Luận văn Tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt tập thể cho học sinh Tiểu học

 

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4. Giả thuyết khoa học 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6. Phương pháp nghiên cứu 3

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

8. Đóng góp mới của đề tài 4

9. Cấu trúc luận văn 5

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt tập thể 6

I. Cơ sở lý luận 6

1.1. Lịch sử vấn đề 6

1.2. Trò chơi 8

1.2.1. Khái niệm 8

1.2.2. Đặc điểm của trò chơi 9

1.2.3. Bản chất của trò chơi 12

1.2.4. Vai trò của trò chơi 13

1.2.5. Phân loại trò chơi 17

1.2.6. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học 22

1.3. Sinh hoạt tập thể 24

1.3.1. Khái niệm 24

1.3.2. Mục tiêu của chương trình SHTT 25

1.3.3. Đặc điểm của giờ SHTT 26

1.3.4. Nội dung chương trình hoạt động của giờ SHTT ở Tiểu học 27

1.4. Đặc điểm học sinh tiểu học 31

1.4.1. Đặc điểm tâm lý HSTH 31

1.4.2. Đặc điểm nhận thức 35

1.4.3. Đặc điểm nhân cách 36

II. Thực trạng của việc tổ chức giờ SHTT ở trường Tiểu học 36

2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng 36

2.1.1. Đối tượng khảo sát 36

2.1.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng 38

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu thực trạng 38

2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng 39

2.2.1. Thực trạng về sử dụng trò chơi ở trường Tiểu học 39

2.2.2. Thực trạng về sử dụng trò chơi trong giờ SHTT 42

2.2.3. Mức độ hứng thú của HS khi tham gia các trò chơi trong giờ SHTT 45

2.2.4. Khó khăn và thuận lợi khi tổ chức trò chơi trong giờ SHTT 46

2.3. Kết luận chương 1 47

Chương 2. Quy trình tổ chức trò chơi cho HSTH trong giờ SHTT 49

2.1. Các nguyên tắc tổ chức trò chơi 49

2.1.1. Nguyên tắc lựa chọn trò chơi 49

2.1.2. Nguyên tắc tổ chức trò chơi 49

2.2. Quy trình tổ chức trò chơi trong giờ SHTT 51

2.2.1. Cơ sở xây dựng quy trình 51

2.2.2. Quy trình tổ chức trò chơi trong giờ SHTT cho HSTH 54

2.3. Thiết kế chương trình trò chơi trong giờ SHTT 56

2.3.1. Căn cứ để thiết kế chương trình trò chơi trong giờ SHTT 56

2.3.2. Thiết kế trò chơi 58

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 76

3.1. Khái quát chung 76

3.2. Tổ chức thực nghiệm 77

Kết luận và kiến nghị 86

1. Kết luận 86

2. Kiến nghị 87

Tài liệu tham khảo 88

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5659 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt tập thể cho học sinh Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hái, chủ động tham gia các nhiệm vụ mà tập thể giao cho và đạt kết quả tốt. - Đạt được các kĩ năng tham gia và tổ chức các hoạt động trong giờ SHTT nói riêng và các hoạt động tập thể nói chung. * Loại Hoàn thành (A) - HS hiểu biết về nội dung của chủ điểm giáo dục nhưng chưa thật đầy đủ nhưng có ý thức tìm hiểu để bổ sung cho vốn hiểu biết của mình, cố gắng đạt được mục đích của hoạt động. - Tích cực tham gia các hoạt động chung của tập thể tuy hiệu quả chưa cao. - Có được một số kĩ năng tham gia hoạt động tập thể mặc dù chưa thật thành thạo. * Loại chưa hoàn thành (B) Là những HS hầu như không nắm được nội dung của các hoạt động, các chủ điểm giáo dục. Không tham gia thường xuyên các hoạt động trong giờ SHTT. Chưa có kĩ năng hoạt động tập thể, ý thức tập thể thấp. 1.4. Đặc điểm học sinh Tiểu học 1.4.1. Đặc điểm tâm lý HSTH Muốn tổ chức hoạt động vui chơi có hiệu quả, việc nắm vững mục tiêu giáo dục là hết sức cần thiết vì đó cũng chính