LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU.1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.9
1.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của của Tòa án nhân dân.9
1.1.1 Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước.9
1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.12
1.2. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tòa án nhân dân cấp cao
ở Việt Nam hiện nay .22
1.2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao .22
1.2.2. Nguyên tắc của tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao.26
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và mục tiêu đặt ra đối với việc tổ chức và hoạt
động của Tòa án nhân dân cấp cao ở Việt Nam hiện nay.31
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
cấp cao.31
1.3.2. Mục tiêu đặt ra đối với việc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
cấp cao.35
1.4. Mô hình tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao ở một số
nước trên thế giới .37
KẾT LUẬN CHưƠNG 1 .41
Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN
NHÂN CẤP CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.43
3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển về tổ chức và hoạt động
của Tòa án nhân dân cấp cao.43
105 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6
một chế độ pháp trị, một nhà nƣớc pháp quyền” [40]. Bởi vậy, muốn có sự
đánh giá, áp dụng đúng pháp luật, khách quan thì Tòa án và các Thẩm phán
phải có sự độc lập cả về tổ chức và ý chí quyết định. Ở nhiều nƣớc trên thế
giới, yêu cầu bảo đảm sự độc lập của Tòa án là một nguyên tắc có tính hiến
định, trong đó chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán đƣợc quy định
một cách rõ ràng, độc lập và không lệ thuộc vào các cơ quan lập pháp, hành
pháp. Sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ
máy nhà nƣớc và đề cao sự độc lập của Thẩm phán là điều kiện để Thẩm phán
thực hiện chức năng xét xử.
Việc đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án còn thể
hiện qua việc đề cao vai trò độc lập của thẩm phán trong xét xử, bởi vì hoạt
động xét xử của thẩm phán là hoạt động tƣ duy. Hoạt động này thƣờng bị ảnh
hƣởng bởi những ngoại cảnh nhƣ dƣ luận xã hội, các sức ép của các thế lực
nhà nƣớc, tôn giáo, đảng phái và gay gắt của các đƣơng sự. Tính độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán ở nƣớc ta đã đƣợc ghi nhận trong Hiến
pháp. Nguyên tắc độc lập của Tòa án, khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc này đã đƣợc ghi nhận tại khoản
2 Điều 103 Hiến pháp 2013 và đƣợc cụ thể hoá tại Điều 9 Luật Tổ chức Tòa
án nhân dân năm 2014 là: “Khi xét xử, Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật”. Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này có ý nghĩa quan
trọng trong việc tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tòa án nhân dân nói
chung, Tòa án nhân dân cấp cao nói riêng. Điều này đòi hỏi các Tòa án nhân
dân cấp cao phải đƣợc tổ chức độc lập với các cơ quan, tổ chức khác; hoạt
động xét xử không bị can thiệp trái pháp luật từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân
và tiến tới nghiên cứu quy định việc bổ nhiệm Thẩm phán với nhiệm kỳ lâu
dài và chế độ đãi ngộ tƣơng xứng để Thẩm phán yên tâm, liêm chính thực
hiện nhiệm vụ của mình.
37
1.4. Mô hình tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao ở
một số nƣớc trên thế giới
Ở Hàn Quốc:
Hệ thống Tòa án ở Hàn Quốc bao gồm:
- Tòa án tối cao
- Tòa án cấp cao
- Tòa án quận
- Tòa án chi nhánh
Các Tòa chuyên trách bao gồm: Tòa án bằng phát minh sáng chế,
ngang cấp với Tòa án cấp cao; Tòa án gia đình và Tòa án hành chính ngang
cấp với Tòa án quận.
Các Tòa án cấp cao đƣợc đặt tại 5 thành phố lớn của Hàn Quốc là
Seoul, Busan, Daegu, GWANGju, và Daejeon.
Tòa án cấp cao xét xử phúc thẩm các bản án hoặc quyết định đƣợc giải
quyết bởi một Hội đồng 3 Thẩm phán của Tòa án quận, Tòa án gia đình hoặc
Tòa án hành chính
Tòa án cấp cao Hàn Quốc cũng xét xử phúc thẩm các bản án hoặc quyết
định của Tòa án quận hoặc Tòa án chi nhánh của Tòa án quận và đƣợc giải
quyết bởi 1 Thẩm phán trong các vụ án dân sự có giá trị tranh chấp vƣợt quá
80 triệu Won.
