MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I. Uỷ ban nhân dân trong cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta.
1.1.Vị trí, tính chất, chức năng của Uỷ ban nhân dân.
1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam
1.2.1. Uỷ ban nhân dân theo Hiến pháp 1946
1.2.2. Uỷ ban nhân dân theo Hiến pháp 1959
1.2.3. Uỷ ban nhân dân theo Hiến pháp 1980
1.2.4. Uỷ ban nhân dân theo Hiến pháp 1992 đến nay
Chương II. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo pháp luật hiện hành.
2.1. Thực trạng về tổ chức của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2.1.2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2.2. Thực trạng về hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2.2.1. Phiên họp của Uỷ ban nhân dân.
2.2.2. Hoạt động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
2.2.3. Hoạt động của các phó chủ tịch, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh .
Chương III. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân cấp tỉnh.
3.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
3.1.1. Hoàn thiện văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
3.1.2. Đổi mới tổ chức Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
3.1.3. Nâng cao hiệu quả phiên họp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
3.1.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
3.1.5. Thực hiện phân cấp quản lý giữa trung ương với địa phương.
3.1.6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức.
3.1.7. Tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4859 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo pháp luật hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành cơ cấu tổ chức vẫn theo kiểu cơ học theo kiểu chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc đến đâu thì thành lập cơ cấu tổ chức đến đó. Đúng ra thay vì mở rộng quy mô cơ cấu, tổ chức bộ máy để đối phó với tính chất phức tạp và khối lượng công việc quản lý tăng lên thì phải nâng cao chất lượng của tổ chức thông qua ứng dụng khoa học, đổi mới phương thức hoạt động, chế độ làm việc.
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng, với người đứng đầu cơ quan chuyên môn là Giám đốc sở, Phó giám đốc sở là người giúp giám đốc sở chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Số lượng phó giám đốc sở không quá ba người, riêng ở UBND thành phố Hà Nội; UBND thành phố Hồ Chí Minh không quá bốn người.
Pháp luật hiện hành đã quy định một khuôn khổ thể chế thống nhất về tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh theo hướng tinh gọn, hợp lý. Cũng như xác định rõ nguyên tắc thành lập, tính chất, vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, mối quan hệ công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, đặc biệt là quy định về việc ủy quyền và đề cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan chuyên môn trong việc giúp UBND thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thường có số lượng sở, ngành giống nhau trong khi lại có đặc điểm, quy mô khác nhau. Bên cạnh đó, sự thay đổi các bộ ở trung ương cũng dẫn tới sự thay đổi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Trong khi đó tổ chức cơ quan hành chính giữa nông thôn và đô thị chưa có sự phân biệt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.
Với vị trí của mình trong những năm qua các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã tổ chức, cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc, bộ máy gọn nhẹ hơn. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: số lượng các sở và tương đương vẫn còn nhiều, cơ cấu tổ chức còn cồng kềnh, còn chồng chéo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đặt tại địa phương. Vì thế một trong những mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước là cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương trong đó có các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
2.2. Thực trạng về hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo quy định của pháp luật hiện hành hiệu quả hoạt động của UBND cấp tỉnh được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của tập thể UBND, Chủ tịch UBND và các thành viên khác của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. UBND thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình thông qua các hình thức hoạt động chủ yếu sau.
2.2.1 Phiên họp của Uỷ ban nhân dân.
Trong tổ chức và hoạt động của UBND từ trước đến nay luôn quán triệt nguyên tắc tập thể lãng đạo cá nhân phụ trách kết hợp với chế độ thủ trưởng. Nguyên tắc này có sự vận động qua mỗi giai đoạn tuy nhiên vai trò tập thể của UBND luôn được đề cao.
