Mục lục
Trang
Lời mở đầu 4
Chương I Cơ sở và đặc trưng của toàn cầu hoá kinh tế 7 5
I . Cơ sở của toàn cầu hoá kinh tế 7 1 . Quan niệm về toàn cầu hoá 5 2 . Cơ sở khách quan thúc đẩy sự gia tăng xu thế toàn cầu hoá 10
II . Đặc trưng của toàn cầu hoá kinh tế 30
1 . Toàn cầu hoá là giai đoạn phát triển cao của quốc tế 30
2 . Trong thời kỳ toàn cầu hoá kinh tế hiện nay , hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với tự do hoá các họat động kinh tế 31
3 . Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan nhưng chịu tác động lớn từ Mỹ và các nước tư bản phát triển 32
4 . Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình mang tính hai mặt 34
5 . Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình mở rộng sự hợp tác đồng thời với sự gia tăng cạnh tranh ngày càng quyết liệt 38
6 . Toàn cầu hoá kinh tế hiện nay ngày càng gia tăng gắn với xu thế khu vực hoá 39
Chương II Tác động của toàn cầu hoá kinh tế và Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 41 I . Tác động của toàn cầu hoá kinh tế 35
I . Tác động của toàn cầu hoá 41
1. Thị trường 41 35
2. Các dòng vốn và công nghệ 42
3. Lao động 43 38
II . Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 45 39
1. Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế 45 39
2. Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 47 41
Chương III Giải pháp để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam 80 72 I . Thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam trên con đường hội nhập 72 1. Thuận lợi
I . Thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam trên con đường
hội nhập 80
1. Thuận lợi 80
2.Thách thức 84 75
II . Kinh nghiệm của một số nước có nền kinh tế tương đồng trong khu vực về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế . 88 79
1. Nhật Bản 88 79
2. Hàn Quốc 92 83
3. Trung Quốc 97 87
III . Giải pháp cơ bản để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam . 101 91
1. Ưu tiên phát triển các ngành sản xuất kinh doanh mà
Việt Nam có lợi thế so với các nước trong khu vực 103 91
2. Tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá 104 93
3. Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư 105 94
4. Hoàn thiện hệ thống thuế quan 106 95
5. Phát triển nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá hội nhập với khu vực và thế giới. 108 97
Kết luận 110 98
Danh mục tài liệu tham khảo 111 99
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thuế suất được cắt giảm của các nước ASEAN cũ
STT
Tên nước
Số dòng thuế
Tỷ lệ %
0-5%
>5%
Khác
Cộng
0-5%
>5%
Khác
Cộng
1
Brunei
6.106
158
12
6.276
97.29
2.52
0.91
100
2
Indonesia
60341
832
0
7.173
88.4
11.6
0
100
3
Malaysia
7.861
662
344
8.867
88.65
7.47
3.88
100
4
Philippine
4.601
822
159
5.582
82.43
14.73
2.85
100
5
Singapore
5.772
0
49
5.821
99.16
0
0.84
100
6
Thailand
7.735
1.332
37
9.104
89.71
8.89
1.40
100
Nguồn : Lịch trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN trong khuôn khổ chương g trình CEPT năm 2000.
Nhìn chung cho đến nay , hầu hết các nước cũ đều đã đạt các chỉ tiên theo quyết định của hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN lần thứ 6 , cụ thể:
Brunei , Singapo , Thailand đã đạt 90% số dòng thuế trong danh mục cắt giảm ở mức thuế 0 – 5% . Riêng Malaysia , Indonesia và Philippine pháp lý CEPT năm 2000 nên tỷ lệ đạt được có thấp hơn một chút . Xong theo thông báo của họ tại hội nghị uỷ ban điều phối thực hiện CEPT – AFTA (CCCA) mới đây , các nước này đều khẳng định đạt được chỉ tiêu này .
Cả 6 nước ASEAN cũ cũng đã đệ trình kế hoạch đưa 60% dòng thuế xuống mức 0% vào năm 2002.
Như vậy mặc dù có những khó khăn trong quá trình cắt giảm thuế , xong 6 nước ASEAN cũ vẫn thể hiện quyết tâm thực hiện đúng lịch trình , cũng như hoàn tất các chỉ tiêu mà các nguyên thủ các nước ASEAN đã đề ra tại hội nghị thượng đỉnh 6 để đẩy nhanh thực hiện AFTA.
a2) Tình hình cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam theo CEPT , AFTA đến năm 2000.