là mục tiêu của việc tổ chức hoạt động vui chơi. Song bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng việc tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh tiểu học, cần phải hiểu một số đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này. Có thể nói đặc điểm tâm lý của trẻ vừa là cơ sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nội dung hoạt động vui chơi, vừa là điều kiện để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho chúng. ở một góc độ nào đó của phương pháp luận, khi nghiên cứu tâm lý trẻ em trong giáo dục cũng như trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho HSTH là phải đặt trẻ vào trong mối quan hệ đa dạng, phong phú, phức tạp của tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của chúng. Cũng có thể nói tâm lý trẻ em biểu hiện qua các mối quan hệ mà trẻ sống, học tập và vui chơi. Vì vậy, muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục Tiểu học cần biết cách tổ chức mọi hoạt động, trong đó có hoạt động vui chơi. 1.4.1.1. Trẻ em hiểu biết về mọi mặt, nhất là về thực tế cuộc sống (thường gọi là tri thức nghiệm sinh) Đặc điểm này thì ai cũng nhận thấy, nhưng không phải ai cũng có thể nhận thức đầy đủ được ý nghĩa của nó. Không ít người tưởng trẻ em cũng hiểu biết như người lớn nên không giảng giải cặn kẽ, hoặc diễn đạt một sự vật nào đó quá phức tạp, quá khó làm cho trẻ không hiểu được. Nhiều người (ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ Đoàn, Đội...) thì ngược lại lại cho rằng trẻ em không biết gì và sử dụng những biện pháp giáo dục sai lầm như: áp đặt, nuông chiều quá đáng, cấm đoán, coi thường, đánh, mắng hoặc làm thay trẻ mọi việc... Có một số người do chịu ảnh hưởng của quan điểm “tự nhiên tự do” của G.Rút-xô nên để mặc trẻ tự học lấy trong cuộc sống và “chúng sẽ trưởng thành”. Họ thường cho rằng: “quẳng xuống nước tự khắc biết bơi”, “trăng đến rằm trăng sẽ tròn”. Còn một quan điểm sai lầm khác, đó là những nhà giáo dục bị chi phối bởi thuyết tâm lý hành vi cụ thể, thậm chí không cần giải thích (tâm lý học hành vi được sử dụng nhiều trong dạy thú làm xiếc). Họ quên rằng trẻ có ý thức, có tư duy, có chút ít kinh nghiệm sống cho nên cần khai thác vốn sống của các em và khi tổ chức vui chơi cần kết hợp hoạt động nhận thức của trẻ em với việc rèn luyện hành vi thói quen cho trẻ. Quan điểm đúng đắn nhất là hãy coi trẻ em là một con người nhỏ, một công dân tương lai, một chủ thể của chính sự phát triển nhân cách của chúng. 1.4.1.2. Trẻ hay tò mò, thích khám phá, giàu tưởng tượng và có ước mơ, hoài bão lớn Những kiến thức mà trẻ được học ở trường mẫu giáo và tiểu học còn chưa sâu, chưa rộng, nghĩa là các em mới chỉ tiếp xúc với một số hiện tượng của tự nhiên và xã hội mà chưa thể giải thích được bản chất của các hiện tượng đó. Mặt khác, vì còn thiếu kinh nghiệm và chưa lượng được sức mình nên trẻ thích tìm tòi, khám phá và tưởng rằng có thể “đội đá vá trời”. Nhiều ước mơ của các em vượt ra ngoài sự tưởng tượng của người lớn. Ví dụ thấy ông bà già yếu, các em có thể ước mơ sau này trở thành bác sĩ giỏi để chữa chạy cho ông bà “trường sinh bất tử”, xem một bộ phim khoa học các em mong muốn trở thành những nhà sáng chế vĩ đại... Thích tìm hiểu và khám phá để tìm cái mới lạ trong thế giới tự nhiên xung quanh và các hiện tượng xã hội là một đặc điểm tâm lý ở trẻ Tiểu học. Các em thường không tự giải htích được và luôn hỏi người lớn đủ các loại câu hỏi như tại sao lại có ngày và đêm? Tại sao có mưa, có sấm, có chớp? Tại sao lại