Lời mở đầu.1
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra an
toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.7
1.1. Quan niệm về tổ chức và hoạt động của Thanh tra an toàn thực phẩm.7
1.1.1. Thanh tra an toàn thực phẩm .7
1.1.2. Tổ chức của Thanh tra an toàn thực phẩm.16
1.1.3. Hoạt động của Thanh tra an toàn thực phẩm .20
1.2. Những yếu tố tác động đến hiệu quả tổ chức và hoạt động của Thanh tra an toàn
thực phẩm Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.24
1.2.1. Những yếu tố tác động đến hiệu quả tổ chức của Thanh tra an toàn thực
phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.24
1.2.2. Những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động Thanh tra an toàn thực phẩm
Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh .28
Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra an toàn thực phẩm
Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.35
2.1. Khái quát về sự ra đời của Thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn
thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.35
2.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm tại
Thành phố Hồ Chí Minh .35
2.1.2. Thực trạng tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm và nhu cầu thành lập
Ban Quản lý An toàn thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh .36
2.2. Thực trạng tổ chức của Thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực
phẩm thành phố Hồ Chí Minh.42
2.2.1. Cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng của Thanh tra an toàn thực phẩm Ban
Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.42
2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An
toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.45
108 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị
trường nếu chứa chất tinopal gây hậu quả cho người tiêu dùng. Do đó, giải pháp đặt
ra là cần một “nhạc trưởng”, loại bỏ tình trạng “một sợi bún 3 Bộ quản lý”.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, Ban Quản lý ATTP TP HCM được
thành lập theo Quyết định số 2349 QĐ-TTg ngày 5 tháng 12 năm 2 16 của Thủ
42
tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập bộ phận quản lý ATTP của 3 Sở tại TP HCM
gồm: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương. Cơ cấu
tổ chức của Ban Quản lý ATTP TP HCM gồm 6 phòng: Quản lý chất lượng thực
phẩm, Văn phòng, Thông tin-Giáo dục-Truyền thông, Quản lý Ngộ độc thực phẩm,
Cấp phép và Thanh tra. Riêng Thanh tra có cơ chế đặc thù riêng gồm 1 Đội Trung
tâm và 1 Đội Quản lý ATTP trên địa bàn liên quận - huyện. Đội Quản lý ATTP có
con dấu, tài khoản riêng nhằm quản lý chặt chẽ từ thành phố đến cấp cơ sở trên cơ
sở xác định công tác thanh tra, kiểm tra là một trong bốn nội dung trọng tâm của kế
hoạch tổ chức triển khai bảo đảm ATTP trên địa bàn thành phố.
Lợi thế đầu tiên mà Ban Quản lý ATTP TP HCM có được là giám sát và xử
phạt ngay khi phát hiện vi phạm. So với trước đây, để làm được điều này phải có
được sự phối hợp của 3 Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở
Công Thương. hi mà việc thanh tra đi về một mối, với việc không phải ngồi chờ
quyết định của thanh tra liên ngành mới có thể xử lý thì chúng ta sẽ làm kịp thời,
nhanh gọn và xử lý quyết liệt. Ban Quản lý ATTP TP HCM cũng sẽ là đơn vị chịu
trách nhiệm cuối cùng trước lãnh đạo Thành phố về vấn đề vệ sinh ATTP, tránh
được tình trạng “cha chung không ai khóc” như trước kia.
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CỦA THANH TRA AN TOÀN THỰC
PHẨM BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2.1. Cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng của Thanh tra an toàn thực phẩm
Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố hồ Chí Minh
Để đảm bảo được yêu cầu xử lý nhanh chóng, kịp thời các hành vi vi phạm
pháp luật, nhất là các vi phạm xảy ra ngày càng nhiều trong một số lĩnh vực liên quan
đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, Luật Thanh tra năm 2 1 đã giao chức năng
thanh tra chuyên ngành ở ngành, lĩnh vực cho các Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Chi cục
thuộc Sở thực hiện. Ngoài ra, để tránh việc thành lập các cơ quan thanh tra ở các cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Luật Thanh tra cũng
khẳng định rõ các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập, mà hoạt động thanh tra ở
43
các cơ quan này do Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành thực hiện, tức là Thủ trưởng có trách nhiệm trực tiếp xây dựng kế
hoạch thanh tra, quyết định thanh tra, thành lập Đoàn Thanh tra, cử cán bộ, công chức
thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kết luận thanh tra. Hoạt động thanh tra của các cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành do chính các công chức của
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đó thực hiện.