Từ năm 1996 , Việt Nam đã liên tục công bố danh sách hàng hoá và mức thuế suất của các mặt hàng tham gia CEPT/AFTA :
Năm 1996 Chính phủ có nghị định số 91/CP ngày 18/12/1996 đưa 857 mặt hàng đầu tiên vào danh mục hàng hoá và thuế suất thực hiện CEPT cho năm 1996.
Năm 1998 Chính phủ có nghị định số 15/1998/NĐ - CP ngày 12/03/1998 ban hành danh mục và thuế suất các mặt hàng thực hiện CEPT năm 1998 với tổng số 165 mặt hàng trong đó có 137 mặt hàng được đưa thêm vào.
Năm 1999 Chính phủ có nghị định số 14/1999/NĐ - CP ngày 14/3/1999 ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất thực hiện CEPT cho năm 1999 . Tại thời điểm ngày 01/10/1999, do ta mới ban hành thuế xuất nhập khẩu sửa đổi nên số dòng thuế trong biểu thuế xuất nhập khẩu mới tăng lên gấp đôi theo mã HS quốc tế . Do vậy , số dòng thuế trong danh mục CEPT năm 1999 cũng tăng lên , đồng thời năm 1999 cũng làn năm đầu tiên ta phải chuyển 20% số mặt hàng từ danh mục loại trừ tạm thời để đưa vào cắt giảm. Tổng số mặt hàng cắt giảm trong danh mục CEPT là 3590 trong đó có khoảng 440 trong đó mặt hàng được chuyển đợt đầu tiên từ danh mục TEL sang danh mục cắt giảm IL để thực hiện CEPT
Năm 2000 chính phủ có nghị đinh số 09/2000.NĐ - ngày21/03/2000 đưa thêm 610 dòng thuế nữa từ danh mục TEL vào thực hiện CEPT năm2000.
Như vậy , tính đến năm 2000 danh mục CEPT của Việt Nam gồm tổng cộng 4230 dòng thuế , chiếm khoảng 68% tổng số dòng thuế nhập khẩu phải thực hiện cắt giảm theo CEPT . Trong đó :
Bảng 3 : Mức thuế suất đưa vào thực hiện CEPT của Việt Nam năm 2000
Thuế suất
0%
0-5%
5-20%
20-50%
50-100%
Số dòng thuế
1600
1360
820
450
0
Tỷ lệ (%)
38
32
19
11
0
Nguồn : lịch trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN trong khuôn khổ chương trình CEPT năm 2000
Biểu đồ : Mức thuế suất đưa vào thực hiện CEPT của Việt Nam năm 2000
+Có 3590 dòng thuế đã được đưa vào thực hiện CEPT từ những năm 1999 trở về trước (từ năm 1996 đến 1999)và đang tiếp tục được cắt giảm theo tiến trình . Do vậy hầu hết các mức thuế đều thấp hơn mức thuế MFN hiện hành , vì được giảm với tỷ lệ ít nhất là 5% hàng năm.
+Khoảng 640 dòng mới được chuyển từ danh mục loại trừ tạm thời (TEL) vào cắt giảm trong năm 2000 chiếm khoảng 25% tổng số dòng thuế còn nằm trong danh mục loại trừ tạm thời tính đến năm 1999.
Trong tổng số 4230 dòng thuế đưa vào thực hiện CEPT có:
+1600 dòng thuế có mức thuế suất bằng 0% , chiếm 38% tổng số dòng thuế CEPT năm 2000.
+1360 dòng thuế có mức thuế suất từ 0 – 5% chiếm 32% tổng số dòng thuế CEPT năm 2000.
+820 dòng thuế từ 5% - 20% chiếm 19% tổng số dòng thuế CEPT năm 2000.
+450 dòng thuế từ 20 – 50% chiếm 11% tổng số dòng thuế CEPT năm 2000
+Mức thuế 50 –100% không có dòng thuế nào ( chưa đưa vào cắt giảm trong những năm này)
Như vậy những mặt hàng được đưa vào cắt giảm từ năm 1996 - 2000 chủ yếu là những mặt hàng có thuế suất từ 0 - 5% và nhóm <20% , Việt Nam chưa đưa vào những mặt hàng sẽ tiến hành thuế hoá để bỏ các hàng rào phi quan thuế.
