Luận văn Tô Hoài với hai thể văn: chân dung và tự truyện

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu . 2

3. Lịch sử vấn đề . 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4

5. Phƣơng pháp nghiên cứu . 4

6. Đóng góp mới của luận văn . 8

7. Cấu trúc của luận văn . 8

NỘI DUNG . 9

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ VĂN TÔ HOÀI . 9

1.1. Nhà văn Tô Hoài . 9

1.1.1 Tiểu sử và quá trình sáng tác. 9

1.1.2. Quan niệm về nghề văn và người viết văn . 13

1.2. Về hai thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài . . 15

1.2.1. Chân dung văn học của Tô Hoài . 15

1.2.2. Tự truyện của Tô Hoài . 20

Chương 2: TÔ HOÀI VỚI CÁC CHÂN DUNG VĂN HỌC . 23

2.1. Chung quanh khái niệm về chân dung văn học và chân dung văn học

của Tô Hoài . 23

2.1.1. Khái niệm . 23

2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của thể chân dung văn học . 24

2.1.3. Chân dung văn học của Tô Hoài . 28

2.2. Đặc sắc trong chân dung văn học của Tô Hoài . 35

22.1. Khắc hoạ chân dung trong không khí văn học thời đại . 35

2.2.2. Dựng chân dung theo dòng hồi tưởng . 49

2.2.4. Dựng chân dung nhà văn trên cái nền phong tục lạ . 54

2.3. Chân dung một số nhà văn và bức chân dung tự hoạ . 58

Chương 3: TÔ HOÀI VỚI TỰ TRUYỆN . 68

3.1. Chung quanh khái niệm về tự truyện . 68

3.1.1. Khái niệm . 68

3.1.2. Các đặc trưng cơ bản của tự truyện . 72

3.1.3. Tự truyện trong hành trình văn xuôi Tô Hoài . 76

3.2. Đặc sắc trong nội dung của tự truyện của Tô Hoài . 76

3.2.1. Nhãn quan sinh hoạt, thế sự . 85

3.2.2. Tự truyện pha dấu ấn tiểu thuyết . 93

3.3. Đặc sắc trong nghệ thuật viết tự truyện của Tô Hoài

3.3.1. Ngôn ngữ . 93

3.3.2. Nghệ thuật trần thuật luôn mang một sắc thái riêng . 106

KẾT LUẬN . 119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 122

pdf128 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2835 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tô Hoài với hai thể văn: chân dung và tự truyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, nói năng… Tô Hoài thường cho nhân vật của mình xuất hiện trong không khí đời thường với những phong tục tập quán lạ. Khi dựng chân dung Nguyễn Tuân, ông chú ý xây dựng chân dung của Nguyễn Tuân với cái thú ẩm thực cầu kì qua từng món ăn cổ truyền của dân tộc: “Những cái thích và vui ẩm thực của Nguyễn Tuân không chỉ dễ dãi vì miếng ăn uống sang trọng mà phải là hợp khẩu vị theo ý mình. Lọ muối vừng hộp nước mắm chưng, cái gặc-măng-dê trữ trên ba lô, thời chiến và thời bình, vẫn thế. Nguyễn Tuân sành ăn và kĩ tính, tuyệt nhiên không xô bồ…”[22,tr.403] “Cũng lạ, cái mà bình thường. Bài bút kí Phở đã đưa tác giả vào hàng những tay cực thạo món này. Ít ai biết Nguyễn Tuân chỉ ăn một thứ phở, phở chín, phở thịt bò chín. Không đụng đũa vào bất cứ thứ phở nào khác. Thịt bò chín, nạm hay mỡ, bánh vừa phải không nẫu vồng lên, không thái sẵn và thái máy như Sài Gòn mà Nguyễn Tuân gọi đùa là vằn thắn phở. Xúc bánh xong, thái thịt rồi bày lên rắc hành hoa và hạt tiêu, không ớt mặc dầu thích ớt cay. “Ông nào phở xào, tái sách, tái dúng hay tái lăn, sốt vang lại đập quả trứng, thêm một cục mọc thịt lớn, một miếng giò lụa, hay phở thịt gà, thịt ngỗng, thịt chó rựa mận thì tuỳ. Tôi không ăn phở để tẩm bổ”. Lùa thật nhanh, ăn thật nóng nên hết chất phở thú nhất. Không hành