Mỗi Tòa án cấp cao có một văn phòng để thực hiện việc quản lý Tòa
án [31]
Ở Nhật Bản
Hệ thống Tòa án của Nhật Bản bao gồm:
- Tòa án Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất.
- Tòa án cấp cao chủ yếu xét xử phúc thẩm.
- Tòa án địa phƣơng cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm hầu hết
các vụ kiện dân sự, các vụ án hình sự và hành chính. Tòa án gia đình chuyên
38
xét xử các vụ việc về hôn nhân gia đình và các tội phạm của ngƣời chƣa thành
niên. Tòa án đơn giản xét xử sơ thẩm các vụ kiện dân sự có giá trị tranh chấp
không quá 1.400.000 Yên và các vụ án hình sự nhỏ.
Tòa án cấp cao
Nhật Bản có 8 Tòa án cấp cao đặt tại 8 thành phố lớn và 6 chi nhánh
của các Tòa án này ở các nơi khác. Tháng 4/2005, Tòa sở hữu trí tuệ đƣợc
thành lập với tƣ cách là một Tòa của Tòa án cấp cao Tokyo, có thẩm quyền
phúc thẩm các vụ án về sở hữu trí tuệ do các Tòa án địa phƣơng cấp tỉnh xét
xử sơ thẩm nhƣng bị kháng cáo (kháng cáo KOSO).
Tòa án cấp cao chủ yếu xét xử phúc thẩm các bản án của các Tòa án địa
phƣơng cấp tỉnh, Tòa án gia đình và các vụ án hình sự do Tòa án đơn giản xét
xử. Tòa án cấp cao xét xử sơ thẩm một số vụ việc một số vụ việc hành chính
liên quan đến bầu cử, yêu cầu hủy bỏ quyết định của các cơ quan tài phán
hành chính nhƣ Ủy ban thƣơng mại công bằng, cơ quan thông tin tai nạn hàng
hải, cơ quan tài phán thuế quốc gia, Văn phòng bằng sáng chế; xét xử sơ thẩm
một số vụ án hình sự (nhƣ bạo loạn)[31].
Ở Trung Quốc
Theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân Trung Quốc, hệ
thống Tòa án nhân dân đƣợc tổ chức thành 04 cấp:
- Tòa án nhân dân tối cao
- Tòa án nhân dân cấp cao
- Tòa án nhân dân trung cấp
- Tòa án nhân dân sơ cấp
Ngoài ra, còn có các Tòa án quân sự và các Tòa án nhân dân chuyên
ngành (Tòa án hàng hải, Tòa án đƣờng sắt).
Tòa án nhân dân cấp cao
39
Đƣợc thành lập tại các tỉnh (22 tỉnh), khu tự trị (5 khu tự trị) (Điều 26
Luật tổ chức Tòa án nhân dân) và các thành phố lớn trực thuộc trung ƣơng (04
thành phố), tất cả có 31 Tòa án nhân dân cấp cao với khoảng 7.000 Thẩm phán.
Cơ cấu của các Tòa án nhân dân cấp cao có thể hơi khác một chút so
với nhau và so với Tòa án nhân dân tối cao, tùy thuộc vào điều kiện riêng cụ
thể của từng Tòa án. Nhƣng nhìn chung các Tòa án nhân dân cấp cao cũng có
các Tòa tƣơng tự nhƣ ở Tòa án nhân dân tối cao.
Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm; xét duyệt án tử hình theo sự ủy quyền của Tòa án nhân dân tối
cao; giám sát hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân cấp dƣới; quản lý Tòa án
mình và Tòa án nhân dân cấp dƣới thuộc phạm vi quản hạt của mình.