chết? Chết có sống lại được không?... Đặc điểm trên của trẻ vừa có mặt tích cực, vừa thể hiện sự hạn chế về mặt tâm lý. Cần khai thác mặt tích cực để phát triển hoài bão, ước mơ của trẻ sao cho hợp với xu thế phát triển của xã hội, hướng các em tới cái đẹp, cái thiện, cái cao thượng, đồng thời biết đề phòng và ngăn ngừa tính liều lĩnh, sự thiếu thận trọng của các em trong hoạt động. 1.4.1.3. Tính thiếu kiên trì, thiếu bền bỉ Các em thiếu kiên trì, thiếu bền bỉ một phần là do cơ thể chúng chưa hoàn thiện các chức năng sinh lý (hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ xương, cơ chưa phát triển hoàn thiện, các em dễ mệt mỏi), mặt khác các em còn thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm sống nên chưa tìm được giải pháp có hiệu quả để giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống. Nhận thức xã hội chưa sâu sắc nên chưa có động lực bên trong của hoạt động. Học tập và hoạt động đều xuất phát từ hứng thú cảm tính là chủ yếu, chưa phải là nhận thức lý tính. 1.4.1.4. Tính dễ hưng phấn nhưng cũng dễ chán nản Khi được khích lệ (có kích thích từ bên ngoài), các em dễ bị kích động, dễ hưng phấn, xuất hiện những biểu hiện nhiệt tình, say sưa, dễ cười, dễ khóc; đang cười cũng có thể khóc ngay và cũng có thể quên ngay để vui với bạn bè. Khi gặp thất bại, rủi ro... các em dễ chán nản, thậm chí hoang mang, mất lòng tin, bi quan... dễ dẫn tới những hành động xốc nổi như dỗi hờn, buồn khóc, bỏ ăn, bỏ học. Tính “cả thèm chóng chán” này là một đặc điểm rất đáng lưu tâm khi tổ chức và tiến hành các hoạt động giáo dục, vui chơi giả trí cho trẻ. 1.4.1.5. Giàu cảm xúc, cả tin, dễ chia sẻ với bạn bè và người mình tin yêu Giàu cảm xúc là trạng thái tâm lý dễ bị xúc động trước các hiện tượng xung quanh dễ buồn, dễ vui, dễ cảm thụ, giàu trí tưởng tượng với vẻ đẹp của tự nhiên khi được người lớn, thầy cô giáo gợi mở, định hướng, dễ bị lây lan trạng thái tâm lý của người thân... Vì dễ có cảm xúc, lại thiếu kinh nghiệm sống nên các em hay tin người (nhất là người thân, người lớn), dễ tin vào những điều tốt đẹp và luôn mong muốn chia sẻ, giúp đỡ người khác và cũng rất muốn được an ủi, động viên. Trong các em thường có hình ảnh của một người mẫu lý tưởng và tốt đẹp. Nhưng nếu hình tượng người mẫu bị sụp đổ thì trẻ lại dễ bị khủng hoảng niềm tin. 1.4.1.6. Đặc điểm về năng lực hoạt động của trẻ - Hiếu động, thích các hoạt động vui chơi giải trí... - Cử động và hoạt động trở thành nhu cầu, nhiều khi không chủ định, ngoài sự kiểm soát của ý chí. - Khả năng kiềm chế ở trẻ còn hạn chế. - Còn vụng về trong các thao tác tay, chân. 1.4.2. Đặc điểm nhận thức Nhu cầu nhận thức là biểu hiện sinh động nhất, đánh dấu sự chuyển biến cả về lượng và chất ở học sinh tiểu học với học sinh mẫu giáo. Nhu cầu nhận thức phát triển như là động cơ thôi thúc trẻ học tập, làm cho hoạt động học của trẻ trở nên tự nhiên, nhẹ nhàng như những hoạt động thường nhật trong cuộc sống hàng ngày. Học sinh Tiểu học ở nơi này, nơi khác khác nhau về hình dáng, vẻ bề ngoài, về chiều cao, cân nặng, hoàn cảnh sống... nhưng các em đều tiềm tàng khả năng phát triển trí tuệ, phát triển nhận thức. ở lứa tuổi Tiểu học nhận thức cảm tính là chủ yếu, nhận thức lý tính chưa phát triển. Tư duy trực quan chiếm ưu thế, tư duy trừu tượng còn hạn chế. Theo nhà tâm lý học nổi tiếng G. Piagiê (Thuỵ Sĩ) cho rằng tư duy của trẻ từ 7- 10 tuổi về cơ bản còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể. Hoạt động phân tích tổng hợp của HS còn yếu, hoạt động tưởng