀ CHĂN NUÔI LỢN XUẤT KHẨU TRONG NÔNG HỘ GIAI ĐOẠN 2002 - 2005 CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VĨNH PHÚC:

1. Đất đai, chuồng trại và Lao động.

2. Nguồn cung cấp giống bố, mẹ.

3. Thức ăn, vệ sinh chăn nuôi và thú y.

4. Công nghệ sản xuất giống.

5. Vấn đề ô nhiếm môi trường.

6. Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án.

7. Cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.

8. Thị trường đầu ra cho sản phẩm.

9. Tổ chức, thực thi dự án.

IV/ NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC MỚI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC THI DỰ ÁN.

1. Hiệu quả của dự án( Cơ hội )

2. Thách thức mới đối với việc thực thi dự án.

PHẦN III

 

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC THI THÀNH CÔNG DỰ ÁN SẢN XUẤT GIỐNG VÀ CHĂN NUÔI LỢN XUẤT KHẨU TRONG NÔNG HỘ GIAI ĐOẠN 2002 - 2005 CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VĨNH PHÚC:

I/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC THI DỰ ÁN:

1. Phương hướng tổ chức thực thi dự án:

2. Một số giải pháp tổ chức thực thi dự án:

3.1, Giải pháp đất đai, chuồng trại và lao động.

2,2, Giải pháp nguồn cung cấp giống bố, mẹ.

2.3, Giải pháp thức ăn, vệ sinh chăn nuôi và thú y.

2.4, Giải pháp về công nghệ sản xuất giống.

2.5, Giải pháp về vấn đề ô nhiễm môi trường.

2.6, Giải pháp về nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án.

2.7, Giải pháp cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.

2.8, Giải pháp thị trường đầu ra cho sản phẩm.

2.9, Giải pháp về tổ chức, thực thi dự án.

II/ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC THI DỰ ÁN:

1. Kiến nghị đối với Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc:

1.1, Sớm sắp xếp lại bộ máy quản lý một cách hợp lý:

1.2, Công ty sớm lựa chọn các nông hộ, trang trại tham gia dự án:

1.3, Công ty sớm xây dựng thiết kế, kỹ thuật và định mức chi phí:

1.4, Công ty sớm xây dựng hệ thống kho, bãi.

1.5, Công ty sớm tìm kiếm và ký kết các hợp đồng với các đối tác.

1.6, Công ty sớm làm việc với các ngân hàng thương mại về thủ tục cho vay.

2. Kiến nghị đối với Nhà nước.

2.1, UBND Tỉnh sớm có chính sách ưu đãi cho thuê đất đai để xây dựng chuồng trại:

2.2, Chính sách ưu đãi đối với lãi suất đầu tư dự án:

2.3, Chính sách hỗ trợ của UBND Tỉnh đối với các nông hộ, trai trại tham gia dự án.

2.4, UBND Tỉnh sớm có chính sách hỗ trợ vốn lưu động cho Công ty.

2.5, Các tổ chức thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn. 2.6, Cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.

2.7, Các ban ngành ở Tỉnh, địa phương tạo mọi điều kiện cho việc triển khai dự án.

 

