MỞ ĐẦU. 1
CHưƠNG 1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ TỘI ÁC CỦA CHẾ ĐỘ KHMER
ĐỎ . 10
1.1. Khái quát về Khmer Đỏ. 10
1.2. Các nhân tố tác động tới sự hình thành tội ác của Khmer Đỏ. 12
1.2.1. Nhân tố bên trong đất nước Campuchia . 12
1.2.2. Nhân tố bên ngoài . 19
1.3. Tội ác của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ . 25
1.3.1. Tội ác diệt chủng. 25
1.3.2. Tội ác xâm lược. 41
CHưƠNG 2. QUÁ TRÌNH TIÊU DIỆT CHẾ ĐỘ KHMER ĐỎ VÀ VAI
TRÕ CỦA VIỆT NAM. 46
2.1. Khái quát quá trình tiêu diệt Khmer Đỏ . 46
2.1.1. Lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ . 46
2.1.2. Tiêu diệt hoàn toàn chế độ diệt chủng Khmer Đỏ . 47
2.2. Vai trò của Việt Nam. 49
2.2.1. Giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ Campuchia dân chủ . 49
2.2.2. Giúp hồi sinh đất nước Campuchia, xây dựng nhà nước CHND
Campuchia. 57
2.2.3. Truy quét tàn quân Khmer Đỏ trên chiến trường. 62
2.2.4. Ngặn chặn Khmer Đỏ quay trở lại trên chính trường . 70
2.3. Kết quả đạt được. 79
CHưƠNG 3. BÀI HỌC RÖT RA CHO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC
ĐỐI NGOẠI. 84
3.1. Phản ứng của cộng đồng quốc tế khi Việt Nam đưa quân vào
Campuchia . 84
52 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tội ác diệt chủng của khmer đỏ ở Campuchia và vai trò của Việt Nam trong việc tiêu diệt chế độ diệt chủng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyền lực ở Campuchia:
Ngày 18/3/1970, Lon Nol đảo chính lật đổ Norodom Sihanouk, sau đó
thành lập chính thể Cộng hòa Khmer mà thực tế là biến Campuchia thành
thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Cuộc đảo chính này đã gây ra
cho nhân dân Campuchia một số khó khăn, đồng thời tạo ra một cục diện mới
cho cách mạng Campuchia. Tƣơng quan giữa lực lƣợng cách mạng và phản
cách mạng đã có sự thay đổi.
Theo Philip Short, tác giả cuốn “Pol Pot: Anatomy of a Nightmare”
xuất bản năm 2005 tại New York, quyết định tàn sát của Pol Pot sau năm
1975 một phần là phản ứng các đợt giết chóc dã man của quân Lon Nol.
Chính quyền của Lon Nol đã giết hại không chỉ những ngƣời chống đối ông
ta, theo Norodom Sihanouk mà đồng thời mở những cuộc tàn sát ngƣời Việt
Nam, đuổi Việt kiều ra khỏi đất nƣớc Campuchia.
Chính cuộc đảo chính của Lon Non đã khiến mối quan hệ giữa Pol Pot
và Norodom Sihanouk trở nên gần gũi hơn. Bởi vì lúc này, khác với giai đoạn
trƣớc đó, cả Khmer Đỏ và Norodom Sihanouk đều có mục tiêu chung là lật đổ
Lon Nol. Norodom Sihanouk muốn lấy lại địa vị lãnh đạo của mình và tiêu
diệt Lon Nol, kẻ phản bội ông ta. Để làm đƣợc điều đó, Norodom Sihanouk
cần đến sự giúp đỡ của Khmer Đỏ, nhóm cộng sản mà ông vẫn coi là kẻ thù.
Tuy nhiên, lúc này, Norodom Sihanouk không có gì trong tay, không có quân
đội, chính vì vậy, ông phải nhờ cậy sự giúp đỡ của cả Việt Nam và Trung
Quốc. Đặc biệt, dƣới sự kết nối của Trung Quốc, Norodom Sihanouk phải
“xuống nƣớc” để phối hợp với Pol Pot thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc
Campuchia vào ngày 23/3/1970.
16
Tháng 4 năm 1975, sau 5 năm chiến đấu, lực lƣợng của Pol Pot lên nắm
quyền ở Thủ đô Phnom Penh. Norodom Sihanouk với tƣ cách là lãnh tụ của
Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia đã trở thành nguyên thủ danh nghĩa
của Campuchia Dân chủ, nhƣng địa vị của ông ta là một địa vị danh dự,
không có thực quyền. Chính vì vậy, ông đã từ chức vào ngày 4 tháng 4 năm
1976.