+ Tòa án nhân dân cấp cao xét xử sơ thẩm những vụ án dân sự có ảnh
hƣởng lớn trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình, những vụ án thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp dƣới nhƣng Tòa án nhân dân cấp cao
thấy cần lấy lên để xét xử hoặc những vụ án mà Tòa án nhân dân cấp dƣới
thấy cần chuyển lên cho Tòa án nhân dân cấp cao xét xử (Điều 20 và Điều 39
Bộ luật tố tụng dân sự).
Trong các vụ án hình sự, Tòa án nhân dân cấp cao xét xử sơ thẩm
những vụ án hình sự lớn trên phạm vi toàn tỉnh, những vụ án thẩm quyền của
Tòa án nhân dân cấp dƣới nhƣng Tòa án nhân dân cấp cao thấy cần lấy lên để
xét xử hoặc những vụ án có tình tiết nghiêm trọng, phức tạp mà Tòa án nhân
dân cấp dƣới thấy cần chuyển lên cho Tòa án nhân dân cấp cao xét xử (Điều
21 và Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự).
+ Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định bị
kháng cáo, kháng nghị của Tòa án nhân dân cấp dƣới và của các Tòa án hàng
hải, Tòa án đƣờng sắt trong phạm vi tỉnh của mình.
+ Trong trƣờng hợp Tòa án nhân dân trung cấp xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự, tuyên án tử hình, bị cáo không có kháng cáo, Tòa án nhân dân cấp
40
cao phải tiến hành xem xét lại và xin ý kiến phê chuẩn của Tòa án nhân dân
tối cao. Nếu Tòa án nhân dân tối cao không nhất trí với án tử hình có thể đƣa
vụ án ra xét xử hoặc trả vụ án để xét xử lại (Điều 200 Bộ luật tố tụng hình sự).
Tòa án nhân dân cấp cao phê chuẩn án tử hình mà Tòa án nhân dân
trung cấp tuyên hoãn thi hành án trong thời hạn 02 năm. Theo quy định tại
Điều 50 Bộ luật hình sự Trung Quốc nếu trong thời hạn 02 năm đƣợc hoãn thi
hành án tử hình, ngƣời đƣợc hoãn không phạm tội do cố ý thì sau khi hết 02
năm, hình phạt tử hình đƣợc thay bằng tù chung thân; nếu có biểu hiện hối cải
lập công thì có thể đƣợc thay bằng hình phạt tù có thời hạn từ 15 đến 20 năm;
nếu có chứng cứ xác đáng cho thấy ngƣời bị kết án cố ý phạm tội mới, thì
theo phê chuẩn của Tòa án nhân dân tối cao, bản án tử hình đƣợc thi hành,
việc phê chuẩn do Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán (Điều 201 và Điều
202 Bộ luật tố tụng hình sự).
Trình tự giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao cũng tƣơng tự
trình tự giám đốc thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao [31].
41
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận tổ chức và hoạt động của Tòa án và
những mục tiêu, yêu cầu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao
trong điều kiện cải cách tƣ pháp và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nƣớc ta, có thể rút ra một số kết luận sau:
Tòa án trong Bộ máy nhà nƣớc nói chung có vị trí là cơ quan tƣ pháp,
nó thực hiện chức năng xét xử thông qua đó có vai trò kiểm soát, đối trọng
với các nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp đồng thời bảo vệ trật tự pháp
luật, trật tự công lý trong xã hội. Nhằm bảo vệ vững chắc các quyền và tự do
của con ngƣời, của công dân. Tòa án nhân dân cấp cao đƣợc xác định là cơ
quan thực hiện chức năng xét xử của nhà nƣớc, một trong những cơ quan thực
hiện quyền tƣ pháp. TAND cấp cao thông qua hoạt động xét xử có vai trò bảo
vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm
chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nƣớc, của tập thể; bảo vệ tính mạng,
tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Để Tòa án thực hiện tốt chức năng xét xử thì yêu cầu quan trọng nhất là
cần có những đảm bảo để Tòa án độc lập; khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và bảo đảm các nguyên tắc mang
tính phổ quát trong hoạt động xét xử của Tòa án. Trong điều kiện phát triển
kinh tế của đất nƣớc, Tòa án phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: Tòa án
phải độc lập; mở rộng quyền tài phán tƣ pháp (Tài phán Hiến pháp); đảm bảo
tính dân chủ, đảm bảo quyền con ngƣời, quyền công dân trong hoạt động;
đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hoạt động của Tòa
án; bổ sung vai trò giải thích pháp luật của Tòa án.
Trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực
hiện cải cách tƣ pháp hiện nay, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án
nhân dân nói chung, Tòa án nhân dân cấp cao nói riêng cần hƣớng tới các
42
mục tiêu cơ bản là: nâng cao năng lực xét xử; đảm bảo tính độc lập của Tòa
án và Thẩm phán trong hoạt động xét xử và bảo đảm việc giám sát đối với
hoạt động xét xử góp phần xây dựng nền tƣ pháp hiện đại trong nhà nƣớc ta.
Đồng thời thể hiện chất lƣợng hoạt động và uy tín của cả hệ thống tƣ pháp
trong nhà nƣớc pháp quyền XHCN.
43
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN
CẤP CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển về tổ chức và
hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao
Trong 73 năm qua, nƣớc ta đã có 5 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm
1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và
Hiến pháp năm 2013. Các bản Hiến pháp ra đời sau đều có những sửa đổi, bổ
sung phù hợp với sự thay đổi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội trong
từng thời kỳ.
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959
Sự hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta gắn liền với
những giai đoạn phát triển của cách mạng, gắn liền với việc phục vụ cho
nhiệm vụ cách mạng ở từng thời kỳ lịch sử nhất định. Ngay sau khi Cách
mạng tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, bên
cạnh nhiệm vụ phải đập tan bộ máy nhà nƣớc thực dân, phong kiến, Nhà nƣớc
ta đã khẩn trƣơng xây dựng bộ máy nhà nƣớc cách mạng “của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân”, trong đó Tòa án nhân dân là bộ phận quan trọng.
Để bảo vệ chính quyền còn non trẻ và trấn áp bọn phản cách mạng,
ngày 13/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã ban hành Sắc lệnh số 33C
thành lập các Tòa án quân sự. Các Tòa án quân sự đƣợc thành lập ở Bắc bộ
tại: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình; ở Trung Bộ tại: Vinh, Huế,
Quảng Ngãi; ở Nam Bộ tại: Sài Gòn, Mỹ Tho [7]. Đến ngày 29/9/1945 Chính
phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh thành lập Tòa án quân sự ở Nha Trang. Ngày
28/12/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 77C thành lập
Tòa án quân sự ở Phan Thiết [6]. Các Tòa án quân sự này có thẩm quyền xét
xử các tội phạm có phƣơng hại đến nền độc lập của nƣớc Việt Nam dân chủ
44
cộng hòa. Những bản án của Tòa án quân sự sẽ đem thi hành ngay, đƣơng sự
không có quyền chống án, trừ trƣờng hợp bản án tuyên tử hình thì ngƣời
phạm tội có quyền đệ đơn lên Chủ tịch nƣớc xin ân giảm.
Để tăng cƣờng cho hệ thống Tòa án, ngày 02/01/1946, Chủ tịch Chính
phủ ban hành Sắc lệnh số 13/SL quy định tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm
phán. Theo sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 thì hệ thống Tòa án nƣớc ta
gồm có
- Các tòa án thƣợng thẩm ở cấp kì, ở mỗi kì có một tòa thƣợng thẩm;
- Các tòa đệ nhị cấp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng;
- Các tòa sơ cấp ở huyện, quận, châu, phủ.
Ở các xã có ban tƣ pháp xã do ban thƣờng vụ hành chính xã đảm nhiệm.
Về ngạch Thẩm phán. Sắc lệnh số 13/SL quy định có hai ngạch Thẩm
phán đó là ngạch Thẩm phán sơ cấp và ngạch Thẩm phán đệ nhị cấp. Thẩm
phán sơ cấp làm việc ở tòa sơ cấp. Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở tòa đệ
nhị cấp và tòa thƣợng thẩm.