KẾT LUẬN

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của công ty dịch vụ và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2001 Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2001= Vốn cố định 2001 14.654.260.102 = = 18,4 796.410.070 Số vòng quay của vốn năm 2000 đạt 0,876 và sang năm 2001 đạt tỷ lệ 1,197, điều này muốn nói rằng Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc đã có biện pháp nhằm cải thiện công tác kinh doanh, đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nên cao, đã tận dụng ngày càng tốt hơn nguồn vốn của mình cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chỉ số sử dụng vốn cố định cũng cho ta thấy hiệu quả hoạt động của Công ty, điều này được thể hiện qua hệ số sử dụng vốn cố định năm 2000 đạt tỷ lệ 16,145 và tăng lên 18,4 vào năm 2001, điều này nói nên một đồng vốn cố định có thể tạo ra 16,145 đồng doanh thu và tăng lên 18,4 đồng doanh thu vào cuối năm 2001, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm qua là khả quan, hiệu quả năm sau luôn cao hơn năm trước. Các khoản phải thu Công ty năm 2001 chiếm tỷ lệ lớn 58,35% doanh thu của Công ty, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, do vậy nó làm cho vốn của Công ty bị ứ đọng, khó thu hồi, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty, đòi hỏi Công ty phải có biện pháp làm sao thu hồi hiệu quả vốn, tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. II/ Tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc. 1. Một số căn cứ nhằm tổ chức thực thi dự án. - Căn cứ thực trạng phát triển của đàn lợn trên địa bản Tỉnh: Năm 2002 tổng đàn lợn của Tỉnh là: 416.8 ngàn con, với sản lượng thịt xuất chuồng xấp xỉ 25 ngàn tấn, nhưng bên cạnh đó, chất lượng lợn giống còn nhiều hạn chế, giống pha tạp nhiều, tỷ lệ máu ngoại thấp nên tốc độ tăng trọng thấp, chất lượng thịt không cao, nhiều mỡ, hiệu quả kinh tế thấp, không đáp ứng với thị trường ngày càng tăng: đòi hỏi phải có số lượng lớn lợn thịt, tỷ lệ lệ nạc cao cung cấp cho thị trường nội địa và phục vụ xuất khẩu. - Căn cứ vào thị trường, nhu cầu thịt lợn tỷ lệ nạc cao, trong những năm gần đây tăng lên rất nhanh, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, trong khi đó thì cung lợn nạc hiện có chưa đáp ứng được cầu của thị trường, không đủ lợn cho việc xuất khẩu: - Căn cứ Quyết định số: 166/2001/ QĐ - TTg ngày 26/10/2001 của thủ tướng Chính phủ về việc một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2002 - 2010. - Căn cứ chủ trương đẩy mạnh chăn nuôi lợn xuất khẩu của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. - Căn cứ Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII về phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2005. - Căn cứ ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh trong phiên họp thường trực uỷ ban ngày 07/01/ 2002. - Căn cứ quyết định số: 770/ QĐ - UB ngày 15 tháng 3 năm 2002 của UBND Tỉnh về việc phê duyệt mức hỗ trợ các dự án sản xuất giống lợn ngoại và lợn xuất khẩu trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2002 - 2003. 2. Xây dựng mô hình tổ chức thực thi dự án: 2.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức thực thi dự án: 2.1.1. UBND tỉnh Vĩnh Phúc là chủ quản đầu tư. UBND tỉnh Vĩnh Phúc với tư cách là chủ quản đầu tư dự án, là người cung cấp vốn để triển khai dự án, UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc chịu trách nhiệm tổ chức thực thi dự án, chịu trách nhiệm chung triển khai dự án vào thực tế và cùng với Chi cục Thú y Vĩnh Phúc - Xí nghiệp lợn giống Tam Đảo cùng phối hợp tham gia thực hiện dự án, giao cho Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn giám sát, đôn đốc quá trình thực thi dự án. 2.1.2. Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc với tư cách là chủ đầu tư chịu trách nhiệm chung, trực tiếp triển khai dự án: Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc trực tiếp triển khai dự án, Công ty lựa chọn các cơ quan phối hợp tham gia dự án, lựa chọn, xem xét, đánh giá các nông hộ, trang trại đủ điều kiện tham gia dự án. Chức năng nhiệm vụ chính của Công ty là trung gian, thực hiện các dịch vụ đầu ra và đầu vào cho các nông hộ, trang trại tham gia dự án. Công ty trực tiếp lựa chọn các nông hộ, trang trại tham gia dự án, thông qua sự xác nhận của chính quyền các xã, thị trấn, nơi cư trú để từ đó lựa chọn các nông hộ đủ điều kiện nhằm hưởng những chính sách hỗ trợ của UBND Tỉnh. Công ty trực tiếp hướng dẫn việc xây dựng quy mô chuồng trại sao cho hiệu quả nhất, giúp lựa chọn nguồn cung cấp giống và hướng dẫn việc phòng trị bệnh cho đàn lợn, đồng thời làm dịch vụ cung cấp thức ăn cho toàn bộ đàn lợn của dự án, ký kết hợp đồng với các Công ty chuyên cung cấp thức ăn đảm bảo số lượng, kịp thời và đảm bảo chất lượng . Đồng thời chịu trách nhiệm trong việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra của toàn bộ đàn lợn của dự án, thông qua các Công ty xuất nhập khẩu hoặc tiến hành xuất khẩu trực tiếp ra thị trường quốc tế. 2.1.3. Các nông hộ, trang trại trực tiếp thực hiện dự án: Toàn bộ các trang trại, các nông hộ trong toàn Tỉnh đều có thể tham gia dự án nhưng muốn được chấp nhận họ phải nộp hồ sơ xin tham gia dự án có xác nhận của chính quyền địa phương đến Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc. Sau khi xem xét hồ sơ nếu được Công ty chấp nhận thì tiến hành các thủ tục tiếp theo. Ký kết hợp đồng với Công ty nhằm tham gia dự án. Chức năng nhiệm vụ của các nông hộ, trang trại tham gia dự án: - Bỏ vốn đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi, tiền mua lợn giống và được hỗ trợ một phần của UBND Tỉnh - Việc xây dựng chuồng trại, phải có sự hướng dẫn kỹ thuật của Công ty - Nguồn cung cấp thức ăn phải mua từ Công ty - Phải xây dựng bể Bioga nhằm chống ô nhiễm môi trường. - Công ty cử cán bộ Thú y giúp đỡ việc chăm sóc, phòng bệnh cho đàn lợn. - Được UBND Tỉnh hỗ trợ tiền mua lợn giống, tiền xây dựng bể Bioga - Được Công ty cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra theo giá cả thị trường hiện hành. 2.1.4/ Nông trường Tam Đảo: Tham gia trực tiếp vào thực hiện dự án được UBND Tỉnh giao kế hoạch nuôi 2000 nái và được UBND Tỉnh đầu tư hỗ trợ tiền mua lợn giống và được UBND Tỉnh hỗ trợ: 500.000.000đ vốn lưu động trong 2 năm 2002, 2003 nhằm thực hiện dự án được Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn cung cấp thức ăn và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho đàn lợn. 2.1.5. Các tổ chức khác tham gia thực hiện dự án: Để dự án thành công đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp của rất nhiều các cơ quan, tổ chức khác nhau. a. Công ty CP: Tham gia thực hiện dự án, với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp nguồn giống bố, mẹ, nguồn tinh lợn ngoại cho việc lai tạo đàn lợn sinh sản. Đồng thời cung ứng nguồn thức ăn và bao tiêu sản phẩm đầu ra: Công ty CP phối hợp với Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, tham gia thực hiện dự án. Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc, giữ vai trò làm trung gian giữa Công ty CP và các nông hộ, trang trại, đồng thời chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo nguồn giống và đảm bảo nguồn thứ ăn chăn nuôi đầy đủ, kịp thời và chất lượng, Công ty CP bán thức ăn thông qua Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đồng thời Công ty CP chịu trách nhiệm trong việc bao tiêu sản phẩm từ Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc: b. Viện chăn nuôi TW: Phối hợp tham gia dự án , với chức nămg nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp nguồn lợn giống đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi, đồng thời chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng của con giống. Đảm bảo nguồn cung cấp tinh cho đàn lợn giống, thông qua Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc. c. Xí nghiệp lợn giống Tam Đảo: Phối hợp tham gia thực hiện dự án cùng với Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, chức năng nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp guồn giống đảm bảo chất lượng. d. Chi cục thú y Vĩnh Phúc: Phối hợp tham gia thực hiện dự án, được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tham gia thực hiện dự án, chi cục thú y Vĩnh Phúc cam kết và chịu trách nhiệm phòng bệnh cho toàn bộ đàn gia súc trong Tỉnh, đảm bảo đủ lượng vác xin để phòng bệnh cho gia súc. Đồng thời cam kết không để cho dịch bệnh xẩy ra trên diện rộng, làm sạch an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc trong toàn Tỉnh, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi: 2.2/ Xây dựng cơ cấu nguồn lực khác cho dự án: 2.2.1, Xây dựng cơ cấu nguồn lực lao động tham gia dự án: Số lượng cán, công nhân viên của Công ty và số lao động trực tiếp tham gia dự án: 750 người: - Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc: 50 người: + Lãnh đạo và cán bộ văn phòng 7 người. + Cán bộ, kỹ thuật chỉ đạo điểm: 33 người, số này có thể do các Công ty cung ứng thức ăn hỗ trợ một phần: + Cán bộ chuyên dịch vụ đầu ra: 5 người. - Số lao động các trang trại nuôi lợn nái: 100 người ( Trung bình mỗi người phụ trách 30 con ) - Số Lao động của các hộ nuôi lợn choai: 600 người ( Trung bình cứ mỗi trang trại nuôi 100 nái cần 20 hộ vệ tinh ) 2.2.2. Xây dựng cơ cấu nguồn lực về vốn: - Kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật, tham quan học tập, xúc tiến thương mại từ 2002 - 2005: TT Hạng mục Đơn vị T Số lượng Đơn giá (đ ) Thành tiền ( đ ) I Hội nghị 14.500.000 1 Hội nghị triển khai toàn Tỉnh Lần 2 2000.000 4.000.000 2 Hội nghị tại 7, Huyện, thị Lần 7 1.500.000 10.500.000 II Tập huấn kỹ thuật 110.000.000 1 Tập huấn cho các hộ nuôi Lượt Lợn nái trong thời gian 10 ngày Người 200 300.000 60.000.000 2 Tập huấn cho các hộ Lượt nuôi lợn choai, lợn thịt Người 1000 50.000 50.000.000 III Đào tạo cho cán bộ kỹ thuật 27.500.000 1 Đào tạo cán bộ kỹ thuật Người 35 500.000 17.500.000 của Công ty dịch vụ NN&PTNT 2 Đào tạo cán bộ kỹ thuật cơ sở Người 50 200.000 10.00.000 IV Tham quan, học tập 200.000.000 1 Ngoài nước Lượt người 10 15.000.000 150.000.000 2 Trong nước Lượt người 500 100.000 50.000.000 Cộng 352.000.000 - Kinh phí xây dựng chuồng trại, lồng ( Cũi ) Chăn nuôi: Tổng hợp kinh phí xây dựng chuồng trại,lồng nuôi lợn nái, đực giống, lợn choai ở các nông hộ: TT Hạng mục Đơn V.T Số lượng Đ.giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) I/ Chuồng lợn đực giống 350.000 1 Xây dựng nhà, nền chuồng m2 1.000 250 250.000 2 Lồng chuồng Chiếc 100 1.000 100.000 II Chuồng lợn nái chờ phối, chửa 1 Xây dựng nhà, nền chuồng m2 6.000 250 2.520.000 2 Lồng nuôi 2.550 400 1.020.000 III/ Chuồng nái đẻ 2.704.700 1 Xây dựng nhà, nền chuồng m2 3.500 250 875.000 2 Lồng nuôi Chiếc 900 2.033 1.829.700 IV/ Chuồng lợn con cai sữa 1.800.000 1 Xây dựng nhà, nền chuồng m2 3.600 250 900.000 2 Lồng nuôi Chiếc 900 1.000 900.000 V/ Chuồng lợn choai, lợn thịt 12.000 250 3.000.000 