tây, mùi tàu, húng chó, không thêm nước mắm, dấm ớt, tương ớt, không mỡ váng, không mỳ chính, cố thưởng thức cái tinh tuý của nước dùng xương…”[22,tr403]. Dấu chân Tô Hoài đi đến đâu, phong tục tập quán mọi miền quê đi vào trường nhìn của nhà văn đến đó. Chỉ với cảm quan hiện thực đời thường, với một khả năng quan sát đặc biệt mọi phương diện phong tục trong cuộc sống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 sinh hoạt mới đi vào trang văn của Tô Hoài trong sự phong phú, sinh động như thế. Với nhãn quan phong tục, Tô Hoài đã đem hương sắc riêng của đời sống và tầm hồn dân tộc đưa vào những sáng tác của mình. Khi miêu tả chân dung Như Phong, ta thấy, hình ảnh Như Phong dường như bị chìm đi trong cái thế giới màu sắc phong tục riêng vô cùng phức tạp, xô bồ, nhếch nhác của giới văn nghệ sĩ một thời: “Những người viết văn, viết báo ở Hà Nội thời kì này sống ồ ạt, phóng túng, làm ăn và chơi bời, không ai cho như thế là không bình thường. Nhưng chúng tôi cũng không hẳn là những tay trác táng đến vụt mặt xuống. Sống và sáng tác, chúng tôi vừa ngoi ngóp, lại vừa tự vượt lên. Cuộc sống thời thượng, sa đoạ kề cạnh những hoạt động mê mải, hăng hái. Có khi thức trắng đêm viết một một cái truyện ngắn trên gác một nhà ả đào ở dưới Ngã Tư Sở. Không thể cắt nghĩa được, chỉ thấy là ngang tàng, tối hôm trước ngủ xăm đầu phố Sinh Từ, sáng hôm sau xông đi gặp tờ-rốt-kít Nguyễn Tế Mĩ tranh luận lôi đình. ở một tiệm hút cuối phố hàng Chiếu, âm thầm nghi ngút như trong cửa điện đồng cô, cãi nhau ầm ĩ về H. Bác buýt, về Phit- ni- ê… (…) Nghe có người kì cạch trèo lên thang gác, rồi tiếng đội nắp cửa lên. Hẳn phải là khách quen. Rồi cũng chẳng ai để ý. Bóng tối âm u vẫn trùm lẳng lặng. Người ấy nhô đầu lên một lát cho lại mắt rồi vịn phải đến chỗ chúng tôi. Chẵng rõ mặt mũi, nhưng thấy trên đầu trăng trắng vành khăn ngang. Biết rồi cái anh này đã từng vung ba- tong giơ nắm đấm hô ủng hộ đám biểu tỉnh của chị em tiểu thương chống thuế, ở cửa chợ Đồng Xuân, mặc với rồng đội xếp cứ phun nước vào giữa mặt. Như Phong “à” một cái, không nghe rõ là thở dài hay tiếng kêu nhận ra người quen. Người chít khăn ngang ngả vào giường chúng tôi. Anh cứ tự nhiên kéo một điếu rồi nằm yên thưởng thức hơi thuốc ngấm vào trong mình. Nghe chừng một lát mới lại hơi, rồi rầu rầu nho nhỏ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 - Bố tao chết đã được một tuần nay. Biết tin thế, mà chẳng cách nào về được. Im lặng. Như Phong mở ví nói: - Này, cầm tiền mà về làm ma cho bố mày. Người ấy nhét tờ giấy bạc vào ngực áo, rồi ngóc cổ lên, tay đặt vào dọc tẩu, tay xoe tiêm trên đèn sắp sửa làm điếu nữa. Cái môi thưỡi ra, nhầy lên một màu thật đói khát trong ánh đèn dầu lạc lờ mờ. Như Phong dằng cái tẩu rồi thong thả nói từng tiếng: - Mày xin tiền tao để làm ma bố mày đã mấy lần, quên rồi à? Tao bảo cho mày biết lần này là lần cuối tao thí cho, từ nay mà mày còn mở mồm ra xin tiền làm ma bố nữa, ông đấm vỡ mặt, biết không!”