Hiện nay số dòng thuế còn lại trong danh mục TEL khoảng 1900 và phải tiếp tục đưa vào cắt giảm trong 3 năm tiếp theo đến năm 2003 , mỗi năm cũng phải đưa vào ít nhất 600 dòng . Đặc biệt cần lưu ý rằng bước cắt giảm thuế của các năm sau rất lớn vì ta để dồn các mặt hàng có thuế suất cao đưa vào cắt giảm ở các năm sau , điều này gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp .
a3) Vấn đề xem xét , rà soát lại danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) để chuyển sang TEL và IL:
Theo điều 98 của hiệp định CEPT chỉ cho phép các nước sử dụng các biện pháp thuế quan hoặc phi thuế quan để hạn chế , không dành ưu đãi hay không cho phép xuất nhập khẩu tự do đối với những mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia , đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng và giá trị khảo cổ.
Trên thực tế , trong danh mục GE mà các nước thành viên đưa ra có nhiều mặt hàng không liên quan gì đến điều 9B , thực chất các nước lợi dụng để phục vụ cho các mục đích khác như : bảo hộ điều chỉnh tiêu dùng hoặc duy trì số thu ngân sách . Do tình trạng này , hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN lần thứ 6 đã yêu cầu các nước xem xét , rà soát lại danh mục GE để đưa vào cắt giảm thuế.
Cho đến nay , việc tiến hành rà soát lại danh mục GE đã được triển khai ở tất cả
các nước ASEAN và kết quả sơ bộ có thể tổng hợp như sau:
Biểu : danh mục loại trừ hoàn toàn (GE) của các nước ASEAN
Bảng4: thống kê danh mục loại trừ hoàn toàn(GE) của các nước ASEAN
STT
Tên nước
Danh mục GE cũ
Danh mục GE sau khi rà soát
Sản phẩm cần tiếp tục bỏ ra
1
Brunei
202
202
Các chế phẩm dâù, diêm, đồ uống có cồn, thuốc lá và các sản phẩm ô tô.
2
Cambodia
212
134
Đồ uống có cồn , xăng dầu , tem bưu điện, kim loại quí , tiền xu cổ.
3
Indonesia
72
68
Đồ uống có cồn.
4
Laos
90
74
Sản phẩm bằng ngà, đồ uống có cồn, ôtô, tàu sân bay.
5
Malaysia
63
63
Đường và sản phẩm có cồn.
6
Myanmar
108
48
Diêm, gỗ, nhiên liệu, tiền giấy, tiền vàng, radio, thiết bị sòngbạc.
7
Philippine
27
27
Lốp cũ, lốp tái sinh,quần áo cũ,tiền xu, cỗ bài.
8
Singapore
120
38
Sản phẩm có cồn.
9
Thailand
0
0
10
VietNam
227
196
Các sản phẩm cồn, thuốc lá, tem bưu điện.
Nguồn: Lịch trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN trong khuôn khổ chương trình CEPT năm 2000.
Như vậy sau quá trình rà soát, cắt giảm thì Brunei, Cambodia và ViệtNam là những nước còn nhiều mặt hàng nhất ở trong danh mục GE. Tại các cuộc họp của CCCA (uỷ ban điều phối trực tiếp hiệp định CEPT để triển khai AFTA) 12,13,14,15,16 mới đây các nước có lượng danh mục GE ít đều đòi hỏi các nước khác đều các nước khác cần loại khỏi danh mục GE (để chuyển sang TEL và IL) nhiều mặt hàng không đúng với quy định của hiệp định CEPT như thuốc lá , rượu nặng , ôtô , xe máy , xăng dầu ...