Như vậy, căn cứ Luật Thanh tra năm 2 1 ; căn cứ Quyết định số 2349 QĐ-
TTg ngày 5 tháng 12 năm 2 16 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập
Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ chí Minh; căn cứ Quyết định số
6 2 17 QĐ-U ND ngày 2 tháng 2 năm 2 17 của Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn
thực phẩm thành phố Hồ chí Minh, Phòng Thanh tra được thành lập theo Quyết
định số 186 QĐ- QLATTP ngày 18 tháng 6 năm 2 17 của Trưởng ban Ban Quản
lý ATTP TP HCM, theo đó phòng Thanh tra gồm 8 Đội Quản lý An toàn thực
phẩm liên quận - huyện và 02 Đội Quản lý An toàn thực phẩm tại chợ đầu mối
nông sản thực phẩm (chợ Hóc Môn và chợ ình Điền). Phòng Thanh tra thuộc
Ban Quản lý ATTP TP HCM tham mưu cho Trưởng ban thực hiện công tác QLNN
về thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng theo
đúng quy định của pháp luật. Phòng Thanh tra chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của
Trưởng ban, Phó Trưởng ban phụ trách đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về
công tác nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Thành phố, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương.
44
ảng 2.1: Sơ đồ tổ chức Thanh tra an toàn thực phẩm
an Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
PHÒNG
THANH
TRA
Đội Quản lý ATTP số 1
Quản lý các quận: 1 - 3 - 4
Đội Quản lý ATTP số 2
Quản lý các quận: 2 - 9 - Thủ Đức
Đội Quản lý ATTP số 3
Quản lý các quận: Gò Vấp-Phú Nhuận-Bình Thạnh
Đội Quản lý ATTP số 4
Quản lý các quận, huyện: 12 - Hóc Môn - Củ Chi
Đội Quản lý ATTP số 5
Quản lý các quận: 5 - 10 - 11
Đội Quản lý ATTP số 6
Quản lý các quận: Tân Phú - Bình Tân - Tân Bình
Đội Quản lý ATTP số 7
Quản lý các quận, huyện: 7 - Nhà Bè - Cần Giờ
Đội Quản lý ATTP số 8
Quản lý các quận, huyện: 6 - 8 - Bình Chánh
Đội Quản lý ATTP số 9
Quản lý Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn
Đội Quản lý ATTP số 10
Quản lý Chợ đầu mối nông sản thực phẩm ình Điền
45
2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản
lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
Hoạt động thanh tra ATTP tuân theo các quy định của pháp luật về thanh tra,
ATTP, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, quy chế tổ chức và
hoạt động của Ban Quản lý ATTP TP HCM và của Phòng Thanh tra. Đảm bảo chính
xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt
động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân đang thuộc đối tượng thanh tra với
những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
Thứ nhất, tham mưu cho Trưởng ban trong việc xây dựng và trình UBND TP
HCM ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng thuộc lĩnh vực ATTP được phân công.
Thứ hai, xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình Trưởng ban
phê duyệt và tổ chức thực hiện theo chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
hướng dẫn, đôn đốc các Đội Quản lý ATTP liên quận-huyện, Chợ đầu mối thực
hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh của người dân về ATTP.
Thứ ba, kiểm tra về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực ATTP thuộc thẩm
quyền quản lý của Ban Quản lý ATTP TP HCM, bao gồm những hoạt động sau:
Kiểm tra thực hiện pháp luật chuyên ngành, các quy định về chuyên môn kỹ
thuật, quy tắc quản lý ngành, các lĩnh vực liên quan đến ATTP thuộc thẩm quyền
quản lý của Ban Quản lý ATTP TP HCM theo quy định của pháp luật;
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định, xử
lý về thanh tra, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra thuộc
phạm vi quản lý của Ban Quản lý ATTP TP HCM theo quy định của pháp luật;
Tham mưu Trưởng ban kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo
về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý
chuyên ngành của Ban Quản lý ATTP TP HCM;
46
Tham mưu Trưởng ban kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa
đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý, kiến nghị đình
chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Thứ tư, tham mưu Trưởng ban phối hợp với Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ
thanh tra, kiểm tra chuyên ngành cho công chức, viên chức thanh tra, cộng tác viên.