Việc Khmer Đỏ lên cầm quyền là do kết quả của sự tan rã xã hội và sự
sụp đổ chính trị xảy ra khi Norodom Sihanouk bị lật đổ và đất nƣớc đột ngột
bị chìm vào cơn lốc của cuộc chiến tranh Đông Dƣơng, chứ không phải do
một phong trào vững chắc của sự phản đối xã hội và sự thay đổi chính trị.
Phong trào đó đã phát triển một cách bùng nổ từ năm 1970, nhƣng không
đƣợc thống nhất và sự ủng hộ của quần chúng không vững chắc.
Tại Campuchia, một chính phủ hoàn toàn Khmer Đỏ đã đƣợc thành lập
với Khieu Samphan làm Quốc trƣởng thay Norodom Sihanouk và Pol Pot trở
thành Thủ tƣớng, Ieng Sary vẫn là ngoại trƣởng. Tháng 1 năm 1976, Pol Pot
cho ban hành Hiến pháp mới, thành lập chế độ Campuchia Dân chủ
(Democratic Kampuchea).
1.2.1.2. Yếu tố cá nhân Pol Pot
Cá nhân Pol Pot có vai trò đặc biệt trong việc hình thành tội ác diệt
chủng của Khmer Đỏ. Pol Pot, tên thật là Saloth Sar, sinh ngày 25/5/1928, là
con một phú nông lớp trên ở huyện Kompong Xvay, tỉnh Kompong Thom.
Ngay từ nhỏ Pol Pot đã lên Phnom Penh sống với anh trai và chị dâu là vũ nữ
trong hoàng cung Campuchia. Pol Pot đã từng đi tu ở chùa Thamayut, học
trong trƣờng cố đạo Mise và trƣờng trung học Kongpong Cham. Năm 1948,
Pol Pot học ở trƣờng kỹ nghệ Russay Keo và năm 1949 đƣợc chọn là một
trong 100 học sinh Khmer đi Pháp học (trƣờng vô tuyến điện Paris) và trở
thành đảng viên Đảng Xã hội Pháp.
17
Năm 1953, Pol Pot về nƣớc, tham gia Đảng Nhân dân cách mạng
Campuchia. Thời kỳ này đảng KPRP còn rất non trẻ, thiếu đƣờng lối và
phƣơng pháp cách mạng thích hợp nên đã tạo cho Pol Pot cơ hội từng bƣớc
nắm quyền lãnh đạo.
Tại Đại hội lần thứ hai của KPRP ngày 28/9/1960, Pol Pot đƣợc bầu
vào Ban chấp hành Trung ƣơng, rồi “leo” lên vị trí thứ ba của KPRP, sau đó
đã giành đƣợc quyền kiểm soát và đổi tên KPRP thành Đảng Công nhân
Khmer (WKP) và ngày này đƣợc Pol Pot coi là ngày thành lập đảng này vì
đánh dấu sự “thoát khỏi ảnh hƣởng” của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nghiên cứu về quá trình Pol Pot thâu tóm quyền lực, có thể rút ra một
số yếu tố đã đẩy Pol Pot vào con đƣờng chống Việt Nam và đƣa Campuchia
tới thảm họa diệt chủng. Ngay từ rất sớm Pol Pot đã bị ảnh hƣởng sâu sắc bởi
chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Không riêng gì Pol Pot, chính chủ nghĩa dân tộc
đã đƣa nhiều thanh niên ngƣời Khmer nhƣ Pol Pot đến với cách mạng
Campuchia, đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp nhằm giành độc lập cho
Campuchia những năm 1940. Phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc trong
thế kỷ 20 đã trở thành một động lực chính chi phối tƣ tƣởng cũng nhƣ chính
sách của Pol Pot cho đến cuối cuộc đời. Tuy nhiên, Pol Pot đã bị ảnh hƣởng
bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở hai khía cạnh. Một là, Pol Pot rất tự cao tự
đại về tinh thần sức mạnh dân tộc và sức mạnh của đế chế Angkor, muốn
phục dựng lại đế chế Angkor cổ truyền. Hai là, do sinh ra ở một đất nƣớc vốn
có một lịch sử rất huy hoàng nhƣng hiện tại luôn bị chia rẽ và phải đối mặt
với một số nƣớc láng giềng hùng mạnh hơn nên Pol Pot luôn có hiềm khích
và tìm mọi cách xuyên tạc về quan hệ Việt Nam - Campuchia, cho rằng “ở
đâu có cây thốt nốt là thuộc về đất của Campuchia” và Pol Pot chủ trƣơng
dùng vũ lực để lấy lại [7, tr.32, 35, 36 - 48].