Như vậy việc Việt Nam phải thực hiện bước cắt giảm thuế của các năm sau rất lớn và việc Việt Nam đang chịu sức ép của việc đưa196 mặt hàng thuộc danh mục GE vào danh mục cắt giảm thuế là điều dễ hiểu bởi lẽ việc thực hiện CEPT sẽ đặt nền kinh tế Việt Nam vào thế cạnh tranh không dễ ràng với các đối thủ có kinh nghiệm thương trường ở trình độ cao như các nước ASEAN khi mà hầu hết các nước ASEAN đều có cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu như nhau , ví dụ như Indonesia có tỷ lệ hàng xuất khẩu thuộc khu vực công nghiệp chế biến chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu, Malaysia 60%,Thailand 60%.Trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là dạng thô , tỷ lệ công nghiệp chế biến xuất khẩu chỉ đạt khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu . Trong điều kiện như vậy , sản phẩm công nghiệp của Việt Nam với cùng chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, nếu giá thành cao hơn từ 5đến 10% so với giá thành sản phẩm của các nước ASEAN thì hàng Việt Nam không thể cạnh tranh và xâm nhập được vào thị trường các nước ASEAN . Ngược lại, hàng hoá do các nước ASEAN sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam do giá cả rẻ hơn, đặc biệt được sự hỗ trợ của chính sách khuyến khích xuất khẩu của các nước ASEAN nhanh nhạy và hiệu quả hơn.
b) Vấn đề loại bỏ hàng rào phi quan thuế và hài hoà thủ tục hải quan :
Theo quy định của hiệp định CEPT: các mặt hàng được đưa vào danh mục cắt giảm (IL) , thì ngay lập tức phải bỏ hạn chế về định lượng(QUOTA)khi mặt hàng đó được hưởng ưu đãi CEPT . Còn các hàng rào phi thuế quan khác sẽ phải xoá bỏ dần trong vòng 5 năm kể từ ngày mặt hàng đó được hưởng ưu đãi của CEPT. Trên thực tế việc xoá bỏ hạn chế định lượng có thể giám sát được ,nhưng việc xoá bỏ các hàng rào phi quan thuế khác có tính kỹ thuật , tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch, hoặc các biện pháp tinh vi khác cũng không phải là điều dễ làm được.
Mặt khác, để giám sát việc loại bỏ hàng rào phi quan thuế, các nước cũng đã thống nhất sử dụng cơ chế khiếu nại của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ASEAN là : trong quá trình xuất nhập khẩu trong nội bộ ASEAN, nếu doanh nghiệp nào vấp phải hàng rào phi quan thuế của nước nào thì sẽ thông báo cho ban thư ký ASEAN ,để yêu cầu nước đó giải thích hoặc phải xoá bỏ .
Hiện nay đối với các nước cũ đã phải xoá bỏ hạn chế định lượng vì các sản phẩm của họ hầu hết đã được cắt giảm ở mức thuế suất thấp hơn 20%. Chỉ còn một số các mặt hàng vẫn được duy trì có biện pháp phi quan thuế khác cho đến năm 2002. Đối với Việt Nam và các nước mới , những mặt hàng nào đã được đưa vào cắt giảm và có thuế suất thấp hơn 20% cũng phải loại bỏ hạn chế định lượng . Trên thực tế, cũng đã có những khiếu nại của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ASEAN về việc các nước cũ vẫn duy trì các biện pháp phi quan thuế đối với những mặt hàng đã quá thời hạn 5 năm .
Riêng đối với Việt Nam, do những mặt hàng của ta đưa vào cắt giảm từ năm 1996 đến nay đều là những mặt hàng không áp dụng hạn chế số lượng, nên chưa có khiếu nại gì lớn. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2001, sẽ có nhiều mặt hàng khi đưa vào cắt giảm sẽ phải loại bỏ ngay hạn chế định lượng .
Hài hoà thủ tục hải quan cũng là một lĩnh vực quan trọng đối với các nước ASEAN. Bởi lẽ nếu không điều hoà được các quy định, chính sách hải quan trong khối thì rễ xảy ra tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, khi mà các chính sách thương mại hướng về hòa nhập , mở cửa, trong lúc các thủ tục quy định hải quan lại tạo ra những rào cản vô lý .
Thống nhất biểu thuế quan : Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và xuât nhập khẩu ASEAN tiến hành việc buôn bán trong nội bộ khu vục được dễ dàng và thuận lợi, cũng như các cơ quan hải quan ASEAN dễ dàng trong việc xác định mức thuế cho các mặt hàng một cách thống nhất, ngoài ra phục vụ cho các mục đích thống kê, phân tích,đánh giá việc thực hiện CEPT-AFTA, cũng như tình hình xuất nhập khẩu nội khối, các nước đã quyết định thống nhất một biểu thuế quan trong khối ASEAN ở mức 8 chữ số theo hệ thống điều hoà của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới (HS). Hiện nay biểu thuế quan chung của ASEAN được áp dụng từ năm 2000, những nước nào chậm nhất cũng phải áp dụng từ năm 2002.