[17,tr.123]. Tô Hoài thường dễ có cảm hứng trước những phong tục lạ. Ông có thể phát hiện được những phong tục không hẳn đã quen thuộc với mọi người ngay ở vùng nông thôn đồng bằng hay thủ đô Hà Nội. Khi dựng chân dung Như Phong, ta thấy hình ảnh của Như Phong dường như bị chìm đi trong cái thế giới có màu sắc phong tục riêng vô cùng phức tạp và nhếch nhác của giới cầm bút một thời. Khi dựng những chân dung văn học, Tô Hoài thường gắn phong tục với những sinh hoạt đời thường trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, làng xóm. Bức tranh phong tục được miêu tả gắn liền với các chân dung nhân vật làm cho người đọc hiểu được sở thích, tâm lí, cũng như con người “tinh thần” bên trong của họ. So với các nhà văn khác, khi dựng chân dung của nhân vật, họ thường kể về những chiến công, những đóng góp của nhân vật đó với cuộc đời và xã hội. Với Tô Hoài, ông không kể nhiều về sự nghiệp sáng tác của họ, mà ngòi bút của ông thiên về cuộc sống đời thường, thậm chí cả những thói xấu, tầm thường vặt vãnh của chính mình và các nhà văn khác. Phong tục tập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 quán trong những sáng tác cuả ông bao giờ cũng gắn với những chuyện đời thường của cuộc sống. Chính vì vậy, khi đọc những tác phẩm chân dung văn học của Tô Hoài ta cảm thấy những nhân vật nổi tiếng ấy thật gần gũi, thật thân thiết. Khoảng cách giữa họ - những cây bút văn chương lớn của nước nhà - với chúng ta - thế hệ sau này trở nên gần gũi. Những bức chân dung hết sức chân thực mà Tô Hoài đã dựng lên trong tác phẩm thật quí giá biết bao, đây là những đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp sáng tác của ông. 2.3. CHÂN DUNG MỘT SỐ NHÀ VĂN VÀ BỨC CHÂN DUNG TỰ HOẠ Chân dung Nguyên Tuân: Nguyễn Tuân với vóc dáng của một chàng trai trẻ những năm 30 đỏm dáng và ăn chơi khác người, ông xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm. Đó là một con người tài hoa, uyên bác, và giàu lòng tự trọng, cầu kì cẩn thận trong mọi nếp sống, không xô bồ, vồ vập mà kín đáo, thâm trầm. Với tính cách ngang tàng, dường như không chịu khuất phục ai, Nguyễn Tuân từng quan niệm “tự do là không bờ bến, không chính trị, nhưng cũng không bao giờ lung tung… Cái ngang ngang Nguyễn Tuân một mình một tính làm cho người ta hiểu lầm những chuyện khác thường nhưng tế nhị”[22,tr.485]. Con người ấy trong tác phẩm được mệnh danh bằng một loại từ ngữ “cây sáng kiến ăn chơi", “tay sành ăn và kĩ tính”. Cái thú đi là một trong cái thú lớn nhất trong đời ông, đó là sở thích, là đam mê của ông. “ Cái thúc giục vẫn là những cơn đói đi của mình”[22,tr.392], “lo cho việc đi là yêu đi và biết hưởng thụ đi. Mải mê quên ngày tháng, nhưng tính đếm sửa soạn thì phải nhớ từng ly"[22,tr.395]. Có lẽ vì thế mà không phải ngẫu nhiên Nguyễn Tuân mượn câu của P. Môrăng làm đề tựa cho cuốn tiểu thuyết Thiếu quê hương của mình, đó là: “Ta muốn sau khi chết đi rồi da ta được thuộc làm cái vali”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Con người ấy yêu ghét ai thì khó mà dấu được bởi tính tình “thẳng như ruột ngựa”. Con người ấy không chịu được những gì giả dối vòng vèo, cho nên đã từng nói với Tô Hoài: “Không biết thằng này thế nào là thật! Tao ghét cái cười mủm mỉm hiền lành không hiền lành của mày”[22]. Trong đợt chỉnh huấn, Nguyễn Tuân ngồi im nghe mọi người giúp đỡ, gợi nhớ những câu đã chửi ai, đã nói ác với ai như thế nào mà Nguyễn Tuân không nhớ nói lúc nào. Nhưng nghĩ chắc có nói không phải người ta vu. Chỉ không tưởng được người ta lại đem cái câu chuyện giễu cợt ấy ra chỗ nghiêm chỉnh thành chuyện tày trời, “chỉ Nguyễn Tuân mới nhớ lâu và để bụng những câu góp ý ấy”, không tiếp thu, cũng chẳng nói lại, “có những người rồi