Các thẩm phán chia làm hai loại: Thẩm phán buộc tội và thẩm phán xử
án. Thẩm phán đệ nhị cấp và thẩm phán tòa thƣợng thẩm do Chủ tịch nƣớc bổ
nhiệm. Thẩm phán của tòa sơ cấp do Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp bổ nhiệm. Các
phụ thẩm nhân dân khi tham gia xét xử tiểu hình chỉ có quyền đóng góp ý
kiến chứ không có quyền quyết định, còn khi tham gia xét xử đại hình thì có
quyền quyết định cùng Thẩm phán.
Hệ thống Tòa án tƣ pháp do Bộ Tƣ pháp quản lý, những nới chƣa có
điều kiện thành lập đƣợc Tòa án, các việc tƣ pháp vẫn do Ủy ban hành chính
đảm nhiệm.
Đến ngày 09/11/1946, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 2 đã thông qua bản
Hiến pháp đầu tiên của nƣớc ta, bản Hiến pháp dân chủ nhân dân làm cơ sở pháp
lý cho việc xác định chế độ chính trị - xã hội và xây dựng bộ máy nhà nƣớc kiểu
mới. Theo Hiến pháp năm 1946 thì hệ thống Tòa án ở nƣớc ta gồm có:
45
- Tòa án tối cao;
- Các Tòa án phúc thẩm;
- Các Tòa án đệ nhị cấp;
- Các Tòa án sơ cấp.
Các Tòa án này đƣợc tổ chức theo cấp xét xử chứ không tổ chức theo
đơn vị hành chính - lãnh thổ nhƣ sau này.
Theo Hiến pháp năm 1946 và Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 thì
các Tòa án đƣợc tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán: Các thẩm phán đều do Chính phủ
bổ nhiệm;
- Khi xét xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân tham gia;
- Khi xét xử các thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác
không đƣợc can thiệp;
- Các phiên tòa đều công khai, trừ trƣờng hợp đặc biệt;
- Bị cáo đƣợc quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sƣ;
- Quốc dân thiểu số có quyền dung tiếng nói của mình trƣớc Tòa án.
Sau ngày 19/12/1946, nhân dân cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ kháng chiến
trƣờng kỳ gian khổ chống thực dân Pháp và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Để củng cố và tăng cƣờng kỷ luật trong quân đội nhân dân, ngày 16/12/1947,
Chủ tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 59/SL về thành lập Tòa án binh khu
trung ƣơng [8]. Các tòa án binh có thẩm quyền xét xử những quân nhân phạm
tội hoặc những ngƣời khác phạm tội mà gây thiệt hại cho quân đội.
Nhƣ vậy, trong thời kỳ này, ở nƣớc ta tồn tại ba loại tòa án: Các tòa án
quân sự, các tòa án binh và các tòa án tƣ pháp. Tất cả các tòa án đều phục vụ
nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc của đất nƣớc, bảo vệ thành quả của Cách
mạng tháng Tám, bảo vệ Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Trong những năm 1950, Nhà nƣớc cải cách bộ máy tƣ pháp và luật lệ tố
tụng nhằm dân chủ hóa trong hoạt động của hệ thống tòa án, bảo đảm cho tòa
46
án xét xử nhanh chóng và kịp thời. Ngày 22/5/1950, Chủ tịch Chính phủ ban
hành Sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy tƣ pháp và luật tố tụng. Theo Sắc
lệnh này, Tòa án sơ cấp nay gọi là Tòa án nhân dân huyện, Tòa án đệ nhị cấp
nay gọi là Tòa án nhân dân tỉnh, hội đồng phúc án nay gọi là tòa phúc thẩm;
phụ thẩm nhân dân đổi thành Hội thẩm nhân dân; khi xét xử hoặc bào chữa,
thẩm phán và luật sƣ không mặc áo chùng đen; hội thẩm nhân dân đƣợc tham
gia xét xử các vụ án hình sự và các vụ án dân sự; khi xét xử hội thẩm ngang
quyền với thẩm phán; tăng cƣờng thẩm quyền cho ban tƣ pháp xã; thành lập
hội đồng hòa giải tại mỗi huyện nhằm mục đích giao cho nhân dân trực tiếp
phụ trách việc hòa giải tất cả các việc hộ, kể cả việc ly dị mà trừ trƣớc đến
nay chỉ có chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền [9].