Hiện nay danh mục biểu thuế hàng hoá xuát nhập khẩu của Việt Nam còn một số nhược điểm :
Không thống nhất với danh mục của các nước ASEAN ( Việt Nam còn xây dựng các danh mục còn 6 chữ số)
Tên và mã hàng chưa đuợc tiêu chuẩn hoá
Vì vậy, để tiến một bước trên con đường thống nhất danh mục biểu thuế ASEAN, Việt Nam còn có một việc cần phải làm là thống nhất tên gọi và mã hàngcho cùng một loại hàng để sao cho khi danh mục này đã được thống nhất thì mỗi mặt hàng chỉ có một mã số .
Thống nhất hệ thống tính giá hải quan : hệ thống tính giá hải quan gồm các biện pháp được nước nhập khẩu sử dụng làm cơ sở tính thuế nhập khẩu thu thập số liệu thống kê ,quy định han ngạch, giấy phép nhập khẩu và các loại phí khác đánh vào hàng nhập khẩu .
Các nước thành viên ASEAN đã cam kết trong vòng đàm phán Urugoay của GATT( trừ Việt Nam chưa là thành viên của GATT/WTO)từ năm 2000 thực hiên phương pháp xác địng giá hải quan theo GATT( giá trị hàng hoá để tính thuế xuất nhập khẩu là giá trị giao dich thực tế giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, không phải do nhà nước áp đặt) được nêu trong hiệp định thực hiên điều khoản VII của hiệp định khung về thương mại và thuế quan 1999 để tính trị giá hải quan.
ở Viêt Nam , hải quan thực hiện việc tính giá hải quan theo quy chế áp dụng giá tính thuế hàng hoá xuất nhập khẩu căn cứ theo quyết định 192/TCHQ/KTTT ngày 15/5/1995 của tổng cục hải quan . Trong quy chế quy định giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu là giá bán thực tế tại cửa khẩu (FOB) không bao gồm phí vận chuyển (F) và phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng thương mại phù hợp với các chứng từ khác có liên quan đến việc mua bán, thanh toán thực tế đối với hàng hoá đó .
Thống nhất thủ tục hải quan về mẫu tờ khai hải quan CEPT: Tất cả các hàng hoá giao dịch theo chưng trình CEPT trước tiên bắt buộc phải có chứng nhận xuất sứ(C/0) hoặc mẫu D để xác định hang đó có ít nhất 40% hàm lượng ASEAN, sau đó hàng này được hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu ( tờ khai hải quan xuất nhập khẩu). Do các tờ khai hải quan của các nước thành viên tương tự như nhau nên thủ tục có thể được đơn giản bằng cách gộp 3 loại tờ khai trên thành một mẫu tờ khai chung cho hàng hoá CEPT.
Thống nhất thủ tục hải quan : Để xây dựng thủ tục xuất nhập khẩu chung trong khối ASEAN, các nước thành viên đang tập trung vào vấn đề :
Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hoá xuất( nhập ) khẩu
Các vấn đề giám định hàng hoá
Các vấn đề gửi hàng trong đó có giấy chứng nhận xuất xứ
Các vấn đề liên quan đến hoàn trả .
Xây dựng hệ thống luồng xanh hải quan : Để tạo thận lợi cho việc thực hiện CEPT , hải quan các nước ASEAN đã thống nhất rằng tất cả các nước thành viên đều phải xây dựng hệ thống luồng xanh hải quan hay còn gọi là hành lang xanh về thủ tục hải quan cho các sản phẩm thuộc danh mục CEPT và thực hiện ngay từ 1/1/1996.