Nguyễn Tuân không bao giờ dàn mặt nữa”[22,tr.473]. Dựng chân dung Nguyễn Tuân, Tô Hoài còn nhìn thấy trong cái con người ác khẩu đến mức nghiệt ngã ấy cũng là con người tình nghĩa với bạn bè, bao giờ cũng gửi thiếp chúc mừng những người quen biết, tặng hoa hồng cho những người ông quý trọng, chia sẻ từng chén rượu ngon với bạn bè. Đối với Tô Hoài, mặc dù Nguyễn Tuân “còn nhiều cái không bằng lòng”, thậm chí “chán chường cả năm không nhìn mặt song lâu lâu không được tào lao vài ba câu lại thấy văng vắng”[22], và khi Tô Hoài đi công tác Hà Giang hay Lai Châu “lâu lâu thế nào cũng được thư Nguyễn Tuân, khi gửi từ Hà Nội, khi Lao Cai, khi Vĩnh Linh, khi Matxcơva”[22]. Yêu lớp trẻ, gọi lớp con cháu là “anh” nhưng khi dửng nhỡ mồm, mà tâm sự vài điều “tiêu cực” mà ăn đòn. Với chân dung Nguyễn Tuân điều rõ nhất ta thấy ở nhà văn ấy là sự độc đáo, tài hoa trong cách sống, và cũng là con người độc đáo, tài hoa trong sự nghiệp. “Tác phẩm của Nguyễn Tuân khiến có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ”[22]. Song không thiếu những kẻ đố kị ganh ghét, soi mói… vì thế mà sự sáng tạo cứ được nhìn từ góc độ chính trị “lên xuống theo thời tiết”, khiến Nguyễn Tuân đã phải cáu kỉnh, chua chát, mà nói rằng: “Mày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 bảo chúng nó viết đi để ông với mày đi chơi, thế là biên chế bớt được người công tác theo dõi”[22]. Chân dung khép lại với cảm xúc bâng khuâng của tác giả khi nghe đài báo về cái chết của Nguyễn Tuân: “Đêm qua nghe đài báo ông Nguyễn Tuân chết rồi. Tôi nghĩ vẫn như buổi tôi ngồi uống một mình nhưng Nguyễn Tuân đã nằm yên từ buổi sáng, trước hôm tôi ra đây. Nguyễn Tuân! Nguyễn Tuân ôi! ô hô”[22,tr.663-664]. Dựng chân dung Nguyễn Tuân, Tô Hoài đã phác hoạ rất đậm nét về những kỉ niệm giữa đời thường với Nguyễn Tuân, những chuyện vụn vặt của cuộc sống, song không phải vì thế mà người đọc bớt đi lòng kính trọng và cảm phục Nguyễn Tuân. Chân dung Nguyễn Huy Tưởng: Với Tô Hoài, tác giả của Sống mãi với Thủ đô là một con người hiền lành, chân thực, xốc vác với công việc chung “Nguyễn Huy Tưởng vốn trầm mặc, dẫu gặp việc vô vập, bồn chồn, anh vẫn giữ điềm nhiên”[17,tr.41]. Là một con người có kỉ luật trong công việc, thích viết nhật kí, thích sưu tầm tài liệu, thích ca tụng L.Tônxtôi: “Nguyễn Huy Tưởng từng tròn mắt ca tụng khấn vái L.Tôxtôi, Ifxen… và ở mỗi người bạn, mỗi cán bộ cấp cao, Nguyễn Huy Tưởng đều tìm ra những ưu điểm để tô hồng. Ai nấy đều cười và quen đến độ, Nguyễn Huy Tưởng sắp khen và biết khen thế nào rồi” [22,tr.434]. Con người ấy nghĩ thực, nói thực và bao giờ cũng nhìn người, nhìn sự vật ở những khía cạnh tốt đẹp nhất, cho nên khi gặp cái gì tráo trở, bất thường thì không thể thích nghi ngay được. Nguyễn Huy Tưởng không chịu tin rằng cũng con người ấy làm gì có chuyện khi ở rừng gian khổ thì tốt đẹp, về thành phố lại đổi thay: “Chúng nó cũng vẫn là chúng mình cả thôi, chẳng lẽ chỉ biến đâu một lúc, trở lại là thằng khác à?”