tượng phụ thuộc trực tiếp vào sự phong phú và đa dạng của kinh nghiệm sống. HS càng được nhìn, được nghe, được hoạt động nhiều thì các em càng có thêm hiểu biết và học được nhiều. Chú ý: ở lứa tuổi Tiểu học song song tồn tại hai loại chú ý đó là chú ý có chủ định và chú ý không chủ định, nhưng HS chưa có năng lực tập trung lâu dài. Những hoạt động vui chơi hấp dẫn trẻ thường gây được sự chú ý của trẻ, lôi cuốn được trẻ tham gia. Trí nhớ: HSTH có khả năng nhớ rất tốt, đặc biệt là nhớ máy móc, cụ thể. Sự phát triển trí nhớ chủa các em phụ thuộc và lứa tuổi, đặc điểm tâm lý cá nhân; phụ thuộc vào cách dạy, cách tổ chức hoạt động của thầy. Mặt khác ta cũng thấy, sự ghi nhớ ở lứa tuổi Tiểu học là ghi nhớ máy móc dễ dàng hơn ghi nhớ lôgic. Bởi thế khi các em tram gia vào các trò chơi thì sự hấp dẫn của trò chơi sẽ làm cho sự ghi nhớ của HS nhanh hơn, dễ dang hơn và lâu hơn. Như vậy, ở lứa tuổi Tiểu học mọi biểu hiện tâm lý ở trẻ đều chưa ổn định, chưa bền vững dễ bị dao động theo sự tác động của môi trường sỗng và những hoạt động do chính trẻ được tham gia. Vì thế mà trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục trong giờ SHTT nói riêng cần phải tạo ra môi trường tốt để những nhân tố tích cực có điều kiện phát triển đúng hướng và trở nên bền vững theo quy luật của quá trình phát triển nhận thức. 1.4.3. Đặc điểm nhân cách ở giai đoạn tuổi Tiểu học, sự hình thành nhân cách đang xuất hiện tương đối rõ nét. Như chúng ta biết, việc vào trường Tiểu học là bước ngoặt trong đời sống của trẻ. Những mối qan hệ với người lớn (thấy- cô giáo), với bạn bè cùng tuổi được hình thành, trẻ được hoà nhập chung với tập thể (lớp học, nhóm học), trẻ được ghép vào hoạt động mới – hoạt động học. Hàng loạt yêu cầu học tập được đề ra buộc trẻ phải để cuộc sốngcủa mình phục tùng tổ chức, quy tắc...tất cả những điều đó ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách và củng cố hệ thống quan hệ mới đối với hiện thực xung quanh, tức là đới với người khác, đối với tập thể, đối với hoạt động học tập... có liên quan đến trách nhiệm của chính trẻ. Từ đó hình thành tính cách, ý chí và phát triển hứng thú rộng rãi, quyết định sự phát triển năng lực. II. Thực trạng của việc tổ chức giờ shtt ở trường tiểu học 2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng 2.1.1. Đối tượng khảo sát 2.1.1.1. Đối tượng thứ nhất: Giáo viên tiểu học và cán bộ quản lý Chúng tôi đã tiến hành điều tra 60 giáo viên và cán bộ quản lý hiện đang trực tiếp giảng dạy và quản lý 7 trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Vinh, huyện Nghi Lộc của Tỉnh Nghệ An và huyện Gia Viễn của Tỉnh Ninh Bình. * Nghệ An - Thành phố Vinh: Trường tiểu học Hưng Lộc, Hưng Dũng 2, Hưng Dũng 1, Vinh Tân, Trường Thi, trường tiểu học Nghi Ân - Nghi Lộc * Ninh Bình: Trường tiểu học Gia Vân - huyện Gia Viễn Trong đó có 5 hiệu trưởng, hiệu phó (chiếm 8.3%); 32 giáo viên chủ nhiệm (53.3%); 16 giáo viên dạy buổi 2 (chiếm 26.7%) và 7 tổng phụ trách Đội (chiếm 11.7%). Trình độ giáo viên và cán bộ quản lý trường tiểu học Trình độ Số lượng (người) Tỉ lệ Thạc sỹ 1 1.7% Đại học 31 51.7% CĐSP 20 33.3% CĐSP 8 13.3% Thâm niên công tác Thời gian công tác Số lượng GV (người) Tỉ lệ Dưới 5 năm 15 25 % 5 - 10 năm 27 45% Trên 1 năm 18 30% Như vậy trong số 60 cán bộ, giáo viên được điều tra, có 86.7 % giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, 75 % giáo viên có thời gian công tác từ 5 năm trở lên. 2.1.1.2. Đối tượng thứ hai: học sinh tiểu học Để nghiên cứu thực trạng tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt tập thể tôi đã tiến hành khảo sát 100 học sinh khối 3, khối 4, tại các trường tiểu học Hưng Lộc, Hưng Dũng 1 (thành phố Vinh); Nghi Ân (huyện Nghi Lộc). Về độ tuổi: các em sinh năm từ 1997 đến 1998 Về sức khỏe: các em đều có sức khỏe tốt, tương đồng nhau và không bị dị tật. 2.1.