Các phiên họp của UBND là hình thức hoạt động tập thể, có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ hoạt động của UBND cấp tỉnh. Theo quy định của pháp luật hiện hành UBND họp mỗi tháng ít nhất một lần ngoài ra còn có các cuộc họp bất thường để giải quyết các công việc cấp bách trên địa phương mình theo yêu cầu của Chủ tịch UBND hoặc theo đề nghị của ít nhất 1/3 tổng số thành viên UBND cấp tỉnh. Chủ tịch UBND là người chủ tọa các phiên họp, trong một số trường gợp Chủ tịch có thể giao cho Phó Chủ tịch chủ tọa các cuộc họp. Các thành viên UBND phải mặt đầy đủ trong trường hợp vắng mặt phải được sự đồng ý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Phiên họp của UBND cấp tỉnh thể hiện trí tuệ của cả tập thể, thảo luận dân chủ, quyết định những vấn đề quan trọng đồng thời phiên họp còn thể hiện sự tham gia của người dân đối với các vấn đề ở địa phương thông qua việc: Chủ tịch ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời tham dự các phiên họp của UBND tỉnh khi bàn các vấn đề có liên quan; trưởng ban, phó trưởng ban các ban của Hội đồng nhân dân; thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND nhưng không phải là thành viên của UBND tham dự các phiên họp khi bàn các vấn đề có liên quan. Trong việc tham gia các phiên họp của UBND có thể thấy Chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc là người được mời tham các phiên họp thường kỳ của UBND. Còn những người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương như: chủ tịch Hội nông dân, chủ tịch Hội cựu chiến binh, chủ tịch Công đoàn,…thì tùy thuộc nội dung của phiên họp mà được mời. Những người được mời tham dự có thể được phát biểu ý kiến nhưng không có quyền được biểu quyết những vấn đề nằm trong chương trình cuộc họp, tuy vậy nó cũng giúp UBND nắm được tình hình thực tế để ra quyết định, chỉ thị phù hợp. Như vậy chính sự tham gia của các đoạn thể nhân dân đã góp phần nâng cao chất lượng phiên họp của UBND cấp tỉnh.
Theo điều 124 Luật tổ HĐND và UBND năm 2003 UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:
“ - Chương trình làm việc của Uỷ ban nhân dân;
- Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hang năm và quỹ dự trữ của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;
- Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;
- Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;
- Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế -xã hội; thông qua báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước khi trình Hội đồng nhân dân;
- Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương”.
Các quyết định của UBND phải được quá nửa tổng số thành viên của UBND biểu quyết tán thành nó biểu hiện tính đồng thuận của tập thể UBND cũng như đảm bảo quyết định có tính khả thi cao nhất khi đưa vào cuộc sống. Có thể thấy phiên họp của UBND là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất bởi:
+ Phiên họp với sự tham gia của tất cả các thành viên của UBND cấp tỉnh cũng như sự tham dự của các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể.
+ Tại phiên họp phần lớn nhiệm vụ quyền hạn của UBND cấp tỉnh được thực hiện. Theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 Nhiệm vụ quyền hạn của UBND cấp tỉnh được quy định từ Điều 82 đến Điều 96 bao trùm lên các lĩnh vực: xây dựng, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; phát triển ngành, phát triển đô thị và nông thôn trong phạn vị quản lý; tham gia với các bộ ngành trung ương trong việc phân vùng kinh tế; lập dự toán thu ngân sách nhà nước trêng địa bàn; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh cũng như tổ chực quản lý công trình giao thông; thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương đối với các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa thông tinh, thể dục thể thao, y tế xã hội, khoa học và công nghệ, đảm bảo giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội; thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của mình trong lĩnh vực thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính.
Bên cạnh đó đối với các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… thì tại các phiên họp của UBND các vấn đề như giao thông đô thị, ô nhiễm môi trường, sử dụng đất đai, phát triển hạ tầng đô thị…là những vấn đề luôn được quan tâm thảo luận.
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay phiên họp của UBND vẫn còn mang tính hình thức, nhiều phiên họp chỉ mang tính chất báo cáo, hiệu quả phiên họp chưa cao. Trước tình hình đó, ngày 25/5/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 114/2006/QĐ-TTg ban hành chế độ hội họp trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước với mục đích làm giảm bớt số lượng, nâng cao chất lượng các cuộc họp. Có thể thấy rằng UBND là cơ quan chấp hành của HĐND là cơ quan hằng ngày tiếp xúc với người dân, vừa trực thuộc chiều “ngang”, chiều “dọc” vì thế có một thực tế là khi thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trong nhiều phiên họp của UBND cấp tỉnh chỉ chú trọng vào việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, mệnh lệnh của cơ quan hành chính cấp trên mà chưa chú trọng đến việc thực hiện nghị quyết của HĐND cùng cấp. Uỷ ban nhân dân các cấp khác cũng rơi vào tình trạng đó.
Trong phạm vi, nhiệm vụ của mình UBND cấp tỉnh ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện chúng.