[22,tr .434]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 Đến thời kì Nhân văn Giai phẩm, khi gặp thời cuộc thay đổi Nguyễn Huy Tưởng trở nên trầm mặc, buồn, dường như trong con người của nhà văn có một sự băn khoăn, trăn trở, có những khủng hoảng trong tư tưởng. Nguyễn Huy Tưởng trở nên “lầm lì, đăm chiêu, ít nói và có nói cũng khác hẳn mọi khi. Nguyễn Huy Tưởng tâm sự: “Cậu bảo tớ bắt chước Titô? Không phải. Tớ là Cộng sản Việt Nam”[22,tr .435]. Là Cộng sản Việt Nam luôn trung thành với Đảng cho nên khi nghe tin Nam Tư bị đuổi khỏi Cục Thông tin quốc tế, rồi năm 1956 xảy ra sự kiện Hung ga ry, Nguyễn Huy Tưởng mấy đêm không chợp mắt. Nguyễn Huy Tưởng băn khoăn, có những ý kiến khác những lời bình trên các báo, Nguyễn Huy Tưởng nói: “Nước Hung ga ry trong phe xã hội chủ nghĩa, nhưng trước nhất nước Hung ga ry là nước Hung ga ry đã. Các ông thấy thế nào? Tôi không hiểu, tôi không hiểu”[22,tr.434]. Trong công việc, Nguyễn Huy Tưởng là người say mê, giàu nghị lực, đã chuẩn bị viết thì phải viết bằng được. Sống mãi với Thủ đô được viết trong hoàn cảnh nhà văn đã thực sự thâm nhập với cuộc sống, đã trưởng thành cùng với kháng chiến của dân tộc: “Nguyễn Huy Tưởng đã công phu, cẩn trọng cho tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô. Mấy năm đầu trở về, Nguyễn Huy Tưởng đã viết xong tập 1. Những trang bản thảo chữ rõ nét, đều đặn, được chép ra, đánh máy cẩn thận” [17,tr.53]. Với công việc nào cũng vậy Nguyễn Huy Tưởng cũng hết sức nhiệt tình, sôi nổi và cẩn trọng. Chỉ vài nét thấp thoáng thôi, nhưng chân dung Nguyễn Huy Tưởng đã để lại cho chúng ta - những độc giả những ấn tượng khá đậm nét về con người này. Chân dung Nguyễn Bính: Khi đọc những vần thơ chân quê của nhà thơ Nguyễn Bính, người đọc hình dung đó là một con người giản dị, mộc mạc, chân chất như vần thơ của nhà thơ. Ấy thế mà ngoài đời, Nguyễn Bính lại là một con người khác, một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 con “ma men” tuỳ tiện và phóng túng trong lối sống sinh hoạt. Kí ức của Tô Hoài về nhà thơ này không nhiều song người đọc nhớ mãi cái bệnh trăng hoa của Nguyễn Bính. Có lẽ nhớ nhất kỉ niệm đau xót trong một lần say đến quên trời đất. Say đến mức đem cho thiên hạ đứa con đẻ của mình. Và để rồi “kể câu chuyện đau đớn ấy, mỗi khi nhắc lại lần nào Nguyễn Bính cũng khóc”[22,tr.433]. Làm chủ nhiệm tờ báo Trăm hoa, song đối với Nguyễn Bính “đời là một cuộc chơi dài, mà thiên hạ phải cung phụng nhà thơ”, “làm biên tập báo như làm khoán, cốt được việc chẳng cần giờ giấc bàn giấy”, “hứng thì làm thơ lên thì tung hê công việc, thích đi chơi thì vay tiền, “cơ quan lúc nào chẳng có tiền, vài ba đồng bạc đáng là bao”[22,tr .429]. Mới làm quen với Tô Hoài, Nguyễn Bính đã hỏi xin tiền: “Bắt tay rồi, Nguyễn Bính hỏi tôi: - Này có tiền không? Như đã biết nhau từ bao giờ. Tôi cảm động được anh hỏi han thân tình như thế. Tôi mỉm cuời. Thế là cũng chẳng đợi tôi trả lời, có lẽ cái cười hiền lành của tôi đã khiến anh ấy thấy tôi sẵn sàng rồi. Anh sai luôn: - Vào nhà bánh giò “Đờ - măng” chỗ kia, mua dăm chiếc nhé, năm chiếc cũng không thừa đâu. Từ sáng tới giờ tớ chưa được miếng nào vào bụng”[17,tr.141]. Những bài thơ tình của Nguyễn Bính từng được độc giả yêu quí gối đầu giường vậy mà cũng là con người có tính trăng hoa, lăng nhăng, “biết bao người con gái đã theo thơ đến với Nguyễn Bính. Nhưng cuộc đời hoa thơm bướm lượn không giống như thơ, không như thơ. Thế thì lại vứt bỏ. Người con gái đã đến với Nguyễn Bính khi làm báo Trăm hoa cũng chẳng được bao lâu. Chỉ tội đã có với nhau một mụn con”[22,tr.432]. “Dẫu có những bức thư tình kia là những bằng chứng sống về lời thề sông cạn đá mòn, có lúc dọa cắt tóc đi tu và