18
Kể từ năm 1963, khi trở thành lãnh đạo cao nhất của đảng, Pol Pot đã
bắt đầu triển khai các ý đồ thâu tóm quyền lực của mình, tìm cách gạt những
ngƣời cộng sản chân chính, những ngƣời Campuchia yêu nƣớc, xuất thân từ
trong nƣớc ra khỏi lực lƣợng cách mạng và xây dựng vây cánh riêng. Theo
một hồ sơ để lại, bè phái của Pol Pot thủ tiêu bốn ủy viên thƣờng vụ trung
ƣơng; 79 bí thƣ và ủy viên đảng ủy miền; 67 bí thƣ và ủy viên đảng ủy vùng;
88 bí thƣ và ủy viên các ban, ngành, bộ cùng hàng chục vạn cán bộ, đảng viên
ở cơ sở [20, tr.65].
Trong một báo cáo của Khmer Đỏ (đƣợc thu giữ sau này) có ghi:
“Chúng ta đã giành đƣợc thắng lợi lớn đó, nhờ bởi chúng ta quyết định lựa
chọn và truy quét thanh trừng sạch sẽ kẻ thù theo hệ thống, đào tận gốc rễ to
lớn của chúng từ cơ sở”. Càng về sau, những cuộc thanh trừng nội bộ của Pol
Pot càng gay gắt đẫm máu hơn, quy mô rộng lớn hơn. Trong một danh sách
ghi tên 242 cán bộ cao cấp bị giết hại từ năm 1976 đến ngày 9/4/1978, có 24
bí thƣ và ủy viên vùng, 4 bộ trƣởng, 5 thứ trƣởng, 9 ủy viên các bộ, 8 chính
ủy và phó chính ủy sƣ đoàn và một số đại sứ đƣợc gọi về nƣớc.
Bản thân Pol Pot đã đóng một vai trò lớn trong các sự kiện này. Với tƣ
cách là Tổng Bí thƣ, Pol Pot đã đi khắp đất nƣớc, đích thân điều tra lòng trung
thành và khả năng của nhiều cán bộ địa phƣơng và ra lệnh thanh lọc. Những
việc này đã đƣợc những trợ lý đắc lực nhƣ Son Sen và Nuon Chea thực hiện.
Họ thành lập các “trƣờng huấn luyện” dƣới sự bảo trợ của Ban chấp hành
trung ƣơng Đảng Cộng sản Campuchia, bí mật dùng các trƣờng này huấn
luyện các đội thanh lọc.
Ngày 2/3/1976, Khmer Đỏ đã bắt nhân dân Campuchia đi bỏ phiếu bầu
ra Quốc hội do Nuon Chea làm chủ tịch với 250 đại biểu công nhân, 50 đại
biểu quân đội. Nhƣng thực ra Quốc hội đó không có thực quyền. Vào tháng 4
năm 1976 sau khi triệu tập trong ba ngày để “thông qua” danh sách thành viên
19
chính phủ thì quốc hội thực tế đã bị giải thể. Còn cái gọi là chính phủ
Campuchia Dân chủ thành lập ngày 14/4/1976 cũng chỉ là hình thức. Mọi
quyền hành thực sự tập trung vào tay hai cặp vợ chồng Pol Pot - Khieu
Ponnary và Ieng Sary- Khieu Thirit [16, tr.331]. Pol Pot ở cƣơng vị Bí thƣ
“Angka” (tổ chức đảng) và Thủ tƣớng chính phủ có trách nhiệm cao nhất lãnh
đạo toàn bộ guồng máy quốc gia, đề ra các chủ trƣơng và đƣờng lối đối nội,
đối ngoại và chỉ đạo bộ máy thực hiện.
1.2.2. Nhân tố bên ngoài
1.2.2.1. Tác động của hiệp định Genève
Do áp lực của các nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Liên
Xô, Việt Nam phải chấp nhận ký hiệp định Genève năm 1954 với một số điều
khoản bất lợi cho cách mạng Campuchia nhƣ vùng giải phóng nông thôn rộng
lớn trƣớc kia do lực lƣợng cách mạng Campuchia kiểm soát phải bàn giao lại
cho chính quyền Norodom Sihanouk. Không những thế, lực lƣợng này thậm
chí còn phải giải giáp tại chỗ, không có khu vực tập kết nhƣ quân đội Việt
Nam và Pathet Lào.
Sau đó, quá trình thực hiện Hiệp định Genève đã dẫn tới những thay
đổi to lớn về so sánh lực lƣợng ở Campuchia. Chính sách đàn áp và khủng bố
đối với các lãnh đạo và phong trào Khmer Issarak của Norodom Sihanouk là
nguyên nhân quan trọng làm cho lực lƣợng cách mạng Campuchia bị tổn hại
nghiêm trọng và không giữ đƣợc thành quả đạt đƣợc trong 9 năm kháng chiến
chống Pháp. Sự tan rã của phong trào cách mạng ở Campuchia sau 1954 đã
tạo ra khoảng trống quyền lực, tạo cơ hội cho nhóm sinh viên từ Pháp về nƣớc
vƣơn lên kiểm soát quyền lực, dần làm biến chất phong trào cách mạng
Campuchia.