Quyết định được dùng để ban hành các chủ trương, biện pháp cụ thể để thực hiện pháp luật, các chủ trương chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Nghị quyết của HĐND cùng cấp, quyết định về tổ chức và nhân sự thuộc thẩm quyền của UBND, để tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra đối với các cơ quan tổ chức trong việc chấp hành pháp luật của nhà nước và những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của UBND.
Chỉ thị để truyền đạt và chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách của cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, giao nhiệm vụ cho cơ quan hành chính cấp dưới,...
Là cơ quan quản lý có thẩm quyền chung, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành các quyết định tuy nhiên có thể thấy thời gian qua một số quyết định của UBND cấp tỉnh đã không đem lại hiệu quả, ngay từ khâu đầu tiên của quá trình áp dụng đã bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế; một số nơi UBND tỉnh ban hành quyết định vượt quá thẩm quyền. Qua đợt kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trong công tác tổ chức nhà nước tại một số tỉnh phía Nam ( Đắc Lắc, Khánh Hòa, Trà Vinh, An Giang, Tây Ninh) khi xem xét 252 văn bản có nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức nhà nước do HĐND, UBND tỉnh ban hành trong đó có 133 văn bản QPPL gồm: 31 Nghị quyết của HĐND, 91 Quyết định của UBND, 11 Chỉ thị của UBND thì thấy mắc phải một số hạn chế như: việc ban hành văn bản QPPL còn có nội dung không đúng với quy định hiện hành (34/133 văn bản), 42/133 văn bản ban hành thiếu căn cứ, sử dụng căn cứ ban hành văn bản QPPL không phải là căn cứ pháp lý. [19, tr 29]
Trong thời gian qua chúng ta đang dần thực hiện việc phân cấp quản lý cho địa phương tuy nhiên đã thấy thấp thoáng những ý định quyết định không phù hợp của một số địa phương với những quy định pháp luật chung và với lợi ích và sự phát triển của các địa phương lân cận, liên quan như: việc đóng cửa rừng và cấm xuất gỗ ra ngoại tỉnh của Tuyên Quang, ý định cấm xe máy ngoại tỉnh vào thành phố của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,….Như vậy bên cạnh việc cho phép các địa phương chủ động linh hoạt trong điều hành, chỉ đạo thì cũng cần bảo đảm cho việc điều hành quản lý hành chính trong cả nước thống nhất, thông suốt, nhất là khi có những hiện tượng bất thường thì có thể kịp thời xử lý.Vì vậy có thể nói phiên họp của UBND tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định. Một quyết định phù hợp sẽ có tác định tích cực đối với hoạt động quản lý và ngược lại. Sau mỗi phiên họp thường có nhiều quyết định quản lý quan trọng được ban hành. Vì thế để phiên họp của Uỷ ban nhân dân tỉnh thực sự hiệu quả thì cần thiết phải nâng cao chất lượng của các quyết định được ban hành.
2.2.2 Hoạt động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 đã có những thay đổi căn bản, tương đối toàn diện và mạnh mẽ với nhiều nội dung mới, tạo thành hành lang pháp lý cho việc đổi mới và tổ chức hoạt động của UBND nói chung, UBND cấp tỉnh nói riêng đó là việc thực hiện chủ trương từng bước phân cấp mạnh hơn cho các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là việc phân định khá cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm giữa UBND và cá nhân Chủ tịch UBND.
Hoạt động của Chủ tịch UBND tỉnh được xác định là hình thức hoạt động thường xuyên. Đây là một hình thức hoạt động mới của UBND so với quy định trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989. Chủ tịch UBND đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của UBND cấp tỉnh, là người lãnh đạo và điều hành công việc của Uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ của mình, cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên. So với trước đây nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch được bổ sung thêm và được quy định tại Điều 127 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003:
- Với vai trò là người đứng đầu, Chủ tịch UBND lãnh đạo công tác của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các thành viên của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thông qua việc đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và UBND cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND và quyết định, chỉ thị của UBND cùng cấp;
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động: áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh các biểu hiện quan liêu, thiếu trách nhiệm, cửa quyền, tham nhũng,… của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương.
- Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND. Trong phiên họp Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp điều hành để giải quyết, tháo gỡ công việc quản lý trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào năng lực cán bộ và thực tế ở địa phương mà quyết định phân công công tác cụ thể cho từng phó chủ tịch UBND tỉnh.