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng Chúng tôi đã tổ chức điều tra với các nội dung sau: - Mức độ sử dụng trò chơi trong các giờ sinh hoạt tập thể - Quan niệm của giáo viên, cán bộ quản lý về trò chơi, ý nghĩa của trò chơi trong dạy học và trong sự phát triển toàn diện của học sinh. - Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về việc sử dụng trò chơi trong giờ sinh hoạt tập thể. - Những yếu tố giáo viên quan tâm khi sử dụng trò chơi. - Những khó khăn và thuận lợi giáo viên gặp phải khi triển khai trò chơi. - Thời điểm tổ chức trò chơi. - Các nguồn trò chơi để giáo viên sử dụng. - Hứng thú của học sinh khi tham gia các trò chơi trong giờ sinh hoạt tập thể. 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu thực trạng 2.1.3.1. Đối với GV và CBQL - Quan sát: Tiến hành qua các hoạt động tập thể hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm thu thập thông tin trực tiếp từ phía đối tượng giảng dạy, quản lý góp phần bổ sung, làm rõ kết quả thu được từ phiếu điều tra, để đánh giá khách quan phiếu điều tra. - Phỏng vấn: Nhằm tìm hiểu sâu thêm về đối tượng nghiên cứu, phát hiện những khó khăn, thuận lợi cũng như các phương pháp và hình thức tổ chức được sử dụng để tổ chức giờ HĐTT ở Tiểu học. - Điều tra bằng ankét: Phiếu diều tra được thiết kế gồm 13 câu hỏi nhằm xác định hiểu biết của của GV và CBQL về các vấn đề: nhận thức về vai trò của hoạt động SHTT đối với việc thực hiện giáo dục toàn diện ở TH; các phương pháp và hình thức tổ chức thường sử dụng trong các giờ SHTT; những thuận lợi và khó khăn gặp phải; những đề xuất, sáng kiến trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động tập thể góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện ở Tiểu học. 2.1.3.2. Đối với HS - Quan sát những biểu hiện về thái độ, hứng thú của HS trong các giờ SHTT. - Đàm thoại với HS ở các khối lớp 3, 4 nhằm tìm hiểu về nhu cầu, sở thích và các hoạt động của các em trong giờ SHTT. 2.1.3.3. Các dữ kiện thu được từ GV và CBQL Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu thu được. 2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Thực trạng về sử dụng trò chơi ở trường Tiểu học Bảng 1: Mức độ sử dụng trò chơi trong các môn học TT Mức độ Môn học Thường xuyên Đôi khi Không sử dụng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Toán 22 36,7 37 61,7 1 1,6 2 Tiếng Việt 46 76,7 14 23,3 0 0 3 Đạo đức 51 85 9 15 0 0 4 TN-XH 38 63,4 20 33,3 2 3,3 5 Mĩ thuật 11 18,4 35 58,3 14 23,3 6 Âm nhạc 8 13,3 28 46,7 24 40 Qua bảng 1 ta thấy: Hiện nay trò chơi được sử dụng trong tất cả các môn học ở Tiểu học. Trò chơi được sử dụng không những làm phong phú thêm các phương pháp dạy học ở Tiểu học, mà còn góp phần phát huy tính tích cực hoạt động, nhận thức của HS. Qua trao đổi trực tiếp với GV giảng dạy, chúng tôi nhận thấy mức độ sử dụng trò chơi trong các môn học khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng của từng môn học, từng bài học và năng lực dạy học của từng GV. Mặt khác chúng tôi cũng nhận thấy, việc sử dụng trò chơi ở các địa bàn cũng có sự chênh lệch đáng kể. GV ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh có tỉ lệ sử dụng trò