uống thuốc phiện dấm thanh cho chết, nhưng chẳng có người con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 gái nào yêu thơ rồi say mê người làm thơ đến bỏ nhà đi theo không”[17,tr.143]. “… Ở cái thời mà những thói tục phiền nhiễu và đồng tiền to hơn nghìn vạn lần tình cảm và tóc thề, trăng thề của con người”[17,tr.143]. Nhưng trăng hoa thế mà “suốt một thời thanh xuân, tôi cũng chưa thấy anh một lần nào lấy vợ”[17]. Ít lâu sau báo Trăm hoa bị đóng cửa, Nguyễn Bính bị điều về Ty văn hoá Nam Định. Kỉ niệm về Nguyễn Bính trong kí ức của Tô Hoài chỉ còn lại là hình ảnh “thỉnh thoảng chỉ thấy nhăn nhó rầu rĩ”. Dựng chân dung Nguyễn Bính mặc dù Tô Hoài đã tạo dựng những gì hết sức chân thực về con người này, nhưng bên cạnh đó Tô Hoài vẫn không thể không khẳng định “tầm vóc mỗi câu thơ Nguyễn Bính”, “Trên chặng đường ngót nửa thế kỉ đời thơ, mỗi khi những gắn bó mồ hôi nước mắt kia đằm lên, ngây ngất, day dứt không thể yên, khi ấy xuất hiện những bài thơ tình quê tuyệt vời của Nguyễn Bính”[17,tr.151]. Mặc dù vậy, đọc những dòng hồi tưởng của Tô Hoài tạo dựng bức chân dung tinh thần của Nguyễn Bính khiến cho ta có một cái nhìn không giống những gì mà ta đã hình dung được qua những trang thơ, song vì thế mà chân dung của Nguyễn Bính trở nên chân thực hơn, đời thường hơn. Khoảng cách giữa nhà văn và bạn đọc trở nên gần gũi hơn, không có sự lí tưởng hoá, không phóng đại và tô hồng mà trở nên chân thực hơn. Trong con người ấy có cả mặt tốt và mặt xấu, cái tốt cái xấu lẫn lộn. Kỉ niệm về Nguyễn Bính tuy buồn, rất buồn, nhưng người đọc cũng có thể chia sẻ một phần nào nỗi đau mất con - nỗi đau đã trở thành niềm nhức nhối trong suốt cuộc đời nhà thơ. Dựng bức chân dung Nguyễn Bính ta vẫn thấy những giá trị tuyệt vời của những vần thơ mà ông đã để lại cho bạn đọc. Chân dung Xuân Diệu : Bức chân dung Xuân Diệu trong tác phẩm Cát bụi chân ai của Tô Hoài không phải được tạo dựng bởi những hồi tưởng về cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ, mà được tạo dựng qua nỗi đau tinh thần mà nhà thơ phải chịu đựng. Với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 những dòng hồi ức về nhà thơ, Tô Hoài phần nào đã hé mở nỗi đau thầm kín của nhà thơ. Viết về Xuân Diệu, ta thấy Tô Hoài không hề ngần ngại kể về những chuyện đời tư, những chuyện kín của Xuân Diệu, khiến ta cảm nhận được Tô Hoài hiểu nhà thơ đến tận chân tơ kẽ tóc. Có lẽ không ai khác ngoài Tô Hoài dám dũng cảm bộc lộ điều này: “Thỉnh thoảng Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn tay nắm cả buổi, nhìn nhau tha thiết, Xuân Diệu yêu tôi"[22,tr.541], “Xuân Diệu cầm cổ tay tôi nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối, Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá”[22,tr.541]. Rồi Xuân Diệu cũng bị kiểm điểm. Con người tài hoa thường bạc mệnh. Đọc những vần thơ của ông về tuổi trẻ, tình yêu ta thấy ông yêu đời và khát khao giao cảm với cuộc đời, khát sống như vậy mà trong hồi kí của Tô Hoài, ta lại bắt gặp một con người cô đơn và bất hạnh. Con người không bao giờ biết tuổi già bởi đã từng viết về mùa xuân vĩnh hằng với những hăm hở và vồ vập ấy đã có lúc phải buột miệng thốt ra: “Chúng mình đã già rồi”[22,tr.548]. Song trên hết, kí ức của Tô Hoài cũng tô đậm những nét đẹp trong tâm hồn và cách sống của ông: “thắm thiết, tình nghĩa với bạn bè”. Đọc