Từ năm 1954 đến năm 1960, phong trào cách mạng của Đảng Nhân dân
cách mạng Campuchia đã hai lần bị chính quyền Norodom Sihanouk khủng
20
bố (1955 và 1958), hàng trăm đảng viên bị giết hoặc bị tù đày. Lợi dụng thời
kỳ Đảng gặp khó khăn, nhóm của Pol Pot đã “chui” vào Đảng, dùng mọi thủ
đoạn để gây ảnh hƣởng riêng, chia rẽ nội bộ.
Cũng từ Hội nghị Genève, Khmer Đỏ cho rằng Việt Nam “bán rẻ”
Campuchia. Bản thân Pol Pot và một số lãnh đạo Khmer Đỏ khác là những
ngƣời trực tiếp chứng kiến quá trình triển khai Hiệp định Genève và tận mắt
chứng kiến các lực lƣợng cách mạng Campuchia bị giải giáp tại chỗ, bị lực
lƣợng của Norodom Sihanouk đàn áp khốc liệt. Pol Pot cũng nhƣ nhiều đảng
viên KPRP đã phải chịu nhiều gian khổ và khó khăn to lớn trong giai đoạn
sau 1954. Chính điều này đã tác động lên tƣ duy, hành động của Pol Pot và
thái độ của Pol Pot đối với Việt Nam. Do những hạn chế về nhận thức và
không tiếp cận đƣợc đầy đủ thông tin, Pol Pot và không ít ngƣời Khmer Đỏ
theo chủ nghĩa dân tộc đã đổ lỗi cho Việt Nam về vấn đề này. Chính yếu tố
này đã dẫn Pol Pot tới việc sử dụng vấn đề Hội nghị Genève năm 1954 để
tuyên truyền chống Việt Nam và qua đó lên nắm quyền lãnh đạo KPRP.
1.2.2.2. Nhân tố Trung Quốc
Chuyến thăm Trung Quốc của Pol Pot vào năm 1965
Tháng 9/1965, Pol Pot bí mật sang thăm Trung Quốc. Trong thời điểm
đó, Norodom Sihanouk cũng đi thăm Trung Quốc và quan hệ giữa hai nƣớc
lên đỉnh cao. Tuy nhiên, Norodom Sihanouk không hề biết rằng Pol Pot cũng
đang ở Bắc Kinh. Chuyến thăm Trung Quốc của Pol Pot đánh dấu bƣớc ngoặt
trong quan hệ Campuchia - Trung Quốc, đồng thời đánh dấu việc Pol Pot
chuyển hẳn sang đi theo tƣ tƣởng Mao Trạch Đông, ly khai với Việt Nam.
Pol Pot thăm Trung Quốc trƣớc khi Cách mạng Văn hóa nổ ra và trở về
Campuchia đầu năm 1966, năm đánh dấu bƣớc ngoặt đối với Đảng cộng sản
Campuchia. Lấy cƣơng vị là Tổng bí thƣ, Pol Pot thay đổi hoàn toàn cƣơng
lĩnh chính trị mà Trung ƣơng đảng đã thông qua trƣớc đó. Pol Pot đã củng cố
21
lập trƣờng độc lập, chủ quyền, tự cƣờng và thấy rõ “thực chất” của ngƣời Việt
Nam. Khi trở về Campuchia, Pol Pot đã cho ra đời tờ báo bí mật Reasmei
Krahom (Ánh sáng đỏ). Đáng chú ý là cái tên này cũng có nghĩa nhƣ tên một
tờ báo Đặng Tiểu Bình đã xuất bản ở Pháp trong những năm 1920 (Xích
quang).
Pol Pot chỉ đạo truyền đạt 4 bài học về hiệp định Genève năm 1954 và
khẳng định không để bất cứ nƣớc nào quyết định vận mệnh của mình. Đồng
thời Pol Pot bí mật đổi tên Đảng Công nhân Khmer thành Đảng cộng sản
Campuchia và ra Nghị quyết thực hiện đấu tranh vũ trang chống lại chính
quyền Norodom Sihanouk. Điều đáng nói là chủ trƣơng của Pol Pot đi ngƣợc
lại so với mục tiêu lớn nhất của cách mạng 3 nƣớc Đông Dƣơng là chiến đấu
đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc.