- Với vị trí là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, Chủ tịch UBND tỉnh: phê chuẩn kết quả bầu cử các thành viên UBND cấp dưới trực tiếp, điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên UBND cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lý.
- Để tạo sự chủ động của Chủ tịch UBND trong điều hành công việc, đảm bảo các quy định pháp luật được thực hiện một cách đúng đắn, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình, văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp; đình chỉ thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp dưới trực tiếp và đề nghị HĐND cấp mình bãi bỏ.
- Chủ tịch UBND chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh, an ninh trật tự và báo cáo Uỷ ban nhân dân trong phiên họp gần nhất. Đây là một quy định mới so với Luật tổ chức Hộ đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994. Bên cạnh đó Chủ tịch UBND tỉnh có thể được mời tham dự phiên họp của chính phủ khi bàn vấn đề có liên quan.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch UBND ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy có thể thấy vai trò thủ trưởng của Chủ tịch UBND cấp tỉnh được Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định khá nổi bật với tư cách là người lãnh đạo, điều hành hoạt động của UBND. Chính việc làm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân không chỉ tạo cho người được giao nhiệm vụ linh hoạt, chủ động trong công việc mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các quyết định, hoạt động của mình, cũng có nghĩa là làm cho hoạt động của tổ chức, cơ quan tự chủ hơn, sáng tạo hơn. Việc xác định rõ ràng trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, đảm bảo để những công việc quan trọng vẫn phải được tập thể xem xét quyết định đồng thời làm cho người đứng đầu UBND tỉnh phát huy tính năng động.
2.2.3 Hoạt động của các phó chủ tịch, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
Hoạt động của các phó chủ tịch, các thành viên khác của UBND, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh là hình thức hoạt động thường xuyên và hàng ngày trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao để giải quyết các công việc phát sinh trên địa phương. Vì thế nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của UBND cấp tỉnh.
Theo điều 126 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003: Phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao. Trên cơ sở quy định của pháp luật, mỗi địa phương tùy thuộc vào đặc điểm của mình thực hiện phân công công việc cho các phó chủ tịch phụ trách các lĩnh vực: kế hoạch-đầu tư; tài chính; khoa học – công nghệ; nông nghiệp và phát triển nông thôn; thương mại; công tác tôn giáo-dân tộc,…Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ, bên cạnh phụ trách các lĩnh vực theo quy định các phó chủ tịch còn giải quyết những trường hợp khiếu nại -tố cáo có liên quan đến lĩnh vực được phân công; hay trực tiếp chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu 3 giảm; Chương trình Xóa đói giảm nghèo và Việc làm; Công tác vệ sinh - an toàn thực phẩm; Công tác thông tin, báo chí và Trưởng Ban chỉ đạo các lĩnh vực có liên quan,…
Do đặc điểm là đô thị lớn, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh còn có thêm Phó chủ tịch phụ trách vấn đề đô thị. Các Phó chủ tịch thực hiện công việc của mình và cùng phối hợp với nhau khi giải quyết các vấn đề liên quan. Thông thường sẽ có một phó chủ tịch thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thay mặt Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chủ trì và điều phối hoạt động chung của Uỷ ban nhân dân khi Chủ tịch UBND đi vắng hoặc được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ủy quyền.
Các thành viên khác của UBND được phân công phụ trách các lĩnh vực: công an, kinh tế, kế hoạch, tài chính, quân sự,… phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về hoạt động được giao. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các ủy viên Uỷ ban nhân dân chỉ chịu trách nhiệm trước HĐND dưới hình thức bãi nhiệm, miễn nhiệm, còn không chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay quy định về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên khác với tư cách là ủy viên Uỷ ban nhân dân còn chưa rõ ràng, cụ thể. Nghị định 107/NĐ-CP chỉ quy định các ủy viên phụ trách các lĩnh vực, tuy nhiên lại không nêu rõ quyền hạn của các ủy viên này. Bên cạnh đó nhiều trường hợp các ủy viên Uỷ ban nhân dân lại đồng thời là giám đốc sở, nên hoạt động của các thành viên UBND với tư cách là ủy viên còn mờ nhạt và chưa thực sự hiệu quả.