chơi trong các môn học và mức độ sử dụng trò chơi cao hơn GV ở các trường Tiểu học ngoại thành. Qua đây ta thấy, cơ sở vật chất cũng là điều kiện quan trọng trong việc tổ chức trò chơi cho HSTH. Bảng 2: Đánh giá của GV đối với việc sử dụng trò chơi ở trường Tiểu học Mức độ Nội dung Cần thiết Bình thường Không cần thiết Các giờ học Số lượng 48 12 0 Tỉ lệ (%) 80 20 0 Hoạt động NGLL Số lượng 17 31 12 Tỉ lệ (%) 28,3 51,7 20 Giờ SHTT Số lượng 11 23 26 Tỉ lệ (%) 18,4 38,3 43,3 Bảng 2 phản ánh rằng: - Đối với các môn học 80% ý kiến cho rằng sử dụng trò chơi là cần thiết, không có ý kiến nào công nhận là trò chơi không cần thiết trong giờ học. Như vậy, các GV đã chú trọng sử dụng trò chơi trong các giờ học. - Còn đối với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thì trò chơi cũng đã được sử dụng, tuy nhiên việc sử dụng ấy chưa thường xuyên. 28,3% ý kiến cho rằng sử dụng trò chơi trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp là cần thiết, nhưng cũng có 20% ý kiến cho rằng việc đó là không cần thiết. 51,7% ý kiến lại cho rằng việc sử dụng trò chơi trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp là bình thường, có nghĩa là sử dụng cũng được và không sử dụng cũng được. Chứng tỏ GV chưa nhận thấy được vai trò của trò chơi đối với trẻ trong các hoạt động NGLL. - Đối với giờ SHTT thì GV chưa thực sự quan tâm đến hình thức tổ chức hoạt động bằng trò chơi. Điều này có nghĩa là giờ SHTT chưa được coi trọng đúng với vai trò của nó trong mục tiêu giáo dục toàn diện ở Tiểu học. Có đến 43,3 % ý kiến cho rằng không cần thiết tổ chức trò chơi trong giờ SHTT, và 38,3% ý kiến lại cho rằng việc tổ chức trò chơi là bình thường, chỉ có 18,4% ý kiến xác nhận việc sử dụng trò chơi trong giờ SHTT là cần thiết. Bảng 3: ý kiến của GV về các quan niệm khi sử dụng trò chơi TT Các quan niệm Đồng ý Phân vân Không đồng ý SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1 Trò chơi chỉ mang tính chất vui chơi 2 3,3 7 11,7 51 85 2 Trò chơi chỉ phù hợp với học sinh mẫu giáo hoặc học sinh lớp 1, 2, 3. 29 48,3 14 23,3 17 28,4 3 Chỉ sử dụng trò chơi trong các giờ học 28 46,7 13 21,6 19 31,7 4 Thỉnh thoảng sử dụng trò chơi trong các hoạt động ngoại khoá 37 61,7 7 11,7 16 26,6 Kết quả ở bảng 3 lại cho ta thấy các quan niệm của GV về việc sử dụng trò chơi rất đa dạng, 85% ý kiến đã quan niệm đúng rằng sử dụng trò chơi không chỉ mang tính chất là vui chơi. Như chúng ta biết quá trình vui chơi cũng là quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng cũng như thái độ, hành vi cho trẻ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó, bởi quá trình này phù hợp với hứng thú của trẻ. 3,3% ý kiến đồng ý với quan niệm “trò chơi chỉ mang tính chất vui chơi” điều này cho ta thấy vẫn có một số lượng nhỏ GV chưa nắm được bản chất của trò chơi. Bên cạnh đó cũng còn một số ít GV đang chưa phân biệt được trò chơi chỉ mang tính chất vui chơi hay nó còn có ý nghĩ khác. Lý giải vấn đề này, là do một số GV quan niệm trò chơi chỉ phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo và trò chơi chỉ là hình thức giải trí. Như thế có nghĩa một số GV vẫn còn mơ hồ trong việc nắm bản chất của trò chơi. Hình thức trò chơi tổ chức trong giờ học vẫn được GV quan tâm. 46,7% ý kiến đồng ý trò chơi chỉ tổ chức trong giờ học, ý kiến này là hơi cực đoan và chưa nắm được đặc điểm của trò chơi. Đặc biệt hơn nữa là một số GV chưa mạnh dạn sử dụng trò chơi trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa. 61,7% ý kiến cho rằng chỉ thỉnh