Norodom Sihanouk và Pol Pot không phải những con bài duy nhất
trong tay Chu Ân Lai. Cũng nhƣ tại các cuộc thƣơng lƣợng ở Genève năm
1954, mối quan tâm chính của lãnh đạo Trung Quốc là làm sao ngăn không để
quân lực Mỹ sử dụng Campuchia hoặc ngăn không cho thiết lập tại đó những
căn cứ có khả năng tiềm tàng đe dọa Trung Quốc. Lợi ích của Trung Quốc ở
Campuchia nằm ở việc giữ nơi này làm một “khu vực ảnh hƣởng” hoặc một
phần trong khái niệm một vùng Bancăng hóa.
Cổ vũ và viện trợ cho Khmer Đỏ
Sau chiến thắng năm 1975, Khmer Đỏ đã tổng kết 8 yếu tố thắng lợi,
trong đó không tính tới sự giúp đỡ to lớn về nhiều mặt của Việt Nam (thực tế
trong suốt quá trình kháng chiến lật đổ lực lƣợng Lon Nol, chính ngƣời Việt
Nam là những ngƣời đầu tiên đã đƣợc kêu gọi sang Campuchia để đào tạo và
xây dựng các đơn vị quân sự cho các cuộc kháng chiến; cũng là ngƣời Việt
Nam đã nhiều lần tới cứu thoát cho lực lƣợng của Pol Pot và Norodom
Sihanouk và Việt Nam là nƣớc đã vận chuyển dọc theo đƣờng mòn Hồ Chí
22
Minh vũ khí và các đồ tiếp tế thiết yếu để cho nhân dân Campuchia tiếp tục
cuộc đấu tranh). Không những thế, Khmer Đỏ còn tiến hành hàng loạt các hoạt
động xâm lấn biên giới với cả ba nƣớc láng giềng là Việt Nam, Lào và Thái
Lan. Trong khi đó, quan hệ Campuchia - Trung Quốc ngày càng đƣợc thắt
chặt.
Ngày 19/4/1975, trong khi lính Khmer Đỏ đang tiến hành tản cƣ
Phnom Penh, Ieng Sary đã công du đến Bắc Kinh và đàm phán với Trung
Quốc về một thỏa thuận cung cấp 13.300 tấn vũ khí và sẽ vận chuyển chúng
qua cảng Kampong Som, thay vì bằng đƣờng bộ qua Việt Nam [34. Tr.301].
Bốn ngày sau, ông ta trở lại Phnom Penh cùng một nhóm quan chức và
chuyên viên kỹ thuật ngƣời Trung Quốc, đem theo các thiết bị liên lạc và
những trang bị tối cần thiết cho việc thiết lập một chính phủ mới.
Ngày 26/5/1975, Pol Pot bí mật đi thăm Trung Quốc nhằm tăng cƣờng
mối quan hệ Campuchia - Trung Quốc. Trong năm 1976, quan hệ giữa hai
nƣớc đƣợc đẩy mạnh với nhiều chuyến thăm cấp cao, đặc biệt là chuyến thăm
Campuchia của Tổng bí thƣ Đảng cộng sản Trung Quốc Hoa Quốc Phong.
Đáng chú ý, trong chuyến thăm Campuchia của Phó Tổng tham mƣu trƣởng
Quân giải phóng Trung Quốc Vƣơng Thịnh Vinh, hai bên đã ký hiệp định hợp
tác, trong đó Trung Quốc viện trợ quân sự cho Campuchia và tháng 3/1976,
ký Hiệp định viện trợ không hoàn lại cho Campuchia trị giá 140 triệu nhân
dân tệ và 20 triệu USD. Trƣớc đó, ngày 13/9/1975, Trung Quốc đã dành cho
Campuchia 1 tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự không lấy lãi, kể cả một số
khoản tặng ngay lập tức 20 triệu USD. Toàn bộ khoản này đƣợc tuyên bố
công khai là viện trợ lớn nhất chƣa từng có của Trung Quốc cho bất kỳ một
nƣớc nào. Đồng thời, Trung Quốc cũng giảm một cách đột ngột viện trợ cho
Việt Nam, cùng với đó, gây ra 814 vụ vi phạm ở 102 điểm trên biên giới giữa
hai nƣớc.
23
Quan hệ giữa Trung Quốc và Khmer Đỏ tiếp tục đƣợc củng cố sau
tháng 4 năm 1975. Các máy bay Trung Quốc bay vào Campuchia ngay sau
thắng lợi của Khmer Đỏ và trong một số tháng đã trở thành khâu liên lạc duy
nhất của Campuchia với thế giới bên ngoài. Trung Quốc là nƣớc duy nhất mà
chế độ mới ở Phnom Penh có quan hệ chặt chẽ. Không lâu sau đó, Bắc Kinh
cung cấp viện trợ quân sự lớn, bảo đảm việc mở rộng quân đội Khmer Đỏ.