VI/ kho chứa thức ăn,dụng cụ 700 300 210.000 Cộng 10.581.700 - Kinh phí xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ chăn nuôi của các hộ nông: Dự toán kinh phí xây dựng các công tình phụ trợ phục vụ chăn nuôi trong các hộ: TT Hạng mục Đ.V.T S. lượng Đ. giá (1000đ) Thành tiền (1000đ ) 1 Hệ thống cấp nước của các trang trại nuôi lợn nái hệ thống 70 10.000 700.000 2 Hệ thống điện của các trạng trại nuôi lợn nái hệ thống 70 5000 350.000 3 Hệ thống rãnh thoát nước thải của các trang trại nuôi lợn nái hệ thống 70 5000 350.000 4 Bể lắng ( Dự kiến 50% số hộ nuôi lợn nái ) Chiếc 35 7000 245.000 5 Bể bioga (của 50% số hộ nuôi lợn nái và các hộ nuôi lợn choai Chiếc 635 3.100 1.968.500 6 Hệ thống làm mát của các hộ nuôi lợn nái Hệ thống 70 5.000 350.000 7 Hệ thống chắn gió bằng lưới thép, bạt ở các hộ nuôi lợn nái Hệ thống 70 10.000 700.000 8 Điện nước của các hộ nuôi lợn nái Hệ thống 600 3.000 1.800.000 Cộng 6.463.500 - Kinh phí mua lợn hậu bị, trang thiết bị chăn nuôi lợn nái cấp bố, mẹ của các trang trại: 8.063.600.000(đ) Kinh phí mua lợn hậu bị, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn nái bố, mẹ ở các trang trại: TT Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá 1.000đ Thành tiền 1.000đ I Lợn giống 7.300.000 1 Lợn đực giống hậu bị con 100 3.000 300.000 2 Lợn nái hậu bị con 3.500 2.000 700.000 II Trang thiết bị 763.600 1 Cân bàn chiếc 70 2.000 14.000 2 Dụng cụ Thú y bộ 70 1.000 70.000 3 Máy kiểm tra có chửa chiếc 10 10.000 100.000 4 Tủ lạnh chiếc 70 5.000 350.000 5 Bình phun thuốc sát trùng chiếc 670 80 53.600 6 Dụng cụ rẻ tiền chiếc 50.000 Cộng 8.063.600 - Kinh phí chuẩn bị đầu tư, xây dựng cơ bản khác: STT Hạng mục Thành tiền A Xây dựng dự án 51.000.000 1. Công tác chuẩn bị xây dựng dự án 2.000.000 2. Điều tra thu thập tài liệu 9000.000 3. Tính toán xử lý số liệu 9.500.000 4. Viết, chỉnh sửa dự án ( 3 lần ) 6.000.000 5. Vật tư, văn phòng phẩm, thuê khoán khác 7.500.000 6. Chi phí hội họp, tham quan ngoài Tỉnh 15.000.000 7. Chi phí khác 2.000.000 B. Khảo sát, thiết kế kỹ thuật mẫu 30.000.000 C. Chi phí thẩm định 10.000.000 Cộng 40 91.000.000 - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc TT Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá 1.000đ Thành tiền 1.000đ 1 Cân điện tử chiếc 7 5.000 35.000 2 Cân bàn lớn chiếc 2 5.000 10.000 3 Dụng cụ đánh số tai bộ 7 2.000 14.000 4 Dụng cụ Thú y bộ 5 2.000 10.000 5 Máy siêu âm đo mỡ chiếc 1 10.000 10.000 6 Máy vi tính + máy in bộ 1 20.000 20.000 7 Kính hiển vi chiếc 1 5.000 5.000 8 Tủ bảo quản tinh dịch chiếc 1 10.000 10.000 9 Tủ ấm chiếc 2 10.000 20.000 10 Tủ sấy chiếc 1 15.000 15.000 11 Ô tô 4 chỗ ngồi để đưa đón chuyên gia, cán bộ kỹ thuật giao dịch chiếc 1 390.000 390.000 12 Xe tải nhỏ 2,5 tấn chiếc 3 250.000 750.000 13 Nhà kho chứa thức ăn, dụng cụ m2 100 400 40.000 Cộng 1.329.000 * Phân bổ nguồn vốn đầu tư: - Năm 2002: 18.141,3 triệu đồng, trong đó: + Ngân sách Tỉnh hỗ trợ: 1.721,05 triệu đồng. + Vốn vay + tự có: 16.420,25 triệu đồng - Năm 2003: 8.742,5 triệu đồng. Trong đó: + Ngân sách Tỉnh hỗ trợ: 942,5 triệu đồng + Vốn vay + tự có: 7.800 triệu đồng. 2.3/ Tổ chức thực thi dự án: 2.3.1. Tổ chức tiếp nhận đội ngũ cán bộ, kỹ thuật chăn nuôi: Ngay sau khi dự án được phê duyệt, Công ty sẽ làm việc với Chi cục thú y tỉnh Vĩnh Phúc tiếp nhận toàn bộ số lao động hiện làm dịch vụ Thú y cho Chi cục mà không được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, số lao động này sẽ sang làm việc cho Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc và chịu sự quản lý của Công ty. Tổng số lao động là: 43 người, và Công ty tuyển thêm một số vị trí khác mà Công ty còn thiếu. 