Sản phẩm CEPT làm thủ tục ở hành lang xanh được một thuận lợi hơn hẳn thủ tục dành cho các hàng hoá khác. ý nghĩa của việc làm này là đôn giản hoá tối đa hệ thống thủ tục hải quan dành cho hàng hoá thuộc diện CEPT , mà tinh thần chung là thủ tục hải quan ở hành lang xanh phải cực kỳ đơn giản, thuận tiện , nhanh chóng , hơn hẳn so với thủ tục hải quan thông thường
Hải quan Việt Nam cũng đã công bố hành lang xanh của mình với nội dung chính là chủ trương ưu tiên cho sản phẩm CEPT, dùng dấu ký hiệu riêng cho tờ khai hàng hoá CEPT để phân biệt với hàng hoá khác, có bàn làm thủ tục riêng cho sản phẩm CEPT và hành khách ASEAN.
2.1. 2 Tham gia AIA (khu vực đầu tư ASEAN)
Tham gia AIA , các nhà đầu tư trong ASEAN sẽ tăng cường đầu tư trong nội bộ khu vực nhờ những ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư ASEAN và điều này rất có lợi đối với Việt Nam vốn là nơi thu hút FDI lớn nhất từ các công ty ASEAN. Do vậy tham gia AIA thật sự là cần thiết đối với Việt Nam , vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi đối với Việt Nam.
Xét thấy sự cần thiết cũng như lợi ít có được khi tham gia AIA, chính phủ Việt Nam đã đảy mạnh những lỗ lựcthực hiện tiến trình AIA đúng thời hạn . Cũng như các thành viên khác tham gia AIA, Việt Nam cũng phải từng bước tiến hành những thay đổi phù hợp trong chính sách đầu tư của mình thể theo các trương trình, kế hoạch hành động trên cơ sở các nguyên tắc, biên pháp thực hiện được đề ra trong hiệp định khung về AIA .
Ngay sau khi hiệp định khung được ký kết , Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam, Bộ công nghiệp và các Bộ ,nghành liên quan đã phối hợp xây dựng dự thảo vè Danh mục loại trừ tạm thời và Danh mục nhạy cảm về việc giành đối xử quốc gia và mở cửa các nghành nghề cho các nhà đầu tư ASEANđể gửi cho ban thư ký ASEAN sau khi trình thủ tướng chính phủ ký.
Mặt khác, chính phủ Việt Nam cũng đã chỉ đạo cho các Bộ , nhgành liên quan thực hiện đầy đủ những những cam kết theo tuyên bố về các biện pháp đẩy mạnh đâù tư ký tại hội nghị thượng đỉnh VI tại Hà Nội . Tuyên bố này bao gồm các ưu đãi đặc biệt để thu hút nguồn FDI vào khu vực như :
Miễn thuế thu nhập công ty ít nhất 3 năm hoặc miễn trừ ít nhất 30% thuế đánh vào các công trình đâù tư của công ty .
Cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài.
Miễn thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất.
Được tiếp cận thị trường nội địa .
Thời hạn thuê đất cho sản xuất công nghiệp ít nhất là 30 năm và các công ty có quyền sử dụng nhân công nước ngoài.
Ngoài ra, việt Nam cũng cam kết sẽ miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị xây dựng cơ bản, hình thành xí nghiệp cho mọi dự án và miễn thuế đối với nguyên liệu thô cho các dự án đầu tư vào khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và trong các lĩnh vực thuộc diện đặc biệt sẽ khuyến khích đầu tư trong 5 năm đầu tiên.
Đứng trước đòi hỏi cấp bách đối với việc khuyến khích và tạo điều kiên thuận lợi cho hiệp định AIA , chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành những quyết định, nghị định nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam . Quyết định số 53/1999/QĐ TTg ra ngày 26/3/1999 và nghị định 24/CP TTg là những văn bản quan trọng đề cập đến những biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư tại Việt Nam. Các biện pháp của chính phủ bao gồm việc giảm giá hàng hoá dịch vụ như giá điện , nước ,cước viễn thông ,các loại phí và lệ phí khác áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài , rút ngắn thời gian thẩm định, cấp giấy phép đầu tư , giảm 30 đến 40% thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ,cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có quyền linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư, chia tách hoặc sát nhập các dự án...Các biên pháp này thể hiên những nỗ lực của chính phủ trong việc tạo ra sự đối xử công bằng giữa nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước , tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .
Thêm vào đó nhằm tranh thủ những lợi ích mà nhà đầu tư ASEAN được hưởng theo quy chế đối xử quốc gia và quy chế tối huệ quốc , theo điều kiện và hoàn cảnh hiện tại của đất nước . Chính phủ cũng mới đưa ra nghị định về việc khuyến khích các doanh nhgiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài ( nghị định 22/1999/NĐ CP ban hành ngày 14/4/1999) .