Tháng 8 năm 1975, Khieu Samphan thăm Bắc Kinh và ký một hiệp định về
hợp tác kinh tế, theo đó Trung Quốc viện trợ cho Campuchia 200 triệu USD
Mỹ trong khoảng thời gian từ 5 đến 6 năm. Cùng dịp đó, Khieu Samphan
cũng ký một thông cáo chung lên án “bá quyền” Xô Viết” [10, tr.208]. Trung
Quốc còn cử 2 vạn cố vấn sang Campuchia. Trung Quốc giúp Khmer Đỏ xây
dựng một đội quân lên tới 23 sƣ đoàn vào năm 1978, có đủ ba binh chủng hải,
lục, không quân. Đội quân này đƣợc trang bị hoàn toàn bằng vũ khí và
phƣơng tiện chiến tranh của Trung Quốc, vƣợt xa khả năng của nền kinh tế và
nhu cầu phòng thủ của Campuchia [20, tr.56].
Bắc Kinh ra sức khuyến khích và ủng hộ chính sách điên cuồng của
Khmer Đỏ nhằm nắm chắc Pol Pot làm tay sai. Trong thời gian từ năm 1975
đến 1978, trong khi Bắc Kinh giảm đáng kể viện trợ cho các nƣớc đang phát
triển, chấm dứt hoàn toàn viện trợ cho Việt Nam và Lào thì họ lại tập trung
tăng cƣờng viện trợ cho Khmer Đỏ, số lƣợng viện trợ cho Khmer Đỏ chiếm
hơn ½ tổng số viện trở của Bắc Kinh cho nƣớc ngoài.
Bắc Kinh muốn biến đất nƣớc Campuchia thành một căn cứ quân sự,
một bàn đạp để phục vụ chủ trƣơng bành trƣớng đại dân tộc ở khu vực Đông
Nam Á. Trung Quốc đã tăng cƣờng viện trợ quân sự, bố trí mạng lƣới dày đặc
hàng vạn cố vấn để giám sát mọi hoạt động của Khmer Đỏ, khuyến khích Pol
Pot thi hành chính sách diệt chủng đẫm máu với nhân dân Campuchia và
24
khiêu khích vũ trang với Thái Lan, Lào, đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lƣợc
Việt Nam. Bắc Kinh muốn Pol Pot ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc.
Tư tưởng Mao Trạch Đông và Cách mạng Văn hóa
Ngay từ khi ở Pháp, tham gia hoạt động trong nhóm “sinh viên cộng
sản Khmer”, Pol Pot và Ieng Sary đã tôn sùng Mao Trạch Đông và ca ngợi tƣ
tƣởng Mao, đồng thời nuôi mộng “phục hồi lãnh thổ” Campuchia thời
Angkor. Sau khi lên lãnh đạo Campuchia, Pol Pot càng tôn sùng tƣ tƣởng
này.
Nói về vấn đề này, Wilfred Burchett viết: “Khmer Đỏ bị ám ảnh bởi
cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc: để cho nông dân “cải huấn” trí thức;
đặt nông dân (ít ra là về lý thuyết) lên bậc cao nhất của xã hội Trung Quốc;
săn lùng và tàn sát cán bộ kỳ cựu của đảng và cả giai cấp tƣ sản dân tộc trƣớc
đây đã từng đƣợc dễ dãi chấp nhận. Những ngƣời nhƣ Pol Pot và Xon Xen,
từng theo các khóa nghiên cứu ở Bắc Kinh trong thời kỳ cao điểm của Cách
mạng Văn hóa, nhận đƣợc một liều thuốc mạnh về tuyên truyền chống Việt
Nam và đã truyền cho đồng bọn trong giới lãnh đạo” [25, tr.81].
Trung Quốc từng chống lƣng cho Hoàng thân Norodom Sihanouk
chống lại quân nổi dậy Khmer Đỏ suốt những năm 1960, không nhiệt tình ủng
hộ quân nổi dậy Campuchia (tức Khmer Đỏ) sau khi Lon Nol tiếm quyền vào
năm 1970, và từng nỗ lực xích lại gần Hoa Kỳ vào giai đoạn 1971-1972. Tuy
nhiên, Khmer Đỏ lại chọn cởi mở với Bắc Kinh, vì lý do chủ nghĩa Mao gần
với thiên hƣớng tƣ tƣởng của họ hơn cả, bên cạnh đó còn bởi họ vẫn chƣa sẵn
sàng để có thể tự đi trên đôi chân của mình.
Giống nhƣ phƣơng châm của Mao Trạch Đông (nói tại Hội nghị lần thứ
11 của BCH Trung ƣơng Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8/1958) “nếu một
nửa loài ngƣời có bị giết trong chiến tranh thì cũng không có nghĩa lý gì”, Pol
Pot tuyên bố: Dù có phải hao tổn một triệu ngƣời, Đảng cũng không tiếc,
25
Đảng cần phải mạnh. Nếu chỉ còn lại 2 triệu ngƣời Campuchia thì vẫn có thể
xây dựng lại đất nƣớc.