Thứ năm, thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh về ATTP
qua hai hoạt động:
Giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản
ánh về ATTP; kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; thực hiện việc tiếp
công dân thường xuyên theo quy định của Luật tiếp công dân về giải quyết khiếu
nại, tố cáo, phản ánh của người dân;
Xác minh các nội dung đơn, thư khiếu nại, phản ánh về ATTP.
Thứ sáu, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của
pháp luật về phòng chống tham nhũng.
Thứ bảy, tham mưu công tác cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật
xuất tỉnh theo ủy quyền của Trưởng ban và có chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
Thứ tám, phối hợp với UBND quận - huyện và các phòng chuyên môn, nghiệp
vụ của Ban Quản lý ATTP TP HCM thực hiện công tác quản lý ATTP trên địa bàn
quận - huyện, chợ đầu mối về phối hợp xử lý ngộ độc thực phẩm, truy xuất nguồn
gốc thực phẩm, tham gia công tác hậu kiểm, công tác truyền thông theo sự phân
công của Lãnh đạo Ban Quản lý ATTP TP HCM.
Thứ chín, tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật
trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
Thứ mười, tổng hợp thông tin, tham mưu Trưởng ban báo cáo định kỳ hoặc
đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định và thực hiện các
nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao theo quy định của pháp luật.
Ngoài chức năng chung, các Đội Quản lý ATTP liên quận-huyện, Chợ đầu
mối còn có chức năng có chức năng tham mưu cho Trưởng phòng Thanh tra trong
47
việc thực hiện công tác QLNN về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, phản ánh
về ATTP; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật và các công tác khác
theo đúng quy định pháp luật; chịu sự quản lý, chỉ đạo và điều hành trực tiếp của
Trưởng phòng Thanh tra và của Trưởng ban, Phó Trưởng ban phụ trách với những
nhiệm vụ cụ thể phù hợp với đặc thù quản lý vùng như sau:
Thứ nhất, tham mưu xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra về ATTP trình
Trưởng Phòng để tổng hợp trình Trưởng ban phê duyệt; phối hợp với Ban Chỉ đạo liên
ngành quận - huyện, Phòng Y tế/Phòng Kinh tế quận - huyện xây dựng và tổ chức
thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về ATTP theo kế hoạch đã được phê duyệt; xây
dựng kế hoạch hành động hàng năm của Đội Quản lý ATTP liên quận – huyện, Chợ
đầu mối trình Trưởng phòng Thanh tra và Lãnh đạo Ban Quản lý ATTP TP HCM.
Thứ hai, thực hiện cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật tại các
cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển ra khỏi địa bàn thành phố theo ủy
quyền của Trưởng ban.
Thứ ba, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về ATTP của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thuộc phạm vi QLNN của Đội Quản lý ATTP
liên quận-huyện, Chợ đầu mối theo Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được Trưởng
ban phê duyệt.
Thứ tư, thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có thông tin về hành vi vi phạm pháp
luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật về ATTP hoặc theo yêu cầu của Lãnh đạo
Phòng, Lãnh đạo Ban Quản lý ATTP TP HCM hoặc chỉ đạo của cơ quan nhà nước
cấp trên.
Thứ năm, tham mưu công tác xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP.
Thứ sáu, trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan tiến
hành kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, xử lý khi phát hiện có hành vi vi phạm hành
chính hoặc vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Thứ bảy, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực ATTP theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
48
Thứ tám, phối hợp với UBND quận – huyện và các phòng chuyên môn, nghiệp
vụ của Ban Quản lý ATTP TP HCM thực hiện tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cá
nhân, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP trên địa bàn; phối hợp điều
tra, xử lý ngộ độc thực phẩm và các sự cố về ATTP, phối hợp triển khai Đề án truy
xuất nguồn gốc, công tác hậu kiểm trên địa bàn quản lý.