2.3.2. Tiến hành tuyên truyền, trên các phương tiện thông tin đại chúng về dự án: Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc tiến hành tuyên truyền hoạt động về dự án, thông qua truyền hình, truyền thanh, báo trí và các văn bản đến các cơ quan ở địa phương làm cho mọi người hiểu được nội dung, ý nghĩa của dự án. Đồng thời thấy được lợi ích và trách nhiệm của mình nếu tham gia dự án, quá trình tuyên truyền nhằm khuyến khích mọi người, có đủ điều kiện thì tham gia dự án, nhằm tạo ra một phong trào chăn nuôi tạo ra nhiều cơ hội về việc làm, thu nhập cho mọi người. 2.3.3. Xây dựng kế hoạch từng năm cho dự án: Dự án bước đầu được triển khai, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó để đạt mục tiêu 3000 nái và 60.000 lợn choai mỗi năm, đòi hỏi trong những năm đầu thực hiện dự án chúng ta phải xác định rõ ràng quy mô đàn lợn cần phải có trong những năm đầu, có như vậy chúng ta mới tập trung được nguồn lực để thực hiện từng kế hoạch nhỏ phù hợp với nguồn lực hiện có, nhằm mục đích cuối cùng là có thể đạt được mục tiêu của dự án. Việc xây dựng kế hoạch năm làm sao cho phù hợp với việc phân bổ về nguồn lực có như vậy tính hiệu quả của dự án mới cao. Năm 2002: Đưa đàn nái của các trang trại tham gia dự án ( Kể cả những trang trại đã có ) đạt 1.500 con. Năm 2003: Bổ sung thêm 1.500 con để đạt quy mô đàn nái. Năm 2004: trở đi, ổn định quy mô đàn nái 3.000 con, sản xuất: 60.000 lợn choai mỗi năm. Từ năm 2004 trở đi tuỳ theo tình hình thực tế và khả năng có thể mở rộng quy mô dự án. 2.3.4. Tiếp nhận hồ sơ của các nông hộ, trang trại tham gia vào dự án: Sau khi tuyên truyền dự án trên các phương tiện thông tin đại chúng Công ty dịch vụ nông nghiệp phát triển nông thôn tiến hành tiếp nhận hồ sơ của các hộ tham gia dự án, hồ sơ phải có sự xác nhận của chính quyền xã ở địa phương, mọi người dân đều có thể tham gia dự án. 2.3.5. Đánh giá lựa chọn các nông hộ, trang trại tham gia dự án: Sau khi tiếp nhận hồ sơ của các nông hộ, trang trại, Công ty sẽ tiến hành xem xét, đánh giá, từng hồ sơ của từng hộ, quá trình xem xét đánh giá bảo đảm tính khách quan, trung thực, xem xét những hồ sơ nào có điều kiện và thoả mãn yêu cầu. Từ đó Công ty sẽ lựa chọn những hồ sơ có đủ yêu cầu và các điều kiện đưa ra, những hồ sơ được lựa chọn sẽ được hưởng những chính sách hỗ trợ của UBND Tỉnh cũng như là của Công ty. 2.3.6. Xúc tiến ký kết hợp đồng với các nông hộ, trang trại tham gia dự án: Sau quá trình xem xét, đánh giá và lựa chọn hồ sơ tham gia dự án. Những hồ sơ đạt yêu cầu, Công ty tiến hành các thủ tục pháp lý để đi đến hợp đồng giữa Công ty và các nông hộ, trang trại, nhằm dàng buộc các bên tham gia dự án, các nông hộ ký kết hợp đồng trong đó quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và lợi ích của các bên tham gia. Các nông hộ, trang trại, trong quá trình xây dựng chuồng trại phải có sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ Công ty, đồng thời phải mua thức ăn từ Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, đổi lại họ sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi của UBND Tỉnh cũng như của Công ty, Công ty đảm bảo bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra. 2.3.7. Xúc tiến ký kết hợp đồng với các tổ chức phối hợp tham gia dự án: Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc tiến hành tiếp xúc với các cơ quan phối hợp tham gia dự án nhằm lựa chọn cơ quan phối hợp sao cho đạt hiệu quả nhất, tiến hành ký kết các hợp đồng với các cơ quan tham gia dự án. Các bên tham gia thực hiện dự án, phải có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng. Các bên tham gia dự án sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Ngược lại họ sẽ thu được những lợi ích từ hợp đồng được ký kết, đồng thời mỗi bên phải thực hiện đầy đủ những yêu cầu nêu ra trong hợp đồng. Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc ký kết hợp đồng với Công ty CP của thái Lan chuyên cung cấp thức ăn cho dự án. Đồng thời cung cấp nguồn giống bố, mẹ, bao tiêu sản phẩm đầu ra của dự án, hợp đồng với viện chăn nuôi nhằm cung cấp nguồn giống bố, mẹ, xí nghiệp lợn giống Tam Đảo. 2.3.8. Công ty tiến hành tính toán quy mô nuôi, cách thức xây dựng chuồng trại cùng với chi phí xây dựng: Công ty tiến hành xây dựng một số mô hình nhất định, tính toán chi phí hướng dẫn, thiết kế kỹ thuật và định hướng cho các hộ, xây dựng chuồng trại sao cho đảm bảo tiêu chuẩn chăn nuôi, về mùa hè có hệ thống làm mát, mùa đông có hệ thống chắn gió,việc xây dựng phải mang tính tiết kiệm, đơn giản mà vẫn đảm bảo yêu cầu, đồng thời bố trí sao cho đảm bảo tránh ô nhiễm môi trường. 2.3.9/ Tổ chức cho các nông hộ, trang trại đi tham quan, học tập: Sau khi lựa chọn được các nông hộ, trang trại tham gia dự án, Công ty sẽ tiến hành tổ chức đi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi đã có trong và ngoài Tỉnh, quá trình tổ chức tham quan, học tập nhằm giúp họ hiểu biết được thực tế của chăn nuôi, đồng thời học hỏi được những kinh nghiệm chăn nuôi để phục vụ cho công việc chăn nuôi sau này. 2.4/ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn giám sát quá trình tổ chức thực thi dự án: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, được UBND Tỉnh giao nhiệm vụ giám sát quá trình tổ chức thực thi dự án, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ thành lập một ban giám sát, chuyên giám sát quá trình tổ chức thực thi dự án, tiến hành đôn đốc, kiểm tra, điều chỉnh quá trình tổ chức thực thi dự án. III/ Phân tích tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc: 1. Đất đai, chuồng trại và lao động: - Về đất đai: Hiện tại Công ty DV NN & PTNT Vĩnh phúc đang có kế hoạch thuê thêm 1.500 m2 đất để xây dựng trụ sở giao dịch tại thị xã Vĩnh Yên, nhằm đảm bảo cho tương xứng với quy mô của Công ty. Đối với các hộ nông dân muốn tham gia dự án, phải có đất đai tương đối rộng để quy hoạch xây dựng chuồng trại đó cũng là một khó khăn trong việc thực thi dự án, quỹ đất đai thuê để xây dựng trang trại đòi hỏi thời gian giao đất trên 10 năm có như vậy mới hoạt động sao cho có hiệu quả. - Chuồng trại chăn nuôi: Muốn tham gia thực hiện dự án, nuôi lợn theo hướng công nghiệp, chuồng trại hiện có chưa đáp ứng với yêu cầu của mô hình chăn nuôi lợn xuất khẩu do đó vấn đề đặt ra là phải quy hoạch cải tạo, hoặc xây mới lại chuồng trại theo một quy cách nhất định, mang tính đơn giản và đảm bảo tiêu chuẩn theo hướng chăn nuôi chuyên môn hoá, việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi phù hợp với từng loại lợn khác nhau, chuồng nuôi cho lợn nái, lợn đực và loại lợn choai, phải đảm bảo đúng quy cách, đúng tiêu chuẩn: - Về tổ chức sản xuất Lao động:Sản xuất theo hướng công nghiệp. Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc thực hiện cung ứng các yếu tố đầu vào và cung ứng toàn bộ thức ăn cho tất cả các hộ tham gia. Đồng thời cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra theo giá thị trường. Nguồn lao động có thể tận dụng lao động nhàn rỗi ở nhà hoặc thuê mướn, theo yêu cầu công việc, nhờ các cán bộ chuyên môn, của Công ty hướng dẫn cách chăm sóc và phòng bệnh. 2. Nguồn cung cấp giống bố, mẹ. Nguồn giống có một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng của đàn lợn có phù hợp với xuất khẩu không? Có rất nhiều các nguồn cung cấp giống khác nhau, do đó việc lựa chọn nguồn cung cấp nào đó cũng có vai trò quan trọng bảo đảm cho đàn lợn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc lựa chọn nguồn cung cấp giống bố, mẹ: Thông qua cơ quan chuyên môn làm trung gian cung ứng con giống, chất lượng tinh sao cho phương pháp thụ tinh nhân tạo đạt kết quả tốt mà không phải nuôi nhiều đực giống. 