Trên thực tế, “Công xã” - trại tập trung khổng lồ - lò sát sinh nhân dân
Campuchia là phỏng theo mô hình “công xã” Trung Quốc, việc kích động và
sử dụng thanh niên theo lệnh Pol Pot - Ieng Sary chém giết không ghê tay các
tầng lớp nhân dân, kể cả ngƣời thân của họ là sự sao chép nguyên văn bài học
“Đại cách mạng Văn hóa” của Trung Quốc. Chủ trƣơng của Pol Pot và Ieng
Sary chỉ dựa chủ yếu vào bần nông và trung nông lớp dƣới để tiến hành cách
mạng, phủ định quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân cũng là sản phẩm của
tƣ tƣởng Mao Trạch Đông.
1.3. Tội ác của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ
1.3.1. Tội ác diệt chủng
1.3.1.1. Khái niệm “tội ác diệt chủng”
“Diệt chủng” trong tiếng Anh là “genocide” do Raphael Lemkin, một
luật gia ngƣời Pháp sống tại Mỹ sáng tạo ra vào năm 1944. Từ “genocide”
đƣợc ghép từ từ “genos” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là chủng tộc hoặc bộ lạc,
và từ “caedere” trong tiếng Latin nghĩa là giết.
Theo từ điển Cambrigde, diệt chủng là việc giết hại hoàn toàn một nhóm
ngƣời, đặc biệt là cả một quốc gia, chủng tộc, nhóm tôn giáo. Còn từ điển
Oxford định nghĩa “Genocide” là việc giết hại có chủ đích một nhóm đông
ngƣời, đặc biệt là nhóm ngƣời thuộc về một quốc gia, dân tộc cụ thể nào đó.
Theo Từ điển bách khoa toàn thƣ của Viện Từ điển và bách khoa toàn thƣ
Việt Nam (Viện khoa học xã hội Việt Nam), diệt chủng là tội ác tiêu diệt các
nhóm cƣ dân, chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, thiết lập một chế độ thống trị độc tài
của một nhóm ngƣời; hoặc áp dụng các biện pháp để tuyệt diệt sự sinh đẻ trong
các cƣ dân nói trên. Diệt chủng là một trong những tội ác ghê tởm nhất chống
nhân loại.
26
Có rất nhiều học giả cũng nhƣ tổ chức khác nhau đƣa ra các định nghĩa
về “diệt chủng”. Tuy nhiên định nghĩa về “diệt chủng” đƣợc thừa nhận và sử
dụng rộng rãi nhất chính là định nghĩa đƣợc nêu trong Công ƣớc của Liên hợp
quốc về Trừng phạt và Ngăn ngừa Tội ác Diệt chủng năm 1948 (bắt đầu có
hiệu lực kể từ ngày 12/1/1951). Điều 2 của Công ƣớc này định nghĩa “diệt
chủng” là những hành động nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm
ngƣời vì lý do quốc tịch, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo. Theo đó, Công ƣớc
đã liệt kê năm hành động sau đƣợc coi là hành động diệt chủng: sát hại các
thành viên của nhóm ngƣời đó; gây nên những tổn hại nghiêm trọng về thể
xác và tinh thần đối với các thành viên của nhóm ngƣời đó; cố tình buộc
nhóm ngƣời đó phải chịu những điều kiện sống đƣợc tính toán nhằm gây nên
sự tiêu vong toàn bộ hoặc một phần nhóm ngƣời đó; áp đặt các biện pháp
nhằm ngăn chặn việc sinh đẻ trong nhóm ngƣời đó; dùng vũ lực chuyển trẻ
em trong nhóm ngƣời đó sang một nhóm khác [36, tr.87].
Điểm khác biệt đầu tiên giữa hành động diệt chủng và việc giết ngƣời
trên quy mô lớn là phạm vi của hành động diệt chủng rộng lớn hơn. Diệt
chủng không chỉ liên quan đến việc giết ngƣời mà còn bao gồm các hành
động nhƣ thanh lọc sắc tộc, ép buộc triệt sản, hãm hiếp tập thể, tra tấn về thể
xác và tinh thần, trục xuất, di dời chỗ ở Thứ hai, trong khi giết ngƣời trên
quy mô lớn thƣờng nhằm tiêu diệt các cá nhân nạn nhân thì hành động diệt
chủng chỉ xảy ra khi một chính phủ hay bất kỳ một nhóm có tổ chức nào hành
động một cách có tính toán nhằm tiêu diệt hoàn toàn một nhóm ngƣời hoặc
triệt tiêu khả năng tồn tại của nhóm ngƣời đó. Chính vì vậy, việc Mỹ thả bom
nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật dù gây ra cái
chết của hàng trăm nghìn ngƣời cùng lúc nhƣng không bị coi là hành động
diệt chủng.