thoảng sử dụng trò chơi trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhưng 26,6% ý kiến không đồng ý với quan niệm này, và 11,7% ý kiến GV còn phân vân, điều này chứng tỏ nhiều GV đã nắm được mục tiêu, ý nghĩa của giờ hoạt động ngoại khóa cũng như vai trò của trò chơi. Như vậy, khi sử dụng rò chơi vẫn có nhiều những ý kiến, quan niệm khác nhau về trò chơi, một số GV đã có quan niệm đúng về trò chơi, song bên cạnh đó cũng còn nhiều GV có quan niệm chưa đúng, chưa nắm được bản chất của trò chơi cũng như vai trò của nó. Một số ít GV chưa mạnh dạn nêu lên quan điểm của mình về trò chơi. 2.2.2. Thực trạng về sử dụng trò chơi trong giờ SHTT Bảng 4: Đánh giá của CBQL và GV về việc sử dụng trò chơi trong giờ SHTT Đánh giá Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Số lượng 8 15 31 6 Tỉ lệ (%) 13,3 25 51,7 10 Qua bảng 4 cho thấy việc tổ chức trò chơi trong giờ SHTT đã được CBQL, GV quan tâm, tuy nhiên số lượng đó là không nhiều. 8 ý kiến cho rằng việc tổ chức trò chơi trong giờ SHTT là rất quan trọng, thì trong đó có 7 ý kiến là của Tổng phụ trách Đội. Như thế, có nghĩa là hầu hết các tổng phụ trách đều đã nắm được việc cần thiết của việc tổ chức trò chơi cho HSTH trong giờ SHTT. Nhưng số CBQL và GV đánh giá đúng về việc tổ chức trò chơi trong giờ SHTT là chưa nhiều; 13,3% ý kiến cho là rất quan trọng, 25% ý kiến đánh giá là quan trọng. Có tới 61,7% ý kiến cho rằng việc tổ chức trò chơi trong giờ SHTT là bình thường, là không quan trọng chứng tỏ việc sử dụng trò chơi trong các buổi SHTT thường GV không chú ý và không tổ chức. Qua trao đổi với những GV này tôi thấy, hầu hết GV (trong số 61,7% ý kiến cho là bình thường và không quan trọng) đều có ý kiến là do giờ SHTT chỉ có 35 - 40 phút nên GV thường cho HS đọc những nôi dung hoạt động của tuần, của tháng. Có một ít GV thì lại cho rằng giờ SHTT không quan trọng vì thế không nên cầu kì tổ chức trò chơi, thậm chí còn có GV cắt xén thời gian giờ SHTT để dạy các môn học khác. Bảng 5: Đánh giá của CBQL, GV về vai trò của trò chơi trong giờ SHTT TT Vai trò của trò chơi Số lượng Tỉ lệ(%) 1 Tạo hứng thú cho HS, giúp các em yêu thích giờ hoạt động. 51 85 2 Tạo không khí buổi sinh hoạt sôi nổi, thu hút sự chú ý, tập trung của các thành viên trong lớp. 60 100 3 Tạo cho HS tâm lý thoải mái, tham gia hoạt động tập thể của lớp nhiệt tình. 48 80 4 Giúp HS thư giãn, giải trí. 41 68,3 5 Giúp HS ghi nhớ được nội dung chính của buổi sinh hoạt và mở rộng thêm kiến thức cho HS. 28 46,7 6 Giúp cho HS phát triển về thể chất và trí tuệ; hoàn thiện các quá trình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy và sáng tạo. 19 31,7 7 Kích thích lòng say mê, tính ham hiểu biết về mọi lĩnh vực của HS 27 45 8 Các ý kiến khác 0 0 Trò chơi luôn có sức lôi cuốn, hấp dẫn trẻ em nên trong mọi giờ họat động cũng như trong các giờ học, tổ chức các trò chơi luôn nhận được sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên trong lớp; tạo ra bầu không khí sôi nổi, ví thế vai trò của trò chơi luôn được đánh giá rất cao: 85% ý kiến cho rằng trò chơi tạo hứng thú cho HS, giúp các em yêu thích giờ học; 100% ý kiến đồng ý rằng trò chơi tạo không khí buổi sinh hoạt sôi nổi, thu hút sự chú ý, tập trung của các thành viên trong lớp; 80% ý kiến cho rằng trò chơi tạo cho HS tâm lý thoải mái, từ đó các em tham gia các hoạt động của lớp một cách nhiệt tình. Qua các ý kiến trên ta thấy rằng, số đông GV đều công nhận vai trò của trò chơi đối với mặt tâm sinh lý trẻ là rất cao, đây cũng là động lực