nhưng nét phác họa về chân dung Xuân Diệu của Tô Hoài người đọc bỗng trào lên một cảm xúc, một cảm thông chia sẻ với nỗi đau, nỗi bất hạnh của “nhà thơ tình không tuổi” này. Chân dung Nguyên Hồng: Nguyên Hồng được coi là “nhà văn của người cùng khổ”, Tô Hoài đã dựng lên một con người đa sầu, đa cảm, dễ khóc. Dựng bức chân dung về Nguyên Hồng ta thấy Nguyên Hồng có lúc cũng thật yếu đuối: “Nguyên Hồng quỳ xuống trước tôi, rồi cứ phủ phục thế, khóc thút thít”[22,tr.491]. Nhưng trong con người ấy cũng có lúc cứng rắn đáo để: “Ừ, Nhã Nam. Đủ, đủ lắm rồi. Ông đéo chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam”[22,tr.492]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Đọc những dòng hồi tưởng về chân dung Nguyên Hồng, ta hình dung ra một Nguyên Hồng dằn vặt trong những cuộc họp kiểm điểm với nước mắt lưng tròng. Nguyên Hồng vốn dễ khóc và hay mau nước mắt. Bên cạnh đó ta còn hình dung ra một Nguyên Hồng nhếch nhác, luộm thuộm, nhưng lại hết sức chân tình với bạn bè, và luôn coi trọng công việc. Một con người luôn tốt bụng và cởi mở: “Ai nhờ tiêm, Nguyên Hồng tiêm ngay. Lại còn hỏi bệnh, đoán bệnh và bảo người ta phải để mình tiêm. Như một thầy thuốc, một y tá thực thụ”[17,tr.98]. Nguyên Hồng sống giản dị gần gũi với mọi người. Hình ảnh Nguyên Hồng được Tô Hoài tạo dựng qua dòng hồi tưởng “như một viên chức bậc trung giữa đường công vụ - như một lão nông về quê sau chuyến đi xa - một kẻ lang thang suốt đời đi tìm đất mới”. Đối với Nguyên Hồng, quần lành áo tốt hay áo quần lôi thôi, đều chỉ như vậy”[17,tr.102]. Hình ảnh nhà văn nổi tiếng ấy cũng hết sức bình thường giản dị như bao nhiêu con người bình thường khác. Một nhà văn dân dã với nhiều phẩm chất nhưng cũng không ít những cá tính, thói tật. Với cách dựng chân dung giữa cái bộn bề phức tạp của cuộc sống, ta thấy những nhân vật - chân dung những con người nổi tiếng tuy không được tô vẽ, không phóng đại, hay lí tưởng hoá nhưng cũng không làm mất đi niềm yêu quý của độc giả. Với những chân thực ấy mà độc giả càng cảm thấy gần gũi và yêu quý và tôn trọng các nhà văn hơn. Hình tượng tác giả - Bức chân dung tự hoạ: Người ta vẫn thường nói “Văn tức là người”. Từ những trang văn của Tô Hoài ta có thể hình dung ra gương mặt của Tô Hoài với những đường nét cơ bản và khá rõ ràng. Những sáng tác trong mảng chân dung văn học, ta không chỉ thấy được những chân dung các nhà văn, nhà thơ cùng thời với Tô Hoài, mà ta còn thấy được bức chân dung của chính tác giả - bức chân dung tự hoạ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Trong những trang viết của Tô Hoài, ta thấy được tấm lòng ông thổn thức cùng cảnh đời cơ cực, những số phận oan nghiệt đắng cay. Tình cảm của ông thấm đẫm từng trang văn. Câu chuyện Nguyễn Bính mất con, ông viết với giọng điệu đầy cảm xúc, với một niềm hi vọng, hi vọng không bao giờ cạn rằng một ngày nào đó Nguyễn Bính sẽ tìm lại được bé Hiền, để cho trái tim đau khổ của người cha, hết đơn côi, lạnh giá và ân hận. Trái tim Tô Hoài là trái tim yêu thương và thông cảm sâu sắc với mỗi con người, mỗi số phận của đồng nghiệp. Ông có trái tim của người đã từng trải qua những đau khổ, cực nhục trong bước đường thăng trầm của cuộc đời. Vì thế mà trái tim ấy rung lên những nỗi xót thương đối với những người cùng khổ. Có trái tim chưa đủ, người nghệ sĩ cần phải có một lí trí