Như vậy mặc dù mới ở giai đoạn đầu của tiến trình AIA , các quốc gia ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đều đang đẩy nhanh mọi nỗ lực trong khả năng của mình nhằm loại bỏ những rào cản đối với dòng FDI, góp phần thực hiện AIA đúng thời hạn.
2.1.3 Bước đầu tham gia chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO)
Cũng là hết sức hợp lý khi lo ngại rằng tham gia AFTA, tương tự như mở cửa để hàng hoá từ ASEAN tràn vào Việt Nam trong khi nền công nghiệp trong nước còn chưa đủ sức cạnh tranh ngay trên thị trường Việt Nam , và càng không đủ sức vươn ra thị trường . Nhưng cũng nên suy xét tới một số yếu tố sau : thứ nhất cũng như tất cả các nước ASEAN khác,Việt Nam không cần phải đưa ngay một lúc tất cả các mặt hàng vào chương trình giảm thuế . Những mặt hàng nào cần có thời gian để củng cố sản xuất trong nước thì có thể đưa vào giảm thuế chậm hơn . Thứ hai , sau khi một mặt hàng đã được giảm thuế thì các hàng rào phi thuế quan cũng chỉ phải được xoá bỏ trong 5 năm sau đó . Khoảng thời gian đó cũng giúp các cơ sở công nghiệp cứng cáp lên .Thứ ba, việc giảm thuế nhập khẩu đối với một số nguyên vật liệu , bán thành phẩm sẽ dẫn đến giảm giá đầu vào và do vậy tăng sức cạnh tranh của không ít sản phẩm công nghiệp . Hơn nữa, Việt Nam tham gia AFTA thì cũng tham gia vào các chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN_AICO. Hiệp định AICO là văn bản pháp lý thiết lập thể chế hợp tác mới mà trọng tâm là giành ưu đãi thuế quan thấp bằng mức quy định trong chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT ). Điều đó có nghĩa là bất kỳ một chương trình nào trong ASEAN muốn liên kết , chế tạo sản phẩm công nghiệp với nhau , có đủ các điều kiện tham gia như quy định sẽ được hưởng thuế suất thấp chỉ còn từ 0 đến 5% đối với tất cả các sản phẩm đầu ra hoàn chỉnh hoặc bán hoàn chỉnh và đầu vào .
Điểm hấp dẫn của hiệp định là những quy định ưu đãi đối với các công ty tham gia chương trình AICO . Ưu đãi thuế quan từ 0 đến 5 % không chỉ đối với các sản phẩm hoàn chỉnh mà còn đối với các sản phẩm trung gian được sử dụng làm sản phẩm đầu vào của sản phẩm hoàn chỉnh thuộc cơ cấu AICO. Cùng với các quy định khuyến khích khác , AICO cho phép các công ty trong và ngoài ASEAN phối hợp chế tạo nhiều chủng loại sản phẩm hoàn chỉnh và bán hoàn chỉnh . Theo quy định “ Một cơ cấu AICO là sự hợp tác tự nguyện của hai hay nhiều công ty từ hai hay nhiều nước ASEAN , có đủ tư cách pháp nhân và đang hoạt động ở một hay nhiều nước thành viên có tối thiểu 30% cổ phần quốc gia và bảo đảm việc chia sẻ nguồn lực cũng như các hoạt động bổ trợ và các hoạt động hợp tác khác “ .