1.3.1.2. Tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ
27
Tàn sát có hệ thống nhiều tầng lớp nhân dân với quy mô ngày càng
khốc liệt.
Ngay sau ngày giải phóng Phnom Penh (17/4/1975), một Hội nghị
Trung ƣơng đặc biệt cho các Bộ trƣởng nội các và tất cả các Bí thƣ cấp khu
và vùng đƣợc Khmer Đỏ tổ chức. Tại hội nghị này, Pol Pot nêu ra 8 điểm:
Một là sơ tán dân chúng ra khỏi tất cả các thành phố; Hai là xóa bỏ tất cả chợ
búa; Ba là xóa bỏ tiền tệ của chính quyền Lon Nol và giữ lại tiền tệ cách
mạng đã in; Bốn là bắt sƣ sãi Phật giáo bỏ áo cà sa, đƣa họ đi lao động trồng
lúa; Năm là xử lý tất cả cán bộ lãnh đạo của chế độ Lon Nol, bắt đầu từ lãnh
đạo cao nhất; Sáu là thiết lập các hợp tác xã bậc cao trên cả nƣớc, với chế độ
ăn uống tập thể công xã; Bảy là trục xuất toàn bộ Việt kiều; Tám là phái quân
đội tới biên giới, đặc biệt tới biên giới Việt Nam.
Trong nƣớc Campuchia, Khmer Đỏ chia nhân dân thành 3 loại. Loại A
hay còn gọi là “dân cũ” gồm những ngƣời đã ủng hộ kháng chiến và đã có
mặt trong vùng giải phóng vào ngày 17/4/1975 hoặc trong những khu vực đã
đi theo Khmer Đỏ trƣớc khi chính quyền Lon Nol sụp đổ. Loại B hay còn gọi
là “dân mới” gồm những ngƣời bị bắt trong những vùng chƣa đƣợc giải
phóng, bị lƣu đày khỏi Phnom Penh. Loại C gồm bất kỳ ai đã từng phục vụ
trong các lực lƣợng vũ trang hoặc các cơ quan chính quyền của chế độ Lon
Nol và chế độ Norodom Sihanouk. Những ngƣời này bị săn lùng và trừ khử
cùng toàn bộ bà con họ hàng mình.
Trong xã hội Campuchia khi đó, mọi thứ đều đƣợc thực hiện nhân danh
Angka (theo tiếng Campuchia, Angka là tổ chức). Sau ngày 17/4/1975 thuật
ngữ Angka xuất hiện trong “Hiến pháp của Campuchia Dân chủ” [16, tr.332].
Angka là một bộ máy đàn áp và khủng bố khổng lồ nhƣ một thứ hỗn
chất gồm Đảng, Chính phủ và Nhà nƣớc, không phải hiểu theo nghĩa thông
thƣờng của những từ này mà đặc biệt nhấn mạnh vào đặc tính thần bí, khủng
28
khiếp và tàn nhẫn của nó. Theo một cách hiểu nào đó, nó là một quyền lực
chính trị - siêu hình, vô danh, có mặt ở khắp mọi nơi, là thƣợng đế huyền bí,
gieo rắc cái chết và sự khủng bố nhân danh chính nó. Vì mọi cán bộ Khmer
Đỏ đều có thể đƣơng nhiên hành động nhân danh Angka nên đƣơng nhiên
đƣợc miễn giải bất kỳ ý thức trách nhiệm cá nhân nào khi phạm tội giết chóc
hoặc tra tấn nhân danh Angka [25, tr.116].
Khmer Đỏ đã tiêu diệt không phân biệt hầu nhƣ toàn bộ những sĩ quan,
binh lính của chế độ cũ, đã giết hại tầng lớp trí thức, tàn sát những ngƣời,
những tổ chức bị quy là chống đối, bất kể là hàng binh hay tù binh, có nhiều
hay ít tội ác, tán thành hay không tán thành chế độ Khmer Đỏ. Ngay từ khi
mới giải phóng, binh lính của Pol Pot đã dùng nhiều thủ đoạn bịp bợm nhƣ
gọi đi tập trung học tập, rồi xả súng bắn chết hàng loạt, hoặc cho lính dẫn đến
các khu rừng, bao vây, trói lại rồi dung gậy tre đập chết hàng loạt.
Khmer Đỏ cho rằng, sinh viên, trí thức, các giáo chức, các nhà khoa
học, kỹ thuật đã bị tiêm nhiễm sâu sắc chế độ cũ, là phản động, không thể
dung thứ đƣợc, do đó họ chủ trƣơng thanh lọc đối tƣợng này để “làm t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004747_1_3876_2002832.pdf