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980
Sau khi hòa bình lập lại ở Miền Bắc, nhà nƣớc lại tiếp tục cải cách các
cơ quan tƣ pháp. Tháng 4/1958, Quốc hội đã quyết định thành lập Tòa án
nhân dân tối cao và Viện công tố trung ƣơng. Hai cơ quan này không chịu sự
quản lý về mặt tổ chức của Bộ Tƣ pháp mà chỉ trực thuộc Hội đồng Chính
phủ. Ngày 1/7/1959, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị định số 256/TTg
quy định tổ chức và nhiệm vụ của viện công tố. Ngày 29/8/1959, Thủ tƣớng
ban hành Nghị định số 321/TTg về thành lập viện công tố phúc thẩm. Theo
các văn bản pháp luật này thì các công tố ủy viên không nằm trong tổ chức
của các tòa án. Các viện công tố đƣợc thành lập từ trung ƣơng đến cấp huyện
tạo thành hệ thống độc lập nằm trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc [30].
Ngày 31/12/1959, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Hiến
pháp sửa đổi. Hiến pháp năm 1959 quy định lại vị trí của Tòa án nhân dân và
Viện kiểm sát nhân dân. Đây là hai hệ thống cơ quan nhà nƣớc có chức năng
khác nhau. Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao do
Quốc hội thành lập và chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội chứ không trực thuộc
Hội đồng Chính phủ nhƣ trƣớc đây.
47
Trên cơ sở của Hiến pháp năm 1959, Quốc hội đã ban hành Luật tổ
chức Tòa án nhân dân ngày 14/7/1960. Theo Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ
chức tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, hệ thống Tòa án nhân dân gồm có:
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Tòa án nhân dân địa phƣơng;
- Các Tòa án quân sự.
Trong trƣờng hợp xét xử các vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể thành lập
Tòa án đặc biệt. [26]
Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 quy định
chế độ bầu thẩm phán thay thế cho chế độ bổ nhiệm thẩm phán trƣớc đó; Thẩm
phán Tòa án nhân dân địa phƣơng do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; các Tòa
án nhân dân đƣợc thành lập theo đơn vị hành chính - lãnh thổ; việc quản lý về tổ
chức của Tòa án nhân dân địa phƣơng do Tòa án nhân dân tối cao đảm nhiệm.
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992
Với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 30/4/1975 Miền
Nam hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc thống nhất. Nhiệm vụ cách mạng của
nƣớc ta là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong phạm vi cả nƣớc. Ngày
18/12/1980, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Hiến pháp nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài việc kế thừa những quy định của
Hiến pháp năm 1959 về Tòa án nhân dân, Hiến pháp năm 1980 đã có nhiều
quy định mới nhƣ: Trong trƣờng hợp đặc biệt hoặc trong trƣờng hợp cần xét xử
những vụ án đặc biệt thì ngoài Quốc hội, Hội đồng Nhà nƣớc cũng có thể thành
lập Tòa án đặc biệt (theo Hiến pháp năm 1959 chỉ Quốc hội mới có thẩm quyền
thành lập Tòa án đặc biệt); ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp để giải
quyết những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định
của pháp luật; các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp
luật phải đƣợc cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội và công dân tôn trọng, tất cả
mọi ngƣời và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành [19].
48
Cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 1980 về Tòa án nhân
dân, Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 03/7/1981. So
với Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1959 thì Luật tổ chức Tòa án nhân dân
năm 1980 có một số quy định mới nhƣ sau: Việc quản lý Tòa án nhân dân địa
phƣơng do Bộ Tƣ pháp đảm nhiệm; mở rộng thẩm quyền xét xử theo thủ tục
giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án cấp dƣới bị kháng nghị vì có sự vi phạm phạm pháp luật tố
tụng hoặc phát hiện có những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội
dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết đƣợc khi ra bản án;
quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức hữu quan và mọi công dân trong
việc tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành những bản án và quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân; Tòa án có quyền kiến nghị với cơ
quan, tổ chức khắc phục những thiếu sót trong hoạt động quản lý. Các tổ chức
nói trên có trách nhiệm trả lời cho Tòa án nhân dân về kiến nghị đó [25].