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 đã dành riêng một mục quy định về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh từ Điều 128 đến Điều 130. Nghị định 13/2008 ngày 04/2/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này. Hiện nay ở cấp tỉnh số các ủy viên ủy ban là trưởng các sở, ban ngành đã giảm, đồng thời cơ quan giúp việc của UBND tỉnh là các sở đã được tổ chức lại, được điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ theo hướng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực ở địa phương, phù hợp với những điều chỉnh của các bộ ngành ở trung ương. Những thay đổi này giúp UBND tỉnh hoạt động có hiệu quả hơn, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương như tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, về tài chính, về xây dựng, về tài nguyên môi trường, về giao thông vận tải, về báo chí, xuất bản, bưu chính, về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, về văn hóa – giáo dục – y tế,… Thông qua việc trình dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm; trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh dự thảo thành lập, sáp nhật, giải thể các đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt, kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng,… và một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Phương thức hoạt động của Uỷ ban nhân dân có nhiều đổi mới, các cơ quan hành chính nhà nước tập trung làm tốt chức năng định hướng phát triển, tạo lập môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực, tăng cường quản lý bằng pháp luật. Nằm trong chương trình cải cách hành chính, hiện nay nhiều tỉnh thành trong cả nước đã thực hiện quy chế “một cửa”, ban hành bộ thủ tục hành chính bước đầu đã đạt nhiều hiệu quả. Tỉnh Lào Cai là một ví dụ Sở Nội vụ tỉnh đã phối hợp cùng với Ban chỉ đạo cải cách hành chính thực hiện ở 5 sở ( Sở Kế hoạch và đầu tư; sở Tài nguyên và Môi trường;…) vì vậy năm 2006 Lào Cai xếp thứ 6/64 tỉnh thành trong cả nước có môi trường thuận lợi thu hút đầu tư từ bên ngoài, còn năm 2009 là thứ 5/63 tỉnh thành trong cả nước. Việc cải cách hành chính là rất cần thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cũng như tổ chức bộ máy trong các cơ quan chuyên môn. Hoạt động quản lý của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã giúp UBND thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Như trong năm 2009 Sở Tài Nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1.995 hộ gia đình, cá nhân ở đô thị và 5. 557 hộ ở nông thôn; đến cuối năm 2009 có 47. 556 hộ gia đình, cá nhân ở đô thị và 126. 541 hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn được cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất [29].
Trong năm 2009 Thanh tra tỉnh Long An đã triển khai 89 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, vượt 37% KH ( 65 cuộc theo kế hoạch và 24 cuộc đột xuất ); kết thúc 86 cuộc. Tổng số đơn vị được thanh tra 95 đơn vị; số đơn vị phát hiện có vi phạm 67 đơn vị. Tổng số vi phạm về kinh tế 4.494 triệu đồng và 17,5 ha đất; kiến nghị thu hồi về kinh tế cho nhà nước 2.300 triệu đồng và 17,5 ha đất công do Nhà nước quản lý; kiến nghị giảm trừ quyết toán 315 triệu đồng và kiến nghị xử lý khác 1.879 triệu đồng. Kiến nghị xử lý hành chính 13 vụ, 30 người và kiến nghị nhiều biện pháp chấn chỉnh trong công tác quản lý trên các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính - ngân sách, thực hiện chính sách xã hội. Kiến nghị xử lý hình sự 4 vụ, 8 người. Đã thu hồi về cho Nhà nước 1.769 triệu đồng, đạt tỷ lệ thu hồi 77% [ 28 ].
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND được phân công hoặc được ủy quyền để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định nhằm khắc phục tình trạng quá tải trong hoạt động quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh và đáp ứng yêu cầu thực hiện cơ chế “một cửa”, phục vụ kịp thời nhu cầu của nhân dân địa phương. Thông qua đó đã giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của UBND và các sở, ban thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã được xác định lại cho phù hợp, không còn trực tiếp thực hiện tổ chức quản lý kinh doanh mà tập trung cho việc quản lý nhà nước. Tuy nhiên trong hoạt động nhiều công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của các sở nhưng vẫn phải trình Uỷ ban nhân dân giải quyết nên có tình trạng UBND ra quyết định nhưng không nắm bắt được thực tế nội dung công việc hơặc trên văn bản là công việc của Uỷ ban nhân dân nhưng thực chất là do lãnh đạo các sở giải quyết.
Trong những năm qua chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính được điều chỉnh từng bước phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc điều chỉnh chức năng giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính đang được thực hiện phù hợp vớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo pháp luật hiện hành.doc