Thứ chín, thường xuyên rà soát các quy định, nắm bắt thực tiễn tình hình địa bàn
công tác, đề xuất với Trưởng phòng để tổng hợp trình Trưởng ban kiến nghị với các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái
với văn bản pháp luật của Nhà nước, những vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp
luật về ATTP cần được sửa đổi, bổ sung thông qua công tác thanh tra, kiểm tra.
Thứ mười, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác thanh tra, kiểm tra
và các báo cáo khác theo yêu cầu của Phòng Thanh tra và Lãnh đạo Ban Quản lý
ATTP TP HCM;
Mười một, thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản, trang thiết bị làm việc,
ấn chỉ, trang thiết bị khác, lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật và theo phân
công của Phòng Thanh tra, Lãnh đạo Ban Quản lý ATTP TP HCM;
Mười hai, thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng Thanh tra và Lãnh
đạo Ban Quản lý ATTP TP HCM giao theo quy định pháp luật.
Nhận thấy công tác thanh tra chuyên ngành ATTP là hết sức cần thiết trong
giai đoạn này. Do đó, an Quản lý ATTP TP HCM đã quy định chi tiết về chức
năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm chính về công
tác thanh tra trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA AN TOÀN THỰC
PHẨM BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3.1. Quy trình thanh tra của Thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý
An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
Hoạt động thanh tra được cụ thể hóa thông qua Đoàn thanh tra. Đoàn thanh tra
được thành lập theo quyết định thanh tra và hoạt động theo trình tự thủ tục luật định
49
để đảm bảo cho cuộc thanh tra đạt được mục đích, yêu cầu đề ra thì việc tuân thủ
đầy đủ trình tự tiến hành một cuộc thanh tra là một yêu cầu bắt buộc.
Hoạt động thanh tra với tư cách là chức năng thiết yếu trong QLNN, là một
khâu trong chu trình hoạt động QLNN đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc và
trình tự theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra
2 1 , các văn bản hướng dẫn Luật Thanh tra cũng như xuất phát từ yêu cầu thực
tiễn công tác QLNN về ATTP, Ban Quản lý ATTP TP HCM đã xây dựng 02 quy
trình gồm: quy trình thanh tra chuyên ngành ATTP và quy trình kiểm tra ATTP.
a) Quy trình thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
Ngày 11 tháng 9 năm 2 17, Trưởng ban Ban Quản lý ATTP TP HCM đã ký ban
hành Quy trình Thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm QTNB-01/BQLATTP-
TTra. Theo đó, Quy trình Thanh tra chuyên ngành ATTP gồm 14 bước, cụ thể:
ước 1. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tổng
ước 2. Chuẩn bị thanh tra
ước 3. Ra quyết định thanh tra
ước 4. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
ước 5. Công bố quyết định thanh tra
ước 6. Kiểm tra, xác minh tại cơ sở
ước 7. Báo cáo tiến độ/Tờ trình nội dung thanh tra; Đề xuất kết thúc thanh tra
ước 8. Kết thúc thanh tra
ước 9. Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
ước 10. Xử lý sai phạm
ước 11. Dự thảo kết luận thanh tra
ước 12. Kết luận thanh tra
ước 13. Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra
ước 14. Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra
b) Quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm
Căn cứ Thông tư số 48/2015/TT- YT ngày 1 tháng 12 năm 2 15 của Bộ Y
tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực
50
phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, ngày 1 tháng 1 năm 2 17, Trưởng ban
Ban Quản lý ATTP TP HCM đã ký ban hành Quy trình kiểm tra ATTP QTNB-
02/BQLATTP-TTra. Theo đó, Quy trình kiểm tra ATTP gồm 9 bước, cụ thể:
ước 1: Xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra
ước 2: Ban hành quyết định kiểm tra
ước 3: Thông báo kiểm tra
ước 4: Công bố quyết định kiểm tra
ước 5: Kiểm tra tại cơ sở
ước 6: Lập tờ trình
ước 7: Báo cáo, xử lý vi phạm hoặc chuyển sang cơ quan điều tra
ước 8. Tổng hợp báo cáo
ước 9: Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm tra
2.3.2. Hình thức thanh tra của thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý
An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
Trong Luật Thanh tra năm 2 4 quy định hai hình thức thanh tra là thanh tra
theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất, đồng thời có ghi nhận hoạt động
thanh tra của thanh tra viên chuyên ngành khi thanh tra độc lập. Tuy nhiên việc
thanh tra độc lập của thanh tra viên chuyên ngành chưa được quy định rõ. Đến Luật
Thanh tra năm 2 1 bên cạnh việc tiếp tục ghi nhận các hình thức thanh tra theo kế
hoạch, thanh tra đột xuất, thanh tra độc lập còn bổ sung thêm hình thức thanh tra
mới là thanh tra thường xuyên.