2.1.4. Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2002
Để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng cho thời kỳ đổi mới do Đảng
Cộng sản Việt Nam khởi xƣớng và lãnh đạo, ngày 15/4/1992, Quốc hội khóa
VIII, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Hiến pháp năm 1992. Kế thừa những quy
định của Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 về
tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân, Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ
chức Tòa án nhân dân năm 1992 đã có những điểm mới sau đây:
- Thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán thay thế cho chế độ bầu thẩm
phán trƣớc đó. Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp đều do Chủ tịch nƣớc bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;
- Thành lập các Tòa án khác do luật định.
Ngày 28/12/1993, Quốc hội Khóa IX, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992.
Luật này đã quy định thành lập Tòa Kinh tế thuộc cơ cấu tổ chức của Tòa án
49
nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ƣơng để giải quyết các vụ án kinh tế và giải quyết các yêu cầu phá sản doanh
nghiệp. Ngày 28/10/1995, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 (lần
thứ 2). Luật này quy định thành lập Tòa Lao động và Tòa Hành chính thuộc
cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ƣơng để giải quyết các tranh chấp lao động, cuộc
đình công và các vụ án hành chính [27].
Để thực hiện các quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng về xây dựng,
hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc cũng nhƣ những yêu cầu cụ thể về đổi mới tổ
chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp, trong đó có Tòa án nhân dân đã
đƣợc đề ra trong Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Ngày 02/4/2002, Quốc hội khóa X, kỳ hợp thứ 11 đã
thông qua Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
2.1.5. Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2014
So với Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 thì Luật tổ chức Tòa án
nhân dân năm 2002 có những quy định mới về tổ chức và hoạt động của Tòa án
nhân dân. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân năm
2001 vẫn quy định chế độ bổ nhiệm thẩm phán nhƣng khác với trƣớc đó là Chủ
tịch nƣớc chỉ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao, còn thẩm phán trung cấp, thẩm phán sơ cấp do Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của các hội đồng
tuyển chọn thẩm phán; Tòa án nhân dân tối cao quản lý các Tòa án nhân dân
địa phƣơng, các Tòa án quân sự về tổ chức, quy định việc tiêu chuẩn hóa đội
ngũ thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân. Ngoài những tiêu chuẩn về phẩm
chất chính trị, phẩm chất đạo đức, sức khỏe, các thẩm phán còn phải có trình độ
cử nhân luật và đã đƣợc đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực
50
tiễn theo quy định của pháp luật. Hội thẩm phải có kiến thức pháp lý cần thiết.
Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình mà gây thiệt hại thì phải bồi hoàn thiệt hại theo quy định của pháp
luật. Tòa án nhân dân tối cao không còn thẩm quyền xét xử theo trình tự sơ
thẩm đồng thời là chung thẩm nhằm bảo đảm quyền kháng nghị của Tòa án
nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, quyền kháng cáo của các chủ thể khác
theo trình tự phúc thẩm. Vì Tòa án nhân dân tối cao không xét xử sơ thẩm đồng
thời là chung thẩm cho nên Tòa án nhân dân tối cao không có Hội thẩm nhân
dân. Trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan thƣờng trực
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là Ủy ban thẩm phán đã đƣợc
bãi bỏ nhằm giảm bớt cấp có thẩm quyền xét xử theo trình tự giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao [22]
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng cộng sản Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992:
“Khẩn trƣơng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã đƣợc sửa
đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới, tiếp tục xây dựng, từng
bƣớc hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các
quyết định của các cơ quan công quyền”, ngày 6/8/2011 tại kỳ họp thứ 2,
Quốc hội khóa XIII đã ra nghị quyết số 06/2001/QH13 “về việc sửa đổi, bổ
sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp
năm 1992”. Ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua
Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể hóa quy định
của Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân dân, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ
8 đã thông qua Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24/11/2014, Tòa án nhân
dân có một số điểm mới sau:
- Về chức năng của Tòa án: Tòa án nhân dâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_to_chuc_va_hoat_dong_cua_toa_an_nhan_dan_cap_cao_ta.pdf