Tuy nhiên việc Việt Nam tham gia vào hiệp định này vào thời điểm nào là có lợi nhất vẫn còn nhiều tranh cãi . Có ý kiến cho rằng , Việt Nam nên trì hoãn việc tham gia càng lâu càng tốt để có thể nâng cao nội lực sản xuất trước khi hợp tác theo AICO với các công ty ASEAN và ngoài ASEAN . Lập luận này dựa trên một số lý do : công nghiệp Việt Nam tồn tại phổ biến các doanh nghiệp quy mô nhỏ , trình độ công nghệ lạc hậu , năng xuất lao động thấp , chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh ; các doanh nghiệp Việt Nam đều ở trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng ; thị trường của các cơ sở công nghiệp phân bổ theo hướng bất lợi cho sự phát triển lâu dài . Nhưng như vậy lại có một câu hỏi đặt ra với chủ trương trì hoãn rằng , nền công nghiệp Việt Nam sẽ được giải thoát bằng cách nào nếu không phải tăng cường hợp tác công nghiệp theo hướng đẩy mạnh tỷ trọng xuất khẩu . Các nước láng giềng ASEAN đã giải quyết vấn đề phát triển công nghiệp rất có hiệu quả . Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đưa đến kết quả công nghệ cao , kỹ thuật mới được chuyển giao có bài bản từ các công ty mẹ của Nhật Bản , Tây Âu , Mỹ . Các cơ sở công nghiệp lớn giành tỷ lệ vốn cho phát triển R&D để đổi mới sản phẩm , đổi mới công nghệ , không ngừng nâng cao sức cạnh tranh . Nền công nghiệp được định hướng xuất khẩu , tự do cạnh tranh ngay từ thời kỳ đầu công nghiệp hoá và cơ cấu sản xuất tập trung vào chế tạo hàng tiêu dùng thông thường và cao cấp . Công nghiệp nặng cũng như các ngành chế tạo tư liệu sản xuất mới bắt đầu từ vài năm nay . Tất cả những bước đi đó dẫn đến kết quả là công nghiệp ASEAN tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao , có chỗ đứng khá vững trên thị trường khu vực và thế giới nhờ uy tín lâu đời của các công ty mẹ và chiếm lĩnh thị phần nước ngoài một cách nhanh chóng . Do đó xu hướng hợp tác công nghiệp theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu nên được ủng hộ . Những năm còn lại của thế kỷ XX cũng như sang thế kỷ XXI , công nghiệp ASEAN tiếp tục phát triển dưới xu hướng toàn cầu hoá , xu thế phân công tự nhiên của nền kinh tế thế giới và của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đương nhiên công nghiệp Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng này. Lộ trình AFTA với cam kết của phía Việt Nam hoàn tất vào năm 2006 , những nỗ lực tự do hoá thương mại và đầu tư đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận nhưng khẩn trương của cả chính phủ cũng như của các doanh nghiệp công nghiệp . Các cải cách kinh tế và hành chính theo hướng đáp ứng đòi hỏi của AFTA không thể trì hoãn cũng như cần xúc tiến thực tế chứ không phải ở trên giấy tờ . Chính những cuộc cải cách đó giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có môi trường hoạt động ổn định và nuôi dưỡng sự phát triển không ngừng của họ . Hiệp định AICO tạo điều kiện mở rộng hợp tác sản xuất với các nước ASEAN và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm khuyến khích sản xuất trong nước , từng bước nâng cao chất lượng hàng hoá , dịch vụ để đủ sức cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa và khu vực . Mặt khác , các chương trình này cũng tạo cơ hội để chọn ra các doanh nghiệp trong nước , tạo điều kiện để các cơ sở làm ăn có lãi mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường đồng thời buộc các cơ sở yếu kém phải chủ động xây dựng một kế hoạch mang tính thuyết phục cao để được bảo hộ ở mức độ nhất định và trong thời gian hợp lý trong khi mau chóng đổi mới công nghệ , cải tiến cung cách làm ăn để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường .
Bảo hộ công nghiệp không có nghĩa là bảo hộ hoàn toàn , vĩnh viễn . Ví dụ , một mặt hàng không đòi hỏi công nghệ đặc biệt , trong nước có nguyên liệu trong khi giá vận chuyển từ nước ngoài tới chiếm một tỷ lệ đáng kể mà công nghiệp trong nước không cạnh tranh được thì phải xem xét lại một cách nghiêm túc .
Ngoài việc bảo hộ nền sản xuất trong nước , không để hàng hoá nhập khẩu làm thui chột những cơ sở công nghiệp còn non trẻ . Cần có chính sách khuyến khích , bảo hộ các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu so với các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu cần được cân nhắc thực tế . Một trong những đặc điểm quan trọng là thị trường trong nước của Việt Nam rất đáng kể , lớn hơn nhiều so với những gương mặt điển hình “ phát triển công nghiệp nhờ xuất khẩu” như Đài Loan, Malaysia. Thị trường đó tràn lan hàng ngoại nhập , trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33838.doc