Thanh tra theo kế hoạch là hoạt động thanh tra được tiến hành căn cứ trên cơ
sở kế hoạch thanh tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hằng
năm Thanh tra an Quản lý ATTP TP HCM căn cứ vào định hướng chương trình
của Thanh tra thành phố, nhiệm vụ chính trị, yêu cầu công tác quản lý của thành
phố, từ đó xây dựng kế hoạch thanh tra trình UBND thành phố phê duyệt.
Thanh tra đột xuất được tiến hành khi có yêu cầu để giải quyết kịp thời các vi
phạm pháp luật về ATTP. Đây là đòi hỏi tất yếu của thực tiễn, vì vậy Thanh tra Ban
Quản lý ATTP TP HCM không chỉ chủ động tổ chức tốt các cuộc thanh tra theo kế
51
hoạch mà còn kịp thời triển khai các cuộc thanh tra theo yêu cầu đột xuất. Có như
vậy thì mới nhanh chóng phát hiện để ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các
hành vi vi phạm.
Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Hình thức thanh tra
thường xuyên của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
chưa được quy định cụ thể.
Thanh tra độc lập được tiến hành trên cơ sở Kế hoạch thanh tra, Thủ trưởng cơ
quan ban hành Quyết định phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên
ngành thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập.
Trong quá trình thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về ATTP, hàng
năm Thanh tra an Quản lý ATTP TP HCM đã tiến hành hàng chục cuộc thanh tra
trong lĩnh vực ATTP dưới các hình thức khác nhau. Hoạt động thanh tra theo
chương trình, kế hoạch luôn được tổ chức bảo đảm sự chủ động, bám sát định
hướng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm. Việc thanh tra đột xuất ngày
càng được chú trọng thực hiện, phục vụ kịp thời yêu cầu của công tác QLNN, góp
phần bảo đảm việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn -
kỹ thuật, quy tắc quản lý trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
2.3.3. Các hoạt động của Thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An
toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
a) Hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm
Hoạt động thanh tra với tư cách là chức năng thiết yếu trong quản lý nhà nước,
là một khâu trong chu trình hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi phải tuân thủ những
nguyên tắc và trình tự theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở các quy định của
Luật Thanh tra và thực tiễn, Từ những ngày đàu hoạt động, Phòng Thanh tra ưu tiên
áp dụng quy trình kiểm tra nhằm phù hợp với thực tiễn kinh doanh đa dạng về
ngành nghề và quy mô của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.
Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, Ban Quản lý ATTP TP HCM trực
tiếp thực hiện quyền hành chính nhằm kịp thời phát hiện ra các sai phạm trong việc
52
tuân thủ pháp luật lĩnh vực ATTP. Đó chính là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh
giá của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý.
Để thực hiện tốt chức năng QLNN, các chủ thể thực thi nhiệm vụ thanh tra phải
dựa trên các quy định của pháp luật chuyên ngành để có cơ sở đánh giá mức độ tuân
thủ của đối tượng quản lý.
Điều 67 Luật An toàn thực phẩm đã quy định rõ những nội dung cần phải kiểm
tra khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại cơ sở, cụ thể như sau:
Thứ nhất, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về ATTP
đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ quan QLNN
có thẩm quyền ban hành.
Theo khoản 2, Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật thì “Quy chuẩn
kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong
hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con
người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia,
quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng
văn bản để bắt buộc áp dụng”.