3. Thức ăn, vệ sinh chăn nuôi và thú y: - Việc lựa chọn nguồn thức ăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp cũnglà một yêu cầu quan trọng, đảm bảo chất lượng thức ăn sao cho đạt hiệu quả, thức ăn phải được đảm bảo cung ứng đủ kịp thời, và phù hợp với từngloại lợn khác nhau. - Vệ sinh chăn nuôi: nuôi lợn theo hướng chăn nuôi công nghiệp đòi hỏi phải đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, hệ thống vệ sinh chăn nuôi hiện nay không đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi công nghiệp, hệ thống chuồng trại hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng vệ sinh, do đó tạo ra dịch bệnh cho đàn lợn nuôi trong Tỉnh, ảnh hưởng đến đàn lợn nuôi của dự án thiếu hệ thống nguồn cung cấp nước sạch, nước uống và vệ sinh cho chăn nuôi, chuồng trại chưa đảm bảo kỹ thuật, chưa đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, chưa có hệ thống phun nước, quạt thông gió làm mát cho lợn về mùa hè: - Thú y: Vấn đề phòng bệnh cho đàn gia súc trong Tỉnh là một yêu cầu búc xúc, hiện tại trên toàn Tỉnh vẫn còn một số bệnh đối với đàn gia súc như, dịch tả, nở mồm... Vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Việc thực hiện mô hình nuôi lợn theo hướng xuất khẩu, đòi hỏi công tác Thú y phải đảm bảo cho toàn bộ đàn gia súc trong Tỉnh, tránh hiện tượng dịch bệnh lan truyền, coi phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, phải có kế hoạch tiêm phòng theo định kỳ nhằm đảm bảo đàn gia súc lành bệnh - khoẻ mạnh. 4. Công nghệ sản xuất giống: Việc lựa chọn công nghệ sản xuất giống cũng là một yếu tố quan trọng, đảm bảo cho đàn lợn đạt năng xuất cao, chất lượng đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc lựa chọn cách lai tạo theo một mô hình nào đó, bảo đảm tiêu chuẩn, đảm bảo tỷ lệ nạc cao. 5. Vấn đề ô nhiễm môi trường: Vấn đề môi trường ngày càng trở lên quan trọng, do đó yêu cầu chống ô nhiễm môi trường là một tất yếu , việc đảm bảo chống ô nhiễm môi trường tạo điều kiện môi trường trong sạch, hạn chế dịch bệnh cho đàn lợn cũng như đàn gia súc, gia cầm khác, vấn đề chống ô nhiễm nguồn nước, bầu khí nó đang là yếu tố quan tâm đặc biệt, đòi hỏi phải làm sao đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường nó cũng là một yếu tố khó khăn, hiện tại môi trường chăn nuôi trong Tỉnh đều bị ô nhiễm, bởi người chăn nuôi chưa có ý thức về môi trường, chưa được quy hoạch, nguồn nước thải đổ ra mọi nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, do đó việc thực hiện dự án theo phương thức công nghiệp đòi hỏi phải xem xét vấn đề ô nhiễm môi trường và có các biện pháp nhằm chống ô nhiễm nguồn nước, bầu không khí. 6. Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án: - Tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án: 26.883.800.000đ, một số vốn tương đối lớn, trong đó vốn do ngân sách Nhà nước cấp chiếm 1 phần rất nhỏ, còn lại vốn của Công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc và của nhân dân đóng góp, việc huy động vốn để thực hiện triển khai dự án là rất khó khăn, đòi hỏi phải có chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với lãi suất, việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100259.doc
Tài liệu liên quan