giúp các em tích cực tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên, 68,3% ý kiến cho rằng trò chơi có vai trò giúp HS thư giãn, giải trí. Đây là những ý kiến đánh giá chưa đúng về vai trò của trò chơi. Mỗi trò chơi, đều chứa đựng chủ đề, nội dung, mục đích nhất định; có những quy tắc nhất định mà người chơi phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dưỡng và GD to lớn, bởi qua trò chơi trẻ học hỏi được rất nhiều, như A.M. Go-rơ-ki đã nhận xét: “trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận tháy cần phải thay đổi”. Mặt khác, qua bảng 5 chúng ta thấy ý kiến đánh giá của GV về vai trò GD, cũng như vai trò của trò chơi đối với sự phát triển về trí tuệ là chưa cao. Thực ra qua trò chơi trẻ ghi nhớ, học hỏi được rất nhiều. Nhưng chỉ có 31,7% ý kiến cho rằng trò chơi giúp cho HS phát triển về thể chất và trí tuệ; hoàn thiện các quá trình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy và sáng tạo. 46,7% ý kiến thừa nhận qua trò chơi trẻ ghi nhớ về nội dung của chủ đề đang thực hiện, đồng thời kiến thức của trẻ được mở rộng thêm. Như vậy, các ý kiến đánh giá của GV về vai trò của trò chơi là rất đa dạng. Về mặt phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, thì vai trò của trò chơi được đánh giá rất cao; nhưng về mặt phát triển trí tuệ, nhận thức thì vai trò của trò chơi chưa được đánh giá đúng mức. Bảng 6: Mức độ xếp loại của các hình thức hoạt động trong giờ SHTT Tên loại hình hoạt động Mức độ xếp loại Hoạt động vui chơi giải trí 3 Hoạt động lao động công ích 6 Hoạt động thể dục- thể thao 4 Hoạt động văn hóa- văn nghệ 1 Hoạt động chính trị- xã hội 2 Hoạt động tìm hiểu khoa học 5 Từ số liệu ở bảng 6 ta thấy, các hoạt động trong giờ SHTT rất đa dạng và hoạt động được tổ chức nhiều nhất là hoạt động văn hóa- văn nghệ. Hoạt động vui chơi giải trí được xếp ở mức thứ 3. Qua quan sát thực tế chúng tôi nhận thấy, hoạt động vui chơi trong giờ SHTT ở trường Tiểu hoch ít khi được GV tổ chức, nếu có chỉ là một vài trò chơi đơn giản và được tổ chức lặp đi, lặp lại. Bảng 7: Nguồn trò chơi được sử dụng trong giờ SHTT TT Các nguồn trò chơi Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Tự thiết kế 12 20 2 Sưu tầm 44 73,3 3 Các nguồn khác 4 6,7 Các nguồn trò chơi được sử dụng rất phong phú, điều này chứng tỏ các GV đã có sự dày công để chuẩn bị cho buổi sinh họat. Họ đã tìm tòi,sáng tạo theo cách riêng của mình để làm sinh động cho giờ SHTT. Tuy nhiên trò chơi được tổ chức trong giờ SHTT chủ yếu được GV sưu tầm (73,3%). Qua trao đổi trực tiếp chúng tôi được biết các trò chơi được sưu tầm từ sách, báo, tạp chí, các phương tiện nghe nhìn...Do thiếu mạnh dạn và thiếu sự đầu tư nên việc tự thiết kế trò chơi phù với nội dung buổi sinh hoạt là chưa cao. Số lượng GV tự thiết kế trò chơi chỉ có 20% và tập trung chủ yếu là GV ở các trường trên địa bàn thành phố, điều này cũng phụ thuộc một phần vào các phương tiện hỗ trợ dạy học ở các trường. 2.2.3 Mức độ hứng thú của HS khi tham gia các trò chơi trong giờ SHTT Bảng 8: Mức độ hứng thú của HS Mức độ hứng thú Số lượng Tỉ lệ (%) Rất thích 85 85 Thích 11 11 Bình thường 4 4 Không thích 0 0 Qua kết quả khảo sát trong bảng 8 ta thấy vui chơi là hoạt động gây nhiều hứng thú cho các em. 85% HS rất thích chơi trò chơi, 11% là số HS có mức độ hứng thú là thích chơi trò chơi trong giờ SHTT. Chỉ có 4% số HS nhận xét là cảm thấy bình thường khi tham gia các trò chơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV GDTH Huyen.doc
Tài liệu liên quan