Như vậy, Quy chuẩn kỹ thuật chính là thước đo chất lượng. Trong quá trình
thanh tra, kiểm tra, các công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra sẽ căn cứ vào các
quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan có thẩm quyền ban hành để làm căn cứ
đánh giá tính phù hợp của các sản phẩm thực phẩm, trong trường hợp có dấu hiệu
nghi ngờ về sự không phù hợp thành viên Đoàn thanh tra sẽ tiến hành lấy mẫu gửi
Trung tâm kiểm nghiệm đủ năng lực để đánh giá toàn diện, khách quan, khoa học.
Trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm, Đoàn thanh tra sẽ kiến nghị xử lý theo quy định
đối với trường hợp kết quả kiểm nghiệm không đạt theo quy chuẩn kỹ thuật.
Thứ hai, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến ATTP do tổ
chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và
sản phẩm thực phẩm.
53
Theo Thông tư số 21/2007/TT- HCN ngày 28 tháng 9 năm 2 7 của Bộ
Khoa học và Công nghệ: “Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức
khác công bố để áp dụng trong các hoạt động của tổ chức đó”; “Tiêu chuẩn cơ sở có
thể được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ
kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn
quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến
khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở”.
Bên cạnh Quy chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn cơ sở cũng được xem là công cụ để
các nhà sản xuất, kinh doanh chủ động kiểm soát chất lượng sản phẩm dựa trên tính
tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, Quy chuẩn kỹ thuật và phù hợp với
trình độ tiến bộ khoa học công nghệ. Tiêu chuẩn cơ sở cung cấp phương tiện để tạo
ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo rằng mọi thứ, từ nguyên liệu đến thành phẩm đạt
chất lượng cao nhất. Các vấn đề về lỗi, về vi phạm từ chất liệu kém chất lượng đều
bị loại trừ. Với Tiêu chuẩn cơ sở, doanh nghiệp và nhà nước cùng đồng hành để bảo
vệ lợi ích người tiêu dùng. Kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn liên quan đến
ATTP, cơ quan quản lý có thể đánh giá mức độ tuân thủ để chấn chỉnh kịp thời, từ
đó định hướng phát triển.
Thứ ba, kiểm tra hoạt động quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc
phạm vi quản lý.
* Quy định về quảng cáo thực phẩm
Việc quảng cáo thực phẩm được thực hiện theo các quy định ở Luật An toàn
thực phẩm năm 2 1 , Luật Quảng cáo năm 2 12 và các văn bản hướng dẫn thi hành
hai luật này như: Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số
181 2 13 NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Quảng cáo; Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ
Công Thương quy định cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương; Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày
54
25/05/2015 của Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế. Theo đó, hoạt
động quảng cáo thực phẩm phải tuân thủ các quy định như sau:
- Thực hiện đúng theo pháp luật về quảng cáo.
- Thực hiện xác nhận nội dung quảng cáo trước khi đăng ký quảng cáo.
- Nội dung quảng cáo phải bảo đảm chính xác, trung thực đối với các nội dung
quan trọng được pháp luật quy định.
- Về thẩm định nội dung quảng cáo: Thẩm quyền thẩm định và cấp Giấy xác
nhận nội dung quảng cáo thuộc về Bộ Y tế, Bộ Công Thương và ộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn theo loại thực phẩm được phân công quản lý.
* Quy định về ghi nhãn thực phẩm
Việc ghi nhãn thực phẩm được thực hiện theo quy định của Luật An toàn thực
phẩm năm 2 1 , Nghị định số 15 2 18 NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số
43 2 17 NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Theo đó, các tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa phải ghi
nhãn cho hàng hóa, trừ một số sản phẩm hàng hóa được pháp luật quy định không
phải ghi nhãn.
Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung gồm: Tên hàng
hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ
hàng hóa và các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa. Với hàng hóa
nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những
nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung
bắt buộc bằng Tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nhãn phụ cũng
được sử dụng với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông
trên thị trường, đồng thời, phải có dòng chữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_to_chuc_va_hoat_dong_cua_thanh_tra_an_toan_thuc_pha.pdf