sáng suốt. Ở Tô Hoài ta thấy trong ông có một cái nhìn rành mạch, trắng đen không lẫn lộn, với một thái độ rõ ràng. Ngoài vốn sống là chất liệu vô tận, là khâu nối liền thường xuyên nhà văn với cuộc sống, ở Tô Hoài ta còn thấy một thế giới quan đúng đắn. Thế giới quan có thể xem là “cái đầu của bộ máy sáng tạo, là linh hồn của toàn bộ cơ thể sáng tác”. Thế giới quan cách mạng đã làm cho Tô Hoài “sáng mắt sáng lòng”. Ông nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn và nhân cách của người nghệ sĩ. Đối với Tô Hoài vẻ đẹp của người nghệ sĩ hiện lên chân chất mà vẫn lấp lánh ánh sáng phi thường, điều đó được toát lên từ hành động lao động, cống hiến và hi sinh. Nét đẹp ấy được toát lên từ trong cuộc sống đời thường. Bên cạnh thái độ ngợi ca, ông còn có thái độ phê phán ẩn dưới một giọng điệu hóm hỉnh, giễu cợt. Một lối hành văn hết sức tự nhiên, với một sự “biến hoá, phức tạp một cách thú vị”. Những điều giễu cợt mỉa mai không phải dành cho những nhân vật mà ông phác hoạ chân dung. Mà là thái độ của ông đối với một thời kì đen tối, “đêm sâu tiền cách mạng”. Không chỉ là thái độ của riêng ông mà đây là thái độ của cả một lớp người viết thời ấy. Tô Hoài viết chuyện đời, chuyện làng văn với một thái độ khá khách quan, ngòi bút thoải mái tự do và biến hoá khôn lường. Thế khi xây dựng bức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 chân dung về mình thì sao? Hoàn toàn nhất quán trong cách viết, không ngại ngần phanh phui ngay cả chính bản thân mình. Ông viết cả những câu nói của bạn văn khi nói về ông, như nhận xét của Như Phong: “Thằng ngoại ô láu cá, văn chương thì đẽo gọt”; hay Nguyễn Tuân cũng từng nhận xét: “ Chó biết thằng này thế nào là thật! Tao ghét cái cười mủm mỉm hiền lành, không hiền lành của mày”[22]. Và Tô Hoài cũng nhìn nhận về mình: “Có thể thế. Tôi sinh ra nơi thành phố và làng mạc lẫn lộn, thế lực chánh lí không khạc ra lửa như trời đất làng Đại Hoàng của Nam Cao, ở quê tôi túi bạc đâm toạc tờ giấy, có tiền là có cả, bấy lâu tôi lăn lóc trong khóe đời ấy”[19,tr.154]. Cái “khóe đời”mà ông lăn lóc ấy ít nhiều đã tác động, hình thành nên nét tính cách trong con người ông. Ngay cả việc đã từng bị Nguyên Hồng chửi thẳng vào mặt ông cũng không hề che giấu: “Tiên sư mày, thằng Câu Tiễn!...”[22,tr.491]. Phải chăng vì thế mà ta hình dung ra Tô Hoài như một bức chân dung được phác thảo giống như bất cứ bức chân dung nào khác; không thiên vị, không né tránh. Không hư cấu, chẳng cần phóng đại, những tư liệu sống của Tô Hoài giúp ta thấy được con người ông - một con người chân thật, luôn biết nhìn lại mình. Thái độ khách quan đúng đắn ấy lại càng làm ta thêm yêu quý ông hơn, và đặc biệt tin tưởng hơn về những tư liệu và những câu chuyện mà ông kể lại. Với ngôn ngữ đời thường dung dị, ta thấy Tô Hoài rất hay sử dụng những từ ngữ giàu hình ảnh với một sự liên tưởng mạnh bạo, đầy sáng tạo, và hơn nữa ta còn cảm nhận ở ông sự dung dị mà sâu sắc trong phẩm chất. Ngôn ngữ của ông được chắt lọc từ những gì tinh hoa nhất trong cuộc sống đời thường. Để có được điều đó, Tô Hoài phải trải qua một quá trình sống và làm việc cần cù vất vả, một quá trình lao động sáng tạo nghiêm túc, say mê. Dựng chân dung văn học ta thấy ở Tô Hoài là con người thâm trầm mà đôn hậu, dí dỏm m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_07_SP_VH_DTTH.pdf